toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – số 1041 –vanhien.vn

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1041 ngày 12/9/2013 - Đổi tên và thành lập một số đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL (Tr.4) - Phối hợp tổ chức các hoạt động về lĩnh vực gia đình năm 2013 (Tr.6) - Xây dựng Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Việt Nam (Tr.8) - Nguyễn Trần Anh Tuấn - hứa hẹn tài năng môn cử tạ (Tr.20) troNG số NàY Trao tặng Kỷ niệm chương cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ngày 08/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tiếp và trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho ngài Yasuaki Tanizaki, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam nhằm ghi nhận những đóng góp của Đại sứ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực VHTTDL, ghi nhận những đóng góp của ông đối với sự phát triển của ngành VHTTDL Việt Nam. (Xem tiếp trang 3) Quy chế đặt hàng sáng tác và công bố tác phẩm văn học nghệ thuật - lĩnh vực điện ảnh Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2979/QĐ-BVHTTDL ban hành Quy chế đặt hàng sáng tác và công bố tác phẩm văn học nghệ thuật - lĩnh vực điện ảnh, thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế nêu rõ, hình thức, tiêu chí đặt hàng sáng tác và công bố tác phẩm. Theo đó, tiêu chí chọn tác giả có quốc tịch Việt Nam hoặc người Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước đặt hàng: đặt hàng trực tiếp cho tác giả viết kịch bản; đặt hàng cho cơ sở sản xuất đối với các Dự án sản xuất phim được Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt. (Xem tiếp trang 9) Ảnh: KHÔI NGUYÊN Ngày 04/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Cụ thể, chỉ đạo thực hiện quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể, đồng bộ, hiệu quả để tạo ra chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là công việc thường xuyên, lâu dài nhằm xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến du lịch an toàn, thân thiện. (Xem tiếp trang 3) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch Bảo đảm an ninh, an toàn và thân thiện cho khách du lịch tại Việt Nam

Upload: longvanhien

Post on 02-Jul-2015

215 views

Category:

News & Politics


1 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch - Số 1041. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1041 ngày 12/9/2013

- Đổi tên và thành lập một sốđơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL

(Tr.4)

- Phối hợp tổ chức các hoạt động về lĩnh vực gia đình năm 2013

(Tr.6)

- Xây dựng Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu di sản văn hoá phi vật thể các dân tộcViệt Nam

(Tr.8)

- Nguyễn Trần Anh Tuấn - hứa hẹn tài năng môn cử tạ

(Tr.20)

troNG số NàY

Trao tặng Kỷ niệm chươngcho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Ngày 08/9 tại Hà Nội, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã tiếp và traotặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệpVăn hóa, Thể thao và Du lịch chongài Yasuaki Tanizaki, Đại sứ đặcmệnh toàn quyền Nhật Bản tại ViệtNam nhằm ghi nhận những đónggóp của Đại sứ đối với sự nghiệpxây dựng, phát triển quan hệ hữunghị giữa hai nước Việt Nam - NhậtBản trên lĩnh vực VHTTDL, ghinhận những đóng góp của ông đốivới sự phát triển của ngànhVHTTDL Việt Nam.

(Xem tiếp trang 3)

Quy chế đặt hàng sáng tác và công bố tác phẩmvăn học nghệ thuật - lĩnh vực điện ảnh

Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2979/QĐ-BVHTTDL ban hành Quychế đặt hàng sáng tác và công bố tác phẩm văn học nghệ thuật - lĩnh vực điệnảnh, thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướngChính phủ. Quy chế nêu rõ, hình thức, tiêu chí đặt hàng sáng tác và công bốtác phẩm. Theo đó, tiêu chí chọn tác giả có quốc tịch Việt Nam hoặc ngườiViệt Nam ở nước ngoài được Nhà nước đặt hàng: đặt hàng trực tiếp cho tácgiả viết kịch bản; đặt hàng cho cơ sở sản xuất đối với các Dự án sản xuất phimđược Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt. (Xem tiếp trang 9)

Ảnh:

KH

ÔI N

GU

YÊN

Ngày 04/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg yêu cầucác Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liênquan, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tácquản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Cụ thể,chỉ đạo thực hiện quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể, đồng bộ, hiệu quả đểtạo ra chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý môi trường, bảo đảm an ninh, antoàn cho khách du lịch, coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là côngviệc thường xuyên, lâu dài nhằm xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến du lịchan toàn, thân thiện. (Xem tiếp trang 3)

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủvề tăng cường công tác quản lý

môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch

Bảo đảm an ninh, an toàn và thân thiện cho khách du lịch tại Việt Nam

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1041 l 12.9.2013

Bộ VHTTDL đã có văn bản số3146/TB-BVHTTDL thông báo kết luậncủa Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộchọp về thực hiện bàn giao, tiếp nhận KhuTrung tâm Hoàng Thành Thăng Long -Hà Nội cho UBND TP Hà Nội quản lý,và bảo đảm xây dựng Nhà Quốc hội nhưphương án đã được phê duyệt, nhằmthực hiện cam kết của Chính phủ ViệtNam với UNESCO.

Theo nội dung kết luận, việc thựchiện cam kết của Chính phủ Việt Namvới những khuyến nghị của UNESCOđối với Di sản Văn hóa Thế giới KhuTrung tâm Hoàng Thành Thăng Long -Hà Nội đã được Bộ Quốc phòng, BộXây dựng, Viện Hàn lâm Khoa học Xãhội Việt Nam và UBND TP Hà Nội tíchcực triển khai. Tuy nhiên, trong thời giantới, các Ban, Bộ, ngành cần phối hợpchặt chẽ trong việc quyết tâm thực hiệnđúng những cam kết của Chính phủ vớiUNESCO, đặc biệt là về vấn đề: 1) nhấtthể hóa quản lý di sản Khu Trung tâmHoàng Thành Thăng Long - Hà Nội; 2)bảo đảm xây dựng Nhà Quốc hội nhưphương án đã được phê duyệt không gâytác động ảnh hưởng đến sự an toàn củadi sản.

Bộ Quốc phòng hoàn thành việc dichuyển Nhà khách Bộ Quốc phòng(Trạm T66 - 51B Phan Đình Phùng) đểbàn giao toàn bộ diện tích nhà đất khuvực phía Bắc khu di tích cho UBND TPHà Nội quản lý; thống nhất thời điểmbàn giao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt

Nam theo nội dung văn bản Kết luận số126/BQP-UBND ngày 29/5/2012 giữaBộ Quốc phòng và UBND TP Hà Nội.

Bộ Quốc phòng cần sớm triển khaiviệc lập dự án xây dựng Nhà khách BộQuốc phòng, Bảo tàng Lịch sử Quân sựViệt Nam, Viện Kiểm sát Quân sự Trungương tại các khu đất đã được UBND TPHà Nội bàn giao cho Bộ Quốc phòng.UBND TP Hà Nội sớm ra quyết địnhbàn giao khu đất 266 Thụy Khuê cho BộQuốc phòng và phê duyệt Phương ánkiến trúc Nhà khách Bộ Quốc phòng tạisố 266 Thụy Khuê để Bộ Quốc phòngtriển khai thực hiện.

Đối với việc bàn giao, tiếp nhận phầncòn lại của Khu di tích Khảo cổ học 18Hoàng Diệu từ Viện Hàn lâm Khoa họcXã hội Việt Nam cho UBND TP Hà Nộiquản lý:

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội ViệtNam chỉ đạo Viện Khảo cổ học ViệtNam sớm triển khai việc bàn giao toànbộ mặt bằng khu di tích C-D cho UBNDTP Hà Nội mà đại diện là Trung tâm Bảotồn Di sản Thăng Long - Hà Nội trongtháng 10/2013, đồng thời hoàn thiện hồsơ khoa học khai quật khảo cổ Khu ditích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu theoquy định của Luật di sản văn hóa. Việcbàn giao di vật cùng hồ sơ tài liệu khaiquật sẽ được Viện Hàn lâm Khoa học Xãhội Việt Nam và UBND TP Hà Nội hoànthành vào cuối năm 2013.

UBND TP Hà Nội chỉ đạo Trungtâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà

Nội chuẩn bị về cơ sở vật chất, kinh phíphục vụ cho hoạt động tiếp nhận toàn bộmặt bằng khu di tích C-D tại Khu di tíchKhảo cổ học 18 Hoàng Diệu, bố trí mặtbằng, kho bãi để lưu giữ toàn bộ di vậthiện đang lưu giữ trong hệ thống nhàkho tại 18 Hoàng Diệu. Tạo điều kiệnthuận lợi và phối hợp với các cơ quancủa Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội ViệtNam đến nghiên cứu khu di tích, di vậtcùng hồ sơ tài liệu.

Trên cơ sở đề xuất của UBND TP HàNội và các cơ quan liên quan, BộVHTTDL sẽ chủ trì thành lập Ban Chỉđạo bàn giao, tiếp nhận toàn bộ mặt bằngkhu di tích, di vật, hồ sơ tài liệu tại Khudi tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Bộphận thường trực Ban Chỉ đạo đặt tạiTrung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long -Hà Nội (số 9 Hoàng Diệu). Kinh phíhoạt động của Ban Chỉ đạo do Trung tâmBảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nộichịu trách nhiệm.

Việc bảo đảm xây dựng Nhà Quốchội như phương án đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt, giữ gìn sự hài hòavới khu di sản, trong khi thi công xâydựng Nhà Quốc hội không gây tác độngảnh hưởng đến sự an toàn của di sản:Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng NhàQuốc hội và Hội trường Ba Đình báocáo Bộ Xây dựng để phối hợp vớiUBND TP Hà Nội thống nhất phươngán, biện pháp tổ chức thi công, thực hiệntheo đúng quy hoạch đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt. tHtt

Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh về việc bàn giao, tiếp nhận khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long

Nhằm tưởng niệm 713 năm ngàymất của anh hùng dân tộc Hưng ĐạoĐại Vương Trần Quốc Tuấn; 571 nămngày mất của anh hùng dân tộc, danhnhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi;hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Đồngbằng sông Hồng - Hải Phòng 2013, từ

14/9 đến 24/9/2013 (tức từ ngày 10/8đến ngày 20/8 âm lịch) UBND tỉnh HảiDương long trọng tổ chức Lễ hội mùathu Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Lễ hội sẽ diễn ra với nhiều nghithức tế lễ và diễn xướng dân gian, cáchoạt động văn hóa, thể thao như: Lễ

cầu siêu tại sân chùa Côn Sơn, lễ khaiấn tại Đền Kiếp Bạc, Lễ Giỗ đứcThánh Trần trên núi Mâm Xôi, Lễ hộiquân trên sông Lục Đầu, Liên hoanrối nước tỉnh Hải Dương lần thứ IV,Liên hoan diễn xướng hầu thánh, Giảiđua thuyền chải tỉnh Hải Dương…

(Xem tiếp trang 13)

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2013

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1041 l 12.9.2013

Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh bày tỏ cảm ơnnhững đóng góp tích cực của Đại sứquán Nhật Bản tại Việt Nam nóichung và cá nhân Ngài Đại sứYasuaki Tanizaki nói riêng trongnhững năm qua đã góp phần vun đắp,phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghịtruyền thống tốt đẹp giữa hai quốcgia, đặc biệt trên các lĩnh vựcVHTTDL. Bộ trưởng nhấn mạnh,trong chặng đường 40 năm qua, kể từkhi Việt Nam - Nhật Bản thiết lậpquan hệ ngoại giao, Chính phủ vànhân dân hai nước đã nỗ lực hết mìnhxây dựng và vun đắp cho tình hữu

nghị bền chặt, trong đó vai trò củaĐại sứ quán Nhật Bản tại Việt Namvà Ngài Đại sứ rất quan trọng. Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá caonhững cống hiến, đóng góp của Đạisứ Yasuaki Tanizaki đã mang đếnthành công cho nhiều hoạt động, sựkiện VHTTDL tại Việt Nam và mongrằng, thời gian tới, ngài YasuakiTanizaki sẽ vẫn tiếp tục sát cánh vớinhững người bạn Việt Nam, giúp đỡViệt Nam và qua đó, tiếp tục thúc đẩymối quan hệ hữu nghị, ngoại giaogiữa hai đất nước.

Bày tỏ những tình cảm sâu sắc củamình tại buổi Lễ, Đại sứ Yasuaki

Tanizaki nhấn mạnh, đây không chỉ làvinh dự của cá nhân ông mà của tất cảnhững cộng sự Nhật Bản đã cùng vớiông nỗ lực thúc đẩy, phát triển mốiquan hệ giữ hai nước. Đại sứ YasuakiTanizaki cũng chia sẻ, có nhiều đặcthù so với các lĩnh vực khác nhưngVHTTDL đóng góp một vai trò rấtquan trọng trong việc tăng cường, thắtchặt mối quan hệ giao lưu, hợp tác,phát triển giữa các quốc gia. Rất yêumến văn hóa Việt Nam, sau khi vềnước, ông sẽ tiếp tục dành thời gian,tâm sức để tìm hiểu những giá trị, bảnsắc của văn hóa Việt Nam...

tHtt

Giao cho một đơn vị trong ngànhở Trung ương và địa phương thựchiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu,chỉ đạo, hướng dẫn, chịu tráchnhiệm nếu để tình trạng mất anninh, an toàn, chèo kéo, theo bám,chèn ép khách du lịch; tạo điềukiện, hỗ trợ các hiệp hội, tổ chức,doanh nghiệp tham gia đầu tư xâydựng, quản lý các trung tâm muasắm cao cấp, khu vui chơi giải tríhiện đại, cửa hàng lưu niệm tiệnnghi, thân thiện, hấp dẫn để hútkhách du lịch.

Chú trọng công tác tuyên truyềngiáo dục, phát động sự tham gia củacộng đồng dân cư trong việc đấutranh, phòng ngừa các hành vi tiêucực ảnh hưởng đến môi trường dulịch; tăng cường công tác chỉ đạo,kiểm tra, thường xuyên, đột xuấtviệc thực thi các quy định của phápluật về môi trường du lịch, xử lýnghiêm các hành vi vi phạm theoquy định của pháp luật.

Bộ VHTTDL có trách nhiệm chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành liên

quan và các địa phương nghiên cứu,đề xuất các cơ chế, chính sách, vănbản quy phạm pháp luật nhằm tăngcường vai trò quản lý nhà nước,đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh tạicác khu, điểm du lịch, các cơ sởkinh doanh dịch vụ du lịch; đề xuất,xây dựng thống nhất mô hình cơquan quản lý các điểm, khu du lịch.

Hướng dẫn các địa phương và cơsở kinh doanh dịch vụ du lịch triểnkhai các giải pháp nhằm bảo vệ antoàn cho du khách, nâng cao chấtlượng dịch vụ tại các khu, điểm dulịch; chỉ đạo thực hiện việc côngnhận dịch vụ du lịch đạt chuẩn đốivới các cơ sở dịch vụ khách du lịch.

Đề xuất bổ sung hành vi, chế tàixử lý các hành vi xâm hại môitrường và an toàn của khách du lịchtheo hướng tăng mức xử phạt; chỉđạo, tổ chức các Đoàn công tác liênngành, tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra, giám sát hoạt động dulịch tại các địa phương vào thờiđiểm lễ hội, ngày lễ tết, tháng caođiểm, tập trung tại các nhà ga, bến

cảng, khu, điểm du lịch tập trungđông khách du lịch.

Tăng cường áp dụng hệ thống cáctiêu chuẩn ngành, hình thành hệthống kiểm định, đánh giá và quản lýchất lượng ngành du lịch tạo môitrường cạnh tranh lành mạnh trongngành du lịch; thực hiện điều phốiliên kết phát triển sản phẩm, dịch vụdu lịch, phát huy lợi thế của các vùngdu lịch, nâng cao chất lượng dịch vụdu lịch phục vụ du khách. Phát động,chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triểnkhai các chương trình, chiến dịch cảithiện môi trường du lịch.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL có tráchnhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm traviệc thực hiện Chỉ thị này và tổnghợp báo cáo Thủ tướng Chính phủkết quả và những vướng mắc trongquá trình thực hiện, kiến nghị biệnpháp xử lý; định kỳ 6 tháng báo cáoThủ tướng Chính phủ; tổ chức sơkết một năm thực hiện Chỉ thị nàytrong quý II năm 2014, báo cáo Thủtướng Chính phủ.

tHtt

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ… (Tiếp theo trang 1)

Trao tặng Kỷ niệm chương… (Tiếp theo trang 1)

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

4 số 1041 l 12.9.2013

quản lý nhà nước

Thủ tướng Chính phủ đã ban Quyếtđịnh số 1536/QĐ-TTg phê duyệtChương trình hành động của Chính phủvề tuyên truyền, quảng bá ASEANnhằm kịp thời chuyển tải đến đông đảongười dân các thông tin về tình hìnhHợp tác ASEAN, đất nước, con ngườicác nước ASEAN và sự tham gia củaViệt Nam trong Cộng đồng. Mục tiêucủa Chương trình là nâng cao nhận thứccủa công chúng về nội hàm, mục đích,các giá trị và lợi ích của Cộng đồngASEAN cũng như từng trụ cột củaCộng đồng.

Kế hoạch triển khai Chương trìnhhành động của Chính phủ về tuyêntruyền, quảng bá ASEAN giai đoạn2013-2015 và sau 2015 gồm: Tuyêntruyền theo sự kiện và tuyên truyềnthường xuyên trong từng năm.

Về tuyên truyền theo sự kiện: Tiếptục đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi về

các sự kiện quan trọng của ASEANdiễn ra trong từng năm theo các đợt Hộinghị quan trọng như: Hội nghị Cao cấplần thứ nhất, thứ hai; Hội nghị Bộtrưởng ngoại giao; Hội nghị Bộ trưởngchuyên ngành của các bộ, ngành... Bêncạnh đó, xây dựng các khung hoạt độngtuyên truyền cho Tuần ASEAN hàngnăm. Đợt cuối 2015, đầu 2016 khiASEAN bước vào thời điểm hình thànhCộng đồng, sẽ tổ chức đợt tuyên truyền,quảng bá mức độ cao về Cộng đồng.

Về tuyên truyền thường xuyêntrong từng năm: Đài Truyền hình ViệtNam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thôngtấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân,Quân đội nhân dân... duy trì thông tinvề ASEAN trong các bản tin, chuyênmục hiện có; xem xét nghiên cứu xâydựng bản tin, chuyên mục chuyên đềASEAN định kỳ hàng tuần. Nângcấp, cải tiến chuyên mục về ASEAN

trên trang mạng thông tin điện tử BộNgoại giao trở thành chuyên trangchung về ASEAN và sự tham gia củaViệt Nam trong ASEAN; có đườngdẫn đến các trang tin về ASEAN củacác Bộ, ngành.

Chính phủ cũng sẽ tổ chức các hộinghị, hội thảo chuyên đề về ASEAN,với sự tham gia các các học giả, cácnhà hoạch định chính sách và quản lýđịa phương, doanh nghiệp, thanh niên,sinh viên và những người Việt Namsinh sống, học tập ở nước ngoài; tổchức in, ấn, phát hành các ấn phẩm,sách... phát rộng rãi cho các đối tượngcông chúng cũng như sử dụng tronghoạt động tuyên truyền đối ngoại tạicác cơ quan đại diện Việt Nam ở nướcngoài; phát hành và triển lãm bộ tembưu chính với chủ đề về Cộng đồngASEAN vào năm 2015.

tuệ AnH

Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền,quảng bá ASEAN

Ngày 03/9, Bộ VHTTDL đã banhành các Quyết định số: 2995, 2996,2997/QĐ-BVHTTDL về việc đổitên, thành lập một số đơn vị trựcthuộc Bộ, căn cứ theo Nghị định số76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 củaChính phủ.

Tại Quyết định số 2995/QĐ-BVHTTDL, Bộ trưởng BộVHTTDL quyết định đổi tên“Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lývăn hóa, thể thao và du lịch” trựcthuộc Bộ VHTTDL thành “TrườngCán bộ quản lý văn hóa, thể thao vàdu lịch”. Trường Cán bộ quản lý vănhóa, thể thao và du lịch có tư cáchpháp nhân, có con dấu riêng, đượcmờ tài khoản tại Kho bạc Nhà nướcvà Ngân hàng. Hiệu trưởng Trường

Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao vàdu lịch có trách nhiệm thực hiện cácthủ tục pháp lý theo quy định đểTrường Cán bộ quản lý văn hóa, thểthao và du lịch hoạt động phù hợpvới tên gọi mới và xây dựng chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấutổ chức của Trường trình Bộ trưởngBộ VHTTDL ký ban hành.

Tại Quyết định số 2996/QĐ-BVHTTDL, Bộ trưởng BộVHTTDL quyết định thành lập CụcCông tác phía Nam trực thuộc BộVHTTDL trên cơ sở Cơ quan đạidiện của Bộ tại TP Hồ Chí Minh.Cục Công tác phía Nam có tráchnhiệm xây dựng chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaCục trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL

ký ban hành.Tại Quyết định số 2997/QĐ-

BVHTTDL, Bộ trưởng BộVHTTDL quyết định đổi tên ViệnVăn hóa Nghệ thuật Việt Nam trựcthuộc Bộ VHTTDL thành Viện Vănhóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệthuật quốc gia Việt Nam có tráchnhiệm thực hiện các thủ tục pháp lýtheo quy định để Viện Văn hóa Nghệthuật quốc gia Việt Nam hoạt độngphù hợp với tên gọi mới và xây dựngchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơcấu tổ chức của Viện trình Bộ trưởngBộ VHTTDL ký ban hành.

Các Quyết định trên có hiệu lựcthi hành kể từ ngày ký.

tHtt

Đổi tên và thành lập một số đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

5số 1041 l 12.9.2013

quản lý nhà nước

- Ngày 30/8/2013 Bộ VHTTDLvừa ban hành các Quyết định 2976,2978, 2979/QĐ-BVHTTDL, về việcban hành Quy chế đặt hàng sáng tácvà công bố các tác phẩm văn họcnghệ thuật-lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếpảnh; Quy chế đặt hàng sáng tác vàcông bố các tác phẩm văn học, nghệthuật-lĩnh vực Văn học; Quy chế đặthàng sáng tác và công bố các tácphẩm văn học nghệ thuật-lĩnh vựcĐiện ảnh, thực hiện theo Quyết địnhsố 844/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 củaThủ tướng Chính phủ.

- Tại Quyết định số 2998/QĐ-BVHTTDL ngày 03/9/2013, BộVHTTDL giao Nhà hát Nhạc Vũ kịchViệt Nam phối hợp với Hiệp hội cácviện văn hóa Châu Âu tại Việt Nam,Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại ViệtNam, Viện Goethe tại Hà Nội, Trungtâm Văn hóa L’espace. Trung tâm vănhóa Việt Nhật, Đại sứ quán Israel tạiViệt Nam và Hội đồng Anh tại HàNội tổ chức chương trình biểu diễnnghệ thuật “Múa đương đại-Sự gặpgỡ Á Âu” từ 26-29/9/2013, tại Nhàhát Tuổi trẻ Hà Nội.

- Bộ VHTTDL có Quyết định số

2999/QĐ-BVHTTDL ngày 03/9/2013,giao Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, phốihợp với Tổng cục Thể dục thể thao,Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Golf ViệtNam, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Namvà các đơn vị liên quan tổ chức Giảigolf “Vô địch Trung niên Châu Á-Thái Bình Dương”, diễn ra từ20-23/11/2013 tại sân golfMontgomerie Links (Quảng Nam).

- Ngày 04/9/2013 Bộ VHTTDLcó Quyết định số 3007/QĐ-BVHTTDL, giao Cục Văn hóa cơ sởchủ trì phối hợp với Sở VHTTDLtỉnh Thái Nguyên tổ chức Liên hoantuyên truyền lưu động Phòng, chốngma túy năm 2013, tại tỉnh TháiNguyên vào tháng 10/2013.

- Tại Quyết định số 3009/QĐ-BVHTTDL ngày 04/9/2013, giaoCục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triểnlãm tổ chức Triển lãm ảnh toàn quốcchủ đề “Khám phá văn minh sôngHồng” nhân Năm Du lịch quốc giaĐồng bằng sông Hồng tại Nhà triểnlãm 29 Hàng Bài, Hà Nội trong tháng9/2013, nhằm phổ biến các tác phẩmnhiếp ảnh tới công chúng Thủ đô.

- Bộ VHTTDL có Quyết định số

3024/QĐ-BVHTTDL ngày 05/9/2013,cho phép Bảo tàng Lịch sử quốc giaphối hợp với Đại sứ quán CHLB Đứctại Việt Nam tổ chức chương trình“Ngày hội Đức 2013” nhằm giớithiệu hình ảnh đất nước, con người,các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, kinhtế, khoa học, kỹ thuật Đức tại ViệtNam. Thời gian từ ngày 15-16/11/2013 tại Bảo tàng Lịch sửquốc gia.

- Ngày 05/9/2013 Bộ VHTTDLcó Quyết định số 3025/QĐ-BVHTTDL, giao Tổng cục Du lịch,Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợpvới Sở VHTTDL TP Hồ Chí Minh,Cục Công tác phía Nam, Dự án Pháttriển du lịch bền vững Tiểu vùng sôngMê Công mở rộng của ADB, TổngCông ty Du lịch Sài Gòn-TNHH MộtThành Viên đón các đoàn Bộ trưởngDu lịch các nước Campuchia, Lào,Mianma, Thái Lan và các tổ chức Hộinghị Bộ trưởng Du lịch ACMECS lầnthứ nhất trong khuôn khổ Hội chợ Dulịch quốc tế TP Hồ Chí Minh 2013(ITE HCMC 2013). Thời gian từ 09-12/9/2013, tại TP Hồ Chí Minh.

tHtt

VăN BảN Mới

Từ 10 đến 12/9 tại Khu Du lịchVăn Thánh, TP. Hồ Chí Minh, SởVHTTDL TP. Hồ Chí Minh phốihợp Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minhtổ chức Lễ hội “TP. Hồ Chí Minh -Ngôi nhà của chúng ta”.

Các hoạt động chính sẽ diễn ratại lễ hội gồm: Triển lãm hình ảnhđối ngoại của TP. Hồ Chí Minh quacác thời kỳ, triển lãm hình ảnh giớithiệu đất nước, con người Việt Namvà TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt lànhững dấu ấn lịch sử, các hoạt độngliên doanh, liên kết trong các lĩnh

vực văn hóa, kinh tế-xã hội củacộng đồng người nước ngoài sinhsống và công tác tại TP. Hồ ChíMinh…

Lễ hội còn có các gian hàngtrưng bày trang phục truyền thốngcác dân tộc Việt Nam và các nước;giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹnghệ truyền thống của Thành phốnhư: tranh thêu, tranh cát, tranh gạo,sơn mài, đồ gốm, các mặt hàng từgỗ, mây tre lá… Bên cạnh đó, tại Lễhội lần này còn có nhiều hoạt độngvăn hóa, văn nghệ hấp dẫn khác.

Lễ hội là dịp các nước giới thiệuvà quảng bá những nét đặc trưng vềvăn hóa, bản sắc của đất nước mìnhcho nhân dân TP. Hồ Chí Minh cũngnhư du khách có mặt tại Thành phốtrong dịp này, góp phần tăng cườngmối quan hệ hữu nghị đoàn kết giữacác nước. Thông qua Lễ hội, ViệtNam cũng có dịp giới thiệu với bèbạn quốc tế những nét đặc trưng, đadạng trong bản sắc văn hóa của đấtnước nói chung và của TP. Hồ ChíMinh nói riêng.

n.tHAnH

Lễ hội “TP Hồ Chí Minh - Ngôi nhà của chúng ta”

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

6 số 1041 l 12.9.2013

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL đã có Công văn số3096/BVHTTDL-GĐ gửi Trung ươngHội Người cao tuổi Việt Nam về việcphối hợp tổ chức các hoạt động về lĩnhvực Gia đình năm 2013.

Thực hiện Kế hoạch công tác giađình năm 2013 và triển khai Đề án hỗtrợ, chăm sóc đời sống văn hoá tinhthần cho người cao tuổi giai đoạn 2013-2020, Vụ Gia đình Bộ VHTTDL phốihợp với Báo Gia đình và Xã hội tổ chứcDiễn đàn “Những kỷ niệm về mái ấmgia đình của người cao tuổi” trên BáoGia đình và Xã hội.

Đây là diễn đàn để người cao tuổi

viết bài chia sẻ, gửi gắm tâm sự về tìnhyêu, hôn nhân và gia đình. Nội dungcác bài viết ca ngợi tình yêu thương,trách nhiệm đối với gia đình, sự thuỷchung, hiếu thảo, các giá trị gia phong,những tấm gương trong phong trào xâydựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiếnbộ, hạnh phúc… và phê phán, đấu tranhvới những lối sống, hành vi xấu với đờisống gia đình của người cao tuổi.Những bài viết hay, chân thực đượcchọn đăng trên Báo Gia đình và Xã hội.

Đối tượng tham gia: Người cao tuổilà công dân Việt Nam, sinh sống trongvà ngoài nước; với các thể loại: Ký sự,

phóng sự, bài ghi chép, khuyết khíchbài viết gửi kèm theo ảnh.

Điều kiện tham gia: Bài viết cần ghiđầy đủ thông tin cá nhân bao gồm: Họvà tên, tuổi, nơi cư trú hiện nay, điệnthoại liên lạc…

Thời gian nhận bài viết từ nay đếnhết ngày 30/11/2013. Địa chỉ nhận bàivà liên hệ: Báo Gia đình và Xã hội, số138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội(email: [email protected])

Nhuận bút: Bài viết được đăng phùhợp với quy định của đơn vị tổ chứcsẽ được chi trả nhuận bút theo chế độhiện hành. H.Quân

Ngày 05/9/2013, tại Bảo tàng HùngVương, Đảng bộ Sở VHTTDL tỉnhPhú Thọ đã tổ chức Hội nghị nghiêncứu, quán triệt, triển khai thực hiện cácNghị quyết, kết luận Hội nghị lần thứbảy Ban chấp hành Trung ương ĐảngKhóa XI tới toàn thể cán bộ đảng viênđang sinh hoạt trong các Chi bộ trựcthuộc Đảng bộ sở.

Hội nghị đã nghe đồng chíNguyễn Ngọc Ân - Bí thư Đảng ủy,Giám đốc Sở giới thiệu, quán triệtnhững nội dung cơ bản của 2 Nghịquyết, 2 kết luận tại Hội nghị Trungương 7 khoá XI gồm: Tăng cường và

đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác dân vận trong tình hình mới;chủ động ứng phó với biến đổi khíhậu, tăng cường quản lý tài nguyên vàbảo vệ môi trường; tiếp tục đổi mới,hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trungương đến cơ sở; một số vấn đề về cảicách chính sách tiền lương, bảo hiểmxã hội, trợ cấp ưu đãi người có côngvà định hướng cải cách đến năm2020. Thông qua hội nghị học tập,quán triệt và xây dựng kế hoạch hànhđộng thực hiện Nghị quyết Hội nghịlần thứ 7 của Ban chấp hành Trungương Đảng Khóa XI giúp cấp uỷ và

đảng viên, cán bộ công chức, viênchức, lãnh đạo các cơ quan, đơn vịnắm vững những nội dung cơ bản củacác Nghị quyết, kết luận mà Hội nghịTrung ương 7 khóa XI đã đề ra. Đồngthời sau khi được học tập tiếp thu cácchuyên đề, Hội nghị đã tiến hành thảoluận lấy ý kiến để đóng góp vàochương trình hành động của Đảng bộSở nhằm thực hiện hiệu quả kết luậnHội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảngkhoá XI, từng bước đưa nội dung cáckết luận mà Hội nghị TW 7 khoá XIđi vào cuộc sống.

QuácH SinH

UBND TP Hà Nội vừa có văn bảnyêu cầu giám đốc các sở: Xây dựng,Quy hoạch Kiến trúc, Văn hóa, Thểthao và Du lịch khẩn trương rà soát,đánh giá, thẩm định danh mục biệt thựxây dựng trước 1954 để đưa vào quảnlý theo đề án bảo tồn biệt thự cổ ở HàNội. Các tiêu chí đánh giá biệt thự cổsẽ dựa trên tiêu chí về giá trị lịch sử,văn hóa, chính trị; tiêu chí giá trị vềnghệ thuật kiến trúc; tiêu chí giá trị về

quy hoạch, cảnh quan đô thị; tiêu chítính nguyên bản; tiêu chí về côngnăng, sở hữu, phân loại để đánh giánhà biệt thự.

Để việc đánh giá, phân loại đạthiệu quả, ngoài việc thành lập hộiđồng thẩm định cấp thành phố,UBND thành phố Hà Nội cũng quyếtđịnh lập 3 tổ công tác thuộc các đơnvị được giao trách nhiệm thực hiệncác nội dung rà soát, kiểm đếm toàn

bộ biệt thự xây dựng trước năm 1954trên địa bàn các quận Ba Đình, HoànKiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, TâyHồ, trình hội đồng thẩm định danhmục biệt thự cần bảo tồn, tôn tạo. Đốivới nhà biệt thự thuộc quyền quản lýcủa Bộ Quốc phòng, Công an, Ngoạigiao… thì Sở Xây dựng phải lấy ýkiến của các đơn vị đó trước khi trìnhUBND TP phê duyệt.

n.tHAnH

Phú Thọ: Quán triệt nghị quyết Hội nghị lần 7 BCHTW Đảng Khóa Xi

Phối hợp tổ chức các hoạt động về lĩnh vực gia đình năm 2013

Hà Nội: Rà soát, thẩm định để bảo tồn biệt thự cổ

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

7số 1041 l 12.9.2013

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số197/TTr-BVHTTDL ngày 30/8 gửiChính phủ phê duyệt Hiệp định về hợptác văn hóa giữa Chính phủ các quốcgia thành viên Hiệp hội các nước ĐôngNam Á và Chính phủ Liên bang Nga(LB Nga).

Theo Tờ trình, Thủ tướng Chínhphủ đã phê duyệt nội dung “Hiệp địnhvề hợp tác văn hóa giữa Chính phủ cácquốc gia thành viên Hiệp hội các nướcĐông Nam Á và Chính phủ Liên bangNga” và đồng ý việc Phó Thủ tướng,Bộ trưởng Ngoại giao Phạm GiaKhiêm cùng với Bộ trưởng Ngoại giaocác quốc gia thành viên Hiệp hội cácnước Đông Nam Á (ASEAN) ký Hiệpđịnh này với Bộ trưởng Ngoại giao LBNga trong khuôn khổ Hội nghị Cấp caoASEAN - Nga lần thứ 2 tổ chức tại HàNội ngày 30/10/2010.

Việc ký kết Hiệp định nói trên là cơsở pháp lý tăng cường hợp tác tronglĩnh vực văn hóa giữa các quốc giathành viên ASEAN và LB Nga, gópphần củng cố và đẩy mạnh quan hệ hợptác hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhaugiữa các quốc gia thành viên ASEANvà Liên bang Nga.

Tờ trình nêu rõ, việc phê duyệt“Hiệp định về hợp tác văn hóa giữaChính phủ các quốc gia thành viênHiệp hội các nước Đông Nam Á vàChính phủ LB Nga” là cần thiết nhằmthực hiện Điều 22 của Hiệp định vàMục 6 Chương II Luật ký kết, gianhập và thực hiện điều ước quốc tếnăm 2005.

Việc thực hiện nội dung của Hiệpđịnh là nhằm thiết lập một thỏa thuậnkhung, tạo cơ sở pháp lý và điều kiệncho các hoạt động hợp tác trong lĩnh

vực văn hóa giữa Việt Nam và ASEANvới LB Nga. Thực hiện các điều khoảncủa Hiệp định sẽ tăng cường hợp táctrong lĩnh vực văn hóa giữa Việt Namvà LB Nga, đồng thời góp phần thúcđẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác, đốitác chiến lược toàn diện giữa Việt Namvà LB Nga. Ngoài ra, Hiệp định nàycòn nhằm thực hiện các cam kết về hợptác trong lĩnh vực văn hóa giữaASEAN và LB Nga.

Hiệp định trên không có điều khoảnnào trái với luật, pháp lệnh do Quốc hộivà Ủy ban Thường vụ Quốc hội banhành. Do đó, sau khi có hiệu lực, Hiệpđịnh có thể áp dụng trực tiếp, toàn bộmà không đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổsung hay ban hành mới văn bản quyphạm pháp luật trong nước để thựchiện Hiệp định.

tHtt

Hợp tác văn hóa giữa ASEAN và Liên bang Nga

Ngày 04/9, Bộ VHTTDL đã cóvăn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môitrường góp ý Đề án Bảo tồn di sản địachất phát triển và quản lý mạng lướicông viên địa chất ở Việt Nam. Theođó, sau khi xem xét dự thảo Đề án doViện Khoa học Địa chất và Khoángsản lập tháng 4/2013, Bộ VHTTDLthấy rằng việc xây dựng công viênđịa chất trong giai đoạn hiện nay làcấp thiết và phù hợp với xu hướngphát triển bền vững tại Việt Nam vàtrên thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiệnhơn, Bộ VHTTDL có ý kiến như sau:

Trong số các khu vực có tiềmnăng trở thành di sản công viên địachất toàn cầu, có một số khu vực đãlà Di sản thiên nhiên thế giới, di tích,danh thắng cấp quốc gia, vì thếnhững địa điểm này đều được quản

lý chặt chẽ theo quy định của Luật disản văn hóa. Đối với danh hiệu Côngviên địa chất toàn cầu, hiện chưa cóBộ, ngành, cơ quan nào ở Trungương được Chính phủ chính thứcgiao việc quản lý, hơn nữa, cũng chưacó văn bản pháp lý cụ thể nào quyđịnh việc bảo vệ đối với các Côngviên địa chất toàn cầu. Vì vậy, BộVHTTDL thấy rằng để bảo vệ tốt cácđịa điểm di sản địa chất này trongtương lai, trước mắt cần công nhận ởtrong nước với các danh hiệu di tích- danh lam thắng cảnh cấp quốc gia,quốc gia đặc biệt hoặc khu du lịchquốc gia để có cơ sở bảo vệ di sảntrước khi xem xét đề nghị UNESCOcông nhận là Công viên địa chất toàncầu. Với những địa điểm đã đượccông nhận là Di sản Thiên nhiên thế

giới thì không nên tiếp tục đề nghịthêm danh hiệu Công viên địa chấttoàn cầu.

Đề nghị làm rõ hơn mục tiêu, nộidung, sản phẩm dự kiến của các dựán thành phần (DATP). Theo đó, cácDATP chính là những nội dung cơbản và là bộ phân cấu thành chủ yếucủa đế án. Trong khi đề án hiện tạimới chỉ viết về các DATP còn chưarõ về nội dung, khó có thể thuyếtphục trong việc xem xét, dự toán Đềán, đồng thời chưa thể làm rõ tầmquan trọng của đề án.

Về dự toán chi tiết: Đề nghị cầnlàm rõ nội dung của các DATP, đồngthời có dự toán chi tiết cho từngDATP. Dự toán của cả Đề án chỉ làtổng hợp của các DATP.

H.P

Góp ý Đề án Bảo tồn di sản địa chất phát triển và quản lýmạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

8 số 1041 l 12.9.2013

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyếtđịnh số 2952/QĐ-BVHTTDL ngày29/8 về việc phê duyệt điều chỉnh nộidung Dự án “Xây dựng Trạm vệ tinhcủa Ngân hàng dữ liệu di sản văn hoáphi vật thể các dân tộc Việt Nam tạiPhân viện Văn hoá nghệ thuật ViệtNam tại TP. Hồ Chí Minh”. Theo đó,Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệtđiều chỉnh nội dung Dự án “Xây dựngTrạm vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu disản văn hoá phi vật thể các dân tộc ViệtNam tại Phân viện Văn hoá nghệ thuậtViệt Nam tại TP. Hồ Chí Minh” với cácnội dung chủ yếu sau:

Điều chỉnh quy mô và yêu cầu vềthiết bị tại mục 7, Điều 1 của Quyếtđịnh số 4221/QĐ-BVHTTDL ngày31/10/2012 của Bộ trưởng BộVHTTDL về việc phê duyệt Dự án“Xây dựng Trạm vệ tinh của Ngânhàng dữ liệu di sản văn hoá phi vật thểcác dân tộc Việt Nam tại Phân việnVăn hoá nghệ thuật Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh” (sau đây gọi chung làQuyết định số 4221/QĐ-BVHTTDL).

Cụ thể: Giữ nguyên cấu hình thiếtbị tại mục 7, Điều 1 của Quyết định số4221/QĐ-BVHTTDL. Bổ sung hạngmục, cải tạo, sửa chữa Nhà làm việc

của Phân viện Văn hoá nghệ thuật ViệtNam tại số 02 Trần Quý Khoách, quận1, TP. Hồ Chí Minh, đảm bảo cácphòng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quyđịnh. Điều chỉnh phương thức quản lýdự án. Giữ nguyên tổng mức đầu tư là13 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư pháttriển thuộc Chương trình mục tiêu quốcgia về văn hoá giai đoạn 2012-2015.Giữ nguyên các nội dung khác theođúng Quyết định số 4221/QĐ-BVHTTDL. Quyết định này bổ sungcho Quyết định số 4221/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2012 của Bộtrưởng Bộ VHTTDL. Đ.n

Xây dựng Trạm vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóaphi vật thể các dân tộc Việt Nam

Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bảnsố 3139/BVHTTDL-DSVH ngày 29/8gửi UBND tỉnh Thái Nguyên về việcthoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo ngoạithất khu di tích công bố ngày Thươngbinh-Liệt sỹ toàn quốc (ngày27/7/1974), Thái Nguyên. Theo đó,phúc đáp Công văn số 1514/UBND-VX ngày 26/7/2013 của UBND tỉnhThái Nguyên đề nghị thoả thuận Dự ántu bổ, tôn tạo ngoại thất Khu di tích Địađiểm công bố ngày Thương binh-Liệtsỹ toàn quốc (ngày 27/7/1974), xómBàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ.Sau khi xem xét, Bộ VHTTDL có ýkiến như sau: Thoả thuận Dự án tu bổ,tôn tạo ngoại thất khu di tích Địa điểm

công bố ngày Thương binh-Liệt sỹtoàn quốc (ngày 27/7/1974), bao gồmcác hạng mục: Đường vào khu di tíchvới 06 khối mỹ thuật; cổng tứ trụ đá vớicác phù điêu; ngoại thất Nhà tưởngniệm; giếng; lan ca đá hồ sen; lầu hoávàng; cây hương đá; phương án lát sânvườn; điện chiếu sáng; bổ sung mớiđường dành cho người khuyết tật.

Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đề,cần cân nhắc vị trí của các phù điêu vàUBND tỉnh Thái Nguyên cần thành lậpHội đồng để thẩm định nội dung vàthẩm mỹ của các phù điêu và khối mỹthuật. Sân phía trước Nhà tưởng niệmnên lát đá có kích thước lớn và tạo mạchđể cỏ mọc. Lầu hoá vàng nên xây bằng

bê tông và gạch, không nên làm bằng đáđồng thời nghiên cứu cấu tạo bể hoávàng để đảm bảo sử dụng được tốt nhất.

Bổ sung nội dung đánh giá tìnhtrạng kỹ thuật trên bản vẽ hiện trạng vàghi chú giải pháp tu bổ, tôn tạo trên bảnvẽ các hạng mục, bản vẽ hiện trạng,đánh số thứ tự hạng mục lầu hoá vàngvà cây hương đá, trang trí trên đỉnhcổng tứ trụ đá. Thống nhất tên gọi giữathuyết minh bản vẽ hiện trạng và bảnvẽ tu bổ hạng mục hồ sen.

Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnhThái Nguyên chỉ đạo cơ quan liên quanchỉnh sửa, hoàn thiện Hồ sơ dự án vàtriển khai các bước tiếp theo theo quyđịnh hiện hành. H.P

Thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích công bố ngày Thương binh-Liệt sỹ toàn quốc, Thái Nguyên

Bộ VHTTDL đã có Văn bản số3122/BVHTTDL-DSVH ngày 28/8gửi Văn phòng Chính phủ về việc điềuchỉnh thời gian tổ chức Festival Đờn catài tử lần thứ nhất tại tỉnh Bạc Liêu.

Theo đó, văn bản nêu rõ: Căn cứtình hình thực tế của địa phương, Bộ

VHTTDL nhất trí với đề nghị củaUBND tỉnh Bạc Liêu về việc lùi thờigian tổ chức Festival Đờn ca tài tử lầnthứ nhất tại Bạc Liêu sang năm 2014.

Về đề xuất cho tổ chức Lễ đón bằngvinh danh của UNESCO đối với Đờnca tài tử, Hồ sơ di sản văn hoá phi vật

thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộsẽ được UNESCO quyết định tại kỳhọp của Uỷ ban Liên chính phủ về bảovệ di sản văn hoá phi vật thể vào đầutháng 12/2013 nên việc đón bằng sẽxem xét sau khi Đờn ca tài tử đượcchính thức vinh danh. Đ.n

Lùi thời gian tổ chức Festival Đờn ca tài tử tại Bạc Liêu

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

9số 1041 l 12.9.2013

quản lý nhà nước

Tiêu chí đối với tác phẩm: Đầu tưđặt hàng sáng tác kịch bản và sản xuất,công bố 02 bộ phim truyện, 02 bộ phimtài liệu và 01 bộ phim hoạt hình đề tàichiến tranh cách mạng, giải phóng dântộc, thống nhất đất nước, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1930-1975.Đây là những tác phẩm có giá trị cao vềnội dung tư tưởng và nghệ thuật, có ýnghĩa lớn trong công tác giáo dục, tuyêntruyền cho nhiều tầng lớp nhân dân vềtruyền thống hào hùng của dân tộc ViệtNam. Những bộ phim này nhằm: khơigợi truyền thống yêu nước, niềm tự hàodân tộc của mọi tầng lớp nhân dân tronghai cuộc kháng chiến chống Pháp và

chống Mỹ.Tiêu chí đối với tác giả: Các nhà

biên kịch điện ảnh, nhà văn có uy tín vàkinh nghiệm, vốn sống; tác giả là nhữngngười đã từng có tác phẩm văn học,kịch bản thành công về đề tài chiếntranh cách mạng (trong phạm vi Đề ánđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt);tác giả là người có năng lực chuyênmôn tốt để sáng tác, hoàn thiện được tácphẩm đạt chất lượng cao về nội dung tưtưởng và nghệ thuật, đảm bảo tính khảthi để sản xuất phim; các nhà biên kịchtrẻ, nhà văn trẻ có năng lực sáng tạo; cónhận thức đúng đắn, có cái nhìn mới mẻvề đề tài truyền thống đấu tranh cách

mạng của dân tộc, mong muốn cốnghiến cho điện ảnh những tác phẩmmang giá trị tư tưởng nhân văn, hấp dẫnvà tác động tốt tới công chúng.

Cơ sở được giao sản xuất phim đặthàng: Là cơ sở năng động, có kinhnghiệm, năng lực tổ chức sản xuất đểhoàn thành dự án tốt nhất; (có thể huyđộng thêm nguồn vốn sản xuất từ cáctổ chức, cá nhân - tính điểm cộng); cóuy tín để thu hút được nghệ sĩ giỏi vềchuyên môn tham gia sáng tạo và sảnxuất phim; phải tiếp thu ý kiến của Hộiđồng trong quá trình sản xuất phim;phải hoàn thành bộ phim theo yêu cầucủa cơ sở đặt hàng. Đ.n

Quy chế đặt hàng sáng tác… (Tiếp theo trang 1)

Tại Văn bản số 3121/BVHTTDL-DSVH ngày 28/8 của Bộ VHTTDL gửiUBND tỉnh Phú Yên về việc lập dự ánbảo quản, tu bổ thắng cảnh Gành ĐáĐĩa, tỉnh Phú Yên, Bộ VHTTDL thốngnhất với đề nghị của UBND tỉnh PhúYên về chủ trường lập Dự án bảo quản,tu bổ thắng cảnh Gành Đá Đĩa để bảotồn và phát huy giá trị cũng như phục vụnhu cầu phát triển du lịch của tỉnh PhúYên. Nội dung Dự án cần xác định làmột Dự án thành phần nằm trong Quyhoạch thắng cảnh Vịnh Xuân Đài và

thắng cảnh Gành Đá Đĩa đã được BộVHTTDL đồng ý về mặt chủ trương tạiCông văn số 2667/BVHTTDL-DSVHngày 19/7/2013.

Về kinh phí, thông qua nguồn vốnsự nghiệp của Chương trình mục tiêuquốc gia về văn hoá từ năm 2007-2012đã hỗ trợ để bảo tồn cấp thiết cho ditích là: 1,3 tỷ đồng, do đó đề nghịUBND tỉnh Phú Yên chủ động bố trí từngân sách địa phương và huy động cácnguồn vốn hợp pháp khác để thực hiệnDự án.

Việc lập, trình duyệt và tổ chức thựchiện Dự án phải tuân theo quy định tạiNghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày18/9/2012 của Chính phủ quy định chitiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập,phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản,tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa,danh lam thắng cảnh và Thông tư số18/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012của Bộ VHTTDL quy định chi tiết mộtsố quy định về bảo quản, tu bổ, phụchồi di tích.

H.P

Phú Yên: Bảo quản, tu bổ, thắng cảnh Gành Đá Đĩa

Dự án bảo tồn 5 ngôi nhà cổ ĐườngLâm (Sơn Tây, Hà Nội) và khôi phụchầm trú ẩn ở khách sạn Sofitel LegendMetropole (Hà Nội) đã được Tổ chứcGiáo dục, Khoa học và Văn hóa củaLiên hợp quốc (UNESCO) khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương trao “Giảithưởng bảo tồn di sản văn hóa 2013”.Theo thông tin từ UNESCO, giải thưởngđược lựa chọn bởi các chuyên gia bảotồn quốc tế từ khắp nơi trên thế giới.

Những giải thưởng này chia ra làm 3hạng mục: Giải đặc biệt, giải xuất sắc và

giải danh dự. Theo đó, việc bảo tồn làngcổ Đường Lâm và khôi phục hầm trú ẩntại Khách sạn Metropole Hà Nội lần lượtđoạt giải xuất sắc và giải danh dự.

Theo các chuyên gia UNESCO,thành quả của dự án bảo tồn nhà cổ ởĐường Lâm chính là nỗ lực khôi phụcthành công 5 ngôi nhà được lựa chọntrong làng cổ Đường Lâm nhằm giớithiệu giá trị của kiến trúc bằng gỗ bản địaở Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnhkiến trúc gỗ cổ Việt đang ngày càng bịđe dọa bởi sự xuống cấp, bị bỏ hoang và

thậm chí là mất mát giá trị vĩnh viễn. Cácchuyên gia của UNESCO đánh giá:Làng cổ Đường Lâm trở thành một môhình đáng chú ý cho những nỗ lực bảotồn tại các vùng nông thôn khác ở ViệtNam trong tương lai.

Cùng với làng cổ Đường Lâm, việckhôi phục hầm trú ẩn tại khách sạnMetropole cũng được UNESCO đánhgiá cao. Các chuyên gia UNESCO chobiết: Dự án đã tiết lộ thêm một lớp tronglịch sử phong phú của khách sạn này,qua đó chứng minh đây là một trongnhững tòa nhà di sản đáng chú ý nhất củaHà Nội.

n.tHAnH

Hai dự án bảo tồn di sản văn hóa Việt Namđoạt giải thưởng của UNESCO

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

10 số 1041 l 12.9.2013

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL đã có văn bản số3158/TB-BVHTTDL thông báo kếtluận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn - Uỷviên Thường trực Ban Chỉ đạo nhànước về du lịch tại buổi làm việc vớiđồng chí Ngô Hoà - Phó Chủ tịchThường trực UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế - Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển dulịch tỉnh Thừa Thiên-Huế về việc triểnkhai Kết luận của đồng chí NguyễnThiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ- Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về dulịch về Hội nghị trực tuyến toàn quốcvề cải thiện môi trường du lịch ViệtNam tại Thông báo số 221/TB-VPCPngày 26/6/2013.

Nội dung kết luận nêu rõ, ThừaThiên - Huế là địa phương có thế mạnhvề du lịch di sản, có thương hiệu vềFestival Huế, thời gian qua mặc dù còngặp khó khăn do Cảng hàng không PhúBài tạm thời đóng cửa sửa chữa, nhưngđược sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịpthời của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế,sự chủ động của các ngành chức năng,sự nỗ lực vượt khó của các doanhnghiệp du lịch và Ban quản lý các khu,điểm du lịch trên địa bàn, du lịch ThừaThiên-Huế tiếp tục có sự tăng trưởng,tuy nhiên, bên cạnh đó tình hình môitrường du lịch vẫn còn nạn chèo kéo,đeo bám khách du lịch.

Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh

Thừa Thiên-Huế duy trì nề nếp làmviệc, hoạt động, chỉ đạo kịp thời nhữngkhó khăn, vướng mắc và phát huy lợithế để phát triển du lịch Thừa Thiên-Huế phù hợp với hoàn cảnh thực tế,bước đầu đã chỉ đạo triển khai có Kếtluận của Phó Thủ tướng Chính phủNguyễn Thiện Nhân - Trưởng Ban Chỉđạo nhà nước về du lịch tại Thông báosố 221/TB-VPCP ngày 26/6/2013

Giao các đơn vị: Vụ Pháp chế chủtrì, phối hợp với Thanh tra Bộ, đề xuấtbổ sung hành vi, chế tài xử lý các hànhvi xâm hại môi trường và an toàn củakhách du lịch theo hướng tăng mức xửphạt tại dự thảo Nghị định xử phạt hànhchính trong lĩnh vực văn hoá, thể thaovà du lịch và liên hệ với các cơ quanchức năng để hoàn thiện các thủ tục,báo cáo lãnh đạo Bộ trước 05/9/2013.Tổng cục Du lịch nghiên cứu đề xuấthướng dẫn việc thành lập, hoạt độngTrung tâm hỗ trợ khách du lịch tại cácđịa phương (mô hình, vị trí, chức năng,cơ chế tài chính, cơ chế phối hợp…)trên cơ sở kinh nghiệm của thành phốĐà Nẵng, thành phố Hà Nội; nghiêncứu đề xuất hướng dẫn khuyến khích,tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ pháttriển du lịch từ nguồn đóng góp của cácchủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch,nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức,cá nhân trong nước và nước ngoài để hỗ

trợ hoạt động của Trung tâm hỗ trợkhách du lịch theo quy định, báo cáolãnh đạo Bộ trước 30/9/2013.

Đề nghị tỉnh Thừa Thiên-Huế: Tiếptục có Kế hoạch cụ thể triển khai Kếtluận của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân- Phó Thủ tướng Chính phủ - TrưởngBan Chỉ đạo nhà nước về du lịch tạiThông báo số 221/TB-VPCP ngày26/6/2013; tăng cường kiểm tra, giámsát việc thực hiện các quy định liênquan về du lịch trong đợt nghỉ lễ Quốckhánh (02/9). Xây dựng đề án đảm bảomôi trường du lịch trên địa bàn. Tậptrung cải thiện tình hình đeo bám kháchdu lịch tại quanh khu vực bến xeNguyễn Hoàng, Đại Nội, Lăng Tự Đức,Lăng Minh Mạng, khu vực TượngQuán Thế Âm…

Nghiên cứu đề án xây dựng sảnphẩm du lịch mới, củng cố hoàn thiệnsản phẩm du lịch đã có, chuẩn bịFestival Huế 2014; sớm nghiên cứuthành lập Trung tâm hỗ trợ khách dulịch; tập trung xây dựng và hoàn thànhhệ thống nhà vệ sinh công cộng đảmbảo môi trường phục vụ khách du lịchtại các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

Đề nghị các cơ quan, đơn vị liênquan tổ chức thực hiện báo cáo kết quảvề Văn phòng Bộ để tổng hợp, báo cáoBộ trưởng trước ngày 30/11/2013.

t.HợP

Sáng 06/9, tại Hà Nội, Thứ trưởngBộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái đã cóbuổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnhSóc Trăng về tình hình thực hiện một sốdự án đầu tư xây dựng ngành văn hóa,thể thao và du lịch năm 2014.

Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chíNguyễn Tánh, Giám đốc Sở VHTTDLtỉnh Sóc Trăng cho biết, trong thời gian

qua, công tác văn hóa, thể thao và dulịch trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhữngkết quả quan trọng, qua đó góp phầntuyên truyền chủ trương chính sáchpháp luật của Đảng, Nhà nước đến vớinhân dân; nhiều hoạt động văn hóa vănnghệ, triển lãm, thể dục thể thao và dulịch được tổ chức sôi nổi, thiết thực phụcvụ các ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm,

phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần củabà con vùng sâu vùng xa, vùng đồngbào dân tộc...

Cũng tại buổi làm việc, đồng chíNguyễn Tánh đã báo cáo Thứ trưởngtình hình thực hiện các dự án đầu tư xâydựng ngành Văn hóa, Thể thao và Dulịch năm 2014 như: Dự án xây dựngTượng đài chiến thắng Chi khu Ngã

Kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm việc với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

11số 1041 l 12.9.2013

Sự kiện vấn đề

Tọa đàm khoa học 70 năm tácphẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịchHồ Chí Minh đã diễn ra sáng 06/9, tạiHà Nội, do Ban Tuyên giáo Trungương phối hợp với Bộ VHTTDL vàỦy ban toàn quốc Liên hiệp các hộiVăn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức.Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viênBộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ươngđã tham dự Tọa đàm.

Hơn 30 tham luận được trình bàyvà gửi tới Tọa đàm, một lần nữa khẳngđịnh giá trị to lớn về nội dung tưtưởng, nghệ thuật, ngôn ngữ, tính nhânvăn và sức sống trường tồn của tập thơ“Nhật ký trong tù”. “Nhật ký trong tù”là bộ sử thi về thế giới tâm hồn vànhân cách Hồ Chí Minh; là một tấmgương đẹp, sáng ngời của một chiến sỹkiên cường chiến đấu cho lý tưởng độclập, tự do của dân tộc. Tác phẩm thểhiện một ý chí, một nghị lực phithường, chinh phục hoàn cảnh, vượtlên hoàn cảnh; là tình yêu thương vôhạn con người, chia sẻ, giúp đỡ conngười… Các tham luận cũng đi sâuphân tính những nét mới, tính hiện đạitrong thơ của Hồ Chí Minh; vị trí của“Nhật ký trong tù” trong toàn bộ Disản Hồ Chí Minh…

“Nhật ký trong tù” là tập thơ củaChủ tịch Hồ Chí Minh gồm 133 bài

thơ viết bằng chữ Hán, theo thể tứtuyệt, được Bác sáng tác trong khoảngthời gian bị giam giữ vô cớ từ ngày25/8/1942 đến ngày 19/9/1943. “Nhậtký trong tù” không chỉ có ý nghĩa vănchương sâu sắc mà là tài sản vô giátrong di sản văn hóa của dân tộc ViệtNam, đặc biệt từ khi tác phẩm đượcdịch ra tiếng Việt, phát hành rộng rãinăm 1960, lan tỏa và thấm sâu vào đờisống xã hội Việt Nam. Tác phẩm đãđược các tầng lớp nhân dân cả nướcđón đọc, trở thành món ăn tinh thầncủa mỗi người dân đất Việt, được đưavào giảng dạy trong nhà trường. Tácphẩm không chỉ được phổ biến sâurộng ở trong nước, mà còn được đánhgiá cao và giới thiệu bằng nhiều thứtiếng trên thế giới: Anh, Bồ Đào Nha,Đức, Hàn Quốc, Myanmar, Nga, NhậtBản, Pháp, Rumani, Séc, Trung Quốc,Tây Ban Nha.

Phát biểu tại Tọa đàm, đồng chíĐinh Thế Huynh nhấn mạnh: Là tậpnhật ký bằng thơ, ghi chép lại nhữngsự việc hàng ngày, “Nhật ký trong tù”chẳng những là một văn kiện lịch sửvô giá về một giai đoạn cách mạng củaNguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, màcòn là một tác phẩm văn học lớn, làbức chân dung tự họa bằng thơ củangười chiến sỹ cộng sản Hồ Chí Minh,nhà thơ lớn Hồ Chí Minh. “Nhật ký

trong tù” thể hiện lòng yêu nước cháybỏng, yêu nhân dân, yêu đồng loại,thương cảm đến tận cùng những cảnhđời bất hạnh. Tác phẩm thể hiện tinhthần cách mạng, ý chí gang thép củaHồ Chí Minh, là nhân cách, phongthái, tinh thần, ý chí, nghị lực, sự tiênđoán, tính trào lộng, tính triết lý; là tinhthần tự do cao cả, thể hiện trong tháiđộ, khí phách, cách ứng xử, lối sốngcủa một con người mà gông cùm, songsắt nhà tù không thể trói buộc, khôngkhóa nổi lời thơ, không ngăn đượcnhững rung động tâm hồn tinh tế trướcthiên nhiên, tạo vật; là lòng nhân ái baola đối với con người. Và trên hết,“Nhật ký trong tù” thể hiện nhất quántư tưởng đấu tranh cho tự do của conngười; là niềm mong mỏi giải phóngđất nước, khát vọng thiết tha giành độclập, tự do cho đất nước, cho nhân dân.Qua thời gian, từ khi tác phẩm ra đời,“Nhật ký trong tù” luôn có sức cuốnhút, lan tỏa kỳ diệu.

Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị,“Nhật ký trong tù” cần được chuyểntải bằng nhiều hình thức khác nhaunhư: Sách điện tử, qua nghệ thuật biểudiễn, điện ảnh, nghệ thuật thư pháp,mỹ thuật, âm nhạc, để giới thiệu vàtruyền bá sâu rộng hơn nữa những giátrị bất hủ của tác phẩm.

Yến nHi

Tọa đàm 70 năm tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm huyện Ngã Năm; Dự án tôn tạo,nâng cấp di tích lịch sử đình Hòa Tú; Dựán Nhà thi đấu tổng hợp Thể dục thểthao tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, kiếnnghị Bộ VHTTDL hỗ trợ kinh phí đầutư năm 2014 để xây dựng các dự án này.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái đánh giá caonhững kết quả ngành Văn hóa, Thể thaovà Du lịch tỉnh Sóc Trăng đạt được

trong thời gian qua. Thứ trưởng nhấnmạnh, Sóc Trăng là địa phương nghèonhưng có nền văn hóa đa dạng, là nơisinh sống của cộng đồng người Kinh,Khmer và người Hoa. Cùng với đó là sựphong phú, đặc sắc về các lễ hội truyềnthống dân tộc như đua Ghe Ngo, Nghệthuật Dù Kê… Do đó việc gìn giữ, bảotồn phát huy các giá trị văn hóa, nghệthuật chính là góp phần vào phát huy

tinh thần đoàn kết cộng đồng dân cư.Đối với các kiến nghị của Tỉnh, Thứ

trưởng đề nghị Tỉnh cần bám sát và thựchiện tốt yêu cầu của Bộ trưởng tạiThông báo số 1209/TB-BVHTTDLngày 08/4/2013; lưu ý Tỉnh cần tăngcường quy hoạch xếp hạng di tích hiệncó, vì hiện nay trên địa bàn Tỉnh mới có26 di tích cấp tỉnh và 08 di tích quốc gia.

t.HợP

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1041 l 12.9.2013

Chào mừng ngày sân khấu Việt Nam(12/8 âm lịch), đêm 05 và 06/9, tại Trungtâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang, Đài Phátthanh - Truyền hình tỉnh Kiên Giangphối hợp với Chi hội Nghệ sĩ Sân khấuViệt Nam tỉnh Kiên Giang tổ chứcchương trình giao lưu các đoàn nghệthuật Cải lương khu vực đồng bằng sôngCửu Long.

Chương trình giao lưu có sự tham giacủa gần 50 nghệ sĩ đến từ Đoàn nghệthuật Cải lương Hương Tràm, Đoànnghệ thuật Cải lương Cao Văn Lầu,Đoàn văn công Đồng Tháp, Đoàn nghệthuật cải lương Tây Đô, Đoàn nghệ thuậtcải lương nhân dân tỉnh Kiên Giang vàCâu lạc bộ Cải lương Chi hội Sân khấu

Việt Nam tỉnh Kiên Giang. Đây là lần thứ hai, tỉnh Kiên Giang

tổ chức hoạt động giao lưu nghệ thuậtsân khấu Cải lương. Qua đó, nhằm tạođiều kiện cho các đoàn trao đổi, học hỏikinh nghiệm lẫn nhau và hơn hết là gópphần gìn giữ nét đặt sắc văn hóa củanghệ thuật Cải lương. Bên cạnh đó,chương trình giao lưu còn đưa nghệthuật sân khấu nói chung, sân khấu Cảilương nói riêng đến gần hơn với côngchúng. Chương trình giao lưu nghệ thuậtsân khấu nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn

những giá trị truyền thống, đặc biệt làsân khấu Cải lương. Qua đây Ban Tổchức mong muốn đưa loại hình nghệthuật này đến với công chúng nhiều hơn,nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới,hải đảo, góp phần tạo nên đời sống tinhthần phong phú lành mạnh.

Chương trình giao lưu đem đến cácvở diễn đạt giải cao tại liên hoan nghệthuật sân khấu Cải lương toàn quốc nhưvở diễn: Chớp biển, Một phút một đời,Lối về, Món nợ vùng ven, Giọng hòĐồng Tháp, Dòng nhớ. K.Hoàn

Kiên Giang: Giao lưu nghệ thuật sân khấucải lương đồng bằng sông Cửu Long

Tối 07/9, tại thành phố LongXuyên (tỉnh An Giang) đã diễn ra lễkhai mạc Liên hoan văn nghệ, thểthao quần chúng và triển lãm ảnh xâydựng đời sống văn hóa nông thônmới khu vực miền Nam - năm 2013.Đây là hoạt động do Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch phối hợp với UBNDtỉnh An Giang tổ chức với sự thamgia của 14 đoàn văn nghệ, thể thaoquần chúng các tỉnh, thành phố phíaNam.

Liên hoan văn nghệ có sự thamgia của hầu hết các đoàn văn nghệquần chúng các tỉnh, thành phố phíaNam như: thành phố Hồ Chí Minh,Cần Thơ, tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp, AnGiang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau,Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang,Vĩnh Long, Tây Ninh… Trong khuônkhổ Liên hoan, trên 300 diễn viên củacác đoàn tham gia biểu diễn văn nghệphục vụ bà con vùng nông thôn tại

các huyện Châu Phú, Thoại Sơn, TịnhBiên, Phú Tân thuộc tỉnh An Giang.

Cùng với biểu diễn văn nghệ, cácđoàn còn tham gia thi đấu 4 môn thểthao quần chúng, gồm: bóng đá, đẩygậy, cầu lông, kéo co.

Trong những ngày diễn ra Liênhoan, gần 200 bức ảnh với chủ đềxây dựng đời sống văn hóa nông thônmới trên địa bàn tỉnh An Giang cũngđược trưng bày.

M.cường

Liên hoan văn nghệ, thể thao xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới khu vực miền Nam 2013

Ngày 03/9, UBND tỉnh Bình Định,Sư đoàn 3 Sao Vàng, Ngân hàngThương mại cổ phần Đầu tư - Phát triểnViệt Nam (BIDV) và huyện Hoài Ân, đãtổ chức lễ khởi công xây dựng công trìnhdi tích lịch sử Núi Chéo, tại xã ÂnThạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.Đồng chí Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viênTrung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốchội cùng đông đảo cán bộ và nhân dânđịa phương đã tham dự.

Khu di tích lịch sử Núi chéo đượcUBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sửcấp tỉnh ngày 25/3/2012. Đây là nơi bộ

đội chủ lực Sư đoàn 3 Sao Vàng phốihợp với quân dân địa phương tiêu diệtnhiều sinh lực địch, bảo vệ vùng giảiphóng Hoài Ân suốt thời kỳ từ năm1968 -1972.

Khu di tích được quy hoạch xâydựng trên tổng diện tích khoảng 6 ha vớisố vốn đầu tư dự kiến 15 tỷ đồng, bằngnguồn vốn xã hội hóa; trong đó khu chứcnăng có diện tích 1,5 ha với các hạngmục như sân hành lễ, nhà lưu niệm, nhàbia, nhà tiếp đón… Ngoài ra, tại đỉnh núicòn có bia tưởng niệm ghi lại các trậnđánh lịch sử ở Núi Chéo. Dự kiến công

trình hoàn thành trước ngày 02/9/2015,hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thànhlập Sư đoàn 3 Sao Vàng.

Việc xây dựng khu di tích lịch sử NúiChéo nhằm giáo dục truyền thống cáchmạng cho thế hệ trẻ, đồng thời thể hiệnsự tri ân của cán bộ và cựu chiến binh Sưđoàn 3 Sao Vàng anh hùng đối với đồngđội đã chiến đấu ngoan cường và hy sinhanh dũng trong cuộc kháng chiến chốngMỹ cứu nước, góp phần giải phóng hoàntoàn huyện Hoài Ân (huyện đầu tiên củamiền Nam) vào ngày 19/4/1972.

M.HạnH

Khởi công xây dựng khu di tích lịch sử Núi Chéo - Bình Định

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1041 l 12.9.2013

Ngày 07/9, Sở VHTTDL các tỉnhBến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, TràVinh đã ký bản liên kết phát triển tuyến,điểm du lịch cụm duyên hải phía Đôngvùng đồng bằng sông Cửu Long. BếnTre được bầu là cụm trưởng, có vai tròđiều phối các hoạt động phát triển du lịchcủa cụm, gồm 4 tỉnh nói trên, đến tháng9/2014 sẽ bàn giao cho Vĩnh Long.

Các tỉnh trong cụm liên kết với cácnội dung sau: hợp tác, đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực, trao đổi kinhnghiệm về quản lý nhà nước về du lịch;xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án du lịchchung của 4 tỉnh, tăng cường kêu gọicác nhà đầu tư lớn đến đầu tư các dự ándu lịch tại địa phương; thông tin xúc tiếnquảng bá du lịch; xây dựng chương trình

xúc tiến du lịch chung của 4 tỉnh; phốihợp, định hướng xây dựng sản phẩmđặc thù của từng tỉnh; liên kết nối tuyến,tour du lịch của các doanh nghiệp dulịch lữ hành của 4 tỉnh nhằm tạo nhiềusản phẩm du lịch phong phú, đa dạng,kéo dài thời gian lưu trú của du khách…

Cụm 4 tỉnh duyên hải phía Đôngđồng bằng sông Cửu Long ( Bến Tre,Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh ) nằmdọc Quốc lộ 1A và Quốc lộ 60. Ngoàira, còn có Quốc lộ 57, nối Bến Tre -Vĩnh Long, là cửa ngõ theo đường bộ đicác tỉnh miền Tây đồng bằng sông CửuLong đối với khách du lịch. Hiện nay,phần lớn khách du lịch quốc tế đến đồngbằng sông Cửu Long tập trung tại cụmduyên hải phía Đông. Theo thống kê của

Hiệp hội du lịch đồng bằng sông CửuLong, khách du lịch quốc tế đến cụmchiếm tới 69,2% toàn vùng, trong khilượng khách du lịch nội địa chỉ chiếm28% toàn vùng.

Cụm 4 tỉnh duyên hải phía Đôngđồng bằng sông Cửu Long có nhiều ditích lịch sử, văn hóa kết hợp với du lịchsinh thái, là thế mạnh để phát triển dulịch, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế ở địa phương. Việc liên kếthoạt động du lịch giữa 4 tỉnh sẽ tạo điềukiện để mỗi địa phương phát huy thếmạnh, sản phẩm du lịch sẽ phong phú,đa dạng hơn qua việc nối dài tuyến dulịch, đồng thời khắc phục những hạnchế, yếu kém.

Hồ tHAnH

Liên kết phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tối 09/9, tại Hà Nội, Liên hoan cácvở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ đãchính thức khai mạc. Đây là một trongcác hoạt động chào mừng Ngày Sânkhấu Việt Nam, đồng thời là sự kiệnđược tổ chức nhân Kỷ niệm 25 nămNgày mất của ông. Liên hoan diễn ra từ09/9 đến 16/9, với sự tham gia của 08nhà hát, biểu diễn các tác phẩm của LưuQuang Vũ.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, NSND LêTiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sânkhấu Việt Nam khẳng định: Đây là lầnđầu tiên một liên hoan lớn của giới sânkhấu tổ chức để tôn vinh giá trị nghệthuật các vở diễn của tác giả Lưu QuangVũ. Liên hoan nhằm tiếp tục khơi dậy vàtỏa sáng, truyền cảm cho tới lớp nghệ sĩ

trẻ hôm nay say mê sáng tạo và cốnghiến cho nghệ thuật sân khấu phát triểnnhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương5 khóa VIII và Nghị quyết 23 của BộChính trị về việc tiếp tục xây dựng vàphát triển văn học, nghệ thuật trong thờikì mới.

Ngay trong đêm Khai mạc, côngchúng đã được thưởng thức vở kịch“Ông không phải bố tôi” do các diễnviên Nhà hát Kịch Hà Nội dàn dựng vàbiểu diễn. Tác phẩm thể hiện rõ phongcách và tư tưởng của nhà viết kịch LưuQuang Vũ, cảnh báo sự xuống cấp đạođức trong xã hội khi giá trị đồng tiền lênngôi. Vở diễn đã hấp dẫn liên tục từ đầuđến cuối. Về nội dung, cách giải quyếtmâu thuẫn của vở kịch, càng về sau tính

nhân văn càng sâu sắc. Từ những đốinhân xử thế, quan hệ bố con, quan hệgia đình… người ta cứ tưởng nó sẽ đitới tiêu cực nhưng vở kịch lại có mộtcái kết nhân văn.

Các vở diễn tham gia Liên hoan lầnnày gồm: Mùa hạ cuối cùng, Lời thềthứ chín (Nhà hát Tuổi Trẻ); Ông khôngphải là bố tôi, 2000 ngày oan trái (Nhàhát Kịch Hà Nội); Điều không thể mất(Nhà hát Kịch Quân đội); Nàng Sita,Ngọc Hân công chúa (Nhà hát Chèo HàNội); Hồn Trương Ba da hàng thịt (Nhàhát Kịch Việt Nam); Điều không thểmất (Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế);2000 ngày oan trái (Đoàn cải lương HảiPhòng); Ai là thủ phạm (Đoàn kịchNam Định). tuệ AnH

Khai mạc Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ

Nét mới của Lễ hội năm nay là Liênhoan rối nước tỉnh Hải Dương lần thứIV hứa hẹn nhiều tiết mục đặc sắc củacác phường rối nước giàu truyền thốngtrong toàn tỉnh; là những cuộc so tàinảy lửa trong giải bơi chải toàn tỉnhđược tổ chức trong khuôn khổ lễ hội…

Lễ hội không chỉ góp phần quảngbá hình ảnh con người Hải Dương,nâng cao hơn nữa nhận thức của cáccấp chính quyền, tổ chức xã hội, nhândân trong và ngoài tỉnh về giá trị lịchsử, văn hóa của khu di tích, mà từ đókhơi dậy lòng tự hào, ý thức trách

nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ vàphát huy di sản văn hóa; Duy trì vàphục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡngcủa nhân dân và du khách đối với cácgiá trị di sản văn hóa dân tộc tại khudi tích.

Đ.n

Lễ hội mùa thu... (Xem tiếp trang 2)

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

14 số 1041 l 12.9.2013

Sự kiện vấn đề

Liên hoan các trường sân khấuquốc tế lần thứ nhất

Tối 05/9, Liên hoan các trường sân khấu quốc tế lầnthứ nhất, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do BộVHTTDL phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấu và một sốtrường sân khấu, nhà hát kịch tổ chức đã khai mạc tạitrường múa thành phố Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Đặng ThịBích Liên đã đến dự.

Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Thứ trưởng Đặng Thị BíchLiên cho rằng, Liên hoan là cơ hội quý báu cho Việt Namtrong việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcđào tạo ngành sân khấu và cũng là dịp chia sẻ kinh nghiệmvề chuyên môn giữa những người làm sân khấu Châu Á.Thông qua liên hoan lần này, các sinh viên, giảng viên ViệtNam sẽ sáng tạo ra những tác phẩm đầy cảm hứng, thu hútsự quan tâm của khán giả trong nước và quốc tế.

Liên hoan các trường sân khấu quốc tế lần thứ nhất thuhút gần 120 đại biểu và sinh viên đến từ 15 trường đào tạosân khấu nổi tiếng của 10 quốc gia và vùng lãnh thổ như:Trung tâm Kịch nghệ Quốc gia Australia; Trường Sân khấuĐại học Wollongong - Australia; Học viện Sân khấu ThượngHải - Trung Quốc; Học Viện Sân khấu Quốc gia - TrungQuốc; Viện Nghệ thuật Yogyakarta - Indonesia… Phía ViệtNam có sự góp mặt của các nghệ sĩ đến từ các sân khấu cônglập và xã hội hóa, các giảng viên, sinh viên từ các trườngnghệ thuật ở TP Hồ Chí Minh như: Trường ĐH Sân khấu -Điện ảnh TP Hồ Chí Minh và Trung tâm Đào tạo chuyênnghiệp và giao lưu quốc tế ngành Sân khấu biểu diễn…

Ban Tổ chức đã lựa chọn 10 vở diễn tham gia chính thứctrong Liên hoan. Ngoài ra trong khuôn khổ Liên hoan sẽdiễn ra các buổi thực hành chuyên môn về dàn dựng, biểudiễn, sáng tác, kỹ năng hình thể, tiếng nói sân khấu.

P.V

Liên hoan phim Đức tại Thái Nguyên

Từ 06 đến 08/9, tại Rạp chiếu bóng Nhân dân tỉnh TháiNguyên đã diễn ra Liên hoan phim Đức do Viện Goethe(Việt Nam) tổ chức. Chương trình được tổ chức tại 6 tỉnhtrong cả nước và là lần đầu tiên Liên hoan diễn ra tại tỉnhThái Nguyên.

Khán giả Thái Nguyên có cơ hội trải nghiệm với nhữngbộ phim mới nhất của Đức và khám phá đất nước xinh đẹpnày qua màn ảnh bằng những bộ phim đã từng rất thànhcông như: Kinh cầu cho một người bạn; Vincent Will muốnra biển; Barbara... Nội dung các phim được chiếu tại Liên

hoan chủ yếu đề cập đến gia đình, lòng khoan dung, tự do,tình bạn. Đây là những bộ phim xuất sắc của các đạo diễntên tuổi của Đức như Ralf Huettner, Leo Khasin, Cyril Boss,Philipp Stennert…; dàn diễn viên nổi tiếng như Nina Hoss,Ronald Zegrefld, Rainer Bock, Florian David Fitz… Đặcbiệt, Liên hoan còn trình chiếu 2 bộ phim dành cho thiếu nhilà “Ngôi nhà của những con cá sấu” và “Hội nghị các loàithú” hứa hẹn sẽ mang đến cho các em thiếu nhi sự hấp dẫnvà thú vị.

Liên hoan được tổ chức để hướng tới kỷ niệm 38 nămthiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức(23/9/1975 - 23/9/2013) và kỷ niệm Ngày thống nhất nướcĐức 3/10/1990.

Đức MinH

Tuần lễ phim Nhật Bản mùa Thu 2013

Nhân dịp kỷ niệm Năm quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bảnvà Việt Nam 2013, Tuần lễ phim Nhật Bản mùa Thu 2013sẽ diễn ra từ ngày 13 - 15/9, tại Trung tâm Chiếu phim Quốcgia (Hà Nội).

Tuần lễ phim sẽ mở đầu bằng bộ phim tài liệu “Đài phátthanh Hy vọng” (2012) với những hình ảnh phản ánh chânthật nhất cuộc sống khó khăn của người dân ở một thị trấnven biển, mặc dù bản thân họ đều là những nạn nhân củathảm họa sóng thần và động đất nhưng họ đã thành lập mộtđài phát thanh với mong muốn đem lại tiếng cười cho nhữngnạn nhân khác. Bộ phim tài liệu này đã gây tiếng vang ngaytừ lần đầu ra mắt trình chiếu vào tháng 4/2012 tại Nhật Bản.

Bộ phim tài liệu “Thắp sáng Nhật Bản” (2012) kể vềhành trình gian nan của nhóm bạn trẻ khi đi đến những khuvực bị sóng thần tàn phá nặng nề ở vùng Tohoku, với nỗ lựcduy trì một nét văn hoá truyền thống lâu đời của Nhật Bản,đó là pháo hoa cầu hồn, nhằm tiếp thêm sức mạnh ý chí chongười dân.

Bên cạnh đó, các phim thuộc thể loại phim truyện cũngđược trình chiếu. Bộ phim “Éclair- Hành trình ngọt ngào”(2011) là một câu chuyện lấy bối cảnh thời hậu Thế chiếnII kể về sự sống sót thần kỳ và đầy mạnh mẽ của một cậubé mồ côi. Đối mặt với sự thật vào thời điểm ấy, Akio,diễn viên chính của bộ phim đã vô cùng đau buồn vàthương tiếc cho cảnh vật đã biến mất và cho những ngườiđã khuất, đồng thời cũng không quên hy vọng vào một sựphục hồi.

Cuối cùng là “Chú chó WANKO”, một bộ phim nói vềcuộc sống của một chú chó sống cùng một gia đình trên mộthòn đảo nhỏ có tên là Miyakejima, nơi có núi lửa hoạt động.

n.tHAnH

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

số 1041 l 12.9.2013

Sự kiện vấn đề

15

Ngày 2/9, một huấn luyện viên vàhai vận động viên xe đạp Việt Nam đãlên đường sang Hàn Quốc, tham dựchương trình đào tạo VĐV xe đạplòng chảo, do nước bạn tài trợ, hướngtới việc phát triển môn đua xe đạplòng chảo tại Việt Nam. Hai VĐV đềucủa Hà Nội là Nguyễn Tiến Cương(sinh năm 1993) và Lê Anh Dũng(1992), cùng với HLV Trần Văn Hài(1989). Khóa đào tạo sẽ kéo dài 1,5tháng (đến ngày 17/10), diễn ra tạiTrung tâm huấn luyện đua xe đạplòng chảo của Tổ chức phát triển thểthao Hàn Quốc (KSPO) và sân đua xeđạp lòng chảo Yang Yang. Kinh phícho khóa đào tạo này là khoảng 321triệu đồng (15.300 USD), do Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc,KSPO, Công ty Vietnam SportsPlatform (VSP), Ủy ban OlympicHàn Quốc và Liên đoàn Xe đạp HànQuốc, tài trợ. ông Đoàn Kim Phách,Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liênđoàn Xe đạp - Mô tô thể thao ViệtNam, cho biết: Do đặc thù của xe đạp

lòng chảo, việc tuyển chọn VĐV chobộ môn này không hề đơn giản.Không phải VĐV đua đường trườngnào cũng có thể phát huy được khảnăng khi tập luyện và thi đấu ở bộmôn này. Tiến Cương và Anh Dũng lànhững VĐV trẻ triển vọng, đã khẳngđịnh mình qua các giải đấu trongnước. Xe đạp lòng chảo Hà Nội cũngđã có hơn 10 năm tích lũy kinhnghiệm từ những chuyến thi đấu, tậphuấn tại Thái Lan, Trung Quốc… Đâylà những điều kiện thuận lợi, giúp cácVĐV trên dễ dàng tiếp cận môn thểthao đỉnh cao này, đồng thời tiếp thuchuyên môn và nâng cao thành tích.

Trong thời gian tới, cơ hội để cácVĐV Việt Nam sang Hàn Quốc họchỏi về đua xe đạp lòng chảo còn rấtnhiều, bởi theo Biên bản ghi nhớ giữaTổng cục TDTT và KSPO, thìchương trình đào tạo VĐV xe đạplòng chảo Việt Nam tại Hàn Quốc sẽdành cho hơn 400 VĐV và hoàn toànmiễn phí. Chương trình sẽ kéo dài chotới khi hoàn tất Dự án sân đua xe đạp

lòng chảo tại Mỹ Đình (Hà Nội).Hiện tại, Dự án sân đua xe đạp

lòng chảo tại Mỹ Đình đang chờChính phủ phê duyệt. Đây là một dựán quan trọng trong kế hoạch tổ chứcASIAD 18 - năm 2019, do Việt Namđăng cai. Ngoài đua xe đạp lòng chảo,tổ hợp sân trị giá 500 triệu USD nàycòn là địa điểm thi đấu tiêu chuẩnquốc tế dành cho các môn thể thaokhác, như: Cầu lông, bóng bàn, bóngchuyền, bóng rổ, judo…

Trước mắt, giai đoạn đầu củachương trình đào tạo VĐV xe đạp lòngchảo Việt Nam tại Hàn Quốc là nhằmchuẩn bị lực lượng VĐV Việt Namtham dự ASIAD 17 - năm 2014, diễnra tại Incheon, Hàn Quốc. Một khi Dựán sân đua xe đạp lòng chảo tại MỹĐình được triển khai và hoàn tất, ViệtNam dự kiến sẽ có một lực lượngVĐV mạnh ở bộ môn này, hướng tớiviệc đặt dấu ấn của xe đạp lòng chảoViệt Nam tại Asiad 18 và đặc biệt là tạicác kỳ SEA Games sắp tới.

t.H

Ông Vũ Ngọc Hoan, Phó Cụctrưởng phụ trách Cục Bản quyền tácgiả Việt Nam cho biết, với tỷ lệ viphạm bản quyền phần mềm giảm 11điểm từ 92% năm 2004) xuống còn81% ( năm 2011), Việt Nam đượcđánh giá là một quốc gia có nhữngbước tiến mạnh mẽ và khả quan nhấttrong cuộc chiến chống vi phạm bảnquyền phần mềm.

Cũng theo ông Vũ Ngọc Hoan,trước đây, tỉ lệ vi phạm bản quyềnphần mềm ở Việt Nam nằm trongnhóm các quốc gia có tỷ lệ vi phạmbản quyền cao nhất thế giới. Nhưnghiện nay, Việt Nam đã không còn nằmtrong danh sách này. Với tỷ lệ vi phạmbản quyền phần mềm giảm 11 điểm từ

92% năm 2004) xuống còn 81% (năm2011), Việt Nam được đánh giá là mộtquốc gia có những bước tiến mạnh mẽvà khả quan nhất trong cuộc chiếnchống vi phạm bản quyền phần mềm.Tuy vậy, tỷ lệ vi phạm bản quyền phầnmềm của Việt Nam hiện nay vẫn là81%, trong khi tỷ lệ vi phạm trungbình của khu vực Châu Á - Thái BìnhDương là 60%. Chỉ tính riêng năm2013 tính đến tháng 8/2013, qua thanhtra 64 doanh nghiệp, kiểm tra 3958máy tính , lực lượng thanh tra chuyênngành đã xử phạt gần 1,3 tỷ đồng.

Một nghiên cứu mới đây của Liênminh phần mềm BSA cho biết, tại ViệtNam, cứ tăng 1% mức sử dụng phầnmềm có bản quyền thì sẽ tạo ra được

khoảng 87 triệu đô la giá trị sản phẩmkinh tế quốc dân, so với mức 37 triệuđô la có được từ việc tăng tương tự đốivới phần mềm lậu - có nghĩa là sửdụng phần mềm có bản quyền sẽ làmcho giá trị kinh tế tăng thêm được 50triệu đô la.

Được ký kết 26/8/2008, Bản ghinhớ về tăng cường hợp tác và điềuphối trong bảo hộ tác quyền phần mềmở Việt Nam đã đánh dấu bước tiến mớitrong quan hệ hợp tác giữa các cơ quanchính phủ Việt Nam với các hiệp hộiquốc tế nhằm khởi xướng các chươngtrình hành động hiệu quả hơn trongcuộc chiến chống vi phạm bản quyềnphần mềm ở Việt Nam

Yến nHi

Vi phạm bản quyền phần mềm máy tính giảm

Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam đào tạo VĐV môn đua xe đạp lòng chảo

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

16 số 1041 l 12.9.2013

Tối 07/9, tại Nhà thi đấu thể dụcthể thao tỉnh Thanh Hóa, Tổng cụcThể dục thể thao phối hợp với tỉnhThanh Hóa tổ chức khai mạc giảiKaratedo toàn quốc lần thứ XXIII,năm 2013. Tham dự giải năm nay có300 vận động viên đến từ 32 tỉnh,thành phố có phong trào Karatedophát triển mạnh như Hà Nội, ĐàNẵng, thành phố Hồ Chí Minh, CầnThơ... Các vận động viên tham giathi đấu ở 2 nội dung: biểu diễn(kata), đối kháng ở 20 hạng cân(kumite) cá nhân và đồng đội. Tạigiải năm nay, các vận động viên sẽtranh tài ở 24 bộ huy chương. GiảiKaratedo toàn quốc lần thứ XXIII làdịp để các vận động viên thi đấu,học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng caotrình độ chuyên môn, qua đó Ban Tổchức tuyển chọn các vận động viêncó triển vọng tham dự Sea Games2013 sắp tới.

Ngày 05/9, tại Trung tâm Vănhóa Hồ Nước Ngọt, thành phố SócTrăng, tỉnh Sóc Trăng, giải tay cungxuất sắc toàn quốc lần thứ X doTổng cục Thể dục thể thao, Liênđoàn Bắn súng Việt Nam phối hợp

với Sở VHTTDL Sóc Trăng tổ chứcđã chính thức khai mạc. Tham dựgiải có gần 80 cung thủ xuất sắcđến từ 13 tỉnh/thành có thế mạnh vềbắn cung là Hải Phòng, Phú Thọ,Hưng Yên, Hà Nội, thành phố HồChí Minh, Thanh Hóa, QuảngNinh, Trà Vinh, Cần Thơ, VĩnhLong, Hải Dương, Đồng Tháp vàchủ nhà Đồng Tháp. Các vận độngviên nữ thi đấu ở các nội dung cung1 dây và cung 3 dây với các cự ly30m, 50m, 60m, 70m, toàn năng vàloại trực tiếp. Các vận động viênnam cũng thi đấu ở các nội dungcung 1 dây và 3 dây với các cự ly30m, 50m, 70m, 90m, toàn năng vàloại trực tiếp. Đoàn chủ nhà SócTrăng có 7 cung thủ tham gia tranhtài ở các nội dung cung 1 dây nữ và3 dây nam.

Sau 4 ngày thi đấu, ngày 05/9,giải Vô địch đá cầu thế giới lần thứVII năm 2013 được tổ chức tạiĐồng Tháp đã kết thúc. Giải Vôđịch Đá cầu thế giới lần thứ VII thuhút 104 vận động viên của 12 quốcgia, vùng và lãnh thổ tham gia nhưÁo, Trung Quốc, Ý, Phần Lan,

Pháp, Đức... và chủ nhà Việt Nam.Kết quả, đoàn Trung Quốc

giành Huy chương Vàng ở các nộidung đơn nam , đôi nữ, đôi nam -nữ. Đoàn Việt Nam giành Huychương Vàng ở các nội dung đơnnữ, đôi nam , ba nam và ba nữ.Đoàn Việt Nam đã giành giải Nhấttoàn đoàn với 4 Huy chương Vàng,3 Huy chương Bạc. Đoàn TrungQuốc đứng thứ hai với 3 Huychương Vàng, 4 Huy chương Bạc.Vị trí thứ ba toàn đoàn thuộc vềHungary với 3 Huy chương Đồng.

Trong suốt quá trình thi đấu,đoàn Trung Quốc có lực lượng vậnđộng nữ rất mạnh và thể hình tốt vớisở trường tấn công là quét cầu. Cácvận động viên Trung Quốc thườngchuyền cầu bằng lòng bàn chân vàtấn công bằng kỹ thuật đạp cầu.Trong khi các vận động viên ViệtNam chuyền cầu bằng mu chínhdiện và tấn công bằng những tungngười cúp cầu. Với hai cách chơihiệu quả trên, đoàn Việt Nam vàTrung Quốc chiếm ưu thế suốt giảivà vào chung kết ở các nội dung.

Vũ MinH – H.L - n.AnH

Ngày 07/9, tại Trung tâm huấnluyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnhSóc Trăng đã diễn ra lễ khai mạc GiảiPetanque (Bi sắt) vô địch đồng đội toànquốc năm 2013. Giải do Tổng cục Thểdục thể thao phối hợp với Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Sóc Trăng tổ chức.

Ngay sau lễ khai mạc là những trậnđấu ở nội dung đồng đội nam giữa cácđơn vị Quân khu 9 gặp Bà Rịa-VũngTàu, Khánh Hòa gặp Hà Nội, Trà Vinhgặp Vĩnh Long, chủ nhà Sóc Trăng gặpthành phố Hồ Chí Minh; đồng đội nữgiữa các đội Hà Nội gặp Nghệ An, TPHồ Chí Minh gặp Cần Thơ và chủ nhà

Sóc Trăng gặp Vĩnh Long. Giải Petanque vô địch đồng đội

toàn quốc năm 2013 đã thu hút được sựtham gia hơn 130 VĐV của 14 đơn vịgồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, NghệAn, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu,Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp,Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, BạcLiêu, Quân Khu 9 và chủ nhà SócTrăng. Các VĐV sẽ tranh tài ở 4 nộidung thi đấu là đồng đội nam, đồng độinữ, đồng đội phối hợp (1 nam-2 nữ) vàđồng đội phối hợp (1 nữ-2 nam).

Giải Peatanque vô địch đồng độitoàn quốc năm 2013 diễn ra nhằm động

viên, khuyến khích các địa phương, cácngành phát triển và xây dựng lực lượngVĐV Petanque ngày càng hoàn thiệnvà chuyên nghiệp. Đồng thời, giải còntạo cơ hội cho các VĐV tại các tỉnh cóphong trào Petanque đang phát triểncủa dịp cọ xát, giao lưu học hỏi kinhnghiệm, cũng như để tuyển chọnnhững VĐV tiềm năng vào đội tuyểnquốc gia để thi đấu tại các đấu trườngtrong khu vực và quốc tế.

Giải Peatanque vô địch đồng độitoàn quốc năm 2013 sẽ diễn ra đếnngày 16/9.

A.tùng

Giải Petanque vô địch đồng đội toàn quốc

TiN THể THAO

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

17số 1041 l 12.9.2013

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Đến Tủa Chùa (Điện Biên), dukhách như được hòa mìnhvào vùng đất của rượu Mông

Pê say đắm lòng người, hương chèShan Tuyết ngào ngạt, những thửaruộng bậc thang kỳ diệu… Nơi đây“Dòng họ bình yên” đã khơi nguồn vàlan rộng, tạo thành nét văn hóa đặctrưng của đồng bào dân tộc thiểu sốvùng cao. Dù cuộc sống còn khó khănnhưng với những trưởng dòng họ tâmhuyết, Tủa Chùa đang dần xua tan nỗiám ảnh về những hủ tục để xây dựngđời sống văn hóa.

Mô hình “Dòng họ bình yên” đượckhơi nguồn ở huyện Tủa Chùa từnhững năm cuối thế kỷ 20 mà xã XáNhè là nơi tiên phong. Lúc ấy, Xá Nhèđược coi là vựa thuốc phiện và dòng họGiàng là một trong những dòng họ códiện tích trồng cây thuốc phiện nhiềunhất, tỷ lệ người nghiện cũng không hềnhỏ. Thực hiện chủ trương của Nhànước về xóa bỏ cây thuốc phiện, chínhquyền huyện Tủa Chùa đã vận độngnhân dân bài trừ loại cây này. Nhưngkhi đó, tư tưởng của người dân còn lạchậu, cố chấp nên việc vận động bà connhổ bỏ cây thuốc phiện gặp nhiều khókhăn. Xá Nhè được chọn làm nơi thíđiểm phá bỏ cây thuốc phiện và dònghọ Giàng tiên phong nhổ bỏ toàn bộhơn 30ha loại cây này. Từ đó, phongtrào xóa bỏ cây thuốc phiện, mở rộngdiện tích trồng cây lương thực được mởrộng ra toàn huyện Tủa Chùa.

Sau thành công bước đầu, lãnh đạohuyện Tủa Chùa nhận thấy đối với bàcon dân tộc thiểu số, việc vận động xóabỏ những tập tục đã tồn tại lâu đời làchuyện không đơn giản. Người cótiếng nói nhất đối với bà con dân bảnlà những trưởng dòng họ, trưởng bảnđã cùng sống, cùng lao động và amhiểu tường tận cuộc sống của đồng bào.Bởi thế, để vận động bà con bài trừ cáchủ tục, xây dựng lối sống văn minh vàphát triển kinh tế theo đường lối củaĐảng, trước hết cần phải truyền đượctư tưởng đó cho những trưởng dòng họ,

già làng, trưởng bản có uy tín. Từ đó,mô hình “Dòng họ bình yên" chínhthức được ra đời.

Trải qua gần 20 năm, trong tổng số201 dòng họ (có từ 10 hộ trở lên) trênkhắp 12 xã, thị trấn của huyện Tủa Chùađều được định hướng để xây dựng môhình này, trong đó có hàng chục dònghọ đã trở thành điển hình. Đó là dòng họVừ ở xã Trung Thu, dòng họ Lò ở xã XàNhé, dòng họ Tòng ở xã Mường Báng,dòng họ Mùa ở xã Tả Phìn... Mỗi dònghọ đều có những quy chuẩn riêng phùhợp với phong tục tập quán, lối sống củadân tộc, của địa phương mình. Nhưngtất cả những qui định, hương ước đó đềunhằm mục đích xây dựng đời sống vănminh, giữ vững trật tự xã hội và laođộng sản xuất.

Việc triển khai mô hình “Dòng họbình yên” nhằm xây dựng và củng cốcác dòng họ vững mạnh, giúp người dântự quản, xây dựng các hương ước, quyước trên cơ sở đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước. Từ đó nhân lên tinhthần đoàn kết dân tộc, giữ vững trật tựxã hội, an ninh thôn bản và phát triểnkinh tế. Mô hình “Dòng họ bình yên”cũng là một nét văn hóa mang đậm bảnsắc dân tộc của huyện Tủa Chùa.

Những năm qua, dòng họ Tòng ở xãMường Báng được chính quyền huyệnTủa Chùa và tỉnh Điện Biên tôn vinh“Dòng họ tiêu biểu”. Cá nhân cụ TòngVăn Miên, Trưởng dòng họ Tòng nhiềunăm được tôn vinh là “Già làng tiêubiểu”, “Trưởng dòng họ tiêu biểu”. CụMiên cho biết: Họ Tòng ở Mường Bángcó 140 hộ, gần 800 nhân khẩu. Trong 6tháng đầu năm 2013 toàn dòng họ đãxóa được 5 hộ nghèo, giảm số hộ nghèoxuống còn 15 hộ. Mỗi năm một lần,dòng họ tổ chức sơ kết để đưa ra cácphương án sản xuất kinh doanh, giúpcác hộ xóa đói giảm nghèo, khenthưởng các hộ tiêu biểu trong lao độngsản xuất, các hộ có con cháu học giỏi.

Hiện nay họ Tòng là dòng họ có số hộlớn nhất của xã Mường Báng, là dònghọ uy tín và những năm qua không cótệ nạn xã hội.

Do địa bàn rộng, để thuận lợi trongcông tác quản lý, Ban Mặt trận Tổ quốchuyện Tủa Chùa đã phân thành 3 cụm:cụm phía Bắc gồm xã Sín Chải, Tả Phìn,Lao Xả Phình, Tả Sìn Thàng; cụm phíaNam gồm các xã Huổi Só, Xá Nhè,Mường Đun, Tủa Thàng; cụm trung tâmgồm các xã Mường Báng, Trung Thu,Sính Phình và thị trấn Tủa Chùa. Tất cảcác cụm đều do một Ủy viên Thường vụHuyện ủy phụ trách để sơ kết theo nămvà tổng kết theo nhiệm kỳ nhằm đánhgiá, khen thưởng các trưởng dòng họ,trưởng bản, già làng, người có uy tíntrên địa bàn. Trong 3 cụm, cụm các xãphía Bắc được biết đến là địa bàn khókhăn do cách xa trung tâm, địa hìnhhiểm trở. Toàn cụm có hơn 13.500 khẩuvới 2 dân tộc là Mông và Hoa cùng sinhsống, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 65%.Dù cuộc sống còn nhiều khó khănnhưng chính trị xã hội luôn được giữvững, nhờ tích cực vận động xây dựngkinh tế và văn hoá, toàn cụm đã có 13thôn bản được công nhận “Thôn bảnvăn hóa”; 100% xã có nhà văn hoá; 28trưởng dòng họ đã được tuyên dương“Trưởng dòng họ tiêu biểu”.

Ngoài hiệu quả ổn định chính trị, trậttự xã hội, mô hình “Dòng họ bình yên”đã giúp nhân dân nâng cao tinh thầnđoàn kết, giúp nhau làm kinh tế. Vớinhững thành tích đã đạt được, việc nhânrộng mô hình “Dòng họ bình yên” trêntoàn huyện Tủa Chùa sẽ tạo tiền đề choviệc ổn định chính trị, phát triển kinh tếtại vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khókhăn. “Dòng họ bình yên” chính là nétvăn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộcvùng cao, cần tạo sự lan tỏa không chỉở Tủa Chùa mà khắp các huyện trongtỉnh Điện Biên.

t.t.n

“Dòng họ bình yên” - nét văn hóa đặc trưngcủa đồng bào dân tộc Tủa Chùa

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

18 số 1041 l 12.9.2013

thônG tin trao đổi

Tính dân tộc là bản sắc, là cái riêngđể hấp dẫn khán giả đến với nghệ thuậtthứ 7. Tuy nhiên, dường như Điện ảnhViệt Nam đang đuối sức trong việc thểhiện tính dân tộc trong điện ảnh. Bởi vậytrong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ18 sắp diễn ra tại Quảng Ninh, khẩu hiệuđược Ban Tổ chức đưa ra là “Điện ảnhViệt Nam-Dân tộc, nhân văn, sáng tạo,hội nhập”. Và một cuộc hội thảo để bànvề tính dân tộc trong điện ảnh Việt Namcũng được tổ chức nhằm “xốc” lại vấnđề này.

Điện ảnh Việt từng có thời hoàngkim với những bộ phim gây xúc độngkhông chỉ người dân Việt Nam mà layđộng cả lương tri nhân loại như: “Vĩtuyến 17 ngày và đêm”; “Con chim vànhkhuyên”; “Em bé Hà Nội”; “Nổi gió”;“Cánh đồng hoang”… Một thời khán giảhào hứng kéo đến các rạp phim, các sânbãi chiếu phim để thưởng thức những tácphẩm điện ảnh. Có thể nói, những tácphẩm điện ảnh đã có sức ảnh hưởng, sứclan tỏa, cổ vũ rất lớn đến đời sống củangười dân suốt một thời kỳ dài.

Điện ảnh Việt Nam đang có xuhướng thương mại hóa ngày càngnghiêm trọng. Khán giả yêu Điện ảnhViệt đang trở thành “nạn nhân” củanhững bộ phim thị trường chiều theo thịhướng dễ dãi, nội dung xa rời thực tếcuộc sống, vừa bóp méo lịch sử dân tộc,vừa không có giá trị tư tưởng, vừa yếukém về thi pháp nghệ thuật. Những cảnhbạo lực, những cảnh nóng trần trụi, xa lạvới phong tục, tập quán và đạo đứcngười Việt Nam.

Có thể kể hàng loạt cái tên như “Mùahè lạnh” với những cảnh làm tình trầntrụi, kích dục; “Bụi đời chợ Lớn” bị cấm

chiếu vì cổ vũ bạo lực, xa rời thực tế;“Bẫy cấp 3” vừa bạo lực vừa mô tả tuổiteen một cách thô thiển hoặc “Khi tôi20” bị cấm chiếu bởi sự bắt chước dễdãi, câu khách bằng sự dung tục.

Rõ ràng, cách làm phim, câu chuyệnphim ngày nay không thể như trước đây,hay nói đúng hơn, giữa thời bình, khôngthể làm mãi phim về thời chiến. Vậy,tính dân tộc sẽ thể hiện thế nào trongđiện ảnh Việt?

GS Hồ Sĩ Vịnh cho rằng: “Nói nhưĂng-ghen: “Tính cách dân tộc không chỉbiểu hiện ở những việc mà dân tộc ấylàm mà còn ở cái cách mà dân tộc ấy thểhiện”. Những cách đó là những phươngthức miêu tả của tác giả, trong điện ảnhlà của đạo diễn. Ví dụ, ở bộ phim nổitiếng “Thị xã trong tầm tay”, đạo diễnĐặng Nhật Minh đã sử dụng thành côngmôtíp dân gian về nàng Tô Thị như mộtẩn dụ trong sự phát triển tính cách củanhân vật Thanh”.

Với đạo diễn kỳ cựu Đặng NhậtMinh, tính dân tộc là cái gì đó tự nhiênnhư cơm ăn, nước uống. Khi chúng taphải nhắc đến tính dân tộc ấy là vì phimảnh, đĩa phim nhập ngoại đã tràn ngậpthôn cùng xóm vắng. Một số nhà làmphim đua nhau bê lên màn ảnh đủ mọithứ lai căng bắt chước, thậm chí copynguyên xi cả cốt truyện của nước ngoài.Người làm phim không cần biết đến tínhdân tộc là gì, chỉ cần moi được thật nhiềutiền từ túi người xem. Đạo diễn khẳngđịnh: “Trong các phim tôi đã làm, cóphim còn yếu kém bất cập, nhưng thiếtnghĩ, đó không phải là những phimHồng Kông, Hàn Quốc hayHollywood... Phim tôi làm là phim ViệtNam, nói về những cuộc đời, số phận

của con người Việt Nam, những hoàncảnh cụ thể của Việt Nam. Cái bản sắcdân tộc có được trong các phim của tôixuất phát từ ý thức đó”.

Như vậy, tính dân tộc không phải cáigì cao siêu, mà chính là những bộ phimgần gũi với đời sống của con người. Bộphim Osin của Nhật Bản là một điểnhình của tính dân tộc Nhật Bản mà ngườixem Việt Nam yêu thích. Tính dân tộc lànét văn hóa đặc thù riêng biệt, có tính cốtlõi của một dân tộc kiến cho nhân dâncác dân tộc khác phải quan tâm, khámphá. Điều đó mới giúp cho điện ảnh Việtcó thể “xuất khẩu”.

Lịch sử 60 năm ngành điện ảnhViệt Nam, theo đạo diễn Đặng NhậtMinh, nên chia thành hai thời kỳ, đó làthời kỳ điện ảnh không lấy đồng tiềnlàm mục đích và thời kỳ điện ảnh bịchi phối bởi lợi nhuận đồng tiền. “Ởđâu bị đồng tiền chi phối, ở đó khôngcó nghệ thuật và dĩ nhiên không thể cótính dân tộc. Xu hướng thương mạiđang thịnh hành trong điện ảnh ViệtNam hiện nay đã làm lu mờ tính dântộc trong phim ảnh Việt Nam vốn cómột thời. Những bộ phim thương mại,có doanh thu vài chục tỷ đồng chỉtrong vài tuần, được tung hô rùm bengrồi cũng không còn ai nhớ. Chỉ còn lạivới thời gian những tác phẩm chứađựng thân phận, tính cách của nhữngcon người Việt Nam, trên mảnh đấtViệt Nam, trong những thời điểm nhấtđịnh của Việt Nam. Điều quan trọngnhất của điện ảnh không phải là cốttruyện mà là cách diễn đạt, là tâm hồncủa đạo diễn”- Đạo diễn Đặng NhậtMinh khẳng định.

H.Hà

Tính dân tộc là bản sắc của điện ảnh

Ngày 06/9, tại huyện Côn Đảo,Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh BàRịa-Vũng Tàu đã tổ chức lễ khánhthành Bảo tàng Côn Đảo.

Công trình Bảo tàng Côn Đảo

được khởi công xây dựng từ tháng12/2009, với tổng kinh phí trên 62 tỷđồng; trong đó 40 tỷ đồng do Đảngbộ, chính quyền, nhân dân thủ đô Hà

Nội hỗ trợ, phần còn lại trích từ ngânsách của tỉnh. Công trình do Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu làm chủ đầu tư.

Khánh thành Bảo tàng Côn Đảo

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

19số 1041 l 12.9.2013

thônG tin trao đổi

Lại thêm cú sốc trong lĩnh vực nghệthuật biểu diễn khi ca sĩ Angela PhươngTrinh diện trang phục xuyên thấu, lộ rõnội y, múa cột tại quán bar Next Top (HàNội) vào tối 22/8. Cô ca sĩ này xuất hiệntrước công chúng với bộ jumpsuit màunude bó sát siêu ngắn, khoe toàn bộ cặpchân trần. Nhiều người ở quán bar gọicô là "Can Lộ Lộ của Việt Nam".

Như thách thức dư luận, ngay khi cóthông báo của Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch Hà Nội yêu cầu tạm dừng cácbuổi biểu diễn của ca sĩ này tại các quánbar ở Hà Nội, lập tức “bà mẹ nhí” nàylại xuất hiện trước khán giả Hải Phòngtối 25/8 cũng với bộ jumpsuit màu nudebó sát cơ thể, thực hiện những động táckhiêu khích.

Chuyện nghệ sĩ khoe dáng vớinhững bộ cánh hở hang đã không còn xalạ trên các sàn diễn ở Việt Nam, thậm chícó người nhận xét, nó đang nở rộ. Cáchđây chưa lâu, ca sĩ Minh Hằng từng bịdư luận chỉ trích khi khoác lên mìnhtrang phục lộ rõ “nội y” trong “Đêm mỹnhân” tại Quảng Bình. Ca sĩ Thu Minhcũng diện bộ trang phục xé thành nhiềumảnh trong chương trình “Ngàn sao hộitụ” diễn ra tại TP Hồ Chí Minh...

Có thể nói, sử dụng trang phục khoenội y đang trở thành trào lưu và ngàycàng quá đà trong giới nghệ sĩ Việt. Mộtloạt “sao” đã được ngành chủ quản chỉđích danh (Hà Anh, Bebe Phạm, MinhHằng, Thu Minh, Quỳnh Nga, ThuThủy, Thủy Tiên...) và trong số đó,không ít người từng phải lĩnh án phạtvới mức độ khác nhau. Không chỉ đơnthuần là sự cố trên sàn diễn thời trang,

hay sân khấu ca nhạc, tình trạng ăn mặcphản cảm, hở hang hầu như diễn ra ởmọi lúc, mọi nơi. Như vụ các người đẹpNgọc Trinh, Hoàng Yến, Yến Trang vớiclip khêu gợi khi quảng cáo cho mộthãng nước tăng lực; Trà Ngọc Hằng,Don Nguyễn, Chan Than San quảng cáobánh ngọt nhưng lại có những hànhđộng tục tĩu, gợi dục… Có không ít cácsự kiện quảng cáo, tiệc tùng... cũng trởthành cơ hội để các ca sĩ, người mẫu,diễn viên khoe thân lộ liễu.

Dù bị chỉ trích mạnh mẽ, không íttrường hợp đã bị cơ quan quản lý vănhóa “sờ gáy”; nhưng rất tiếc, nhiều casĩ, người mẫu đã không ý thức đượcviệc làm vô văn hóa này, và cố tìm mọicách để bao biện. Rất nhiều nghệ sĩ đãtừng bị phạt vì ăn mặc hở hang khi xuấthiện trước công chúng, như người mẫuThái Hà (bị phạt 5 triệu đồng), ngườimẫu Hà Anh và Bebe Phạm (bị phạt 11triệu đồng)..., nhưng việc xử phạt hầunhư không mấy tác dụng. Trong chươngtrình “Bước nhảy hoàn vũ” (trực tiếp trênVTV3) mới đây, khán giả màn ảnh nhỏkhông khỏi bất ngờ khi bắt gặp hình ảnhgiám khảo Khánh Thi khoác lên mìnhchiếc áo voan mỏng dính. Một số nghệ sĩtrong chương trình này cũng thoải máiphô những động tác khiến trang phục củahọ gần như bất lực với những đườngcong của cơ thể. Một số “sao” từng “dínhán” vẫn bất chấp dư luận, tiếp tục đồnghành cùng những bộ thời trang phản cảm,sẵn sàng chịu phạt, đeo đuổi mục đíchđánh bóng tên tuổi bằng những màn"khoe da thịt" trên sân khấu.

Xung quanh chuyện xử phạt nghệ sĩăn mặc hở hang có rất nhiều ý kiến khácnhau. Nhưng phần lớn đều thống nhấtphải có quy định xử phạt đủ sức răn đe.

Bên cạnh đó, cũng cần siết lại khâu cấpphép và kiểm duyệt chương trình, tránhtình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.Cụ thể, cần phải yêu cầu nghệ sỹ camkết sẽ hát bài gì, mặc gì khi lên sânkhấu; không có chuyện tổng duyệt thìmặc kín đáo nhưng khi diễn chính thứcthì lại hở hang, phản cảm.

Thông tin mới nhất, Cục Nghệ thuậtbiểu diễn vừa có văn bản gửi các SởVHTTDL yêu cầu tạm dừng cấp phépcho Angela Phương Trinh tham gia biểudiễn nghệ thuật.

Hội đồng thẩm định của Cục Nghệthuật biểu diễn đã xem xét nội dung cáchình ảnh, clip ghi âm thanh, hình ảnhtiết mục biểu diễn của Angela PhươngTrinh tại quán bar ở Hà Nội và HảiPhòng và đưa ra kết luận: Phương Trinhsử dụng trang phục biểu diễn khôngphù hợp với thuần phong mỹ tục,truyền thống văn hóa Việt Nam, cóhành vi thiếu văn hóa khi biểu diễnnghệ thuật. Do đó, Cục Nghệ thuật biểudiễn đề nghị Sở VHTTDL cáctỉnh/thành trên cả nước tạm dừng cấpphép cho Lê Ngọc Phương Trinh thamgia các chương trình biểu diễn nghệthuật, trình diễn thời trang đến khi chấphành xong các quyết định xử phạt viphạm hành chính của các cơ quan thanhtra VHTTDL có thẩm quyền.

Ngoài ra, Cục Nghệ thuật biểu diễncũng gửi văn bản thông báo tới các côngty hoạt động tổ chức biểu diễn nghệthuật, trình diễn thời trang, chủ các địađiểm nhà hàng, khách sạn, quán bar, vũtrường... không được phép tổ chức choAngela Phương Trinh biểu diễn trongthời gian chờ cơ quan chức năng xử lývi phạm.

tHế Hùng

Phản cảm

Bảo tàng Côn Đảo là công trìnhrất ý nghĩa, là nơi gìn giữ các giá trịlịch sử, minh chứng cho thời kỳ bitráng nhưng cũng rất đỗi hào hùngcủa dân tộc. Đây sẽ là địa chỉ đểngười dân địa phương, du khách

tham quan và là địa chỉ về nguồn,giúp mọi người hiểu hơn giá trị lịchsử, những hy sinh anh dũng của cánbộ, chiến sĩ tại vùng đất linh thiêngnày. Hiện Bảo tàng Côn Đảo lưu giữgần 2.000 hiện vật, gồm hình ảnh,

hiện vật khối, tư liệu giấy, đượctrưng bày theo 4 chủ đề: Côn Đảo -thiên nhiên, con người; địa ngục trầngian; trận tuyến và trường học; CônĐảo ngày nay.

Hải PHong

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1041 l 12.9.2013

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

pHaN ĐìNH tâN

Biên tậptrUNG KIÊN, tHế HùNG

KIềU aNH

Địa chỉ51 Ngô Quyền - Hà Nội

Đt: 9.434805. 0912669208

Giấy phép xuất bảnsố 62/Gp - XBBt

cấp ngày 18/9/2012

In tạicÔNG tY tNHH một tHàNH vIÊN

IN và văN Hóa pHẩm

Sinh ra trong một gia đình cóđiều kiện kinh tế, song chàngtrai trẻ nguyễn trần Anh tuấnlại... lại lao vào chỗ vất vả, nặngnhọc, khi trót đam mê cử tạ. nhờtài năng trời phú cùng sự khổluyện, đô cử người thành phố Hồchí Minh đang trở thành mộthiện tượng ở hạng 56 kg nam.

Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua,tên tuổi đô cử trẻ Nguyễn Trần AnhTuấn đã thu hút được sự chú ý của dưluận. Việc để tuột tấm Huy chươngVàng đáng tiếc ở hạng cân 56 kg namvào tay đối thủ Trung Quốc, khiến AnhTuấn chỉ nhận được Huy chương bạc ởĐại hội thể thao trẻ Châu Á 2013(AYG 2). Tuy nhiên, đó lại là tấm huychương mở màn, tạo động lực chođoàn thể thao Việt Nam cán đích ở vịtrí thứ 7 chung cuộc tại AYG 2, vớithành tích 5 HCV, 4 HCB và 2 HCĐ.

Việc ngôi sao mới 15 tuổi AnhTuấn liên tục tỏa sáng, từ việc giànhHCB tại giải Cử tạ trẻ thế giới 2013(nội dung cử giật) cho đến HCB tạiAYG 2, khiến hy vọng đặt vào tài năngtrẻ này ngày càng lớn dần. Giới chuyênmôn tin tưởng Anh Tuấn có thể tái hiệnthành tích giành HCB tại Olympic2008 của đàn anh Hoàng Anh Tuấn,hay tấm HCV Olympic trẻ 2010 củaThạch Kim Tuấn, cũng ở hạng cân56kg nam.

HLV Trần Hữu Chí, người trực tiếpphát hiện và đào tạo Anh Tuấn, chobiết: “Cách đây 3 năm, trong đợt tuyểnsinh ở các quận, huyện quanh TP HồChí Minh, tôi đặc biệt để ý đến AnhTuấn. Tuấn có sự đam mê với cử tạ.Đặc biệt, Tuấn rất nhanh nhẹn, khéoléo, kể cả khi chơi các môn thể thaokhác. Tôi đã xin lãnh đạo đặc cách, rồiđến tận nhà thuyết phục bố mẹ Tuấn,đưa em vào danh sách trọng điểm củacử tạ TP Hồ Chí Minh, rồi đội dựtuyển vượt cấp”.

Không phụ công chăm sóc, bảo

ban của thầy Chí, ở giải Cử tạ trẻ thiếuniên toàn quốc 2011, Anh Tuấn dễdàng giành trọn bộ 3 tấm HCV cử giật,cử đẩy và tổng cử ở hạng cân 56 kgnam. Nhưng sau đó, Anh Tuấn đượcđẩy lên đội tuyển trẻ quốc gia, nênkhông còn được quyền tham dự cácgiải thiếu niên như trước. Do thiếu cọxát, Tuấn thất bại ở giải trẻ Châu Á2012, diễn ra tại Myanmar.

Thất bại lớn đầu đời ấy khôngkhiến đô cử họ Nguyễn nản chí, màanh càng quyết tâm tập luyện. Đếntháng 4 vừa qua, Tuấn cùng 2 VĐV cửtạ nữ đã giành 3 suất cho Cử tạ ViệtNam tham dự Olympic trẻ 2014, sẽđược tổ chức tại Nam Kinh, TrungQuốc. 4 tháng sau, Tuấn lại có thêmtấm HCB tầm cỡ châu lục, ở Đại hộithể thao trẻ Châu Á.

HLV Hữu Chí cho biết: “ViệcTuấn chỉ giành HCB ở 2 giải vừa quamột phần là do thiếu may mắn, thiếukinh nghiệm, do cháu còn quá trẻ.Nếu không bị áp lực từ xung quanh,vượt qua được sự căng thẳng về tâmlý, thì Tuấn đã có thể đổi màu huychương. Về các động tác cử giật, cửđẩy, Tuấn đều làm hoàn hảo, nhưng

tâm lý đã khiến Tuấn thất bại ở lầnnâng tạ cuối cùng”.

Anh Tuấn đang là niềm hy vọngvàng của Cử tạ Việt Nam ở Olympictrẻ 2014. Tuy vậy, HLV Hữu Chí chobiết, Tuấn đang ở giai đoạn phát triểncơ thể, nên việc để anh tiếp tục thi đấuở hạng cân 56 kg trong thời gian tới làcó phần khiên cưỡng. Tình cảnh nàytừng xảy ra với Thạch Kim Tuấn, khinhà vô địch Olympic trẻ 2010 vẫn đangphải ép cân để chơi hạng 56 kg, cho dùcơ thể phát triển của Kim Tuấn đangngày càng không còn phù hợp với hạngcân thi đấu này nữa.

Sau Olympic trẻ 2014, nhiều khảnăng Anh Tuấn sẽ được chuyển sanghạng cân 69 kg, hạng cân mà đàn anhDương Thanh Trúc từng đoạt HCVtại SEA Games 2011. Theo HLV HữuChí, ở tuổi 15, Anh Tuấn vẫn có thểđiều chỉnh để thích hợp nội dungmới, chứ không thể dừng lại như hiệntại. Đó có lẽ là lựa chọn thích hợpcho Anh Tuấn, dù sẽ có không ít tiếcnuối sau màn trình diễn xuất sắc màAnh Tuấn đã tạo ra ở 2 giải đấu tầmcỡ gần đây.

nguYễn tuấn

Nguyễn Trần Anh Tuấnxuất sắc giành

Huy chương Bạc tại Đại hội thể thao trẻ

Châu Á 2013

Nguyễn Trần Anh Tuấn - hứa hẹn tài năng môn Cử tạ