toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - số 1029 (vanhien.vn)

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1029 ngày 20/6/2013 - Phát động cuộc thi viết về “Gia đình hạnh phúc” (Tr.9) - Ứng xử khác nhau với từng loại nhà ở Đường Lâm (Tr.11) Hiến tặng hiện vật, tư liệu liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ (Tr.14) Hội thảo khoa học “Then Tày - Nùng - Thái xưa và nay” (Tr.15) Lào Cai: Nhà văn hóa thôn bản hoạt động có hiệu quả (Tr.17) trOng số nàY Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã đăng đàn trả lời một số vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm như tình trạng “chặt chém” khách du lịch; việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; việc Việt Nam đăng cai tổ chức ASIAD 2019… Kết thúc phần chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, mặc dù còn một số vấn đề, nhưng về cơ bản, các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch phát triển tốt. (Xem tiếp trang 2) Siết chặt hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa có công văn gửi Sở VHTTDL 63 tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm tra sau khi cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. Cục NTBD yêu cầu các địa phương phải “tăng cường thanh tra, kiểm tra, trước, trong và sau khi kết thúc các chương trình tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang đã được cấp phép, nhất là ở các quận huyện, thị trấn xa trung tâm. Trường hợp phát hiện sai phạm nghiêm trọng có thể lập biên bản tại chỗ và tạm dừng chương trình, tiết mục biểu diễn sai phạm để xử lý theo quy định của pháp luật”. Sở VHTTDL địa phương thẩm định chặt chẽ các thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và kiểm duyệt nội dung chương trình trước khi cấp giấy phép. H.P Ngày 11/6, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phát huy giá trị di tích” tại 03 điểm cầu: TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên chủ trì hội nghị. Theo báo cáo của Cục Di sản văn hóa, hiện nay trên tổng số khoảng 4 vạn di tích được kiểm kê đã có 07 di sản vật thể được UNESCO vinh danh; 34 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; 3168 di tích được xếp hạng di tích quốc gia; 7484 di tích cấp tỉnh, thành phố. (Xem tiếp trang 7) Ảnh: CAO QUÝ Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên chủ trì hội nghị Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phát huy giá trị di tích

Upload: longvanhien

Post on 25-Jun-2015

188 views

Category:

News & Politics


0 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1029 ngày 20/6/2013

- Phát động cuộc thi viết về“Gia đình hạnh phúc”

(Tr.9)- Ứng xử khác nhau với từngloại nhà ở Đường Lâm

(Tr.11)Hiến tặng hiện vật, tư liệu

liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ

(Tr.14)Hội thảo khoa học “Then Tày

- Nùng - Thái xưa và nay” (Tr.15)

Lào Cai: Nhà văn hóa thônbản hoạt động có hiệu quả

(Tr.17)

trOng số này

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lờichất vấn các đại biểuQuốc hội

Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóaXIII, Bộ trưởng Bộ VHTTDL HoàngTuấn Anh đã đăng đàn trả lời một số vấnđề được các đại biểu Quốc hội quan tâmnhư tình trạng “chặt chém” khách dulịch; việc bảo tồn các giá trị văn hóatruyền thống; việc Việt Nam đăng cai tổchức ASIAD 2019… Kết thúc phầnchất vấn và trả lời chất vấn của Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh, Chủ tịch Quốchội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, mặcdù còn một số vấn đề, nhưng về cơ bản,các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịchphát triển tốt. (Xem tiếp trang 2)

Siết chặt hoạt động biểu diễn nghệ thuật,trình diễn thời trang

Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa có công văn gửi Sở VHTTDL 63 tỉnh, thànhphố về việc tăng cường kiểm tra sau khi cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệthuật, trình diễn thời trang. Cục NTBD yêu cầu các địa phương phải “tăngcường thanh tra, kiểm tra, trước, trong và sau khi kết thúc các chương trình tổchức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang đã được cấp phép, nhất là ởcác quận huyện, thị trấn xa trung tâm. Trường hợp phát hiện sai phạm nghiêmtrọng có thể lập biên bản tại chỗ và tạm dừng chương trình, tiết mục biểu diễnsai phạm để xử lý theo quy định của pháp luật”. Sở VHTTDL địa phươngthẩm định chặt chẽ các thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và kiểm duyệtnội dung chương trình trước khi cấp giấy phép. H.P

Ngày 11/6, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Nâng cao chấtlượng công tác quản lý và phát huy giá trị di tích” tại 03 điểm cầu: TP Hà Nội,TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên chủ trì hộinghị. Theo báo cáo của Cuc Di san văn hoa, hiện nay trên tổng số khoảng 4 vạndi tích được kiểm kê đã có 07 di sản vật thể được UNESCO vinh danh; 34 di tíchđược xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; 3168 di tích được xếp hạng di tích quốcgia; 7484 di tích cấp tỉnh, thành phố. (Xem tiếp trang 7)

Ảnh:

CAO

QUÝ

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên chủ trì hội nghị

Nâng cao chất lượng công tácquản lý và phát huy giá trị di tích

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

2 số 1029 l 20.6.2013

Vấn đề được nhiều đại biểu nêura là tình trạng “chặt chém”, chèokéo, đeo bám du khách xảy ra ở địađiểm du lịch trên cả nước và lặp đilặp lại nhiều lần, chất lượng sảnphẩm du lịch bất cập, thiếu đồng bộ,khó lôi kéo du khách trở lại, làm thếnào để hạn chế những bất cập đó?

- Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhìnnhận để phát triển du lịch, cần đi từchiều rộng đến chiều sâu, cái chính làphải quan tâm đến chất lượng dịch vụ.Theo Bộ trưởng, tình trạng “chặtchém” tồn tại đến giờ có nhữngnguyên nhân chính: phối hợp liênngành chưa tốt; chưa kiểm tra giámsát sát sao những điểm du lịch có nguycơ “chặt chém”; mức độ phạt còn nhẹ,sắp tới sẽ kiến nghị tăng mức xử phạttình trạng chặt chém.

Cần có sự nhận thức và hành độngcủa người dân và tiến tới thành lậpHiệp hội chống chặt chém vì "còn tìnhtrạng chặt chém thì làm sao thu hút dukhách" - Bộ trưởng khẳng định.

Trước câu hỏi của đại biểu ĐàoXuân Yên - Thanh Hoá, những biệnpháp xử lý của các cơ quan chứcnăng về tình trạng chèo kéo, “chặtchém” du khách vừa qua khiến cử trithấy chưa yên tâm. Với trách nhiệmcủa mình Bộ trưởng có giải phápnhư thế nào để sớm chấm dứt tìnhtrạng trên?

- Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhthẳng thắn thừa nhận, với vai trò tưlệnh ngành, Bộ trưởng cũng có tráchnhiệm giải quyết. Bộ đã và sẽ đưa ranhiều giải pháp để ngăn chặn hiệntượng này. “Chúng ta mong muốnhình ảnh du lịch Việt Nam luôn luôntrong con mắt của mọi người là mộthình ảnh hết sức tốt đẹp. Thế nhưngđâu đó vẫn có những hình ảnh phảncảm như thế này. Với trách nhiệm củangành chủ quản, chúng tôi sẽ chỉ đạoquyết liệt, nhưng rất mong các địaphương cũng tham gia tích cực để

giải quyết tình trạng này. Đó là hàngloạt các vấn đề đặt ra như chúng tôiđã trình bày ở trên, phối hợp liênngành, tăng cường sự lãnh đạo, chỉđạo, có cơ chế chính sách và đặc biệtlà trong lĩnh vực thông tin, tuyêntruyền”.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chorằng, nhiều lúc có một sự việc, chúngta làm được nhiều nhưng mà nói ít,ngược lại, chỉ có một số vụ việcnhưng lại nói nhiều lên, thông tin nhưvậy có nên chăng!

Trước ý kiến của nhiều đại biểu vềhiện tượng chèn ép khách, chéo kéodu khách đang ảnh hưởng tới chấtlượng ngành du lịch, hạn chế sự pháttriển của ngành, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh thẳng thắn thừa nhận, vớivai trò tư lệnh ngành, Bộ trưởng cótrách nhiệm giải quyết. Bộ đã và sẽđưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặnhiện tượng này. Trong đó, cần tích lũykinh nghiệm, nâng cao nhận thức củamọi người đối với du lịch.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chorằng, tình trạng “chặt chém”, chèo kéodu khách là tình trạng cấp bách cầnphải xử lý, nhưng đó không phải làtình trạng phổ biến, du lịch Việt Namvẫn có một hình ảnh tốt trong con mắtcủa du khách. “Trong chiến lược dulịch 2015, du lịch Việt Nam trở thànhngành kinh tế mũi nhọn”- Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh khẳng định.

Xung quanh các câu hỏi của mộtsố đại biểu cho rằng về số tiền 3000tỷ để tổ chức ASIAD lần thứ 18 năm2019 là khá lớn trong giai đoạn hiệnnay. Sau khi kết thúc ASIAD sẽ sửdụng cơ sở vật chất như thế nào, liệucó để lãng phí?

- Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhkhẳng định: “Việc Việt Nam trở thànhnơi đăng cai ASIAD 2019 là sự kiệnkhông chỉ bà con cử tri chúng ta mọingười quan tâm mà các nước cũngquan tâm. Họ nhìn thấy những năm

qua thể thao Việt Nam có những bướcphát triển, chúng ta đã từng đăng caiSeagame 2003 và Indoor Games - thểthao châu Á trong nhà. Tại các lầnđăng cai đó, thành tích của thể thaoViệt Nam cũng rất ấn tượng. Khi khảosát việc này họ thấy cơ sở hạ tầng vềthể dục, thể thao tương đối tốt. Khichuẩn bị cho Seagame 2003 chúng tađã đầu tư sân vận động quốc gia MỹĐình, các công trình thể thao của HàNội, bể bơi, các thiết kế thể thao khácvà các địa phương. Qua khảo sát cácchuyên gia của OCA cho rằng, hiệnnay chúng ta đã đáp ứng được 80% cơsở vật chất tổ chức ASIAD.

Việc đăng cai không chỉ có ý nghĩavề chính trị và ngoại giao mà còn có ýnghĩa về kinh tế, ý nghĩa về văn hóa,nó tăng cường sự đầu tư của nhà nướccho thể thao cũng như mở rộng và đẩymạnh phong trào thể thao quần chúngcũng như thể thao đỉnh cao. Bộ trưởngcũng đưa ra các biện pháp phát huyhiệu quả của các nhà thi đấu ở các địaphương như: mở rộng và tăng cườnghơn nữa các loại hình thể thao và đặcbiệt là thể thao vui chơi giải trí; tậphuấn cho các huấn luyện viên, hướngdẫn viên; tăng thời gian sử dụng cáccông trình thể thao dành cho thanhthiếu niên.

Đại biểu Lê Đắc Lâm (BìnhThuận) hỏi, trên nhiều lĩnh vựcđạo đức xã hội đang xuống cấp,một số giá trị văn hóa của dân tộcta đang dần bị xói mòn gây bănkhoăn, lo lắng, bức xúc trong xãhội, Bộ trưởng có những giải phápgì để góp phần xử lý thực trạngtình hình trên?

- Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhcho rằng, văn hóa là lĩnh vực rất lớn.Vấn đề chống xuống cấp đạo đứcthuộc trách nhiệm của toàn Đảng,toàn dân. Trong đó, theo Bộ trưởng,phải tiếp tục đẩy mạnh phong tràoToàn dân đoàn kết xây dựng đời

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh… (Tiếp theo trang 1)

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

3số 1029 l 20.6.2013

sống văn hóa; Xây dựng cơ quan đơnvị doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa,phường đạt chuẩn văn hóa, mới đâylà xây dựng xã đạt chuẩn nông thônmới…trong các tiêu chí đều là xâydựng tình làng nghĩa xóm, xây dựngvăn hóa thể dục thể thao, đời sốnglành mạnh...

Trước băn khoăn của đại biểuPhạm Thị Hải (Đồng Nai) về vấn đề

băng đĩa lậu, phim sex xuất hiện nhiềutrên thị trường? Bộ trưởng HoàngTuấn Anh cho biết Bộ đã chỉ đạo cácSở VHTTDL làm việc quyết liệt, hàngnăm thu hồi hằng trăm nghìn băng đĩalậu, xử lý, xử phạt nghiêm túc, "ví dụtrong bộ phim "Bụi đời Chợ Lớn" cócảnh bạo lực, chúng tôi đã phối hợprút giấy phép và không cho công chiếuphim này. Một năm, hơn 100 bộ phim

nước ngoài được chiếu rạp, Hội đồngthẩm định phim của Bộ làm việc rấttích cực và hiệu quả" - Bộ trưởng nói.Hiện Bộ đã hoàn thiện văn bản hànhchính để tăng mức xử phạt về nhữngvấn đề liên quan. Ngoài ra các nghệ sĩăn mặc hở hang, phản cảm cũng sẽ bịđình chỉ, cấm biểu diễn từ 3-6 thángđối với hành vi này.

Hồng Hà

Tối 13/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nộiđã diễn ra Lễ khai mạc và Chươngtrình biểu diễn nghệ thuật trongkhuôn khổ Những ngày Văn hóaKazakhstan tại Việt Nam. Đến dự cóThứ trưởng Bộ VHTTDL Lê KhánhHải, Thứ trưởng Bộ Văn hóa vàThông tin Kazakhstan Ai. Buribaev;đại diện các Bộ, ban, ngành, Đại sứquán, các tổ chức quốc tế...

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ

trưởng Bộ Văn hóa và Thông tinKazakhstan Ai. Buribaev khẳngđịnh: “Lần đầu tiên, Việt Nam vàKazakhstan phối hợp tổ chứcNhững ngày văn hóa Kazakhstan tạiViệt Nam, một sự kiện văn hóa có ýnghĩa lớn được tổ chức tại Hà Nội,tiếp tục đánh dấu một bước tiến mớitrong lịch sử quan hệ hai nước”.Những ngày Văn hóa Kazakhstantại Việt Nam là dịp để khán giả Việt

Nam được tìm hiểu và thưởng thứcca múa nhạc, các di sản văn hóatruyền thống của nhân dânKazakhstan do các nghệ sĩ hàng đầucủa Kazakhstan trình diễn. Nhữngngày Văn hóa Kazakhstan tại ViệtNam đã được mở màn với tiết mục“Cảm hứng dâng trào” do Dàn nhạcDân tộc - Dân gian Hàn lâm “OturraXaru” trình diễn.

tHtt

Khai mạc Những ngày Văn hóa Kazakhstan tại Việt Nam

Chiều 11/6 tại Hà Nội, Thứtrưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hảiđã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạoUBND tỉnh Đồng Tháp về công tácchuẩn bị tổ chức Giải Đá cầu thếgiới dự kiến diễn ra vào tháng9/2013 tại Đồng Tháp.

Theo Sở VHTTDL tỉnh ĐồngTháp: Hiện tại địa phương đã vàđang tích cực chuẩn bị cho giải Đácầu thế giới từ công tác tu bổ nângcấp cơ sở vật chất nhà thi đấu đếnnơi ăn ở; công tác thông tin tuyêntruyền, lế tân khánh tiết đều đượcBTC tại địa phương triển khai thựchiện từ khá sớm. Tuy nhiên, trongquá trình thực hiện, tỉnh Đồng Thápvẫn còn vướng mắc một số vấn đềliên quan đến thủ tục hành chính ítnhiều đã ảnh hưởng tới công tác vậnđộng tài trợ từ các doanh nghiệp.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đềnghị Bộ VHTTDL sớm ra quyếtđịnh giao quyền đăng cai cho ĐồngTháp cũng như thành lập BTC trungương. Đồng thời, Bộ có chươngtrình, kế hoạch hỗ trợ giúp ĐồngTháp tổ chức thành công sự kiện nàynhư: Hỗ trợ về chuyên môn trongviệc tổ chức các tour du lịch, cáchoạt động văn hóa chào mừng nhằmgiới thiệu hình ảnh quê hương vàcon người Đồng Tháp đến với bạnbè quốc tế và khách du lịch trong nước.

Theo chia sẻ của ông Trần ĐứcPhấn - Vụ trưởng Vụ thể thao thànhtích cao, Tổng cục TDTT - đơn vịtrực tiếp phụ trách công tác chuyênmôn của giải: Hiện tại, Vụ thể thaothành tích cao đang tiến hành tổnghợp danh sách các đoàn, số lượng

VĐV tham dự. Dự kiến, tại giải đấunày sẽ có gần 200 VĐV của 13 nướctham dự. Mọi công tác chuyên mônđược chuẩn bị chu đáo, đảm bảođiều kiện tốt nhất.

Kết luận tại buổi làm việc, Thứtrưởng Lê Khánh Hải khẳng định BộVHTTDL ủng hộ về mặt chủ trươngnhững đề xuất và kiến nghị từ tỉnhĐồng Tháp, Bộ sẽ xem xét quyếtđịnh trong thời gian sớm nhất. Đềnghị Tổng cục TDTT phối hợp chặtchẽ cùng đơn vị đăng cai - tỉnhĐồng Tháp rà soát các đầu việc liênquan tới công tác chuẩn bị tổ chứcsự kiện này bởi đây là sự kiện thểthao quốc tế nên công tác tuyêntruyền quảng bá là yếu tố quan trọngvà cần được triển khai càng sớmcàng tốt.

tHtt

Thứ trưởng Lê Khánh Hải làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

4 số 1029 l 20.6.2013

Chiều 12/6, tại Hà Nội, Huân tướcStephen Green - Quốc vụ khanhThương mại và Đầu tư Vương quốcAnh và Thứ trưởng Lê Khánh Hải đãchủ trì buổi tọa đàm chia sẻ những kinhnghiệm tổ chức Olympic London 2012.

Tại buổi tọa đàm, Phó Chủ tịchthường trực Ủy ban Olympic Việt NamHoàng Vĩnh Giang đã giới thiệu nhữngnét chính trong Đề án đăng cai AsianGames 2019 của Việt Nam để phía Anhcùng trao đổi và đóng góp ý kiến. Đạidiện các doanh nghiệp Anh đã từngtham gia tổ chức Olympic London2012 đã giới thiệu các kinh nghiệmthực tế từ việc quy hoạch, thiết kế tổngthể sự kiện, tổ chức giao thông trongnhững ngày Đại hội sao cho hiệu quả...

Một số vấn đề đặt ra từ các đại diệnphía Việt Nam như: Những rủi ro trong

công tác tổ chức Thế vận hội, chi phíđầu tư cho Thế vận hội đã được các đạidiện doanh nghiệp Anh giải đáp chi tiếtcụ thể.

Điều quan trọng như số đông cácdoanh nghiệp Anh đúc kết về kinhnghiệm để tổ chức thuận lợi một sựkiện thể thao quan trọng vẫn là vấn đềngân sách và cơ chế làm việc một cửa.Trong quá trình tổ chức thành côngOlympic London 2012, nước Anh đãthành lập một Bộ phận riêng, quyếtđịnh toàn bộ các vấn đề liên quan tớiThế vận hội. Cụ thể về vấn đề kinh phí,ông David Martyn Watkins, Phó Giámđốc châu Á-Thái Bình Dương, Công tyMace Construction nhấn mạnh: “Có thểsẽ đội lên, nhưng nếu dự toán ban đầuđược lập ra kỹ lưỡng và không quáchênh, vấn đề đó sẽ khắc phục được”.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Huântước Stephen Green - Quốc vụ khanhThương mại và Đầu tư Anh cho rằng,quá trình chuẩn bị và tổ chức Đại hội sẽlà quá trình rất vất vả, nhưng tin tưởngrằng Việt Nam sẽ tổ chức thành côngAsiad 18.

Phát biểu kết luận tại buổi tọa đàm,Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê KhánhHải một lần nữa đánh giá cao về sự chiasẻ những kinh nghiệm quý về công táctổ chức Olympic London 2012 củaHuân tước Stephen Green và cácchuyên gia. Thứ trưởng đề nghị tới đây,các cơ quan hữu quan hai bên sẽ tíchcực trao đổi những kinh nghiệm và hỗtrợ Việt Nam hướng tới Asiad 18 cũngnhư các sự kiện thể thao quan trọngkhác thành công.

tHtt

Tọa đàm về kinh nghiệm tổ chức Olympic London 2012

Chiều 11/6, tại Hà Nội, Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên đã có buổi làmviệc với lãnh đạo UBND tỉnh HàGiang về công tác bảo tồn, tôn tạo vàphát huy giá trị Công viên Địa chấttoàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Tạibuổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh HàGiang đã đề xuất, kiến nghị một số nộidung nhằm thực hiện có hiệu quảQuyết định của Thủ tướng Chính phủvề phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảotồn, tôn tạo và phát huy giá trị Côngviên địa chất toàn cầu cao nguyên đáĐồng Văn giai đoạn 2012-2020, tầmnhìn đến năm 2030.

Cụ thể, UBND tỉnh Hà Giang đềnghị Bộ VHTTDL làm chủ đầu tư, lựachọn đơn vị tư vấn, giúp Hà Giang xâydựng Quy hoạch tổng thể phát triển dulịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030 và Quy hoạch pháttriển du lịch của khu du lịch quốc giadu lịch vùng trọng điểm Công viên địachất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn,

đồng thời đề nghị Bộ VHTTDL đưaCông viên địa chất toàn cầu cao nguyênđá Đồng Văn vào danh mục các côngtrình trọng điểm Quốc gia và làm chủđầu tư một số dự án thuộc Công viên.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên ghi nhận vàđánh giá cao sự cố gắng của UBNDtỉnh Hà Giang trong công tác bảo tồn,tôn tạo và phát huy giá trị Công viênĐịa chất toàn cầu cao nguyên đá ĐồngVăn đồng thời đề nghị UBND tỉnh HàGiang cần tập trung giải quyết một sốnội dung công tác trọng tâm. Cụ thể,Hà Giang cần khẩn trường hoàn thiệnQuy hoạch tổng thể phát triển du lịchtỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030 và Quy hoạch phát triểndu lịch của khu du lịch quốc gia du lịchvùng trọng điểm Công viên địa chấttoàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Vềnội dung này, Thứ trưởng Đặng ThịBích Liên giao Tổng cục Du lịch đônđốc, chỉ đạo Viện Quy hoạch Du lịch

phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang chủđộng triển khai.

Về việc đưa Công viên địa chấttoàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn vàodanh mục các công trình khu du lịchQuốc gia, Thứ trưởng Đặng Thị BíchLiên ủng hộ và giao Tổng cục Du lịchphối hợp, hỗ trợ Hà Giang hoàn chỉnhhồ sơ. Đối với đề nghị làm chủ đầu tưmột số dự án thuộc Công viên, Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên cho biết,Bộ ủng hộ về chủ trương, tuy nhiên chủđầu tư phải là UBND tỉnh, chứ Bộkhông làm thay việc này.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đặng ThịBích Liên cũng đề nghị Hà Giang cầnquan tâm công tác đào tạo nguồn nhânlực nói chung, nhân lực phục vụ du lịchnói riêng để tham mưu, triển khai tốtcác nội dung công tác, góp phần xâydựng và quảng bá thương hiệu du lịchHà Giang, đồng thời đảm bảo phát triểndu lịch bền vững tại Hà Giang.

VP

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

5số 1029 l 20.6.2013

- Bộ VHTTDL có Quyết định số2125/QĐ-BVHTTDL ngày11/6/2013 cho phép Viện Văn hóaNghệ thuật Việt Nam đón Nhómchuyên gia quốc tế (05 người) vàoViệt Nam giúp thẩm định các loạihình nghệ thuật diễn xường dân ca“Ví Giặm” tại hai tỉnh Nghệ An, HàTĩnh, chuẩn bị xây dựng hồ sơ “Dânca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh” đệ trìnhUNESCO đưa vào danh sách vănhóa phi vật thể đại diện của nhân loại,từ ngày 16-22/6/2013.

- Tại Quyết định 2129/QĐ-BVHTTDL ngày 11/6/2013, BộVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo xâydựng Đề án “Đẩy mạnh các hoạtđộng học tập suốt đời trong các thưviện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạcbộ” gồm: Thứ trưởng Đặng Thị BíchLiên làm Trưởng ban; ông Phạm VănThủy Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở,bà Nguyễn Thị Thanh Mai Vụ trưởngVụ Thư viện, ông Nguyễn Hữu ToànPhó cục trưởng Cục Di sản văn hóa

làm Phó Trưởng ban và 06 Ủy viên.- Bộ VHTTDL có các Quyết định

số 2131 -2132/QĐ-BVHTTDL giaoVụ Đào tạo chủ trì, phối hợp với VụKế hoạch, Tài chính và các đơn vịliên quan xây dựng Đề án “Chínhsách hỗ trợ học sinh, sinh viên cácngành nghệ thuật” vào quý IV/2013;Xây dựng Đề án Đảm bảo và kiểmđịnh chất lượng giáo dục của trườngkhối ngành Văn hóa-Nghệ thuật vàoquý IV/2013.

- Ngày 11/6/2013 Bộ VHTTDLcó Quyết định số 2139/QĐ-BVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo,Ban Tổ chức Liên hoan Văn nghệ,Thể thao quần chúng, Triển lãm tranhvà toạn đàm xây dựng đời sống vănhóa nông thôn mới, khu vực miềnTrung-Tây nguyên, tổ chức tại tỉnhThanh Hóa, ngày 02-04/7/2013 gồm:Ban Chỉ đạo Thứ trưởng Huỳnh VĩnhÁi làm Trưởng ban; ông Vương VănViệt Phó Chủ tịch UBND tỉnh ThanhHóa làm Phó trưởng ban và 02 Ủy

viên. Ban Tổ chức gồm: ông PhạmVăn Thủy Cục trưởng Cục Văn hóacơ sở làm Trưởng ban, ông VươngDuy Bảo Phó Cục trưởng Cục Vănhóa cơ sở; ông Vũ Trọng Lợi, Vụtrưởng Vụ Thể thao quần chúngTổng cục Thể dục thể thao, ông MaiTư và ông Vũ Thái Sơn Phó Giámđốc Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóalàm Phó Trưởng ban và 12 Ủy viên.

- Ngày 13/6/2013 Bộ VHTTDLcó Quyết định số 2160/QĐ-BVHTTDL cho phép Học viện Âmnhạc quốc gia Việt Nam phối hợp vớiĐại sứ quán Công quốc Luxembourgtại Việt Nam đón đoàn nghệ sĩ pianoFresco Tristano vào tổ chức biểu diễnchương trình hòa nhạc nhân dịp kỷniệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoạigiao giữa hai nước Việt Nam-Luxembourg vào ngày 21/6/2013 tạiNhà hát Lớn Hà Nội.

tHtt

VăN BảN mới

Thủ tướng Chính phủ đã có Vănbản số 773/TTg-ĐMDN gửi Bộ Vănhoá, Thể thao và Du lịch về phương ánsắp xếp, tổ chức lại Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên Trungtâm Hội chợ triển lãm Việt Nam. Thủtướng Chính phủ yêu cầu Bộ VHTTDLthực hiện việc cổ phần hóa Công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viênTrung tâm Hội chợ triển lãm Việt Namphải gắn với xây dựng Trung tâm Hộichợ Triển lãm Quốc gia. Đồng thời,giao Bộ VHTTDL lập phương án cụthể báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên Trung tâm Hội chợ triển lãmViệt Nam, tiền thân là Khu Triển lãmGiảng Võ, thành lập năm 1974 với

nhiệm vụ là tổ chức triển lãm thành tựukinh tế -kỹ thuật của đất nước, các sựkiện văn hóa, xã hội của thủ đô Hà Nộivà các Bộ, ngành Trung ương, Trungtâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam(VEFAC) đã trải qua nhiều thời kỳ pháttriển, với các tên gọi: Khu Triển lãmGiảng Võ (1974- 1978), Khu Triển lãmTrung ương (1979-1982), Trung tâmTriển lãm Thành tựu Kinh tế Kỹ thuậtViệt Nam (1982-1985), Trung tâmTriển lãm Giảng Võ (1985-1989) và từngày 18/1/1989 mang tên Trung tâmHội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC).

Trong gần 40 năm xây dựng vàphát triển, VEFAC đã tổ chức thànhcông hàng trăm sự kiện lớn như: Triểnlãm thành tựu kinh tế-xã hội của Việt

Nam (diễn ra định kỳ 5 năm một lần),triển lãm truyền thống về thành tựu củacác ngành VHTTDL, Xây dựng,Thông tin và Truyền thông, Triển lãmMỹ thuật toàn quốc, SEAGAME,INDOORGAMES, Hội chợ Xuân, Hộichợ Thời trang Việt Nam, Hội chợThương mại Hà Nội...

VEFAC cũng là đơn vị đại diện choViệt Nam tham gia các cuộc Triển lãmthế giới như EXPO 2005 tại Aichi NhậtBản, EXPO 2008 tại Zaragoza TâyBan Nha, EXPO 2010 tại Thượng HảiTrung Quốc, EXPO 2012 tại Yeosu,Hàn Quốc và sắp tới là EXPO 2015Milano-Italia và thu được kết quả rấtthành công.

tHtt

Tổ chức, sắp xếp lại Trung tâm Hội chợ triển lãm

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

6 số 1029 l 20.6.2013

Chiều ngày 10/6, tại trụ sở BộVHTTDL, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đãcó buổi tiếp và làm việc với ông KimChang Il, Đại sứ đặc mệnh toàn quyềnnước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân TriềuTiên tại Việt Nam. Hai bên đã cùng nhautrao đổi về một số vấn đề liên quan đếnhợp tác phát triển du lịch giữa hai nước.

Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởngHồ Anh Tuấn và ông Kim Chang Il đồngkhẳng định, mối quan hệ hợp tác giữaViệt Nam - Triều Tiên được Chủ tịch HồChí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thànhvun đắp và có bề dày lịch sử hơn 60năm. Ngày nay, mối quan hệ ấy vẫn

không ngừng được mở rộng và nângcao. Hai nước đã ký kết Chương trìnhtrao đổi văn hóa giai đoạn 2012-2014;hàng năm vào tháng 4, các đoàn nghệthuật của Việt Nam đã sang và biểu diễntại Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm ngàysinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành…

Tuy nhiên, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấnvà ông Kim Chang Il cũng cho rằng,mặc dù quan hệ hợp tác giữa hai nướcđã có nhiều phát triển nhưng vẫn cònmột số hạn chế nhất định, đặc biệt là hợptác về du lịch. Lượng khách du lịch hàngnăm của hai nước còn khá khiêm tốn,chưa tương xứng với tiềm năng.

Đại sứ Kim Chang Il mong muốntrong thời gian tới, với những kinhnghiệm trong công tác quản lý du lịch,và với hệ thống các công ty, doanhnghiệp du lịch lớn, Việt Nam sẽ hỗ trợvà phối hợp Triều Tiên tổ chức các tour,tuyến du lịch để tăng lượng khách dulịch giữa hai nước.

Ủng hộ các đề xuất của Đại sứ KimChang Il, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấnkhẳng định, Bộ VHTDL sẽ giao Tổngcục Du lịch phối hợp với Tổng cục Dulịch của Triều Tiên để xây dựng chươngtrình hợp tác cụ thể.

tHtt

Ngày 10/6, Văn phòng Chính phủđã ban hành Văn bản số 4679/VPCP-KGVX về việc xây dựng Kế hoạch tổchức các hoạt động kỷ niệm 60 nămChiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2014). Phó Thủ tướng giao BộVHTTDL chủ trì, phối hợp với BanTuyên giáo Trung ương, Bộ Quốcphòng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên,các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tưvà các cơ quan thành viên Ban Tổ chứckhẩn trương xây dựng Kế hoạch tổchức các hoạt động kỷ niệm 60 năm

Chiến thắng Điện Biên Phủ, trình PhóThủ tướng trước ngày 15/7/2013.Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đãquyết định thành lập Ban Tổ chức cấpquốc gia kỷ niệm 60 năm Chiến thắngĐiện Biên Phủ do đồng chí NguyễnThiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, PhóThủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.

Theo dự kiến của tỉnh Điện Biên vềhoạt động chào mừng Kỷ niệm 60 nămngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ(7/5/1954-7/5/2014), Lễ kỷ niệm vớiquy mô cấp quốc gia sẽ diễn ra vào

sáng ngày 7/5/2014.Trong khuôn khổ chương trình kỷ

niệm, dự kiến nhiều hoạt động về vănhóa, thể thao, du lịch sẽ được tổ chứcnhư: Hội thi tuyên truyền lưu độngtoàn quốc tại tỉnh Điện Biên với chủđề “Về với Điện Biên”; Hội thi kểchuyện theo sách với chủ đề “Âmvang Điện Biên”; Tuần phim quốc giavề Điện Biên Phủ; Phát động sáng táccác tác phẩm văn học nghệ thuật vềĐiện Biên Phủ...

tHtt

Ngày 10/6, Bộ VHTTDL đã cóQuyết định số 2123/QĐ-BVHTTDLthành lập Ban Chỉ đạo Liên hoan Hợpxướng quốc tế lần thứ 3 tại thành phốHội An và phục vụ “Festival di sảnQuảng Nam” do Thứ trưởng BộVHTTDL Hồ Anh Tuấn làm Trưởngban. Theo Quyết định, ông Trần MinhCả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh QuảngNam là đồng Trưởng ban; ôngNguyễn Đăng Chương, Cục trưởngCục Nghệ thuật biểu diễn, Phó Trưởngban Thường trực; các ông Đinh Hải,Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng

Nam, ông Lê Văn Giảng, Chủ tịchUBND TP Hội An là Uỷ viên.

Được tổ chức trong khuôn khổ"Festival Di sản Quảng Nam" lần thứ5 - 2013, Liên hoan Hợp xướng quốctế lần thứ 3 sẽ diễn ra từ ngày 19 -23/6 tại hội trường khu nghỉ mát biểnHội An. Lễ khai mạc sẽ diễn ra lúc20h ngày 19/6 tại Vườn tượng AnHội, thành phố Hội An. Đây là lần thứ2 Hội An tổ chức Liên hoan Hợpxướng quốc tế sau lần đầu tiên vàonăm 2011. Tuy nhiên, so với hai lầntổ chức trước, năm nay có 14 đoàn

hợp xướng đến từ 7 quốc gia và vùnglãnh thổ: Indonesia, Hàn Quốc,Australia, Đài Loan, Malaysia, Mỹ vàViệt Nam. Trong đó,, đại diện củaViệt Nam là Đoàn Hợp xướng Trungtâm văn hóa tỉnh Quảng Nam, ĐoànHợp xướng Thiếu nhi Hội An vàĐoàn Hợp xướng Công giáo Hội An.Các đoàn sẽ tham dự các nội dung thigồm: Hợp xướng thiếu nhi và thanhniên, hợp xướng hỗn hợp, hợp xướngnữ, thánh ca, hợp xướng quốc tếđường phố và dân ca.

Duyên trần

Hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thành lập Ban Chỉ đạo Liên hoan Hợp xướng quốc tế lần 3

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tiếp Đại sứ Triều Tiên

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

7số 1029 l 20.6.2013

quản lý nhà nước

Để quản lý và bảo vệ tốt hệ thống ditích trên toàn quốc, từ năm 2010 đếnnay, ngành văn hóa, thể thao, du lịch 63tỉnh, thành đã đẩy mạnh triển khai côngtác lập quy hoạch hệ thống di tích, tiếnhành tổng kiểm kê toàn bộ di tích hiệncó để có số liệu đầy đủ về di tích trênđịa phương mình. Trong tổng số 34 ditích quốc gia đặc biệt, 20 di tích đã cóquy hoạch tổng thể được Thủ tướngChính phủ phê duyệt, 05 di tích đangxây dựng và trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt quy hoạch. Các hoạt độngquy hoạch khảo cổ và cắm mốc biêngiới bảo vệ di tích đã và đang đượcUBND cấp tỉnh triển khai nhằm gópphần ngăn chặn việc xâm hại di tích.....

Bên cạnh những thành tựu đã đạtđược, công tác bảo vệ và phát huy giátrị di tích thời gian qua vẫn còn bộc lộnhững hạn chế như: việc chấp hànhpháp luật về di sản văn hóa ở một số địaphương còn chưa nghiêm dẫn đến mộtsố vụ việc vi phạm như trường hợp ởchùa Trăm Gian và đình Ngu Nhuế...Mô hình quản lý di tích cũng còn nhiềubất cập, trong đó, việc quản lý nguồnthu, tiền công đức cũng như giải quyết

vấn đề giữa bảo tồn di tích với xây dựngcông trình mới đáp ứng nhu cầu tínngưỡng, tôn giáo là vấn đề hết sức phứctạp, nhạy cảm.

Theo PGs, Ts Lưu Trần Tiêu, di sảnlà tài sản đặc biệt, có giá trị lớn nhưngmong manh, dễ bị xâm hại nên xuhướng của thế giới là nâng cao vị thế,tính chuyên môn, chuyên nghiệp củabảo tồn di sản. Di sản của các quốc giađều do Trung ương quản lý mà cơ quanchuyên môn, như Cục Di sản văn hóalà nòng cốt. Sở VH, TT và DL các tỉnh,thành phố cần lập hội đồng tư vấn đểtránh tùy tiện trong tu bổ, trùng tu ditích. Với những người làm trong lĩnhvực di sản, họ phải sống được bằngchuyên môn của mình thì mới toàn tâmtoàn ý với bảo tồn di sản. “Cần thànhlập cảnh sát riêng cho lĩnh vực di sảnvăn hóa.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên khẳng định: Đểnâng cao chất lượng công tác quản lývà phát huy giá trị di tích, đề nghị CụcDi sản văn hóa phối hợp với các cơquan chức năng của Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch tiếp tục rà soát và hoàn

thiện hệ thống các văn bản quy phạmpháp luật về quản lý di tích, kịp thờiđiều chỉnh, bổ sung trong những nămtiếp theo. Đồng thời, kiện toàn tổ chứcbộ máy về quản lý di tích ở các cấp đểthực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệmvụ; đẩy mạnh phân cấp để nâng caotrách nhiệm của các cấp chính quyềnđịa phương trong việc quản lý di tích.

Thứ trưởng nhấn mạnh, trong năm2013, cần thực hiện tốt công tác phốihợp liên ngành, đặc biệt là ngành Giáodục trong các hoạt động phong trào thiđua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”, tập trung vào nộidung chăm sóc các di tích lịch sử, vănhóa, cách mạng kháng chiến ở địaphương. Thứ trưởng lưu ý Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành tổchức Ngày Di sản văn hóa Việt Nam –Ngày về nguồn 23/11 hằng năm vớinhiều hoạt động thiết thực về bảo vệ,phát huy giá trị di sản văn hóa nóichung và quản lý di tích nói riêng. Tăngcường các hoạt động tuyên truyền, phổbiến về giá trị di sản văn hóa, nhằmnâng cao nhận thức của cộng đồng.

Đ.n

Nâng cao chất lượng… (Tiếp theo trang 1)

Bộ VHTTDL đã có quyết định số2119/QĐ-BVHTTDL ngày 10/6 phêduyệt kế hoạch đặt hàng sản xuất 03phim truyện nhựa để phục vụ chiếuphim nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiếnthắng Điện Biên Phủ, 125 năm ngàysinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh vàtham dự Liên hoan phim quốc tế lầnthứ 3 tại Hà Nội., gồm các phim: “Nhàtiên tri” của Nhà biên kịch HoàngNhuận Cầm - đơn vị đặt hàng sản xuấtphim là Công ty TNHH Một thành viênhãng phim truyện Việt Nam; “Mỹnhân” của tác giả Văn Lê - đơn vị đặthàng sản xuất phim là Công ty TNHHMột thành viên Phim Giải Phóng;“Những đứa con của làng” của tác giả

Phạm Dũng - đơn vị đặt hàng sản xuấtphim là Công ty TNHH Một thành viênNam Phương (Hongngat film).

Bộ VHTTDL giao Vụ Kế hoạch,Tài chính hoàn chỉnh các thủ tục trìnhBộ Tài chính xem xét, cấp Dự toánkinh phí ngân sách NSTW năm 2013đã được bố trí để thực hiện đặt hàngsản xuất phim và làm đầu mối trongviệc phối hợp với các Bộ, ngành cóliên quan. Cục Điện ảnh làm Chủ đầutư Dự án sản xuất 03 bộ phim truyệnnhựa: “Nhà tiên tri”; “Mỹ nhân”;“Những đứa con của làng”. Căn cứvào tổng dự toán sản xuất 03 phim đãđược phê duyệt, tiến hành ký hợpđồng nguyên tắc với các đơn vị sản

xuất phim để trình các cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền bố trí kinhphí thực hiện và phối hợp với các cơquan, đơn vị có liên quan thực hiệnđặt hàng sản xuất phim theo đúng cácquy định hiện hành.

03 đơn vị sản xuất phim được nhànước đặt hàng chịu trách nhiệm phốihợp với các cơ quan, đơn vị có liênquan và tổ chức sản xuất 03 bộ phimtheo đúng nội dung kịch bản, Tổng dựtoán kinh phí sản xuất phim đã đượcphê duyệt, đảm bảo chất lượng, đúngtiến độ và đúng các quy định hiện hành.

H.P

Đặt hàng sản xuất 3 phim truyện nhựa

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

8 số 1029 l 20.6.2013

quản lý nhà nước

Sáng 11/6, tại Đại học Văn hóa HàNội, Bộ VHTTDL đã tổ chức lễ ra quânhưởng ứng “Tháng hành động, phòng,chống ma túy” năm 2013. Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái đã tới dự.

Trong điều kiện Việt Nam và thế giớiđang chịu ảnh hưởng sâu sắc của suythoái kinh tế mang tính toàn cầu thì côngcuộc phòng, chống ma tuý càng có ýnghĩa thiết thực cho lợi ích của từng giađình, từng cộng đồng và của đất nước.Phòng, chống ma tuý là góp phần giảmthiểu mức thiệt hại vật chất không đángđể xảy ra, tiết kiệm nguồn lực dành chophục hồi kinh tế, làm cho an sinh xã hộiđược phát huy, để kinh tế có cơ hội tăngtrưởng nhanh, mạnh sau suy thoái.

Phòng, chống ma tuý ngày nay đang

được hiểu là vấn đề nhân đạo, đang đượcthực hiện bằng nhiều giá trị nhân văn sâuxa. Dùng cảm hóa, giáo dục là chính, lấygiúp đỡ chia sẻ làm trọng, chỉ sử dụngrăn đe phòng ngừa khi thật cần thiết đểphối hợp bổ trợ kịp thời, đó là liệu pháptốt nhất để phòng, chống ma tuý có hiệuquả trong điều kiện hiện nay.

Phát biểu tại lễ phát động, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh,trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ củamình, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo toànngành tổ chức nhiều hoạt động thiết thựcnhằm tuyên truyền phòng, chống ma tuývà lồng ghép công tác phòng chống matuý với phong trào toàn dân xây dựngđời sống văn hoá, xây dựng địa bàn cơsở không có tệ nạn ma tuý; huy động các

lực lượng thông tin lưu động, triển lãm,văn nghệ quần chúng, nghệ thuật biểudiễn, chiếu phim lưu động, thư viện cộngđồng, thể thao, du lịch và gia đình thamgia tuyên truyền phòng chống ma tuý.

Hưởng ứng đợt cao điểm phòngchống ma tuý do Thủ tướng Chính phủchỉ đạo phát động, trong thời gian tới, BộVHTTDL sẽ tiếp tục phối hợp với chặtchẽ với các Bộ, ngành, đoàn thể Trungương và các tỉnh, thành trong cả nướcđẩy mạnh và phát huy động tối đa mọinguồn lực phục vụ công tác vận độngnhân dân tham gia phòng chống ma tuý,giúp đỡ cai nghiện, phòng chống táinghiện để xây dựng môi trường văn hoá,gia đình văn hoá, cộng đồng lành mạnh,an toàn, văn minh và tiến bộ. tHtt

Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy 2013

Tỉnh Tuyên Quang hiện có111/141 nhà văn hóa xã, phường thịtrấn, 80% thôn, bản, tổ dân phố có nhàvăn hóa. Hệ thống nhà văn hóa đã gópphần nâng cao đời sống văn hóa tinhthần cho người dân các dân tộc trênđịa bàn tỉnh. Nhiều nhà văn hóa đượcngười dân đóng góp tiền, ngày công,vật liệu để sửa chữa, xây mới, muasắm trang thiết bị và hoạt động nềnnếp, chất lượng hoạt động ngày càngđược nâng cao.

Xã An Khang, thành phố TuyênQuang có hơn 1.000 hộ dân với 12thôn, bản, thành phần dân số chủ yếulà dân tộc Kinh, Tày và Cao Lan. Toànxã có 11/12 thôn có nhà văn hóa, trongđó có 4 nhà văn hóa được xây mới.Năm 2012, xã được đầu tư xây mớimột nhà văn hóa khang trang. Côngtrình có diện tích hơn 360m2, đạt quychuẩn Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,hiện nhà văn hóa xã đang trong thờigian hoàn thiện để đưa vào sử dụng.

Vài năm trước đây, nhà văn hóa củathôn Phúc Lộc B, xã An Khang đượccải tạo từ nhà kho của hợp tác xã nênxuống cấp không đảm bảo an toàn choviệc sinh hoạt của người dân. ĐượcNhà nước đầu tư cùng với sự đóng góp

của người dân, thôn Phúc Lộc B đã xâydựng được nhà văn hóa mới với diệntích 120 m2 đủ cho 100 chỗ ngồi. ÔngĐịnh Quốc Trọng - Trưởng thôn PhúcLộc B, xã An Khang, thành phố TuyênQuang cho biết: Thực hiện chươngtrình xây dựng nông thôn mới của xã,thôn được đầu tư 150 triệu đồng,người dân cũng đã tự nguyện đónghơn 70 triệu đồng để xây dựng nhà vănhóa. Trước đây, khi chưa có nhà vănhóa, mỗi khi họp thôn, hoặc tổ chứcsinh hoạt chung của thôn xóm là phảimượn nhà dân để hội họp, gây phiềncho chủ nhà và không đủ chỗ cho sinhhoạt đông người. Khi nhà văn hóađược xây dựng đã đáp ứng nhu cầusinh hoạt văn hóa của người dân trongthôn. Trung bình mỗi tháng người dânthôn Phúc Lộc 2 sinh hoạt tại nhà vănhóa 5 lần. Ngoài ra, các hoạt động tậpluyện văn nghệ, thể thao, đọc sách báo,hoà giải cũng thường xuyên được tổchức. Việc đóng góp xây dựng nhà vănhóa cũng góp phần nâng cao tinh thầnđoàn kết của người dân trong thôn,

tình làng nghĩa xóm ngày càng thêmbền chặt.

Theo Sở Văn hóa Thể thao và Dulịch tỉnh Tuyên Quang, hiện toàn tỉnhcó 1.669 nhà văn hóa thôn, bản, tổ dânphố, trong đó có 43 nhà văn hóa thônđạt quy chuẩn Bộ VHTTDL gắn vớitiêu chí xây dựng nông thôn mới.Nhiều nhà văn hóa đã được quần chúngnhân dân ủng hộ ngày công, vật liệuđóng góp mua sắm trang thiết bị tăngâm, loa đài, phông, cờ, bàn ghế. Hoạtđộng của các nhà văn hóa xã, phường,thị trấn, thôn, bản, tổ nhân dân cóchuyển biến tích cực, chất lượng hoạtđộng ngày càng được nâng cao. Cáchoạt động của nhà văn hóa cơ sở đãgóp phần tích cực trong công tác xâydựng đời sống văn hóa lành mạnh, đẩylùi các tệ nạn xã hội, thúc đẩy phát triểnkinh tế ở nông thôn; bảo tồn, phát huycác giá trị di sản văn hóa truyền thốngcủa các dân tộc, đồng thời nâng caomức hưởng thụ văn hóa tinh thần chonhân dân.

MạnH Huân

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà văn hóa khu dân cư

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

9số 1029 l 20.6.2013

Sự kiện vấn đề

Ngày 11/6, tại Hà Nội, Vụ Gia đìnhphối hợp với Báo Văn hóa tổ chức Lễphát động cuộc thi viết về “Gia đìnhhạnh phúc” và cuộc thi “Sáng tác kịchbản tiểu phẩm sân khấu tuyên truyềnphòng, chống bạo lực gia đình”. Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã tới dự.

Về cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giảinhất (10 triệu đồng), 02 giải nhì (mỗigiải 7 triệu đồng), 03 giải ba (mỗi giải5 triệu đồng), 10 giải khuyến khích(mỗi giải 1,5 triệu đồng). Ban tổ chứcnhận tác phẩm dự thi từ ngày phát độngđến hết ngày 31/01/2014; tổng kết vàtrao giải vào dịp Ngày quốc tế hạnhphúc 20/3/2014.

Thể loại kịch bản sân khấu (chèo,cải lương, kịch nói). Mỗi cá nhân dự thikhông quá 02 tác phẩm. Các sáng tácphải đảm bảo là những tác phẩm mới,

chưa công bố, dàn dựng và biểu diễndưới bất kỳ hình thức nào, tác phẩm dựthi không được vi phạm thuần phongmỹ tục của dân tộc. Kịch bản cần đạtđược những yếu tố sau: Về nội dung,phản ánh chân thực, đa dạng nhữngvấn đề về gia đình, bạo lực gia đình; đềcao các giá trị nhân văn, đời sống tinhthần cũng như phẩm cách tốt đẹp conngười Việt Nam; nêu gương các điểnhình gia đình, người tốt, việc tốt tronghoạt động phòng, chống bạo lực giađình; lên án các hành vi bạo lực giađình…

Về cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giảinhất (15 triệu đồng), 02 giải nhì (mỗigiải 10 triệu đồng), 03 giải ba (mỗi giải7 triệu đồng), 4 giải khuyến khích (mỗigiải 5 triệu đồng). Các giải thưởng kèmtheo giấy chứng nhận giải thưởng của

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Thời gian nhận tác phẩm đến ngày

15/9/2013; tổng kết, công bố tác phẩmđạt giải và trao thưởng dự kiến tháng10/2013.

Phát biểu tại lễ phát động, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái bày tỏ mongmuốn cuộc thi sẽ thu hút được sự quantâm đông đảo các cá nhân, tập thể thamgia để có thể lựa chọn được những bàiviết hay, chân thực, những tác phẩm cóchất lượng phục vụ công tác tuyêntruyền về gia đình, phòng, chống bạolực gia đình. Đồng thời qua đó, nângcao nhận thức và sự quan tâm của cộngđồng trong việc kế thừa, gìn giữ, pháthuy những giá trị tốt đẹp của gia đình,xây dựng gia đình Việt Nam no ấm,tiến bộ, hạnh phúc.

tHtt

Phát động cuộc thi viết về “Gia đình hạnh phúc”

Ngày 10/6/2013, Bộ VHTTDL đãban hành Văn bản số 2136/TB-BVHTTDL thông báo tham gia Cuộcthi sáng tác kịch bản tiểu phẩm sânkhấu tuyên truyền phòng, chống bạolực gia đình. Đối tượng dự thi bao gồmtất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trởlên trên mọi miền đất nước và kiều bàoViệt Nam ở nước ngoài, thành viênHội đồng giám khảo không được phépdự thi. Thể loại kịch bản sân khấutham dự Cuộc thi bao gồm: Chèo, cảilương, kịch nói. Mỗi cá nhân dự thikhông quá 02 tác phẩm; mỗi tác phẩmphải đính kèm mẫu Phiếu đăng ký dựthi; các sáng tác tham dự Cuộc thi phảiđảm bảo là những tác phẩm mới, chưacông bố, dàn dựng và biểu diễn dướibất kỳ hình thức nào; tác phẩm dự thikhông được vi phạm thuần phong mỹtục của dân tộc, được đánh máy vi tínhtrên khổ giấy A4, cỡ chữ 14, phôngchữ Times New Roman, dòng cókhoảng cách đơn; mỗi tác phẩm không

quá 10 trang và mỗi tác phẩm phảiđính kèm mẫu phiếu đăng ký dự thi.Nội dung kịch bản tham gia dự thi cầnphản ánh chân thực, đa dạng nhữngvấn đề về gia đình, bạo lực gia đình;đề cao các giá trị nhân văn, đời sốngtinh thần cũng như phẩm cách tốt đẹpcon người Việt Nam; nêu gương cácđiển hình gia đình, người tốt, việc tốttrong hoạt động phòng, chống bạo lựcgia đình; lên án các hành vi bạo lực giađình. Kịch bản dự thi phải giàu chấtvăn học, cốt truyện hay, bố cục chặtchẽ, nghệ thuật biên kịch sáng tạo mớilạ nhưng vẫn giữ được đặc trưng củaloại hình nghệ thuật sân khấu, sự hấpdẫn đối với khán giả, thể hiện rõ chứcnăng giáo dục dự báo, định hướng,thẩm mỹ, giải trí… Hạn cuối cùngnhận tác phẩm dự thi là ngày15/9/2013 tính theo dấu bưu điện.Tổng kết, công bố tác phẩm đạt giải vàtrao thưởng Cuộc thi dự kiến vào tháng10/2013.

Tham gia Cuộc thi, các tác giả cầnchú ý một số quy định khác, cụ thể:Tác giả tự chịu trách nhiệm về bảnquyền tác phẩm dự thi của mình theoquy định của pháp luật, Ban Tổ chứcsẽ hủy bỏ kết quả và thu hồi giảithưởng đối với tác phẩm vi phạm vàkhông chịu trách nhiệm khi có tranhchấp quyền tác giả. Mỗi tác giả chỉđược trao 01 giải thưởng; tác giả tựnộp thuế thu nhập cá nhân theo quyđịnh của Luật Thuế thu nhập cá nhân;tác phẩm đoạt giải, bản quyền thuộc vềBan Tổ chức (Vụ Gia đình, Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch).

Cơ cấu giải thưởng của Cuộc thibao gồm: 01 giải Nhất: 15 triệu đồng;02 giải Nhì: Mỗi giải 10 triệu đồng; 03giải Ba: Mỗi giải 7 triệu đồng; 04 giảiKhuyến khích: Mỗi giải 5 triệu đồng.Mỗi giải thưởng trên đều được kèmtheo Giấy chứng nhận giải thưởng củaBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hoàng Quân

Thi sáng tác kịch bản sân khấu về phòng, chống bạo lực gia đình

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

10 số 1029 l 20.6.2013

Tối 15/6/2013, tại tỉnh Tây Ninh,Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phốihợp với UBND tỉnh Tây Ninh đã tổchức khai mạc Liên hoan múa khôngchuyên toàn quốc năm 2013.

Tham gia liên hoan lần này có gần500 diễn viên, nhạc công của 18 đoànnghệ thuật múa không chuyên đến từcác các tỉnh, thành phố là Sơn La, TâyNinh, Cần Thơ, Bắc Kạn, Bình Định,Quảng Ngãi, Điện Biên, Lai Châu, Đắc

Nông, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, HàGiang, Bình Phước, Đồng Tháp, BìnhDương, Long An, Bạc Liêu và TrườngĐại học Văn hóa Thành phố Hồ ChíMinh.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, mục đíchcủa liên hoan nhằm tạo điều kiện chocác đoàn nghệ thuật giao lưu, học hỏikinh nghiệm, phát triển tài năng trong

bộ môn nghệ thuật múa, từ đó tạo nòngcốt trong phong trào văn hóa nghệthuật ở địa phương.

Liên hoan múa không chuyên toànquốc diễn ra từ ngày 15 đến 18/6 vớicác tiết mục múa dân gian, ca ngợi tinhthần yêu nước, dân tộc; giới thiệu nétđặc trưng văn hóa độc đáo của từngvùng, miền, địa phương của cả nước.

MinH HạnH

Liên hoan múa không chuyên toàn quốc năm 2013

Ngày 11/6, Tỉnh uỷ Quảng Ninh đãtổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thựchiện Nghị quyết Trung ương 5 khóaVIII về “Xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc”. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấnđã tới dự.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương5 khoá VIII ở Quảng Ninh những nămqua đã đạt được kết quả khả quan vềnhiều mặt, tạo ra một diện mạo mớicho quá trình xây dựng, phát triển, làmcho văn hóa thấm sâu vào từng khudân cư, từng gia đình, từng người,hoàn thành hệ giá trị mới của conngười Việt Nam. Các di sản văn hóatrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đượcquan tâm đầu tư tôn tạo, phát huy giátrị và trở thành sản phẩm của du lịchvới đặc trưng riêng của các địa phươngtrong tỉnh, thu hút đông đảo khách dulịch trong và ngoài nước, như: Khu di

tích Yên Tử, kỳ quan thiên nhiên VịnhHạ Long... Tính đến hết năm 2012,Quảng Ninh có 1.035 làng, khu phốđạt chuẩn văn hóa, đạt 66 %; có253.334 hộ gia đình đạt chuẩn vănhóa, đạt 85 %. Việc xây dựng gia đìnhvăn hóa khơi dậy truyền thống quêhương, gia đình, dòng họ.

Quảng Ninh đề ra nhiệm vụ đếnnăm 2015 và định hướng đến năm2020 xây dựng 4 Trung tâm bảo tồn,phát huy các giá trị văn hoá dân tộctruyền thống của 4 dân tộc: Dao, Tày,Sán Dìu, Sán Chay ở một số địaphương nhằm thực hiện mục tiêu pháttriển văn hóa, kinh tế du lịch và pháttriển đời sống dân sinh. Đồng thời, tỉnhtiếp tục đưa Nghị quyết lan tỏa mạnhhơn nữa, đi sâu vào cuộc sống, tiếp tụckhẳng định vị trí, vai trò quan trọng củavăn hóa theo tinh thần Nghị quyết Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Phát

triển văn hóa là nền tảng tinh thần xãhội, phát triển kinh tế bền vững chuyểntừ nâu sang xanh phải đồng bộ với pháttriển văn hóa, từng bước đưa văn hoátrở thành ngành công nghiệp văn hoá,công nghiệp giải trí hiện đại. Chú trọngxây dựng văn hoá nông thôn, tạo ra sựthay đổi toàn diện trong nhận thức củangười dân, quan tâm đến vấn đề vệ sinhmôi trường, đổi mới nếp sống trongmỗi gia đình, tuyên truyền giáo dục vềtư tưởng đạo đức lối sống, gắn kết chặtchẽ phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” với việc Họctập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh.

Nhân dịp này, UBND tỉnh đã traoBằng khen cho 45 tập thể, 36 cá nhânđã có thành tích xuất sắc trong 15 nămthực hiện Nghị quyết Trung ương 5khóa VIII.

tHtt

Quảng Ninh: Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TW5 khóa Viii

Trong “Tháng hành động vì trẻem”, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phươngtrên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổchức khởi công, xây dựng và đưa vàosử dụng nhiều sân chơi cho trẻ em, tạođiều kiện cho các em thiếu nhi có thêmnhiều địa điểm vui chơi, tập luyện thểdục thể thao an toàn, rộng rãi, thoángmát trong dịp hè.

Thành đoàn Hà Nội phối hợp vớihuyện Chương Mỹ khởi công xâydựng sân chơi cho thiếu nhi xã PhúNam An trên địa bàn huyện. Đây làsân chơi thứ 18 cho thiếu nhi cáchuyện ngoại thành được Thành đoànHà Nội triển khai xây dựng. Sân chơinày có diện tích khoảng 800 m2 vớisố tiền đầu tư là 150 triệu đồng cùng

sự đóng góp nhiều ngày công củađoàn viên, thanh niên trong huyện.Trước đó, Huyện đoàn Sóc Sơn phốihợp với Đoàn thanh niên Tổng Côngty Điện lực thành phố Hà Nội khánhthành sân chơi tặng thanh thiếu nhi xãHiền Ninh của huyện có tổng giá trịgần 95 triệu đồng. Các sân chơi nàylà nơi các em thiếu nhi sinh hoạt văn

Thêm nhiều sân chơi cho trẻ em trong dịp hè

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

11số 1029 l 20.6.2013

Ngày 13/6, Sở VHTTDL Hà Nội,Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Xây dựng,UBND thị xã Sơn Tây đã tổ chức Hộinghị nhằm thống nhất phương án Quyhoạch bảo tồn tôn tạo phát huy giá trị ditích làng cổ Đường Lâm. Hội nghị cósự tham gia của đông đảo các nhà quảnlý, chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhàkhoa học lịch sử.

Theo đề án, sẽ phân loại nhà ở thành4 loại: loại 1 là nhà ở có giá trị hoànchỉnh; loại 2 là di tích gốc là nhà chính,nhà phụ; loại 3 là nhà xây nhà 2 tầng từtrước khi di sản được công nhận kiếnnghị là có phương án xử lý các nhà tầngnày để đưa lại không gian di tích gốc;loại 4 là nhà xây dựng theo phong cáchmới.

Ông Phạm Hùng Cường cũng chobiết: Vùng 1 là thôn Mông Phụ cần giữtrọn vẹn cấu trúc thôn, cho phép xâydựng 1 tầng, giữ lại đình chùa, miếu vàcải tạo con đường lát gạch.

Phân loại sẽ có chính sách ứng xửkhác nhau với từng loại nhà ở. Loại 1và loại 2 cần có chính sách bảo tồn gấpvà giãn dân. Loại nhà 3 người dân cóxu hướng xin 2 tầng, đục cửa ra ngõ,dạng nhà này rất nguy hại đến việc bảovệ cảnh quan làng cổ.

Khu vực vùng 2 (4 thôn): Sau khinghiên cứu đánh giá vùng 2 thì thấyrằng giá trị tổng thể với rất nhiều giá trịquý ở cả 5 thôn. Nhưng chúng ta khôngđủ khả năng bảo tồn nguyên gốc ở cả 5thôn nên ở khu vực vùng 2 cho phépxây dựng 2 tầng, kiến trúc truyền thốnglà mái ngói, khuyến khích trồng cây

xanh phía trước công trình, không sơnmàu sặc sỡ, không để bình inox trênmái. Những nhà xây 2 tầng phải cókhoảng lùi với các ngôi nhà được xếphạng ở đường liên thôn và liên xã từ 8-15m, trong ngõ sâu tối thiểu là 3m.Khống chế chiều cao 2 tầng là 10,2m.Những nhà đã xây 3 tầng kiến nghị thấpxuống với tối đa 2 tầng.

Tuy nhiên, KTS. Lê Thành Vinh -Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích (BộVHTTDL) cho rằng: “Mục tiêu bảo tồncủa khu vực xếp hạng là rất rõ. Nhưngvấn đề đặt ra ở đây là đề xuất trong quyhoạch dường như dẫn đến xung đột sovới yêu cầu của người dân. Giờ phảilàm sao vẫn phải bảo tồn mà vẫn đápứng yêu cầu của người dân, chứ khôngthay đổi cách thức bảo tồn”.

Ông Dương Đức Tuấn- Phó Giámđốc Sở Quy hoạch kiến trúc cũng chưađồng tình với đề án và khuyến cáo, nênđề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu làmrõ hơn: việc xây dựng các ngôi nhàkhông phải đặc biệt tại vùng 1, và cácdi tích được xếp hạng trong vùng 2.

Bà Đỗ Thị Hảo - Phó Chủ tịch thịxã Sơn Tây cho biết, trong quá trìnhquản lý trật tự xây dựng có vướng 5 vấnđề, đa phần các hộ dân muốn sinh sốngtại mảnh đất họ đang sinh sống, nhu cầugiãn ra khu vực khác là ít. Theo quyđịnh Luật Di sản thì theo quyết định 68và 81 là Sơn Tây đã “vượt rào” khi cấpgiấy thỏa thuận xây dựng. Vì Sơn Tâykhông được cấp phép xây dựng với ditích được xếp hạng. Nhưng chúng tôivẫn phải vượt rào vì không có hướng

dẫn quản lý trật tự xây dựng. Nên trướcnăm 2010 có những hộ xây dựng nhưngkhông bị xử lý, kể cả tự ý xây dựng.Nếu vừa qua không phá dỡ ngôi nhà 2tầng tại ngay đầu làng thì không thể giữđược không gian làng cổ như vậy.

GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hộiđồng Khoa học Lịch sử quốc gia đồngquan điểm này. Ông cho rằng: “Thựctrạng xung đột giữa bảo tồn và pháttriển không phải do bản chất của di sản,sở dĩ tạo ra xung đột là do chính chúngta là chưa nhận thức đúng bảo tồn di sảnnhư thế nào. Nếu chúng ta bảo tồn tốtdi sản thì có ý nghĩa lớn cho cuộc sống,nó còn là nguồn tài nguyên đưa lại lợiích kinh tế. Phát triển tốt sẽ đưa lại bảotồn tốt. Chúng ta đừng trốn tránh tráchnhiệm cho rằng bảo tồn và phát triển cóxung đột”.

Tham gia ý kiến về đề án này, ôngAndo - chuyên gia Nhật Bản cho rằng:Từ kinh nghiệm ở Hội An là tiếp cậnvới người dân nhiều hơn và lắng ngheý kiến của người dân, phải có sự liên kếtvới người dân địa phương và phải xácđịnh ai là chủ của di sản. Chúng ta cầnquan tâm đến người dân Đường Lâm làchủ sở hữu của làng cổ. Người dân cầnđược tham gia và nêu ý kiến của bảnthân về vấn đề này.

Hy vọng, với sự vào cuộc của nhiềungành liên quan, chính sách cho bảo tồnvà phát triển ở Làng cổ Đường Lâm sẽđem lại lợi ích thực sự cho ngườiĐường Lâm.

H.An

Ứng xử khác nhau với từng loại nhà ở Đường Lâm

hóa, văn nghệ và các hoạt động thểdục thể thao.

Cũng trong dịp này, cán bộ, nhânviên Thành đoàn Hà Nội còn tổ chứchội thu, quyên góp ủng hộ sân chơicho thiếu nhi tỉnh Quảng Bình. Mónquà này sẽ được cơ quan thành đoànchuyển tới Tỉnh đoàn Quảng Bìnhngay trong tháng này. Song song với

việc chủ động đầu tư vốn, công sức đểxây dựng các khu vui chơi cho trẻ em,tại nhiều nơi còn thực hiện xã hội hóacông tác này. Điển hình là khu vui chơingoài trời tại công viên Cầu Giấy doUBND Cầu Giấy làm chủ đầu tư. Khuvui chơi này được quận Cầu Giấy xâydựng theo chủ trương xã hội hóa vớitổng vốn đầu tư hơn 8 tỷ đồng do 13

doanh nghiệp và 30 cá nhân tài trợ.Trước nhu cầu lớn về sân chơi chothiếu nhi, đặc biệt là vào dịp hè, việckhuyến khích nhiều cấp, ngành, cơquan, đơn vị, doanh nghiệp cùng thamgia đóng góp xây dựng khu vui chơicho trẻ em đang nhận được sự ủng hộ,hưởng ứng của toàn xã hội.

trần nguyện

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

12 số 1029 l 20.6.2013

Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ phốihợp Vụ Văn hóa dân tộc vừa tổ chứclớp tập huấn nghiệp vụ cho 103 cán bộphụ trách điểm vui chơi trẻ em các xãđặc biệt khó khăn năm 2013.

Trong thời gian từ 10/6 đến14/6/2013, các học viên được truyềnđạt các nội dung: Chủ trương, đườnglối của Đảng và pháp luật của Nhànước về văn hóa dân tộc, công tác bảotồn văn hóa dân tộc; xây dựng và duytrì hoạt động thiết chế văn hóa, thể thaoở cơ sở; phương pháp bảo tồn, giữ ginphát huy di sản văn hóa truyền thống

vùng dân tộc thiểu số; một số nhiệm vụtrọng tâm của tỉnh Phú Thọ về pháttriển văn hóa, thể thao và du lịch ởvùng núi, dân tộc thiểu số; thực hiệnnếp sống văn minh trong việc cưới,tang, mừng thọ và lễ hội; hướng dẫn tổchức phong trào thể dục thể thao trênđịa bàn xã; hướng dẫn xây dựng thưviện, phòng đọc sách ở vùng dân tộcthiểu số, xã đặc biệt khó khăn; tổ chứcmột chương trình văn nghệ ở cơ sở,hoạt động thông tin tuyên truyền cơ sở;xây dựng làng, bản văn hóa vùng dântộc thiểu số; công tác chăm sóc bảo vệ

trẻ em; những kiến thức cơ bản vềphòng chống bạo lực gia đình...

Thông qua chương trình tập huấngiúp cho các đồng chí học viên pháthuy kiến thức và kinh nghiệm đã tiếpthu được tại lớp góp phần nâng caohiệu quả trong công tác quản lý về vănhóa, thể thao và du lịch ở cơ sở; đồngthời xây dựng và làm phong phú thêmcho các hoạt động văn hóa, thể thao ởcơ sở thu hút ngày càng đông đảo quầnchúng tham gia.

QuácH SinH

Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách điểm vui chơi trẻ em

Ngày 13/6, tại Hà Nội, Ban Cố vấn,Ban Tổ chức đề án Lễ phục Nhà nướcđã họp phiên thứ I lấy ý kiến về tiêu chívà phương án tổ chức. Thứ trưởngVương Duy Biên, Phó Trưởng Ban Chỉđạo chủ trì phiên họp.

Theo ông Vi Kiến Thành, Cụctrưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh vàTriển lãm, Trưởng Ban Tổ chức, qua 3hi thảo tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP ChíMinh, Đề án đã nhận được sự quan tâmcủa các học giả là nhà nghiên cứu lịchsử, văn hoá, nghệ thuật, thời trang vànhà quản lý.

Đối với Lễ phục dành cho nữ giới,100% các ý kiến đề xuất đồng ý lựachọn áo dài làm mẫu Lễ phục Nhà nước.Đối với Lễ phục dành cho nam giới,61% đồng ý chọn phương án tổ chức

thiết kế sao cho đúng tiêu chí mang đậmbản sắc dân tộc, đơn giản, thuận tiện chongười sử dụng…; 12% ý kiến đồng ýlựa chọn sử dụng comple và 3% ý kiếnlựa chọn trang phục áo dài, khăn đónglàm Lễ phục Nhà nước; 24% là các ýkiến chưa có đề xuất cụ thể.

Ông Vi Kiến Thành cho biết thêm,với những ý kiến của các đại biểu, CụcMỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đãđề xuất tiêu chí Lễ phục Nhà nước cầnđáp ứng những yêu cầu: là trang phụcdành cho lãnh đạo các cấp Đảng, Nhànước, Chính phủ, lãnh đạo các cơ quan,tổ chức đại diện cho quốc gia sử dụngtrong các sự kiện quan trọng, các nghilễ ngoại giao trong nước và quốc tế;mang tính biểu tượng cao, là trangphục đại diện cho cộng đồng dân tộc,

mang bản sắc văn hoá Việt Nam thờikỳ hội nhập và phát triển; phù hợp vớiđiều kiện khí hậu và vóc dáng củangười Việt Nam …

Sau khi nghe ý kiến của các đạibiểu tham dự phiên họp, Thứ trưởngVương Duy Biên đề nghị Cục Mỹthuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm căn cứcác ý kiến của đại biểu để chỉnh sửa vàhoàn thiện các tiêu chí về mẫu Lễ phụcNhà nước nhằm lựa chọn chính xác,đồng thời tạo cơ hội cho các nhà thiếtkế tự do sáng tạo, thống nhất trong bàithi mẫu thiết kế phải thể hiện được 2yếu tố đó là hiện đại và truyền thống.Cần tăng cường xã hội hoá, kết hợp vớinhiều thành phần xã hội cùng tham giađể chọn được trang phục phù hợp.

VP

Họp Ban Tổ chức Đề án Lễ phục Nhà nước lần i

Triển lãm “Bộ sưu tập gốm sứ mỹthuật dân gian với nền văn minh sôngHồng” đã chính thức khai mạc tạiTrung tâm Triển lãm Mỹ thuật HảiPhòng tối 11/6. Đây là hoạt động thiếtthực chào mừng Năm du lịch quốc giađồng bằng sông Hồng - Hải Phòng2013, có ý nghĩa đối với nhân dân, dukhách và những người thích sưu tầmtượng gốm.

Triển lãm trưng bày hơn 300 tác

phẩm tượng gốm sứ có niên đại từ hàngtrăm đến hàng ngàn năm với chất liệuđất sét đặc đỏ, đất thó và gốm thô thờitiền sơ sử.

Bộ sưu tập cho người xem thấyđược cách tổ chức cuộc sống của tổ tiênta từ thời xa xưa trên lưu vực sôngHồng thông qua các hình tượng ngườivới các tư thế khác nhau như bơithuyền, đánh trống, chiến đấu.

Các bức tượng còn thể hiện tinh

thần đoàn kết chiến đấu chống giặcngoại xâm; tiêu diệt và thuần hóa thúdữ, bảo vệ cộng đồng và các hình tượngphụ nữ thời xa xưa như phụ nữ giã gạo,địu con trên lưng tay cầm bình gốm…

Các bức tượng gốm cũng thể hiệnsắc nét những sinh hoạt phồn thực,những khoảnh khắc vui chơi, ca hát củangười dân sống trên lưu vực sôngHồng.

Đ.n

Triển lãm gốm sứ mỹ thuật dân gian với nền văn minh sông Hồng

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

13số 1029 l 20.6.2013

Trại sáng tác ảnh nghệ thuật khuvực Nam Trung bộ và Tây Nguyên đãkhai mạc sáng 17/6, tại Bình Định.

Trại sáng tác diễn ra từ ngày 16 đếnngày 22/6 với sự tham gia của 58 nghệsỹ nhiếp ảnh là hội viên Hội Nghệ sỹnhiếp ảnh Việt Nam đến từ 10 tỉnh,thành phố trong khu vực và 26 nghệ sỹhội viên Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnhBình Định. Ngoài ra, trại sáng tác còncó sự góp mặt của nhiều nghệ sỹ, cộngtác viên không chuyên và người đammê nghệ thuật nhiếp ảnh.

Trong 2 ngày 17-18/6, các nghệ sỹnhiếp ảnh sẽ trao đổi, trau dồi về kiếnthức nhiếp ảnh; vai trò, hoạt động củaHội Nghệ sỹ nhiếp ảnh trong đời sống;đời sống nhiếp ảnh nghệ thuật hiện đại…Từ ngày 19 đến 20/6, các nghệ sỹ đi sángtác thực tế tại các địa phương trong tỉnhBình Định. Ngày 21/6, Ban tổ chức sẽtriển lãm những ảnh nghệ thuật tiêu biểuvà chấm giải ảnh được sáng tác trongthời gian diễn ra trại sáng tác.

Bình Định là địa phương có bề dàylịch sử, nhiều di tích, trầm tích văn hóa

bậc nhất khu vực Nam Trung bộ vàTây Nguyên được hun đúc, cô đọngqua chiều dài lịch sử và chiều sâu vănhóa lâu đời. Do đó, vùng đất võ đượcxem là nơi có rất nhiều mảng đề tài đểcác nghệ sỹ khai thác. Phó Chủ tịchUBND tỉnh Bình Định Mai ThanhThắng hy vọng qua trại sáng tác lầnnày, với góc nhìn của những nghệ sỹnhiếp ảnh sẽ cho ra đời những tácphẩm nghệ thuật đặc sắc về con ngườivà quê hương Bình Định.

Huy Long

Ngày 17/6, tại Quảng Ninh, Cơquan phụ nữ Liên hiệp quốc (UNWomen) và UBND tỉnh Quảng Ninhđã phối hợp tổ chức Hội thảo " Thamvấn nâng cao năng lực cho mạng lướicủa Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyềnphụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC) tạiViệt Nam, khu vực phía Bắc".

Các tham luận tại Hội thảo đã cậpnhật và chia sẻ thông tin về kế hoạchcủa ACWC; vấn đề nhân quyền trongASEAN; chia sẻ những kinh nghiệmtốt về bình đẳng trong giáo dục và y tế,phòng chống bạo lực đối với phụ nữ vàtrẻ em, phòng chống buôn bán người;

thảo luận vai trò của ACWC và cácmạng lưới về phụ nữ và trẻ em trongviệc hỗ trợ thực hiện các Kết luận cuốicùng của Ủy ban Xoá bỏ các hình thứcphân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)và Ủy ban Công ước quyền trẻ em(CRC); đóng góp ý kiến dự thảo Tuyênbố ASEAN về phòng chống bạo lựcđối với phụ nữ và trẻ em.

Bà Amarsanaa Darisuren, chuyêngia về CEDAW và nhân quyền từ Vănphòng khu vực Châu Á – Thái BìnhDương của Cơ quan phụ nữ Liên hiệpquốc cùng các đại biểu của Việt Nam vàcác cơ quan, tổ chức nước ngoài liên

quan đã thảo luận, trình bày nhữngthông tin cập nhật nhằm tăng cườngnăng lực hiểu biết về những quyền củaphụ nữ, trẻ em trong ASEAN và trên thếgiới; đưa ý kiến về xây dựng và hoànthiện Điều khoản tham chiếu của Mạnglưới hoạt động tại Việt Nam của Ủy banASEAN về Thúc đẩy và bảo vệ quyềnphụ nữ và trẻ em. ACWC hiện có 20 đạidiện về quyền phụ nữ và trẻ em từ 10nước thành viên ASEAN. Cho tới nay,ACWC đã tổ chức 7 cuộc họp nhằm xácđịnh các nguyên tắc hoạt động, lĩnh vựcvà hoạt động ưu tiên trong giai đoạn2012 -2016. Hải PHong

Hội thảo về bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN

Trại sáng tác ảnh nghệ thuật Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Sau 5 ngày thi đấu sôi nổi, chiều15/6, Giải trẻ - thiếu niên Judo toànquốc 2013 đã kết thúc. Đoàn thành phốHồ Chí Minh giành giải nhất toàn đoànvới 9 huy chương vàng, 7 huy chươngbạc và 7 huy chương đồng; giải nhìthuộc về đoàn Bến Tre và giải ba thuộcvề đoàn Bạc Liêu. Đoàn chủ nhà HảiPhòng xếp thứ 5 toàn đoàn với 4 huychương vàng, 4 huy chương bạc và 12huy chương đồng.

Xét về thứ hạng của ba đội dẫn đầuở từng lứa tuổi, ở lứa tuổi 16-19, đoàn

thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ nhất,đoàn Bến Tre xếp thứ 15 và đoàn BạcLiêu xếp thứ 18. Ở lứa tuổi 14-15, 10-11, 12-13, đoàn Hồ Chí Minh xếp thứ3, đoàn Bến Tre xếp thứ nhất và đoànBạc Liêu xếp thứ 2.

Giải trẻ - thiếu niên Judo toàn quốc2013 được tổ chức nhằm phát độngphong trào tập luyện môn Judo và đánhgiá chất lượng công tác đào tạo vậnđộng viên Judo của các đơn vị, trên cơsở đó tuyển chọn vận động viên trẻxuất sắc bổ sung cho đội tuyển trẻ quốc

gia. Tham dự giải năm nay có gần 400cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài vàvận động viên của 25 đội tuyển gồm:Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ĐàNẵng, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu,Bạc Liêu, Bắc Giang, Bến Tre, BìnhDương, Bình Phước, Bình Thuận,Đồng Tháp, Gia Lai, Hậu Giang,Khánh Hòa, Lâm Đồng, Phú Thọ, SócTrăng, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế,Trà Vinh, Bộ Công an, Quân đội, BộGiáo dục – Đào tạo và thành phố HảiPhòng. Các vận động trẻ đoạt huychương vàng tại giải sẽ được phongvận động viên cấp I quốc gia.

Vũ MinH

Đoàn TP Hồ Chí minh dẫn đầu Giải trẻ -thiếu niên Judo toàn quốc 2013

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

14 số 1029 l 20.6.2013

Ngày 16/6, Bảo tàng Lịch sử quốcgia Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàmgiới thiệu bộ sưu tập bảo vật Hoàngcung triều Nguyễn đến với đông đảosinh viên. Đây là hoạt động khoa họcthường xuyên của Bảo tàng nhằm tạosân chơi văn hóa cho thế hệ trẻ, nhấtlà sinh viên các trường trên địa bànHà Nội, giúp các em tìm hiểu, khámphá tri thức văn hóa, lịch sử; gópphần nâng cao lòng tự hào dân tộc,tình yêu quê hương đất nước.

Tại cuộc tọa đàm, các sinh viênđã được nghe giới thiệu khái quát vềcác bộ sưu tập bảo vật hoàng cungtriều Nguyễn đang được lưu giữ, bảoquản tại Bảo tàng Lịch sử quốc giaViệt Nam. Hiện Bảo tàng đang lưugiữ số lượng lớn hiện vật hoàngcung, chủ yếu là đồ dùng của vua vàhoàng tộc triều Nguyễn. Các hiện vậtnày chủ yếu được làm từ vàng, ngọc,bạc với các thể loại đa dạng, phongphú, đặc biệt là các bộ sưu tập mũ,kiếm, ấn, đồ dùng trong hoàng cung,kim sách... Đây đều là những bảo vậtvô giá, chứa đựng những giá trị lịch

sử phong phú, phản ánh tài nghệkhéo léo của các nghệ nhân cungđình trong các thời đại.

Cũng trong cuộc tọa đàm, cácchuyên gia cũng cung cấp thông tinchi tiết về công tác phục hồi, tu sửabảo vật hoàng cung. Cụ thể là trườnghợp phục hồi 4 chiếc mũ đại triều,mũ tế giao của các vị vua triềuNguyễn. Đây được coi là công việcđặc biệt khó khăn, thách thức lớn đốivới Bảo tàng bởi khi tiếp nhận cáchiện vật này đều đã bị hư hỏng, biếndạng nhiều do bảo quản không đúngcách. Bốn chiếc mũ đã bị gãy vụn,lẫn vào nhau, rất khó phân biệt. Sauthời gian dài tỷ mỷ phân tích, nhậndạng, các chuyên gia của Bảo tàngđã thu được hơn 2.100 chi tiết cácloại bằng vàng, đá, sợi... Thời gianphục hồi 4 chiếc mũ là 2 năm, khôngchỉ có các cán bộ của Bảo tàng Lịchsử quốc gia mà còn có sự tham gia,trợ giúp đắc lực của các nghệ nhân,chuyên gia bảo tàng, chuyên gianghiên cứu lịch sử. Đến nay, 4 chiếcmũ đã được phục dựng đảm bảo

giống với nguyên gốc nhất... Đến nay, các bảo vật hoàng cung

triều Nguyễn vẫn luôn là bí ẩn với đasố công chúng, họ đều có mongmuốn được chiêm ngưỡng, tìm hiểucác hiện vật quý này, nhất là vớinhững người đam mê lịch sử, vănhóa dân tộc. Do đó, thời gian qua,Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng đãlựa chọn, giới thiệu một phần cácbảo vật này đến công chúng trongnước, bạn bè quốc tế nhiều chuyênđề như: "Bảo vật hoàng cung", "Cổngọc Việt Nam"; "Rồng trên cổvật"... Tháng 7/2013 tới đây, Bảotàng sẽ tiếp tục trưng bày chuyên đềvề kim sách của hoàng cung triềuNguyễn. Bên cạnh đó, Bảo tàng cũngtiếp tục hợp tác với bạn bè quốc tế đểgiới thiệu rộng rãi những bảo vật nàyđến với đông đảo công chúng quốctế... Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũngđang tiến hành dự án giải mã các văntự chữ Hán trên các hiện vật thuộc bộsưu tập bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn.

yến nHi

Hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiếnthắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2014), ngày 13/6/2013, tại HàNội, UBND tỉnh Điện Biên phối hợpvới Trung ương Hội Cựu chiến binhViệt Nam tổ chức phát động hiếntặng hiện vật, kỷ vật, tư liệu, tàiliệu... liên quan đến Chiến dịch ĐiệnBiên Phủ.

Cuộc vận động nhằm khuyếnkhích, động viên các cựu chiến binh,cựu thanh niên xung phong, cựu dâncông hỏa tuyến, thân nhân gia đìnhthương binh liệt sĩ đã từng trực tiếptham gia chiến đấu, phục vụ chiếnđấu trong Chiến dịch Điện Biên phủtrong cả nước, cộng đồng người Việt

Nam ở nước ngoài và bạn bè quốctế... hiến tặng hiện vật, kỷ vật, tưliệu, tài liệu liên quan đến Chiếndịch Điện Biên Phủ cho Bảo tàngChiến thắng lịch sử Điện Biên Phủlưu giữ, trưng bày và phát huy giá trị.Qua đó, nhằm tôn vinh đúng tầm ýnghĩa to lớn của sự kiện lịch sử, triân những thành tích, sự cống hiến vàhy sinh của những con người đã làmnên chiến thắng, tăng thêm ý nghĩagiáo dục truyền thống yêu nước vàlòng tự hào cho các thế hệ con dânViệt Nam hôm nay và mai sau.

Các tổ chức, cá nhân hiến tặnghiện vật, kỷ vật, tư liệu... gửi về Bảotàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên

Phủ (số 3, phường Mường Thanh,Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh ĐiệnBiên). Ban Vận động thực hiện tiếpnhận kỷ vật, hiện vật, tài liệu... sẽcấp giấy chứng nhận cho các tổchức, cá nhân có các kỷ vật, hiệnvật... hiến tặng. Những kỷ vật hiếntặng có giá trị đặc biệt sẽ được SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhĐiện Biên tặng giấy khen và có chếđộ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Ban Vận động hiến tặng dự định sẽtổng kết và trưng bày những hiện vật,tài liệu... được hiến tặng tại Bảo tàngChiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

n.tHAnH

Giới thiệu bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn

Hiến tặng hiện vật, tư liệu liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

15số 1029 l 20.6.2013

Hội thảo do Viện Âm nhạc ViệtNam tổ chức chiều 11/6. Tham dự cóthứ trưởng Bộ VHTTDL Vương DuyBiên, lãnh đạo học viên âm nhạc quốcgia Việt Nam, Viện Âm nhạc ViệtNam, đại diện các Sở VHTTDL có disản Then va nhiều nhà nghiên cứu âmnhạc dân gian.

Các tham luận và phát biểu của cácđại biểu đã đề cập đến nhiều khía cạnhcủa di sản văn hoá then các dân tộc TàyNùng Thái như: "Hát Then của ngườiThái Tây Bắc”; "Lễ cấp sắc của thentày Bắc Cạn"; "Nhận diện then-nhìn từchức năng và những bước chuyển hoácủa nó"; "Then sân khấu kể chuyệnbằng âm nhạc”; "Văn hoá tín ngưỡngThen của các cư dân Tày- Thái"; "Đặcđiểm nội dung, nghệ thuật Then Tày ở

Tuyên Quang"; "Vai trò, đặc trưng vàsự đa dạng các hình thức trình diễn củaâm nhạc trong Then người Tày,Nùng"...

Theo thống kê của nhà nghiên cứuVi Thị Tỉnh, PGĐ Bảo tàng tỉnh BắcGiang, Then có một số lượng nghi lễrất đa dạng, gắn liền với cuộc sốngthường nhật của con người, chẳng hạn:Lễ then cầu yên thực hiện vào dịp nămmới, lễ then giải hạn, lễ then mừng nhàmới, lễ then gửi con, lễ then mừng sinhnhật, lễ then chữa bệnh, lễ then dùngtrong tang ma, lễ cúng chuộc hồn, cúngtổ tiên, cắt tiền duyên, cầu cái hái hoa.. . Ngoài những nghi lễ chính dành chocộng đồng kể trên, còn có nhiều nghilễ chuyên biệt thường được tổ chức tạinhà các thầy Then. Sự độc đáo, đa dạng

trong nghi lễ và những giá trị nghệthuật tổng hợp đạt đến trình độ chuyênnghiệp của Then là điều được đông đảocác đại biểu tham gia Hội thảo thừanhận. Những băn khoăn được đặt ra tạiHội thảo là việc khoanh vùng, tìm ranhững phạm vi, nội dung phù hợp củadi sản Then để đưa vào Hồ sơ trìnhUNESCO.

Cùng với Hội nghị kiểm kê về disản Then vừa được tổ chức tại TuyênQuang, đây là một hoạt động tiếp theomà Viện Âm nhạc Việt Nam tổ chứcnhằm chuẩn bị cho việc xây dựng hồsơ quốc gia về di sản Then đệ trình lênUNESCO ghi danh vào danh sách Disản văn hoá phi vật thể đại diện củanhân loại vào năm 2015.

Đ.n

Được sự nhất trí của Bộ VHTTDL,UBND tỉnh Ninh Thuận quyết định tổchức "Ngày hội Văn hóa dân tộcRaglai năm 2013" từ 29 đến 31/8/2013tại huyện Bác Ái. Ngày hội sẽ thu hútsự tham gia của các tỉnh có đông đồngbào dân tộc Raglai sinh sống, gồm:Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận,Lâm Đồng.

Theo kế hoạch, Ngày hội văn hóadân tộc Raglai năm 2013 sẽ diễn ranhiều hoạt động như: Thi dựng nhàsàn, cây nêu; trình diễn nghệ thuật dân

gian; triển lãm, trưng bày quảng bá dulịch, giới thiệu hiện vật văn hóa, sản vậtcủa địa phương và tham gia các tròchơi dân gian dân tộc Raglai.

Ngoài ra, còn có sự tham gia biểudiễn của diễn viên thuộc Nhà hát Camúa nhạc Dân gian Việt Bắc, Nhà hátCa múa nhạc Biển xanh tỉnh BìnhThuận, Đoàn Nghệ thuật tỉnh LâmĐồng, Khánh Hòa và các Đoàn Nghệthuật tỉnh Ninh Thuận trong Lễ khaimạc và các đêm diễn phục vụ nhân dântại các địa bàn trong tỉnh.

Ngày hội còn nhằm tạo dấu ấn tốtđẹp trong cộng đồng các dân tộc ViệtNam, góp phần thúc đẩy sự phát triểnkinh tế, văn hóa ở các địa phương cóđông đồng bào dân tộc Raglai sinhsống. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchtỉnh Ninh Thuận phối hợp với Hiệp hộidu lịch tỉnh đưa chương trình Ngày hộivào các tour du lịch và đưa du kháchđến tham quan huyện miền núi, vùngcao Bác Ái anh hùng.

ctV

Ngày hội văn hoá dân tộc Raglai

Hội thảo khoa học “Then Tày - Nùng - Thái xưa và nay”

Tối 16/6, tại khách sạn Becamex,thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh BìnhDương) đã diễn ra Lễ khai mạc giải vôđịch cờ vua trẻ khu vực miền ĐôngNam bộ 2013. Tham dự giải có gần120 kỳ thủ đến từ các 6 tỉnh miền ĐôngNam Bộ. Giải do Sở Văn hóa, Thể thaovà Du lịch tỉnh Bình Dương đăng caitổ chức nhằm tạo cơ hội cho các kỳ thủ

trẻ trong khu vực có dịp thi đấu cọ sát,nâng cao khả năng thi đấu cũng nhưthúc đẩy phong trào thi đấu cờ vua- bộmôn thể thao trí tuệ trong giới trẻ.

Các vận động viên thi đấu ở 2 nộidung cờ tiêu chuẩn và cờ chớp thuộc 6nhóm tuổi: U7, U9, U11, U13, U15 vàhệ đội tuyển (không phân biệt lứa tuổi)của nam và nữ. Trong đó, ở nội dung

cờ tiêu chuẩn các tay cờ thi đấu theothể thức 5 ván hệ Thụy Sĩ; mỗi vậnđộng viên được sử dụng tối đa 60 phútđể hoàn thành ván cờ. Ở nội dung cờchớp thi đấu theo thể thức 7 ván hệThụy Sĩ, mỗi vận động viên được sửdụng tối đa 3 phút, cộng thêm 2 giâycho mỗi nước đi, tính nước đi đầu tiên.

AnH tùng

Giải vô địch cờ vua trẻ miền Đông Nam Bộ

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

nhân tố mới

16 số 1029 l 20.6.2013

Ngày 16/6, Ban chỉ đạo Phong tràotoàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa tỉnh Bắc Giang đã gặp mặt vàtuyên dương 100 gia đình văn hóa tiêubiểu toàn tỉnh, đồng thời chọn ra 10 giađình tiêu biểu xuất sắc đi dự Hội nghịtuyên dương các gia đình văn hóa tiêubiểu xuất sắc toàn quốc lần thứ II năm2013 trong thời gian tới. Đây là hoạtđộng hướng tới kỷ niệm Ngày Gia đìnhViệt Nam 28/6, thể hiện sự quan tâmcủa các cấp ủy Đảng, chính quyền,đoàn thể của tỉnh đối với phong tràoxây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn;qua đó dần xóa bỏ các hủ tục, tập quánlạc hậu trong hôn nhân và gia đình;tăng cường công tác bảo vệ và chămsóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khókhăn; phòng chống các tệ nạn xã hội vàbạo lực trong gia đình; giáo dục và vậnđộng mọi gia đình tự nguyện, tự giác,tích cực thực hiện nếp sống văn minh.Các gia đình và thành viên trong mỗigia đình của tỉnh Bắc Giang đã chia sẻnhững kinh nghiệm trong nuôi dạy contốt, xây dựng gia đình no ấm, bìnhđẳng, tiến bộ, hạnh phúc; qua đó gópphần biểu dương, nhân rộng các môhình gia đình vượt khó vươn lên, giađình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học,gia đình trẻ hạnh phúc, gia đình nhiềuthế hệ chung sống mẫu mực...

6 gia đình tiêu biểu trên các lĩnh

vực của tỉnh Bắc Giang đã cùng nhautọa đàm, trao đổi, chia sẻ những kinhnghiệm hay, việc làm tốt trong xâydựng gia đình văn hóa, như gia đìnhông Nguyễn Quang Vịnh, ở thôn ĐôngKhánh, xã Tư Mại, huyện Yên Dũng làmột gia đình hiếu học, 5 năm liền đạtdanh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu.Gia đình ông Đặng Đình Chung, ở thônThanh Bình, xã Tân Thịnh, huyện LạngGiang 5 năm liền đạt gia đình văn hóatiêu biểu, kinh tế phát triển, con cáithành đạt. Gia đình ông Vi Hồng Độ, ởkhu IV, thị trấn An Châu, huyện SơnĐộng, là gia đình người dân tộc thiểu sốnhiều năm đạt danh hiệu gia đình vănhóa, kinh tế gia đình phát triển, con cáithành đạt. Gia đình ông Ngô Trọng Phúở thôn Hợp Vang, xã Bắc Lý, huyệnHiệp Hòa được nhiều người gọi là"Thày thuốc không biển hiệu", bởi ôngvà gia đình đã có nhiều đóng góp trongcông tác chăm sóc sức khỏe và giúp đỡđối với nhiều người dân địa phương cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn; gia đìnhông Đỗ Thành Đồng ở khu phố III, thịtrấn Bích Động, huyện Việt Yên có 5năm liền đạt danh hiệu gia đình văn hóa,gia đình nề nếp, con cái học hành thànhđạt, kinh tế phát triển.

Hiện Bắc Giang có gần 400 nghìnhộ gia đình, trong đó hơn 48 nghìn hộgia đình dân tộc thiểu số, hơn 50 nghìn

hộ gia đình nghèo và đã có gần 350nghìn gia đình văn hóa. Thực hiệnChiến lược phát triển gia đình của tỉnhgiai đoạn 2013-2020, Bắc Giang tậptrung thực hiện nhiều giải pháp để nângcao chất lượng hưởng thụ các dịch vụy tế, văn hóa, giáo dục của các hộ giađình, phấn đấu mỗi năm tăng 10% sốhộ gia đình được hưởng các dịch vụ hỗtrợ gia đình, hỗ trợ thành viên gia đình.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 đạt90% hộ gia đình được phổ biến, tuyêntruyền và cam kết thực hiện tốt các chủtrương, đường lối, chính sách, phápluật về hôn nhân và gia đình, bình đẳnggiới, phòng chống bạo lực gia đình,ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhậpvào gia đình, đồng thời giảm trung bìnhmỗi năm từ 15-20% hộ gia đình có bạolực gia đình, 15-20% hộ gia đình cóngười mắc tệ nạn xã hội. Ngoài ra, cácmục tiêu khác tỉnh cũng phấn đấu đạtcao như: 85% trở lên gia đình đạt tiêuchuẩn gia đình văn hóa, trong đó 25%gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc;85% hộ gia đình thực hiện chăm sóc,phụng dưỡng chu đáo ông, bà, chămsóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi connhỏ; 90% số hộ gia đình được cung cấpthông tin về chính sách, pháp luật phúclợi xã hội dành cho các gia đình chínhsách, gia đình nghèo.

M.cường

Bắc Giang: Tuyên dương 100 gia đình văn hóa tiêu biểu

Du lịch biển tại Thừa Thiên - Huếđang thu hút khách, nhất là vào cácngày nghỉ cuối tuần. Hiện ở Lăng Côhiện có 6 khu du lịch tổng hợp, 40khách sạn, nhà nghỉ hoạt động vớikhoảng 850 phòng cùng hàng chụcnhà hàng ăn uống phục vụ du khách.Từ khi Lăng Cô được công nhận làVịnh đẹp thế giới, lượng khách du lịchtăng bình quân hàng năm 25%, doanhthu tăng bình quân 12%; trong đó,

nhiều thời điểm trong mùa hè kháchđặt kín chỗ nghỉ ở khách sạn. Khu dulịch biển Lăng Cô - Hương Giang có114 phòng, cùng các dịch vụ chấtlượng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡngcủa du khách, những tháng cao điểmhè công suất sử dụng buồng, phòng đạttrên 90%.

Biển Lăng Cô với lợi thế là vịnhđẹp thế giới, có bờ biển bằng phẳng,cát mịn, nước trong xanh. Ngoài

những giá trị mà thiên nhiên đã bantặng, Lăng Cô còn có lợi thế là điểmkết nối trên con đường di sản miềnTrung từ động Phong Nha, Cố đô Huếđến phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn,nằm trên trục hành lang kinh tế ĐôngTây… .Vì thế, Lăng Cô luôn là điểmđến hấp dẫn, hết sức sôi động của dulịch Thừa Thiên - Huế. Một số khu dulịch nghỉ dưỡng cao cấp được xâydựng tại Lăng Cô hoạt động hết sức

Thừa Thiên - Huế: Phát triển mạnh du lịch biển

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

17số 1029 l 20.6.2013

nhân tố mới

Nhà văn hóa thôn bản đã và đangthực sự là mái ấm cộng đồng trong cáchoạt động văn hóa – xã hội tại xãQuang Kim nói riêng và huyện vùngbiên Bát Xát (Lào Cai) nói chung.

Già làng Vương Văn Sảng, taythoăn thoắt xếp những viên gạch vuôngvắn cho biết: “Từ ngày nhà nước hỗ trợxi măng cho xây dựng, thanh niên giúpngày công, cả bản Làng Toòng ai nấyđều phấn khởi thi đua xây dựng làngbản sạch đẹp. Còn nhà văn hóa bảncũng đã được lợp lại sau trận mưa đámấy tháng trước. Không những vậy,cán bộ xã còn huy động trai, gái trongbản quét vôi ve đẹp lắm. Giờ có gìmuốn nói với mọi người ra nhà văn hóagặp thôi, dễ hơn xưa nhiều rồi.”

Trước đây, suốt một thời gian dàinhà văn hóa các thôn, bản tại xã nàydường như “nằm ngủ”. Vì không đượcđầu tư trang thiết bị bàn ghế, loa đài,không có cơ chế cho người trông giữnên xây xong rồi để đó, rất ít khi đượcsử dụng. Không chỉ xã Quang Kim, màcả các xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai,trong giai đoạn từ năm 2001 - 2005việc xây dựng nhà văn hoá xã, thôn,bản đã không mang lại hiệu quả cao.Do địa bàn cư trú của đồng bào cách xanhà văn hóa nên không mang tính cộngđồng cao, gây lãng phí ngân sách nhànước.

Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ,

HĐND, UBND tỉnh Lào Cai đã cốgắng trong chỉ đạo, đầu tư xây dựngnhà văn hóa nhằm trả lại ý nghĩa củanhà văn hóa thôn bản là mái ấm cộngđồng trong các hoạt động văn hóa,chính trị và xã hội tại địa phương.Hiện, tỉnh Lào Cai đang chỉ đạo chínhquyền các địa phương phải chú ý tớitập quán vùng miền, dân tộc và phânbố dân cư khi xây dựng nhà văn hóa.Tính đến năm 2012, trên địa bàn tỉnhđã quy hoạch và xây dựng được 1.024nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố và20 nhà văn hóa xã, phường, thị trấn.Nguồn vốn xây dựng nhà văn hóa đượchuy động từ nhiều nguồn, bao gồmnguồn vốn chương trình mục tiêu quốcgia về văn hóa và nguồn vốn của cácChương trình 135, 167, vốn WB vànguồn vốn xã hội hóa...

Đặc biệt, để đẩy mạnh phát triển hệthống thiết chế văn hóa gắn với xâydựng nông thôn mới, năm 2013,UBND tỉnh Lào Cai đã ban hànhQuyết định số 565/QĐ-UBND phân bổvốn hỗ trợ đầu tư xây dựng 165 nhàvăn hóa thôn bản với kinh phí 4 tỷ 950triệu đồng, đang triển khai xây dựng.Đây là lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tậptrung nguồn lực lớn nhất cho xây dựngnhà văn hóa thôn bản theo tinh thầnNghị quyết Trung ương 7 gắn chươngtrình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới. Cùng với chương trình

mục tiêu văn hóa quốc gia năm 2013,dự kiến đến hết năm 2013 toàn tỉnhLào Cai xây dựng được 22 nhà văn hóaxã, phường, thị trấn; 1.191/1.689 thôncó nhà văn hóa thôn bản.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị TốUyên, Phó Giám đốc Sở VHTTDL LàoCai, do mức hỗ trợ đầu tư xây dựngnhà văn hóa thôn bản quá hạn hẹp chưađáp ứng được 30% mức đầu tư xâydựng cần thiết, còn lại chủ yếu là xã hộihóa, trong khi đó khả năng đóng gópcủa nhân dân có hạn, chỉ đạt từ 30-40%mức kinh phí xây dựng. Vì vậy, chấtlượng các nhà văn hóa thôn bản khôngđảm bảo, không đạt được theo tiêuchuẩn quy định của Bộ VHTTDL. Đểnâng cao hiệu quả hoạt động của nhàvăn hoá thôn bản, Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch đã huy động nhiềunguồn vốn khác nhau đầu tư trang thiếtbị cho các nhà văn hoá, song chủ yếulà nguồn vốn chương trình mục tiêuvăn hoá. Được biết, đến hết năm 2012,chương trình mục tiêu quốc gia về vănhoá do Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch làm chủ đầu tư đã cấp trang thiếtbị cho 723 nhà văn hoá thôn, bản vớitổng kinh phí là 2.135 triệu đồng để cácnhà văn hóa đi vào hoạt động thườngxuyên đáp ứng nhu cầu trao đổi, họctập, sinh hoạt văn hóa tinh thần chonhân dân.

V.toàn

Lào Cai: Nhà văn hóa thôn bản hoạt động có hiệu quả

hiệu quả hiện nay là: Khu nghỉ mátLăng Cô Hương Giang, Khu du lịchLăng Cô - Cố Đô, Thanh Tâm,Nirvana Spa & Resort… Lăng Cô hiệnthu hút thêm 20 dự án du lịch đã đượccấp phép với vốn đăng ký hơn 10 ngàntỷ đồng. Khu nghỉ mát Lăng Cô -Hương Giang tiếp tục đầu tư giai đoạnhai thêm 10 biệt thự với 30 phòng nghỉcao cấp hướng ra biển với tổng kinhphí thực hiện hơn 30 tỷ đồng.

Cách thành phố Huế chừng 12km,

biển Thuận An cũng là điểm đến hấpdẫn cho du khách và nhân dân trongvùng vào mùa hè. Năm nay, huyện PhúVang đã đầu tư 300 triệu đồng để nângcấp hạ tầng, hoàn chỉnh hệ thống cácđường dẫn vào bãi biển, lập bảng chỉdẫn cụ thể giúp du khách dễ dàng tìmra điểm cần đến. Các nhà hàng nằmdọc theo bờ biển cũng được nâng cấp,sửa sang khang trang, lịch sự để đónkhách. Địa phương còn bố trí đội cứuhộ túc trực thường xuyên dọc theo bờ

biển để kịp thời ứng cứu khi có tìnhhuống xấu xảy ra, đảm bảo an toàntuyệt đối cho du khách khi tắm biển.

Bên cạnh đó, Phú Vang còn mở cáctour du lịch sinh thái ven biển, đầmphá từ Thuận An về Vinh An; khai tháccác bãi biển khác trong vùng như VinhThanh, Vinh Hiền, Vinh An… tạo điềukiện thuận lợi cho du khách gần, xa cóthêm địa điểm lựa chọn trong mùa hècho chuyến du lịch biển của mình...

Hồ tHAnH

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

hợp tác quốc tế

18 số 1029 l 20.6.2013

Sáng 17/6, tại Bình Dương, Trungtâm giao lưu văn hóa Việt Nam- HànQuốc đã chính thức ra mắt và đi vàohoạt động. Đây là hoạt động thiết thựcchào mừng kỷ niệm 20 năm thiệt lậpquan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và HànQuốc (22/12/1992-22/12/2012) tại tỉnhBình Dương.

Trung tâm giao lưu văn hóa ViệtNam – Hàn Quốc được đặt tại tầng 3Nhà Thiếu nhi tỉnh Bình Dương, có diệntích 1.200m2 với 3 phòng học thẩm mỹ,1 phòng học nấu ăn, 3 phòng học tiếng

Hàn, 2 phòng làm việc của giáo viên,phòng họp, kho lưu trữ và các công trìnhphụ. Trong đó, các thiết bị, dụng cụ dạyhọc... được Viện Giao lưu văn hóa quốctế Hàn Quốc đầu tư. Trung tâm có chứcnăng tổ chức các hoạt động giao lưugiữa thanh thiếu nhi; giao lưu văn hóa,kết nghĩa giữa tỉnh Bình Dương vàthành phố Daejeon và thực hiện các hoạt

động dạy nghề, tư vấn, dịch vụ có liênquan theo quy định của pháp luật.

Tối cùng ngày tại Trung tâm Vănhóa tỉnh Bình Dương cũng diễn ra đêmgiao lưu văn hóa “Sắc màu Việt - Hàn”với các nội dung như: phố ẩm thực ViệtNam - Hàn Quốc, các trò chơi dân gianViệt Nam - Hàn Quốc, chương trình vănnghệ giao lưu… Đức Kiên

Trong khuôn khổ “Festival Di sảnQuảng Nam” lần thứ V – 2013,"Không gian Di sản văn hóa Việt Nam- Asean" sẽ được tổ chức từ 21/6-26/6/2013 tại Vườn tượng An Hội,thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam vàmột số địa điểm khác.

Với mục đích tôn vinh và phát huydi sản văn hóa dân tộc, đồng thời giớithiệu nét văn hóa đặc sắc của vùngmiền, đặc biệt Di sản văn hóa ViệtNam đã được Unecso công nhận Disản văn hóa thế giới với nhân dân cảnước và bạn bè quốc tế, "Không gianDi sản văn hóa Việt Nam - Asean"nhằm quảng bá tiềm năng văn hóa,thương mại và du lịch, liên kết pháttriển du lịch di sản văn hóa bền vững

giữa các tỉnh, khu vực, vùng miềntrong cả nước, giữa các quốc gia khuvực Asean. Giao lưu và trao đổi kinhnghiệm trong công tác quản lý, bảo tồnvà phát huy giá trị di sản văn hóa giữacác vùng miền trong nước, giữa cácquốc gia khu vực Asean, hướng tới xâydựng cộng đồng Asean 2015. Đồngthời góp phần giáo dục truyền thốngyêu nước, khởi dậy lòng tự hào vềtruyền thống văn hóa, tự tôn dân tộctrong các thế hệ người Việt Nam.

Chương trình bao gồm các hoạtđộng: Trình diễn các di sản văn hóa phivật thể và giới thiệu một số Lễ hộitruyền thống và trò chơi dân gian tiêubiểu, giao lưu văn hóa công đồng.Trưng bày, giới thiệu quảng bá sản

phẩm văn hóa, du lịch , sản vật, đặt sản,thủ công mỹ nghệ đặc trưng địaphương kết hợp trình diễn thao tácnghề truyền thống. Chương trình Lễkhai mạc, Lễ hội Carnaval, Bế mạc vàcác hoạt động khác.

Được biết, "không gian Di sản vănhóa Việt Nam - Asean" thu hút sựtham gia của 23 tỉnh thành phố: HàNội, Hà Giang, Bắc Cạn, Phú Thọ,Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh,Nam Định, Hưng yên, Ninh Bình,Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình,Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, BìnhĐịnh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, HồChí Minh, Đồng Nai, Bạc Liêu, AnGiang, Kiên Giang..

H.PЉ

Chiều 10/6/2013, tại Nghệ An,Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnhNghệ An và Hội hữu nghị Việt - Nhậtđã tổ chức khai mạc Tuần lễ Văn hóaNhật Bản nhân Kỷ niệm 40 năm thiếtlập quan hệ ngoại giao Việt Nam -Nhật Bản (1973 - 2013) và Năm hữunghị Việt - Nhật 2013 từ ngày 10 đến12/6, tại TP Vinh và huyện Nam Đàn,quê hương của cụ Phan Bội Châu.

Tuần lễ Văn hóa Nhật Bản đượctổ chức với nhiều hoạt động như:

Triển lãm trưng bày ảnh, sách báo, tàiliệu mang chủ đề đất nước, con ngườiNhật Bản, về tình hữu nghị Việt -Nhật; chiếu phim; các hoạt động giaolưu hữu nghị Việt - Nhật.

Từ nhiều năm nay, Nhật Bản lànhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư giátrị lớn tại Nghệ An. Nghệ An đã kýkết thỏa thuận với các nhà đầu tưNhật Bản để thực hiện 04 dự án đầutư với tổng vốn đầu tư lên đến 25triệu USD là nhà máy sản xuất điện

năng lượng mặt trời, nhà máy sảnxuất phụ tùng ôtô, nhà máy sản xuấtthiết bị quang điện, trường dạy nghềViệt - Nhật; đồng thời, Nghệ An đanghợp tác với Công ty Nekken SekkeiCivil Engineering Ltd lập quy hoạchtổng thể TP. Vinh đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030 và hợp tác vớiCông ty xây dựng cảng biển NhậtBản để thiết kế cảng nước sâu Cửa Lò.

Duyên trần

Ra mắt Trung tâm giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc tại Bình Dương

Tuần lễ Văn hóa Nhật Bản tại Nghệ An

Không gian Di sản văn hóa Việt Nam - Asean

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

hợp tác quốc tế

19số 1029 l 20.6.2013

Ông Đinh Quang Ngữ, Chủ tịchHiệp hội Quảng cáo Việt Nam chobiết, Đại hội Quảng cáo Châu Á 2013sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ 11 -14/11/2013 với sự tham gia của hơn1.000 đại biểu từ các quốc gia vàvùng lãnh thổ của AFAA, cùng lãnhđạo nhiều tập đoàn quảng cáo, truyềnthông, báo chí danh tiếng..

Trong chương trình của Đại hội,trên 20 diễn giả nổi tiếng thế giới sẽthuyết trình, đàm luận về thời sự kinhtế truyền thông, quảng cáo với chủđề: “Tái cấu trúc truyền thông –quảng cáo”. Từ những thông điệptrong chương trình hội thảo sẽ xâydựng niềm tin, đưa ra các giải phápphù hợp với tình hình, điều kiện mới

để thúc đẩy kinh tế và phát triển hoạtđộng truyền thông, quảng cáo ở mỗi nước.

Đối với Việt Nam, AdAsia là cơhội để các cơ quan truyền thông,quảng cáo, các doanh nghiệp tiếp cậnnhững vấn đề thời sự kinh tế, quảngcáo, truyền thông; là cơ hội giao lưuvới các đại biểu các nước và vùnglãnh thổ để xúc tiến thương mại, đầutư, du lịch… và gửi đến bạn bè quốctế thông điệp về một Việt Nam hoàbình, thân thiện, hợp tác, phát triển.

Đại hội Quảng cáo châu Á đượchình thành từ năm 1958. Đến năm2013, AdAsia đã trải qua 27 kỳ đạihội và lần đầu tiên được tổ chức tạiViệt Nam. AdAsia quy tụ nhiều đại

biểu nổi tiếng, lãnh đạo nhiều tậpđoàn truyền thông, quảng cáo, nhà tưvấn, quản trị, triết gia hàng đầu ChâuÁ và thế giới. Các kỳ AdAsia khôngchỉ thực hiện các hội thảo chuyênngành quan trọng mà là dịp thể hiệnnền văn hóa đặc sắc của những quốcgia và vùng lãnh thổ đăng cai tổchức. Hơn nửa thế kỷ hình thành vàphát triển, AdAsia đã trở thànhthương hiệu uy tín và là một trongnhững sự kiện đỉnh cao và lớn nhấtcủa ngành quảng cáo Châu Á.Chương trình tổ chức 2 năm một lần,luân chuyển qua các thành viên củaAFAA, đại diện cho quốc gia và vùnglãnh thổ đăng cai tổ chức.

n.tHAnH

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lậpquan hệ ngoại giao Pháp – Việt, đoànxiếc Chabatz d’Entrar của Pháp sẽ cóchuyến lưu diễn tại Việt Nam trongchương trình xiếc đương đại mang tên“Ở đây, bây giờ và nơi ấy”.

Chương trình sẽ diễn ra tại Nhà hátBến Thành, TP Hồ Chí Minh vào ngày20/6 và tại Nhà hát Tuổi Trẻ, Hà Nộivào ngày 22/6.

Sau thành công của hai chuyếncông diễn ở Indonesia năm 2011 và2012, đoàn xiếc Chabatz d’Entrar lạiđược mời trở lại đất nước này dàn dựng

một buổi biểu diễn xiếc cùng các nghệsĩ Indonesia. Chương trình xiếc “Ở đây,bây giờ và nơi ấy” ra đời sau 6 tuầnđoàn dựng trại tại Bandung, Indonesia.

Buổi diễn là một trải nghiệm quanhiều hình thái nghệ thuật thị giáctrong đó ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữchuyển động sẽ là điểm khởi đầu chocuộc hành trình khám phá màn biểudiễn đương đại sống động này.

Đặc biệt, khán giả sẽ được mãnnhãn trước những màn điều khiển đồvật, nhào lộn và nhạc sống một sángtạo của các nghệ sĩ Pháp.

Bên cạnh điểm nhấn là nghệ thuậtxiếc độc đáo, đoàn Chabatz còn cónhững cuộc biểu diễn lưu động và thửnghiệm biểu diễn dưới nhiều hình thứcdành tặng cho công chúng trẻ tuổi, biểudiễn trên ngựa, biểu diễn pháo hoa,kịch…

Chương trình đã được trình diễn ởngoài trời hoặc trong rạp tại nhiềuthành phố ở Indonesia trước khi đượctrình diễn ở Đông Timor và Việt Namvào tháng 6/2013 và tại Pháp vào tháng6/2014.

n.tHAnH

Xiếc Pháp ra mắt khán giả Việt Nam

Đại hội Quảng cáo Châu Á năm 2013

Ngày 16/6, giải Quần vợt năngkhiếu toàn quốc năm 2013 do Liênđoàn Quần vợt Việt Nam phối hợp vớiSở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnhNinh Bình tổ chức, đã chính thức bướcvào những trận đấu đầu tiên tại Nhà thiđấu Thể dục Thể thao tỉnh Ninh Bình.

Giải năm nay quy tụ 160 vận độngviên đến từ 21 đoàn thuộc các tỉnh,thành và các trung tâm thể dục, thể thaotrong cả nước. Các vận động viên tranh

tài ở các nội dung: đơn nam, đơn nữđối với lứa tuổi U12, U14, U16, U18và đôi nam, đôi nữ đối với lứa tuổiU16, U18.

Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt ViệtNam, Trưởng Ban Tổ chức giảiNguyễn Danh Thái cho biết: Giải Quầnvợt năng khiếu toàn quốc nằm trong hệthống thi đấu của Liên đoàn Quần vợtViệt Nam. Giải đấu nhằm tạo điều kiệncho các vận động viên trẻ có cơ hội thi

đấu cọ xát, học hỏi, trao đổi kinhnghiệm, nâng cao trình độ chuyênmôn. Đây cũng là dịp để Liên đoànQuần vợt Việt Nam đánh giá, tuyểnchọn những vận động viên xuất sắc bổsung vào đội tuyển quần vợt trẻ quốcgia, đồng thời tiếp tục định hướng pháttriển, từng bước hoàn thiện hệ thốngđào tạo quần vợt trẻ ở các địa phươngtrong toàn quốc.

nAM AnH

160 vận động viên dự Giải quần vợt năng khiếu toàn quốc 2013

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

20 số 1029 l 20.6.2013Chịu trách nhiệm

xuất bảnphAn Đình tân

Biên tậptrUng kIên, thế hùng

kIềU Anh

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

Đt: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gp - XBBt

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông ty tnhh một thành vIên

In và văn hóA phẩm

Kiên Giang hiện có 147 ditích đã được kiểm kê đưavào danh mục, trong đó có

22 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 23di tích xếp hạng cấp tỉnh, 2 di tíchđang đề nghị Chính phủ xếp hạng ditích cấp quốc gia đặc biệt là di tíchcách mạng U Minh Thượng và Trạigiam tù binh Cộng sản Việt Nam -Phú Quốc. Từ năm 2002 đến nay,tỉnh đầu tư hơn 171 tỷ đồng trùng tu,tôn tạo 40 di tích, không những bảovệ giữ gìn, phát huy giá trị các di sảnvăn hóa mà còn có ý nghĩa quantrọng trong việc giáo dục truyềnthống dân tộc, truyền thống anh hùngcách mạng cho thế hệ trẻ và phục vụtham quan, du lịch của du khách,nghiên cứu của nhà khoa học. Tỉnhđã đầu tư xây dựng nhiều tượng đài,bia tưởng niệm, kỷ niệm như: tượngđài tù binh Cộng sản Việt Nam - PhúQuốc, tượng đài chiến thắng HònĐất, tượng đài Anh hùng dân tộcNguyễn Trung Trực, danh nhân MặcCửu, Thoại Ngọc Hầu, bia kỷ niệmnơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sảnđầu tiên của tỉnh và một số bia kỷniệm nơi Tỉnh ủy đóng căn cứ trongthời kỳ kháng chiến chống Mỹ…

Công tác bảo tồn và phát huy giátrị các di sản văn hóa phi vật thể ởKiên Giang được tăng cường vớinhiều hoạt động nghiên cứu khoahọc, khảo sát, sưu tầm, kiểm kê,phân loại và tổ chức hội thảo khoahọc. Nhiều lễ hội truyền thống đượckhôi phục, nâng cấp, bảo tồn và pháthuy hiệu quả tốt như: lễ hội Anhhùng dân tộc Nguyễn Trung Trực(TP. Rạch Giá), lễ giỗ Anh hùng liệtsĩ Phan Thị Ràng - Chị Sứ (HònĐất), lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các(Hà Tiên), Ok-Om-Bok (Gò Quao),Nghinh Ong (Kiên Hải), lễ giỗ TổHùng Vương (Tân Hiệp), lễ giỗ MặcCửu (Hà Tiên) và một số lễ hội tôngiáo tín ngưỡng khác. Hàng năm,những lễ hội, lễ giỗ này tổ chức quymô, trang trọng, hình thức và nộidung phong phú mang đậm nét vănhóa dân tộc, bản sắc đặc trưng củađịa phương, thu hút hàng triệu lượtngười trong và ngoài tỉnh tham gia,nhất là du khách quốc tế. Theo SởVHTTDL Kiên Giang, tỉnh bước đầukhảo sát bảo tồn một số loại hìnhmang đậm nét đặc thù của KiênGiang như: nghề dệt chiếu Tà Niên(Châu Thành), nặn nồi đất (Hòn Đất)

và nghiên cứu phục hồi “Dây đờnRạch Giá”.

Tỉnh quan tâm đầu tư phát triểnhệ thống nhà bảo tàng, nhà truyềnthống. Bảo tàng tỉnh tổ chức sưutầm, khảo sát, khai quật, phục chếđến nay được hơn 21.000 hiện vật,tài liệu có giá trị khoa học về lịch sửvùng đất Kiên Giang, trưng bày phụcvụ khá tốt nhu cầu của khách du lịch,nhà khoa học đến tham quan, nghiêncứu… Đặc biệt, Bảo tàng Cội nguồntại huyện đảo Phú Quốc được biếtđến như một phiên bản của hòn đảongọc này. Với hơn 4.000 hiện vậtphong phú, đa dạng được trưng bày,bảo tàng tái hiện lịch sử hình thành,phát triển đảo Phú Quốc xưa và nay.

Kiên Giang tiếp tục thực hiệncông tác bảo tồn và phát huy các disản văn hóa vật thể và phi vật thể trêncơ sở tăng cường những hoạt độngnghiên cứu khoa học, khảo sát, kiểmkê, đánh giá, lập hồ sơ xếp hạng ditích. Công tác tuyên truyền, giáo dụcđược đẩy mạnh để nâng cao hơn nữaý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhândân và cộng đồng xã hội về bảo tồn,phát huy các giá trị di sản văn hóa.Những di tích lịch sử văn hóa bịxuống cấp được đầu tư trùng tu, tôntạo theo đúng quy trình, quy định củaLuật Di sản văn hóa, nhất là quản lý,kiểm soát chặt chẽ một số di tích bịxâm hại. Tỉnh tiến hành đào tạo, bồidưỡng nghiệp vụ chuyên môn sâucho đội ngũ cán bộ làm công tác bảotồn và phát huy các di sản văn hóađáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phục vụdu khách tham quan, nghiên cứu.Việc xây dựng, bảo tồn và phát huycác di sản văn hóa được thực hiệntheo phương châm: “Nhà nước vànhân dân cùng làm”, khuyến khíchcác thành phần kinh tế cùng góp sức.

t.t.n

Bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển du lịch

Khu di tích nhà tù Phú Quốc luôn thu hút đông đảo khách du lịch