toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1117

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văN Hóa, tHể tHao và du LịcH Số 1117 ngày 12/3/2015 - Tích cực quảng bá du lịch Việt Nam ở thị trường quốc tế (Tr.4) - Phê duyệt kịch bản các chương trình nghệ thuật phục vụ IPU-132 (Tr.3) - Trình UNESCO hồ sơ “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” (Tr.4) - Phục dựng một số lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số (Tr.7) Lào Cai: Nghệ thuật Xòe được công nhận là di sản văn hóa quốc gia (Tr.18) trong số nàY Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 617/BVHTTDL-VHDT hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015 đối với 15 tỉnh gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Trà Vinh, Đắk Lắk, Quảng Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Quảng Trị. (Xem tiếp trang 6) Chấm điểm công tác quản lý, tổ chức lễ hội Bắt đầu từ mùa lễ hội 2015, Bộ VHTTDL sẽ tiến hành chấm điểm công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở các địa phương. Để thực hiện việc chấm điểm này, Bộ VHTTDL đã ban hành tiêu chí và thang điểm đánh giá để các địa phương tự bình xét và gửi về Bộ để đánh giá hàng năm. Đây là điểm mới được Bộ VHTTDL kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra sự chuyển biến tích cực trong đánh giá thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội dân gian 2015. (Xem tiếp trang 2) Hội thảo khoa học “Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch” Ngày 06/3, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn phối hợp với Trường Đại học Charles De Gaulle - Lille 3 (Pháp) đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch” với sự tham dự của các chuyên gia, nghiên cứu và học giả đến từ các châu lục như Châu Á, Mỹ, Âu. Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, ngành du lịch Việt Nam đang tăng trưởng mạnh và từng bước hướng đến một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Sự phát triển du lịch đã góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm cho các tầng lớp dân cư trong xã hội. (Xem tiếp trang 7) Hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo là nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015 Phát triển hệ thống vui chơi cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

Upload: pham-viet-long

Post on 21-Jul-2015

73 views

Category:

News & Politics


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1117 ngày 12/3/2015

- Tích cực quảng bá du lịch Việt Nam ở thị trường quốc tế

(Tr.4)- Phê duyệt kịch bản các chương trình nghệ thuật phục vụ IPU-132

(Tr.3)- Trình UNESCO hồ sơ “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam”

(Tr.4)- Phục dựng một số lễ hộitruyền thống các dân tộc thiểu số

(Tr.7)Lào Cai: Nghệ thuật Xòe

được công nhận là di sản văn hóa quốc gia

(Tr.18)

trong số này

Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 617/BVHTTDL-VHDT hướng dẫnthực hiện hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi,vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về vănhóa năm 2015 đối với 15 tỉnh gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang,Hòa Bình, Lạng Sơn, Trà Vinh, Đắk Lắk, Quảng Bình, Phú Thọ, Hà Giang, CaoBằng, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Quảng Trị. (Xem tiếp trang 6)

Chấm điểm công tácquản lý, tổ chức lễ hội

Bắt đầu từ mùa lễ hội 2015, BộVHTTDL sẽ tiến hành chấm điểmcông tác tổ chức, quản lý lễ hội ở cácđịa phương. Để thực hiện việc chấmđiểm này, Bộ VHTTDL đã ban hànhtiêu chí và thang điểm đánh giá đểcác địa phương tự bình xét và gửi vềBộ để đánh giá hàng năm. Đây làđiểm mới được Bộ VHTTDL kỳvọng sẽ góp phần tạo ra sự chuyểnbiến tích cực trong đánh giá thực hiệncông tác quản lý và tổ chức lễ hội dângian 2015.

(Xem tiếp trang 2)

Hội thảo khoa học “Toàn cầu hóa du lịch và địaphương hóa du lịch”

Ngày 06/3, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gònphối hợp với Trường Đại học Charles De Gaulle - Lille 3 (Pháp) đã tổ chứcHội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Toàn cầu hóa du lịch và địa phươnghóa du lịch” với sự tham dự của các chuyên gia, nghiên cứu và học giả đếntừ các châu lục như Châu Á, Mỹ, Âu. Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, ngành du lịch Việt Nam đang tăng trưởngmạnh và từng bước hướng đến một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Sự phát triển du lịch đã góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn, tạothêm nhiều việc làm cho các tầng lớp dân cư trong xã hội.

(Xem tiếp trang 7)

Hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo là nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015

Phát triển hệ thống vui chơi cho trẻ em vùng sâu, vùng xa,

biên giới, hải đảo

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

quản lý nhà nước

2 số 1117 l 12.3.2015

Theo bộ tiêu chí này, có sáu nộidung chính là căn cứ đánh giá, chấmđiểm cho các địa phương, bao gồm:Công tác quản lý, xây dựng kếhoạch tổ chức thực hiện hằng năm(tối đa 9 điểm); quán triệt, tuyêntruyền văn bản chỉ đạo của Đảng,Nhà nước, văn bản quản lý, hướngdẫn nghiệp vụ của Bộ (tối đa 6điểm); thực hiện nếp sống văn minhtrong lễ hội (tối đa 25 điểm); đảmbảo môi trường an toàn tổ chức lễhội (tối đa 40 điểm); tổ chức cáchoạt động dịch vụ theo đúng quyđịnh của pháp luật (10 điểm) và thựchiện thanh tra, kiểm tra, kịp thời xửlý vi phạm trong hoạt động lễ hội tạicơ sở (10 điểm). Điểm tổng củathang điểm đánh giá là 100. Điểmđạt được dưới 50 là chưa hoànthành; từ 95-100 điểm là hoàn thànhxuất sắc; các mức từ 85-94 điểm và51-84 điểm được đánh giá ở cácmức độ hoàn thành tốt và hoànthành. Để việc việc đánh giá, “chấmđiểm” thực sự khách quan, mang lạihiệu quả thì ngoài sự quyết liệt, sátsao của chính quyền địa phương cònphải tăng cường công tác thanh,kiểm tra, xử lý vi phạm. Mặt khác,báo chí cũng cần nhập cuộc cùng vớiBộ VHTTDL trong công tác tuyêntruyền, giám sát và phản ánh tìnhhình thực hiện các tiêu chí này trêncác phương tiện thông tin đại chúng.

Việc ban hành tiêu chí, thangđiểm đánh giá thực hiện công tácquản lý và tổ chức lễ hội dân gianngay từ đầu mùa 2015 là xuất pháttừ nhu cầu thực tế trong công tác chỉđạo, quản lý của Bộ, các địa phươngnhằm thực hiện nghiêm túc Chỉ thịsố 41-CT/TW của Ban Bí thư vàCông điện số 229/CĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ nhằm tăng cường,nâng cao hiệu lực quản lý đối vớihoạt động lễ hội. Các mùa trước đây,

công tác quản lý, tổ chức lễ hội tạicác địa phương chủ yếu được đánhgiá bằng định tính chứ không địnhlượng. Việc triển khai chấm điểmdựa trên những thang điểm cụ thể sẽgiúp các địa phương và Bộ cơ sởđịnh lượng khi đánh giá hiệu quảquản lý, tổ chức lễ hội. Qua đó, Bộthấy được công tác tổ chức, quản lýtại các địa phương mặt nào tích cực,mặt nào cần tiếp tục điều chỉnh, tíchcực tạo chuyển biến vào mùa lễ hộinăm sau. Ban tổ chức, Ban chỉ đạocác lễ hội cần đẩy mạnh tuyêntruyền, hướng dẫn cụ thể để ngườidân nâng cao ý thức, thực hiện nếpsống văn minh khi tham gia lễ hội,nhất là trong việc đổi và sử dụngtiền lẻ tràn lan, đặt tiền lễ, giọt đầuđúng nơi quy định, hạn chế đốt vàngmã, đồ mã, giữ gìn vệ sinh chungtrong không gian diễn ra lễ hội...

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũngnêu rõ: Việc tổ chức, quản lý cáchoạt động lễ hội muốn thành công,an toàn, văn minh cần sự vào cuộccủa các cấp, các ngành chứ khôngphải chỉ là trách nhiệm của riêngngành văn hóa. Các địa phương cầntổ chức và quản lý lễ hội năm 2015theo hướng khoa học, tiến bộ, giữgìn bản sắc văn hóa dân tộc và phùhợp với điều kiện kinh tế-xã hội.

Cục Văn hóa cơ sở, đơn vị trựctiếp soạn thảo tiêu chí, thang điểmđánh giá việc tổ chức, quản lý lễ hộicho biết: Ngoài thang điểm chính,bộ tiêu chí còn có các nội dung điểmcộng, điểm trừ. Điểm cộng đượctính cho việc tổ chức đánh giá, chấmđiểm chặt chẽ, chính xác và thựchiện công tác báo cáo đúng quyđịnh; có cách làm hay, sáng tạo, độtphá trong công tác quản lý và tổchức lễ hội. Nếu lễ hội của địaphương nào được dư luận báo chíđánh giá tốt sẽ được thêm 5 điểm

cộng. Bên cạnh đó, điểm trừ bị tínhkhi địa phương không gửi báo cáohoặc báo cáo chậm, địa phương bịnêu nhiều thông tin phản ánh cácmặt trái của lễ hội... Cục Văn hóaCơ sở cũng là đơn vị chủ trì, tổnghợp định kỳ hằng năm báo cáo lãnhđạo Bộ.

Đầu mùa lễ hội năm 2015 đếnnay, ở nhiều lễ hội diễn ra nhiều hiệntượng không văn minh được phảnánh đậm nét trên các phương tiệnthông tin đại chúng, trong đó nổicộm là hiện tượng hàng trăm, thậmchí hàng nghìn, hàng vạn người,nhất là thanh niên cùng la hét, xôđẩy, giẫm đạp lên nhau tranh cướplộc khiến nhiều người ngất, bịthương. Một vấn đề khác cũng gâynhiều tranh cãi trên báo chí cũngnhư mạng xã hội là các nghi lễ dãman với động vật trong lễ hội chémlợn, chọi trâu, đâm trâu, Cầu Trâu...Trước đó, Thủ tướng Chính phủcũng đã có có ý kiến nên bỏ lễ hộikhông phù hợp với xã hội hiện tại.Cũng có nhiều ý kiến cho rằng nêncó chỉ đạo ngừng, hoặc cấm đối vớicác lễ hội có xuất hiện hiện tượngnguy hiểm, ảnh hưởng đến an ninh,uy tín, hình ảnh quốc gia. Bộ trưởngBộ VHTTDL cũng có quan điểmcho rằng: Các lễ hội mang tính chấttàn bạo, hủ tục cần phải được loạibỏ, chỉ giữ lại tiêu chí văn hóa, giátrị nhân văn. Do đó, Bộ VHTTDL đãgiao cơ quan chức năng rà soát toànbộ, nghiên cứu truyền thống lễ hội,nguồn gốc để tham mưu cho lãnhđạo. Sau khi nghiên cứu Bộ sẽ tổchức hội nghị, hội thảo để đánh giálại thực chất lễ hội, cái gì cần giữ,cái gì nên bỏ. Sau mùa lễ hội 2015,Bộ VHTTDL sẽ tiến hành xin ý kiếncủa các nhà khoa học, nhà nghiêncứu để có tiêu chí cụ thể...

trần nguyện

Chấm điểm công tác quản lý,... (Tiếp theo trang 1)

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

quản lý nhà nước

3số 1117 l 12.3.2015

Bộ VHTTDL vừa phê duyệt kịchbản các chương trình biểu diễn nghệthuật phục vụ Đại hội đồng Liên minhNghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ28/3-01/4.

Theo đó, tại Quyết định số 557/QĐ-BVHTTDL phê duyệt chương trìnhbiểu diễn nghệ thuật “Đêm Hoàngthành” phục vụ sự kiện Thủ tướngChính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phunhân chiêu đãi cấp Nhà nước nhân dịpIPU-132. Chương trình diễn ra từ 19h00đến 21h00 ngày 31/3/2015 tại Khu Ditích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.Kịch bản và Tổng đạo diễn NSND TrầnBình, với sự tham gia của các đơn vị:Nhà hát Nghệ thuật Đương đại ViệtNam, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hátMúa rối Việt Nam, Nhà hát Ca MúaNhạc dân gian Việt Bắc, Nhà hát Ca

Múa Nhạc dân tộc Bông sen TP. Hồ ChíMinh, NS Bùi Công Duy và Dàn dây,Nhóm nhạc Jazz Sông Hồng, Nhóm Cỏlạ, Nhóm F Band, Tốp Accordion Họcviện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Côngty Hồng Vân (TP. Hồ Chí Minh).

Tại Quyết định số 558/QĐ-BVHTTDL phê duyệt chương trìnhnghệ thuật “Hồn quê Việt” phục vụ sựkiện Chủ tịch Quốc hội chiêu đãi BanLãnh đạo, Ban Chấp hành IPU và kháchmời. Chương trình diễn ra từ 19h00 đến20h30 ngày 27/3/2015 tại Khu di tíchVăn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.Chương trình do NSƯT Vương DuyBiên là tác giả và đạo diễn, Nhà hát Múarối Việt Nam thực hiện.

Tại Quyết định số 559/QĐ-BVHTTDL phê duyệt chương trình biểudiễn nghệ thuật “Những sắc màu vănhóa các dân tộc Việt Nam” trong khuôn

khổ Chương trình Đêm hội đoàn kếtNghị viện. Chương trình sẽ diễn ra vàotối 29/3/2015 tại làng Văn hóa-Du lịchcác dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, SơnTây, Hà Nội. Kịch bản và Tổng đạo diễnNSND Trần Bình, với sự tham gia củacác đơn vị: Nhà hát Nghệ thuật Đươngđại Việt Nam, Hợp xướng Học viện Âmnhạc quốc gia Việt Nam, Nhà hát NhạcVũ Kịch Việt Nam, Nhà hát dân ca QuanHọ Bắc Ninh, Nhà hát Ca Múa NhạcSao Biển tỉnh Phú Yên, Nhà hát Chèotỉnh Nam Định, Đoàn nghệ thuật tỉnh HàGiang, Đoàn nghệ thuật Ca Múa Nhạcdân tộc Cao Bằng, Đoàn Ca Múa Nhạcdân tộc tỉnh Nghệ An, Đoàn nghệ nhândân tộc Thái Trắng tỉnh Lai Châu, ĐoànCa Múa Nhạc dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Câulạc bộ Thời trang Elite, Công ty PhúcThịnh (TP. Hồ Chí Minh).

Đ.AnH

Phê duyệt kịch bản các chương trình nghệ thuật phục vụ IPU-132

Bộ VHTTDL vừa có Công vănsố 688/BVHTTDL-DSVH gửi Vănphòng Chính phủ về việc xây dựngBảo tàng Khoa học quốc gia tạiĐồng Nai. Theo đó, căn cứ Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Di sản văn hóa, Quy hoạchtổng thể hệ thống bảo tàng ViệtNam đến năm 2020 và Nghị quyếtsố 46/NQ-CP về Chương trìnhhành động của Chính phủ thựchiện Nghị quyết của Hội nghị BanChấp hành Trung ương lần 6 KhóaXI về phát triển khoa học và côngnghệ, trong số 123 bảo tàng cônglập và 23 bảo tàng ngoài công lậphiện có ở Việt Nam, còn thiếu vắngBảo tàng Khoa học và Công nghệ.Việc xây dựng Bảo tàng Khoa họcvà Công nghệ với nội dung trưngbày, giới thiệu và giáo dục về

những thành tựu khoa học và côngnghệ của Việt Nam và thế giới làhết sức cần thiết. Bộ VHTTDLđánh giá cao sự tích cực, chủ độngcủa UBND tỉnh Đồng Nai đối vớiviệc triển khai công tác chuẩn bị đểthành lập bảo tàng này.

Tuy nhiên, việc xây dựng Bảotàng Khoa học và Công nghệ ViệtNam (Bảo tàng quốc gia về khoahọc và công nghệ) là một nhiệm vụlớn, nhiều khó khăn, phức tạp, nêntại Nghị quyết số 46/NQ-CP,Chính phủ đã giao cho Bộ Khoahọc và Công nghệ, Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam nghiêncứu xây dựng Đề án hình thànhbảo tàng này. Vì vậy, việc UBNDtỉnh Đồng Nai tổ chức xây dựngĐề án Bảo tàng Khoa học quốc giatại Đồng Nai trình Thủ tướng

Chính phủ là không phù hợp vớiNghị quyết nêu trên. Để thực hiệnNghị quyết số 46/NQ-CP, BộVHTTDL đề nghị Văn phòngChính phủ báo cáo Thủ tướngChính phủ xem xét, chỉ đạo BộKhoa học và Công nghệ triển khainhiệm vụ được giao tại Nghị quyếtsố 46/NQ-CP, kịp thời xây dựngĐề án thành lập Bảo tàng Khoahọc và Công nghệ Việt Nam đểtrình Thủ tướng Chính phủ xemxét, quyết định bổ sung Bảo tàngKhoa học và Công nghệ Việt Namvào Quy hoạch tổng thể hệ thốngbảo tàng Việt Nam đến năm 2020và phê duyệt Đề án thành lập Bảotàng để có cơ sở triển khai cácbước tiếp theo cho sự ra đời củabảo tàng.

H.PHượng

Xây dựng Bảo tàng Khoa học quốc gia tại Đồng Nai

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

4 số 1117 l 12.3.2015

quản lý nhà nước

Từ ngày 04-08/3, Tổng cục trưởngTổng cục Du lịch - Nguyễn Văn Tuấndẫn đầu đoàn công tác của Việt Namtham dự Hội chợ Du lịch quốc tế ITB2015 diễn ra tại Trung tâm Triển lãmquốc tế ITB (Berlin, CHLB Đức). Đây làhoạt động nằm trong Chương trình xúctiến du lịch quốc gia của du lịch ViệtNam trong năm 2015.

Tại Hội chợ, Hiệp hội Du lịch ViệtNam chủ trì, tổ chức xây dựng gian hàngtrên diện tích 135m2 (tương đương 15 giantiêu chuẩn) để giới thiệu các điểm đến, sảnphẩm, dịch vụ du lịch đặc sắc của ViệtNam đến bạn bè quốc tế. Những năm gầnđây, nhờ đẩy mạnh công tác xúc tiến,quảng bá du lịch Việt Nam đến các thịtrường mục tiêu, đặc biệt là thị trường Đứcnên lượng khách quốc tế đến Việt Namtăng đáng kể. Năm 2014, lượng kháchquốc tế đến Việt Nam đạt 7.874.312 lượt,trong đó có 142.345 lượt khách Đức, tăng45,7% so với năm 2013.

Hội chợ Du lịch quốc tế ITB 2015được đánh giá là một trong những hội chợquốc tế lớn và uy tín nhất về du lịch. Hộichợ sẽ là cơ hội để các đối tác kinh doanhgặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm;đồng thời cũng là dịp để du khách tìm hiểuvà lựa chọn điểm đến. Năm nay, Hội chợITB tiếp tục có sự tham gia của 10.096công ty lữ hành, công ty cung cấp dịch vụđặt vé trực tuyến, công ty hàng không, tậpđoàn khách sạn, công ty cho thuê xe vàphương tiện giao thông vận tải khách, cácđiểm du lịch đến từ 186 quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh các triểnlãm giới thiệu dịch vụ, sản phẩm du lịch,

trong khuôn khổ ITB 2015 còn diễn ra cácdiễn đàn, hội thảo chuyên ngành du lịch;họp báo, thuyết trình sản phẩm; các cuộcgặp gỡ giữa doanh nghiệp với đối tác quốctế và khách hàng để khai thác, phát triểndu lịch, trong đó chú trọng các phươngthức quảng bá nhằm thu hút du khách từcác trang mạng…

Tiếp đó, từ ngày 19-22/3, tại thành phốGothenborg, Thụy Điển, sẽ diễn ra Hộichợ Bắc Âu về công nghiệp du lịch, dịchvụ lữ hành và tổ chức sự kiện (TUR2015). Sự kiện được tổ chức thường niênnhằm tăng cường hợp tác phát triển, khaithác thị trường du lịch Bắc Âu bao gồmcác nước Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạchvà Phần Lan. Những năm gần đây, ViệtNam luôn xác định thị trường Bắc Âu làmột trong những thị trường trọng điểm,tiềm năng của du lịch Việt Nam. Bên cạnhđó, Việt Nam cũng đang là thị trường mớinổi, điểm đến được nhiều công ty lữ hànhBắc Âu khai thác và có kế hoạch phát triểntrong thời gian tới. Vì vậy, TUR 2015 làcơ hội tốt để các cơ quan quản lý, công tylữ hành của Việt Nam tiếp cận và khai tháctiềm năng du lịch tại thị trường Bắc Âu,thúc đẩy tăng cường trao đổi khách giữaViệt Nam và Bắc Âu.

Nhằm tăng cường trao đổi khách dulịch giữa hai nước Việt Nam-Ấn Độ, từngày 23-25/4, Tổng cục Du lịch sẽ phốihợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độtổ chức gian hàng du lịch Việt Nam tại Hộichợ thương mại và dịch vụ GES tại ẤnĐộ. Nhân dịp này, hai bên sẽ phối hợp tổchức Hội thảo du lịch Việt Nam-Ấn Độ tạiDelhi, đồng thời giới thiệu du lịch Việt

Nam tại 2 thành phố Hyderabad vàChennai. Đây là dịp tốt để các địa phươngxúc tiến hình ảnh, doanh nghiệp du lịchhai nước gặp gỡ, trao đổi hợp tác kinhdoanh. Để chuẩn bị cho sự kiện này, Tổngcục Du lịch đã mời Sở VHTTDL Hà Nội,Đà Nẵng, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minhcùng các doanh nghiệp lữ hành quốc tếtham gia gian hàng du lịch Việt Nam vàdự các sự kiện khác tại Ấn Độ...

Trước đó, vào tháng 02/2015, Đại sứquán Việt Nam tại Iran đã phối hợp với haicông ty du lịch trong nước là Eviva vàSouth Pacific lần đầu tiên tổ chức gianhàng Việt Nam tại Hội chợ du lịch quốc tếlần thứ 8 của Iran khai mạc ở thủ đôTehran. Ngay trong ngày đầu tiên của hộichợ, gian hàng Việt Nam với chủ đề “ViệtNam - Vẻ đẹp bất tận” đã thu hút đông đảokhách Iran tham quan và tìm hiểu về cáccơ hội du lịch Việt Nam.

Đề cập tới định hướng phát triển thịtrường quốc tế trong thời gian tới, Tổngcục Du lịch cho biết du lịch Việt Nam sẽtập trung vào “Thị trường ưu tiênmarketing” gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc, Đài Loan, Nga, ASEAN,Australia và Newzealand; “Thị trườngduy trì marketing” gồm các nước Tây Âu:Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, HàLan, Bắc Âu, Bắc Mỹ; “Thị trường tiềmnăng cần tập trung phát triển” gồm: ẤnĐộ, Trung Đông. Du lịch Việt Nam sẽphát triển theo mục tiêu xây dựng vàquảng bá thương hiệu gắn với điểm đếnan toàn, thân thiện, chất lượng, sản phẩm,dịch vụ du lịch độc đáo, hấp dẫn...

Hải PHong

Tích cực quảng bá du lịch Việt Nam ở thị trường quốc tế

Được sự cho phép của Thủ tướngChính phủ về danh sách di sản văn hóaphi vật thể dự kiến lập hồ sơ trìnhUNESCO giai đoạn 2012-2016 trongđó có di sản văn hóa phi vật thể “Tụcchơi Bài Chòi mùa xuân của người Việtvùng Nam Trung Bộ”, Bộ VHTTDL đã

phối hợp với các địa phương liên quantổ chức xây dựng Hồ sơ đệ trìnhUNESCO xét ghi danh vào Danh sáchdi sản văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại. Trong quá trình nghiên cứuxây dựng hồ sơ, Bộ VHTTDL đã tiếpthu ý kiến của Hội đồng Di sản văn hóa

quốc gia và tên gọi “Tục chơi Bài Chòimùa xuân của người Việt vùng NamTrung Bộ” không phản ánh hết đặctrưng, giá trị của di sản. Bộ VHTTDLđề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phépđổi tên hồ sơ thành “Nghệ thuật BàiChòi Trung Bộ Việt Nam” để thể hiện

Trình UNESCO hồ sơ “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam”

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

5số 1117 l 12.3.2015

- Tại Quyết định số 560/QĐ-BVHTTDL ngày 27/02/2015 BộVHTTDL, cho phép Nhà hát Tuổi trẻphối hợp với Viện Goethe Hà Nộiđón tiếp và tổ chức chương trình biểudiễn của ban nhạc Raggabund (Đức)gồm 03 thành viên trong khuôn khổcác hoạt động giao lưu văn hóa kỷniệm 40 năm Thiết lập Quan hệ ngoạigiao Việt Nam-Đức. Thời gian từ 26-29/3/2015, tại TP. Hồ Chí Minh, HàNội và Hải Phòng.

- Ngày 27/02/2015 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 561/QĐ-BVHTTDL, cho phép Dàn nhạc Giaohưởng Việt Nam mời nhạc trưởngKah Chun Wong (người Singapore)và nghệ sỹ piano Uehara Ayako(người Nhật Bản) đến tập luyện và

biểu diễn chương trình hòa nhạc đặtvé trước số 78. Thời gian biểu diễn:20h00, ngày 20/03 và ngày21/03/2015 tại Phòng hòa nhạc Họcviện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 562/QĐ-BVHTTDL ngày27/02/2015, giao Cục Hợp tác quốc tếchủ trì xây dựng và tổ chức Không gianvăn hóa-nghệ thuật Việt Nam tại Trungtâm Hội nghị Quốc gia trong khuôn khổĐại hội đồng Liên minh Nghị viện thếgiới lần thứ 132 năm 2015 (IPU-132).Thời gian từ ngày 24/3-03/4/2015.

- Tại Quyết định số 588/QĐ-BVHTTDL ngày 04/3/2015, BộVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo,Ban Tổ chức Festival Nhiếp ảnh trẻnăm 2015 do Thứ trưởng Vương Duy

Biên làm Trưởng Ban Chỉ đạo và 04Thành viên; bà Đoàn Thị Thu Hương- Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật,Nhiếp ảnh và Triển lãm làm TrưởngBan Tổ chức và 06 Thành viên.

- Ngày 04/3/2015 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 596/QĐ-BVHTTDL, giao Trung tâm tổ chứcbiểu diễn nghệ thuật phối hợp vớiCông ty Cổ phần phân phối Moet-Hennessy Việt Nam tổ chức “Chươngtrình hòa nhạc Hennessy” lần thứ 19với sự tham gia biểu diễn của namnghệ sĩ Vĩ cầm Stefan Jackiw và nữnghệ sĩ đệm đàn Dương cầm AnnaPolomsky (quốc tịch Hoa Kỳ). Thờigian tổ chức 20h00 ngày 29/5/2015,tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

tHtt

VăN BảN mớI

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quy chếtổ chức Giải thưởng Du lịch Việt Namnăm 2014 nhằm lựa chọn, tôn vinh cáctổ chức, cá nhân có đóng góp tích cựccho sự nghiệp phát triển du lịch ViệtNam, góp phần khẳng định vị trí củangành Du lịch trong nền kinh tế quốcdân. Đối tượng tham gia là các tổ chức,cá nhân kinh doanh du lịch và cơ sở dịchvụ phục vụ khách du lịch thuộc mọithành phần kinh tế hoạt động theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam trong cáclĩnh vực: lữ hành; lưu trú du lịch (kháchsạn 3 sao trở lên); vận chuyển khách dulịch (bằng phương tiện máy bay, ôtô, tàuthủy, tàu hỏa); nhà hàng ăn uống phụcvụ khách du lịch; cơ sở mua sắm phụcvụ khách du lịch; điểm dừng chân phụcvụ khách du lịch; điểm tham quan du

lịch; dịch vụ vui chơi, thể thao, giải tríphục vụ khách du lịch.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữhành, khách sạn, vận chuyển khách dulịch, nhà hàng ăn uống phục vụ kháchdu lịch, cửa hàng mua sắm phục vụkhách du lịch, điểm dừng chân phục vụkhách du lịch, sân golf tham dự Giảithưởng Du lịch Việt Nam năm 2014phải đảm bảo các điều kiện như: có thờigian hoạt động từ 5 năm trở lên kể từ khiđược cấp có thẩm quyền quyết địnhthành lập doanh nghiệp và cấp đăng kýkinh doanh; kinh doanh đạt hiệu quả,bảo đảm đời sống, việc làm ổn định chongười lao động (đối với doanh nghiệplữ hành và khách sạn), chất lượng dịchvụ tốt, thái độ phục vụ thân thiện; bảođảm an toàn lao động, an toàn về tài sản

và tính mạng cho khách sử dụng dịchvụ; an ninh, trật tự; thực hiện tốt các quyđịnh về phòng, chống tệ nạn xã hội,phòng, chống cháy, nổ, an toàn vệ sinhthực phẩm, vệ sinh môi trường trongquá trình hoạt động kinh doanh; khôngcó hành vi vi phạm pháp luật về tàichính, thuế và các quy định của phápluật có liên quan trong năm 2014, khôngbị giải thể hoặc phá sản tại thời điểm xéttặng Giải thưởng; có trách nhiệm vớicộng đồng, tham gia tích cực các hoạtđộng phát triển du lịch bền vững.

Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm2014 được trao cho các tổ chức, cá nhânđạt giải vào dịp Kỷ niệm Thành lậpngành Du lịch Việt Nam ngày09/7/2015 tại Hà Nội.

n.tHAnH

Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2014

chính xác nội dung và đầy đủ giá trịcủa di sản văn hóa này, đáp ứng cáctiêu chí của UNESCO đối với di sản đệtrình vào Danh sách di sản văn hóa phivật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ đã

được sửa chữa, hoàn chỉnh theo kếtluận của Hội đồng Di sản văn hóa quốcgia. Bộ VHTTDL đề nghị Thủ tướngChính phủ xem xét cho Bộ trưởng BộVHTTDL thay mặt Chính phủ ký Hồ

sơ và phối hợp với Ủy ban quốc giaUNESCO Việt Nam làm các thủ tụccần thiết để gửi Hồ sơ tới UNESCOtrước ngày 31/3/2015.

H.PHượng

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

6 số 1117 l 12.3.2015

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa ban hành Kếhoạch triển khai thực hiện “Quy hoạchphát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầmnhìn 2030”. Theo đó, kế hoạch gồm 5nội dung chính: Tổ chức phổ biến,tuyên truyền Quy hoạch; Công tácquản lý nhà nước và xây dựng cơ chế,chính sách; Đào tạo nguồn nhân lực;Ứng dụng tiến bộ khoa học - côngnghệ; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.

Về tổ chức phổ biến, tuyên truyềnQuy hoạch bao gồm: tuyên truyền, phổbiến nội dung của Quy hoạch; Phối hợpvới Đài truyền hình và các phương tiệnthông tin đại chúng tăng cường quántriệt, nâng cao nhận thức về vai trò, tầmquan trọng của mỹ thuật đối với việcthực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảngvà Nhà nước; đẩy mạnh công tác phêbình mỹ thuật nhằm giáo dục và địnhhướng thẩm mỹ cho nhân dân, đổi mớichương trình giáo dục mỹ thuật tronghệ thống các trường phổ thông với mụcđích giáo dục thẩm mỹ và cảm thụnghệ thuật phù hợp với từng đối tượng.

Về công tác quản lý nhà nước vàxây dựng cơ chế, chính sách: xây dựngvăn bản quản lý nhà nước (xây dựngluật mỹ thuật, xây dựng Quy hoạch

tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, xâydựng Quy hoạch tượng đài Quốc TổHùng Vương và Danh nhân anh hùngdân tộc, xây dựng Quy hoạch tượngđài, tranh hoành tráng tại địa phương);xây dựng cơ chế chính sách (xây dựngcơ chế đặc thù và cơ chế đầu tư và hỗtrợ cho việc bảo tồn và phát huy giá trịmỹ thuật truyền thống của dân tộc trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt; xâydựng chính sách sưu tầm, phục hồi vàphát triển các loại hình mỹ thuật truyềnthống có nguy cơ mai một, thất truyền;xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngànhMỹ thuật với ngành du lịch trong việcquảng bá du lịch thông qua các tácphẩm mỹ thuật; xây dựng cơ chế, chínhsách phát triển thị trường mỹ thuậttrong nước).

Về xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật: xây dựng mới, nâng cấp, cải tạoNhà triển lãm tại các tỉnh/thành. Giaiđoạn 2015-2020 sẽ thành lập Trungtâm tu sửa và phục chế tác phẩm mỹthuật; thành lập Trung tâm giám địnhvà đấu giá tác phẩm mỹ thuật; xâydựng Bảo tàng Mỹ thuật đương đại tạiHà Nội; xây dựng Bảo tàng Mỹ thuậttại Đà Nẵng; ưu tiên xây dựng Nhà

triển lãm văn hóa nghệ thuật với trangthiết bị đạt tiêu chuẩn tại Hà Nội, ĐàNẵng (hoặc Thừa Thiên Huế) và TP.Hồ Chí Minh. Giai đoạn 2021 đến năm2030: xây dựng Bảo tàng mỹ thuật tạicác thành phố trực thuộc Trung ương;thành lập các Bảo tàng mỹ thuật tưnhân, các bộ sưu tập mỹ thuật tư nhân;đến năm 2030 xây dựng các công trìnhtượng đài, theo Quy hoạch tượng đàiChủ tịch Hồ Chí Minh và Quy hoạchtượng đài Quốc Tổ Hùng Vương vàDanh nhân anh hùng dân tộc; xây dựngtượng đài, tranh hoành tráng theo Quyhoạch tượng đài, tranh hoành tráng củađịa phương đã được phê duyệt.

Việc ban hành Kế hoạch nhằm thựchiện thành công mục tiêu và địnhhướng của Quy hoạch phát triển mỹthuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030 đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt đồng thời xác định rõ nhiệmvụ cụ thể đối với các hoạt động để triểnkhai thực hiện Quy hoạch, thời hạnhoàn thành và trách nhiệm của các cơquan, ban ngành, địa phương, tổ chứccó liên quan trong việc triển khai thựchiện các giải pháp của Quy hoạch.

n.tHAnH

Triển khai “Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn 2030”

Để thống nhất về quy trình, thủ tụcvà tiến độ, Sở VHTTDL 15 tỉnh đượchỗ trợ thiết bị cho các điểm vui chơi trẻem (cho những nơi hiện đã có điểm vuichơi cho trẻ em) có thể hợp đồng vớicông ty chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em(có tư cách pháp nhân) để mua các thiếtbị cho các điểm vui chơi trẻ em. Kinhphí hỗ trợ thiết bị cho mỗi điểm vui chơitrẻ em là 500 triệu đồng thuộc nguồnvốn Chương tình mục tiêu quốc gia vềvăn hóa năm 2015.

Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyênđược đầu tư xây dựng điểm vui chơi trẻ

em tiến hành tổ chức chọn địa điểm vuichơi trẻ em tiến hành tổ chức chọn địađiểm, khảo sát, lập dự án tiền khả thitheo tiêu chí được Bộ phê duyệt. Kinhphí đầu tư xây dựng điểm vui chơi mớitỉnh Thái Nguyên là 5 tỷ đồng thuộcnguồn vốn Chương trình mục tiêu quốcgia về văn hóa năm 2015.

Sau khi có ý kiến của UBND tỉnh,Sở VHTTDL lập Kế hoạch xây dựngDự án. Thành lập Ban quản lý dự án xâydựng điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em.

Nguồn vốn từ ngân sách Trung ươngđể thực hiện dự án điểm vui chơi trẻ em

chỉ mang tính hỗ trợ để xây dựng vàmua sắm các trang thiết bị phục vụ điểmvui chơi trẻ em. Đề nghị các địa phươngchủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sáchcủa địa phương và huy động các nguồnlực hợp pháp khác để thực hiện đúngmục tiêu của dự án, đáp ứng kịp thờinhu cầu giải trí, sinh hoạt, vui chơi, họctập của trẻ em. Đối tượng của dự án làtrẻ em khu vực miền núi, vùng sâu,vùng xa nên các hạng mục công trình đểđầu tư xây dựng phải phù hợp với lứatuổi, vùng miền, thể lực của trẻ.

Đ.ngọc

Phát triển hệ thống vui chơi... (Tiếp theo trang 1)

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

7số 1117 l 12.3.2015

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL đã có Công văn số618/BVHTTDL-VHDT gửi Sở VHTTDLcác tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang,Sơn La, Lâm Đồng, Quảng Trị về việchướng dẫn thực hiện hỗ trợ phục dựng lễhội truyền thống các dân tộc thiểu số thuộcchương trình mục tiêu quốc gia về vănhóa năm 2015.

Bộ phân bổ kinh phí để tổ chức phụcdựng các lễ hội truyền thống sau: Lễ hộitruyền thống tiêu biểu của dân tộc HàNhì, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thốngtiêu biểu của dân tộc Mảng, tỉnh ĐiệnBiên; Lễ hội truyền thống tiêu biểu củadân tộc Pu Péo, tỉnh Hà Giang; Lễ hộitruyền thống tiêu biểu của dân tộc La Ha,tỉnh Sơn La; Lễ hội truyền thống tiêubiểu của dân tộc Mạ, tỉnh Lâm Đồng; Lễhội truyền thống tiêu biểu của dân tộcBru-Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị.

Kinh phí hỗ trợ phục dựng cho mỗilễ hội là 100 triệu đồng thuộc nguồn vốnChương trình mục tiêu quốc gia về vănhóa năm 2015.

Để thống nhất về quy trình, thủ tụcvà tiến độ, Sở VHTTDL các tỉnh khảo

sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học về lễhội bao gồm: tên lễ hội, thời điểm diễnra lễ hội, mục đích, ý nghĩa của việcphục dựng lễ hội gửi về Bộ VHTTDL(Vụ Văn hóa dân tộc) để tổng hợp trướcngày 20/3/2015. Trước khi tổ chức phụcdựng Lễ hội 15 ngày gửi giấy mời về VụVăn hóa dân tộc để kiểm tra và dự lễ hội.

Khi tổ chức phục dựng lễ hội, SởVHTTDL các tỉnh chú trọng việc chỉđạo tổ chức phục dựng lễ hội truyềnthống giàu bản sắc được lưu giữ trongđời sống dân tộc thiểu số trên địa bàn.Thông qua lễ hội, phát huy các giá trị vănhóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóadân tộc lồng ghép đưa các yếu tố văn hóamới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưuquảng bá, giới thiệu đồng thời phù hợpvới nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tâmlinh của đồng bào các dân tộc, góp phầnthúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồngbào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạchậu, hủ tục không phù hợp trong đờisống cộng đồng.

Các lễ hội truyền thống cần diễn ra

một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinhhoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bàochủ động tham gia mở hội và thụ hưởngnhững giá trị văn hóa do lễ hội mang lạimột cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh,tiết kiệm. Lễ hội dân gian không nên tùytiện, lạm dụng các hình thức sinh hoạtvăn hóa mới làm phai nhòa bản sắc vănhóa dân gian.

Chú ý phát huy vai trò của già làng,trưởng bản, những người có uy tín, cácnghệ nhân văn nghệ dân gian tham giavào hoạt động của lễ hội, kể cả tronghành lễ cũng như trong phần hội, tránhkhiên cưỡng, áp đặt. Tránh mang nặngyếu tố thương mại hoặc lợi dụng để mêtín dị đoan, rượu chè, cờ bạc và các tệnạn xã hội khác trong đời sống xã hội,gây phản cảm và xa lạ với đồng bào dântộc thiểu số.

Sau khi hoàn thành việc phục dựnglễ hội, Sở VHTTDL các tỉnh báo cáobằng văn bản và gửi hồ sơ khoa học vềVụ Văn hóa dân tộc để tổng hợp báo cáolãnh đạo Bộ.

Đ.ngọc

Phục dựng một số lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số

Hơn 150 bài nghiên cứu của cáchọc giả, chuyên gia du lịch, các nhàquản lý du lịch, giáo sư các trường đạihọc trên thế giới đã gửi về Hội thảo.Hầu hết các bài viết tập trung vào cácnội dung: Lý luận chung về du lịch;Du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàncầu hóa và địa phương hóa du lịch;Hoạt động lữ hành, khách sạn, nhàhàng và đào tạo nhân lực của du lịchViệt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởngBộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh chobiết, ngành du lịch Việt Nam đang tăngtrưởng mạnh trong những năm gầnđây và từng bước hướng đến mộtngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Hoạt động du lịch diễn ra sôi động từ

đô thị đến nông thôn, từ vùng ven biển,hải đảo đến vùng núi, cao nguyên. Sựphát triển du lịch đã góp phần thay đổidiện mạo đô thị và nông thôn, tạo thêmnhiều việc làm cho các tầng lớp dân cưtrong xã hội. Những vấn đề được chiasẻ tại Hội thảo Toàn cầu hóa du lịch-Địa phương hóa du lịch của nhiềuchuyên gia nghiên cứu, các nhà quảnlý ngành du lịch sẽ góp phần quantrọng vào việc thúc đẩy hợp tác du lịchtrong và ngoài khu vực, sớm đưa mụctiêu chung trở thành hiện thực, để dulịch thực sự trở thành động lực pháttriển kinh tế-xã hội.

Tiến sĩ Vũ Khắc Chương - Hiệutrưởng Trường Cao đẳng Văn hóa,Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn chia sẻ,

toàn cầu hóa là một xu thế khách quankhông thể đảo ngược. Tuy nhiên, toàncầu hóa du lịch không có nghĩa xóamờ những đặc tính riêng biệt của mỗinền văn hóa và mỗi vùng sinh quyểnmà là quá trình xác lập những giá trịvà chuẩn mực chung trên phạm vi toàncầu, bên cạnh đó cần khẳng định vàbảo vệ các giá trị đặc thù của mỗi nềnvăn hóa.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũngthống nhất toàn cầu hóa du lịch chínhlà tạo ra một tư duy toàn cầu về việctôn trọng, giữ gìn bảo vệ những giá trịđặc thù của các nền văn hóa và các hệsinh thái, tạo ra những động thái củaviệc phát triển du lịch bền vững.

Đức MinH

Hội thảo khoa học... (Tiếp theo trang 1)

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

8 số 1117 l 12.3.2015

Sự kiện vấn đề

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam2015 (VITM 2015) sẽ diễn ra tại HàNội từ ngày 03-06/4. Đây là sự kiệnthường niên do Tổng cục Du lịch, Hiệphội Du lịch Việt Nam và UBND TP. HàNội phối hợp tổ chức từ năm 2013.

Theo Ban Tổ chức, Hội chợ Du lịchquốc tế có chủ đề “Việt Nam - Đất nướccủa các di sản”. Tại Hội chợ, các doanhnghiệp lữ hành sẽ đưa hàng nghìn sảnphẩm cung cấp trực tiếp cho khách dulịch Việt Nam và quốc tế. Các công tydu lịch ở các nước là điểm đến của dulịch Việt Nam cũng sẽ có cơ hội giới

thiệu, chào bán sản phẩm du lịch quốctế cho các đơn vị lữ hành Việt Nam.

Năm nay, Ban Tổ chức dự kiến sẽcó 700 đơn vị tham gia trưng bày ở 500gian hàng và thu hút khách quốc tế đếntừ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ; đón65.000 lượt khách tham quan. Cũngtrong những ngày diễn ra Hội chợ dulịch quốc tế Việt Nam 2015, các đơn vịlữ hành, doanh nghiệp du lịch sẽ bántrực tiếp cho khách hàng 15.000 vé máybay, 14.000 tour. Ban Tổ chức cũng kìvọng các sản phẩm bán tại Hội chợ sẽmang lại doanh thu 200 tỷ đồng.

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Namđược tổ chức thường niên vào tháng 4hàng năm tại Hà Nội, góp phần tạodựng một thương hiệu ổn định, bềnvững cho du lịch Việt Nam trong tổchức hội chợ quốc tế. Đồng thời đâycũng là nơi để các nhà khoa học, nhànghiên cứu, quản lý, lãnh đạo các doanhnghiệp du lịch trao đổi về xu thế, địnhhướng, giải pháp phát triển du lịch ViệtNam, tổ chức các hoạt động xúc tiến dulịch, đào tạo, giới thiệu văn hóa, ẩmthực truyền thống.

n.tHAnH

Chiều 06/3, tỉnh Hải Dương tổ chứcLễ khởi công xây dựng tòa Cửu phẩmliên hoa tại Chùa Côn Sơn. Đây là côngtrình văn hóa cấp đặc biệt với tổng mứcđầu tư trên 75,8 tỷ đồng. Trong đó,nguồn vốn từ ngân sách Trung ương là60 tỷ; còn lại là ngân sách tỉnh HảiDương và các nguồn vốn công đức khác.

Dự án gồm các hạng mục gồm: tòaCửu phẩm liên hoa, Tổ đường, Hậu

đường, sân nội tự, điện chiếu sáng… Dựkiến, công trình sẽ hoàn thành trongnăm 2016.

Tòa Cửu phẩm liên hoa là một côngtrình tôn giáo có giá trị đặc sắc của ChùaCôn Sơn. Theo quan niệm của Phậtgiáo, Cửu phẩm liên hoa là một biểutượng tối cao của thế giới cực lạc, thếgiới của cõi niết bàn, nơi Phật A Di Đàngự chiếu giải thoát cho chúng sinh.

Chức năng của tháp Cửu phẩm Liên hoalà biểu dương Phật Pháp, ca ngợi thếgiới cực lạc - nơi đón nhận linh hồn củanhững người thiện tâm, thiện đức đếnvãng sinh sau khi từ trần trở về thế giớivĩnh hằng để được siêu sinh tịnh độ.

Chùa Côn Sơn được khởi dựng vàothế kỷ thứ X đến thế kỷ XIII. Hơn 7 thếkỷ qua, Chùa Côn Sơn luôn được giữgìn, tu bổ và trở thành trung tâm tôn

Hải Dương khởi công xây dựng tòa Cửu phẩm liên hoa Chùa Côn Sơn

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2015

Ngày 04/3, lãnh đạo UBND TP. HàNội cùng Đoàn kiểm tra liên ngành củathành phố gồm: Sở VHTTDL, Công anHà Nội, Sở Y tế và Sở Công Thương đãkiểm tra công tác tổ chức lễ hội ChùaHương năm 2015.

Nhiều năm qua công tác tổ chức lễhội Chùa Hương còn bất cập, mặc dù cónhiều quy định nhưng người dân vẫnchưa chấp hành nghiêm, dẫn tới sự phiềntoái cho người đi lễ chùa. Riêng lễ hộinăm nay, huyện Mỹ Đức cam kết thựchiện đúng quy định “4 không” và “3giảm”. “4 không” gồm: Không chèo kéokhách; không treo thịt động vật; không“chặt chém” và không đổi tiền lẻ; “3giảm” gồm: Giảm đốt vàng mã, giảm xảrác thải ra môi trường và giảm ùn tắc giao

thông. Trưởng Ban Tổ chức lễ hội ChùaHương cũng khẳng định những vấn đềbất cập trong những mùa lễ hội trước sẽđược khắc phục triệt để trong năm nay.Người dân nào phát hiện vi phạm có thểphản ánh lại với Ban Tổ chức lễ hội đểxử lý.

Trong mùa lễ hội Chùa Hương nămnay, Công an Hà Nội đã tổ chức 16 tổtuần tra trong 24/24 giờ để tiếp nhận vàxử lý kịp thời những vấn đề về an ninhtrật tự, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dukhách và từ đầu mùa lễ hội đến naykhông có sự cố nào xảy ra.

Theo Ban Tổ chức lễ hội ChùaHương, từ ngày khai hội mùng 6 thángGiêng đến nay, đã có 352.000 lượt dukhách về trẩy hội Chùa Hương.

Theo quan sát, lễ hội năm nay đượctổ chức bài bản, dòng suối Yến dẫn vàoChùa Hương trong sạch vì có đội ngũ túctrực vớt rác thải thường xuyên. Ban tổchức cũng đã thả 3 tấn cá và cho sơn màuxanh đối với gần 5.000 chiếc thuyền chởkhách để tạo không gian xanh thân thiệnvới môi trường. Tình trạng chèo kéokhách mua hàng, đi thuyền và gửi xecũng không còn diễn ra.

Sở VHTTDL Hà Nội cho biết, Sở đãphối hợp cùng các ngành, địa phương tổchức tuyên truyền, vận động người dânthực hiện tốt các quy định vì đây cũng làquyền lợi thiết thực của người dân sở tại,nên năm nay các quy định đã được ngườidân ở khu vực diễn ra lễ hội đồng tìnhhưởng ứng. H.L

Cam kết “4 không”, “3 giảm” tại lễ hội Chùa Hương

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

9số 1117 l 12.3.2015

Sự kiện vấn đề

Chương trình nghệ thuật “Bài cathống nhất” kỷ niệm 40 năm Ngày Giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nướcsẽ được tổ chức vào 20h ngày29/4/2015 tại sân khấu đầu cầu HiềnLương, bờ Nam sông bến Hải, tỉnhQuảng Trị. Đây là chương trình nghệthuật đặc biệt, hoàng tráng, quy mô cấpquốc gia. Tên gọi của chương trình vừathể hiện địa danh lịch sử đôi bờ HiềnLương, Bến Hải - nơi khởi nguồn củamọi nỗi đau chia cắt, niềm vui sumhọp, vừa là điểm xuất phát của cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước, biểutượng cho khát vọng hòa bình thốngnhất, cho ý chí quyết tâm chiến đấu

giành độc lập dân tộc của quân và dân2 miền Nam-Bắc. Ngoài việc đề cập tớicông cuộc kháng chiến, kiến quốc trênbình diện chung của cả nước, chươngtrình nghệ thuật sẽ giành thời lượngđáng kể, khắc họa chân dung cuộc sốngvà con người đôi bờ Hiền Lương, BếnHải trong những năm tháng chỗng Mỹcứu nước và dựng xây quê hương ở thếkỷ XX, XXI. Không chỉ vậy, chươngtrình nghệ thuật còn là khúc tri ân đồngbào, đồng chí đã hy sinh anh dũng trênmặt trận Quảng Trị và các chiến trườngmiền Nam trong những năm thángchiến tranh đầy cam go, ác liệt.

Chương trình có tổng thời lượng 60

phút, chia thành 3 chương: Chương I -Nơi đây giới tuyến; Chương II - Khátvọng thống nhất; Chương III - Đườngbốn mùa xuân.

Bằng những hình tượng nghệ thuậttiêu biểu, sinh động, chương trình tậphợp, kết nối các sự kiện nổi bật, chủyếu 3 thời kỳ của đất nước để dệt lênthiên sử ca về chủ nghĩa anh hùng cáchmạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Kịch bản văn học của chương trình:Trịnh Vũ Thìn; Tổng đạo diễn: Nhạc sĩNguyễn Quang Vinh; Tổ chức thựchiện: Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Namvà Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị.

Đ.AnH

Chương trình nghệ thuật “Bài ca thống nhất”

Chiều 05/3, tại Đình Tân Xuân, thịtấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, UBNDtỉnh, Sở VHTTDL tỉnh Long An longtrọng tổ chức Lễ đón nhận bằng xếphạng di tích lịch sử - văn hóa Đình TânXuân và bằng chứng nhận di sản văn hóaphi vật thể quốc gia Lễ hội Làm chay.

Đình Tân Xuân là ngôi đình cổ củalàng Tân Xuân xưa, nay thuộc thị trấnTầm Vu huyện Châu Thành, Long An.Đây là một thiết chế văn hóa gắn liền vớilịch sử khai hoang, mở đất của ngườiViệt ở Long An, đáp ứng nhu cầu vănhóa tín ngưỡng của cộng đồng làng xã.Đình Tân Xuân cũng là nơi ghi lại nhiềudấu ấn và thờ tự các anh hùng liệt sĩ, cácnghĩa sĩ yêu nước đã hi sinh trong haicuộc kháng chiến. Ra đời từ đầu thế kỷXIX, đến nay Đình Tân Xuân là nơi bảo

lưu những giá trị văn hóa tâm linh củangười dân địa phương.

Gắn liền với đình Tân Xuân, Lễ hộiLàm chay ở Tầm Vu cũng có lịch sửhình thành hơn 2 thế kỷ. Đây là hoạtđộng văn hóa dung hợp nhiều loại hìnhtín ngưỡng dân gian, được hình thànhtrong không gian văn hóa Nam Bộ. Lễhội Làm chay nhằm mục đích cầu choquốc thái dân an, mưa thuận gió hòa,mùa màng bội thu. Đồng thời cũng là dịpđể người dân địa phương tri ân, tưởngnhớ các anh hùng dân tộc, các nghĩa sĩyêu nước trong phong trào vũ trangkháng Pháp. Đến nay, Lễ hội Làm chaylà một hoạt động thường niên, được tổchức trong hai ngày từ 15-16 thángGiêng âm lịch hàng năm. Với nhiều hoạtđộng văn hóa tín ngưỡng kết hợp vui

chơi giải trí, các trò chơi dân gian, Lễ hộiLàm chay được xem là một bảo tàngsống thể hiện sự phong phú về đời sốngtinh thần, góp phần xây dựng khối đạiđoàn kết giữa các tôn giáo trong cộngđồng người địa phương.

Đình Tân Xuân và Lễ hội Làm chayhội tụ những giá trị văn hóa đặc sắc, cótính đại diện, thể hiện nét đặc trưng củacộng đồng dân cư khu vực Tầm Vu -Châu Thành nói riêng và người dânLong An nói chung. Sự kiện Đình TânXuân được công nhận là di tích lịch sử -văn hóa cấp quốc gia, Lễ hội Làm chayđược công nhận là di sản văn hóa phi vậtthể cấp quốc gia có ý nghĩa vô cùng quantrọng, là niềm tự hào và vinh dự chochính quyền, nhân dân Long An.

K.Hoàn

Long An: Đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Đình Tân Xuân

giáo, tín ngưỡng linh thiêng bậc nhấtcủa đất nước. Từ ngày khởi dựng đếnnay, chùa đã trải qua 3 lần trùng tu lớn.Lần thứ nhất ở thế kỷ XIII, XIV; lần thứhai vào thế kỷ XVI, XVII và lần trùngtu thứ ba vào thế kỷ XVIII. Cuối thế kỷXIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm

lược, Chùa Côn Sơn bị tàn phá bởi chiếntranh và thiên tai, xuống cấp nghiêmtrọng, trong đó có công trình Cửu phẩmliên hoa.

Dự án khởi công xây dựng tòa Cửuphẩm liên hoa sẽ phục hồi một số hạngmục công trình và hệ thống thờ tự đã bị

tàn phá trong chiến tranh, có ý nghĩalớn, không những hoàn chỉnh khônggian cảnh quan kiến trúc của chùa màcòn phục vụ công tác nghiên cứu, tìmhiểu và tham quan du lịch cũng như hoạtđộng tín ngưỡng của nhân dân cả nước.

MạnH Huân

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

10 số 1117 l 12.3.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày 04/3 (tức ngày 14 thángGiêng năm Ất Mùi), UBND huyện HàTrung tiến hành lễ khởi công xây dựngcông trình bảo tồn, tôn tạo Di tích lịchsử văn hóa cấp quốc gia Đền thờ Đứcthánh Trần (tức Đền thờ Trần HưngĐạo) thuộc làng Thổ Khối, xã HàDương, huyện Hà Trung (Thanh Hóa).

Quần thể di tích lịch sử văn hóađền thờ Trần Hưng Đạo được xâydựng trên khuôn viên hơn 3ha, tại làngThổ Khối, xã Hà Dương, với tổng sốvốn đầu tư hơn 27,5 tỷ đồng từ nguồnvốn Chương trình mục tiêu quốc gia,vốn ngân sách huyện Hà Trung và cácnguồn vốn khác, bao gồm các hạngmục công trình như: Cổng đền, giếngđền, nhà thờ mẫu, khu chính điện vàhệ thống khuôn viên cây xanh quanhđền thờ. Việc khởi công xây dựng Đềnthờ Đức Thánh Trần không chỉ tônvinh vị tướng văn, võ song toàn triềuTrần ba lần đánh thắng quân Nguyên-Mông, mà còn góp phần tôn vinh các

giá trị lịch sử văn hóa mà cha ông đểlại, giáo dục cho thế hệ sau về truyềnthống dựng nước và giữ nước của chaông.

Cũng trong đêm mùng 04, rạngsáng 05/3 (đêm 14 rạng 15 thángGiêng), Ban quản lý Di tích lịch sử -Văn hóa Đền thờ Đức thánh Trần (xãHà Dương) sẽ tổ chức lễ Khai ấn, Phátấn Đền Trần năm 2015. Năm nay, Bantổ chức khai ấn Đền Trần xã HàDương chuẩn bị khoảng 4.000 chiếcấn để phát miễn phí cho du khách.

Tại làng Thổ Khối, xã Hà Dương,huyện Hà Trung hiện nay vẫn còn lưugiữ khá nguyên vẹn Đền thờ Đứcthánh Trần. Toàn bộ kiến trúc của ngôiđền là kiến trúc Nguyễn. Ngôi đền đãđược trùng tu hoàn chỉnh vào năm TựĐức thứ 3 (1850). Theo các nhànghiên cứu lịch sử, vào tháng 3/1285,để bảo toàn lực lượng và né tránh sựbao vây, tấn công của giặc Nguyên-Mông, Trần Hưng Đạo - vị tướng lĩnh

tài ba đã trực tiếp đưa hai vua Trầntheo đường Thần Phù - sông Hoạt đếnvùng Thổ Khối nương náu một cáchan toàn. Sau khi củng cố lực lượng,tháng 5/1285, Trần Hưng Đạo quyếtđịnh tiến quân ra bắc một cách bất ngờvà phối hợp cùng với các đạo quânkhác làm nên các chiến thắng vang dộinhư Hàm Tử, Chương Dương, TâyKết để cuối cùng quét sạch giặcNguyên-Mông ra khỏi bờ cõi nước ta.

Để tưởng nhớ công ơn của ngườianh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo,người dân làng Thổ Khối đã lập đềnthờ ông. Hàng năm đây là nơi thu hútrất đông khách hành hương từ các địaphương trong, ngoài tỉnh. Đây là ngôiĐền thờ Trần Hưng Đạo lớn nhất ởThanh Hóa còn giữ được nhiều di vật,hiện vật cổ. Với ý nghĩa và giá trị củadi tích, từ năm 1996 Di tích Đền thờTrần Hưng Đạo đã được công nhận làDi tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

t.LâM

Thanh Hóa: Khởi công xây dựng Đền thờ Trần Hưng Đạo

Ngày 06/3 (tức ngày 16 thángGiêng năm Ất Mùi), Tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh Bắc Ninh và huyệnThuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) longtrọng tổ chức lễ dâng hương và khaihội Kinh Dương Vương (xã Đại ĐồngThành, huyện Thuận Thành) kỷ niệm4894 năm đức vua Thủy Tổ Việt Namkhai sinh mở nước.

Hàng năm, lễ hội Kinh DươngVương được chính quyền và nhân dântổ chức là dịp bày tỏ lòng thành kính,tuyên truyền, giáo dục những ngườicon dân đất Việt nhớ về nguồn cội, triân đức vua Thủy Tổ Việt Nam, pháthuy truyền thống tốt đẹp từ nghìn xưađể lại. Đồng thời bày tỏ lòng tự tôndân tộc, tăng cường khối đại đoàn kếttoàn dân trên cơ sở dòng máu huyếtthống con Lạc, cháu Hồng, thi đua lao

động, học tập xây dựng và bảo vệ Tổquốc. Bên cạnh đó, lễ hội còn tôn vinhnét đẹp văn hóa, truyền thống củavùng quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Năm nay, lễ hội Kinh DươngVương diễn ra trong 6 ngày từ ngày04 đến ngày 09/3 (từ 14 đến 19 thángGiêng), trong đó chính hội được tổchức trong 3 ngày 16 đến 18 thángGiêng. Phần lễ, trong ngày 14 thángGiêng sẽ tổ chức rước nước từ Đềnxuống Lăng Kinh Dương Vương vềthờ; Ngày 16 tháng Giêng tổ chứcrước kiệu Kinh Dương Vương, LạcLong Quân, Âu Cơ từ Đền xuốngLăng làm lễ và tế theo các nghi thứccung đình; Ngày 18 tháng Giêng sẽ tổchức rước kiệu Kinh Dương Vương,Lạc Long Quân và Âu Cơ từ Lăng vềĐền, sau đó sẽ tổ chức lễ tế cầu nhân

khang, vật thịnh, mưa thuận gió hòa,quốc thái dân an. Ngày 19 thángGiêng, Ban tổ chức lễ hội sẽ tổ chứclễ rước tống ruộc, trả nước tưới chocây. Đồng thời, trong những ngày từ14 đến 17 tháng Giêng, sẽ diễn ra lễrước bài vị, long đình tại thôn Phú Mỹ(Đình Tổ - Thuận Thành) và các thônĐồng Đông, Đồng Văn, Đồng Đoài(Đại Đồng Thành, Thuận Thành).

Cùng với phần Lễ được tổ chứctrang nghiêm thể hiện niềm tôn kínhvới bậc tiên tổ, phần Hội năm nay,Ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạtđộng văn hóa, thể thao cùng các tròchơi dân gian như chơi đu, đập niêu,bịt mắt bắt dê, tổ tôm điếm, cờ tướng,vật dân tộc, Múa Rối nước… Đặcbiệt, những buổi tối sẽ diễn ra cácchương trình văn nghệ Chèo, Tuồng,

Khai hội Kinh Dương Vương tại Bắc Ninh

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

11số 1117 l 12.3.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày 07/3, Lễ hội Áo dài năm 2015đã khai mạc tại Công viên văn hóaĐầm Sen (quận 11, TP. Hồ Chí Minh)với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh -Thành phố Áo dài”. Đây là lần thứ 2Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh phối hợpvới Sở Văn hóa và Thể thao thành phốcùng các đơn vị khác tổ chức sự kiệnđặc biệt này nhằm góp phần tôn vinhgiá trị bản sắc văn hóa truyền thống, vẻđẹp của chiếc áo dài Việt Nam, đồngthời là dịp giới thiệu hình ảnh chiếc áodài qua từng thời kỳ lịch sử của dân tộcvới bạn bè khắp thế giới.

Tại ngày hội, nhiều phụ nữ trongtrang phục áo dài đầy màu sắc, kiểudáng thướt tha rảo bước tham gianhiều hoạt động vui chơi, văn hóa

nghệ thuật như: hội thi vẽ tranh “Áodài và hoa”, cuộc thi “Duyên dáng áodài”, cuộc thi “Ảnh đẹp áo dài”, hộithi “Vẽ áo dài trên giấy”... Du kháchđến với Lễ hội Áo dài được tham gianhiều hoạt động hấp dẫn như tọa đàmvề áo dài với nhà thiết kế Sĩ Hoàng,phần tư vấn may và chọn mua áo dàiđẹp của các nhà thiết kế tài năng…Nhà thiết kế Sĩ Hoàng - Giám đốcBảo tàng Áo dài tại TP. Hồ Chí Minhchia sẻ: Tại lễ hội năm nay, nhiều bộsưu tập áo dài dành cho nam giới vànhững bộ sưu tập áo dài cách tân, kếthợp giữa truyền thống dân tộc ViệtNam với nét hiện đại của nhiều quốcgia sẽ được giới thiệu với đông đảokhách tham quan.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bàNguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịchUBND TP. Hồ Chí Minh khẳng địnhdu lịch là một trong những ngành kinhtế mũi nhọn, đóng góp hiệu quả cho sựphát triển kinh tế-xã hội của thành phốvà cả nước với tốc độ tăng trưởng ổnđịnh. Lượng khách quốc tế đến TP. HồChí Minh chiếm 55% của cả nước,doanh thu du lịch tăng bình quân 20%hàng năm, đóng góp tích cực vào sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tụckhẳng định là một trong những trungtâm du lịch hàng đầu của cả nước vớinhiều chương trình sự kiện mang đậmdấu ấn, giá trị thương hiệu riêng.

giA tHuận

Ngày 03/3, Công ty cổ phần Dulịch - Thương mại Tây Ninh tổ chứcđón tiếp hành khách thứ một triệu đếntham quan du lịch và hành hương tạiKhu Di tích lịch sử Văn hóa - Danhthắng và Du lịch núi Bà Đen (phườngNinh Sơn, TP. Tây Ninh, tỉnh TâyNinh) từ khi khai mạc hội Xuân ẤtMùi 2015 đến nay.

Chị Lê Thúy Nga (ngụ quận 1, TP.Hồ Chí Minh) là khách hàng may mắnthứ một triệu chia sẻ, chị cảm thấy bấtngờ khi mua được tấm vé vào cổng sốmột triệu, nhiều người đã chúc mừngnên cảm thấy rất may mắn dù chưa lên

viếng Chùa Bà. Năm nay, lượng du khách từ các địa

phương như TP. Hồ Chí Minh, BìnhDương, Long An, Đồng Nai, Cà Mau…đến tham quan, hành hương, phúngviếng Chùa Bà tăng mạnh vào nhữngngày sau Tết Nguyên đán, chủ yếu cầubình an và chinh phục đỉnh núi Bà Đen.Đặc biệt, hệ thống cáp treo, máng trượthoạt động liên tục lên xuống từ chân núilên Chùa Bà và ngược lại đã thu hút hàngtrăm nghìn du khách đến với núi Bà Đenđể chiêm ngưỡng cảnh thiên thiên đầythơ mộng.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng

nguồn thu ngân sách Nhà nước của tỉnhTây Ninh từ dịch vụ du lịch tại núi BàĐen đạt gần 20 tỷ đồng, tăng gần 10%so với năm 2014, chủ yếu thu từ các dịchvụ bán vé vào cổng, cung ứng hàng hóa,cho thuê mặt bằng, phí trông giữ xe…

Núi Bà Đen Tây Ninh nằm trongquần thể trải rộng trên diện tích 24km2,gồm 3 ngọn núi là núi Heo, núi Phụngvà núi Bà Đen; có độ cao 986m, làngọn núi nhô lên giữa đồng bằng vàcao nhất Nam Bộ. Đây là một trongnhững điểm thu hút khách du lịch dãngoại và du lịch tâm linh ở Nam Bộ.

MinH HạnH

Núi Bà Đen Tây Ninh đón hành khách thứ 1 triệu

TP. Hồ Chí minh: Lễ hội Áo dài lần thứ 2

Trống Quân, Quan Họ trên thuyềncủa Nhà hát Chèo, Tuồng Trung ươngvà địa phương.

Khu di tích Lăng và Đền thờ KinhDương Vương thờ Thủy Tổ dân tộcViệt Nam được xây dựng từ lâu đờitrên bãi đất cao bên bờ Nam sôngĐuống, đến năm Minh Mệnh thứ 21(1840) được trùng tu và đặt văn bia.

Trải qua bước thăng trầm của thờigian, hiện nay khu quần thể Lăng vàĐền Kinh Dương Vương còn lưu lạinhững dấu tích xưa với bia, mộ vàhoành phi, câu đối: “Nam bang ThủyTổ” (Thủy tổ nước Nam), “Nam tổmiếu” (miếu thờ ông Tổ nước Nam),“Bách Việt Tổ” (Vua tổ nước Nam)…Với những giá trị lịch sử, văn hóa to

lớn. Trong những năm qua, với truyềnthống đạo lý “Uống nước nhớnguồn”, tỉnh Bắc Ninh đầu tư, tôn tạokhu di tích với tổng kinh phí gần 500tỷ đồng để khu di tích từng bướctương xứng với vị trí và tầm quantrọng phụng thờ các vị vua đầu tiêncủa dân tộc Việt Nam.

Đức Kiên

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

Sự kiện vấn đề

12 số 1117 l 12.3.2015

Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớncủa đất nước, mừng Đảng quang vinh,mừng Xuân Ất Mùi 2015; đồng thờigóp phần quảng bá, tôn vinh những giátrị văn hóa đặc sắc của các dân tộc trênđịa bàn tỉnh với du khách trong và ngoàinước, từ ngày 29/3 đến ngày 04/4/2015,lần đầu tiên TP. Tuyên Quang tổ chứcLễ hội Xuân TP. Tuyên Quang năm2015, với chủ đề “Du xuân trẩy hộiThành Tuyên”.

Lễ hội Xuân TP. Tuyên Quang năm2015 có 6 hoạt động chính: Hội hoa

xuân đường phố; Đêm hội đường phố;Trại sáng tác điêu khắc, hội họa; Lễ hộiđền Hạ; Hội đua thuyền trên sông Lô vàLiên hoan nghi lễ Chầu Văn. Tham dựcác hoạt động Lễ hội Xuân TP. TuyênQuang du khách sẽ được hòa mình vàomột không khí lễ hội vô cùng náo nhiệt,rộn ràng với những hoạt động văn hóanghệ thuật đậm nét bản sắc văn hóa dântộc của người dân các dân tộc nơi đây.

Việc tổ chức Lễ hội Xuân TP. TuyênQuang năm 2015 còn nhằm góp phầngiữ gìn, phát huy và bảo tồn những bản

sắc văn hóa dân tộc của người dân trênđịa bàn tỉnh Tuyên Quang; đồng thờithông qua các hoạt động của lễ hội thuhút đông đảo quần chúng nhân dân thamgia, tạo nên ngày hội lớn góp phầnquảng bá các tiềm năng thế mạnh về dulịch; các di tích lịch sử - văn hóa, danhlam thắng cảnh, các sản phẩm vật chất,tinh thần về đất và người thành Tuyên,tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tếdu lịch, kinh tế-xã hội của tỉnh TuyênQuang - Thủ đô kháng chiến.

Hồ tHAnH

“Du xuân trẩy hội Thành Tuyên”

Từ ngày 10-16/10/2015 tại Hà Nộisẽ diễn ra Liên hoan Múa Rối quốc tếlần thứ IV - Hà Nội 2015 với sự thamgia của các đơn vị nghệ thuật Múa Rốitiêu biểu trong nước và 15 đoàn quốctế đến từ 27 quốc gia. Liên hoan doCục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với

các đơn vị liên quan tổ chức. Đây là sựkiện văn hoá nhằm thúc đẩy mối quanhệ hợp tác trong lĩnh vực văn hoá nghệthuật giữa Việt Nam và các nước trênthế giới; là nơi hội tụ các đơn vị nghệthuật Múa Rối trên toàn quốc và cácđoàn nghệ thuật Múa Rối tiêu biểu đến

từ nhiều quốc gia. Đây là hoạt độngvăn hoá nghệ thuật hướng tới kỷ niệmnhững ngày lễ lớn trong năm 2015.

Đồng thời, là dịp các nghệ sĩ nướcchủ nhà giới thiệu giá trị nghệ thuậtMúa Rối đặc sắc, độc đáo của ViệtNam tới bạn bè quốc tế; là cơ hội để

Liên hoan múa Rối quốc tế lần thứ IV - Hà Nội 2015

Sáng 05/3, tại di tích Đền Trungthuộc cụm di tích Đền Thượng - ĐềnTrung - Đền Hạ, UBND huyện Ba Vì(Hà Nội) tổ chức khai hội Tản Viên SơnThánh và khai trương du lịch Ba Vì năm2015.

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tại cụmdi tích Đền Thượng - Đền Trung - ĐềnHạ tổ chức vào ngày Rằm tháng Giênghàng năm để tưởng nhớ Đức Thánh Tản,vị Thánh đứng đầu Tứ bất tử trong tiềmthức người Việt. Đây là lễ hội có truyềnthống lâu đời, song do nhiều yếu tố, lễhội bị thất truyền. Vào ngày Rằm thángGiêng, nhân dân chỉ tổ chức dâng hươngtưởng nhớ Đức Thánh. Từ năm 2005 trởlại đây, UBND huyện Ba Vì khôi phụclễ hội Tản Viên Sơn Thánh trở thành lễhội vùng. Lễ hội kéo dài đến tháng Ba,thu hút hàng chục nghìn lượt khách vềhành hương, tham quan.

Cùng với lễ khai hội Tản Viên SơnThánh, UBND huyện Ba Vì cũng khaitrương du lịch Ba Vì năm 2015. Đây cóthể coi là bước đột phá lớn trong côngtác quản lý và khai thác tiềm năng dulịch của huyện Ba Vì, phát triển du lịchsinh thái gắn với du lịch văn hóa tâmlinh. Trên địa bàn huyện Ba Vì có hơn600 di tích lịch sử văn hóa, trong đó hơn100 di tích thờ Thánh Tản Viên. Nhiềudi tích lịch sử - văn hóa có giá trị đặc biệtnhư: Cụm di tích Đền Thượng - ĐềnTrung - Đền Hạ; Đình Tây Đằng, ĐìnhThụy Phiêu; Đền thờ Bác Hồ, Khu ditích lịch sử K9… Ba Vì cũng có cácdanh thắng nổi tiếng như: Ao Vua,Khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn -Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa,Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long,Đồi cò Ngọc Nhị, cùng nguồn nướckhoáng nóng thiên nhiên Thuần Mỹ…

UBND huyện Ba Vì cho biết: Trongnăm tới, huyện tăng cường hơn nữa côngtác quản lý bảo vệ, tôn tạo và phát huycác giá trị di tích lịch sử văn hóa, thườngxuyên đầu tư kinh phí chống xuống cấpcác di tích, bảo tồn giữ gìn phong tục tậpquán mang bản sắc văn hóa của huyện.Huyện cũng xây dựng các tuyến thamquan du lịch phục vụ cộng đồng, sinhthái, kết hợp chiến lược phát triển kinhtế với tín ngưỡng tâm linh để văn hóathật sự là nền tảng tinh thần, là động lựcthúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trong 4 năm qua, ngành du lịch Ba Vìđạt được mức tăng trưởng ổn định. Tổngdoanh thu đạt 753 tỷ đồng, tốc độ tăngbình quân 12,8 %/năm; tổng lượng kháchđạt gần 9 triệu lượt người. Năm 2015,phấn đấu thu hút 2,6 triệu lượt khách đếnBa Vì, doanh thu đạt 250 tỷ đồng.

Hồ tHAnH

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh và khai trương du lịch Ba Vì năm 2015

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

13số 1117 l 12.3.2015

Sự kiện vấn đề

Những năm vừa qua, số lượng dukhách đến với huyện Tam Đảo, tỉnhVĩnh Phúc ngày càng tăng cao. Điểmđến được nhiều người quan tâm nhất làKhu danh thắng Tây Thiên, nằm trênđịa bàn huyện Tam Đảo bởi ở đây cóquần thể di tích, các công trình tôn giáođan xen. Đặc biệt thêm vào đó là dịchvụ cáp treo, xe điện của Công ty cổphần Lạc Hồng - Tây Thiên hoạt độngvới tinh thần phục vụ cao, giúp ngườidân đi lại dễ dàng, du khách được ngồitrên cabin và hệ thống cáp treo cao cảtrăm mét đưa qua những cánh rừngxanh ngút ngàn của Vườn quốc gia TamĐảo để thưởng thức hương thơm, sắcthắm của hoa và bầu không khí tronglành của núi rừng.

Đến với khu danh thắng Tây Thiênthời gian gần đây còn có rất nhiềuchàng trai, cô gái ở khắp các tỉnh/thànhtrong nước, vừa đi lễ hội, vừa khám phácảnh quan thiên nhiên, bà con dân tộcsống dọc triền núi Tam Đảo, giao lưubạn bè đôi lứa, đến đền và chùa cầu chobản thân, gia đình có một năm mới vuitươi, an lành, đa tài, đa lộc, đa phúquý... Ở đâu cũng bắt gặp các khuônmặt rạng ngời và tiếng cười tiếng nóicủa các tràng trai, cô gái trẻ, họ diệnnhững bộ cánh mới nhất với đủ sắc màukhiến cảnh sắc ngày Xuân vùng rừngnúi Tam Đảo thêm tươi mới, thêm nhộnnhịp lạ thường.

Ông Diệp Xuân Tư - Trưởng Ban

quản lý Khu di tích danh thắng TâyThiên, cho biết: Khu Danh thắng TâyThiên năm nay khang trang hơn nămtrước, các hạng mục công trình nhưcổng Tam quan, đường trục chính, sannền, hệ thống thoát nước mưa, sân lễhội Khu trung tâm di tích danh thắngTây Thiên mới hoàn thành và đưa vàosử dụng, phục vụ kịp thời mùa Lễ hộiTây Thiên. Từ ngày mùng 3 TếtNguyên đán Ất Mùi trở đi, du khách đãtới thăm khu danh thắng Tây Thiênđông đúc, trung bình mỗi ngày Khudanh thắng Tây Thiên thu hút hơn chụcnghìn người và riêng vào dịp thứ bảy,chủ nhật, số lượng người đến đây có thểtăng 2 đến 3 lần so với ngày thường. Dukhách đến với khu danh thắng TâyThiên có 50% đến 70 % số người sửdụng dịch vụ cáp treo, xe điện, tùy theothời điểm. Giá vé với người lớn đi cáptreo cho cả lượt lên và xuống là 200nghìn đồng/người và tương tự với xeđiện là 40 nghìn đồng/người. Riêng cácdịch vụ đưa du khách đi thăm cảnhquan bằng xe điện, cáp treo, trông giữphương tiện... đây là một nguồn thuđược cho là rất lớn và đầy triển vọng.

Vào dịp mùa Xuân, đầu năm kháchvề với khu danh thắng Tây Thiên nhiềuhơn vì ở đây có nhiều đền chùa, khônggian vui chơi. Chính điều này đã giúpCông ty Cổ phần Lạc Hồng - Tây Thiêncó nhiều cơ hội phát triển kinh doanh;hàng loạt cơ sở lưu trú, các nhà hàng,

khách sạn được đầu tư xây dựng mới,nâng cấp và nhiều công trình tôn giáo,tín ngưỡng được tu bổ, xây dựng. Nhiềudu khách đã chọn Tam Đảo là nơi nghỉdưỡng, đi du lịch tâm linh không riêngmùa lễ hội các tháng đầu năm, mà tấtcả các ngày nghỉ, ngày lễ, ngày nghỉcuối tuần trong năm. Chờ đón nhữngthuận lợi, cơ hội mới, Công ty cổ phầnLạc Hồng - Tây Thiên đã đầu tư 50cabin; nâng tốc độ di chuyển của cáptreo từ 4m/giây lên 6m/giây, nâng côngsuất vận chuyển khách tăng thêm hơn30% so với trước.

Tỉnh Vĩnh Phúc đang chỉ đạo cácngành chức năng, chính quyền địaphương, Ban quản lý làm tốt công tácan ninh trật tự; đổi mới, đa dạng hóa cácloại dịch vụ, sản phẩm du lịch; đẩymạnh công tác quản lý đối với di tíchvà lễ hội, đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm, thu hút nhiều khách hơn, tạo sựchú ý, quan tâm của đông đảo ngườidân... Ban quản lý khu Danh thắng TâyThiên cũng rất chú trọng công tác vệsinh môi trường, đảm bảo luôn có nhânviên dọn rác kịp thời, sạch sẽ. Công anVĩnh Phúc đã điều động hàng trăm cánbộ, chiến sĩ làm công tác an ninh khudanh thắng, bố trí lực lượng ở các điểmvui chơi, lễ hội phía dưới chân núi lênđến đền Thượng giúp du khách yên tâmlễ Phật và thưởng ngoạn cảnh sắc thiênnhiên Tây Thiên - Tam Đảo.

nguyễn cúc

Vĩnh Phúc: Khu danh thắng Tây Thiên hút khách du lịch

các nhà quản lý nghệ thuật, các nghệ sĩMúa Rối Việt Nam có điều kiện giaolưu, học hỏi những tinh hoa nghệ thuậtMúa Rối nhân loại, trao đổi, chia sẻnhững kinh nghiệm quý báu trong quátrình lao động sáng tạo nghệ thuật. Từđó có những đổi mới về phương pháptổ chức, quản lý, sáng tạo những tácphẩm đạt chất lượng nghệ thuật cao,đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ

thuật của nhân dân trong thời kỳ mới.Liên hoan Múa Rối quốc tế lần thứ

IV - Hà Nội 2015 còn là một sự kiệnvăn hoá nằm trong khuôn khổ chươngtrình Năm Du lịch quốc gia 2015 vớichủ đề “Kết nối các di sản thế giới”nhằm quảng bá các di sản văn hoá vàtiềm năng du lịch của các tỉnh/thành đãtừng là kinh đô cổ của Việt Nam đốivới du khách quốc tế, thúc đẩy du lịch

nội địa.Để hoạt động có sức lan toả, tạo

không khí sôi nổi trong năm du lịchquốc gia 2015, các đơn vị tham giaLiên hoan sẽ có kế hoạch biểu diễnphục vụ nhân dân tại một số địaphương: TP. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ);TP. Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình); TP.Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá)…

H.PHượng

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

14 số 1117 l 12.3.2015

Sự kiện vấn đề

Hiện nay, tình trạng bạo lực đốivới phụ nữ vẫn diễn ra ở nhiều nơi,đặc biệt là tại các vùng kinh tế nghèo,nhận thức của người dân còn hạn chế.Một trong những nguyên nhân dẫnđến tình trạng này là do vẫn còn tồntại tư tưởng trọng nam khinh nữ hoặcdo rượu chè không kiểm soát đượcbản thân. Theo thống kê của các quận,huyện trên địa bàn Hà Nội, năm 2014,toàn thành phố xảy ra 192 vụ bạohành trong gia đình.

Trước thực trạng trên, Hà Nội đãtriển khai nhiều mô hình, cách làmhiệu quả để vừa nâng cao nhận thức,vừa cảnh báo, đề phòng và răn đengười vi phạm. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Hà Nội phốihợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành

phố triển khai thí điểm 4 mô hìnhngăn ngừa và giảm thiểu tác hại củabạo lực tại các xã Yên Trung (huyệnThạch Thất), Kim Đường (huyện ỨngHòa), xã Tòng Bạt (huyện Ba Vì) vàphường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai)với tổng kinh phí 180 triệu đồng.

Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phốđã phối hợp với các đơn vị liên quantrợ giúp pháp lý, hướng dẫn, tư vấnpháp luật miễn phí 225 cuộc cho23.500 lượt cán bộ, hội viên phụ nữvà nhân dân tham gia với các chủ đềtìm hiểu Luật hôn nhân gia đình, đấtđai, chế độ chính sách. Trung tâm tưvấn pháp luật và hỗ trợ kết hôn, Hộiđồng tư vấn của Hội Phụ nữ đã hỗ trợgiải quyết các vụ việc, đơn thư liênquan đến hôn nhân gia đình; tiếp nhận

và phối hợp các ngành giải quyết 56vụ liên quan đến xâm hại lợi ích hợppháp phụ nữ và trẻ em. Các quậnhuyện và cơ sở còn tiếp nhận, giảiquyết 77 đơn thư và hòa giải thànhtrên 900 vụ việc mâu thuẫn.

Sở VHTTDL Hà Nội cũng đã xâydựng đường dây tư vấn, hỗ trợ nạnnhân bạo lực gia đình trên địa bàntoàn thành phố. Hà Nội đã xây dựngđược 192 Câu lạc bộ phòng, chốngbạo lực gia đình, các hoạt động củacâu lạc bộ nhằm tư vấn, hỗ trợ vềpháp lý và sức khỏe cho nạn nhân bạolực và người có hành vi bạo lực giađình, nhằm tăng cường hiệu quả côngtác phòng, chống bạo lực tại các địaphương.

nguyễn Văn

Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực đối với phụ nữ

Nhân Kỷ niệm 40 năm Chiếnthắng Buôn Ma Thuột, giải phóngtỉnh Đắk Lắk và chào mừng Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ V-2015,ngày 09/3, tại Bảo tàng Biệt Điện,thành phố Buôn Ma Thuột, UBNDtỉnh Đắk Lắk đã khai mạc trưng bàychuyên đề: “Thời gian lịch sử và chủquyền thiêng liêng của Tổ quốc”.

Trưng bày đã giới thiệu đến côngchúng trong và ngoài nước 191 đơnvị hiện vật, 143 hình ảnh, 23 tư liệu,bản trích, 57 sơ đồ, bản đồ và 40 câuchuyện của nhân chứng lịch sử.Không gian trưng bày chia làm 2 chủđề chính: Thời gian lịch sử và chủquyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Trưng bày “Thời gian lịch sử vàchủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”đã tái hiện sinh động quá khứ hàohùng của quân và dân Đắk Lắk trongmùa xuân năm 1975, những đổi thayvề tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội

của đồng bào các dân tộc tỉnh ĐắkLắk sau 40 năm giải phóng. Bên cạnhđó, thông qua các hiện vật, hình ảnhlà bằng chứng sinh động để khẳngđịnh các quần đảo Hoàng Sa, Trườnglà của Việt Nam; bác bỏ những nhữngtuyên bố phi lý của Trung Quốc đốivới hai quần đảo này cũng như vùngbiển, đảo thuộc chủ quyền của ViệtNam. Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ -những chủ nhân tương lai đất nướcbiết ơn, trân trọng những hi sinhxương máu của thế hệ cha ông đitrước, có thêm ý chí, kiên cường bảovệ vững chắc chủ quyền thiêng liêngcủa Tổ quốc.

Cùng ngày, tại Trung tâm Văn hóatỉnh Đắk Lắk, Ban tổ chức Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ V-2015đã khai mạc Triển lãm ảnh thời sự -nghệ thuật với chủ đề “Hương sắc càphê và cuộc sống”. Triển lãm trưngbày hơn 100 bức ảnh thời sự và nghệ

thuật, phản ánh sâu sắc quá trình dunhập, phát triển cây cà phê vào vùngđất Tây Nguyên và những thành tựucủa ngành cà phê Việt Nam. Qua đó,thể hiện sự quan tâm, chăm lo củaĐảng, Nhà nước đối với phát triển càphê theo hướng bền vững; giới thiệukhái quát từ khâu chọn giống, trồng,chăm sóc, thu hoạch, chế biến đếnxây dựng thương hiệu và xuất khẩu càphê ra thị trường thế giới. Ngoài ra,triển lãm cũng trưng bày một số hìnhảnh về văn hóa, con người và tiềmnăng khai thác du lịch cà phê của tỉnhĐắk Lắk.

Triển lãm ảnh “Hương sắc cà phêvà cuộc sống” góp phần làm phongphú thêm hoạt động của Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ V, nângcao vị thế của ngành cà phê trong pháttriển kinh tế-xã hội của Đắk Lắk nóiriêng và vùng Tây Nguyên nói chung.

A.tùng

Trưng bày “Thời gian lịch sử và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

15số 1117 l 12.3.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày 08/3, Giải Cup Bắn súngquốc gia lần thứ 22 - năm 2015 đãchính thức khởi tranh tại Trung tâmHuấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội.Giải đấu có sự tham gia của 164 vậnđộng viên đến từ 12 đơn vị gồm: HàNội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hải Dương,Quảng Ninh, Quảng Nam, Đắk Lắk,Quân đội, Công an, Đồng Nai. Nhữngđoàn có truyền thống bắn súng vẫn duytrì số lượng vận động viên đông thamgia Giải như: Quân đội với 32 vậnđộng viên, Hà Nội 31 vận động viên,Hải Dương 18 vận động viên và TP. HồChí Minh 15 vận động viên.

Các xạ thủ nam tranh tài ở 14 nộidung: 50m súng trường tự chọn nằm bắn60 viên; 50m súng trường tự chọn 3 tư

thế 3x40; 10m súng trường hơi 60 viên;50m súng ngắn tự chọn 60 viên; 10msúng ngắn hơi 60 viên; 25m súng ngắnbắn nhanh 2x30; 25m súng ngắn tiêuchuẩn nam 3x20; 25m súng ngắn ổ quay30+30; 25m súng ngắn thể thao 30+30;10m súng trường hơi di động tiêu chuẩn30+30; 10m súng trường hơi di độnghỗn hợp 40 viên; bắn đĩa bay Trap; bắnđĩa bay Double Trap; bắn đĩa bay Skeet.

Các xạ thủ nữ thi đấu 10 nội dunggồm: 50m súng trường thể thao nằmbắn 60 viên; 50m súng trường thể thao3 tư thế 3x20; 10m súng trường hơi 40viên; 25m súng ngắn thể thao 30+30;10m súng ngắn hơi 40 viên; 10m súngtrường hơi di động tiêu chuẩn 20+20;10m súng trường hơi di động hỗn hợp40 viên; bắn đĩa bay Trap; bắn đĩa bay

Double Trap; bắn đĩa bay Skeet. Ngay trong ngày đầu thi đấu, các xạ

thủ bước vào 3 nội dung: 50m súngngắn bắn chậm nam, 25m súng ngắnthể thao nữ, 10m súng trường hơi nữ.

Giải Cup Bắn súng quốc gia lần thứ22 - năm 2015 là dịp để Ban Tổ chứckiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạocủa các huấn luyện viên cũng như chấtlượng thi đấu của các vận động viên;đồng thời, tuyển chọn những vận độngviên có thành tích xuất sắc để bổ sungcho Đội tuyển Bắn súng quốc gia đi thiđấu tại các giải đấu lớn trong khu vực,châu lục và các giải đấu quốc tế khác.Đặc biệt là chuẩn bị lực lượng tốt nhấttham dự Sea Games 28 sẽ diễn ra tạiSingapore vào tháng 6/2015.

n.AnH

Giải Cup Bắn súng quốc gia lần thứ 22

Một tín hiệu vui đối với du lịch HàGiang là trong dịp đầu xuân 2015,Công viên Địa chất toàn cầu Caonguyên đá Đồng Văn đã có gần 5.500lượt du khách đến thăm quan du lịch,với doanh thu đạt trên 5,5 tỷ đồng, trongđó lượng khách quốc tế cũng tăng hơnso với cùng kỳ năm trước 10%.

Kể từ khi được Hội đồng tư vấnMạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu(UNESCO) chính thức công nhận Caonguyên đá Đồng Văn là Công viên Địachất toàn cầu năm 2010. Sau hơn 4năm xây dựng và phát triển, danh hiệuCông viên Địa chất toàn cầu Caonguyên đá Đồng Văn đã mang đến sựthay đổi to lớn cho diện mạo của 4huyện vùng cao núi đá phía Bắc nóiriêng và tỉnh Hà Giang nói chung.

Với độ cao trung bình gần 1.600mso với mực nước biển, Công viên Địachất toàn cầu Cao nguyên đá ĐồngVăn có tổng diện tích tự nhiên2.530km2 trải rộng trên các huyện:Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và

Mèo Vạc. Đến với Công viên Địa chấttoàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, dukhách không chỉ choáng ngợp trước sựhùng vĩ của không gian, cảnh sắc, màcòn được hiểu thêm nhiều phong tụctập quán, giá trị văn hóa truyền thốngđộc đáo, đặc sắc của đồng bào các dântộc thiểu số nơi đây.

Chính vì sự độc đáo riêng có củaCông viên Địa chất toàn cầu Caonguyên đá Đồng Văn, nên từ lâu nơiđây đã trở thành “nơi ước đến, chốnmong về” của mỗi du khách du lịchtrong và ngoài nước. Lượng khách dulịch đến với Công viên tăng lên độtbiến, từ 300.000 lượt khách (năm2010) tăng lên 650.000 lượt khách(năm 2014).

Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợithế, thu hút du khách đến với Công viênĐịa chất toàn cầu Cao nguyên đá ĐồngVăn, trước Tết Nguyên đán, UBNDtỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Sở VHTTDL,UBND 4 huyện vùng cao phía Bắc củatỉnh nằm trong khu vực Công viên tổ

chức nhiều hoạt động văn hóa mangđậm bản sắc dân tộc, đặc trưng củavùng Cao nguyên đá. Các hoạt động lễhội truyền thống, hoạt động văn nghệ,thể thao dân gian mang tính cộng đồngthu hút sự quan tâm của nhiều dukhách. Kiểm tra các cơ sở lưu trú, nhàhàng, các khu, điểm du lịch thực hiệntốt công tác phục vụ khách du lịch.Đồng thời tăng cường công tác quản lý,đảm bảo an ninh, an toàn cho du lịch.

Các doanh nghiệp du lịch cũng đãtriển khai thực hiện nhiều chương trìnhquảng cáo nhằm thu hút du khách trongvà ngoài nước đến với Hà Giang.UBND tỉnh Hà Giang thực hiện cóhiệu quả công tác thu hút đầu tư, quađó đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tưcác hạng mục công trình trên Côngviên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đáĐồng Văn góp phần đưa hình ảnh củaCông viên đến với du khách trongnước và quốc tế, tạo dựng thương hiệudu lịch đặc trưng cho tỉnh Hà Giang.

V.toàn

Hàng nghìn du khách đến Cao nguyên đá Đồng Văn dịp đầu xuân

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

16 số 1117 l 12.3.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày 07/3 tại TP Hồ Chí Minh,vòng loại Giải Cờ vua vô địch thế giới2015 đã chính thức khai mạc.

Tham dự vòng loại năm nay có sựtranh tài của 44 kỳ thủ nam và 20 kỳ thủnữ, đến từ các quốc gia và vùng lãnhthổ: Hàn Quốc, Mông Cổ, Thái Lan,Myanmar, Philippines, Singapore vàchủ nhà Việt Nam. Trong đó, chủ nhàViệt Nam có lực lượng hùng hậu nhấtvới 38 kỳ thủ (22 nam và 16 nữ), vớinhiều lợi thế để giành 3 suất của khu vựcđể tham dự vòng chung kết Giải cờ vuavô địch thế giới.

Các vận động viên sẽ tranh tài 9 ván

theo hệ Thụy Sĩ. Các kỳ thủ giành ngôinhất và nhì bảng Nam, ngôi nhất bảngNữ sẽ giành quyền tham dự Giải Cờ vuavô địch thế giới năm 2015. Ở bảngNam, Việt Nam được kỳ vọng lớn nhấtkhi hai vị trí hạt giống đầu tiên đềuthuộc về các kỳ thủ chủ nhà là Lê QuangLiêm (hệ số elo 2.676) và Nguyễn NgọcTrường Sơn (elo 2.659). Trong khi đó,ở bảng Nữ, các kỳ thủ Phạm Lê ThảoNguyên (elo 2.338), Hoàng Thị BảoTrâm (elo 2.303), Nguyễn Thị ThanhAn sẽ rất khó khăn để giành suất duynhất, khi các đối thủ MunguntuulBatkhuyag (Mông Cổ, elo 2.426) và Li

Ruofan (Singapore, elo 2.394) được xếphạt giống cao hơn. Theo đánh giá củacác chuyên gia, với lợi thế sân nhà, cáckỳ thủ Việt Nam hoàn toàn có thể giànhđược các suất tham dự Giải vô địch thếgiới, nhất là ở bảng Nam. Dù xếp hạtgiống số 2, nhưng Nguyễn NgọcTrường Sơn lại được đánh giá rất cao,khi kỳ thủ này đang có phong độ tốttrong thời gian gần đây. Trong khi đó,dù đã có phần sa sút do tập trung choviệc học tại Hoa Kỳ, nhưng hạt giống số1 Lê Quang Liêm vẫn là một kỳ thủ“đáng gờm” đối với bất kỳ đối thủ nào.

Vũ MinH

TP. Hồ Chí minh: Khai mạc vòng loại Giải Cờ vua vô địch thế giới

Ngày 05/3 tại Hà Nội, Liên đoànBóng chuyền Việt Nam tổ chức lễ bốcthăm chia bảng thi đấu Giải Bóngchuyền vô địch quốc gia PV Gas năm2015. Ban tổ chức cho biết, năm nay có23 đội bóng mạnh của Việt Nam gồm11 đội nam, 12 đội nữ sẽ tham dự Giải.Các vận động viên thi đấu theo thể thứcvòng bảng, vòng chung kết và xếphạng, thời gian thi đấu các vòng dựkiến diễn ra từ ngày 12/4-28/11 tại haitỉnh Phú Thọ và Thái Bình.

Ở nội dung của nam bảng A gồm:Maseco TP. Hồ Chí Minh, Biên phòng,

Đức Long Gia Lai, Quân Đoàn IV,Long An, Bến Tre; bảng B gồm: SanestKhánh Hòa, Thể Công Binh Đoàn 15,XSKT Vĩnh Long, Tràng An NinhBình, Quân khu V.

Ở nội dung của nữ, bảng A gồm:Giấy Bãi Bằng, Tân Bình TP. Hồ ChíMinh, Thông tin Lienvietpost Bank,Tiến Nông Thanh Hóa, Rudico HảiDương, Vĩnh Phúc; bảng B gồm: PVDThái Bình, Cao su Bình Phước, VTVBình Điền Long An, Ngân hàng CôngThương, Phòng không Không quân,Hòa Phát Hưng Yên. Kết thúc giải đấu,

đội giành giải Nhất (nam, nữ) sẽ nhậnđược 100 triệu đồng, đội về vị trí thứhai nhận được 70 triệu đồng, đội đứngthứ Ba nhận được 30 triệu đồng và độigiành giải Khuyến khích nhận 10 triệuđồng của nhà tài trợ PV Gas.

Giải Bóng chuyền vô địch quốc gialà Giải đấu đỉnh cao trong hệ thống thiđấu quốc gia, là nguồn tuyển chọnthành viên cho đội tuyển quốc gia thamdự SEA Games 28 tại Singapore trongnăm 2015, hướng tới các giải đấu lớntrong khu vực và thế giới.

nguyễn cúc

23 đội tham dự Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia năm 2015

Trong khuôn khổ Lễ hội mùa XuânCôn Sơn - Kiếp Bạc năm 2015, trong 2ngày 06 và 07/3, tại sân Chùa Côn Sơn,Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương tổ chứcGiải vô địch Vật dân tộc tỉnh HảiDương mở rộng năm 2015.

Tham dự giải năm nay có gần 100đô vật nam, nữ đến từ 12 đội vật trongvà ngoài tỉnh; trong đó có 8 đội vật đếntừ các huyện, thị xã, thành phố trên địabàn tỉnh gồm: TP. Hải Dương, thị xãChí Linh, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách,Kinh Môn, Ninh Giang, Bình Giang và4 đội vật của các tỉnh, ngành gồm:

Quân đội, Hà Nam, Bắc Ninh, BắcGiang, dự thi đấu giao lưu, biểu diễn.Các đô vật nam tham gia vật dân tộctranh tài ở 7 hạng cân từ 48 đến trên72kg. Các đô vật nữ tham gia vật tự doquốc tế với các hạng cân: 46kg, 63kgvà 68kg. Để tăng tính hấp dẫn và duytrì nét truyền thống của giải đấu, nhândân địa phương và du khách thậpphương đến Lễ hội còn được thử sức,tham gia tranh tài và nhận giải thưởngở nội dung Lèo.

Kết thúc giải đấu, Ban tổ chức đãtrao giải Nhất toàn đoàn cho huyện Tứ

Kỳ, giải Nhì toàn đoàn cho thị xã ChíLinh và vị trí thứ Ba thuộc về huyệnNam Sách. Ở nội dung cá nhân, đứngđầu các hạng cân là: hạng cân 45-50 kg,Phan Văn Đoàn (thị xã Chí Linh); hạngcân 50-55 kg, Nguyễn Tiến Toản (TứKỳ); hạng cân 55-60 kg, Phan VănVương (Tứ Kỳ); hạng cân 60-65 kg, VũQuang Trường (Chí Linh); hạng cân65-70 kg, Nguyễn Công An (Gia Lộc);hạng cân 70-75 kg, Vũ Hồng Ba (TứKỳ) và Phạm Văn Quân (Bình Giang),hạng cân trên 75 kg.

nAM AnH

Giải Vật dân tộc tỉnh Hải Dương mở rộng 2015

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

Sự kiện vấn đề

17số 1117 l 12.3.2015

Ngày 08/3, Giải Quần vợt vô địchnữ toàn quốc năm 2015 đã được khaimạc tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Giảido Tổng cục Thể dục thể thao, Liênđoàn Quần vợt Việt Nam phối hợpvới Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng tổchức. Đây cũng là dịp chào mừngNgày Quốc tế Phụ nữ 08/3 và kỷ niệm69 năm Ngày Thể thao Việt Nam(27/3/1946-27/3/2015).

Tham dự giải năm nay có 90 nữvận động viên đăng ký tranh tài đánhđơn, đôi nữ và năng khiếu tại các nội

dung U12, U14, U16, U18 và từ 18tuổi trở lên đến từ các đơn vị TP. HồChí Minh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, TâyNinh, Đà Nẵng, Hải Dương, KiênGiang, Ninh Thuận và Lâm Đồng.

Đáng chú ý nhất của giải là nộidung đơn nữ trên 18 tuổi với sự gópmặt của các tay vợt nữ đang đứngđầu bảng xếp hạng quần vợt ViệtNam như Huỳnh Phi Khanh (TP. HồChí Minh), Trần Thị Tâm Hảo (TP.Hồ Chí Minh), Phan Thị Thanh Bình(Đà Nẵng).

Theo Liên đoàn Quần vợt ViệtNam, thông qua giải lần này nhằmkiểm tra, đánh giá chất lượng luyệntập của các vận động viên năng khiếutoàn quốc, tạo điều kiện giao lưu thiđấu cho các tay vợt nữ trong cả nước.Qua giải đấu này sẽ đánh giá chấtlượng và khẳng định công tác đào tạonăng khiếu của các địa phương vềmôn quần vợt, nhằm xây dựng mộtđội ngũ vận động viên quần vợt trẻ kếcận cho quần vợt Việt Nam.

Đ.LâM

Tỉnh Vĩnh Long vừa tổ chức sơ kết3 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chínhtrị “Về tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ vềthể dục, thể thao đến năm 2020”.

Theo Giám đốc Sở VHTTDL tỉnhVĩnh Long - Lê Thanh Tuấn, qua 3 nămtriển khai thực hiện, các cấp ủy đảng,chính quyền và nhân dân đã nhận thứcđầy đủ hơn về vị trí, vai trò, tầm quantrọng của công tác thể dục thể thao; quađó tạo điều kiện tốt hơn cho việc rènluyện sức khỏe của nhân dân và nângtầm cao mới cho phong trào thể dục thểthao thành tích cao của tỉnh. Năm 2011số người tham gia luyện tập thể thaothường xuyên của tỉnh chỉ đạt 26,5%dân số, đến năm 2014 đã tăng lên 29%;số gia đình đạt chuẩn gia đình thể thaotừ 8,6% của năm 2011 tăng lên 21,5%trong năm 2014.

Các công tác như nâng cao chấtlượng giáo dục thể chất và hoạt động thểthao trong trường học, thể thao quầnchúng, thể thao thành tích cao cũngđược tỉnh quan tâm thực hiện đạt kếtquả tốt. Tính đến cuối năm 2014, toàntỉnh có 100% số trường học thực hiệntốt chương trình giáo dục thể chất chínhkhóa và 86% học sinh, sinh viên đạt

chuẩn thể lực theo quy định. Hoạt độngthể thao quần chúng được mở rộng với7 trung tâm văn hóa và thể thao, 109 nhàvăn hóa cấp xã và 1.140 câu lạc bộ,điểm tập thể dục thể thao từ tỉnh đến cơsở được vận dụng linh hoạt, đáp ứngnhu cầu phục vụ nhân dân. Đối với thểthao thành tích cao, trong 3 năm 2011-2014 các vận động viên của tỉnh đã đạtđược 1.319 huy chương các loại tại cácgiải thể thao khu vực, toàn quốc và quốctế. Riêng năm 2014, Vĩnh Long xếphạng 9/65 tỉnh/thành, ngành tham dựĐại hội Thể dục thể thao toàn quốc.Trên cơ sở đó, trong các năm 2012,2013 và 2014, thể thao thành tích caođược bình chọn là là 1 trong 10 sự kiệntiêu biểu của tỉnh.

Công tác xã hội hóa thể dục thể thaocũng được tỉnh chú trọng và nhận đượcsự quan tâm của các ngành, các đơn vị,tổ chức, cá nhân. Trong 3 năm tổng sốtiền tài trợ cho các giải thi đấu thể thaotừ tỉnh đến cơ sở đạt trên 15 tỷ đồng,tổng số tiền đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất, sân bãi thể thao trên 40 tỷ đồng,góp phần giảm bớt kinh phí nhà nướctrong việc xây dựng và tổ chức các hoạtđộng thể thao phục vụ nhu cầu tậpluyện, rèn luyện sức khỏe và thưởngthức các giá trị tinh thần của nhân dân.

Để thực hiện tốt công tác thể dục thểthao từ nay đến năm 2020, tỉnh tập trungthực hiện một số nội dung chính như:Nâng tỷ lệ toàn dân tham gia luyện tậpthể dục thể thao; duy trì và phát triển thểthao thành tích cao; nâng cao thể chất vàtầm vóc con người Vĩnh Long; đồngthời khai thác tốt hơn các cơ sở hạ tầnghiện có để phục vụ công tác phát triểnthể dục thể thao. Để hoàn thành các nộidung trên, Phó Bí thư Tỉnh ủy VĩnhLong yêu cầu các cấp ủy đảng, chínhquyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chứcchính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ tronglãnh, chỉ đạo và đẩy mạnh tuyên truyền,nâng cao nhận thức của xã hội về côngtác thể dục thể thao. Tỉnh tiếp tục duy trìvà nâng cao chất lượng “Phong trào rènluyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩđại”, đồng thời kết hợp với phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa cơ sở” gắn với xây dựng nôngthôn mới. Các cấp, các ngành tiếp tụcquan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quảgiáo dục thể chất và hoạt động thể thaotrường học; gắn giáo dục thể chất vớigiáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho họcsinh, sinh viên; chú ý phát hiện và tuyểnchọn các tài năng trẻ, có năng khiếu đểđào tạo, bồi dưỡng.

V.Sơn

Vĩnh Long tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao

90 tay vợt dự Giải Quần vợt vô địch nữ toàn quốc

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

18 số 1117 l 12.3.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Nằm trong chuỗi các hoạt động củaLễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứV - năm 2015, ngày 08/3, Hội thi tạctượng gỗ dân gian Tây Nguyên đã khaimạc tại Khu Du lịch Sinh thái Văn hóaCộng đồng Ko Tam, TP. Buôn MaThuột, tỉnh Đắk Lắk.

Hội thi quy tụ 37 nghệ nhân đến từcác tỉnh vùng Tây Nguyên tham gia,trong đó tỉnh Đắk Lắk có 29 nghệnhân. Chủ đề của của Hội thi là các

biểu tượng về người, sinh hoạt, văn hóacác dân tộc Tây Nguyên; về thế giới tựnhiên, thú rừng, chim muông… Đặcbiệt, Hội thi khuyến khích những tácphẩm thể hiện đặc trưng văn hóa dântộc tại chỗ và những tác phẩm có ýtưởng sáng tạo mới.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, bà MaiHoan Niê Kdăm - Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Đắk Lắk, nhấn mạnh: Hội thi tạctượng gỗ dân gian Tây Nguyên là một

hoạt động đầy ý nghĩa nhằm tôn vinhbản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộcTây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắknói riêng về nghệ thuật tạc tượng dângian. Qua đó góp phần làm cho nhândân, du khách nhận thức sâu sắc hơn vềnhững giá trị tinh thần, văn hóa củangười Tây Nguyên nói chung, của đồngbào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk nói riêngcần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

K.Hoàn

Hội thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên

Ngày 04/3/2015, UBND huyệnBắc Hà (Lào Cai) đã long trọng tổchức Lễ đón Bằng công nhận nghệthuật Xòe (The) của người Tày, xã TàChải là Di sản văn hóa phi vật thể cấpquốc gia.

Mùa xuân đến, khi cao nguyênBắc Hà trắng ngút ngàn hoa mậncũng là lúc du khách trong và ngoàinước đến với nơi đây để đi chợ phiên,tham gia lễ hội và đặc biệt để đượcđắm mình vào những điệu Xòetruyền thống, trong tiếng trống, tiếngkèn pí lè rộn rã của người Tày. Nghệthuật Xòe (múa) tiếng Tày gọi là“The” có từ lâu đời và đã trở thànhđặc sản văn hóa tinh thần không thểthiếu của vùng đất Bắc Hà trong cáclễ hội mỗi khi Tết đến, Xuân về.

Người Bắc Hà có câu “Muốnuống rượu ngon thì về Bản Phố.Muốn ăn thắng cố ngon đi chợ BắcHà. Muốn xem Xòe đẹp thì về TàChải”. Xã Tà Chải và Na Hối nằmngay sát thị trấn du lịch Bắc Hà, có 9thôn bản, chủ yếu là đồng bào Tàysinh sống. Người Tày ở Tà Chải vàNa Hối vốn nổi tiếng với các điệuXòe độc đáo, nhưng khi hỏi nghệthuật Xòe có từ bao giờ thì chẳng aicó thể trả lời được. Nghệ nhân LâmVăn Sủn (Tà Chải) cho biết: “Xưakia, múa Xoè là để phục vụ cho gia

đình thổ ty Hoàng A Tưởng giàu cóvà quyền thế nhất vùng núi Bắc Hà”.Ngày nay, múa Xòe là hoạt độngkhông thể thiếu trong các lễ hội ở TàChải và Na Hối. Đặc biệt, hội Xòe TàChải thường được tổ chức vào dịpđầu năm mới, để cầu cho mùa màngtươi tốt, thóc gạo đầy nhà, mọi ngườidồi dào sức khỏe. Ở Tà Chải, từngười già đến trẻ em, ai cũng biết vàiđiệu Xòe.

Các du khách nước ngoài, đặcbiệt là du khách Pháp du lịch tại BắcHà bằng hình thức homestay (ngủ tạinhà dân) đều tỏ ra rất thích thú vàngỡ ngàng khi được thưởng thứcnghệ thuật Xòe do các nghệ nhânbiểu diễn. Theo ông Nguyễn HữuSơn - Giám đốc Sở VHTTDL LàoCai: “Xòe Tà Chải ở Bắc Hà là sựgiao thoa, tiếp biến với điệu valse củaPháp. Khi người Pháp lên xây dựngnhững đội Xòe cho dinh Hoàng ATưởng, họ đã vô tình mang theonhững nhịp của điệu valse vào Xòe.Chính điều này đã trở thành nétriêng, mang hơi thở riêng của điệuXòe người Tày nơi đây”.

Để bảo tồn và phát huy vốn Xòetruyền thống, xã chủ trương dựa vàodân, xây dựng và duy trì các đội Xòetại các thôn bản, dòng họ, cụm dâncư. UBND xã xây dựng kế hoạch bảo

tồn, phát triển bản sắc văn hóa Xòegắn với phát triển du lịch cộng đồng,coi đó là một trong những giải phápchuyển dịch cơ cấu kinh tế địaphương.

Đến nay, Tà Chải có năm đội Xòeở các thôn Na Kim, Na Pác Ngam,Na Lo, Na Lang và Na Hô, mỗi độithường có từ 12 đến 15 nghệ nhânnòng cốt, tập luyện vào lúc nôngnhàn tại nhà văn hóa hoặc nhà trưởngthôn. Một cách làm rất hay của TàChải là đưa Xòe vào trường học vớimong muốn “phổ cập” điệu múa Xòetrong học sinh, từ đó tạo nền tảng vànhững hạt nhân trong các đội Xòethôn, đội văn nghệ xã.

Từ thực tế ở Tà Chải, huyện BắcHà thực hiện đề án “Bảo tồn, pháttriển bản sắc văn hóa dân tộc thiểusố, phục vụ phát triển du lịch”. Đếnnay, toàn huyện có hơn 30 đội vănnghệ, đội Xòe ở các xã, thôn bản.Không chỉ có Tà Chải, điệu múa Xòeđã lan rộng sang các xã Na Hối, LầuThí Ngài, Nậm Khánh...

Trong tương lai, di sản văn hóacủa người Tày sẽ trở thành một thếmạnh du lịch, quyến rũ du kháchtrong và ngoài nước đến với vùng đấtgiàu bản sắc văn hóa trên cao nguyêntrắng thơ mộng Bắc Hà.

Huy Long

Lào Cai: Nghệ thuật Xòe được công nhận là di sản văn hóa quốc gia

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

19số 1117 l 12.3.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

* Sáng 06/3, hàng nghìn người đổ vềkhu vực Cầu Trắng để cổ vũ cho Hội thibắt cá diễn ra tại suối Nậm La doUBND TP. Sơn La, tỉnh Sơn La tổ chứctrong khuôn khổ lễ hội mùa hoa Ban.

Đây là hội bắt cá suối của dân tộcThái vùng Tây Bắc, mô phỏng sinh hoạtcủa cư dân vùng sông nước, gắn với laođộng sản xuất, tập quán thả cá ruộng.Trong truyện thơ “Xống chụ son xao”(Tiễn dặn người yêu) của dân tộc Tháiđã mô tả và hình tượng hóa việc bắt cásuối về làm món gỏi. Hội thi bắt cá suốicó nguồn gốc từ lao động cộng đồng, lànét sinh hoạt văn hóa tốt đẹp của cư dântrồng lúa nước ở vùng Tây Bắc.

* Đã thành thông lệ 3 năm trở lạiđây, một trong những hoạt động thu hútsự quan tâm của đông đảo du kháchthập phương về với Lễ hội mùa xuânCôn Sơn - Kiếp Bạc, đó là không khítưng bừng, náo nhiệt của Liên hoanpháo đất tỉnh Hải Dương, được tổ chứcthường niên tại sân đá chùa Côn Sơn.Tham dự liên hoan lần thứ V - năm2015, có trên 130 pháo thủ đến từ 5 địaphương có truyền thống pháo đất trongvà ngoài tỉnh như: Ninh Hòa, An Đức,Tân Hương (huyện Ninh Giang); xãĐức Xương (huyện Gia Lộc) và cácpháo thủ đến từ xã Thắng Thủy (huyệnVĩnh Bảo, TP. Hải Phòng). Các độitham gia thi đấu 4 dây pháo, với mỗidây gồm 20 pháo. Theo quy định, mỗi

quả pháo được gieo phải có độ dài40cm, hay còn gọi là 1 thước trở lên vàtính từ đầu 2 mép ngoài của mảnh pháo.Sau mỗi dây pháo, đội nào có số thướcđo cao nhất và có số đo cao hơn 2 thướctrở lên so với đội kế tiếp, sẽ là đội đứngđầu ở dây đó.

Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dươnglà hoạt động nhằm quảng bá hình ảnhsinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dântỉnh Hải Dương. Giải không chỉ là mộtsân chơi rèn luyện sức khỏe, mà còn thểhiện sự kế thừa, bảo tồn và phát huy cácdi sản văn hóa của thế hệ cha ông để lại.

* Tối 06/3, tại xã Hồng Quang,huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đãdiễn ra Lễ hội nhảy lửa truyền thống củađồng bào dân tộc Pà Thẻn cư trú trên địabàn tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội là phongtục tập quán lâu đời, rất độc đáo vàmang đậm nét huyền bí, hoang sơ củangười Pà Thẻn. Lễ hội này được coi nhưlễ mừng lúa mới, được tổ chức từ giữatháng 10 âm lịch và kéo dài qua TếtNguyên đán, thu hút hàng nghìn dukhách thập phương và người dân bảnđịa đến chứng kiến.

Lễ hội nhảy lửa của đồng bào dântộc Pà Thẻn được bắt đầu bằng việc thầycúng của người Pà Thẻn làm lễ cầu khấnthần linh. Lễ vật cúng tế gồm một báthương, một chiếc đàn gỗ, một con gà, 5chén rượu, tiền giấy. Khi thầy mo gõvào đàn và làm lễ cúng, những người

tham gia nhảy lửa sẽ ngồi đối diện vớithầy mo và được làm phép “nhập ma”và chỉ dành cho nam giới. Thời gian làmlễ kéo dài 1-2 giờ trước khi lễ hội bắtđầu. Theo những người đã từng tham dựLễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn,trong khi thầy mo cúng thần linh cũnglà lúc nhập đồng cho người nhảy lửa,những người tham gia nhảy lửa nhưđược tiếp sức mạnh, sự khéo léo và lòngdũng cảm.

Sau khi nghi thức cúng tế kết thúc,các chàng trai Pà Thẻn bắt đầu tham giaLễ hội nhảy lửa, họ nhảy múa trên đốngthan hồng rực trong vòng 3-4 phút màkhông hề sợ hãi hay cảm thấy bỏng rát,giữa sự hò reo, cổ vũ của hàng nghìnkhán giả. Theo quan niệm của đồng bàodân tộc Pà Thẻn thì ngọn lửa tượngtrưng cho sự sống, sự ấm no hạnh phúcvà không thể thiếu trong đời sống củađồng bào dân tộc Pà Thẻn. Hiện nay, cókhoảng trên 5.000 người đồng bào dântộc Pà Thẻn sống tập trung chủ yếu ở haihuyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) vàBắc Quang (Hà Giang).

Lễ hội nhảy lửa vẫn được người PàThẻn tổ chức thường xuyên và gìn giữnguyên sơ, là một trong những sự kiệnthu hút đông đảo khách du lịch khimuốn khám phá văn hóa độc đáo củadân tộc Pà Thẻn nói riêng cũng như cácdân tộc miền núi phía bắc nói chung.

t.t.n

Đặc sắc lễ hội dân gian tại các địa phương

Sau 2 đêm tổ chức (ngày 06 và07/3), tối 07/3 tỉnh Long An đã tổ chứcbế mạc Liên hoan Đờn ca tài tử Nambộ lần thứ 21. Liên hoan được tổ chứcnhân dịp lễ Kỳ yên đình Vạn Phước vàkỷ niệm ngày mất của nghệ nhân -nhạc sĩ Nguyễn Quang Đại. Hơn 100nghệ nhân, nhạc sĩ của hơn 10 ban Đờnca tài tử trong tỉnh và một số tỉnh khuvực Đồng bằng sông Cửu Long, miềnĐông Nam bộ đã tham dự Liên hoan.

Các đại biểu và nghệ nhân đã thắp

hương tưởng niệm ngày mất nghệ nhânNguyễn Quang Đại - nhạc sĩ tiềnphong nhạc lễ, nhạc tài tử Nam bộ.Ông đã từ Huế đến huyện Cần Đước vàtruyền dạy Đờn ca tài tử ở vùng đấtphương Nam. Dịp này, 5 nghệ nhânĐờn ca tài tử của tỉnh đã được phongtặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”vì đã có những đóng góp tích cực trongviệc bảo tồn và phát triển Đờn ca tài tửNam bộ.

Các ban Đờn ca tài tử đã trình diễn

tại liên hoan nhiều thể loại với nội dungca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, tình yêuquê hương đất nước, ca ngợi công cuộcđổi mới, xây dựng xã nông thôn mới...Trong khuôn khổ Liên hoan còn diễnra triển lãm ảnh, giới thiệu đến côngchúng gần 100 ảnh, tiểu sử của cácnghệ nhân đã đóng góp cho sự pháttriển Đờn ca tài tử Nam bộ và nhữngthành tựu đổi mới trên lĩnh vực kinh tế-xã hội của tỉnh Long An.

Vũ MinH

Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Long An lần thứ 21

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117

Sự kiện vấn đề

20 số 1117 l 12.3.2015

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông Ty Tnhh mộT Thành vIên

In và văn hóa Phẩm

Những ngày đầu xuân, đặt chân đếnhuyện vùng cao Tủa Chùa (tỉnh ĐiệnBiên), nơi có hơn 70% dân số là ngườidân tộc H’Mông sinh sống, chúng tôiđược hòa mình trong những trò chơidân gian. Ngày hội du xuân đã trởthành nét văn hóa đặc sắc của đồng bàoH’Mông ở các bản làng rẻo cao vào dịpđầu năm mới.

Vượt quãng đường gần 150 km từthành phố Điện Biên Phủ, chúng tôiđến xã Sính Phình (huyện Tủa Chùa).Xã Sính Phình nằm ở phía Bắc huyệnTủa Chùa. Xã có 100% dân số là đồngbào dân tộc H’Mông, hơn 1.000 hộ dânvới hơn 5.000 nhân khẩu. Năm nay, tạiSính Phình có hàng nghìn đồng bàongười H’Mông trong xã và ở các xãlân cận về du xuân. Từ sáng sớm, trênkhắp các ngả đường, từng tốp ngườirộn ràng di chuyển về trung tâm xã.Nam giới đi bằng xe máy, còn các chị,các em gái lại đi bộ về điểm tổ chứccác trò chơi. Tất cả mọi người đềuchọn bộ trang phục dân tộc đẹp nhấtđể mặc vào dịp Tết. Tất cả trang phụcmà đồng bào H’Mông ở Sính Phìnhmặc trong những ngày du xuân đều cómàu tím đậm; với phái nữ, trang phụcsẽ xen lẫn một ít họa tiết hoa màu đỏnhạt lên nền áo.

Tại bãi đất trống rộng rãi ở trungtâm xã Sính Phình, khoảng 9-10 giờ,dòng người trở nên tấp nập hơn, gươngmặt ai cũng rạng ngời trong cái nắngđầu xuân của vùng cao. Những chiếclán nhỏ cũng được một số gia đìnhdựng lên quanh bãi đất để phục vụ nhucầu ăn uống, giải khát cho những ngườiđến đây du xuân. Chính giữa bãi đấttrống có là 1 lán được UBND xã SínhPhình dựng lên để đặt loa máy, phục vụviệc biểu diễn văn nghệ và thông báovề các trò chơi, nội dung thi đấu do xãtổ chức. Ném pao là trò chơi được đồngbào H’Mông chơi nhiều nhất trongnhững ngày du xuân. Từ các cháu nhỏ

cho đến cụ già đều ưa thích trò chơinày, tùy theo lứa tuổi, họ sẽ tự chọn bạnchơi với mình. Các cụ già ném pao vớinhau nhẹ nhàng, các em nhỏ lại có cáchchơi tinh nghịch hơn, nam nữ thanhniên có cách ném pao mạnh mẽ nhưngtình cảm. Cứ thế, từng cặp một chơiném pao rồi dần xếp thành những hàngdài, đôi bên ném nhau qua lại.

Ông Giàng A Tùng - Bí thư Đảngủy xã Sính Phình cho biết, ném pao làtrò chơi phổ biến nhất trong ngày hộidu xuân nói riêng hay tất cả các ngàyhội của người H’Mông nói chung.Ném pao chính là cách người H’Môngbày tỏ tình cảm với nhau. Hầu hếtnhững nam thanh nữ tú về đây đềumong tìm được bạn tình qua trò chơipao. Khi ném pao, họ bắt đầu tròchuyện và “ném” cho nhau những ánhnhìn, nụ cười quý mến. Khi đôi trai gáicó tình cảm với nhau, họ sẽ “hẹn hò”trong suốt thời gian du xuân và sau đósẽ tìm hiểu để đi đến quyết định gắn bólâu dài.

Ngoài ném pao, các hoạt động khácnhư múa khèn, ném cù quay cũng diễnra sôi nổi trong ngày xuân. Khi nắngtrưa đứng bóng, nhiều đôi nam nữ đã

ngừng ném pao, di chuyển vào bóngrâm của hàng cây dưới chân núi. Ở đóhọ lại trò chuyện, tỏ tình với nhau bằngtiếng kèn lá chứa chan tình cảm. Bênngoài bãi, những chiếc ô che nắng cứlấp ló, xoay tròn ngại ngùng… Tiếngkhèn, tiếng kèn lá cùng tiếng cười nóivang rộn cả bản làng.

Tại những điểm vui chơi ở trungtâm các xã khác như Tả Phìn, Xá Nhècũng có rất đông người dân tụ hội duxuân. Ngoài những người dân bản địa,nhiều du khách từ trong và ngoài huyệnTủa Chùa cũng về đây, cùng hòa mìnhvào ngày hội du xuân. Không khí nhộnnhịp, sự hòa đồng mến khách củangười dân khiến những vị khách đã đếnđây chẳng muốn ra về.

Năm nay, huyện Tủa Chùa có 11điểm tổ chức cho đồng bào H’Mông ởtoàn huyện chơi xuân. Ngày hội duxuân của người H’Mông ở đây thườngkéo dài từ mùng 1-15 tháng Giêng, caođiểm là các ngày từ mùng 3-10 thángGiêng. Thông qua ngày hội, các lànđiệu hát đối đáp, các trò chơi dân tộcnhư ném pao, múa khèn, thổi kèn đượcgìn giữ, bảo tồn.

t.t.n

Bà con dân tộc H’Mông xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên biểu diễn khèn trong ngày hội xuân

Rộn ràng ngày hội du xuân của người H’mông