toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - số 1188 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn Hóa, tHể tHao và Du LịcH Số 1188 ngày 18.8.2016 Ảnh: EPA/ TTXVn - Đẩy mạnh hợp tác du lịch Việt Nam-Brazil (Tr.3) - Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện tiếp xúc cử tri tại Thừa Thiên Huế (Tr.2) - Sức bật từ Olympic Rio 2016 (Tr.19) - Người giữ “kho báu” các làn điệu Then cổ (Tr.15) trong Số nàY “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số” Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định phê duyệt Dự án “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số” đến năm 2020 với kinh phí hơn 54 tỷ đồng. Theo đó, đối tượng dự án hướng tới là 53 dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó ưu tiên các dân tộc có số dân dưới 10.000 người, dưới 5.000 người ở các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, An Giang, Sóc Trăng. Thời gian thực hiện dự án chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2016 đến 2018; giai đoạn 2 từ năm 2019 đến 2020. (Xem tiếp trang 3) Ngày 07.8.2016 đã trở thành dấu son đối với thể thao Việt Nam khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh xuất sắc giành Huy chương Vàng tại Olympic Rio Brazil 2016; cũng là tấm Huy chương Vàng đầu tiên của thể thao Việt Nam tại đấu trường Olympic. Chưa dừng lại, Hoàng Xuân Vinh lại tiếp tục làm nên kỳ tích khi anh tiếp tục giành Huy chương Bạc ở nội dung 50m súng ngắn bắn chậm, trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành được hai Huy chương danh giá tại một kỳ Thế vận hội. (Xem tiếp trang 4) Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh với tấm Huy chương vàng lịch sử Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch đã diễn ra ngày 09.8, tại TP. Hội An (Quảng Nam). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam đã tham dự. Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: Thời gian qua, ngành du lịch đã đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2015, khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng với mức tăng trung bình hàng năm cao hơn so với giai đoạn 2006-2010 (9,48% so với 8,95%), tăng hơn 1,57 lần. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010-2015, số lượng các khách sạn từ 3-5 sao tăng cao hơn mức trung bình chung. Đến tháng 05.2016, cả nước có 101 khách sạn 5 sao, 229 khách sạn 4 sao và 463 khách sạn 3 sao. (Xem tiếp trang 5) Tự hào Hoàng Xuân Vinh

Upload: pham-long

Post on 11-Feb-2017

45 views

Category:

News & Politics


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1188 ngày 18.8.2016

Ảnh:

EPA

/ TTX

Vn

- Đẩy mạnh hợp tác du lịch Việt Nam-Brazil

(Tr.3)- Bộ trưởng Bộ VHTTDLNguyễn Ngọc Thiện tiếp xúc cử tri tại Thừa Thiên Huế

(Tr.2)- Sức bật từ Olympic Rio 2016

(Tr.19)- Người giữ “kho báu” các làn điệu Then cổ

(Tr.15)

trong số này

“Gắn kết phát triểnkinh tế và bảo tồn,phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyếtđịnh phê duyệt Dự án “Gắn kết pháttriển kinh tế và bảo tồn, phát triển vănhóa các dân tộc thiểu số” đến năm2020 với kinh phí hơn 54 tỷ đồng.Theo đó, đối tượng dự án hướng tới là53 dân tộc thiểu số (DTTS), trong đóưu tiên các dân tộc có số dân dưới10.000 người, dưới 5.000 người ở cáctỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn,Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, QuảngBình, Quảng Trị, Bình Định, KonTum, Đắk Lắk, Đắk Nông, An Giang,Sóc Trăng. Thời gian thực hiện dự ánchia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từnăm 2016 đến 2018; giai đoạn 2 từnăm 2019 đến 2020.

(Xem tiếp trang 3)

Ngày 07.8.2016 đã trở thành dấu son đối với thể thao Việt Nam khi xạ thủHoàng Xuân Vinh xuất sắc giành Huy chương Vàng tại Olympic Rio Brazil 2016;cũng là tấm Huy chương Vàng đầu tiên của thể thao Việt Nam tại đấu trườngOlympic. Chưa dừng lại, Hoàng Xuân Vinh lại tiếp tục làm nên kỳ tích khi anhtiếp tục giành Huy chương Bạc ở nội dung 50m súng ngắn bắn chậm, trở thànhvận động viên đầu tiên của Việt Nam giành được hai Huy chương danh giá tạimột kỳ Thế vận hội.

(Xem tiếp trang 4)

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh với tấm Huy chương vàng lịch sử

Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịchHội nghị toàn quốc về phát triển du lịch đã diễn ra ngày 09.8, tại TP. Hội

An (Quảng Nam). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướngVương Đình Huệ, Vũ Đức Đam đã tham dự. Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởngBộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: Thời gian qua, ngành du lịchđã đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2015, kháchquốc tế đến Việt Nam tăng trưởng với mức tăng trung bình hàng năm caohơn so với giai đoạn 2006-2010 (9,48% so với 8,95%), tăng hơn 1,57 lần.Đặc biệt, trong giai đoạn 2010-2015, số lượng các khách sạn từ 3-5 sao tăngcao hơn mức trung bình chung. Đến tháng 05.2016, cả nước có 101 kháchsạn 5 sao, 229 khách sạn 4 sao và 463 khách sạn 3 sao.

(Xem tiếp trang 5)

Tự hào Hoàng Xuân Vinh

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

Quản lý nhà nước

2 số 1188 l 18.8.2016

Sáng 10.8, Bộ trưởng BộVHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện cùngĐoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ThừaThiên Huế đã có buổi tiếp xúc cử tritại thị xã Hương Trà (Thừa ThiênHuế) sau kỳ họp thứ nhất - Quốc hộikhóa XIV.

Tại buổi tiếp xúc các cử tri đã nghethông báo về những nội dung và kếtquả của kỳ họp thứ nhất - Quốc hộikhóa XIV như: Kết quả bầu cử đạibiểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND cáccấp; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiếnnghị của cử tri; Về công tác nhân sự;Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội vàngân sách Nhà nước; Chương trìnhxây dựng luật, pháp lệnh và chươngtrình hoạt động giám sát của Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn

Ngọc Thiện phát biểu nhấn mạnh mộtsố nội dung quan trọng được Quốchội quan tâm trong kỳ họp, trong đónổi bật là vấn đề sự cố ô nhiễm môitrường do Formosa gây ra. Đại diệncác đoàn ĐBQH 4 tỉnh miền Trung bịảnh hưởng bởi sự cố môi trường biểnđều phát biểu tại kỳ họp. Bộ trưởngcũng cho biết, Chính phủ cũng rất kiênquyết để phát hiện ra sai phạm củaFormosa trong thời gian qua, để yêucầu khắc phục hậu quả và đền bù, đồngthời cũng cử đoàn của Bộ Tài nguyênvà Môi trường tiếp tục giám sátFormosa. Hiện nay Chính phủ đang tậptrung việc cải tạo môi trường biển; hỗtrợ người dân trong vùng bị ảnh hưởngvà tiếp tục giám sát việc xử lý chất thảicủa Formosa trong thời gian tới…

Chiều cùng ngày, tại Văn phòngĐoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế đãdiễn ra cuộc gặp mặt giữa các ĐBQHkhóa XIII và XIV. Sau khi nghe báocáo tóm tắt hoạt động của ĐoànĐBQH khóa XIII, nhiều đại biểu phátbiểu ý kiến thống nhất đánh giá ĐoànĐBQH đã hoàn thành nhiệm vụ, tráchnhiệm mà cử tri và nhân dân ThừaThiên Huế đã bầu và tin tưởng giaophó cho đoàn trong khóa XIII. Cácđại biểu tái cử cũng như mới đượcbầu tham gia Quốc hội khóa XIVcũng đã hứa sẽ tiếp tục kế thừa vàphát huy vai trò, hoạt động của ĐoànĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế tại Quốchội khóa XIV để không phụ lòng tintưởng của cử tri đã bầu cho mình.

t.Hợp

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện tiếp xúc cử tri tại Thừa Thiên Huế

Chiều 11.8, Bộ trưởng BộVHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đãtiếp bà Stacy Rabsatt - Giám đốcHãng thông tấn CNN (Mỹ) khu vựcĐông Nam Á.

Tại buổi tiếp, bà Stacy Rabsatt đãchúc mừng Bộ trưởng Nguyễn NgọcThiện trên cương vị mới đồng thờichia sẻ với Bộ trưởng những hoạtđộng hợp tác hiệu quả giữa CNN vàBộ VHTTDL với tư cách là đối tácthân thiết trong suốt 10 năm qua.

Từ khi bắt đầu hợp tác cho tớigiờ, Việt Nam luôn là đối tác đượcCNN ưu tiên. CNN đã có rất nhiềunội dung quảng bá các hoạt động vănhóa, thể thao, du lịch tại Việt Nam;truyền tải các thông tin về đất nước,văn hoá, con người Việt Nam đến vớibạn bè quốc tế.

Những chương trình của CNN

về Ninh Bình, hang Sơn Đoòng(Quảng Bình), Hạ Long (QuảngNinh), Hà Nội đã để lại dấu ấn sâuđậm với người xem khắp thế giới.Bà Stacy Rabsatt cũng cho biết đãđồng hành với Bộ VHTTDL trongnhiều chương trình hợp tác truyềnthông khác.

Mới đây nhất, trong chuyến thămchính thức của Tổng thống MỹBarack Obama tới Việt Nam, CNNđã tường thuật chi tiết về chuyếnthăm, về bài phát biểu của Tổngthống, có chương trình riêng về ẩmthực Việt Nam…

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiệncảm ơn CNN quan tâm, thiện chítrong việc đưa thông tin về các hoạtđộng văn hóa, thể thao, du lịch củaViệt Nam để qua đó quảng bá hìnhảnh Việt Nam tươi đẹp, thân thiện,

mến khách ra thế giới. Bộ trưởngNguyễn Ngọc Thiện cũng cho biết,Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêutăng gấp đôi lượng khách quốc tếđến Việt Nam trong 5 năm tới và hyvọng Việt Nam sẽ tiếp tục nhận đượcsự hỗ trợ truyền thông của CNN đểcó thể đạt được những mục tiêu mớicủa mình.

Bà Stacy Rabsatt khẳng định rấtsẵn sàng hợp tác với Bộ VHTTDLtrong việc giới thiệu nền văn hóa,quảng bá du lịch và hình ảnh đấtnước, con người Việt Nam thời giantới. Có hai kênh trên CNN chắc chắnsẽ đưa được nhiều thông tin tronglĩnh vực Bộ VHTTDL quản lý làCNN Travel và CNN Sport. Hy vọngCNN sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy đểBộ VHTTDL chọn quảng bá du lịch.

t.N.H

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tiếp Giám đốc Hãng thông tấnCNN khu vực Đông Nam Á

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

Quản lý nhà nước

3số 1188 l 18.8.2016

Dự kiến sau khi kết thúc, dự ánxây dựng được 15 mô hình pháttriển kinh gắn với phát triển du lịchbền vững; bảo tồn và phát triển 20nghề thủ công truyền thống; bảo tồnvà phát triển 20 lễ hội, 15 trò chơidân gian, 30 đội văn nghệ, 10 nhàtrưng bày tạo sản phẩm phục vụphát triển du lịch; xây dựng mới200-500 sản phẩm du lịch văn hóa;tổ chức 20 lớp tập huấn về kỹ năngnghiệp vụ du lịch cho đồng bàoDTTS; mở 5 tour, tuyến du lịch; tổchức 5 sự kiện văn hóa, ước tính thuhút 5.000-100.0000 lượt khách dulịch/điểm/năm. Nâng cao mức thunhập bình quân đầu người từ 1,5-4,5 triệu đồng/tháng. Cơ sở vật chấthạ tầng được đầu tư nâng cấp…

Thu hút 20-100 doanh nghiệplữ hành du lịch tham gia vào xâydựng các mô hình phát triển dulịch bền vững vùng DTTS; tăng

cường hỗ trợ vốn đầu tư từ Nhànước, thu hút xã hội hóa nhằm bảotồn và phát triển các giá trị vănhóa truyền thống của đồng bào cácDTTS gắn với phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, các lễ hội truyềnthống, phong tục tập quán củangười dân được bảo tồn và pháthuy; các hoạt động văn hóa vănnghệ, thể thao của đồng bào ngàycàng đa dạng và phong phú; vai tròchủ thể văn hóa và đời sống củangười dân ngày càng được nânglên; văn hóa truyền thống của cácdân tộc được giới thiệu, quảng bátrong và ngoài nước...

Các công trình kiến trúc nghệthuật, di tích của đồng bào cácDTTS được bảo tồn, trùng tu, tôntạo thường xuyên, trở thành nhữngđiểm tham quan, tìm hiểu các giátrị văn hóa hấp dẫn của nhân dânđịa phương và khách du lịch.

Nhiều giá trị văn hóa của đồng bàocác DTTS được tôn vinh trở thànhnhững di sản văn hóa đặc sắc, làniềm tự hào của dân tộc, từ đóngười dân ngày càng có ý thứchơn trong việc gìn giữ, trao truyềnvà phát huy những giá trị văn hóatruyền thống của dân tộc mình.

Dự án cũng chú trọng việc đẩymạnh và tăng cường xã hội hóahoạt động bảo tồn và phát huy vănhóa truyền thống của đồng bào cácDTTS gắn với phát triển du lịch đểđáp ứng nhu cầu tham gia, thưởngthức các giá trị văn hóa của đồngbào các DTTS và du khách. Việcthực hiện các chương trình, dự ánphát triển kinh tế gắn với bảo tồnvà phát huy các giá trị văn hóatruyền thống của đồng bào cácDTTS ngày càng chặt chẽ và hiệu quả...

Đ.Ngọc

Trong khuôn khổ chuyến thăm vàlàm việc tại Brazil, ngày 05.8, Bộtrưởng Bộ VHTTDL Nguyễn NgọcThiện đã cùng Bộ trưởng Bộ Du lịchBrazil - Alberto Alves ký biên bảnghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực dulịch.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởngNguyễn Ngọc Thiện cho biết, ViệtNam có nhiều tiềm năng để pháttriển du lịch, có nhiều cảnh đẹp,danh thắng, có nhiều di sản văn hóavật thể, phi vật thể đã đượcUNESCO công nhận. Trong khi đóBrazil cũng là đất nước của nhiềuđiểm đến hấp dẫn. Nói đến Brazil lànói đến bóng đá và chính bóng đá đãgóp phần quảng bá thương hiệu chođất nước Brazil.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn

Ngọc Thiện, Việt Nam hiện đangphát triển loại hình du lịch mới gắnkết với thể thao mà Olympic lần nàycũng là thể hiện cho loại hình du lịchđó. Bộ trưởng khẳng định với tiềmnăng lớn, với việc Chính phủ xácđịnh du lịch là ngành kinh tế mũinhọn, ngành công nghiệp không khóinày sẽ tiếp tục có bước tăng trưởngở Việt Nam trong thời gian tới. Bộtrưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũngmong muốn, hai bên sẽ có nhữnghành động cụ thể để triển khai biênbản ghi nhớ sau khi đã ký kết.

Đánh giá cao tiềm năng du lịchcủa Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Du lịchBrazil - Alberto Alves mong muốnViệt Nam và Brazil sẽ cùng nhauthúc đẩy sự phát triển của du lịch hainước.

Biên bản ghi nhớ hợp tác tronglĩnh vực du lịch giữa Việt Nam-Brazil gồm chín điều, trong đó cóviệc hai bên sẽ tạo điều kiện thuận lợivề thủ tục nhập cảnh, phù hợp với quiđịnh của luật pháp hai nước và quốctế; các bên tăng cường trao đổi thôngtin du lịch, tài liệu quảng bá, phimảnh và tài liệu triển lãm, phù hợp vớiluật pháp quốc gia và các quy địnhcủa hai nước. Những tài liệu này sẽđược hưởng miễn trừ thuế hải quantrong trường hợp tài liệu không mangtính chất thương mại; các bên khuyếnkhích trao đổi thông tin và nghiệp vụthông qua các chuyên gia. Việc traođổi này sẽ được thực hiện theo khunghợp tác do cơ quan chức năng ngànhdu lịch của các bên quyết định.

t.Hợp

Đẩy mạnh hợp tác du lịch Việt Nam-Brazil

Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn… (Tiếp theo trang 1)

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

4 số 1188 l 18.8.2016

Quản lý nhà nước

Thi đấu xuất sắc, vượt qua nhữngđối thủ mạnh như Jin Jong-oh (HànQuốc), Pang Wei (Trung Quốc) hayJuraj Tuzinsky (Slovakia), Hoàng XuânVinh giành Huy chương Vàng với thànhtích 202,5 điểm ở nội dung súng hơi10m, lập nên một kỳ tích. Hoàng XuânVinh đã phá kỷ lục Olympic và đem vềtấm Huy chương Vàng lịch sử cho Thểthao Việt Nam. Lần đầu tiên, lá quốc kỳViệt Nam được kéo lên cao nhất và quốcca Việt Nam được vang lên ở lễ trao huychương một kỳ Thế vận hội.

Ở Olympic 2012 trở về trước, cácvận động viên nội dung súng hơi 10msau khi thi vòng loại thì chọn ra 8 ngườivào chung kết. Kết quả chung cuộcđược tính bằng cách cộng điểm vòngchung kết với điểm vòng loại. TừOlympic này, thể thức thi đấu khác hẳnvà tạo ra độ khó hơn nhiều khi điểmvòng loại không được tính, các vậnđộng viên phải thi đấu để loại trực tiếptừng người một cho đến khi chỉ còn 2người để đấu tranh ngôi vô địch. Chínhthể thức mới này tạo tâm lý căng thẳnghơn nhiều, nhưng cũng nhằm nâng caobản lĩnh thi đấu của vận động viên. Đâycũng là lần đầu tiên khán giả xem thibắn súng tại nhà thi đấu được cho phéphò hét, cổ vũ chứ không bắt buộc im

lặng như trước. Điều này càng tăngthêm áp lực và sự phân tâm cho vậnđộng viên. Xuân Vinh từ trước đến nayđược xem là người khá “vô duyên” vớichức vô địch. Ở ASIAD 2010, tưởngchừng cầm chắc vô địch ở nội dung bắnnhanh khi đã hơn điểm các đối thủ,nhưng loạt cuối anh đã bắn… ra ngoài.Đến Olympic 2012, Xuân Vinh gần nhưcầm chắc huy chương, nhưng cũng vớiphong độ phập phù ở loạt bắn cuối, anhthua vận động viên đoạt Huy chươngĐồng đúng 0,1 điểm. Ở tất cả các giảilớn nhiều năm qua, Xuân Vinh luôn làhy vọng lớn nhất của đoàn thể thao ViệtNam nhưng anh đều thất bại. Còn lầnnày, kỳ vọng huy chương đặt vào môn

khác thì anh lại thi đấu quá xuất sắc.Hoàng Xuân Vinh tạo nên giấc mơ khótin nhất sau thất bại cách đây 4 năm ởOlympic 2012 tại London khi anh hụttấm Huy chương Đồng ở nội dung 50msúng ngắn bắn nhanh. Nhưng tạiOlympic Rio 2016, Hoàng Xuân Vinhđã không phụ lòng người hâm mộ nướcnhà khi trình diễn phong độ ổn định từvòng loại đến chung kết. Kết quả,Hoàng Xuân Vinh xuất sắc giành đượcHuy chương Vàng và Huy chương Bạcbộ môn bắn súng. Đây cũng chính làdấu son của thể thao Việt Nam tại kỳOlympic lần này. Chiến thắng này đãmở ra một trang sử mới cho thể thaoViệt Nam. Hải pHoNg

Ngày 11.8, tại hội nghị tăng cườngquản lý nhà nước trong lĩnh vực quảngcáo, ông Tô Văn Động - Giám đốc SởVăn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết:Thành phố đang triển khai tháo dỡ 339bảng quảng cáo và hộp đèn quảng cáotrái phép nhằm thiết lập lại trật tự tronglĩnh vực quảng cáo. Trong số đó, có190 bảng quảng cáo đứng độc lập tráiphép, tập trung ở 17 quận, huyện, điểnhình như huyện Sóc Sơn có 68 bảng,quận Nam Từ Liêm 25 bảng, quận CầuGiấy 23 bảng, quận Tây Hồ 21 bảng…Số còn lại là 149 hộp đèn quảng cáotrái phép, tập trung ở 10 quận, huyện

như quận Đống Đa 39 bảng, huyệnĐông Anh 28 bảng, quận Hoàng Mai27 bảng, huyện Hoài Đức 24 bảng…

Địa bàn Hà Nội là nơi diễn ranhiều sự kiện, vì vậy hoạt động quảngcáo rất sôi nổi. Thời gian qua, một sốdoanh nghiệp, cơ quan đã dựng cácbiển quảng cáo khi chưa được cơ quancó thẩm quyền cho phép, gây tìnhtrạng lộn xộn, mất mỹ quan đô thị,không phù hợp với quy hoạch quảngcáo của thành phố. Ngành Văn hóa vàThể thao Hà Nội cùng với các địaphương nhiều lần xử lý nhưng vi phạmvẫn tái diễn.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nộiđã có chỉ thị về tăng cường công tácquản lý nhà nước trong hoạt độngquảng cáo trên địa bàn, trong đó yêucầu các cơ quan liên quan xử lý, cưỡngchế, tháo dỡ các bảng quảng cáo, hộpđèn quảng cáo vi phạm trong thời gian1 tháng từ ngày ban hành chỉ thị. Saukhi có chỉ thị của thành phố, các cơquan liên quan đã vào cuộc, ra quân lậplại trật tự về hoạt động quảng cáo trênđịa bàn, trước mắt là xử lý nghiêm cácbiển quảng cáo không phép. Quận BaĐình đã tháo dỡ được 3 điểm vi phạm,các quận, huyện khác cũng bắt đầu

Tự hào Hoàng Xuân Vinh (Tiếp theo trang 1)

Hà Nội xử lý vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo

Những dấu mốc viết nên lịch sử của Hoàng Xuân Vinh: * Năm 1998: Vô địch giải bắn súng toàn quân. * Năm 2000: Giành HCV

và phá kỷ lục quốc gia môn súng ngắn hơi 10m nam với 580 điểm và trởthành tuyển thủ quốc gia. * Năm 2001: Giành HCV đồng đội súng ngắn namđầu tiên tại SEA Games 21 tại Malaysia. * Năm 2006: HCĐ đồng đội 10msúng ngắn hơi nam tại ASIAD Doha. * Năm 2012: Giành vé chính thức thamdự Olympic London và giành HCV cá nhân 10m súng ngắn hơi nam giải bắnsúng vô địch Châu Á. * Năm 2013: Giành HCV Cúp bắn súng thế giới - ISSFWorld Cup 2013 tổ chức ở Hàn Quốc. * Năm 2014: Giành HCV Cúp bắnsúng thế giới - ISSF World Cup 2013 tổ chức ở Mỹ và phá kỷ lục thế giới. *Năm 2016: Giành tấm HCV Olympic đầu tiên cho Thể thao Việt Nam và phákỷ lục Olympic nội dung 10m súng ngắn hơi nam.

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

5số 1188 l 18.8.2016

Quản lý nhà nước

triển khai tháo dỡ. Theo ông Tô Văn Động, các

doanh nghiệp có biển quảng cáo viphạm buộc phải tháo dỡ. Doanhnghiệp nào cố tình vi phạm, không

thực hiện chủ trương của thành phố,các cơ quan chức năng sẽ củng cố hồsơ, xem xét xử lý ở mức độ cao hơn.Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao HàNội khẳng định, doanh nghiệp vi

phạm đến đâu xử lý đến đó; thành phốluôn tạo điều kiện, hành lang tốt nhấtcho doanh nghiệp hoạt động theođúng quy định trên địa bàn Hà Nội.

Đức KiêN

Nói về những đóng góp của ngànhdu lịch đối với xã hội, Bộ trưởngNguyễn Ngọc Thiện khẳng định:Ngành Du lịch thời gian qua đã gópphần bảo tồn và phát huy các giá trị disản, di tích vật thể và phi vật thể ở cácđịa phương. Thông qua phát triển dulịch, hình ảnh quốc gia và các điểm đếnđược quảng bá rộng rãi trong và ngoàinước, tạo sự nhìn nhận tích cực về hìnhảnh và nâng cao uy tín của đất nước,con người Việt Nam trên trường quốctế. Du lịch cũng góp phần xóa đói giảmnghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quảđáng kể trên, nhiều hạn chế, yếu kémnội tại của ngành du lịch, nhất là cáchạn chế, yếu kém trong xúc tiến, quảngbá và nguồn lực, hiệu quả của ngànhcũng đã được Bộ VHTTDL nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL NguyễnNgọc Thiện cho rằng, hạn chế rõ nhấtđối với du lịch đất nước thời gian qualà nhận thức giữa các cấp, ngành, địaphương về du lịch chưa đồng bộ; quyhoạch và quản lý thực hiện quy hoạchdu lịch và các lĩnh vực liên quan đếndu lịch còn nhiều bất cập; công tác xãhội hóa phát triển du lịch chưa đượcđẩy mạnh; mức độ mở cửa quốc tếchưa cao; hệ thống giao thông phục vụphát triển du lịch còn hạn chế; hệ thốngpháp luật, chính sách ưu đãi cho du lịchcòn thiếu và bất cập; việc phối hợp liênngành, liên vùng và giữa các doanhnghiệp chưa chặt chẽ…

Bộ VHTTDL đã đặt ra 10 nhómnhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịchtrong thời gian tới. Trong đó, toànngành ưu tiên tập trung nâng cao nhậnthức về vai trò, vị trí quan trọng của dulịch, tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện

Nghị quyết số 92, Chỉ thị số 18 và Chỉthị số 14 của Thủ tướng Chính phủ vềphát triển du lịch. Xây dựng khuôn khổpháp lý phù hợp với yêu cầu phát triển.Thu hút các nguồn lực đầu tư hìnhthành các khu vực phát triển du lịchđộng lực, phát triển các loại hình dulịch mới. Tiếp tục đổi mới công tác xúctiến quảng bá du lịch. Tăng cườngkiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụvà phát triển nguồn nhân lực du lịch.Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanhnghiệp, nâng cao vi trò của tổ chức hộinghề nghiệp về du lịch; đồng thời tăngcường quản lý điểm đến và xây dựngmôi trường du lịch an toàn, văn minh;đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh; pháttriển hạ tầng giao thông cũng như tăngcường hiệu quả hợp tác liên ngành, liênvùng…

Chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc khẳng định: Pháttriển du lịch là nhiệm vụ của các cấp,các ngành và toàn xã hội. Du lịch ViệtNam phải đi đầu trong hội nhập nềnkinh tế quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh: Phát triểndu lịch phải có tính chuyên nghiệp, cótrọng tâm, trọng điểm, chất lượng đểtạo sự lan tỏa hơn nữa. Phát triển dulịch cả trong nước và quốc tế, tuynhiên, phải coi trọng du lịch nội địa làquan điểm phát triển trong thời giantới. Từng doanh nghiệp phải đặt quanđiểm phát triển du lịch trong nước, dulịch nội địa làm ưu tiên, từ đó có tínhtoán để du lịch bền vững, phát triểngắn với giữ gìn nền văn hóa, bảo vệmôi trường, đảm bảo quốc phòng anninh, đặc biệt là an toàn cho du khách.

Theo Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc, phải đổi mới tư duy phát triển

du lịch. Sắp tới phải kiên quyết xử lýnghiêm, thậm chí là rút giấy phépkinh doanh, hoạt động đối với nhữngđơn vị, doanh nghiệp vi phạm tronghoạt động du lịch. Thủ tướng giao BộCông an khẩn trương thực hiện cấpthị thực điện tử bắt đầu từ 01.01.2017để tạo điều kiện nhanh chóng, thuậnlợi nhất cho du khách.

Giao Bộ Tài chính, Bộ Công an,Bộ Ngoại giao đề xuất mức lệ phí thịthực nhập cảnh tạo điều kiện thuận lợicho khách du lịch nhập cảnh; thôngtin du lịch và tạo hình ảnh thân thiệncủa người dân Việt Nam ngay tại sânbay. Bộ Giao thông vận tải khẩntrương có đề án trình Chính phủ vềviệc mở các đường bay trực tiếp từcác địa bàn khách quốc tế trọng điểmđến Việt Nam.

Thủ tướng cũng đồng ý thành lậpQuỹ đầu tư phát triển du lịch, ngânsách nhà nước sẽ cấp khoản ban đầukhoảng 200-300 tỷ đồng, vận độngđóng góp từ các nguồn khác như thuphí thị thực, doanh nghiệp đóng góp,doanh nghiệp hưởng lợi.

Thủ tướng giao Bộ VHTTDL phốihợp với các sứ quán Việt Nam rà soátlại, có kế hoạch tổ chức các hội chợdu lịch, lễ hội du lịch, tránh dàn trải.Trước mắt là tập trung chuẩn bị tốtcho APEC để quảng bá hình ảnh ViệtNam được tốt nhất. Bộ VHTTDL banhành Bộ quy tắc ứng xử trong lĩnh vựcdu lịch, tăng cường phối hợp liênngành, liên vùng. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hànhkhung trình độ nghề quốc gia, thỏathuận thừa nhận nghề lẫn nhau của cácnước ASEAN.

Đ.N

Hội nghị toàn quốc… (Tiếp theo trang 1)

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

6 số 1188 l 18.8.2016

Sự kiện vấn đề

Tối 14.8, chương trình nghệ thuậtđặc sắc mang tên “Truông Bồn - Bảnhùng ca bất tử” đã diễn ra tại khu Ditích lịch sử quốc gia Truông Bồn, (xãMỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh NghệAn). Chương trình do Báo Nhân Dân,UBND tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chứcvà được truyền hình trực tiếp trên kênhVTV1.

Thủ tướng Chính phủ NguyễnXuân Phúc; nguyên Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Sinh Hùng; Ủy viên Bộ Chínhtrị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởngban Kinh tế Trung ương - Nguyễn VănBình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thưTrung ương Đảng, Trưởng ban Dânvận Trung ương - Trương Thị Mai;cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyênlãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diệnlãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trungương đã tham dự.

“Truông Bồn - Bản hùng ca bất tử”là chương trình nghệ thuật đặc biệt vànhư một lời tri ân của thế hệ ngày nayđối với những Anh hùng đã ngã xuốngtrên mảnh đất Truông Bồn huyền thoại.

Truông Bồn là địa danh đã trởthành huyền thoại bất tử của nhữngngười mở đường, biểu tượng cho lòngquả cảm và tinh thần cách mạng kiêntrung của lực lượng thanh niên xungphong (TNXP). Nơi đây từng là trọngđiểm ác liệt hàng đầu trong chiến tranhtại Việt Nam; nơi kết nối các huyếtmạch giao thông như: Cột mốc số 0,Quốc lộ lA, đường 7, đường 34,Truông Bồn trở thành trọng điểm đánhphá ác liệt, nơi đế quốc Mỹ liên tiếp dộibom hòng cắt đứt mạch máu giao

thông trên tuyến đường vận chuyểnlương thực, súng đạn, vũ khí… từ hậuphương miền Bắc chi viện tiền tuyếnmiền Nam.

Theo thống kê, từ năm 1964-1968đế quốc Mỹ đã trút xuống mảnh đất ĐôLương nói chung và vùng Truông Bồnnói riêng 18.936 quả bom và hàng chụcngàn quả tên lửa. Dẫu vậy, hàng vạnchiến sĩ, bộ đội, công nhân giao thông,thanh niên xung phong và nhân dânvẫn ngoan cường, đội mưa bom đểđánh địch, nối đường, bảo đảm thôngđường cho những chuyến xe chở hàngra tiền tuyến. Bất chấp bom đạn hủydiệt, quân và dân kiên cường bám trụTruông Bồn với ý chí “Tim có thểngừng đập nhưng đường không thể tắc,sống kiên cường bám cầu, cắm đường,chết kiên cường dũng cảm. Tất cả vìmiền Nam ruột thịt”. Hàng trăm ngườiđã ngã xuống, mãi mãi nằm lại mảnhđất thiêng liêng này, cống hiến tuổixuân cho hạnh phúc của dân tộc vàtương lai của đất nước.

Được khánh thành vào ngày07.8.2015, khu Di tích lịch sử quốc giaTruông Bồn được bảo tồn, tôn tạo ngaytrên chính diện tích từng diễn ra nhữngsự kiện lịch sử oanh liệt.

Phát biểu tại chương trình, đồng chíThuận Hữu - Ủy viên BCH Trungương Đảng, Tổng Biên tập Báo NhânDân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Namđã ôn lại sự kiện rạng sáng 31.10.1968,13/14 chiến sĩ thanh niên xung phongĐại đội 317, Tổng đội TNXP Nghệ Anđã ngã xuống trong một trận bom khituổi đời còn rất trẻ, khi chỉ còn ít giờ

đồng hồ nữa đế quốc Mỹ sẽ tuyên bốngừng ném bom trên toàn miền Bắc, đểlại xót thương cho đồng đội, đồng bàocả nước.

Là hoạt động kỷ niệm 69 năm NgàyThương binh-Liệt sỹ; 66 năm Ngàytruyền thống Thanh niên xung phongvà 48 năm Ngày chiến thắng TruôngBồn, chương trình còn thể hiện đạo lý“uống nước nhớ nguồn”, kêu gọi sựquyên góp, ủng hộ, giúp đỡ tới hàngtrăm cựu TNXP và thân nhân gia đìnhliệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn hiện sốngtrên địa bàn tỉnh Nghệ An và hàng vạnngười nói chung trên cả nước.

Tại buổi lễ, Thủ tướng NguyễnXuân Phúc đã trân trọng trao quà chothân nhân 13 Anh hùng liệt sỹ TNXPđã anh dũng hy sinh tại cung đườnghuyền thoại Truông Bồn vì sự nghiệpđấu tranh giải phóng dân tộc, thốngnhất đất nước và nhân chứng lịch sửcủa sự kiện đặc biệt này.

Bằng những tiết mục nghệ thuật đặcsắc do các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuậtĐương đại Việt Nam, Nhà hát Ca MúaNhạc tỉnh Nghệ An thực hiện, chươngtrình đã tái hiện ngay trên mảnh đấtTruông Bồn thiêng liêng hình ảnh, sựhy sinh anh dũng của các anh hùng, liệtsĩ, của 13 Anh hùng liệt sỹ TNXP đãmãi mãi nằm lại với con đường 15Ahuyền thoại, với đất mẹ thân thương.Đêm nghệ thuật khắc họa đậm nét khúctráng ca bất tử của tuổi trẻ trong cuộcchiến tranh giải phóng, thống nhất đấtnước; biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩaAnh hùng cách mạng Việt Nam.

MạNH HuâN

Chương trình nghệ thuật “Truông Bồn - Bản hùng ca bất tử”

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyếtđịnh số 2809/QĐ-BVHTTDL ngày10.8.2016 về việc tổ chức “Cuộc thiNghệ thuật Sân khấu Chèo chuyênnghiệp toàn quốc - 2016” tại NinhBình. Theo đó, Bộ VHTTDL giao Cục

Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợpvới Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam,Sở VHTTDL Ninh Bình và các đơn vịcó liên quan tổ chức “Cuộc thi Nghệthuật Sân khấu Chèo chuyên nghiệptoàn quốc - 2016” vào tháng 9.2016.

“Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấuChèo chuyên nghiệp toàn quốc” đượctổ chức theo chu kỳ ba năm một lần,nhằm tổng kết, đánh giá chất lượngnghệ thuật, hiệu quả hoạt động của cácđơn vị chèo chuyên nghiệp trên cả

Cuộc thi Sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc - 2016

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

7số 1188 l 18.8.2016

Sự kiện vấn đề

Nhằm nâng cao hiệu quả công tácliên kết, hợp tác phát triển du lịch giữaHà Nội-Thừa Thiên Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam, mới đây, tại Hội An(Quảng Nam), Sở Du lịch cáctỉnh/thành Hà Nội, Thừa Thiên Huế,Đà Nẵng và Sở VHTTDL Quảng Namđã ký kết “Chương trình hợp tác pháttriển du lịch giai đoạn 2016- 2020”.

Theo đó, các tỉnh/thành sẽ phối hợptuyên truyền, quảng bá, mở rộng thịtrường khách du lịch trong và ngoàinước với các nội dung cụ thể, gắn vớinhu cầu, thị hiếu của từng thị trường.Liên kết, hợp tác kết nối tour đónkhách du lịch từ các tỉnh/thành trongnước, Thủ đô, thành phố các nước, cácquốc gia, vùng lãnh thổ đến thành phốHà Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế, TP. ĐàNẵng và ngược lại, với tinh thần “Bốn

tỉnh, thành phố - Một điểm đến”. Liênkết, hợp tác có trọng tâm, trọng điểm,đặc biệt là kết nối ba bên giữa nhà quảnlý với các doanh nghiệp lữ hành, lưutrú, vận chuyển và các khu, điểm dulịch để tăng tính hấp dẫn, nâng cao chấtlượng dịch vụ nhằm thu hút và đáp ứngtốt nhất mọi nhu cầu của khách du lịch.

Hàng năm, 4 tỉnh/thành luân phiênphối hợp tổ chức từ một đến haichương trình, sự kiện du lịch chung.Phối hợp kiểm tra, quản lý các hoạtđộng đầu tư, khai thác phát triển du lịchở các vùng giáp ranh; kiểm tra, hướngdẫn và xử lý những hành vi vi phạmpháp luật trong lĩnh vực du lịch, nângcao trách nhiệm của các cơ quan liênquan đến bảo vệ môi trường, an ninh,an toàn cho khách du lịch.

Chương trình cũng sẽ tập trung hỗ

trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhânhoạt động liên quan đến du lịch: thựchiện các thủ tục hành chính; thủ tục cấpvisa; liên kết, xây dựng các sản phẩmdu lịch hoàn chỉnh, dịch vụ chuyênnghiệp. Hà Nội có vai trò là trung tâmkết nối các tour, tuyến du lịch quốc tếvà các tour, tuyến du lịch với cáctỉnh/thành trong nước đảm bảo chấtlượng cao, có sức cạnh tranh để phânphối khách du lịch đến với Thừa ThiênHuế, Đà Nẵng và Quảng Nam...

Để thực hiện hiệu quả chương trìnhnày, 4 Sở Du lịch, Sở VHTTDL kiếnnghị với cấp ủy, chính quyền, các Bộ,ngành và địa phương hỗ trợ các nguồnlực cần thiết bảo đảm duy trì Chươngtrình hợp tác này, phù hợp với điềukiện kinh tế, xã hội của mỗi tỉnh/thành.

Đ.A

nước. Đây là dịp để các đơn vị tập trungxây dựng vở diễn mới phục vụ nhu cầuthưởng thức nghệ thuật của nhân dân;tôn vinh các đơn vị, nghệ sĩ có những

đóng góp tích cực cho sân khấu Chèonước nhà; đồng thời, cũng là cơ hội đểcác đơn vị nghệ thuật Chèo, các nghệ sĩgiao lưu, học tập, trao đổi, phát hiện

những sáng tạo mới trong lao độngnghệ thuật. Qua đó, có thêm nhiều tácphẩm chất lượng phục vụ nhân dântrong thời kỳ mới. H.p

Tối 15.8, tại sân khấu vườn tượng,thành phố Hội An (Quảng Nam) đã diễnra đêm khai mạc Chương trình “Giaolưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ14 năm 2016”. Chương trình do UBNDthành phố Hội An và Đại sứ quán NhậtBản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.

Nhiều tiết mục nghệ thuật hấp dẫncủa Hội An và Nhật Bản được biểu diễnphục vụ du khách trong và ngoài nước.Nhân dịp này, thành phố Hội An phátđộng cộng đồng nhân dân địa phươngvà du khách hưởng ứng “Ngày khôngăn thịt vì môi trường và sức khỏe” vàongày 16.8.

Trong chuỗi hoạt động của chươngtrình, ngày 15 và 16.8, tại khu phố cổHội An diễn ra nhiều hoạt động giao

lưu, giải trí mang lại cho du khách nhiềutrải nghiệm thú vị về văn hóa hai dân tộcnhư: Trưng bày các sản phẩm thời trangvà hàng thủ công mỹ nghệ, chụp ảnh lưuniệm với áo Yukata và Kimono, dạy viếtThư pháp Nhật Bản, các hoạt động trảinghiệm làm lồng đèn, gấp giấy Origami,gấp lá dừa và các trò chơi dân gian trẻem Việt Nam-Nhật Bản.

Điểm nổi bật của chương trình là lầnđầu tiên tổ chức hoạt động tái hiện đámcưới của Công Nữ Ngọc Hoa vớithương nhân Nhật Bản Araki Sotaro,các hoạt động múa Rồng Nhật Bản, múaThiên cẩu tại đường Vòng cung ChùaCầu cùng các hoạt động thường xuyênlà chương trình giao lưu đường phố.

Song song với “Giao lưu văn hóa

Hội An - Nhật Bản lần thứ 14” là “Hộihoa đăng - Báo hiếu, Hội An 2016” vàolúc 18 giờ ngày 16.8 tại Vườn tượng AnHội. Sự kiện mang ý nghĩa nhân văn sâusắc, nhắc nhở mọi người về công đứcsinh thành, dưỡng dục của các bậc phụmẫu.

“Giao lưu văn hóa Hội An-NhậtBản” là sự kiện diễn ra thường niên bắtđầu từ năm 2003 đến nay. Sự kiện đã tạođược tiếng vang mạnh mẽ, thu hút sựquan tâm của công chúng và để lại nhiềuấn tượng tốt đẹp, qua đó góp phần nângcao sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố quanhệ giao lưu hữu nghị giữa nhân dân HộiAn nói riêng, Việt Nam nói chung vớinhân dân Nhật Bản.

Đức KiêN

Chương trình giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 14

Hà Nội-Thừa Thiên Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam hợp tác phát triển du lịch

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

8 số 1188 l 18.8.2016

Sự kiện vấn đề

Hưởng ứng các hoạt động Năm Dulịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồngbằng sông Cửu Long, ngày 06.8, tạihuyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giangcùng báo Tuổi Trẻ phát động chươngtrình “Du lịch xanh Phú Quốc - KiênGiang”. Đại diện lãnh đạo BộVHTTDL, Trung ương Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh, cáctỉnh/thành vùng Đồng bằng sông CửuLong, tỉnh Kiên Giang và đông đảonhân dân huyện Phú Quốc tham dự lễphát động.

Ông Mai Văn Huỳnh - Phó Chủ tịchUBND tỉnh Kiên Giang cho biết, dulịch xanh đã và đang là xu thế phát triểntất yếu ở nhiều nước trên thế giới. Đâylà loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và

văn hóa, có giáo dục môi trường, có sựtham gia tích cực của cộng đồng địaphương. Để phát triển du lịch xanh bềnvững, trong thời gian tới, tỉnh KiênGiang sẽ triển khai nhiều chính sách tạođiều kiện phát triển du lịch xanh như:đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu đầutư, khai thác phát triển các sản phẩm dulịch xanh, đặc sắc, đa dạng, chất lượngvà đồng bộ, ưu đãi phát triển du lịchsinh thái, du lịch xanh, du lịch cộngđồng, du lịch có trách nhiệm.

Chương trình “Du lịch xanh PhúQuốc - Kiên Giang” triển khai nhiềuhoạt động liên tục từ nay đến cuối năm2016 như: Hội thảo khoa học phát triểndu lịch xanh, bền vững; tập huấn kỹnăng làm du lịch xanh cho các tổ chức,

cá nhân; truyền thông kêu gọi cộngđồng chung tay bảo vệ môi trường,cảnh quan thiên nhiên, ứng xử có vănhóa với môi trường thiên nhiên; bảo vệvà phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống, giáo dục môi trường; mời gọicác nhà đầu tư có kinh nghiệm làm dulịch xanh tìm kiếm cơ hội đầu tư vàoPhú Quốc; tổ chức tour du lịch, thamquan thắng cảnh thiên nhiên, di tíchlịch sử, văn hóa; trồng cây gây rừng…

Sau lễ phát động “Du lịch xanh PhúQuốc - Kiên Giang”, các đại biểu vànhân dân huyện đảo Phú Quốc thamgia nhiều hoạt động như: thi vẽ tranhtrên cát, tuần hành kêu gọi chung taybảo vệ môi trường, trồng cây.

NAM ANH

Xuất phát từ phong trào Tây Sơnvới những cuộc khởi nghĩa chống thùtrong, giặc ngoài, thống nhất đất nướcdưới Triều đại nhà Tây Sơn, võ thuậtcổ truyền Bình Định nổi tiếng với câuca truyền tụng “Ai về Bình Định màcoi - Con gái Bình Định bỏ roi điquyền”. Năm 2012, võ thuật cổ truyềnBình Định đã được công nhận là Di sảnvăn hóa phi vật thể quốc gia và ngàycàng được bảo tồn, phát huy.

Từ năm 2006, Bộ VHTTDL giaotỉnh Bình Định tổ chức định kỳ 2 nămmột lần Liên hoan quốc tế Võ cổ truyềnViệt Nam; đây được coi là “thươnghiệu” của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên,trong 10 năm qua, các hoạt động, quymô cũng như không khí và hình ảnhcủa liên hoan ngày càng ít sôi động vàhoành tráng như mong đợi.

Theo ông Đinh Khắc Diện - PhóChủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyềnViệt Nam, nguyên nhân chính là nộidung tổ chức liên hoan chưa đổi mới,thiếu hấp dẫn… Quy mô về số đoàn võthuật, số vận động viên đến từ các nướcvà vùng lãnh thổ trên thế giới giảm dầnqua các kỳ liên hoan. Đơn cử nếu Liênhoan quốc tế lần thứ nhất 2006 có 21

nước và vùng lãnh thổ trên thế giớitham gia, thì đến liên hoan lần thứ 6năm 2016, con số này chỉ còn có 8.

Để giữ vững và phát triển “thươnghiệu” Liên hoan quốc tế Võ cổ truyềnViệt Nam tại Bình Định, theo ông ĐinhKhắc Diện, trước hết phải cải tiến nộidung và hình thức tổ chức. Sau khaimạc là phần giao lưu thi đấu, trình diễncủa các đoàn võ thuật. Giữa phần chínhnên có xen kẽ thêm phần ca nhạc đểthay đổi không khí, thu hút người hâmmộ. Ban tổ chức nên tổ chức thi đấu,biểu diễn, giao lưu giữa các môn pháitập trung tại sân khấu lớn hàng đêm đểvừa thu hút người xem vừa chọn ranhững tiết mục hay, những nét mớitrong phong cách thể hiện, cũng nhưnhững bài võ, thế võ mới được sưutầm, dàn dựng và phổ biến…, trao giảivào đêm kết thúc thay vì cách làm hiệnnay đang chỉ tập trung vào 2 đêm khaimạc và bế mạc. Còn các đêm khác, cácđoàn về các võ đường giao lưu, khôngcó gì mới mà lại phân tán ở nhiều lò võ

nên ít người đến tham quan thưởngthức, trong khi đó ở khu trung tâm lạikhông có không khí liên hoan.

Về thời gian tổ chức, ông ĐinhKhắc Diện cho rằng, theo quy định 2năm một lần là chưa hợp lý so với mộtliên hoan quốc tế nên việc chuẩn bịnguồn lực, vật lực đều gặp khó khăn,bởi vậy nên kéo dài thời gian tổ chứccách nhau khoảng 4 năm. Để nâng tầmquan trọng của Liên hoan, không chỉBộ VHTTDL mà Liên đoàn Võ thuậtcổ truyền Việt Nam có trách nhiệm vàtích cực tham gia phê duyệt nội dung,mời gọi các đoàn võ thuật cổ truyềntrong và ngoài nước tham gia.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh BìnhĐịnh - Nguyễn Tuấn Thanh cho biết,sắp tới tỉnh sẽ đề nghị Bộ VHTTDL,Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Namđể giúp đỡ Bình Định giữ “thươnghiệu” và độc quyền tổ chức Liên hoannày.

A.tùNg

Giữ vững “thương hiệu” Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định

Phát động chương trình Du lịch xanh Phú Quốc - Kiên Giang

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

9số 1188 l 18.8.2016

Sự kiện vấn đề

Ngày 11.8, UBND tỉnh Yên Báitriển khai Kế hoạch tổ chức các nộidung Tuần Văn hóa - Du lịch MườngLò và Tuần Văn hóa - Thể thao và Dulịch Danh thắng quốc gia ruộng bậcthang Mù Cang Chải 2016.

Theo đó, Tuần Văn hóa - Du lịchMường Lò 2016 diễn ra từ ngày 16-20.9 tại thị xã Nghĩa Lộ. Các hoạt độngchính của Tuần Văn hóa gồm Liênhoan diễn xướng văn hóa dân gian dântộc Thái vùng Tây Bắc và diễu diễnđường phố “Lung linh sắc màu TâyBắc”; Khai mạc Tuần Văn hóa - Dulịch Mường Lò; thi đấu và biểu diễn

các môn thể thao truyền thống; Lễ đónbằng công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnhđền Cầm Hánh; các hoạt động trảinghiệm văn hóa truyền thống cho dukhách tại các điểm du lịch trên địa bànthị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn...Tuần Văn hóa - Thể thao và Du lịchDanh thắng quốc gia ruộng bậc thangdiễn ra từ ngày 16-25.9.2016 tại huyệnMù Cang Chải với các hoạt động: Lễkhai mạc Tuần Văn hóa hoạt động thểthao truyền thống dân tộc Mông;Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng”;các hoạt động cho du khách trải nghiệmvăn hóa truyền thống; chiếu phim, xe

thư viện lưu động... Điểm nhấn của hai tuần văn hóa là

hoạt động diễu diễn đường phố lần đầutiên tổ chức và festival dù lượn lớn nhấttừ trước tới nay. Ông Dương Văn Tiến -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhấnmạnh: Việc tổ chức hai tuần văn hóa làhoạt động tiến tới xây dựng thương hiệudu lịch của tỉnh. Các địa phương cầntuyên truyền thay đổi tư duy và cách làmdu lịch, huy động người dân và cộngđồng tham gia, đảm bảo cho người dânđược hưởng lợi trực tiếp từ các hoạtđộng của Tuần Văn hóa…

NguyễN cúc

Ngày 09.8, tại thành phố Mỹ Tho,tỉnh Tiền Giang, Hội Mỹ thuật ViệtNam đã phối hợp với Sở VHTTDL tỉnhtổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuậtkhu vực Đồng bằng sông Cửu Long lầnthứ 21.

Triển lãm trưng bày 200 tác phẩmtiêu biểu của các họa sĩ đến từ 13tỉnh/thành với nhiều thể loại như: Đồhọa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng,trang trí và sắp đặt. Các tác phẩm chọntriển lãm lần này có giá trị nghệ thuậtcao, phản ánh khá toàn diện, sinh độngvề bức tranh cuộc sống, sinh hoạt và tìnhhình phát triển kinh tế-xã hội của vùng

sông nước Cửu Long. Trong đó, nhiềutác phẩm đã đạt Giải thưởng của HộiMỹ thuật Việt Nam và Giải thưởng khuvực ĐBSCL như: Tượng chùa - bằng gỗcủa họa sĩ Nguyễn Hữu Thiện (tỉnh BếnTre), Chờ lễ Chúc phúc - bằng lụa củaPhạm Thanh Hùng (tỉnh An Giang),Một mình - sơn dầu của Hà Phước Duy(tỉnh Long An).

Nhân dịp này, Hội Mỹ thuật ViệtNam cũng trao tặng 8 giải thưởng chocác tác giả là hội viên Hội Mỹ thuật ViệtNam. Ban tổ chức triển lãm mỹ thuậtkhu vực VIII đồng bằng sông Cửu Longlần thứ 21 đã trao tặng 11 giải thưởng

cho các tác giả là hội viên Hội Văn họcNghệ thuật các tỉnh/thành khu vực đồngbằng sông Cửu Long. Ngoài triển lãmmỹ thuật, Ban tổ chức còn tổ chức tọađàm về những đặc trưng mỹ thuật củakhu vực đồng bằng sông Cửu Long

Triển lãm mỹ thuật khu vực đồngbằng sông Cửu Long là sự kiện được tổchức luân phiên tại các tỉnh/thành trongkhu vực nhằm tổng kết, đánh giá nhữngthành tựu trong sáng tạo nghệ thuật vàgiới thiệu đến công chúng yêu thích hộihọa các tác phẩm mỹ thuật đặc sắc củađồng bằng sông Cửu Long.

Đ.ANH

Triển lãm mỹ thuật Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 21

Tối 12.8, Sở Du lịch Thành phố HồChí Minh và Hiệp hội Du lịch Thànhphố chức Lễ trao giải Hội thi Lễ tân giỏiThành phố Hồ Chí Minh 2016.

Hội thi Lễ tân giỏi Thành phố HồChí Minh 2016 diễn ra từ ngày 30.7 đến12.8 đã thu hút sự tham dự của hơn 180thí sinh đến từ các cơ sở lưu trú du lịchtừ 1-5 sao và các cơ sở đào tạo du lịchtrên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.Hội chia thành 3 bảng: bảng A dành chokhối khách sạn 4-5 sao; bảng B dànhcho khối khách sạn 3 sao và bảng Cdành cho các cơ sở đào tạo du lịch và

khối khách sạn 1-2 sao. Có 2 hình thứcdự thi: thi cá nhân và thi tập thể.

Ông Phạm Huy Bình - Phó Giámđốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minhcho biết, Hội thi Lễ tân giỏi Thành phốHồ Chí Minh 2016 đã thu hút sự quantâm của các trường, khách sạn trên địabàn thành phố, tạo cơ hội thí sinh giaolưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tronglĩnh vực nghiệp vụ khách sạn du lịch.Đây sẽ là cơ sở để các thí sinh tiếp tụctham gia tranh tài tại cuộc thi Lễ tân giỏitoàn quốc năm 2017.

Vòng Chung kết gồm có 24 cá

nhân và 4 đội xuất sắc tham gia tranhtài sôi nổi. Kết quả: Giải tập thể gồm:giải I thuộc về khách sạn Park HyattSài Gòn; Giải II thuộc về khách sạnLiberty Central Riverside; Giải IIIđược trao cho khách sạn LibertyCentral Sai Gòn City Point; GiảiKhuyến khích thuộc về Trường Trungcấp du lịch khách sạn Saigontourist.Giải cá nhân đươc chia thành 3 bảngA, B, C, với mỗi bảng có cơ cấu giảithưởng gồm: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1giải Ba và 5 giải Khuyến khích.

t.LâM

Trao giải Hội thi Lễ tân giỏi Thành phố Hồ Chí Minh 2016

Chuẩn bị cho Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

10 số 1188 l 18.8.2016

Sự kiện vấn đề

Theo ông Đỗ Chiêu Quý - Giám đốcSở VHTTDL Hậu Giang, tỉnh đang xâydựng và phát triển nhiều sản phẩm dulịch sinh thái sông nước miệt vườn đặctrưng. Như Dự án bảo tồn và phát huychợ nổi Ngã Bảy gắn với du lịch sôngnước miệt vườn, có tổng mức đầu tưkhoảng 35 tỷ đồng, đến nay đã giải ngânhơn 11 tỷ đồng thực hiện công tác giảiphóng mặt bằng và nhiều hạng mụckhác. Dự án nhằm đưa chợ nổi Ngã Bảytrở thành một trong những sản phẩm dulịch sông nước chủ lực của tỉnh, thu hútđông đảo du khách đến Hậu Giang.

Dự án Khu du lịch sinh thái Việt -Úc tại huyện Vị Thủy đã thực hiện xonggiai đoạn tạo cảnh quan và nạo vét

14km lòng kênh; hoàn thành các hạngmục trồng 13ha cây ăn trái; hình thànhvườn chim nhân tạo rộng gần 5ha, nuôicác loại động vật hoang dã và các loạithủy sản nước ngọt với diện tích 11ha.Dự kiến khu du lịch này sẽ được hoànthành và đưa vào hoạt động cuối năm2018. Đặc biệt, Hậu Giang đang xâydựng thí điểm mô hình du lịch nôngnghiệp gắn với nông thôn mới trêntuyến đường Vị Thanh - Cần Thơ. Vớimô hình du lịch này, du khách vừa thamquan các vườn cây ăn trái vừa tự taychăm sóc hoa màu, thu hoạch rau quả,trải nghiệm một ngày làm nông dân trênruộng lúa, vườn cây; tham gia câu cá,giăng lưới, tát mương, thưởng thức các

món ăn đặc sản của Hậu Giang. Đồngthời, ngành du lịch Hậu Giang phối hợpvới các ngành, đơn vị liên quan và cácđịa phương trong tỉnh có kế hoạch tôntạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử,văn hóa trên địa bàn Hậu Giang nhằmphục vụ nhu cầu tham quan du lịch nhưDi tích Đền thờ Bác Hồ, Căn cứ Tỉnh ủyCần Thơ, Di tích lịch sử chiến thắngChương Thiện, Di lích lịch sử chiếnthắng Vàm Cái Sình.

Cùng với nỗ lực của địa phương ,Tổng cục Du lịch đã hỗ trợ HậuGiang 400 triệu đồng thực hiện dự ánnghiên cứu, phát triển sản phẩm dulịch trên địa bàn. Các địa phươngtrong tỉnh đã bước đầu xây dựng và

Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa theo hướng có trọng tâm Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thi hành

Luật Thủ đô trong công tác phát triển vănhóa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nộikhẳng định, công tác bảo tồn và phát triểnvăn hóa Hà Nội được quan tâm, đầu tưtheo hướng có trọng tâm, trọng điểm.

Đối với di sản văn hóa vật thể, HàNội thực hiện tổng kiểm kê di tích trênđịa bàn toàn thành phố giúp các nhàquản lý có những thông tin cơ bản về đặcđiểm, giá trị, hiện trạng của di tích, gópphần xây dựng kế hoạch và định hướngcho các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn,phát huy giá trị di sản. Hà Nội hiện cókhoảng 400 di tích được xếp hạng; riêngnăm 2013-2014, có 8 di tích, danh thắngđược Thủ tướng Chính phủ quyết địnhxếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Côngtác tu bổ, tôn tạo di tích được đầu tư cảvề số lượng và kinh phí. Ngoài nguồnkinh phí đầu tư của Nhà nước còn có cảnguồn xã hội hóa. Trong hai năm 2014-2015, công tác bảo tồn di tích đã huyđộng xã hội hóa được gần 400 tỷ đồng.Một số di tích tiêu biểu như: Đền NgọcSơn - hồ Hoàn Kiếm, khu di tích đền thờHai Bà Trưng, Văn Miếu - Quốc TửGiám, Hoàng thành Thăng Long, phố cổHà Nội được tu bổ, tôn tạo, nâng cấp

nhằm phục vụ du lịch. Đặc biệt, nhiều disản văn hóa vật thể được đưa vào danhmục phải tập trung nguồn lực để bảo tồnvà phát huy giá trị di sản văn hóa. Đó làphố cổ Hà Nội, làng cổ Đường Lâm, cáclàng nghề truyền thống, các biệt thự cũ,công trình kiến trúc khác xây dựng trướcnăm 1954. Trong đó di tích phố cổ HàNội được các cơ quan quản lý tuyêntruyền sâu rộng đến tận hộ dân về vấn đềbảo tồn và phát huy giá trị di tích, tổ chứccác lễ hội, nghề truyền thống. Khônggian đi bộ phố cổ được mở rộng sangkhu bảo tồn cấp 1, từng bước đáp ứngđược nhu cầu của người dân và khách dulịch. Tại làng cổ Đường Lâm, các sảnphẩm du lịch, dịch vụ cho du khách từngbước được phát triển và đa dạng hóa.Người dân ngày càng hiểu rõ ý nghĩa,giá trị văn hóa, môi trường sinh thái vànhững lợi ích thiết thực cùng với côngtác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trịlàng cổ.

Đối với di sản văn hóa phi vật thể,thành phố cũng thực hiện tổng kiểm kênhằm làm tốt công tác bảo tồn, phát huygiá trị di sản. Các loại hình nghệ thuậttruyền thống được quan tâm bảo tồn vớiviệc triển khai nhiều chương trình như:

“Giới thiệu cây đàn bầu Việt Nam và cácloại nhạc cụ dân tộc với các làn điệu dânca truyền thống Việt Nam”, “Giới thiệuvà trình diễn nghệ thuật truyền thống vàosân khấu học đường”, “Tiếng đàn vàgiọng ca cải lương hội tụ giữa lòng HàNội”… Hà Nội cũng tập trung nguồn lựcđể bảo tồn và phát huy giá trị di sản hộiGióng, hát Ca Trù. Ngoài việc tích cựctuyên truyền giá trị hội Gióng, các cơquan liên quan đang triển khai đề án “Pháthuy không gian lễ hội Gióng tại Gia Lâmvà Sóc Sơn”, “Bảo tồn hát múa Ải Lao ởphường Phúc Lợi, quận Long Biên”. Vớinghệ thuật hát Ca Trù, ngành Văn hóa HàNội phối hợp với các câu lạc bộ Ca Trùtổ chức tư liệu hóa di sản Ca Trù, hỗ trợcác câu lạc bộ Ca Trù trên địa bàn Hà Nộihoạt động…

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũngđang đề xuất thành phố tăng cường đầutư kinh phí cho các hoạt động bảo tồn vàphát huy giá trị di sản văn hóa vật thể vàphi vật thể tiêu biểu của Thủ đô. Đồngthời, khuyến khích đầu tư, huy độngđóng góp tự nguyện của các tổ chức, cánhân vào việc bảo tồn và phát huy các giátrị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô.

H.L

Hậu Giang phát triển du lịch sinh thái miệt vườn

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

11số 1188 l 18.8.2016

Sự kiện vấn đề

Ngày 15.8, tỉnh Hà Giang đã tổ chứckhai trương triển lãm chuyên đề “HàGiang - 125 năm xây dựng và pháttriển”. Đây là hoạt động đầu tiên chàomừng kỷ niệm 125 năm ngày thành lậptỉnh Hà Giang (20.8.1891-20.8.2016) và25 năm ngày tái lập tỉnh Hà Giang(01.10.1991-01.10.2016).

Hà Giang là vùng đất cổ, có lịch sửlâu đời, hào hùng, oanh liệt hàng ngànnăm, gắn bó với sự hình thành, phát triểncủa dân tộc ta, đất nước ta. Qua hàngnghìn năm đấu tranh gian khổ chốnggiặc ngoại xâm và bọn phản động tay saithực dân, phong kiến; đấu tranh với sựkhắc nghiệt của thiên nhiên và sự nghèonàn lạc hậu; với tinh thần yêu nước nồng

nàn, truyền thống đoàn kết, dũng cảmtrong đấu tranh, Đảng bộ và nhân dâncác dân tộc tỉnh Hà Giang đã và đangtừng ngày xây dựng và bảo vệ vững chắcbiên cương của Tổ quốc.

Triển lãm trưng bày gần 200 ảnh vàtài liệu, chia làm 2 phần gồm: 30 ảnh vềtỉnh Hà Giang những năm 1897-1944 dobà Marie Josephe, quốc tịch Pháp tặngBảo tàng tỉnh Hà Giang vào tháng8.2013 và 140 ảnh, tài liệu về nhữngthành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốcphòng - an ninh tỉnh Hà Giang qua 125năm xây dựng, phát triển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang- Trần Đức Quý cho biết: Triển lãm là

một cách làm hiệu quả, chuyển tải đếncông chúng thành tựu nổi bật trên cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xãhội, quốc phòng - an ninh tỉnh Hà Giangqua 125 năm xây dựng và phát triển.Triển lãm còn góp phần tuyên truyền,giáo dục về truyền thống yêu nước, lòngtự hào dân tộc và thể hiện bản lĩnh củacon người Việt Nam trước khó khăn, thửthách; củng cố niềm tin của nhân dânvào sự lãnh đạo của Đảng trong quá trìnhxây dựng đất nước.

Triển lãm mở cửa phục vụ đông đảocán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượngvũ trang, học sinh, sinh viên và nhân dâncác dân tộc tỉnh Hà Giang từ nay đến hếttháng 9.2016. L.KHáNH

hình thành các khu, điểm du lịch cộngđồng để phục vụ khách du lịch tạivùng khóm Cầu Đúc, vùng quýtđường Long Trị, điểm du lịch nôngnghiệp xã Vị Thanh.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã quy hoạchKhu du lịch sinh thái tại Trung tâm nôngnghiệp Mùa Xuân với diện tích 130ha

gồm các khu chức năng như khu trungtâm, khu du lịch rừng tràm, khu vui chơithư giãn, khu ẩm thực, vườn chim; quyhoạch phát triển du lịch sinh thái với loạihình nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên,giải trí, nghiên cứu khoa học tại Khu bảotồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.

Tỉnh Hậu Giang đang đẩy nhanh

tiến độ xây dựng các sản phẩm du lịchsinh thái miệt vườn sông nước đặc thùgóp phần phấn đấu đến năm 2020 sẽđón 500 ngàn lượt du khách với doanhthu 200 tỷ đồng và đến năm 2030 sẽ đón1,2 triệu lượt du khách với doanh thutrên 400 tỷ đồng.

MiNH HạNH

Tổng cục Du lịch, Công ty Hànhtrình Việt VNTRIP (VNTrip.Vn) hợp tácphát động dự án “Super Selfie” - chụpảnh từ khoảng cách xa nhằm góp phầnquảng bá hình ảnh và thúc đẩy tăngtrưởng cho du lịch Việt Nam. Dự án nàyđược triển khai từ ngày 08.8 đến hếtngày 31.12.2016 tại các địa điểm mangtính biểu tượng của du lịch các địaphương như: Hồ Tây (Hà Nội); đườngNguyễn Huệ (TP. Hồ Chí Minh); bãibiển Mỹ Khê (Đà Nẵng).

Dự án được chạy thử nghiệm trongnăm 2016, địa điểm đầu tiên thực hiệnlà Hà Nội ngày 20.8 đến hết ngày 04.9.Vị trí đặt bục chụp ảnh là đường ThanhNiên, đối diện chùa Trấn Quốc, cho phépngười chụp lấy được toàn cảnh Hồ TrúcBạch và Hồ Tây. Sau đó, dự án tiếp tụcsẽ đến với Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Nếu cộng đồng hưởng ứng nhiệt tình dựán này, Tổng cục Du lịch và đối tácVNTRIP sẽ tiếp tục triển khai dự án đếncác địa điểm du lịch nổi tiếng trên khắpđất nước trong năm 2017.

Dự án được xây dựng trên cơ sởcông nghệ tin học và nhiếp ảnh tiên tiến,giúp người chụp ảnh tự chụp ảnh tầm xa,lấy được toàn bộ khung cảnh và ngườichụp. Tổng cục Du lịch hy vọng dự ánnày sẽ gây được tiếng vang, truyền cảmhứng cho hàng triệu du khách trongnước, quốc tế, góp phần thu hút thêm dukhách, thúc đẩy sự phát triển của du lịchViệt Nam.

Selfie - ảnh tự chụp từ lâu đã trởthành trào lưu với cộng đồng, nhất là giớitrẻ. Dự án Super Selfie lấy ý tưởng từ dựán GIGA Selfie đã được Tổng cục Dulịch Australia thực hiện tháng 9.2015

dành cho du khách Nhật Bản - một trongnhững thị trường du lịch trọng điểm lớnthứ 6 của nước này. Dự án thành cônglớn đóng góp vào mức tăng trưởng kỉ lục(12,5%) du khách Nhật Bản đếnAustralia tính đến tháng 12.2015 so vớicùng kì 2014.

Dự án Super Selfie của Việt Nammong muốn tận dụng sức mạnh củacộng đồng và mạng xã hội để quảng báhiệu quả các địa điểm du lịch nổi bậtnhất Việt Nam, thông qua đó tăng cườngnhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam;đẩy mạnh lượng khách du lịch quốc tế,nội địa đến các địa điểm du lịch thuộc dựán... Đây được coi là bước đi mới củaTổng cục Du lịch trong việc ứng dụngcác hình thức mới và mạng xã hội vàohoạt động quảng bá du lịch nước nhà.

K.HoàN

Phát động chụp ảnh tầm xa quảng bá du lịch Việt Nam

Triển lãm “Hà Giang - 125 năm xây dựng và phát triển”

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

12 số 1188 l 18.8.2016

Sự kiện vấn đề

Liên hoan âm nhạc thính phòngSaigon Chamber Music 2016 diễn ra từngày 11-19.8 tại Nhạc viện Thành phốHồ Chí Minh. Đây là năm thứ 3 liêntiếp Nhạc viện Thành phố Hồ ChíMinh phối hợp với Tổ chứcTranspositon Programme (Na Uy) vàViện Goethe tại Việt Nam tổ chức.

Saigon Chamber Music là Liênhoan âm nhạc thính phòng và đào tạocho các nghệ sĩ trẻ, được khởi xướngtừ năm 2014. Dựa theo các mô hìnhLiên hoan âm nhạc mùa hè Châu Âu vàMỹ, mục tiêu của Saigon ChamberMusic là làm phong phú các hoạt độngâm nhạc của Thành phố Hồ Chí Minhbằng những chương trình chất lượng,đồng thời các nghệ sĩ trẻ có cơ hội học

hỏi với các nghệ sĩ quốc tế và môitrường âm nhạc giàu cảm hứng.

Liên hoan năm nay bao gồm chươngtrình concert chủ đề “On Wing of Song”,kết tinh từ 4 thế kỷ âm nhạc thế giới quatiếng đàn của các nghệ sĩ xuất sắc đến từAnh, Mỹ, Đức; chương trình Hòa nhạctrẻ của 31 nghệ sĩ trẻ đến từ Thành phốHồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Lan,Myanmar… Đặc biệt, xuyên suốt liênhoan, các nghệ sĩ trẻ còn được các nghệsĩ danh tiếng huấn luyện về âm nhạc.

Theo Ban tổ chức, Ban chuyên môngiảng dạy của liên hoan gồm các nghệsĩ quốc tế dày dặn kinh nghiệm như:Nghệ sĩ cello Zoe Martlew (Anh), nghệsĩ violon Sindri Lederer và nghệ sĩ pianoAntonia Koster (Đức), nghệ sĩ, giáo sư

môn viola Juliet White Smith (Mỹ).Trong quá trình huấn luyện, các họcviên được phân thành các nhóm từ 2-8bạn, chơi các nhạc cụ khác nhau, theomột nhạc mục phong phú, qua rất nhiềutrường phái và phong cách từ Baroqueđến cổ điển, lãng mạn và hiện đại.

Trong khuôn khổ liên hoan còn cócác chuyên đề âm nhạc gồm 3 chủ đề:Các bài tập thể dục cho người chơi đàn,mạch nhịp và tiết tấu, phương pháp tậpđàn và chăm sóc nhạc cụ; chương trìnhhòa nhạc mini để các học viên báo cáotác phẩm mình đã học và cạnh tranh lấymột suất diễn chính trong chương trìnhYoung Virtuois với chủ đề “DanceAway Time”.

H.Hiệp

Ngày 15.8, tại thành phố Đà Lạt(Lâm Đồng), Tổng cục Thể dục thểthao phối hợp với Sở VHTTDL LâmĐồng tổ chức khai mạc Giải vô địch cờvua trẻ xuất sắc toàn quốc năm 2016.

Giải năm nay quy tụ 241 vận độngviên nam, nữ đến từ 21 đoàn trong cảnước. Thành phố Hồ Chí Minh là đơnvị có đông vận động viên tham dự nhấtvới 66 kỳ thủ, tiếp đến là đoàn chủ nhàLâm Đồng với 32 vận động viên, thứba là đoàn Hà Nội với 22 vận động

viên. Theo Ban tổ chức, giải đấu nămnay hội tụ những vận động viên cờ vuatrẻ mạnh nhất toàn quốc hiện nay, gồmcả các kỳ thủ nam, nữ đạt đẳng cấpkiện tướng, dự bị kiện tướng quốc giavà đạt huy chương cá nhân quốc tế phùhợp với các hạng tuổi từ 6 đến 20 trongnăm 2016.

Các kỳ thủ sẽ tranh tài ở các nộidung: Cờ nhanh và cờ chớp cá nhânnam, nữ; đồng đội nam, nữ theo 8nhóm lứa tuổi từ U6, U7, U9, U11,

U13, U15, U17 và U20. Giải áp dụnghình thức thi đấu hệ Thụy Sỹ 7 ván(nếu trong bảng có dưới 25 vận độngviên) và Thụy Sỹ 9 ván (trên 26 vậnđộng viên) hoặc đánh vòng tròn tínhđiểm nếu bảng đấu có dưới 10 người.

Qua giải đấu này, các kỳ thủ xếphạng nhất tại mỗi nhóm tuổi cờ tiêuchuẩn được đề cử tham gia thi đấuchính thức tại Giải vô địch cờ vua trẻChâu Á và trẻ Đông Nam Á năm 2017.

M.cườNg

Liên hoan âm nhạc Saigon Chamber Music 2016

241 vận động viên tranh tài tại Giải vô địch cờ vua trẻ xuất sắctoàn quốc 2016

Sáng 15.8 tại Hà Nội, Giải vô địchcờ vây, cờ vây trẻ toàn quốc năm 2016đã chính thức khởi tranh. Giải đấu nămnay quy tụ 85 kỳ thủ đến từ 6tỉnh/thành gồm: Hà Nội, Thành phố HồChí Minh, Hải Phòng, Thừa ThiênHuế, Đà Nẵng và Bến Tre.

Tại Giải đấu, các kỳ thủ tranh tài ở2 nội dung là cờ tiêu chuẩn và cơ nhanhtheo thể thức thi đấu hệ Thụy Sỹ 6 ván.Xếp hạng cá nhân lần lượt theo điểmsố, tổng điểm ván đối kháng giữa các

đấu thủ trong nhóm có cùng điểm số.Xếp hạng đồng đội theo tổng hạng của2 kỳ thủ có thứ hạng cao nhất của mỗiđội, nếu bằng nhau sẽ tính theo tổngđiểm của 2 kỳ thù cao nhất mỗi đội,nếu vẫn bằng nhau thì đội có kỳ thủxếp hạng cao hơn được xếp trên.

Trong ngày đầu khởi tranh, các kỳthủ thi đấu ván thứ 1 và 2 ở tất cả cácnội dung cá nhân nam, nữ; đồng độinam, nữ; cá nhân U11 và U16 nam, nữ;đồng đội U11 và U16 nam, nữ.

Theo Ban tổ chức, môn cờ vâychưa phát triển mạnh tại Việt Nam nêngiải góp phần đẩy mạnh phong tràochơi cờ vây trong nhân dân, đặc biệthướng tới thanh thiếu niên, học sinhtrong cả nước. Thông qua giải, cácchuyên gia đánh giá trình độ chuyênmôn của các kỳ thủ, thông qua giảituyển chọn các vận động viên có thànhtích xuất sắc tham dự giải cờ vây quốctế năm 2017.

Vũ MiNH

Giải vô địch cờ vây, cờ vây trẻ toàn quốc 2016

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

13số 1188 l 18.8.2016

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã banhành đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ vàphát huy giá trị nhà vườn Huế đặctrưng”. Theo đó, từ nay đến năm 2020tỉnh hỗ trợ để bảo vệ, trùng tu, tôn tạo từ25-40 nhà vườn Huế đặc trưng. Riêngnăm 2016, có 14 nhà vườn ở thành phốHuế được tham gia đề án.

Các nhà vườn tùy theo quy mô, vị trí,giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử, hiệntrạng… được hỗ trợ đến 700 triệuđồng/nhà (loại 1), không quá 500 triệuđồng/nhà (loại 2) và không quá 400 triệuđồng/nhà (loại 3) để trùng tu bảo tồn, gìngiữ và phát huy giá trị từ chính sách hỗtrợ nhà vườn Huế. Các nhà vườn trongdiện bảo tồn đảm bảo các yếu tố nhưdiện tích vườn phải lớn hơn 600m2, cókiến trúc, mỹ thuật của nhà đặc trưngHuế (như nhà rường 1 gian 2 chái, 3 gian2 chái, các cấu kiện chạm trổ công phu).

Tuy nhiên, đề án chậm đi vào cuộcsống, nhiều chủ nhà vườn không “mặnmà” với việc đầu tư này. Ông PhanThuận An, chủ nhân Phủ thờ Công chúaNgọc Sơn (phường Phú Hiệp, thành phốHuế) cho hay: Trải qua thời gian, Phủthờ Công chúa Ngọc Sơn có một số hạngmục xuống cấp nhưng do tài chính cònhạn hẹp nên chúng tôi chưa thể tôn tạo.Đề án bảo vệ nhà vườn Huế đặc trưngđầu tư kinh phí cụ thể cho nhà vườn loại1, 2, 3 đó là một cố gắng lớn của tỉnh.Để việc triển khai đạt hiệu quả, tỉnh cầnkhảo sát thực tế, tìm hiểu tâm tư, nguyệnvọng, hoàn cảnh của gia chủ để cóhướng hỗ trợ phù hợp. Trong khi đó, chủnhân ngôi nhà của quan Thượng thư Bộ

lễ Phạm Hữu Điển ở 34 Phú Mộng, KimLong thì tỏ ra băn khoăn. Toàn bộ ngôinhà của quan Thượng thư Bộ lễ này gồm1 nhà chính 3 gian 2 chái và 1 ngôi nhàngang cũng 3 gian 2 chái bẻ góc thướcthợ với nhà chính, được nối thông nhaubằng một nhà cầu xinh xắn ở giữa khépkín với khu bếp ở nơi hậu liêu. Tòa nhàlợp bằng ngói liệt, nằm ẩn mình dướivòm cây xanh gồm một vài cây ăn quảvà các khóm hoa mẫu đơn, hoa cúc, vạnthọ, tóc tiên. Số tiền hỗ trợ không đủ đểtôn tạo một ngôi nhà rường; trong khitôn tạo hạng mục này có thể lại ảnhhưởng đến hạng mục khác nên chủ nhàchưa muốn tham gia.

Mặt khác, khi nhận sự hỗ trợ trùng tucủa Nhà nước các chủ nhà vườn phải cótrách nhiệm bảo tồn; trong khi việc khaithác nhà vườn để kết hợp với phát triểndu lịch tham quan nhà vườn không mấykết quả. Các nhà vườn đất rộng, chỉ riêngviệc đóng thuế thổ trạch cho ngôi nhàvườn đối với nhiều hộ dân đã quá sứctrong khi nguồn thu nhập chỉ trông chờvào ít hoa quả ở vườn đem bán. Trước“cơn lốc” của kinh tế thị trường, nhiềuchủ nhà vườn bí mật xẻ đất bán, thậm chíbán cả nhà rường. Hệ quả kéo theo lànạn “chảy máu” nhà rường từ quê raphố.

Có thể kể được hàng loạt cơ sở mớidựng lên với những cái tên rất ấn tượngnhư: Vỹ Dạ Xưa, Đình Vũ Nhi, NamGiao hoài cổ, Tịnh Lâm Viên, Tịnh LâmNhi, Ca Thy... Riêng biệt phủ Thảo Nhi(nằm cách thành phố Huế chừng 8kmngược lên phía Tây trên đường lên lăng

Khải Định) phải “ngốn” mất khoảng 80ngôi nhà rường cổ. Những ngôi nhà bịmục ruỗng, gãy nát từng phần đem vềphục dựng lại thành một hệ thống nhàrường, trên một diện tích rộng chừng1.500m2. Kết quả điều tra sơ bộ gần đâynhất tại 25 phường, xã thuộc địa bànthành phố Huế hiện có 4.228 nhà vườncó diện tích từ 400m2 - 600m2 trở lên;trong đó có 705 nhà rường và 186 nhàcổ tiêu biểu. Vậy là, trong khi chính sáchchưa đi vào cuộc sống, số diện tích nhàvườn ở Huế giảm dần theo thời giantrước dòng chảy của cơ chế thị trường.Nhà vườn ở Huế có thể coi là những bảotàng đơn lẻ, mang đậm dấu ấn về lịch sử,kinh tế, văn hóa phong kiến rất đặc trưngcủa thành phố Huế nói riêng và mộtphần bản sắc về kiến trúc truyền thốngcủa Việt Nam. Để bảo vệ và phát huy giátrị nhà vườn, bên cạnh sự hỗ trợ của nhànước, cần có sự đồng thuận của các chủnhà vườn. Tỉnh sẽ tăng cường tuyêntruyền, phổ biến chính sách hỗ trợ bảovệ và phát huy giá trị nhà vườn; nâng caoý thức bảo vệ nhà vườn cho chủ nhân;lựa chọn nhà nào làm trước, nhà nào làmsau để bố trí vốn cho phù hợp. Du lịchnhà vườn đã hình thành nhưng vẫn chưabài bản, hấp dẫn. Khác với miệt vườnNam Bộ là cây trái, kênh rạch, việc xâydựng các tour du lịch nhà vườn ở Huếcần tổ chức theo hướng du khách đượcsống, sinh hoạt trong không gian nhàvườn và được hướng dẫn phong tục cướihỏi, giỗ, làm bánh ngày lễ, Tết tạo nênsự hấp dẫn cho du khách...

t.t.N

Bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế

Tại tỉnh Quảng Bình, sau khi kết thúcthời gian quy định khai thác năm 2016(từ tháng 01 đến tháng 8.2016), đã cóthêm 500 du khách trong nước và quốctế chinh phục thành công hang động lớnnhất thế giới Sơn Đoòng thuộc VườnQuốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Như vậy,tính từ khi đưa vào khai thác lần đầu

(01.8.2013) đến nay, đã có gần 1.300 dukhách chinh phục thành công hang độngnày, mang lại doanh thu cho đơn vị đượccấp phép khai thác và tỉnh Quảng Bìnhhàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Hang động Sơn Đoòng còn đượcđánh giá là 1 trong 10 điểm du lịch trênthế giới cần đến tham quan một lần trong

đời, đã được nhiều tờ báo, tạp chí có uy tín trên thế giới đặc biệtquan tâm quảng bá như New YorkTimes, Google Adwords, Tripadvisors, National Georaphic, Huffington Post…Đặc biệt, thông qua chương trình “Goodmorning America” của kênh truyền hình

(Xem tiếp trang 16)

Thêm 500 du khách chinh phục hang động Sơn Đoòng

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

14 số 1188 l 18.8.2016

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Trong đợt khảo sát, điều tra khảocổ học tháng 7.2016, Viện Khảo cổhọc phối hợp Bảo tàng Bắc Kạn đãphát hiện hai di tích hang động tiềnsử trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là hangThắm (huyện Na Rì) và hang PácVạt (huyện Ba Bể).

Theo PGS.TS Trình Năng Chung,Trưởng đoàn khảo sát, đây là lần đầutiên phát hiện được di tích của cư dânvăn hóa Bắc Sơn cổ trên đất huyệnNa Rì. Dựa vào nghiên cứu tổng thểcác di vật, kết cấu trầm tích địa tầngvăn hoá, bước đầu các nhà nghiêncứu cho rằng, hang Thắm là một ditích cư trú của người tiền sử, có tuổithời đại Đá mới, thuộc cư dân vănhoá Bắc Sơn có niên đại khoảng8.000-9.000 năm cách ngày nay. Căncứ vào những dấu tích còn lại chothấy, hang Pác Vạt là một di chỉ cưtrú của cư dân tiền sử thuộc thời đạiđá, niên đại có thể sớm hơn hoặctương đương với hang Thắm ở Na Rì.

Các di tích trên có đặc điểm địahình chung là những hang động phânbố trên sườn những ngọn núi đá vôithấp, gần sông, cận suối. Hang Thắmrộng khoảng 500m2, có nhiều cửa

thông ra ngoài, cao khoảng 10m sovới chân núi. Cửa hang chính hìnhvòm lớn quay về hướng Nam chếchĐông, trông xuống một thung lũngrộng lớn có một con suối nhỏ chảyqua. Đường lên hang khá thuận tiện.Trần hang cao nhưng ít nhũ rủ. Phầnlớn diện tích lòng hang nhận đượcánh sáng tự nhiên, thuận lợi cho conngười cư trú. Một phần bề mặt cửahang đã bị xáo trộn do nhân dân địaphương san phẳng làm nơi nuôi nhốtgia súc. Khảo sát bước đầu cho thấy,dấu tích của người nguyên thuỷ tìmthấy hầu như khắp khu vực hang.Hiện tầng văn hóa xuất lộ ngay trênbề mặt với 1 lớp văn hoá duy nhấtdày khoảng 60cm, có độ kết cấu khácứng, được hình thành bởi đất séttrong hang đá có màu xám sẫm, xenlẫn vỏ nhuyễn thể sông, suối và divật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá.

Tất cả công cụ đều được chế táctừ những viên cuội sông suối, bằngkỹ thuật ghè đẽo khá thuần thục.Loại hình công cụ ở đây mang đặctrưng công cụ văn hoá Bắc Sơn nhưcông cụ hình rìu thân dài, phần lưỡiđã được mài sơ bộ, công cụ chặt hình

bầu dục, công cụ nạo, rìu ngắn đượcghè đẽo hai mặt, mảnh “dấu BắcSơn” bị gẫy. Đã tìm thấy ở đây bànmài, chày nghiền, bàn nghiền vànhiều công cụ mảnh tước. Cùng vớinhững di vật trên là dấu tích xươngđộng vật, vỏ nhuyễn thể như ốc núi,ốc suối và một số hạt quả như quảlai, tram - là tàn tích thức ăn củangười tiền sử bỏ lại. Đáng chú ý làđã tìm thấy một mảnh xương sọngười cùng mảnh thổ hoàng chônkèm. Trên mảnh bàn nghiền có dấumàu đỏ sẫm, có thể được dùng đểnghiền thổ hoàng bôi lên cơ thểngười sống cũng như khi đã chết.Điều này cho thấy, người chết đượcchôn cất ngay trong nơi cư trú củangười xưa. Việc tìm thấy nhiều bànnghiền, chày nghiền và những dấutích còn lại cho thấy săn bắt, háilượm chiếm vị trí đặc biệt quan trọngtrong phương thức tìm kiếm nguồnthức ăn của người tiền sử nơi đây. Sựcó mặt của nhiều đá cuội nguyênliệu, đá có vết ghè và mảnh tước ởđây chứng tỏ quá trình gia công côngcụ được tiến hành tại chỗ.

Hồ tHANH

Phát hiện hai di tích hang động tiền sử ở Bắc Kạn

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nôngvừa có quyết định ban hành “Đề ánbảo tồn và phát huy di sản văn hóacồng chiêng tỉnh Đắk Nông giai đoạn2016-2020”. Tổng kinh phí cho Đềán là gần 16 tỷ đồng.

Theo đó, không gian văn hóacồng chiêng Tây Nguyên đă được tổchức Giáo dục, Khoa học và Văn hóacủa Liên hợp quốc (UNESCO) côngnhận là kiệt tác truyền khẩu và là disản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Việc bảo tồn, gn giữ di sản này hiện

nay tại Đắk Nông nói riêng và Tâynguyên nói chung, được xác định làkhá cấp bách, trong bối cảnh nguy cơmai một ngày càng lớn do tác độngcủa quá trnh đô thị hóa.

Mục tiêu của Đề án là bảo tồn vàphát huy di sản văn hóa cồng chiêng,góp phần phát huy bản sắc các dântộc bản địa tại chỗ như Ê-đê, MNông,Mạ; khơi dậy và phát huy giá trị củavăn hóa cồng chiêng trong đời sốngcộng đồng; và xây dựng văn hóacồng chiêng thành một hnh ảnh đặc

trưng của Đắk Nông, góp phần quảngbá hnh ảnh của tỉnh cũng như thu hútdu lịch.

Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nônggiao Sở VHTTDL tỉnh điều tra sốlượng, chất lượng, nguồn gốc, chủchiêng để lập hồ sơ từng bộ và lênphương án quản lư; đồng thời, thuthập các bài chiêng có nguy cơ maimột để bảo tồn, gn giữ, truyền dạy lại;hỗ trợ kinh phí, mua cấp trang thiết bịvăn nghệ dân gian cho đội văn nghệcủa huyện, thị; xây dựng tư liệu về

Đắk Nông: Gần 16 tỷ đồng bảo tồn, phát huy di sản văn hóacồng chiêng

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

15số 1188 l 18.8.2016

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Mong muốn các làn điệu Then cổđược bảo tồn và phát huy giá trị, hơn23 năm qua, nghệ nhân Hà VănThuấn, thôn Tân Hợp, xã Tân An,huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đãmiệt mài nghiên cứu, sưu tầm các lànđiệu Then cổ, sau đó dịch và truyềndạy cho thế hệ trẻ. Ông cũng chính làngười “giữ kho báu” của các làn điệuThen cổ Tuyên Quang.

Bước sang tuổi thất thập cổ lai hy(74 tuổi) nhưng nghệ nhân ưu tú HàVăn Thuấn vẫn rất nhanh nhẹn. Ôngvẫn đi khắp các vùng đồng bào dântộc Tày trong xã, ngoài huyện đểtruyền dạy hát Then khi các địaphương, câu lạc bộ có nhu cầu.

Nghệ nhân Ưu tú Hà Văn Thuấnđã có hơn 30 năm công tác ở xã TânAn và trải qua nhiều chức vụ khácnhau như: Trạm trưởng trạm Y tế xãTân An, Trưởng Ban thư kýHĐND… (năm 1993, ông Thuấn vềhưu). Cũng từ khi về hưu ông có thờigian để dành toàn tâm, toàn ý chonghiên cứu, sáng tác các bài hátThen.

Tiếp chúng tôi trong căn nhàtruyền thống của đồng bào dân tộcTày, Nghệ nhân Ưu tú Hà Văn Thuấnsay sưa nói: Then là những khúc hát,điệu múa thuộc thể loại dân ca nghilễ, phong tục từ lâu đời của dân tộcTày. Then xuất phát từ chữ “Thiên” -tức là Trời, điệu hát Then vẫn đượcngười Tày tỉnh Tuyên Quang coi làđiệu hát thần tiên.

Cũng theo Nghệ nhân Ưu tú Hà

Văn Thuấn, hát Then Tuyên Quangcó đặc trưng là giai điệu mượt mà,đằm thắm và mở đầu câu hát bao giờcũng có từ “ới la”. Từ “ới la” có nghĩalà khát vọng giao đãi của con ngườivới trời đất, thiên nhiên, vạn vật. Cấutrúc âm nhạc của Then Tuyên Quanglà các quãng âm nhạc gần nhau hơn,tạo âm hưởng đầm ấm của con ngườixứ Tuyên. Then Tuyên Quang có mộtsố làn điệu cổ như Then cấp sắc -công nhận một người đủ điều kiệnlàm thầy cúng, lo việc tâm linh củabản làng; Then kỳ yên (cầu điều lànhvà điều tốt) và Then lễ hội.

Nghệ nhân Ưu tú Hà Văn Thuấngiải thích, Then kỳ yên có nội dungchủ yếu, cầu chúc, chữa bệnh. Lễ cầuyên được tổ chức vào dịp cuối nămhoặc đầu năm tùy thuộc vào từng nơiđể thiết đãi tổ tiên, cầu mong tổ tiênphù hộ. Còn Then lễ hội thiên về giảiquyết tinh thần, xua tan phiền muộn,vất vả trong cuộc sống để thỏa mãnước vọng con người và muôn vật sinhlinh. Nhóm khúc hát này thường gặplà Then lễ vào nhà mới, cấp sắc, cầumùa, lễ cốm…

Không chỉ là người “giữ kho báu”của các làn điệu Then cổ TuyênQuang, Nghệ nhân Ưu tú Hà VănThuấn luôn đau đáu trong lòng việcbảo tồn và truyền dạy cho thế hệ trẻ,vì theo ông Then là một loại hìnhnghệ thuật truyền miệng, nếu khôngrèn luyện sẽ bị mai một. Chính vì thế,ngoài những chuyến lưu diễn, giaolưu với các tỉnh bạn, phần lớn ông

dành thời gian cho việc sáng tácnhững bài hát lời mới phổ nhạc theolàn điệu hát Then (nghệ nhân đã sángtác trên 30 bài) và khai thác trên 60bài Then cổ. Ông cũng mở các lớptruyền dạy tại nhà cho người dân, cácthế hệ con, cháu trong thôn, trong xãvà dạy hát Then cho các câu lạc bộtrong, ngoài tỉnh khi có yêu cầu.Trong số các học trò của ông cónhiều người đã trở thành nhữngngười hát Then có tiếng như: Nghệnhân Tạ Thư, Chu Văn Thanh…

Bí thư Đảng ủy xã Tân An - LinhCông Thính cho biết: Tân An là cáinôi hát Then của tỉnh Tuyên Quang.Nơi đây đã sản sinh ra những nghệnhân hát Then có tiếng của cả nướcnhư: Cố nghệ nhân dân gian Hà Phanvà Nghệ nhân Ưu tú Hà Văn Thuấn.Hát Then lời mới (tiếng Việt) rấtnhiều người biết hát, nhưng ngườibiết và hát thành thạo các làn điệuThen cổ như Nghệ nhân Ưu tú HàVăn Thuấn ở trong tỉnh còn rất ít.

Với những đóng góp trong việcgiữ gìn và phát huy di sản văn hóadân tộc, góp phần vào sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổquốc, nghệ nhân Hà Văn Thuấn đãđược phong tặng Nghệ nhân Ưu tú(tháng 11 năm 2015); Nghệ nhân vănhóa dân gian; được Ban Tuyên giáoTrung ương tặng Bằng khen vì đã cóthành tích xuất sắc trong học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh các năm 2012-2013…

QuANg ĐáN

Người giữ “kho báu” các làn điệu Then cổ

cồng chiêng để phổ biến trên cácphương tiện thông tin đại chúng cũngnhư phục vụ dạy và học; tổ chức cáclớp giảng dạy diễn tấu cồng chiêngtrong đồng bào MNông, Ê-đê, Mạ.

Theo Sở VHTTDL Đắk Nông,việc bảo tồn các giá trị văn hóa của

đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnhĐắk Nông được tỉnh quan tâm ngaytừ những ngày đầu thành lập. Hơn 10năm qua, tỉnh đă tập trung khôi phụcđược khoảng 50 lễ hội truyền thốngnhư lễ cúng bến nước, lễ kết nghĩagiữa các bon, lễ cưới, lễ mừng lúa

mới… Hàng năm, tỉnh đều tổ chứcngày hội văn hóa các dân tộc để tạosân chơi cho đồng bào trnh diễn cáclễ hội, môn thi, và các giá trị văn hóaẩm thực độc đáo của các dân tộcthiểu số.

Q.Việt

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

16 số 1188 l 18.8.2016

thônG tin trao đổi

Hà Nội là vùng đất giàu truyền thốngvà bản sắc văn hóa. Hà Nội luôn coitrọng xây dựng và phát triển đời sốngvăn hóa, phát huy nét đẹp của ngườiTràng An. Nhiều phong trào xây dựngđời sống văn hóa đã ra đời. Hiệu quả cácmô hình, phong trào văn hóa Gia đìnhvăn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố vănhóa, đơn vị văn hóa là các mô hình đượcthành phố Hà Nội triển khai sâu rộng từnhiều năm qua và nhận được sự hưởngứng nhiệt tình của các cấp chính quyền,các tầng lớp nhân dân. Nếp sống vănminh được hình thành, các tệ nạn xã hộiđược đẩy lùi, lối sống, lối ứng xử khôngphù hợp đang được xóa bỏ. Ông Lý DuyThanh - Phó Chủ tịch UBND huyện GiaLâm khẳng định, phong trào xây dựngđời sống văn hóa trên địa bàn huyện pháttriển mạnh mẽ, ngày càng đi vào chiềusâu, có tác động thiết thực trong việc xâydựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Trongsố các mô hình văn hóa, gia đình văn hóađược coi là hạt nhân của phong trào xâydựng đời sống văn hóa. Bởi gia đìnhchính là môi trường quan trọng trong quátrình hình thành, nuôi dưỡng, giáo dụcnhân cách con người, bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống tốtđẹp. Những năm qua, thành phố Hà Nộiluôn xác định, việc xây dựng gia đìnhvăn hóa được đặt lên hàng đầu để thựchiện tốt các mô hình văn hóa khác. Năm2016, Hà Nội phấn đấu đạt 85,5% số giađình được công nhận và giữ vững danhhiệu gia đình văn hóa. Phong trào xây

dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minhđang thấm dần vào đời sống người dânThủ đô, bởi mọi người đều có ý thức, đãlà người Tràng An cần giữ cốt cách, tinhthần truyền thống cũ. Cùng với việctuyên truyền người dân ứng xử thanhlịch, các cấp chính quyền, đoàn thể cũngvận động người dân thực hiện nếp sốngvăn minh nơi công cộng. Phong tràotổng vệ sinh vào chiều thứ 6 và sáng thứ7 hàng tuần tại các cơ quan, đơn vị, cáckhu tập thể, tổ dân phố, khu dân cư đượcduy trì đều đặn.

Để các phong trào đi vào chiều sâuTrong quá trình triển khai các phong tràovăn hóa, nhiều địa phương, cơ sở cónhững cách làm hay, sáng tạo, mang lạihiệu quả thiết thực và nhận được sự đồngthuận của nhân dân. Đến tổ dân phố số12, phường Hàng Bông, quận HoànKiếm, được chứng kiến đường phố sạchđẹp, trật tự ngăn nắp, mới thấy hết nhữngcố gắng của người dân nơi đây trongviệc xây dựng tổ dân phố văn hóa. BàTrần Bích Vân - Tổ trưởng tổ dân phố số12 cho biết: “Để nâng cao chất lượng tổdân phố văn hóa, những năm qua, tổ họctập nhiều mô hình hay để triển khai đếncác địa bàn dân cư như: Mô hình tổ dânphố ba không (không tội phạm, khôngma túy, không tệ nạn xã hội), mô hình tổdân phố thực hiện xóa đói giảm nghèogắn với bảo vệ môi trường, mô hình tổdân phố giao thông, tổ dân phố khôngrác... Phường Nhật Tân, quận Tây Hồ,là một trong những đơn vị xây dựng tốt

các mô hình văn hóa, góp phần nâng caođời sống văn hóa tinh thần của nhân dântrên địa bàn phường. Bà Phạm Thị Bình- Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường NhậtTân cho biết: Nhật Tân xác định mụctiêu giữ vững danh hiệu phường văn hóa,tiến tới xây dựng phường đạt chuẩn vănminh đô thị giai đoạn 2016-2020. Đểhoàn thành mục tiêu đó, phường đã tiếnhành rà soát các tiêu chí, kiểm tra lại cácmô hình đã triển khai để loại bỏ nhữngnội dung không còn phù hợp, đưa vàonhững nội dung mới. Phường đang triểnkhai 3 mô hình: Tổ dân phố không rác,xây dựng đoạn đường tự quản văn minhthanh lịch và mô hình chấm điểm thi đuachéo giữa các tổ dân phố và ban công tácmặt trận. Đây chính là những mô hìnhlàm chuyển biến căn bản nhận thức củanhân dân, góp phần đưa nội dung xâydựng gia đình văn hóa - sức khỏe, tổ dânphố văn hóa - sức khỏe của phường NhậtTân đi vào thực chất. Các tổ chức đoànthể, MTTQ và các đoàn thể nhân dânphường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm,luôn quan tâm xây dựng đời sống vănhóa ở khu dân cư. Phong trào xây dựnggia đình văn hóa được đẩy mạnh gắn liềnvới xây dựng gia đình sức khỏe. Phongtrào xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư, xây dựng người Hà Nội thanhlịch, văn minh và 5 tiêu chí văn hóa ứngxử của người dân khu phố cổ được cáctổ dân phố, các khu tập thể, cán bộ nhândân trong phường tích cực hưởng ứng...

t.t.N

Bồi đắp để lan tỏa nét đẹp

ABC - Mỹ (phát năm 2015) vàchương trình chinh phục hang độnglớn nhất thế giới của đại sứ quán cácnước Anh, Australia, Thụy Điển,Séc... (thực hiện năm 2016) một lầnnữa đã góp phần quảng bá và đưa SơnĐoòng ra với thế giới.

Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh dulịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của dukhách trong việc tìm hiểu, khám phá các

giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thiênnhiên thế giới Vườn Quốc gia PhongNha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình vừa cócông văn cho phép Công ty Oxalis tiếptục khai thác tuyến du lịch “Chinh phụcSơn Đoòng - Hang động lớn nhất thếgiới” từ tháng 01 đến tháng 8.2017.

Ông Nguyễn Á Châu - Giám đốcCông ty Oxalis khẳng định: Quá trìnhthực hiện, đơn vị đảm bảo khai thác

mang tính bền vững, không phá vỡ cảnhquan tự nhiên, hạn chế mức thấp nhất tácđộng tiêu cực đến môi trường, cảnh quanhang động, phù hợp với quy hoạch pháttriển du lịch bền vững khu vực VườnQuốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Dự kiến, năm 2017, Công ty Oxalissẽ đón khoảng 600 lượt du khách chinhphục Sơn Đoòng.

Huy LoNg

Thêm 500 du khách chinh phục... (Tiếp theo trang 13)

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

17số 1188 l 18.8.2016

thônG tin trao đổi

Đây là loại hình du lịch cần đượcnhân rộng, vì loại hình du lịch này làmtăng sức hút đối với du khách và gópphần rất tích cực nâng cao nhận thứcbảo vệ môi trường. Có thể hiểu du lịchmôi trường là loại hình lữ hành đếnnhững nơi có vấn đề về môi trường, đểcảm nhận được môi trường có vai tròquan trọng như thế nào trong cuộcsống. Quan điểm này của PGS.TSNguyễn Đình Hòe - Tổng thư ký HộiBảo vệ Môi trường và Thiên nhiên ViệtNam đã nhận được sự đồng thuận củacộng đồng.

Bởi vì thông qua loại hình du lịchmôi trường, du khách sẽ được tận mắtchứng kiến người dân bản địa đã bảovệ, sáng tạo hay hủy diệt môi trườngsống ra sao. Từ đó, giúp họ nhận thứcsâu sắc hơn sau những chuyến thamquan du lịch. Những công trình kiếntrúc nguy nga tráng lệ, những tượng đàiđộc đáo hay những bức hội họa tuyệtmỹ, những văn tự cổ hoặc kỹ thuật ướpxác của người tiền sử… chỉ là bề nổicủa nền văn minh. Còn môi trường vàcách thích nghi với những thay đổi môitrường của con người, của vạn vật mớilà gốc rễ. Đó là thông điệp chính mà dulịch môi trường mang lại cho du khách.

Du lịch môi trường có thể có điểmđến riêng và thường là điểm có dấu tíchlịch sử môi trường độc đáo, đáp ứnghiếu kỳ của du khách như mỏ cũ, hố tửthần, khu vực bán hoang mạc, các khurừng khai quang và tái sinh, tín ngưỡngthờ kính thiên nhiên và bảo tồn đa dạngsinh học, mô hình cộng đồng thíchứng với biến đổi khí hậu và nước biểndâng… Nhưng nó cũng thường sửdụng chung điểm đến của các loạihình du lịch khác như khu bảo tồnthiên nhiên hay vườn quốc gia, cảnhquan đẹp, di tích lịch sư văn hóa, làngnghề truyền thống… Song loại hìnhdu lịch này khác ở chỗ là khai thácthêm các yếu tố môi trường (cả tốt lẫnxấu, miễn là hấp dẫn) tại các điểm đến

vốn đã quen thuộc này, góp phần làmmới điểm du lịch, qua đó kéo dài thờigian và gia tăng sự chi trả tự nguyệncủa du khách.

Có thể kể ra hàng loạt những điểmdu lịch môi trường hấp dẫn trên thếgiới như sự phá rừng dịch bệnh dẫn đếnsự lụi tàn của nền văn minh Maya(Châu Mỹ); suy thoái môi trường hủydiệt nền văn minh Angkor(Campuchia); văn minh Ấn Hà sụp đổdo biến đổi môi trường; sự bất trắc củahai dòng sông Tigris và Euphrates tạora lịch sử thăng trầm của văn minhLưỡng Hà; tàn phá rừng hủy diệt nềnvăn minh của đảo Phục sinh…

Việt Nam cũng có nhiều “di chỉ môitrường” ở mọi miền mà du khách sẵnlòng chi trả để được chiêm ngưỡnghoặc trải nghiệm các vấn đề môitrường đang diễn ra, thậm chí đã diễnra trong quá khứ lịch sử xa xôi. Tiêubiểu là Cao nguyên đá Đồng Văn nổitiếng với nền “nông nghiệp hốc đá”nhằm thích ứng với hiện tượng xóimòn kiểu “rút ruột”; những vùng đá vôikarst trải dài từ Hà Giang đến Quảngtrị với những “hố tử thần” mà ngườiSơn La quen gọi “cửa biến”; ruộng bậcthang đẹp như tranh vẽ ở Tây Bắc; môhình nhà thích ứng với lũ lụt ở KimLong - Huế hay Hội An; các cảnh quanxói lở trải dài suốt bờ biển; những trậnlở đá khủng khiếp còn để lại các di tíchcũng như trong các truyền thuyết ở BaVì (Hà Nội); Tây Giang (Quảng Nam);“tiểu sa mạc” cát đỏ ở Mũi Né, BìnhThuận; “ốc đảo” trên cồn cát BàuTrắng ở Bắc Bình Thuận; rất nhiều khumỏ cũ bỏ hoang trong lịch sử hàngtrăm năm khai thác khoáng sản; vùngnhiễm Dioxine ở A Lưới - Thừa ThiênHuế… Đó chỉ là một số ít trong kho tàinguyên cực kỳ đa dạng của du lịch môitrường Việt Nam.

Bên cạnh đó, du lịch thiên tai là mộtdạng của du lịch môi trường nếu nhưnhà cung ứng dịch vụ du lịch không chỉ

khai thác thiên tai như một bối cảnh,mà còn chú ý thích đáng đến cách ứngxử thiên tai của cộng đồng địa phương.Lọai hình du lịch mới mẻ này cũngđang khởi sắc ở nhiều nơi. Chẳng hạnmưa Huế có thể coi là nét môi trườngđặc trưng nhất của Cố đô Huế. Dự ándu lịch Làng Mưa (tại bãi bồi LươngQuán, xã Thủy Biều, thành phố Huế)đã được khởi công với sự trợ giúp củaSingapore. Nhiều loại hình nghệ thuậtliên quan tới mưa có thể trở thành sảnphẩm du lịch Huế như ngắm mưa,thiền mưa, thưởng thức các món ănHuế ngày mưa, tự làm đồ lưu niệmtrong thời gian mưa lụt...

Còn Đà Nẵng sẽ xây dựng dự ánCông viên bão, gồm các hoạt động cảngoài trời lẫn trong nhà với hệ thốngcông viên, khách sạn và công trình bãođược Hiệp hội Kiến trúc quốc tế thiếtkế riêng phù hợp với thành phố bão ĐàNẵng. Thành phố Hội An chọn lũ lụt đểxây dựng các sản phẩm du lịch nhưngắm cảnh quan tổng thể của nhà cổHội An trong nước lũ dâng cao, đithuyền tham quan các ngõ ngách quanhco của phố cổ, chụp ảnh, khám phá đờisống dân cư ngày lụt, dừng chân ở cácquán cao lầu, cà phê trên tầng 2, tầng 3của các ngôi nhà cổ để thưởng thức cácloại hình nghệ thuật trong mưa...

Nhưng theo nhận xét của PGS.TSNguyễn Đình Hòe: Thách thức lớnnhất của du lịch môi trường là chọnđược các yếu tố môi trường thích hợpđể xây dựng các sản phẩm du lịch. Nóphải đáp ứng nhu cầu của du khách.Điều đó đòi hỏi sự kết hợp các chuyênmôn du lịch và môi trường, đặc biệt làkỹ năng và kiến thức của hướng dẫnviên cũng như khả năng tiếp thị của cáchãng lữ hành. Để biến tiềm năng thành“món ăn” du lịch hấp dẫn, cần xuấtphát ngay từ quá trình đào tạo và táiđào tạo chuyên viên lữ hành, từ nghiêncứu và xây dựng sản phẩm du lịch.

t.t.N

Cần quan tâm tới du lịch môi trường

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

18 số 1188 l 18.8.2016

thônG tin trao đổi

Những năm qua, số lượng các cơ sởđào tạo du lịch tăng lên nhanh chóngđã góp phần đáp ứng yêu cầu của xãhội trong việc phát triển ngành du lịchtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn củađất nước. Song, vấn đề nguồn cungnhân lực cho ngành du lịch Việt Namvẫn luôn là đề tài “nóng” bởi sản phẩm“đầu ra” chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Cung chưa đủ cầu

Theo thống kê của ngành du lịch,năm 2016 cả nước có khoảng 156 cơsở tham gia đào tạo chuyên ngành dulịch ở trình độ đại học, cao đẳng, trungcấp và đào tạo ngắn hạn. Hệ thốngtrường, cơ sở đào tạo du lịch đã đượchình thành, phát triển, phân bố kháđều khắp các vùng du lịch trên cảnước. Mỗi năm, toàn ngành cần thêm40.000 lao động, nhưng lượng sinhviên chuyên ngành ra trường chỉkhoảng 15.000 người/năm, trong đóchỉ có hơn 12% có trình độ đại học,cao đẳng trở lên. Sản phẩm “đầu ra”của các trường hiện vẫn được đánh giáchưa hoàn thiện về kỹ năng, lẫn nănglực chuyên môn.

Thạc sĩ Nguyễn Tấn Trung, KhoaDu lịch - Đại học Văn Hiến cho biết,một trong những nguyên nhân là docác trường đang thiếu hụt đội ngũ giáoviên có trình độ chuyên môn cao vàđúng chuyên ngành. Việc đào tạonhân lực du lịch trình độ đại học vàcao đẳng đã hơn 20 năm nay nhưngphần lớn giảng viên là người được đàotạo từ các ngành khác (ngành văn hóa,xã hội, quản trị kinh doanh). Do đó,việc giảng dạy chủ yếu dựa vào vốnkiến thức tự học, tổng hợp từ nhiềunguồn, từ kinh nghiệm.

Đánh giá về chương trình đào tạongành du lịch, Thạc sĩ Thái QuangVinh, Khoa Du lịch - Khách sạn, Đạihọc Ngoại ngữ Tin học Thành phố HồChí Minh phân tích về sự mất cân đối

giữa lý thuyết và thực hành. Các cơ sởđào tạo hiện chỉ chú trọng vào lý thuyếtmà hạn chế thực hành, hay nếu muốnchú trọng thực hành thì lại “thiếu” vềcơ sở vật chất, trong khi đặc thù củangành này cần rất nhiều thời gian đểsinh viên thực hành. Vì vậy, dẫn đếnđội ngũ nhân lực hiện vừa thiếu lại vừayếu. Gần đây, một số trường đang triểnkhai Tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS2013 của Tổng cục Du lịch phê duyệt.Đây là tiêu chuẩn thước đo triển khaiđào tạo nhân viên tại doanh nghiệp,cũng như áp dụng trong việc giảng dạysinh viên tại các trường đào tạo du lịch;đồng thời đánh giá kỹ năng nghề củanhân viên, người lao động thông quacác kỳ thẩm định. Tuy nhiên, để tiêuchuẩn này đi vào thực tiễn một cáchhiệu quả, cần có những điều kiện đảmbảo về cơ chế chính sách, cơ sở vậtchất kỹ thuật cũng như nguồn lực conngười để tổ chức thực hiện đồng bộ vàhiệu quả. Mặt khác, sự liên kết giữanhà trường và doanh nghiệp còn thiếu,dẫn đến đào tạo xong vẫn bị doanhnghiệp “chê”; doanh nghiệp phải tựđào tạo lại, gây tốn kém thời gian lẫntiền bạc.

Ông Lưu Đức Kế - Giám đốc Côngty Lữ hành Hanoitourism chia sẻ: Đầuvào của sinh viên ở một số trường đạihọc đào tạo ngành du lịch hiện chưacao. Sinh viên ra trường chưa đạt yêucầu của doanh nghiệp du lịch tuyểndụng, phải đào tạo thêm, đào tạo lại.Thêm vào đó, công tác tư vấn, hướngnghiệp, cung cấp thông tin nhu cầutuyển dụng nghề du lịch chưa tốt, chưasát với thực tế. Ông Lưu Đức Kế cũngcho biết thêm, hiện Luật Du lịch 2005chỉ có vài dòng đề cập đến đào tạo pháttriển nguồn nhân lực du lịch, trong khithực tế hiện nay Luật cần bổ sung, sửađổi, nhất là trong nội dung đào tạo pháttriển nguồn nhân lực du lịch để phùhợp với yêu cầu xã hội.

Cần nhiều đột phá Đến năm 2020 ngành du lịch nước

ta cần khoảng 870.000 lao động trựctiếp, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn2016-2020 là 7%/năm. Ngành du lịchViệt Nam hiện được đánh giá là ngànhcó nhu cầu nhân sự cao gấp 2-3 lần sovới các ngành trọng điểm khác như giáodục, y tế, tài chính… Đề cập đến giảipháp đào tạo nhân lực du lịch chấtlượng cao, PGS.TS Phạm Trung Lương- Viện Du lịch bền vững Việt Nam chorằng cần sớm xây dựng và thực hiện đềán thành lập Học viện Du lịch hoặc Đạihọc Du lịch ở Việt Nam đạt chuẩn quốctế. Đây sẽ là cơ sở đào tạo đội ngũ laođộng du lịch có trình độ cao, có khảnăng đảm nhận vai trò nòng cốt tronghội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam.Chia sẻ về thực trạng thiếu liên kết giữanhà trường và doanh nghiệp, Tiến sĩNguyễn Đức Trí - Viện trưởng Viện Dulịch Đại học Kinh tế Thành phố Hồ ChíMinh phân trần, các trường luôn sẵnsàng phối hợp với doanh nghiệp. Tuynhiên, doanh nghiệp bên cạnh những lợiích kinh tế, cần dành riêng quỹ hỗ trợkhuyến khích, động viên sinh viên củangành khi thực tập tại doanh nghiệp. Đâyđược xem là một kênh đầu tư hiệu quảcho nguồn nhân lực tương lai của doanhnghiệp được nhiều tập đoàn kinh tế thếgiới từng thực hiện khi tìm kiếm nhân lựccó năng lực làm việc tốt.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí cũng chorằng, xu hướng du lịch thế giới khôngkinh doanh du lịch đại trà, mà tập trungnâng cao chất lượng phục vụ cho từngđối tượng du khách. Một số doanhnghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch cũngcần thay đổi tư duy làm du lịch, tập trungnâng cao chất lượng, thay vì số lượng.Trong đó, việc tuyển dụng nhân sự cầntrả lương theo đúng năng lực để sinhviên mới ra trường vẫn giữ được “lửa”nghề, sẵn sàng cống hiến hết mình.

Để góp phần nâng cao chất lượng

Cần đột phá trong đào tạo nhân lực ngành du lịch

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

19số 1188 l 18.8.2016

thônG tin trao đổi

nguồn nhân lực du lịch, vừa qua Hiệphội Đào tạo du lịch Việt Nam đã đượcthành lập nhằm nâng cao trình độ quảntrị cơ sở đào tạo, khoa học công nghệ,khả năng cạnh tranh trong và ngoàinước của hội viên; đồng thời gắn nhàtrường với doanh nghiệp. Đây đượccho là dấu mốc góp phần đưa du lịchViệt Nam trở thành ngành kinh tế mũinhọn của Việt Nam.

Mới đây, tại Hội nghị toàn quốc về

phát triển du lịch Việt Nam diễn ra tạiQuảng Nam, Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc đã nhấn mạnh: Nhiệm vụ pháttriển du lịch Việt Nam trong thời giantới hết sức nặng nề, nhưng cũng là vinhquang nếu chúng ta thực hiện được mụctiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũinhọn của đất nước. Riêng về vấn đề đàotạo nguồn nhân lực du lịch, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc yêu cầu các KhoaDu lịch ở các trường đại học, trung cấp,

cao đẳng du lịch phải chấn chỉnh chấtlượng đào tạo du lịch. Bên cạnh đó, BộLao động-Thương binh và Xã hội khẩntrương phối hợp với Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành Khung trình độ nghềquốc gia trong lĩnh vực du lịch; đồngthời công nhận Bộ Tiêu chuẩn nghềquốc gia về Du lịch và thực hiện Thỏathuận thừa nhận lẫn nhau về nghề dulịch trong ASEAN.

trầN NguyệN

Thể thao Việt Nam vinh dự có 23đại diện ưu tú tham gia tranh tàiOlympic 2016 đang diễn ra tại Brazil.Một bất ngờ lớn, cũng là niềm tự hàokhôn tả khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinhđược đứng trên bục cao nhất nhận huychương và Quốc kỳ Việt Nam lần đầutiên được kéo lên tại sân chơi thể thaolớn nhất hành tinh này. Tên tuổi HoàngXuân Vinh đã đi vào lịch sử thể thaonước nhà với tấm Huy chương Vàngđồng thời phá kỷ lục Olympic nội dung10m súng ngắn hơi nam, Huy chươngBạc nội dung 50m súng ngắn bắnchậm. Thành tích của Hoàng XuânVinh cũng cho thấy, thực lực thể thaoViệt Nam đáng được kỳ vọng, vấn đềlà phải nắm bắt được cơ hội để biến nóthành hiện thực mà thôi.

Có lẽ, trong cuộc đời một vận độngviên thể thao, ai cũng khát vọng chinhphục những đỉnh cao mới. Họ cũnghiểu rằng, được góp mặt ở sân chơiOlympic là một vinh dự lớn lao và sựkhổ luyện, phấn đấu không biết mệtmỏi; đó cũng là niềm tin, là cơ sở đểgặt hái được thành công. Tại Olympic2016, cùng với Hoàng Xuân Vinh, thểthao Việt Nam còn đặt hy vọng huychương vào Nguyễn Thị Ánh Viên (bơilội), Thạch Kim Tuấn (cử tạ). VớiThạch Kim Tuấn, cơ sở để người hâmmộ đặt niềm tin là bởi thành tích ấntượng của anh với tấm Huy chương

Bạc ASIAN Games và Huy chươngĐồng tại giải vô địch cử tạ thế giới.Thật tiếc, Ánh Viên đã không qua đượcvòng loại và Thạch Kim Tuấn cũngtrắng tay khi anh bị tái phát chấnthương đầu gối và không đủ sức đểcạnh tranh huy chương ở hạng cân sởtrường 56kg.

Phải nói rằng, thành công của thểthao Việt Nam những năm gần đâyđược ghi nhận từ sức bật các mônOlympic, với sự tỏa sáng của NguyễnThị Huyền (22 tuổi, điền kinh), TrươngThị Kim Tuyền (taekwondo), TrươngThị Phương (canoeing)… Còn cónhững lý do khác để người hâm mộ kỳvọng, đó là liên tục trong nhiều năm trởlại đây, thể thao Việt Nam luôn xếptrong tốp 3 ở các kỳ đại hội thể thaokhu vực và có bước đột phá ở sân chơichâu lục trong 2 kỳ ASIAD gần nhất.Có một thời gian dài, thể thao ViệtNam từng sa lầy trong việc đầu tư dàntrải, coi nhẹ việc đầu tư vào các mônthể thao cơ bản (Olympic) như điềnkinh, bơi lội, bắn súng, võ thuật…Trước khi bước vào chinh phụcOlympic 2016, hai tấm Huy chươngBạc mà Trần Hiếu Ngân (taekwondo)và Thạch Kim Tuấn (cử tạ) giành đượclà tất cả những gì mà thể thao Việt Namcó được tại đấu trường này.

Nhận thức rõ vấn đề, một vài nămtrở lại đây, thể thao Việt Nam đã có

được sự đầu tư căn cơ, trọng điểm hơn.Những tên tuổi như Ánh Viên, HoàngQuý Phước (bơi lội), Phan Thị HàThanh, Phạm Phước Hưng (thể dụcdụng cụ), Nguyễn Thị Huyền (điềnkinh) Nguyễn Thị Lệ Dung, Vương ThịHuyền (đấu kiếm), Nguyễn ThànhNgưng (đi bộ)… đã nhận được sự đầutư đáng kể trong cuộc chinh phụcnhững tấm vé đến Brazil 2016. Có sựthay đổi căn bản, những người có tráchnhiệm của ngành thể thao đã dám nhìnthẳng vào thất bại, không né tránh tráchnhiệm, dốc toàn tâm, toàn lực để hyvọng có được thành công trong tươnglai. Đơn cử, để chuẩn bị cho Olympic2016, Tổng cục Thể dục thể thao đã gửinhiều vận động viên đi tập huấn ở mộtsố nước có nền thể thao phát triển (Mỹ,Cuba, Hy Lạp…) nhằm giúp các vậnđộng viên có được sự chuẩn bị tốt nhất.

Vấn đề vừa nêu chính là cơ sở đểchúng ta hy vọng giành được thành tíchđáng kể trong tương lai tại các sân chơithể thao châu lục và đấu trườngOlympic. Điều dư luận quan tâm lúcnày là thể thao Việt Nam cần được đầutư mạnh mẽ, bài bản hơn cho các mônOlympic (điền kinh, bơi lội, cử tạ, bắnsúng…), để nó không chỉ trở thànhđiểm tựa cho các vận động viên, màcòn là điểm tựa cho nền thể thao nướcnhà phát triển.

tHế HùNg

Sức bật từ Olympic 2016

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệm xuất bản

Văn Phòng Bộ VhTTdl

Biên tậpTrung kIên, hồng Phượng,

hoàng Quân, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 60/gP - XBBT

cấp ngày 09/8/2016

In tạicông Ty Tnhh Thương mạI

ThIên Thành

Nhìn tổng thể trong nền kinh tế đấtnước, du lịch là một ngành đang có sứctăng trưởng nhanh. Từ đầu năm 2016đến nay cả nước đón 5,5 triệu lượt kháchdu lịch quốc tế, tăng 24% so với cùng kỳnăm 2015; và 38,2 triệu lượt khách dulịch nội địa; doanh thu tăng 22,9% so vớicùng kỳ năm 2015. Trong năm 2015,ngành du lịch Việt Nam đóng góp trựctiếp 6,6% GDP, tạo ra 750.000 việc làmtrực tiếp trong tổng số 2,25 triệu việc làmliên quan. Như vậy ngành du lịch đã cóđóng góp đáng kể vào sự phát triển kinhtế-xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, tại Hội nghị toàn quốc vềphát triển du lịch do Bộ VHTTDL tổchức tại thành phố cổ Hội An, tỉnhQuảng Nam ngày 09.8 với sự tham dựcủa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,nhiều vấn đề bất cập của ngành du lịchđã được chỉ rõ. Chẳng hạn như công tácxúc tiến quảng bá hạn chế về nguồn lựcvà hiệu quả nên khách du lịch quốc tếthiếu thông tin về du lịch Việt Nam.Hoặc là thiếu điểm đến du lịch nổi trội,khác biệt để cạnh tranh với các nướctrong khu vực. Công tác quản lý tuyếnđiểm và môi trường du lịch chưa đápứng nhu cầu. Kinh doanh lữ hành bấthợp pháp còn diễn ra ở nhiều nơi; chấtlượng cơ sở lưu trú chưa được kiểm soátchặt chẽ; khai thác tài nguyên du lịchthiếu bền vững...

Thực tế tại các địa phương trong thờigian qua cho thấy việc quản lý du lịch rấtlỏng lẻo. Sự phối hợp trong ngành dulịch, giữa ngành du lịch với các cơ quanquản lý khác, giữa ngành du lịch vớichính quyền địa phương còn tạo ra lỗhổng lớn. Dễ nhận thấy nhất là kiểu làmdu lịch tự phát, không theo chuẩn mựcnào, từ đó sinh ra hiện tượng bán tour giárẻ, chất lượng dịch vụ kém cho du kháchcó nhu cầu thấp, làm ảnh hưởng đến chấtlượng du lịch chung. Đó cũng là lỗ hổngkhi để cho người nước ngoài núp bóngngười địa phương làm du lịch chui, tác

động xấu đến môi trường du lịch. Sựviệc gây nóng trong dư luận gần dây làdu khách Trung Quốc mua tour chấtlượng kém, có cả hướng dẫn viên chuingười Trung Quốc xuyên tạc lịch sử vănhóa Việt Nam.

Để giải quyết những tồn tại này, tạihội nghị, Thủ tướng đã chỉ đạo phảiphát triển du lịch theo hướng chuyênnghiệp, chất lượng, có trọng tâm, trọngđiểm, có thương hiệu và khả năng cạnhtranh; phải đa dạng các loại hình, sảnphẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịchchất lượng cao, hiện đại, mang tính dântộc, độc đáo.

Như vậy, để thực hiện chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ, trước mắt ngànhdu lịch cần phải có chiến lược quảng bá,xúc tiến để khai thác và lựa chọn thịtrường du lịch có chất lượng tốt vớinhững du khách có yêu cầu dịch vụ cao;hạn chế dần dịch vụ du lịch giá rẻ. Theođó, sẽ thu hút những du khách có vănhóa, lịch sự, văn minh, thực sự đến ViệtNam để thụ hưởng giá trị văn hóa vật thểvà phi vật thể. Mặt khác, các cơ quanchức năng, chính quyền địa phương vàngành du lịch cần phối hợp quản lý chặtchẽ để không xảy ra tình trạng mất trật

tự, kỷ cương đối với môi trường du lịch.Tiếp đó cần phải chuẩn hóa các tiêuchuẩn dịch dịch vụ trọn gói từ ăn nghỉ,vui chơi, tham quan, giải trí; và các tiêuchuẩn cho các loại hình du lịch; khôngđơn giản là chỉ gắn sao cho các kháchsạn. Chỉ có như vậy mới dần nâng tầmchất lượng dịch vụ, theo đó cũng sẽ nângtầm chất lượng du khách. Phát triển dulịch phải gắn liền với việc bảo vệ các disản văn hóa (cả vật thể và phi vật thể),bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môitrường... Đặc biệt, cùng với sự nỗ lực củatừng địa phương, các Bộ, ngành cũngcần rà soát các thủ tục, tháo gỡ khó khăncho các doanh nghiệp; tăng cường kỷcương trong môi trường du lịch; sự nỗlực, phối hợp giữa chính quyền địaphương và ngành du lịch nhằm tạo môitrường thân thiện cho du khách.

Hoạt động du lịch là sự liên kết đangành, đa lĩnh vực để tạo nên sản phẩmvà dịch vụ du lịch có tính tổng hợp, thỏamãn nhu cầu đa diện với chất lượng caocủa du khách. Đó chính là đòi hỏi củangành công nghiệp “không có khói”; vàkhi nào đòi hỏi đó được đáp ứng thì dulịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

tHế HùNg

Khách du lịch quốc tế tham quan Cố đô Huế

Nâng tầm chất lượng du lịch