toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – số 1039 –vanhien.vn

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1039 ngày 29/8/2013 Hội nghị tập huấn quán triệt triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (Tr.4) Thừa Thiên-Huế: Công nhận Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên (Tr.9) Điều chỉnh vùng đệm Quần thể Danh thắng Tràng An (Tr.10) Bảo tàng ảo tương tác 3D đầu tiên của Việt Nam (Tr.16) Bế mạc Tuần lễ văn hóa Việt Nam-Nhật Bản (Tr.18) Trong số nàY Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng Chiều 20/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác thành phố Đà Nẵng do đồng chí Văn Hữu Chiến, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng đoàn về góp ý Dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị khóa IX về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. (Xem tiếp trang 4) Doanh thu du lịch tăng 22,5% Theo tin từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2013 đạt 676.700 lượt người, tăng 2,8% so với tháng 7/2013 và tăng 22% so với tháng 8/2012. Như vậy 8 tháng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4.875.500 lượt người, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2012. Lượng khách nội địa tháng 8/2013 ước đạt 2,5 triệu lượt người. Tính tổng 8 tháng, lượng khách nội địa cũng tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2012, ước đạt 29,3 triệu lượt người. Tổng thu từ du lịch 8 tháng đầu năm 2013 đạt khoảng 138.200 tỉ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2012. THTT Ảnh: C.T.V VĐV Lý Hoàng Nam giành HCV môn quần vợt Vượt quá sự kỳ vọng, đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội thể thao trẻ Châu Á 2013 (AYG 2) diễn ra tại Nam Kinh (Trung Quốc) đã xuất sắc giành tổng cộng 11 huy chương, trong đó có 5 Huy chương vàng, giành vị trí thứ 7 trong bảng tổng sắp huy chương. Thành công này giúp Thể thao Việt Nam vững tin theo đuổi những mục tiêu lớn trước mắt, đặc biệt là kỳ Asiad 2019 trên sân nhà. (Xem tiếp trang 20) Thể thao Việt Nam giành thành tích ấn tượng tại Đại hội thể thao trẻ Châu Á

Upload: longvanhien

Post on 27-May-2015

193 views

Category:

News & Politics


4 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1039. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1039 ngày 29/8/2013

Hội nghị tập huấn quán triệttriển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XI

(Tr.4)Thừa Thiên-Huế: Công nhận

Làng nghề truyền thống hoagiấy Thanh Tiên

(Tr.9)Điều chỉnh vùng đệm

Quần thể Danh thắng Tràng An (Tr.10)

Bảo tàng ảo tương tác 3Dđầu tiên của Việt Nam

(Tr.16)Bế mạc Tuần lễ văn hóa

Việt Nam-Nhật Bản (Tr.18)

Trong số này

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng

Chiều 20/8, tại Hà Nội, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việcvới Đoàn công tác thành phố ĐàNẵng do đồng chí Văn Hữu Chiến,Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịchUBND Thành phố làm Trưởng đoànvề góp ý Dự thảo báo cáo tổng kết 10năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của BộChính trị khóa IX về “Xây dựng vàphát triển thành phố Đà Nẵng trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước”.

(Xem tiếp trang 4)

Doanh thu du lịch tăng 22,5%Theo tin từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng

8/2013 đạt 676.700 lượt người, tăng 2,8% so với tháng 7/2013 và tăng 22%so với tháng 8/2012. Như vậy 8 tháng, lượng khách quốc tế đến Việt Namước đạt 4.875.500 lượt người, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2012. Lượngkhách nội địa tháng 8/2013 ước đạt 2,5 triệu lượt người. Tính tổng 8 tháng,lượng khách nội địa cũng tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2012, ước đạt29,3 triệu lượt người. Tổng thu từ du lịch 8 tháng đầu năm 2013 đạt khoảng138.200 tỉ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2012.

THTT

Ảnh:

C.T

.V

VĐV Lý Hoàng Nam giành HCV môn quần vợt

Vượt quá sự kỳ vọng, đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội thể thaotrẻ Châu Á 2013 (AYG 2) diễn ra tại Nam Kinh (Trung Quốc) đã xuất sắcgiành tổng cộng 11 huy chương, trong đó có 5 Huy chương vàng, giành vị tríthứ 7 trong bảng tổng sắp huy chương. Thành công này giúp Thể thao ViệtNam vững tin theo đuổi những mục tiêu lớn trước mắt, đặc biệt là kỳ Asiad2019 trên sân nhà. (Xem tiếp trang 20)

Thể thao Việt Nam giành thành tích ấn tượng

tại Đại hội thể thao trẻ Châu Á

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1039 l 29.8.2013

Báo cáo tình hình thực hiện Dựán đến 15/8/2013 của Ban Quản lýLàng Văn hoá - Du lịch các dân tộcViệt Nam cho thấy các cơ chế, chínhsách phù hợp đã phát huy hiệu quả,giúp Ban Quản lý Làng Văn hoá - Dulịch các dân tộc Việt Nam hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao. Trong 5 nămqua, được sự quan tâm của Chínhphủ và Lãnh đạo Bộ VHTTDL, BanQuản lý Làng Văn hóa - Du lịch cácdân tộc Việt Nam được áp dụng mộtsố cơ chế, chính sách phù hợp, cóhiệu quả rất cao. Với chức năng,nhiệm vụ như hiện nay, Ban Quản lýLàng Văn hoá - Du lịch các dân tộcViệt Nam đã có nhiều lợi thế trongquan hệ với các Ban, Bộ, ngành, cáccơ quan, đơn vị và các địa phươngtrong việc giải quyết các công việccó liên quan, giành được sự quantâm, giúp đỡ nhiệt tình của Chínhphủ và các Bộ, ngành.

Trong 5 năm qua, Ban Quản lýLàng Văn hóa - Du lịch các dân tộcViệt Nam đã có bước phát triển vượt

bậc, luôn hoàn thành tốt các nhiệmvụ, thực hiện được mục tiêu đầu tiên(Khai trương) theo đúng kế hoạchđầu tư phát triển được Thủ tướngChính phủ phê duyệt; tổ chức khaithác, vận hành có hiệu quả sau khaitrương và tổ chức thành công nhiềusự kiện văn hoá có ý nghĩa chính trịsâu sắc, góp phần tuyên truyềnđường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước.

Tuy nhiên vẫn còn một số khókhăn, trong đó đặc biệt là vấn đềNguồn vốn NSNN cấp không đủ theokế hoạch được xác định trong Quyếtđịnh số 540/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ (chỉ đạt gần 30% so với kếhoạch), do vậy ảnh hưởng đến tiến độcủa dự án cũng như việc khai thác,vận hành các hạng mục đã đầu tưxong. Bên cạnh đó hoạt động du lịchhạn chế do còn thiếu các công trìnhdịch vụ; mức nước hồ Đồng Môkhông ổn định, giảm sức hấp dẫn củadự án.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ

trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhậnnhững kết quả đã đạt được của BanQuản lý Làng Văn hoá - Du lịch cácdân tộc Việt Nam trong những nămgần đây, đồng thời nhấn mạnh, nhữngthành tích đó là kết quả nối tiếp thànhcông của công tác giải phóng mặtbằng cũng như công tác quản lý,chống tái lấn chiếm. Bộ trưởng đềnghị Ban Quản lý Làng Văn hoá - Dulịch các dân tộc Việt Nam cần chú ýtăng cường công tác vận hành khaithác nhằm quản lý chặt chẽ, không đểxảy ra tiêu cực trong các hoạt động,đồng thời tăng cường đoàn kết nộibộ, tổ chức các sự kiện ngày càngchuyên nghiệp, xứng đáng với sựquan tâm của Đảng, Nhà nước, từ đóthu hút nhiều hơn nữa sự quan tâmcủa nhân dân trong nước và du kháchquốc tế.

Đối với Kế hoạch tổ chức Tuần lễĐại đoàn kết các dân tộc- Bản sắcvăn hoá Việt Nam, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh cơ bản nhất trí và lưu ý,cần cân đối thời lượng các chươngtrình, sự kiện nhằm giới thiệu đặctrưng văn hoá các dân tộc, vùng miềntrong Tuần lễ Đại đoàn kết các dântộc như tên gọi của sự kiện.

T.Hợp

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt NamChiều 22/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã làm việc vớiBan Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam về tiếnđộ các dự án và kế hoạch tổ chức Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộcViệt Nam.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hànhVăn bản số 317/TB-VPCP thông báokết luận của Phó Thủ tướng HoàngTrung Hải tại cuộc họp về Dự án Côngviên lịch sử văn hóa Hoàng ThànhThăng Long - Hà Nội.

Theo kết luận của Phó Thủ tướng,việc triển khai quy hoạch và thực hiệnđầu tư xây dựng Công viên lịch sử vănhóa tại Khu trung tâm Hoàng ThànhThăng Long – Hà Nội đã được BộChính trị có ý kiến chỉ đạo tại Thôngbáo số 191-TB/TW ngày 10/10/2008,

trong đó, Công viên lịch sử văn hóaHoàng Thành Thăng Long cần đượcthực hiện hoàn thành, đồng bộ với việcxây dựng công trình Nhà Quốc hội.

Để đảm bảo thực hiện đúng chỉ đạocủa Bộ Chính trị, của Chính phủ về Dựán Công viên lịch sử văn hóa HoàngThành Thăng Long - Hà Nội, Phó Thủtướng giao UBND TP.Hà Nội khẩntrương hoàn thành và trình phê duyệt

Quy hoạch chi tiết bảo tồn tôn tạo vàphát huy giá trị Khu di tích Thành cổ HàNội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chínhphủ; ban hành và phê duyệt Quy chếquản lý quy hoạch bảo tồn, phát huy giátrị Khu di tích Hoàng Thành ThăngLong - Hà Nội sau khi Quy hoạch chitiết được duyệt; khẩn trương tổ chức thituyển phương án kiến trúc công trìnhxây dựng Khu di tích Trung tâm Hoàng

Triển khai Dự án Công viên lịch sử văn hóaHoàng Thành Thăng Long - Hà Nội

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1039 l 29.8.2013

Ngày 21/8, Văn phòng Ban Chỉ đạoTrung ương Phong trào Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa” (BanChỉ đạo) đã có Thông báo kết luận số3039/TB-BCĐ thông báo kết luận củaPhó Thủ tướng Chính phủ NguyễnThiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị,Trưởng Ban Chỉ đạo tại phiên họpThường trực Ban Chỉ đạo Trung ươngSơ kết công tác 06 tháng đầu năm vàtriển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm2013 của Ban Chỉ đạo Trung ươngPhong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa”.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhângiao Bộ VHTTDL, cơ quan Thườngtrực Ban Chỉ đạo Trung ương Phongtrào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”: Trên cơ sở các văn bảnhướng dẫn đã ban hành, khẩn trươngthống nhất kế hoạch, cân nhắc hìnhthức, quy mô tổ chức “Hội nghị Tuyêndương gia đình văn hóa tiêu biểu xuấtsắc toàn quốc-Lần thứ II”, với tinh thầntiết kiệm, bảo đảm yếu tố trang trọng,hiệu quả và ý nghĩa đối với phong trào;số lượng đại biểu mời khoảng 400người; thời gian tổ chức dự kiến vàocuối tháng 9/2013. Chủ trì phối hợp vớiBộ Thông tin và Truyền thông khẩntrương hoàn thành dự thảo Đề án củaChính phủ về phát triển văn hóa cơ sở

trên cơ sở nâng cấp từ Chương trìnhtruyền thông quốc gia với chủ đề:“Truyền thông và văn hóa Việt Nam”;trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định trong tháng 9/2013. Chủ trìviệc sửa đổi, bổ sung Thông tư01/2012/TT-BVHTTDL của BộVHTTDL quy định chi tiết tiêu chuẩn,trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơquan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩnvăn hóa”; chuyển việc ký Giấy côngnhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệpđạt chuẩn văn hóa” từ Chủ tịch Liênđoàn Lao động cấp tỉnh sang TrưởngBan Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa” các cấpký khen thưởng; hoàn thành trong tháng9/2013. Chủ trì phối hợp với các cơquan liên quan rà soát, thống nhất vàban hành Bộ Tiêu chí quốc gia về xâydựng Phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa” trong nềnvăn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dântộc theo hướng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm.

Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợpvới Bộ VHTTDL đưa các danh hiệu“Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”,“Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạtchuẩn văn hóa”, “Phường, thị trấn đạtchuẩn văn minh đô thị” đã được quyđịnh tại các Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL quy định chi tiết tiêu chuẩn,

trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xãđạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;Thông tư số 01/2012/TT-BVHTTDLquy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủtục xét và công nhận “Cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”;Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDLquy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủtục xét và công nhận “Phường, thị trấnđạt chuẩn văn minh đô thị” của BộVHTTDL vào dự thảo Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Thi đua,Khen thưởng để trình Quốc hội xemxét, thông qua.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp vớiBộ VHTTDL, Uỷ ban Trung ươngMTTQ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Laođộng Việt Nam và các cơ quan liênquan khẩn trương hoàn thành dự thảoThông tư hướng dẫn, quản lý và sửdụng kinh phí hoạt động của Ban Chỉđạo Trung ương và Ban Chỉ đạo Phongtrào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa” các cấp trên cơ sở hợpnhất văn bản hướng dẫn, quản lý và sửdụng kinh phí hoạt động trong phongtrào giữa 04 cơ quan; tháng 11 đưa rathảo luận tại Hội nghị tổng kết năm2013 của Ban Chỉ đạo Trung ươngPhong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa”...

H.Q

BCĐ Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm

Thành Thăng Long 18 Hoàng Diệu.Đối với tuyến đường nội bộ phía

Bắc và Đông công trình Nhà Quốc hội,UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Chủ đầu tư -Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long -Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam bàn giao mặtbằng tuyến đường này. UBND TP. HàNội cần bố trí mặt bằng tại Khu di tíchThành cổ Hà Nội để Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam di chuyểntoàn bộ di vật của Khu di tích đã khaiquật tại 18 Hoàng Diệu tiếp tục nghiên

cứu, lập hồ sơ khoa học.Phó Thủ tướng cũng đồng ý chuyển

giao hạng mục đầu tư xây dựng tuyếnđường phía Bắc và phía Đông côngtrình Nhà Quốc hội sang Dự án đầu tưxây dựng hạ tầng kỹ thuật và cảnh quankhu vực khảo cổ 18 Hoàng Diệu doUBND TP Hà Nội chủ quản đầu tư.UBND TP Hà Nội quyết định và chịutrách nhiệm thực hiện Dự án này, đảmbảo hoàn thành đồng bộ với tiến độ xâydựng công trình Nhà Quốc hội.

Phó Thủ tướng cho phép UBND TP.

Hà Nội nghiên cứu, ban hành một số cơchế chính sách đặc thù nhằm đẩy nhanhtiến độ hoàn thành dự án này. Viện Hànlâm Khoa học xã hội Việt Nam đượcgiao khẩn trương phối hợp với UBNDTP. Hà Nội, Bộ Xây dựng thực hiệnviệc bàn giao ngay mặt bằng tuyếnđường nội bộ phía Bắc và Đông côngtrình Nhà quốc hội cho Ban Quản lý dựán đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội vàHội trường Ba Đình (mới) - Bộ Xâydựng để triển khai thi công xây dựngtuyến đường này. Đ.A

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

4 số 1039 l 29.8.2013

quản lý nhà nước

Theo dự thảo báo cáo của thành phốĐà Nẵng tại buổi làm việc, sau 10 nămtriển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chínhtrị khóa IX về "Xây dựng và phát triểnthành phố Đà Nẵng trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, vớisự nỗ lực phấn đấu không ngừng, thànhphố Đà Nẵng đã đạt được những thànhtựu to lớn, tương đối toàn diện trên cáclĩnh vực kinh tế-xã hội, góp phần tíchcực vào sự phát triển chung của khuvực, từng bước phát huy vai trò của ĐàNẵng với toàn vùng. Thành phố đã đầutư xây dựng nhiều công trình và thiếtchế văn hóa trọng điểm; xây dựng môitrường văn hóa hóa, nếp sống văn minhđô thị; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạtđộng văn học nghệ thuật, đáp ứng nhucầu hưởng thụ văn hóa của nhân dânthành phố.

Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huygiá trị các di sản văn hóa được thực hiệnthường xuyên, gắn kết phát triển vănhóa và du lịch. Đến nay, thành phố đãcó 17 di tích được xếp hạng cấp quốcgia, 44 di tích cấp thành phố và 52 di

tích được đăng ký bảo vệ. Công tác xâydựng đời sống văn hóa cơ sở và phongtrào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa” ngày càng đi vào chiềusâu. Nhiều chính sách an sinh xã hộiđậm tính nhân văn được triển khai thựchiện và đạt kết quả tốt. Chương trìnhthành phố “5 không” cơ bản hoàn thành,được duy trì thực hiện và phát huy kếtquả; chương trình thành phố “3 có” đạtkết quả tích cực. Hoạt động làng nghề,lễ hội được quan tâm, đặc biệt là lễQuan Thế Âm Ngũ Hành Sơn đượcnâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia.

Ngoài ra, thành phố đã tập trung đầutư một số công trình thể thao trọng điểm,đảm bảo tiềm lực đăng cai, tổ chức cácgiải đấu quốc gia và khu vực như: Sânvận động Chi Lăng, Cung thể thao TiênSơn, bể bơi thành tích cao, Trung tâmđào tạo vận động viên… Hoạt động thểthao quần chúng và thành tích cao pháttriển mạnh cả về chất lượng và số lượng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt đượcvẫn còn một số hạn chế yếu kém. Hoạtđộng văn hóa nghệ thuật phát triển chưatoàn diện, một số công trình văn hóa

chưa được triển khai do khó khăn vềnguồn vốn; chương trình xã hội hóa, đổimới quản lý trong lĩnh vực văn hóa, thểdục thể thao đạt kết quả chưa cao…

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh,trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số33-NQ/TW của Bộ Chính trị, thành phốĐà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựuquan trọng trên nhiều phương diện,trong đó đáng kể nhất là mức độ tăngtrưởng kinh tế; diện mạo đô thị ngàycàng khang trang, văn minh, hiện đại;đời sống văn hóa, tinh thần của ngườidân có sự chuyển biến tích cực.

Bộ trưởng đề nghị trong báo cáotổng kết Nghị quyết số 33-NQ/TW, ĐàNẵng cần đánh giá và nhận diện bốicảnh thành phố 10 năm trước đây và bâygiờ theo Nghị quyết số 33, trong đó cầnlàm nổi bật vai trò của người dân trongthực hiện Nghị quyết này. Bên cạnh đó,cần đi sâu phân tích những tồn tại, đặcbiệt lưu ý đến mức hưởng thụ văn hoácủa người dân, nhất là sự chênh lệchgiữa nông thôn với thành thị...

H.QuâN

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (Tiếp theo trang 1)

Trong hai ngày 22 và 23/8, Đảngủy Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghịtập huấn quán triệt triển khai Nghịquyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XIvà các kết luận của Hội nghị lần thứ7, Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa XI. Thứ trưởng Lê Khánh Hải,Bí thư Đảng ủy Bộ VHTTDL đã dựkhai mạc và phát biểu chỉ đạo Hộinghị. Tại Hội nghị, các đại biểu đượcnghe những nội dung cơ bản của Nghịquyết Trung ương 7 khóa XI như:Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạocủa Đảng với công tác dân vận trongtình hình mới; chủ động ứng phó vớibiến đổi khí hậu, tăng cường quản lý

tài nguyên và bảo vệ môi trường; kếtquả 1 năm thực hiện Nghị quyết Trungương 4 “Một số vấn đề cấp bách vềxây dựng Đảng hiện nay”...

Hội nghị cũng tập trung quán triệtcác nội dung của Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mớisự lãnh đạo của Đảng đối với công tácdân vận trong tình hình mới”. Nghịquyết này nhấn mạnh mục tiêu lớnnhất của công tác dân vận trong tìnhhình mới chính là tăng trưởng và đổimới sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác dân vận để củng cố vững chắclòng tin của nhân dân đối với Đảng,tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết

dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn củanhân dân, tạo ra phong trào quầnchúng rộng lớn, thực hiện thắng lợi sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Qua học tập, quán triệt Nghị quyết vàcác kết luận, cán bộ và đảng viên BộVHTTDL nắm rõ hơn những quanđiểm của Đảng, chủ động xây dựng kếhoạch thực hiện Nghị quyết và các kếtluận Hội nghị lần thứ 7, BCH Trungương Đảng khóa XI trong các cơ quan,đơn vị. Các đơn vị phải xác định rõtrách nhiệm của công tác dân vận làcủa người đứng đầu mỗi cơ quan, từđó chủ động xây dựng quy chế dân chủcơ sở và triển khai thực hiện quy chếnày một cách nghiêm túc, bài bản,đúng quy trình.

TổNg Hợp

Hội nghị tập huấn quán triệt triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XI

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

5số 1039 l 29.8.2013

quản lý nhà nước

- Ngày 16/8/2013 Bộ VHTTDL cóQuyết định số 2786/QĐ-BVHTTDL,giao Trung tâm Triển lãm Văn hóaNghệ thuật Việt Nam phối hợp với Bảotàng Dân tộc học Hunggari tổ chứcTriển lãm gốm sứ Việt Nam tạiHunggari và cử 04 đoàn sang Hunggaridàn dựng Triển lãm, từ ngày 16/9-06/10/2013.

- Bộ VHTTDL có Quyết định số2797/QĐ-BVHTTDL ngày 16/8/2013,cho phép Bảo tàng Hồ Chí Minhchuyển giao 05 khoản hiện vật, gồm 06hiện vật cho Bảo tàng Tôn Đức Thắngcó tên: Sách ảnh 30 năm chiến đấu vàtrưởng thành của Công an nhân dânViệt Nam; Chân dung Bác Tôn khắctrên đá nơi gửi tặng; Mô hình Phụ nữNhật Bản; Đèn cắm nến; Quyển báocắt dán.

- Ngày 19/8/2013 Bộ VHTTDL cóQuyết định số 2809/QĐ-BVHTTDL,thành lập Hội đồng tuyển chọn phimtham dự giải OSCAR nhiệm kỳ 2013-2014. Thứ trưởng Vương Duy Biên -Nghệ sĩ Ưu tú làm Chủ tịch Hội đồng,bà Ngô Phương Lan - Nhà phê bìnhđiện ảnh, Tiến sĩ Văn hóa Nghệ thuật,Cục trưởng Cục Điện ảnh làm Phó Chủtịch Hội đồng và 10 Ủy viên.

- Bộ VHTTDL có Quyết định số2815/QĐ-BVHTTDL ngày 19/8/2013,

thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tậpxây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sungmột số điều Nghị định số105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 củaChính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ,công chức, viên chức. Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng ban.

- Tại Quyết định số 2825/QĐ-BVHTTDL ngày 20/8/2013 BộVHTTDL, giao Viện Phim Việt Namphối hợp với Phòng trưng bày VirkaGallery (Phần Lan) tổ chức Triển lãmđiện ảnh với chủ đề “Đất nước đi lên từchiến tranh” trong khuôn khổ các hoạtđộng kỷ niệm 40 năm Thiết lập quan hệngoại giao Việt Nam-Phần Lan, từ ngày12-18/9/2013 tại Phần Lan.

- Ngày 20/8/2013 Bộ VHTTDL cóQuyết định số 2833/QĐ-BVHTTDL,về xếp hạng di tích quốc gia danh lamthắng cảnh “Hang Khổ Mỷ” xã TùngVài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

- Bộ VHTTDL có Quyết định số2834/QĐ-BVHTTDL ngày 20/8/2013,về xếp hạng di tích quốc gia danh lamthắng cảnh “Hang Thiên Thủy” xã NànMa, huyện Xín mần, tỉnh Hà Giang.

- Tại Quyết định số 2835/QĐ-BVHTTDL ngày 20/8/2013 BộVHTTDL, về xếp hạng di tích quốc giadanh lam thắng cảnh “Hang động NúiNiệm” xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy,

tỉnh Hòa Bình.- Ngày 20/8/2013 Bộ VHTTDL có

Quyết định số 2836/QĐ-BVHTTDL,về xếp hạng di tích quốc gia kiến trúcnghệ thuật “Đình Tiên Thủy” xã TiênThủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

- Bộ VHTTDL có Quyết định số2837/QĐ-BVHTTDL ngày 20/8/2013,về xếp hạng di tích quốc gia kiến trúcnghệ thuật “Đình Trải” xã Hoàng Tây,huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Tại Quyết định số 2838/QĐ-BVHTTDL ngày 20/8/2013 BộVHTTDL, về xếp hạng di tích quốc giadi tích lịch sử “Mộ Trương Công Hy”xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn,tỉnh Quảng Nam.

- Ngày 20/8/2013 Bộ VHTTDL cóQuyết định số 2839/QĐ-BVHTTDL,về xếp hạng di tích quốc gia di tích khảocổ “Khu vực Mẫu Sơn” xã Mẫu Sơn,huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

- Tại Quyết định số 2857/QĐ-BVHTTDL ngày 22/8/2013 BộVHTTDL, giao Cục Nghệ thuật biểudiễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩSân khấu Việt Nam, Sở VHTTDL TPHải Phòng tổ chức Cuộc thi Nghệ thuậtsân khấu Chèo chuyên nghiệp toànquốc-2013 vào trung tuần tháng 10 năm2013 tại TP Hải Phòng.

THTT

VăN BảN mớI

Bộ VHTTDL đã ban hành Kếhoạch số 2976/KH-BVHTTDL tổchức Hội thảo “Giải pháp để bảo tồn,phát huy trang phục truyền thống cácdân tộc thiểu số trong giai đoạn hiệnnay”, thời gian dự kiến ngày22/11/2013 tại Làng Văn hóa - Du lịchcác dân tộc Việt Nam. Các tham luận,ý kiến phát biểu tại Hội thảo đề cậpđến những vấn đề nổi cộm, cấp báchtrong việc bảo tồn, phát huy trangphục truyền thống các dân tộc thiểu số

trong giai đoạn hiện nay, từ đó thammưu, đề xuất hệ thống các cơ chế,chính sách nhằm bảo tồn, phát huytrang phục truyền thống các dân tộcthiểu số một cách phù hợp. Kết quảHội thảo cung cấp cơ sở lý luận, thựctiễn cho công tác quản lý, chỉ đạo vềbảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộcthiểu số trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước.

Hội thảo sẽ có sự tham dự của 120đại biểu đại diện lãnh đạo các cơ quan

trung ương, các đơn vị trực thuộc BộVHTTDL, các cơ quan liên quan, cácnhà nghiên cứu khoa học, quản lý vănhoá từ trung ương đến địa phương vàđại diện đồng bào các dân tộc thiếu số.

Hội thảo là một trong các hoạtđộng kỷ niệm Ngày Di sản văn hoáViệt Nam và Khánh thành chùaKhmer tại Làng Văn hoá - Du lịch cácdân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây,Hà Nội.

THTT

Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

6 số 1039 l 29.8.2013

quản lý nhà nước

Chiều ngày 22/8, tại Hà Nội, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổilàm việc với lãnh đạo UBND tỉnhQuảng Bình về công tác văn hóa, thểthao và du lịch trên địa bàn Tỉnh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhậncông tác văn hóa, thể thao và du lịchcủa tỉnh Quảng Bình trong thời gianqua đã có nhiều chuyển biến tích cực.Phong trào thực hiện nếp sống vănminh trong việc cưới, tang, lễ hội đượcthực hiện nghiêm túc. Thể thao quầnchúng được triển khai mạnh mẽ tớitoàn dân. Đặc biệt lĩnh vực du lịch đãđược quan tâm đầu tư nâng cấp, đápứng được nhu cầu của du khách trongvà ngoài nước.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý,

tỉnh Quảng Bình cần tiếp tục chú trọngtrong việc phát động Phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa” ở tất cả các cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp trên địa bàn toản tỉnh.Tập trung phát huy lợi thế là tỉnh vùngbiển để phát triển thể thao thành tíchcao ở các bộ môn như: Bơi lội, chèothuyền... Các khu du lịch mang tầm cỡquốc tế phải tiếp tục đầu tư, nâng cấp.Do hạn chế của du lịch trong tỉnhmang lại tính mùa vụ, chỉ khai thácđược bốn tháng trong năm nên cần tậptrung xây dựng khai thác các loại hìnhdu lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trong đócó Khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng làmột điểm du lịch nổi tiếng trên thếgiới, vẫn còn rất nhiều tiềm năng khaithác du lịch khám phá, mạo hiểm...

Bên cạnh đó, Quảng Bình là vùng đấtcó nhiều di tích lịch sử gắn bó với cuộckháng chiến chống Mỹ của dân tộc,cũng là địa phương bị tàn phá nặng nềtrong chiến tranh, vì vậy cần quan tâmhơn nữa để phát huy giá trị các di tíchlịch sử cách mạng. Một số di tích lịchsử phải bố trí nguồn vốn để khẩntrương nâng cấp, hỗ trợ nhân dân trongkhu vực di tích như làng Cự Nẫm,đường vào nhà Đại tướng Võ NguyênGiáp... Đối với các dự án sử dụngnguồn vốn ADB cần phải triển khai cóhiệu quả, có cơ chế chính sách phùhợp, không để xảy ra tình trạng chậmtrễ, các dự án đã được đầu tư phải pháthuy hiệu quả tối đa không để lãng phínguồn vốn vay...

THTT

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với UBND tỉnh Quảng Bình

Bộ VHTTDL vừa ban hànhThông báo số 3022/TB-BVHTTDLngày 20/8, kết luận của Thứ trưởngHồ Anh Tuấn tại cuộc họp Ban Chỉđạo, Ban Tổ chức Hội chợ quốc tế dulịch TP Hồ Chí Minh (ITE HCMC)năm 2013.

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đề nghịBan Tổ chức ITE HCMC năm 2013tập trung một số nhiệm vụ: Điềuchỉnh mức giá thuê địa điểm hợp lý,có cơ chế linh hoạt về diện tích cácgian hàng, bố trí khu vực dành tạodựng không gian “ngôi nhà chung”cho du lịch các vùng, miền để huyđộng sự tham gia của các địa phương,tăng cường liên kết, tạo sắc thái đadạng, phù hợp với điều kiện thực tế;Rà soát, phân công, tập trung hiệuquả từng công việc trong sự kiệnchung đảm bảo chu đáo, chặt chẽ,phân công cụ thể thành viên chịutrách nhiệm từng công việc; Xâydựng kế hoạch chi tiết, làm rõ thànhphần tham gia, nội dung hoạt động

của các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnhđạo Bộ, lãnh đạo UBND TP Hồ ChíMinh trong các hoạt động, sự kiệncủa ITE HCMC năm 2013; Đánh giácụ thể nội dung, kết quả thực hiện“Chương trình hành động triển khaiTuyên bố chung của Hội nghị thịtrưởng” năm 2012, rút kinh nghiệmđể tổ chức và thực hiện hoạt độngnày tốt hơn trong năm 2013; Điềuchỉnh thời gian tổ chức Hội nghị Bộtrưởng Du lịch ACMECS và Hộinghị Thị trưởng các thành phố đểkhông trùng lặp; Tập trung khônggian giới thiệu du lịch đường sông TPHồ Chí Minh tạo ấn tượng góp phầnquảng bá, triển khai Chương trình dulịch đường sông của Thành phố;Tăng cường hơn nữa công tác vậnđộng hậu cần, địa điểm huy động xãhội hoá với cơ chế thích hợp; SởVHTTDL TP Hồ Chí Minh phối hợpvới Tổng cục Du lịch, Cơ quan đạidiện Bộ VHTTDL tại TP Hồ ChíMinh chuẩn bị, hoàn thiện công tác

hậu cần, dịch vụ phục vụ đón tiếp cácđoàn Bộ trưởng và tổ chức Hội nghịBộ trưởng Du lịch ACMECS.

Giao các đơn vị: Tổng cục Du lịchkhẩn trương xây dựng Đề án tổ chứcgian hàng của Ngành du lịch ViệtNam tại ITE HCMC năm 2013 theoquy định, phê duyệt và triển khai đảmbảo ấn tượng, đặc sắc; Phối hợp tiếptục triển khai Chương trình kích cầudu lịch 2013 hiệu quả, thiết thực trongkhuôn khổ ITE HCMC năm 2013;Sớm hoàn thiện nội dung Dự thảoBản Ghi nhớ về triển khai Tuyên bốchung Viêng Chăn và Kế hoạchhành động về hợp tác kinh tếAyeawady-Chao Phraya-Mê Kôngvề tăng cường hợp tác trong lĩnh vựcdu lịch, nội dung Hội nghị các quanchức cấp cao du lịch ACMECS vàHội nghị Bộ trưởng Du lịchACMECS lần thứ nhất, trình Lãnhđạo Bộ xem xét và gửi, thống nhấtvới các quốc gia liên quan...

THTT

Xúc tiến chuẩn bị Hội chợ quốc tế du lịch TP Hồ Chí minh 2013

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

7số 1039 l 29.8.2013

quản lý nhà nước

Ngày 19/8, Bộ VHTTDL đã có Vănbản số 3006/BVHTTDL-DSVH báocáo về công tác bàn giao mặt bằng ditích, di vật khu Trung tâm Hoàng thànhThăng Long – Hà Nội.

Theo đó, Bộ VHTTDL có ý kiến nhưsau: Việt Nam cần thực hiện nghiêmchỉnh các cam kết với UNESCO trongviệc thống nhất quản lý Khu Trung tâmHoàng thành Thăng Long - Hà Nội màđại diện là Trung tâm Bảo tồn Di sảnThăng Long - Hà Nội (trực thuộcUBND TP Hà Nội). Với quan điểm đó,kể từ năm 2010 tới nay, Bộ VHTTDLđã triển khai nhiều công việc liên quantới vấn đề bàn giao mặt bằng di tích, divật, khu Trung tâm Hoàng thành ThăngLong – Hà Nội, cụ thể như sau: BộVHTTDL đã có Công văn số2528/BVHTTDL-DSVH ngày 22/7/2010và Công văn số 627/BVHTTDL-DSVHngày 09/3/2010 thống nhất với các ý kiếncủa UBND TP.Hà Nội trong việc thựchiện cam kết với UNESCO “Bảo đảm sựthống nhất quản lý khu di sản, chuyểngiao toàn bộ vùng đất thuộc khu di sảncho UBND TP Hà Nội quản lý mà đạidiện là Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng

Long – Hà Nội, di sản chuyển các hộ dânhiện đang sinh sống trong khu di sản raphía ngoài trên cơ sở vận động tự nguyênvà có chính sách đền bù thỏa đáng”.

Ngày 25/4/2012 Bộ VHTTDL cóCông văn số 1269/BVHTTDL-DSVHgửi Viện Khoa học xã hội Việt Nam (naylà Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội ViệtNam) đề nghị chỉ đạo các cơ quan liênquan sớm cơ kế hoạch bàn giao toàn bộdi vật cho Trung tâm Bảo tồn Di sảnThăng Long - Hà Nội để quản lý; đềnghị UBND TP Hà Nội phối hợp vớiViện Khảo cổ học và Trung tâm nghiêncứu Kinh thành tiếp tục hoàn thiện hồ sơ,tài liệu liên quan đến hiện vật cũng nhưtriển khai các chương trình nghiên cứutiếp theo.

Ngày 06/6/2013 Bộ BVHTTDL cóCông văn số 2115/BVHTTDL-DSVHgửi Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâmKhoa học Xã hội Việt Nam đề nghị thựchiện các cam kết với UNESCO nhất thểhóa quản lý khu Trung tâm HoàngThành Thăng Long - Hà Nội bàn giaotoàn bộ tài liệu, hiện vật và diện tíchnhà, đất còn lại của Khu di tích khảo cổ18 Hoàng Diệu, Khu di tích Thành cổ

Hà Nội do Bộ Quốc phòng và Viện Hànlâm Khoa học xã hội Việt Nam đangquản lý cho UBND TP Hà Nội trongnăm 2013.

Ngày 23/7/2013, Bộ VHTTDl đã tổchức buổi họp về kết quả thực hiện bàngiao, tiếp nhận Khu Trung tâm HoàngThành Thăng Long – Hà Nội choUBND TP Hà Nội quản lý. Các đại biểudự họp về cơ bản đồng ý về thời hạn bàngiao, tiếp nhận toàn bộ mặt bằng khu ditích, hồ sơ tài liệu khoa học liên quancho UBND thành phố Hà Nội quản lývà phát huy giá trị. Riêng về việc bàngiao di vật của khu di tích vẫn còn ýkiến khác nhau, trong đó UBND TP HàNội đề nghị bàn giao trong năm 2013,Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội ViệtNam đề nghị bàn giao theo lộ trình.

Ngày 19/8/2013, tại buổi làm việcdo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hảichủ trì, Phó Thủ tướng đã kết luận việcbàn giao mặt bằng khu C, D của khuTrung tâm Hoàng Thành Thăng Long- Hà Nội được thực hiện trong tháng 9hoặc tháng 10/2013. Việc bàn giao hồsơ tài liệu khoa học được thực hiệntrong năm 2013. Đ.N

Bàn giao mặt bằng khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Sáng 20/8, tại Hà Nội, Công đoànBộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị quántriệt triển khai thực hiện Nghị định số60/2013/NĐ-CP ngày 04/7/2013 củaChính phủ quy định chi tiết Khoản 3,Điều 63 của Bộ luật Lao động về thựchiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơilàm việc và trao đổi những vấn đề vềchính sách tiền lương theo quy địnhcủa Bộ luật Lao động năm 2013.

Ngày 18/6/2012, tại Kỳ họp thứ 3,Quốc hội khóa 13 nước CHXHCNViệt Nam, đã thông qua Bộ Luật Laođộng, có hiệu lực thi hành từ ngày01/5/2013. Đây là một Bộ luật rất

quan trọng, gồm 17 chương có tới242 điều.

Nhằm hướng dẫn, cụ thể hóa vàthiết thực đưa Luật Lao động đi vàocuộc sống, từ đầu năm 2013 đến tháng8/2013, Chính phủ đã ban hành gần 10Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hànhBộ Luật Lao động, trong đó có Nghịđịnh số 60/2013/NĐ-CP quy định chitiết Khoản 3, điều 63 của Bộ Luật Laođộng về thực hiện quy chế dân chủ ởcơ sở tại nơi làm việc.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dựđã được nghe đồng chí Lê XuânThành, Phó Vụ trưởng Vụ Lao động-

Tiền lương Bộ Lao động-Thương binhvà Xã hội phổ biến, quán triệt triểnkhai thực hiện Nghị định số60/2013/NĐ-CP ngày 04/7/2013 củaChính phủ quy định chi tiết Khoản 3,Điều 63 của Bộ luật Lao động về thựchiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơilàm việc và trao đổi những vấn đề vềchính sách tiền lương theo quy địnhcủa Bộ luật Lao động năm 2013. Đồngthời, giải đáp những thắc mắc, bănkhoăn đối với các hoạt động thực tiễnở các đơn vị trực thuộc Công đoàn Bộtrong thời gian qua.

THTT

Triển khai Nghị định của Chính phủ về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

8 số 1039 l 29.8.2013

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL đã có Văn bản số2981/BVHTTDL-DSVH gửi UBNDtỉnh Quảng Ninh về Dự án Nâng caonăng lực sản xuất, phát triển ngọc trai tạiVịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Theo đó, về cơ bản, Bộ VHTTDLủng hộ chủ trương thực hiện Dự án đầutư Nâng cao năng lực sản xuất, pháttriển sản xuất ngọc trai, hội nhập ngànhcông nghiệp ngọc trai thế giới theo xuthế phát triển bền vững.

Tuy nhiên, phạm vi của Dự án tạikhu vực bảo vệ vùng lõi của Di sảnThiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, vì

vậy không nên mở rộng hơn so với diệntích Công ty hiện đang triển khai vàkhông cấp phép ở những nơi hoạt độngdu lịch có mật độ cao, cảnh quan đẹp vàgây cản trở hoạt động du lịch. Nếu mởrộng Dự án, nên chuyển ra khu vực phụcận và Vân Đồn. Bên cạnh đó, việc xâydựng Báo cáo đánh giá tác động môitrường cần được triển khai trình cơ quancó thẩm quyền phê duyệt trước khi xemxét, phê duyệt Dự án.

Nội dung chuyên môn, kỹ thuật vàquy trình thủ tục các bước thực hiệnDự án phải đảm bảo tuân thủ các quy

định pháp lý của quốc tế và của ViệtNam về bảo vệ di sản, bảo vệ môitrường.

Hoạt động xây dựng công trìnhphải được nghiên cứu, cân nhắc thậntrọng theo hướng kế thừa đặc điểmkiến trúc truyền thống, tạo nên khônggian hài hoà, góp phần tôn tạo cảnhquan tự nhiên. Dự án cần quan tâmnghiên cứu, đề xuất mô hình phát triểndu lịch ở những giai đoạn sau, trong đócó việc nâng cao năng lực tổ chức vàchất lượng dịch vụ du lịch.

H.p

Bộ VHTTDL vừa ban hành Vănbản số 3061/TB-BVHTTDL ngày22/8 thông báo kết luận của Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn tại cuộc họp BanChỉ đạo và Ban Tổ chức cuộc thi Hoahậu các dân tộc Việt Nam năm 2013.

Kết luận nêu rõ: Trong bối cảnhkhó khăn chung, thời gian chuẩn bịngắn, nhưng cuộc thi đã được tổ chứccơ bản đạt được mục tiêu đề ra: Gópphần giới thiệu và tôn vinh nét đẹptâm hồn và tài năng của thiếu nữ các

dân tộc Việt Nam, tạo cơ hội để giaolưu văn hoá giữa các dân tộc, gópphần tăng cường khối đại đoàn kết của54 dân tộc anh em.

Trong quá trình tổ chức, Ban Chỉđạo đã thực hiện đúng chức năng,nhiệm vụ; chỉ đạo, giám sát, kiểm trachặt chẽ việc tuân thủ các quy định củapháp luật. UBND tỉnh Quảng Nam vàBan Tổ chức đã chủ động, tích cựctriển khai thực hiện. Hội đồng giámkhảo đã làm việc trách nhiệm, công

tâm và khách quan. Những tin đồn trênmột số trang báo điện tử, trang thôngtin trực tuyến sau khi cuộc thi kết thúclà thiếu căn cứ. Ban Chỉ đạo đã chỉ đạosát sao, kịp thời, đề nghị các cơ quanxác minh, làm rõ. Ban Chỉ đạo, Ban Tổchức đã đề nghị Bộ Thông tin vàTruyền thông và Bộ Công an tiếp tụckiểm tra, làm rõ, có kết luận, xử lýnghiêm minh, đúng quy định của phápluật và công bố kết quả đến cácphương tiện thông tin đại chúng.

Sẽ xử lý nghiêm những tin đồn sai về cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2013

Nâng cao năng lực sản xuất ngọc trai tại Vịnh Hạ Long

Bộ VHTTDL đã có Kế hoạch số3025/KH-BVHTTDL ngày 20/8 vềviệc thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thituyển sinh sau đại học năm 2013 đốivới các cơ sở đào tạo Văn hoá, Nghệthuật, Thể dục thể thao trực thuộc Bộ.

Theo Kế hoạch, thanh tra, kiểm tra,giám sát kỳ thi tuyển sinh sau đại họcnăm 2013 đối với các cơ sở đào tạo Vănhoá, Nghệ thuật, Thể dục thể thao nhằmchỉ đạo, giám sát công tác tuyển sinhcủa các cơ sở đào tạo thực hiện an toàn,nghiêm túc, đúng Quy chế và các văn

bản pháp quy hiện hành; tạo điều kiệnthuận lợi tối đa cho người thi, khôngphát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng,công khai, minh bạch.

Về phạm vi, đối tượng triển khaihoạt động, Đoàn Thanh tra tiến hànhcông tác kiểm tra, giám sát kỳ thi tuyểnsinh Sau đại học năm 2013 đối với cáccơ sở đào tạo Văn hoá, Nghệ thuật, Thểdục thể thao trực thuộc Bộ và 02 Việnnghiên cứu có đào tạo trình độ tiến sỹvà 10 cơ sở đào tạo sau đại học, gồm:Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Văn

hóa TP Hồ Chí Minh, Đại học Mỹ thuậtViệt Nam, Đại học Mỹ thuật TP Hồ ChíMinh; Học viện Âm nhạc quốc gia ViệtNam, Đại học Sân khấu-Điện ảnh HàNội, Đại học Sân khấu-Điện ảnh TP HồChí Minh, Nhạc viện TP Hồ Chí Minh,Đại học TDTT Bắc Ninh, Đại họcTDTT Đà Nẵng, Đại học TDTT TP HồChí Minh, Viện Văn hoá nghệ thuậtViệt Nam, Viện Khoa học thể dục thểthao, Học viện Âm nhạc Huế.

Kinh phí hoạt động phục vụ côngtác thanh tra tuyển sinh sau đại họcnăm 2013 trích từ nguồn kinh phí sựnghiệp của Bộ VHTTDL chi tại Vănphòng Bộ.

H.p

Giám sát kỳ thi tuyển sinh sau đại học 2013 tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

9số 1039 l 29.8.2013

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa có văn bản số3035/BVHTTDL-KHTC gửi Ban Quảnlý Quần thể danh thắng Tràng An vềviệc thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo ditích Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng vàĐền thờ vua Lê Đại Hành, tỉnh NinhBình. Theo đó, sau khi xem xét hồ sơdự án và ý kiến thẩm định của Cục Disản văn hoá, Bộ VHTTDL thống nhấtvề cơ bản với nội dung Dự án tu bổ tôntạo di tích Đền thờ vua Đinh TiênHoàng và Đền thờ vua Lê Đại Hành,tỉnh Ninh Bình do Công ty TNHH Kiếntrúc Hoàng Đạo lập bao gồm các hạngmục: Tu bổ Đền thờ vua Đinh TiênHoàng (đền chính, Nghi môn ngoài,Nghi môn nội, Hậu cung nhà Khải

Thánh, nhà trưng bày, nhà bia, cổng);tu bổ Đền thờ vua Lê Đại Hành (đềnchính, Nghi môn ngoài, Nghi môn nội,Tả vu, Hữu vu, nhà Từ Vũ, nhà BanQuản lý, nhà bia); tôn tạo sân vườn vàhạ tầng kỹ thuật di tích. Phương án đềxuất tu bổ, tôn tạo các hạng mục trongdự án đã đáp ứng các quy định của quychế tu bổ, tôn tạo di tích.

Tuy nhiên, còn một số vấn đề cầnđược làm rõ trong nội dung dự án, đềnghị Ban Quản lý Quần thể danh thắngTràng An yêu cầu đơn vị tư vấn chỉnhsửa, bổ sung. Cụ thể:

Phần lớn hệ kết cấu của các hạngmục di tích gốc còn tốt, do đó chỉ tiếnhành gia cố, tu bổ các cấu kiện đơn lẻ,

vì vậy cần có giải pháp thiết kế hạ giảitừng phần (không hạ giải toàn bộ hạngmục) để bảo tồn nguyên vẹn cấu trúccác hạng mục.

Cần bổ sung phương án bảo quảnhệ thống bia đá, sập đá và các hiện vậtkhác nhau có tại di tích, trong đó cầnquan tâm đến việc bảo quản bia và tubổ nhà bia tại Đền thờ vua Lê ĐạiHành.

Về nguồn vốn đầu tư: Vốn củaChương trình mục tiêu quốc gia về vănhoá chỉ hỗ trợ để tu bổ, tôn tạo các hạngmục di tích gốc. Đối với các hạng mụccòn lại, đề nghị Ban Quản lý Quần thểdanh thắng Tràng An báo cáo UBNDtỉnh Ninh Bình cân đối ngân sách củađịa phương và huy động các nguồn vốnhợp pháp khác để thực hiện.

H.p

Tu bổ di tích Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàngvà Đền thờ vua Lê Đại Hành

Việc công nhận làng nghề này sẽ tạocơ hội xây dựng thương hiệu cho sảnphẩm hoa giấy Thanh Tiên trên thịtrường, đồng thời quảng bá nét đẹp vănhóa làng nghề truyền thống Huế đến dukhách.

Làng nghề truyền thống hoa giấyThanh Tiên được hình thành cách đâykhoảng 300 năm và được truyền từ đờinày sang đời khác. Làng nổi tiếng vớinghề làm hoa giấy thờ cúng và các loạihoa truyền thống như: Hoa loa kèn, hoacúc đơn, hoa cúc kép, hoa tường vi, hoaquỳ và đặc biệt sau này là hoa sen…Hiện nay còn khoảng 100 gia đình ởThanh Tiên, Phú Mậu chuyên làm hoagiấy phục vụ cho nhu cầu chơi hoa củangười Huế và các vùng phụ cận.

Tục làm nghề hoa giấy làng ThanhTiên được xuất phát từ tín ngưỡng dângian. Tục xưa, hoa giấy được trang trí ởnhững nơi thờ tự như: Trang Ông, TrangBà, Am cảnh và Ông Táo. Hàng nămhoa giấy được thay thế một lần vào dịpTết Nguyên đán. Cứ như thế, hoa giấyThanh Tiên từ bao đời nay đã trở thànhmột nét văn hóa trong tín ngưỡng dângian của người dân xứ Huế và đã lan tỏara các tỉnh thành lân cận như Quảng Trị,Đà Nẵng cũng như những nơi có ngườiHuế cư ngụ mỗi khi Tết đến, xuân về.

Ngày nay, với sự sáng tạo và bàn taykhéo léo của người dân, nghệ thuật làmhoa giấy không dừng lại ở việc thờ cúngmà phát triển phong phú hơn, mô phỏngđầy đủ các loại hoa có trong tự nhiên

như: hoa bìm bìm (hoa loa kèn); hoa cúcđơn, cúc kép; hoa mắm nêm, hoa tườngvi, hoa dã quỳ và điển hình là hoa sen.Nếu đứng ở tầm xa khoảng vài mét, bắtgặp ở đâu đó một bó hoa sen với đầy đủhoa, lá, nụ thì khó có thể phân biệt hoasen thật và hoa sen giấy Thanh Tiên.

Hiện nay, nghề làm hoa giấy ThanhTiên đã đạt đến mức tinh xảo về nghệthuật. Những cành hoa, cuống hoa đượctẩm màu từ việc chiết xuất các loại câycỏ trong làng, tạo nên những màu sắcđặc trưng không lẫn được của hoa giấyThanh Tiên. Giấy làm hoa cũng donhững người thợ tự nhuộm, mỗi giađình có một bí kíp nhuộm riêng.

Hoa giấy Thanh Tiên dưới bàn taykhéo léo của người thợ tâm huyết đã trởthành nét đặc trưng của văn hóa Huế,nhất là trong những dịp lễ, tết.

Tuệ ANH

Thừa Thiên - Huế: Công nhận Làng nghềtruyền thống hoa giấy Thanh Tiên

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cũnggiao Cục Nghệ thuật biểu diễn nghiêncứu một số vấn đề phát sinh từ thựctế, đề xuất bổ sung quy định về thingười đẹp tại Thông tư số

03/2013/TT-BVHTTDL ngày28/01/2013 của Bộ VHTTDL về Quyđịnh chi tiết thi hành một số điều củaNghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày05/10/2012 của Chính phủ quy định

về biểu diễn nghệ thuật, trình diễnthời trang; thi người đẹp và ngườimẫu…đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ,đúng quy định của pháp luật.

THTT

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

10 số 1039 l 29.8.2013

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa gửi Thủ tướngChính phủ văn bản số 3033/BVHTTDL-DSVH báo cáo phương án điều chỉnhVùng đệm Quần thể Danh thắng TràngAn trình UNESCO đưa vào Danh mụcDi sản Thế giới.

Ngày 24/7/2013, Bộ VHTTDL đãchủ trì buổi họp bàn về phương án điềuchỉnh hồ sơ Quần thể Danh thắng TràngAn trình UNESCO đưa vào Danh mụcDi sản Thế giới. Tham dự buổi họp cóđại diện Văn phòng Chính phủ, BộNgoại giao, Bộ Tài nguyên và Môitrường, Hội đồng Di sản văn hoá quốcgia, Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTTDL),Bộ Xây dựng; Lãnh đạo UBND tỉnhNinh Bình, Ban Quản lý Quần thể Danhthắng Tràng An...

Tại buổi họp, lãnh đạo UBND tỉnhNinh Bình đã đưa ra 02 phương án đềnghị điều chỉnh vùng đệm tại khu vựcphía đông nam của Quần thể danh thắngTràng An. Tuy nhiên, do lãnh đạo BộXây dựng và Bộ Tài nguyên và Môitrường không dự họp nên ý kiến của cácđại biểu chưa thể hiện rõ quan điểm đối

với các phương án điều chỉnh vùng đệmcủa Quần thể danh thắng Tràng An.

Ngay sau cuộc họp, ngày 25/7/2013,UBND tỉnh Ninh Bình có công văn đềnghị Bộ VHTTDL, Bộ Xây dựng và BộTài nguyên và Môi trường trình Thủtướng Chính phủ cho phép điều chỉnhranh giới vùng đệm Quần thể danh thắngTràng An theo phương án 2 và có một sốđề xuất, kiến nghị. Vì vậy, Bộ VHTTDLđã có Công văn (số 2760/BVHTTDL-DSVH ngày 25/7/2013 và số2886/BVHTTDL-DSVH ngày 06/8/2013)đề nghị Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyênvà Môi trường có ý kiến chính thức bằngvăn bản (trước ngày 31/7/2013 và ngày08/8/2013) về phương án do tỉnh NinhBình đề xuất để Bộ VHTTDL có cơ sởbáo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định và thông báo cho các cơ quanliên quan của UNESCO biết quyết địnhcủa Chính phủ Việt Nam về việc điềuchỉnh vùng đệm của Quần thể danhthắng Tràng An.

Từ ngày 12/8-18/8/2013, 02 chuyêngia của IUCN và ICOMOS đã vào thẩm

định tại Tràng An tỉnh Ninh Bình đãbước đầu thông báo cho các chuyên giavề dự kiến điều chỉnh thu hẹp vùng đệmcủa Quần thể danh thắng Tràng An. Cácchuyên gia cũng đề nghị Việt Nam cầncó văn bản chính thức gửi tới Trung tâmDi sản Thế giới UNESCO về việc điềuchỉnh nói trên.

Bộ VHTTDL đề nghị Thủ tướngChính phủ cho phép điều chỉnh thu hẹpvùng đệm của Quần thể danh thắngTràng An như phương án 2 đề xuất tạiCông văn số 106/UBND-VP9 ngày25/7/2013 của UBND tỉnh Ninh Bình,cụ thể như sau: “Điều chỉnh ra ngoàivùng bảo vệ của di sản (vùng đệm) vùngnguyên liệu đá vôi xi măng đã được BộTài nguyên và Môi trường cấp phépthăm dò cho hai nhà máy xi măng (Côngty Xi măng Hệ Dưỡng 71,8ha; Công tyXi măng Duyên Hà 66,6ha) và vùngnguyên liệu đá làng nghề (50ha)”. Tổngdiện tích thu hẹp vùng đệm là 188,4ha,như vậy, diện tích vùng đệm của Quầnthể Danh thắng Tràng An còn lại là6.079,6ha. H.p

Điều chỉnh vùng đệm Quần thể Danh thắng Tràng An

Ngày 23/8, Thứ trưởng Hồ AnhTuấn đã có buổi làm việc với lãnh đạoUBND tỉnh Thừa Thiên-Huế về côngtác quản lý môi trường, đảm bảo anninh, an toàn cho khách du lịch.

Theo số liệu thống kê, trong 8tháng đầu năm, lượng khách du lịchđến Thừa Thiên-Huế đạt 1,816 triệulượt, tăng 2% so cùng kỳ năm 2012;doanh thu du lịch ước đạt 1.655 tỷđồng, tăng 14% so cùng kỳ năm 2012.Đặc biệt trong công tác môi trường dulịch, tỉnh đã tăng cường kiểm tra, xửlý đẩy lùi được tình trạng đeo bám,chèo kéo, ăn xin, cò mồi và lừa gạt

khách du lịch. Các ngành ở địaphương đã có sự phối hợp đảm bảotrật tự, mỹ quan đô thị, xử lý tình trạngnâng, ép giá khách du lịch, các tiêucực phát sinh làm ảnh hưởng xấu đếnmôi trường du lịch...

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng HồAnh Tuấn đánh giá cao những kết quảđạt được trong công tác phát triển dulịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế,đặc biệt là những kết quả đạt đượctrong công tác quản lý môi trường,đảm bảo an ninh, an toàn cho kháchdu lịch trên địa bàn tỉnh.

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đề nghị,

trong thời gian tới, Thừa Thiên-Huếcần tiếp tục phát huy và đầu tư nhiềuhơn cho công tác quảng bá, xúc tiến dulịch. Bên cạnh đó, phối hợp với các địaphương phát triển du lịch tuyến hànhlang kinh tế Đông-Tây; xây dựng thêmsản phẩm du lịch nhằm phát huy tiềmnăng, lợi thế của địa phương. Đặc biệt,với vị thế là một trong những trungtâm du lịch của cả nước thì tỉnh cầnnghiên cứu thành lập Trung tâm hỗ trợdu khách để giải quyết những vấn đềnảy sinh đảm bảo an toàn, thân thiệnvà hài lòng khách du lịch.

T.Hợp

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm việc với tỉnh Thừa Thiên- Huế về công tác quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

11số 1039 l 29.8.2013

Sự kiện vấn đề

Chào mừng ngày Quốc khánh02/9/2013, Sở Văn hóa , Thể thao vàDu lịch Hà Nội tổ chức 30 buổi biểudiễn nghệ thuật phục vụ quần chúngnhân dân trong hai ngày 01-02/9. Cácđơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp củaHà Nội, Trung ương, quân đội, các tỉnhbạn và các câu lạc bộ bán chuyên thuộctrung tâm văn hóa thành phố sẽ đảmnhiệm thực hiện.

Địa điểm biểu diễn là sân khấu,trung tâm văn hóa, khu dân cư trong đócó cả vùng sâu, vùng xa tại các quậnhuyện, một số trung tâm điều dưỡng và

nuôi dưỡng người có công. Dịp này,người dân các quận huyện sẽ đượcthưởng thức các tiết mục ca nhạc, xiếc,hài kịch, chèo, cải lương, tuồng... với nộidung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi đấtnước, Thủ đô đổi mới. Ngày 01/9,chương trình biểu diễn tại trung tâmquận Ba Đình, tượng đài Quang Trung(quận Đống Đa), sân khấu đền Bà Kiệu,quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục(quận Hoàn Kiếm) cùng trung tâm cácquận, huyện, thị xã: Hà Đông, Sơn Tây,Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm... Ngày 02/9,ngoài các điểm biểu diễn tại trung tâm

thành phố, còn biểu diễn tại các huyệnỨng Hòa, Thanh Trì, Thanh Oai, PhúXuyên, Mê Linh, Mỹ Đức... Các chươngtrình sẽ khơi dậy niềm tin yêu cuộc sống,tạo khí thế sôi nổi, vui tươi cho nhân dântrong ngày lễ lớn của đất nước.

Trong dịp này, Trung tâm văn hóaKim Đồng sẽ thực hiện nhiều buổichiếu phim miễn phí phục vụ côngchúng Thủ đô. Dự kiến, Trung tâm khởichiếu 3-4 buổi, phục vụ từ 600-800 lượtkhán giả, với các phim có chủ đề vềcách mạng, cuộc sống.

ĐứC KiêN

Triển lãm ảnh toàn quốc “Khám phávăn minh sông Hồng” và “Biển đảo quêhương” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh vàTriển lãm tổ chức sẽ diễn ra tại TP HảiPhòng từ ngày 28/8 đến ngày 06/9. Đâylà hoạt động thiết thực chào mừng NgàyQuốc khánh 02/9 và Năm Du lịch quốcgia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng2013. Triển lãm nhằm giới thiệu tớicông chúng hình ảnh, thế mạnh của cáctỉnh đồng bằng sông Hồng.

Cuộc thi ảnh toàn quốc với chủ đề"Khám phá văn minh sông Hồng" đã

nhận được 2.902 tác phẩm của 286 tácgiả từ 35 tỉnh, thành phố trong cả nướcgửi đến dự thi. Ban Tổ chức đã chọn162 tác phẩm của 103 tác giả thuộc 18tỉnh, thành phố để triển lãm. Trong sốnày, Ban Tổ chức cũng đã chấm và traogiải cho 16 tác phẩm xuất sắc nhất gồm:03 giải Nhì (không có giải Nhất); 03 giảiBa và 10 giải Khuyến khích.

Tham dự Triển lãm còn có 153 tácphẩm được lựa chọn từ 716 tác phẩmcủa các tác giả tham dự Trại sáng tácảnh với chủ đề “Biển đảo quê hương”

(diễn ra từ 08-18/5/2013). Đây lànhững tác phẩm thể hiện những hìnhảnh đẹp về cuộc sống, sinh hoạt tinhthần hăng say rèn luyện, sẵn sàng chiếnđấu bảo vệ sự bình yên biển đảo Tổquốc của những người lĩnh Hải quân;vẻ đẹp kỳ bí, quyến rũ của Cát Bà - đảongọc đang được đệ trình UNESCOcông nhận là di sản thiên nhiên thếgiới; thành phố cảng Hải Phòng rực sắcphượng đỏ tháng 5 tươi trẻ, đầy sứcsống và năng động.

Đ.N

Triển lãm ảnh “Khám phá văn minh sông Hồng” và “Biển đảo quê hương”

Hà Nội: 30 buổi biểu diễn nghệ thuật chào mừng Quốc khánh 02/9

Ban Quản lý Khu di tích quốc giađặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang) chobiết: Chỉ từ đầu tháng 8 đến nay, Khudi tích đã đón gần 50 nghìn lượtkhách trong và ngoài nước đến thămquan, tăng gần 20 nghìn lượt ngườiso với tháng 7; nâng tổng số lượtkhách đến thăm quan Khu di tích từđầu năm đến nay là hơn 400 nghìnlượt người.

Khu di tích quốc gia đặc biệt TânTrào có tổng diện tích 2.500ha, trêndiện tích 10 xã của 2 huyện Sơn

Dương và Yên Sơn. Xã Tân Trào,huyện Sơn Dương đã được Bác Hồchọn làm “Thủ đô Khu giải phóng”,căn cứ địa cách mạng của cả nước. Tạiđây đã diễn ra những sự kiện lịch sửcó ý nghĩa quyết định thắng lợi củaCách mạng tháng Tám năm 1945 như:Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng,quyết định Tổng khởi nghĩa giànhchính quyền trong cả nước, thành lậpỦy ban khởi nghĩa toàn quốc...

Những năm gần đây, để phát huygiá trị của Khu di tích, tỉnh Tuyên

Quang đã quy hoạch tổng thể Khu ditích quốc gia đặc biệt Tân Trào địnhhướng đến năm 2020; đầu tư hơn 4,77tỷ đồng tu bổ, chống xuống cấp đìnhTân Trào, đình Hồng Thái, đìnhThanh La; tổ chức sưu tầm các tàiliệu, hiện vật lịch sử cách mạng đểtrưng bày tại bảo tàng Tân Trào...Năm 2013, Khu di tích phấn đấu đón600 nghìn lượt khách thăm quan(chiếm 75% lượng khác du lịch thămquan tỉnh Tuyên Quang).

Hải pHoNg

Hơn 400 nghìn lượt khách thăm quan Khu di tích Tân Trào

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1039 l 29.8.2013

Theo Hiệp hội Thể thao dưới nướcViệt Nam, từ ngày 28/8 đến 01/9, tạiKhu Liên hợp thể thao quốc gia Hà Nộisẽ diễn ra Giải Nhảy cầu vô địch quốcgia 2013 do Tổng cục Thể dục thể thaotổ chức. Giải Nhảy cầu vô địch quốcgia 2013 là dịp kiểm tra chất lượng đàotạo của các huấn luyện viên cũng nhưchất lượng thi đấu của các vận độngviên trong môn nhảy cầu; đồng thời,tuyển chọn những vận động viên cóthành tích xuất sắc để bổ sung cho độituyển nhảy cầu quốc gia.

Đối tượng tham dự là những vậnđộng viên nhảy cầu hiện đang tậpluyện tại các tỉnh, thành phố, ngành,câu lạc bộ và các Trung tâm huấnluyện thể thao quốc gia. Thi đấutheo thể thức cá nhân, đôi trên vánbật và cầu cứng tính điểm trực tiếpđể xếp hạng.

Các vận động viên thi đấu ở nộidung cá nhân nữ trên ván bật 1m, 3mvà trên cầu cứng 5m - 7,5m - 10m phảithực hiện 5 động tác không giới hạn độkhó. Ở nội dung cá nhân nam trên ván

bật 1m, 3m và trên cầu cứng 5m - 7,5m- 10m phải thực hiện 6 động tác khônggiới hạn độ khó. Nội dung thi đấu đôinữ trên ván bật 3m và cầu cứng 5m -7,5m - 10m thực hiện 2 động tác quyđịnh và 3 động tác không giới hạn độkhó. Đôi nam trên ván bật 3m và cầucứng 5m - 7,5m - 10m thực hiện 2động tác quy định và 4 động tác khônggiới hạn độ khó.

Giải Nhảy cầu vô địch quốc gia2013 sẽ kết thúc vào 01/9/2013.

Vũ MiNH

Khởi tranh Giải Nhảy cầu vô địch quốc gia 2013

Ông Nguyễn Văn Hương, Giámđốc Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng chobiết, ngành VHTTDL tỉnh phối hợp vớicác cơ quan chức năng của tỉnh đangtăng cường công tác kiểm tra, giám sáthoạt động đầu tư, khai thác kinh doanhvà bảo vệ di tích đối với các danh lamthắng cảnh, khu, điểm tham quan dulịch đúng theo quy hoạch và địnhhướng của địa phương. Đặc biệt, cầnchấn chỉnh, quan tâm đến môi trường,an ninh trật tự của các thắng cảnh, cầnxử lý dứt điểm tình trạng buôn bánhàng rong và chèo kéo khách trướccổng một số khu, điểm du lịch…

Theo Sở VHTTDL Lâm Đồng, việcđầu tư cho các danh lam thắng cảnhhầu như chưa được các chủ đầu tư quantâm đúng mức dẫn đến tiến độ chậm,sản phẩm không phong phú, trùng lắplẫn nhau giữa các điểm tham quan. Mộtsố dịch vụ còn nghèo nàn, nhiều danhlam thắng cảnh đã xuống cấp, khôngđược tôn tạo, nâng cấp kịp thời.Nguyên nhân của sự xuống cấp donhiều danh lam thắng cảnh, khu, điểmchưa được quan tâm xây dựng quyhoạch tổng thể; công tác tôn tạo, đầu tưsản phẩm mới, dẫn đến tình trạng sảnphẩm, dịch vụ đơn điệu, trùng lắp, kém

hấp dẫn du khách. Để chấn chỉnh hoạt động tại các

danh lam thắng cảnh ở Lâm Đồng, mộtsố ý kiến đề xuất: Cần quan tâm đếnvấn đề quy hoạch và đầu tư; nâng caoý thức bảo vệ môi trường; tập trungnâng cấp, xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêuchuẩn. Đặc biệt, cần chấn chỉnh lạihoạt động biểu diễn cồng chiêng TâyNguyên phục vụ du khách, từ trangphục đến nhạc cụ, tránh thương mạihóa, sân khấu hóa làm mất đi bản sắccủa không gian văn hóa cồng chiêngTây Nguyên.

MiNH HạNH

Lâm Đồng: Chấn chỉnh hoạt động tại các thắng cảnh, điểm du lịch

Chào mừng kỷ niệm 20 năm Quầnthể di tích cố đô Huế được UNESCOcông nhận là di sản văn hoá của nhânloại, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đôHuế sẽ tổ chức chương trình Tháng vàngdu lịch tại di sản Huế từ 02/9 đến30/9/2013.

Trong hai ngày 14 và 15/9, sẽ diễn rachương trình "Tuổi trẻ Thừa Thiên-Huếvới Di sản văn hóa," gồm các hoạt động:Tuần hành hành trình về với "Di sản Vănhóa," cuộc thi vẽ "Nét đẹp Di sản Vănhóa" và cuộc thi "Tuổi trẻ Thừa Thiên-

Huế với Di sản văn hóa". Từ ngày 20-22/9 là thời điểm diễn ra các hoạt độngchính của chương trình kỷ niệm với việctổ chức Hội nghị gặp gỡ giữa các khu disản thế giới của Việt Nam vào ngày 21/9;dạ tiệc (Gala dinner) vào tối cùng ngày21/9, tại sân điện Cần Chánh và Lễ kỷniệm chính thức các di sản của Huế đượcUNESCO công nhận vào sáng ngày22/9.

Ngoài ra, đến với di sản Huế trongdịp này, du khách còn có cơ hội tham gianhiều sự kiện nổi bật như xem trưng bày

ảnh “Di tích Huế, ký ức và hiện tại” ởTrường lang Đại Cung Môn - Đại Nội;Bộ sưu tập đồ sứ thời Nguyễn của nhàsưu tập Đoàn Phước Thuận, Trần ĐắcLực tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế;Bút phê của các Hoàng đế trên Châu bảntriều Nguyễn (1802-1945) tại khu vựcTrường lang Tử Cấm Thành - Đại Nội;Hình ảnh các di sản thế giới của ViệtNam tại khu vực Trường lang Tử CấmThành - Đại Nội (từ 06/9 đến 30/9)... vàthưởng thức biểu diễn nghệ thuật truyềnthống cung đình Huế tại sân NghinhLương Đình, Công viên 03/02.

N.THANH

Tháng vàng du lịch tại di sản Huế

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1039 l 29.8.2013

Theo đánh giá của các công ty lữhành, kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 02/9năm nay, du khách có nhiều cơ hội đidu lịch do có tới 3 ngày nghỉ và giá tuaổn định, thậm chí nhiều tua giảm giásâu. Vì vậy, lượng khách đăng ký tuakỳ nghỉ lễ 02/9 năm nay sẽ tăng caohơn năm trước.

Trái với xu hướng tua du lịch trọngói thường tăng cao trong dịp lễ, Tết,dịp Quốc khánh năm nay, với cácchương trình kích cầu kết hợp giữa cáchãng hàng không và công ty lữ hành,giá tua không tăng, thậm chí còn giảmsâu, nên tình trạng “cháy” tua ở một sốcông ty lớn diễn ra thường xuyên.

Đại diện Công ty Du lịch Vietravelcho biết: So với dịp lễ 02/9 năm trước,sản phẩm trong và ngoài nước tạiVietravel năm nay đa dạng hơn, có cảtua 3-5 ngày và tua dài ngày dành chohành trình liên tuyến hay các tua nướcngoài. Với khả năng của mình, dịp lễnày, Vietravel sẵn sàng phục vụkhoảng 7.000 lượt khách lẻ, nếu tínhcả số lượng khách đi theo đoàn của cáccông ty trong dịp này, lượng kháchtăng lên khoảng 14.000 lượt. Tốc độtăng trưởng bình quân về lượt kháchvà doanh thu sẽ ở mức 30% so vớicùng kỳ năm 2012. Còn tại Công ty Cổphần Du lịch Hanoi Redtours, đơn vị

này đã chuẩn bị dịch vụ cho 1.000khách tua nước ngoài và 600 khách tuanội địa. Tính đến thời điểm này, số chỗđã lấp đầy trên 80% so với dự kiến tùytừng tua.

Điều đáng nói, dịp nghỉ lễ 02/9 cáctua du lịch trong nước được khách ưutiên lựa chọn hơn cả, thay vì thị hiếuđi du lịch nước ngoài so với các nămtrước, nhất là các tua miền Trung vàbiển đảo. Các trọng điểm du lịch vàcác khu du lịch cũng đã sẵn sàngchuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực đểphục vụ du khách đến nghỉ ngơi, trảinghiệm cho kỳ nghỉ sắp tới.

YếN NHi

Dịp nghỉ lễ 02/9, lượng khách du lịch sẽ tăng cao

Sau 6 ngày thi đấu sôi nổi và quyếtliệt, Giải Bắn nỏ toàn quốc năm 2013đã bế mạc Nhà thi đấu Tổng Đích, thịxã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn. Ban Tổ chứcđã trao 18 bộ huy chương cho các vậnđộng viên đoạt giải, trong đó có 12 bộhuy chương cá nhân, 6 bộ huy chươngđồng đội. Đoàn chủ nhà Bắc Kạn đã thểhiện ưu thế vượt trội khi giành 7 Huychương Vàng, 4 Huy chương Đồng,giành ngôi nhất toàn đoàn. Xếp thứ 2 làđoàn Sơn La với 5 Huy chương Vàng,5 Huy chương Bạc, 2 Huy chương

Đồng; thứ 3 là đoàn Cao Bằng với 4Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc,5 Huy chương Đồng.

Tham dự Giải vô địch Bắn nỏ nămnay có gần 100 vận động viên, huấnluyện viên đến từ 6 đoàn là Cao Bằng,Hà Nội, Thái Nguyên, Sơn La, QuảngNgãi và đoàn chủ nhà Bắc Kạn. Các vậnđộng viên thi đấu ở 18 nội dung: cá nhânnam, cá nhân nữ đứng quỳ; cá nhân nam,cá nhân nữ toàn năng; đội nam, đội nữ(3 người); đồng đội hỗn hợp nam - nữ;đồng đội nam, đồng đội nữ đứng bắn;

đồng đội nam, đồng đội nữ quỳ bắn… Giải vô địch Bắn nỏ toàn quốc năm

2013 là dịp để các vận động viên thi đấucọ xát, thể hiện tài năng, giao lưu, họchỏi và tích lũy kinh nghiệm cho bảnthân. Giải cũng là dịp để các đội tuyểnBắn nỏ sàng lọc, tuyển chọn những vậnđộng viên xuất sắc, từ đó có kế hoạchđào tạo lâu dài thi đấu quốc tế. Giải vôđịch Bắn nỏ còn giúp lưu giữ, phát triểnnhững môn thể thao dân tộc đang dầnmai một, tăng cường khối đại đoàn kếtcác dân tộc. MạNH HuâN

Giải Cầu lông gia đình toàn quốc2013 diễn ra tại Quảng Ngãi từ ngày28/8 đến 02/9 do Tổng cục Thể dục thểthao, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam, SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch QuảngNgãi, Công ty TNHH Thể thao HảiYến phối hợp đồng tổ chức.

Giải Cầu lông gia đình toàn quốc2013 được tổ chức nhằm hưởng ứngcuộc vận động “Toàn dân rèn luyệnthân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”;Khuyến khích việc tập luyện thể dụcthể thao vì sức khỏe của các thế hệtrong mỗi gia đình; góp phần xây dựng

gia đình, làng, bản, khu phố văn hóa. Đối tượng tham dự là các vận động

viên cầu lông được giới thiệu từ SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh,thành; Liên đoàn Cầu lông Việt Namvà các thành viên trong ngành Công an,Quân đội, Giáo dục-Đào tạo, HộiThanh niên Việt Nam, Công nghiệp...Đối với các vận động viên là ngườiViệt Nam sinh sống tại nước ngoàiđược khuyến khích và tạo mọi điềukiện để tham dự. Những vận động viêncầu lông đã được phong cấp từ năm2010 trở lại đây không tham dự.

Giải Cầu lông gia đình toàn quốc2013 sẽ thi đấu với các nội dung: đôinam (bố với con trai), đôi nữ (mẹ vớicon gái) và đôi nam nữ (vợ với chồng)theo các nhóm tuổi từ 30 đến 60 tuổi.Mỗi vận động viên không được thamdự quá 2 nội dung thi đấu.

Các đội sẽ bốc thăm vào các bảngthi đấu theo thể thức vòng tròn mộtlượt tính điểm loại dần. Hai đội thắngcuối cùng sẽ vào chung kết, còn lại haiđội thua sẽ đồng giải ba.

Hồ THANH

Bắc Kạn dẫn đầu tại Giải Bắn nỏ toàn quốc 2013

Quảng Ngãi: Giải Cầu lông gia đình toàn quốc 2013

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

14 số 1039 l 29.8.2013

Sự kiện vấn đề

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, GiảiVật dân tộc trẻ và thiếu niên toàn quốc2013 đã khép lại vào tối 25/8 tại Nhàthi đấu Gia Lâm, Hà Nội.

Diễn ra tại Nhà thi đấu Gia Lâm,Hà Nội, từ ngày 21 đến tối 25/8, GiảiVật dân tộc trẻ và thiếu niên toàn quốc2013 quy tụ hơn 100 đô vật trẻ đến từ10 đoàn thuộc các tỉnh, thành, ngànhgiàu truyền thống về vật dân tộc trêntoàn quốc, như: Hà Nội, Bắc Giang,Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quân đội,Công an, Trường năng khiếu phổ thôngOlympic thuộc Đại học Thể dục - Thểthao Bắc Ninh... Các đô vật so tài tranh

14 bộ huy chương ở hai lứa tuổi từ 12đến 15 tuổi, thiếu niên từ 15 đến 17tuổi. Trong đó, 44 vận động viên thiđấu ở lứa tuổi thiếu niên và 57 vậnđộng viên tranh tài ở lứa tuổi trẻ. Mỗilứa tuổi gồm 7 hạng cân khác nhauđược thi đấu theo hình thức đấu loạitrực tiếp 2 lần thua.

Vị trí nhất toàn đoàn đã thuộc vềđoàn Hà Nội khi các đô vật đội chủ nhàđã giành được 4 huy chương vàng và 3huy chương bạc, giúp Hà Nội vượt quathuyết phục đoàn Quân đội (xếp thứ haitoàn đoàn), Vĩnh Phúc (xếp thứ ba toànđoàn) tại giải đấu năm nay.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức,chất lượng giải đấu năm nay khá caokhi bộ môn vật dân tộc được nhiều tỉnh,thành, ngành quan tâm đầu tư cả về cơsở vật chất lẫn nhân lực, nên ngày càngphát triển mạnh; lực lượng giữa cácđoàn tương đối đồng đều. Nhưng nổibật vẫn là một số đơn vị có truyền thốngnhiều năm tham dự giải và có nhiều vậnđộng viên đạt thành tích tốt, được đánhgiá cao như: Bắc Giang, Bắc Ninh,Công an nhân dân, Trường năng khiếuphổ thông Olympic thuộc Đại học Thểdục-Thể thao Bắc Ninh...

ANH TùNg

Hà Nội đứng đầu giải Vật dân tộc trẻ và thiếu niên toàn quốc 2013

Giải Bóng bàn các đội mạnh toànquốc năm 2013 do Liên đoàn Bóng bànViệt Nam tổ chức vừa bế mạc tại Nhàthi đấu đa năng thành phố Cần Thơ.

Các tay vợt đã tranh tài ở 4 nội dunglà đồng đội nam, đồng đội nữ, đơn namvà đơn nữ. Ở chung kết đồng đội nam,đoàn Quân đội đã xuất sắc vượt qua HàNội để giành ngôi vô địch; đồng giải bathuộc về Bộ Công an và Hải Dương. Ởnội dung đồng đội nữ, ngôi vô địchthuộc về đoàn thành phố Hồ Chí Minh,

Bộ Công an đoạt giải nhì và đồng hạngba là đoàn Quân đội và Hà Nội.

Ở nội dung đơn nam, Lê Tiến Đạt(Quân đội) đã xuất sắc vượt qua tay vợtĐoàn Bá Tuấn Anh (Hải Dương) với tỷsố 4-1 để giành ngôi vô địch; giải nhìthuộc về tay vợt Đoàn Bá Tuấn Anh(Hải Dương); đồng giải ba thuộc về haitay vợt Nguyễn Anh Tú (Hà Nội) vàTăng Phạm Trọng Hiếu (Vĩnh Long).Tay vợt Mai Hoàng Mỹ Trang (thànhphố Hồ Chí Minh) thắng Nguyễn Thị

Nga (Hà Nội) với tỷ số 3-0 để giànhngôi vô địch ở nội dung đơn nữ. Hai tayvợt Phạm Thị Thiên Kim (Tiền Giang)và Nguyễn Thị Việt Linh (Bộ Công an)đồng giải ba.

Giải Bóng bàn các đội mạnh toànquốc năm 2013 thu hút 70 tay vợt của 8đội nam và 8 đội nữ đến từ Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương,Tiền Giang, Vĩnh Long, Bộ Công an,Quân đội và Câu lạc bộ bóng bàn HàNội T&T. T.LâM

Vòng Bán kết Giải Bóng chuyềnhạng A toàn quốc 2013 có sự tham giatranh tài của 20 đoàn vận động viên.Trong đó, 10 đội vận động viên nambao gồm: Quân khu 3, Quân khu 4,Quân khu 5, Quân khu 9, Bộ Tư lệnhBiên phòng, Công an Quảng Bình,Sanna Khánh Hòa, Hà Nội, Vật liệuxây dựng Bình Dương và Bến Tre. 10đội vận động viên nữ bao gồm: HàNội T&T, Yên Bái, Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Lilama HảiDương, Nghệ An, Daruco ĐắkLắk,Casuco Hậu Giang và Phòng không -

Không quân Yên Khánh. Giải Bóng chuyền hạng A toàn

quốc năm 2013 do Tổng cục Thể dụcthể thao và Liên đoàn Bóng chuyềnViệt Nam tổ chức là sự kiện thể thaoquy mô cấp quốc gia nhằm thúc đẩyphong trào bóng chuyền trên phạm vicả nước. Giải đấu nhằm chuyển hạngcho các đội theo quy định, xét côngnhận thứ hạng cho các đội và chỉ tiêuphong cấp vận động viên theo quyđịnh của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam.

Những đội đoạt giải nhất, nhì tại

vòng Chung kết sẽ được chuyển lênthi đấu tại giải Vô địch quốc gia PVOil năm 2014. Các đội tham gia thiđấu giải đều được công nhận đạthạng A năm 2014 và được xét phongđẳng cấp VĐV theo thứ hạng thi đấucủa đội.

Vòng Bán kết Giải Bóng chuyềnhạng A toàn quốc năm 2013 tại tỉnhĐiện Biên được diễn ra từ ngày 29/8chọn ra 5 đội nam và 5 đội nữ lọt vàovòng Chung kết sẽ được tổ chức tạitỉnh Bến Tre vào tháng 10/2013.

H.Hiệp

Kết thúc Giải Bóng bàn các đội mạnh toàn quốc năm 2013

Vòng Bán kết Giải Bóng chuyền hạng A toàn quốc 2013

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

15số 1039 l 29.8.2013

Sự kiện vấn đề

Chào mừng Ngày Quốc tế Ngườitàn tật 03/12 hưởng ứng Tháng hànhđộng Vì Trẻ thơ Việt Nam, từ ngày 03-08/12/2013, tỉnh Thái Nguyên tổ chứcHội thi Thể thao học sinh khuyết tậttoàn quốc lần thứ V.

Đối tượng tham gia Hội thi là cácem học sinh khuyết tật từ 14-16 tuổitranh tài ở 06 môn: Điền kinh (khiếmthị, khiếm thính), Cờ vua (khiếmthính), Cầu lông (khiếm thính), Bóng

bàn (khiếm thính), kéo co (khiếmthính) và bóng đá mini (khiếm thị,khiếm thính).

Hội thi góp phần thể hiện sự quantâm chăm sóc giáo dục của Đảng, Nhànước, góp phần thiết thực vào “Chiếnlược phát triển giáo dục” đồng thời đâycòn là một hoạt động bổ ích nhằm tăngcường và đẩy mạnh phong trào rènluyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩđại, cũng như hưởng ứng chào mừng

“Ngày Quốc tế Người tàn tật 03/12”hàng năm của Liên Hợp Quốc; Hưởngứng tháng hành động vì trẻ thơ ViệtNam. Bên cạnh đó, Hội thi cũng là dịpđể tuyển chọn, phát hiện và đào tạosớm các VĐV khuyết tật có năngkhiếu, chuẩn bị lực lượng cho việctham dự các giải thể thao dành choNgười khuyết tật trong nước, khu vựcvà quốc tế.

Tuệ ANH

Giải vô địch Cờ vua đồng đội toànquốc năm 2013 đã khai mạc tại tỉnhBắc Giang. Giải do Tổng cục Thể dụcthể thao phối hợp với Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Bắc Giang tổchức. Tham dự giải có 130 vận độngviên đến từ 14 tỉnh, thành, ngành trêntoàn quốc. Các vận động viên thi đấuở 2 nội dung là đồng đội nam và đồngđội nữ, theo thể thức thi đấu hệ Thụy

Sỹ 11 ván, bốc thăm bằng chươngtrình Swiss - manager . Kết thúc giải,Ban tổ chức sẽ trao 8 bộ huy chươngVàng, Bạc, Đồng cho các đội nam, nữxếp hạng Nhất, Nhì, Ba.

Giải vô địch Cờ vua đồng độitoàn quốc được tổ chức hàng nămtrong hệ thống thi đấu các giải thểthao quốc gia. Giải nhằm đánh giátrình độ chuyên môn của các kỳ thủ,

qua đó xem xét tuyển chọn lực lượngvào đội dự tuyển quốc gia, chuẩn bịcho các giải quốc tế trong năm 2013.Đây cũng là dịp để vận động viêncác tỉnh, thành phố, ngành trong cảnước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm,tăng cường đoàn kết giúp đỡ nhaucùng phát triển vì mục tiêu chungcủa thể thao.

M.CườNg

Giải vô địch Cờ vua đồng đội toàn quốc 2013

Hội thi Thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ V

Ngày 23/8, Giải Vô địch Bắn súngtrẻ toàn quốc lần thứ 22 - 2013 đãchính thức khởi tranh tại Trung tâmHuấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội.Giải đấu năm nay có sự tham gia của156 vận động viên đến từ 11 đơn vị,gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, HảiPhòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, HảiDương, Quảng Ninh, Quảng Nam,Đồng Nai, Quân đội, Bộ Công an.

Những đoàn có truyền thống bắnsúng vẫn duy trì số lượng vận độngviên đông gồm Hà Nội tham gia giảivới 25 vận động viên, TP Hồ ChíMinh và Quân đội 19 vận động viên,Quảng Ninh có 13 vận động viêntham gia thi đấu.

Các xạ thủ nam sẽ tranh tài ở 14

nội dung, gồm: 50m súng trường tựchọn nằm bắn 60 viên; 50m súngtrường tự chọn tư thế 3x40; 10m súngtrường hơi 60 viên; 50m súng ngắn tựchọn 60 viên; 10m súng ngắn hơi 60viên; 25m súng ngắn bắn nhanh 2x30;25m súng ngắn tiêu chuẩn nam 3x20;25m súng ngắn ổ quay 30+30; 25msúng ngắn thể thao 30+30; 10m súngtrường hơi di động tiêu chuẩn 30+30;10m súng trường hơi di động hỗn hợp40 viên; bắn đĩa bay Trap; bắn đĩa bayDouble Trap; bắn đĩa bay Skeet.

Với các xạ thủ nữ, có 10 nội dungthi gồm: 50m súng trường thể thaonằm bắn 60 viên; 50m súng trường thểthao 3 tư thế 3x20; 10m súng trườnghơi 40 viên; 25m súng ngắn thể thao

30+30; 10m súng ngắn hơi 40 viên;10m súng trường hơi di động tiêuchuẩn 20+20; 10m súng trường hơi diđộng hỗn hợp 40 viên; bắn đĩa bayTrap; bắn đĩa bay Double Trap; bắn đĩabay Skeet.

Ngay trong ngày đầu khai mạc, cácxạ thủ bước vào thi đấu ở các nộidung: 50m súng ngắn bắn chậm 60viên Nam, 25m súng ngắn thể thaoNữ, 10m súng trường hơi 40 viên Nữ.

Giải Vô địch Bắn súng trẻ toànquốc lần này là dịp để Ban Tổ chứckiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạocủa các huấn luyện viên cũng như chấtlượng thi đấu của các vận động viên;đồng thời, tuyển chọn những vận độngviên có thành tích xuất sắc để bổ sungcho đội tuyển bắn súng quốc gia đi thiđấu tại các giải đấu lớn trong khu vực,châu lục và các giải đấu quốc tế.

N.ANH

156 vận động viên tham gia Giải Vô địch Bắn súng trẻ toàn quốc 2013

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

16 số 1039 l 29.8.2013

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Sáng 22/8, Bảo tàng Lịch sử Quốcgia giới thiệu về Bảo tàng ảo tương tác3D lần đầu tiên được ứng dụng cho việcgiới thiệu hai khu trưng bày chuyên đề:“Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam” và“Đèn cổ Việt Nam”. Đây được coi làbước đột phá của hoạt động bảo tàng ởnước ta.

Dự án Xây dựng bảo tàng ảo tươngtác 3D cho Bảo tàng Lịch sử quốc giađã kế thừa phương pháp nghiên cứu,xây dựng nội dung, ý tưởng, thông điệpcủa bảo tàng kết hợp với tính năng côngnghệ mà các bảo tàng trên thế giới đãtriển khai. Đồng thời, ứng dụng cáccông nghệ mới nhất hiện nay cho phépchúng ta xây dựng các tính năng hiệnđại hơn và mang đậm bản sắc riêng củaViệt Nam.

Mục tiêu xây dựng một bảo tàng ảotương tác 3D không chỉ tiên phong tạiViệt Nam mà còn ở trình độ ứng dụngcông nghệ mang tầm quốc tế. Bảo tàngLịch sử quốc gia đã lựa chọn Công tyGiải pháp phần mềm chuyên nghiệpViệt (VIETSOFTPRO) thực hiện dự ánnày. Bảo tàng ảo tương tác 3D là giảipháp công nghệ tối ưu cho việc tuyêntruyền về những giá trị mà Bảo tàngđang quản lý, mang chúng đến với

khách tham quan một cách thuận lợi, đadạng. Bảo tàng ảo chỉ lựa chọn giớithiệu một phần giá trị nào đó, và khôngthể thay thế bảo tàng thật. Chính bảotàng 3D sẽ là sự hỗ trợ tích cực cho bảotàng thực vì các thông tin trên bảo tàng3D sẽ gợi trí tò mò cho người xemkhiến họ muốn đến bảo tàng để xem xétthực tế.

Đến với hai trưng bày ảo 3D “Di sảnvăn hóa Phật giáo Việt Nam” và “Đèncổ Việt Nam”, ngoài việc được thưởngngoạn gần 150 hiện vật hiện đang đượcgiới thiệu tại hai khu vực trưng bày củabảo tàng, công chúng còn được bổ sungnhững thông tin cô đọng, súc tích vềnguồn gốc, xuất xứ, niên đại… của từnghiện vật; những bài nghiên cứu, video-clip… minh họa sinh động cho phầntrưng bày 3D mà ở phần trưng bày thựctại chưa đáp ứng được.

Những công nghệ xử lý hiện đạinhất cho phép bạn xem xét kỹ lưỡngtừng chi tiết của những cổ vật tuyệt đẹp,cảm nhận từng vết rạn, thậm chí pháthiện những chi tiết vô cùng tinh tế mànếu thưởng thức tại bảo tàng thực vớitâm thế khách tham quan đơn thuần sẽkhông dễ được trải nghiệm.

Các trưng bày được giới thiệu bằng

2 thứ tiếng: Tiếng Việt và Tiếng Anh.Bảo tàng ảo 3D cũng cung cấp nhữngtính năng cho phép người sử dụng chiasẻ qua các kênh mạng xã hội nhưFacebook, Twitter nhằm kết nối nhữngngười yêu bảo tàng trên toàn cầu dướisự quản lý và cho phép của Bảo tàngLịch sử quốc gia.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia là mộttrong những bảo tàng có số lượng, loạihình hiện vật phong phú, đa dạng, hiệnđang lưu giữ bảo quản gần 200.000 hiệnvật từ thời tiền sử đến ngày nay, trongcó nhiều sưu tập quý giá: đồ đá, đồđồng, đồ gốm ….

Với mục tiêu xây dựng một Bảotàng ảo tương tác 3D tiên phong tại ViệtNam, mang tầm cỡ quốc tế, dự án ứngdụng giải pháp công nghệ mới nhất hiệnnay trên thế giới về Bảo tàng ảo, so sánhhọc hỏi các công nghệ tối ưu mà các bảotàng trên thế giới đã triển khai, Bảo tàngLịch sử quốc gia hy vọng dự án tổng thểvề bảo tàng công nghệ thực tại ảo 3D sẽtiếp tục được triển khai, hoàn thiện, giớithiệu với công chúng trong một tươnglai không xa, với mong muốn đưa lịchsử, văn hóa của dân tộc Việt Nam đếngần công chúng.

H.p

Bảo tàng ảo tương tác 3D đầu tiên của Việt Nam

Ngày 20/8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo phối hợp với Văn phòngUNESCO tại Hà Nội tổ chức Hội nghịgiao ban "Sử dụng di sản trong dạy họcở trường phổ thông". Thứ trưởng ĐặngThị Bích Liên đã tham dự.

Theo báo cáo tại Hội nghị, việc sửdụng di sản trong dạy học đã đạt đượcnhững kết quả ban đầu rất quan trọng,tạo được sự chuyển biến về nhận thứctrong đội ngũ cán bộ quản lý và giáoviên. Các địa phương được chọn làmthí điểm đều đã quán triệt và triển khaitốt chủ trương của liên Bộ về sử dụngdi sản trong dạy học. Các sở, phòng

GD&ĐT, trường THCS, THPT thamgia thí điểm đã nhận thức rõ về vai trò,ý nghĩa của sử dụng di sản trong dạyhọc đối với việc phát triển các kĩ năngthực hành, năng lực của học sinh. Sửdụng di sản trong dạy học đã được đưavào bài học cụ thể trong các bộ mônLịch sử, Địa lý, Âm nhạc. Từ đó, việcthực hiện đưa di sản vào dạy học đã tácđộng đến kết quả học tập của học sinh.Sau khi được tìm hiểu học tập về disản, học sinh đã nhận thức giá trị củanhững di sản văn hóa xung quanh, thấyyêu, trân trọng, tự hào hơn về quêhương, có thái độ, hành vi đúng đắn có

ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huynhững di sản văn hóa của quê hương.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởngBộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liênkhẳng định: Chưa đầy một năm triểnkhai thí điểm sử dụng di sản trong dạyhọc nhưng kết quả đạt được đáng khíchlệ, đánh giá cao sự sáng tạo các chủ thểlà các nhà quản lý, các giáo viên… Việcđưa di sản vào dạy trong trường họccũng là cách để người địa phương biếtquý trọng và bảo vệ di sản, phát huy giátrị của di sản, tạo ra nguồn lực cho địaphương, góp phần tăng trưởng GDPchung của địa phương. Đ.A

Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

17số 1039 l 29.8.2013

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ông Lý Kim Khoa, Phó Giám đốcBảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết: Quahình dáng, hoa văn, họa tiết của chiếctrống đồng vừa được phát hiện tạihuyện Văn Yên có thể khẳng định đâylà trống đồng Đông Sơn loại I (HegerI), có niên đại cách ngày nay khoảng2.000 đến 2.500 năm.

Trước đó, khoảng 16 giờ 30 ngày16/8, trong khi xúc đất làm đường caotốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua gò

Dốc Giang, thôn Yên Hòa, xã YênHợp, huyện Văn Yên (Yên Bái), đơnvị thi công đã phát hiện một chiếctrống đồng cổ.

Nhận được tin, UBND xã Yên Hợpvà các ngành chức năng đã lập đoànkiểm tra và thu giữ chiếc trống đồng,bảo quản theo quy định về cổ vật quốcgia và báo cáo UBND huyện. Quakiểm tra sơ bộ, trống đồng có mầuxanh, các hoa văn, họa tiết vẫn còn rõ

và tinh xảo. Đáng tiếc, do thi côngbằng máy xúc nên chiếc trống này đãbị vỡ thành nhiều mảnh, mặt trống bịthủng một lỗ nhỏ. Hiện trống đồng đãđược niêm phong, bảo quản tại UBNDhuyện Văn Yên.

Ngoài việc hướng dẫn địa phươngcách bảo quản trống đồng, Bảo tàngtỉnh Yên Bái cũng đang khẩn trươnglàm thủ tục tiếp nhận cổ vật theo LuậtDi sản văn hóa. K.HoàN

Tại Công văn số 3030/BVHTTDL-DSVH, Bộ VHTTDL đã thống nhấtthoả thuận Báo cáo kinh tế-kỹ thuậtbảo tồn, tôn tạo hang Mường Tỉnh,huyện Điện Biên Đông bao gồm cáchạng mục: cắm mốc các khu vực bảovệ di tích; tôn tạo đường giao thông;xây dựng khu đón tiếp, khu dịch vụ,biển nội quy, chỉ dẫn; bố trí nội thất.

Tuy nhiên, Bộ VHTTDL đề nghịcần lưu ý một số vấn đề: Hồ sơ Báo cáokinh tế-kỹ thuật cần thực hiện đúngtheo Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày

18/9/2012 của Thủ tướng Chính phủquy định thẩm quyền, trình tự, thủ tụclập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảoquản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-vănhoá, danh lam thắng cảnh. Các bản vẽcần thể hiện đúng theo tiêu chuẩn bảnvẽ thiết kế xây dựng của Bộ Xây dựngban hành; số liệu, thông số trên các bảnvẽ chưa thống nhất. Cần làm rõ trongthiết kế đường lên hang đã bám theođịa hình tự nhiên chưa. Không đổ bêtông M200, dày 12cm toàn bộ tuyếnđường, cần sử dụng đá tự nhiên để xây

mặt đường, đối với những đoạn đườngdốc, nguy hiểm, cần bổ sung lan can.Hình thức kiến trúc của nhà bán hàngtại khu dịch vụ cần thống nhất với kiếntrúc của nhà đón tiếp. Không đặt bànghế, vật dụng giả tre, gỗ trong hang. Bổsung bản vẽ cầu thang sắt trong hang.

Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDLtỉnh Điện Biên chỉ đạo Chủ đầu tư vàđơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ trướckhi triển khai các bước tiếp theo theoquy định hiện hành.

Đ.N

Điện Biên: Bảo tồn, tôn tạo hang mường Tỉnh

Phát hiện trống đồng cổ tại Yên Bái

Ngày 20/8, tại thành phố Đà Lạt(Lâm Đồng), Hiệp hội Du lịch 2 tỉnhLâm Đồng và Khánh Hòa đã ký kếthợp tác nhằm thu hút khách du lịch,đặc biệt là khách du lịch Nga.

Trong Chiến lược phát triển dulịch Việt Nam đến năm 2020, tầmnhìn đến 2030, ngành du lịch xácđịnh Liên bang Nga là một trongnhững thị trường tiềm năng. Vì vậy,ngành du lịch 2 tỉnh Lâm Đồng,Khánh Hòa đã và đang đẩy mạnh xúctiến, quảng bá nhằm thu hút du kháchNga đến tham quan, nghỉ dưỡng tạihai địa phương này.

Theo lãnh đạo Công ty du lịchThác Datanla Đà Lạt, khách du lịch

Nga rất thích du lịch mạo hiểm nhưvượt thác, leo núi và chơi “mángtrượt”… Sau khi nghỉ dưỡng trongđiều kiện khí hậu, thắng cảnh biển tạicác tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận,Bình Thuận, phần lớn khách Nga lênĐà Lạt để "thay đổi khẩu vị" với việctham gia thám hiểm, leo núi, vượt thác“Tử Thần - Datanla”, cùng các tròchơi cảm giác mạnh. Để thu hútkhách, Công ty đã liên kết với cáccông ty tại thành phố Hồ Chí Minh,Bình Thuận, Ninh Thuận để đưakhách Nga đến Đà Lạt. Từ đầu nămđến nay, lượng khách quốc tế đến ĐàLạt tăng đáng kể, trong đó lượngkhách Nga tăng nhiều nhất. Riêng tại

khu du lịch Thác Datanla, từ đầu nămđến nay đã có 520.000 lượt khách,trong đó có 72.000 lượt khách quốc tế,riêng du khách Nga là 50.000 lượt.

Việc hợp tác giữa hai hiệp hội làhoạt động cụ thể triển khai thực hiệnhợp đồng liên kết du lịch giữa Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch tỉnh LâmĐồng và Khánh Hòa. Cũng trong lầnký kết này, hai hiệp hội đã nhất tríphối hợp xây dựng một cổng chào tạiđỉnh đèo (đỉnh Hòn Giao) điểm giápranh giữa hai tỉnh và một điểm dừngchân đủ tiêu chuẩn phục vụ du kháchtrong quá trình di chuyển giữa NhaTrang - Đà Lạt.

TrầN NguYệN

mở tour “biển và rừng” thu hút khách du lịch Nga

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

18 số 1039 l 29.8.2013

hợp tác quốc tế

Kỷ niệm 40 năm Thiết lập quan hệngoại giao Việt Nam-Nhật Bản(21/9/1973 - 21/9/2013) và Năm hữunghị Việt-Nhật 2013, từ ngày 23-25/8/2013, UBND thành phố Hội An,Đại sứ quán Nhật Bản và các cơ quan,tổ chức của Nhật Bản tại Việt Nam đãphối hợp tổ chức chương trình Giaolưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ11 năm 2013.

Lễ khai mạc và bế mạc chươngtrình được tổ chức thành hoạt độngđường phố tại đường vòng cung chùaCầu với chương trình nghệ thuật đặcsắc do các nghệ sĩ nổi tiếng của ViệtNam và Nhật Bản trình diễn như: Múa

bon, múa trống cơm, múa sạp, khiêu vũquốc tế...

Trong suốt thời gian diễn ra chươngtrình, nhiều hoạt động phong phú, độcđáo được tổ chức, như: Trưng bàyTriển lãm ảnh giao lưu văn hóa 10 nămqua và các hoạt động hợp tác Hội An-Nhật Bản với chủ đề “10 năm giao lưu,hợp tác Hội An-Nhật Bản, một chặngđường”; thư pháp thơ Haiku; hàng thủcông - mỹ nghệ Hội An-Nhật Bản; ảnhnghệ thuật Nhật Bản; hoạt động cộngđồng “Một giờ vì Hội An sạch hơn”;Hội thảo chuyên đề về bảo vệ môitrường; hoạt động văn hóa, nghệ thuật(trình diễn nghề ẩm thực Quảng Nam

và Nhật Bản; thuyết trình và hướng dẫnviết thư pháp; trang trí lồng đèn Hội Anbằng chất liệu vải Kimono; chụp ảnhlưu niệm với áo Yukata; gấp giấyOrigami; cắt và dán giấy Kirie; trảinghiệm làm mỳ Sanuki Udon; trảinghiệm mặc trang phục các nhân vậttrong truyện tranh và phim hoạt hìnhNhật Bản; trưng bày sách và bán bánhrán Doraemon…); các trò chơi dângian Việt Nam (đập nồi, bài chòi, bịtmắt đánh trống, đẩy gậy…) và các tròchơi của trẻ em Nhật Bản; các hoạtđộng thể thao (bóng ném, đá bóng,bowling, đua thuyền…).

T.Hợp

Giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản năm 2013

Tối 25/8, tại Trung tâm văn hóa tỉnhBà Rịa-Vũng Tàu, UBND tỉnh đã tổchức đêm giao lưu văn hóa nghệ thuậtvà bế mạc Tuần lễ văn hóa Việt Nam-Nhật Bản.

Tuần lễ văn hóa Việt Nam-Nhật Bảnđược UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổchức từ ngày 17-25/8, với các hoạt độngmang đậm tình hữu nghị giữa 2 nướcnhư: Cuộc thi tìm hiểu 40 năm quan hệngoại giao Việt Nam-Nhật Bản; mời cácgia đình người Nhật là nạn nhân thảmhọa sóng thần ngày 11/3/2011 lưu trú vàtham quan tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; hộithảo “Giải pháp thu hút khách du lịchNhật Bản đến Bà Rịa- Vũng Tàu”; triểnlãm ảnh “Việt Nam-Nhật Bản, Bà Rịa-

Vũng Tàu - Kawasaki: Đất nước, conngười”; Trồng cây anh đào kỷ niệmNăm hữu nghị Việt - Nhật tại tỉnh BàRịa-Vũng Tàu; thành lập “Vườn câyhữu nghị Việt Nam-Nhật Bản”; hội thảoViệt - Nhật 40 năm hợp tác và phát triển;hội thảo giáo dục, đào tạo Việt Nam-Nhật Bản giữa Trường Cao đẳng Sưphạm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đại họcSư phạm Hyogo; Ngày văn hóa ViệtNam-Nhật Bản; khai trương trung tâmtiếng Nhật; hội thi thuyết trình tiếngNhật; đêm giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản và bế mạc Tuần lễ văn hóaViệt- Nhật.

Chương trình giao lưu văn hóaViệt Nam-Nhật Bản với sự góp mặt

của các ca sĩ, nghệ sĩ chuyên và khôngchuyên của hai nước, với những bàica, điệu múa mang đậm bản sắc vănhóa đặc trưng của 2 đất nước như:Tiếng vọng non ngàn, Sakura Sakura,Nghe tiếng Goonk’la, Tình yêu trênđỉnh Gung Zang, Zo-ressha, Mùa hoaanh đào, Diễm xưa, Thế giới muônhoa, Kể chuyện ngày mùa, Múa trốngNhật Bản…

Lễ bế mạc và giao lưu văn hóa nghệthuật Việt Nam-Nhật Bản khép lại vớiđiệu múa Yosakoi - đây là điệu múatrong lễ hội lớn của vùng Shikoku,Nhật Bản. Mỗi đội múa thường có từ150 người trở lên. Thông qua việc tổchức các đội múa như vậy, người Nhậttự rèn luyện cho mình cách hòa mìnhtrong tập thể. MiNH HạNH

Bế mạc Tuần lễ văn hóa Việt Nam-Nhật Bản

Sáng 22/8, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyênvà Môi trường phối hợp với Hội Điệnảnh Việt Nam, Đài Truyền hình ViệtNam, tổ chức lễ phát động Liên hoanPhim môi trường toàn quốc lần thứ 5.

Ban Tổ chức cho biết, phim dự thiLiên hoan Phim môi trường lần thứ 5thuộc năm thể loại gồm phim truyện,phim tài liệu, phim khoa học, phim

phóng sự, và phim hoạt hình. Ban Tổchức sẽ trao một giải thưởng “Việt Namxanh” 30.000.000 đồng; một giải A20.000.000 đồng; một giải B 12.000.000đồng và hai giải Khuyến khích mỗi giải6.000.000 đồng. Thời gian nhận hồ sơ vàtác phẩm dự thi từ ngày 30/8 đến hếtngày 01/11/2013 (tính theo dấu bưuđiện). Lễ công bố và trao giải thưởng dự

kiến tổ chức vào tháng 12/2013, đượcĐài Truyền hình Việt Nam truyền hìnhtrực tiếp. Theo Ban tổ chức, qua bốn lầntổ chức Liên hoan Phim môi trường toànquốc, đã có 350 tác phẩm phim điện ảnh,truyền hình gửi tham dự; trong đó đã xétchọn và trao thưởng cho 104 tác phẩmxuất sắc cả về nội dung và nghệ thuật.

H.p

Liên hoan Phim môi trường toàn quốc lần thứ 5

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

19số 1039 l 29.8.2013

hợp tác quốc tế

Liên hoan phim Đức lần thứ 4 sẽdiễn ra đồng loạt tại Hà Nội, HảiPhòng, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, TPHồ Chí Minh và Thái Nguyên, từ ngày05/9 đến 03/10/2013.

Bộ phim khai mạc có tựa đề"Barbara" kể về câu chuyện của 1người phụ nữ bị giằng xé giữa 2 đấtnước, Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộnghòa Liên bang Đức, cũng như giữa 2người đàn ông.

Bộ phim "4 ngày trong tháng 5" lạigiới thiệu một giai đoạn khác biệt của

lịch sử Đức. Mong đợi kết thúc chiếntranh thế giới thứ 2 đang đến gần, mốiquan hệ xích lại gần nhau hiếm thấygiữa lính Nga và người dân Đức nảysinh khi quân đội Xô Viết chiếm đóngmột trại trẻ mồ côi.

Còn bộ phim tài liệu "Giai điệu quêhương - Nước Đức cất lời hát" sẽ đưakhán giả tới bối cảnh âm nhạc truyềnthống của Đức đầy sống động, độc đáovà sáng tạo.

Năm 2013, các bộ phim của Đứctiếp cận những đề tài đương đại và lịch

sử về gia đình và bản sắc, về tình yêu,cái chết, về tình bạn và tinh thần tráchnhiệm. Liên hoan phim Đức 2013 tạiViệt Nam gửi tới khán giả 10 bộ phimxuất sắc của những đạo diễn tên tuổi,với sự tham gia của các diễn viên Đứcnổi tiếng. Ngoài ra, các bộ phim "Kinhcầu cho một người bạn", "Vincentmuốn ra biển", "Giữa đường đứt gánh","Điều còn lại"... đều là các bộ phimxuất sắc, rất ăn khách tại Đức và ChâuÂu năm qua.

Đ.N

UBND thành phố Hà Nội đã lên kếhoạch cụ thể và giao cho các đơn vịliên quan chuẩn bị chu đáo tổ chức sựkiện “Những ngày Hà Nội tạiMátxcơva”, dự kiến diễn ra từ ngày 21- 24/11, tại thành phố Mátxcơva, Liênbang Nga.

Trong những ngày diễn ra lễ hội sẽcó các hoạt động như: Tổ chức gặp gỡ,tiếp xúc của lãnh đạo thành phố vớichính quyền thành phố Mátxcơva, Đạisứ quán Việt Nam tại Mátxcơva, Cộngđồng người Việt Nam tại Mátxcơva vàHội Hữu nghị Nga-Việt.

Cũng trong dịp này, sẽ tổ chức lễKhánh thành Trung tâm Văn hóa,Thương mại Hà Nội tại Mátxcơva;triển lãm tranh ảnh giới thiệu về thànhtựu kinh tế - xã hội Hà Nội; múa rối kếthợp nghệ thuật sắp đặt. Tại đây, cũngsẽ diễn ra Hội thảo xúc tiến Du lịch -Đầu tư - Thương mại (gồm biểu diễnca múa nhạc)…

UBND TP Hà Nội giao Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phốihợp với trường Cao đẳng nghệ thuậtHà Nội và các đơn vị liên quan chuẩnbị chu đáo các chương trình nghệ thuật.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,Sở Công Thương, Tổng công ty Dulịch Hà Nội, Tổng công ty Thương mạiHà Nội và các đơn vị liên quan tổ chứcHội thảo xúc tiến du lịch, đầu tưthương mại, qua đây giới thiệu về tiềmnăng, thế mạnh kinh tế Thủ đô cũngnhư tìm các đối tác chiến lược trongtương lai; Phối hợp với Tổng Công tyDu lịch Hà Nội lựa chọn các doanhnghiệp du lịch phù hợp, tiêu biểu thamgia chương trình, đảm bảo cuộc giaolưu ấn tượng, đặc sắc của văn hóaThăng Long. H.YếN

“Những ngày Hà Nội tại mátxcơva”

Trong hai ngày 20 và 21/8, tỉnhTiền Giang phối hợp cùng Tổ chứcJICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế NhậtBản) tổ chức Lễ hội du lịch làng cổĐông Hòa Hiệp (Cái Bè) và khánhthành 3 công trình du lịch do JICA tàitrợ. Đây là một trong những hoạt độngtrọng tâm trong chương trình phối hợpgiữa Tiền Giang và Tổ chức JICA(Nhật Bản) nhằm giới thiệu tiềm năngdu lịch sinh thái miệt vườn tại địaphương kết hợp với bảo tồn và giữ gìnnhững ngôi nhà cổ trong di sản văn hóadu lịch rất quý tại đồng bằng sông Cửu

Long nói chung và tỉnh Tiền Giang nóiriêng. Thông qua đó, quảng bá các sảnphẩm du lịch với du khách trong nước,ngoài nước, đặc biệt là tôn vinh loạihình du lịch thông qua di sản (di tíchlàng cổ) để thu hút du khách cũng nhưtạo điều kiện để nhân dân địa phươngtham gia hoạt động kinh doanh du lịchtheo hướng xã hội hóa và được hưởnglợi từ du lịch.

Lễ hội với nhiều hoạt động phongphú, hấp dẫn, đặc sắc đã thu hút đôngđảo du khách trong nước, ngoài nước.Nổi bật có các hội thi làm sản vật quà

bánh và hàng lưu niệm, thi trái câyngon và chưng mâm ngũ quả, thi ẩmthực, các hoạt động nghệ thuật - thểdục thể thao... Ngoài ra, còn có cáchoạt động trên sông nước như: đuathuyền, thuyền chèo đưa đón du khách,thả đèn hoa đăng trên sông...

Cùng ngày, Tiền Giang tổ chứckhánh thành 3 công trình du lịch tạilàng cổ Đông Hòa Hiệp là bến tàu, nhànghỉ mát, cầu tàu du lịch. Tổng kinhphí 3 công trình là 1,94 tỉ đồng do Tổchức JICA tài trợ.

HuY LoNg

Tiền Giang hợp tác với Nhật Bản phát triển du lịch

Liên hoan phim Đức lần IV - 2013

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1039 l 29.8.2013

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

kIều anh

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gp - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông Ty Tnhh mộT Thành VIên

In Và Văn hóa phẩm

Kết quả này là nằm ngoài mong đợi,bởi khi đến với giải, chúng ta chỉ “phấnđấu giành HCV”, chứ không dám khẳngđịnh đó là ở bộ môn nào. Vậy mà cácVĐV Việt Nam đã lập được nhữngchiến tích phi thường tại Nam Kinh. Vớisự tự tin lớn, nhiều VĐV Việt Nam đãra trận với mục tiêu rõ ràng là tranh chấphuy chương, chứ không còn chỉ dừng lạiở cọ xát, học hỏi kinh nghiệm. Một bấtngờ lớn khi càng được trải nghiệm thìcàng tự tin và bùng nổ. Hơn thế, phầnlớn các tấm huy chương mà đoànTTVN giành được tại AYG 2 đều nằmtrong hệ thống các môn Olympic và đâychính là điều mà chúng ta hướng tới,trong chiến lược dài hơi chuẩn bị chocác giải đấu lớn từ nay tới Asiad 2019.

Gương mặt nổi bật nhất của TTVNtại Nam Kinh là Nguyễn Thị Ánh Viên.Nữ “kình ngư” 17 tuổi này đã xuất sắcgiành 3 HCV và 1 HCB. Ánh Viên đãtạo nên bước tiến vượt bậc cho TTVN:Từ vị trí thứ 14 tại Singapore 2009, đếnvị trí thứ 7 năm nay. Có theo dõi ÁnhViên tại AYG 2 mới thấy sự trưởngthành về bản lĩnh thi đấu của VĐV này.Từ chỗ để vuột mất tấm HCV ở nộidung 100 m ngửa trong những giọt nướcmắt tiếc nuối, Ánh Viên đã kịp điềuchỉnh chiến thuật, để giành thứ hạng caonhất ở các nội dung 200m ngửa, 200mhỗn hợp cá nhân và 50m ngửa.

Cái tên tiếp theo cần được nhắc đếnlà Lý Hoàng Nam. Chỉ xếp hạng 140 trẻthế giới, tay vợt tennis này đã làm sửngsốt cả giải đấu, khi từng bước, từngbước loại những địch thủ đáng gờmnhất, trên đường chinh phục chức vôđịch. Hoàng Nam liên tục đặt những dấumốc mới cho quần vợt Việt Nam tại mộtgiải đấu tầm cỡ châu lục: Lần đầu tiêncó đại diện ở bán kết, ở chung kết vàcuối cùng là giành HCV.

Tương tự như Hoàng Nam, Nguyễn

Thị Trúc Mai cũng tạo nên bất ngờ lớnở hố nhảy xa nữ. Trúc Mai đã có một cúbật nhảy tốt nhất kể từ khi bắt đầu sựnghiệp: 5,90m. Thành tích này giúp côgiành tấm HCV đầu tiên cho điền kinhViệt Nam trong lịch sử AYG. Tiếp nối 2HCB tại AYG1, điền kinh Việt Nam nhưvậy đã có một bước tiến lớn tại giải lầnnày, khi Trần Thị Mai (2.000m vượtchướng ngại vật) và Nguyễn Thị Lan(100m vượt rào) cũng đóng góp 2 HCBcho thành tích chung của đoàn TTVN.

Cũng không thể không nhắc đến cáitên Nguyễn Trần Anh Tuấn. Không chỉlà VĐV đã giành huy chương đầu tiêncho TTVN tại AYG 2, Anh Tuấn còngợi lại những thành công ban đầu củahai “đàn anh” cũng tên Tuấn trong làngcử tạ Việt Nam: Hoàng Anh Tuấn vàThạch Kim Tuấn. Với tấm HCB hạng56kg, Nguyễn Trần Anh Tuấn đã có mộtxuất phát điểm tốt, để trong tương laikhông xa, hy vọng có thể tái hiện thànhtích giành HCB Olympic của HoàngAnh Tuấn, hay HCV trẻ Châu Á của đôcử họ Thạch.

Thành công của Ánh Viên, HoàngNam hay Anh Tuấn tại AYG 2 một lầnnữa khẳng định hướng đầu tư đúng đắncủa TTVN. Đây đều là lực lượng nòngcốt trong các đề án xây dựng nguồn

VĐV cho Olympic 2016 và Asiad2019. Họ đang được đầu tư trọng điểm,được hưởng chế độ ưu đãi, có nhiều cơhội tập huấn và thi đấu ở nước ngoài,nhằm tạo đà cho mục tiêu chinh phụcnhững tấm huy chương châu lục và thếgiới. Theo ông Lâm Quang Thành, PhóTổng cục trưởng Tổng cục TDTT và làTrưởng đoàn TTVN tại AYG 2, thìnhững VĐV đạt thành tích cao tại giảilần này sẽ tiếp tục được tập trung đầutư để phát huy hết tiềm năng. Ngoài ra,AYG 2 cũng giúp ngành TDTT rà soát,chọn lọc những môn thế mạnh khác đểđầu tư đúng mức, phục vụ hiệu quả choAsiad 2019.

THế HùNg

Thể thao Việt Nam giành thành tích ấn tượng tại Đại hội thể thao trẻ Châu Á

CáC VĐV Việt NamgiàNh huy ChươNg tạiayg 2: Nguyễn Thị Ánh Viên(bơi): 3 HCV, 1 HCB; NguyễnThị Trúc Mai (điền kinh) 1 HCV;Lý Hoàng Nam (quần vợt) 1HCV; Trần Thị Mai (điền kinh) 1HCB; Nguyễn Thị Lan (điềnkinh) 1 HCB; Nguyễn Trần AnhTuấn (cử tạ) 1 HCB; Trần DuyKhôi (bơi) 1 HCĐ; Trương ThịKim Tuyền (taekwondo) 1 HCĐ.

Tổng cụctrưởng Tổngcục TDTTVương BíchThắng chúcmừng LýHoàng Nam(phải) sau khigiành HCVmôn quần vợttại Đại hội thểthaotrẻ Châu Á2013