toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1127 -vanhien.vn

20
Phát hành thứ năm hằng tuần bộ văn Hóa, tHể tHao và Du LịcH Số 1127 ngày 21/5/2015 - Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2015 [Tr.6] - Khai mạc Năm Văn hóa Việt Nam tại Séc và Ngày Văn hóa Việt Nam tại Slovakia [Tr.9] - Tháo gỡ vướng mắc cấp thị thực cho khách du lịch [Tr.6] - Thắp sáng niềm tin chiến thắng cùng đoàn Thể thao Việt Nam dự SEA Games 28 [Tr.14] Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh và các đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có cuộc tiếp xúc cử tri các huyện Bến Cầu và Gò Dầu. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận những ý kiến đóng góp thiết thực của cử tri đối với Ngành VHTTDL. Với vai trò của Đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng đã thực hiện 12 nội dung hứa trước cử tri. Trong đó có việc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; hạ tầng du lịch, thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quy hoạch và đầu tư đúng mức, đáp ứng kịp thời nhu cầu hưởng thụ văn hóa và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. (Xem tiếp trang 3) Khu di tích Kim Liên - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng Khu di tích Kim Liên, nằm trên địa bàn xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, từ lâu đã đi vào tâm thức và quen thuộc với triệu triệu người dân Việt Nam. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời, nơi hội tụ tình cảm của đồng bào, chiến sỹ cả nước và bè bạn năm châu; là địa chỉ đỏ trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và ý chí cách mạng. (Xem tiếp trang 20) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại buổi tiếp xúc Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp xúc cử tri tại Tây Ninh Ảnh: c.t.v trong số nàY Tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch Ngày 13/5, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 1923/BVHTTDL- TCDL gửi UBND các tỉnh/thành về việc đẩy mạnh công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh/thành sớm hoàn thiện và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP và Chỉ thị số 18/CT-TTg, tổ chức triển khai đến các Sở, Ban, ngành, đoàn thể và chính quyền cơ sở nhằm làm trong sạch môi trường kinh doanh du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn, góp phần thu hút khách du lịch đến địa phương, tăng nguồn thu từ du lịch và tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư trên địa bàn. (Xem tiếp trang 5)

Upload: pham-viet-long

Post on 21-Jul-2015

23 views

Category:

News & Politics


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

Phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1127 ngày 21/5/2015

- Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2015

[Tr.6]- Khai mạc Năm Văn hóa Việt Namtại Séc và Ngày Văn hóa Việt Namtại Slovakia

[Tr.9]- Tháo gỡ vướng mắc cấp thị thực cho khách du lịch

[Tr.6]- Thắp sáng niềm tin chiến thắngcùng đoàn Thể thao Việt Nam dự SEA Games 28

[Tr.14]

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ VHTTDLHoàng Tuấn Anh và các đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có cuộc tiếp xúc cửtri các huyện Bến Cầu và Gò Dầu. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận nhữngý kiến đóng góp thiết thực của cử tri đối với Ngành VHTTDL. Với vai trò củaĐại biểu Quốc hội, Bộ trưởng đã thực hiện 12 nội dung hứa trước cử tri. Trongđó có việc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của hệ thống di tích trên địa bàntỉnh Tây Ninh; hạ tầng du lịch, thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quy hoạchvà đầu tư đúng mức, đáp ứng kịp thời nhu cầu hưởng thụ văn hóa và nâng caođời sống tinh thần của nhân dân.Љ (Xem tiếp trang 3)

Khu di tích Kim Liên - Địa chỉ đỏ giáo dụctruyền thống yêu nước, cách mạng

Khu di tích Kim Liên, nằm trên địa bàn xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An, từ lâu đã đi vào tâm thức và quen thuộc với triệu triệu ngườidân Việt Nam. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời, nơi hội tụ tình cảmcủa đồng bào, chiến sỹ cả nước và bè bạn năm châu; là địa chỉ đỏ trong việcgiáo dục truyền thống yêu nước và ý chí cách mạng.

(Xem tiếp trang 20)

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại buổi tiếp xúc

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp xúc cử tri tại Tây Ninh

Ảnh:

c.t

.v

trong số này

Tăng cường công tácquản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch

Ngày 13/5, Bộ VHTTDL đã banhành Công văn số 1923/BVHTTDL-TCDL gửi UBND các tỉnh/thành về việcđẩy mạnh công tác quản lý môi trườngdu lịch, đảm bảo an ninh, an toàn chokhách du lịch. Bộ VHTTDL đề nghịUBND các tỉnh/thành sớm hoàn thiệnvà ban hành Chương trình hành độngthực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP vàChỉ thị số 18/CT-TTg, tổ chức triển khaiđến các Sở, Ban, ngành, đoàn thể vàchính quyền cơ sở nhằm làm trong sạchmôi trường kinh doanh du lịch, đảm bảoan ninh, an toàn, góp phần thu hút kháchdu lịch đến địa phương, tăng nguồn thutừ du lịch và tạo thu nhập cho cộng đồngdân cư trên địa bàn.

(Xem tiếp trang 5)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1127 l 21.5.2015

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệtKế hoạch tổ chức Triển lãm bản đồ vàtrưng bày tư liệu về chủ quyền của ViệtNam đối với hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa giai đoạn 2015-2017.

Kế hoạch nhằm tiếp tục tuyên truyềnmạnh mẽ về chủ quyền của Việt Namđối với hai quần đảo Hoàng Sa, TrườngSa thông qua các tư liệu, văn bản, bảnđồ, hình ảnh, hiện vật và một số ấnphẩm xuất bản; khẳng định lập trườngchính nghĩa của Việt Nam, nâng cao tinhthần đoàn kết, ý thức trách nhiệm củanhân dân trong nước, kiều bào ta ở nướcngoài trong công cuộc bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo của Tổ quốc.

Theo đó, bản đồ và tư liệu về chủquyền của Việt Nam đối với hai quầnđảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ được triển

lãm tại 48 tỉnh/thành trong nước, gồm18 tỉnh/thành có biển; 14 tỉnh/thành cóbiên giới với các nước láng giềng và 16tỉnh/thành còn lại chưa tổ chức triểnlãm. Bản đồ và tư liệu về chủ quyền củaViệt Nam đối với hai quần đảo HoàngSa, Trường Sa cũng được triển lãm tạiBộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân khu1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân khu4, Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu9; Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quânđoàn 3, Quân đoàn 4; Vùng 1, Vùng 2,Vùng 3, Vùng 4 và Vùng 5 Hải quânnhân dân Việt Nam; Cảnh sát biển vàKiểm ngư Việt Nam. Thời gian tổ chứcưu tiên trước đối với các tỉnh/thành cóbiển, biên giới, các đơn vị Quân đội, Hảiquân, Cảnh sát biển và Kiểm ngư.

Ngoài các tỉnh/thành trong nước,

bản đồ và tư liệu về chủ quyền của ViệtNam đối với hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa dự kiến sẽ triển lãm tại bốnquốc gia gồm CH Pháp, LB Nga, HoaKỳ, CH Séc trong các năm 2015, 2016,2017. Triển lãm được tổ chức kết hợpcùng với một số chương trình thông tinđối ngoại và Triển lãm sách, báo, tuầnphim của Bộ Thông tin và Truyền thôngtại nước ngoài cho phù hợp với mục tiêutiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệuquả công tác thông tin tuyên truyền.

Bên cạnh đó, kế hoạch cho biết sẽxuất bản ấn phẩm, phát hành áp phích,tờ rơi và sản xuất phim, phóng sự tàiliệu giới thiệu triển lãm, tuyên truyềnvề chủ quyền của Việt Nam đối với haiquần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

H.PHượng

Triển lãm tư liệu về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Ngày 12/5, Bộ VHTTDL ban hànhKế hoạch số 1915/KH-BVHTTDL tổchức Hội thi “tài năng trẻ học sinh, sinhviên các trường văn hóa nghệ thuật, thểdục thể thao và du lịch” lần thứ hai -năm 2015 với chủ đề “Tổ quốc và Biểnđảo”. Hội thi được tổ chức từ ngày 24-28/6/2015 tại trung tâm Văn hóa Huế -Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.Hội thi là cơ hội để giảng viên, họcsinh, sinh viên các cơ sở đào tạo đượcgiao lưu, học tập kinh nghiệm, nâng cao

chất lượng giảng dạy và học tập trongcác lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, khảnăng thi đấu, kỹ năng nghiệp vụ và đạođức nghề nghiệp.

Tham gia Hội thi có các trường đạihọc, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệpvăn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao vàdu lịch trên toàn quốc, với số lượngkhoảng 1.500 học sinh, sinh viên. Trongcác ngày diễn ra Hội thi, các trường sẽbiểu diễn các tiết mục ca múa nhạc vàcác loại hình nghệ thuật sân khấu; thi

đấu thể dục thể thao và thi kỹ năng nghềdu lịch. Bên cạnh đó còn có các hoạtđộng giao lưu, tham quan... tại Thànhphố Huế.

Cuộc thi nhằm phát hiện, tôn vinh,khuyến khích những tài năng trẻ tronglĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thểthao và du lịch, là một trong những tiêuchí đánh giá, tuyển chọn các học sinh,sinh viên tài năng đi đào tạo để tạonguồn nhân lực cho toàn ngành.

H.PHượng

Hội thi “tài năng trẻ học sinh, sinh viên các trường VHNT, TDTTvà du lịch” lần thứ hai - năm 2015

Ngày 17/5, tại Khu du lịch MẫuSơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơnđã diễn ra Lễ khai mạc Tuần du lịchmùa hè Mẫu Sơn do Sở VHTTDLtỉnh Lạng Sơn tổ chức. Lễ Khai mạcđã thu hút hàng nghìn người dân vàdu khách tới tham dự. Đây là cơ hộiđể ngành du lịch Lạng Sơn, người dânsinh sống trong Khu du lịch Mẫu Sơngiới thiệu với các tỉnh bạn, với khách

du lịch quốc tế những đặc sản và vănhóa của mình như: Các trang phụcdân tộc vùng núi Mẫu Sơn, gà sáu cựaMẫu Sơn, các đặc sản chanh rừng,ếch hương…

Ngay sau Lễ khai mạc, các hoạtđộng như: Trình diễn trang phục cácdân tộc vùng núi Mẫu Sơn; Hội thảochuyên đề “Khai thác giá trị văn hóacác dân tộc vùng núi Mẫu Sơn phục

vụ phát triển du lịch”; Giải đua xe đạp“Đồng hành cùng BIDV chinh phụcđỉnh Mẫu Sơn”; Hội thi “Gà sáu cựađẹp” lần thứ 1; Cuộc thi “Leo núi PhặtChỉ”; Hội trại thanh niên hè Mẫu Sơn2015; Trưng bày các sản phẩm đặc sắccủa vùng núi Mẫu Sơn và Lạng Sơn...đã thu hút đông đảo người dân vàkhách tham quan tham gia cổ vũ.

H.L

Khai mạc Tuần du lịch mùa hè Mẫu Sơn

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1127 l 21.5.2015

Thông báo đến cử tri kết quả Hộinghị lần thứ 11 của BCH TƯ Đảngkhóa XI, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhnêu rõ, tại hội nghị vừa qua, Trungương đã xem xét, quyết định vềphương hướng công tác nhân sự BCHkhóa XII, việc phân bổ đại biểu dự Đạihội XII của Đảng, mô hình tổ chứcchính quyền địa phương, dự án cảnghàng không quốc tế Long Thành.

Đề cập đến tình hình phát triển kinhtế-xã hội và an ninh quốc phòng trong

những tháng đầu năm và kế hoạchphấn đấu từ nay đến cuối năm, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, là cơquan Thường trực Ban Tổ chức cấpquốc gia, Bộ VHTTDL đã phối hợp vớicác địa phương tổ chức thành côngnhiều hoạt động Kỷ niệm 40 năm NgàyGiải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước. Bộ trưởng nhấn mạnh, ngành Dulịch đã và sẽ cónhiều giải pháp phấnđấu đạt trên tám triệu lượt khách quốctế trong năm nay.

Dịp này, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh kêu gọi nhân dân cử tri thườngxuyên tập luyện thể thao theo gươngBác Hồ vĩ đại, tích cực xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư, xây dựnggia đình hạnh phúc… Đồng thời, mongmuốn bà con giám sát chặt chẽ chấtlượng xây dựng cũng như hiệu quảhoạt động của các công trình văn hóa,thể thao, du lịch nhằm nâng cao hiệuquả các nguồn vốn đầu tư.

Hoàng Hải

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh… (Tiếp theo trang 1)

Dự án “The Beauty of VietNam”được Trung tâm UNESCO Văn hóa,Giáo dục và Đào tạo (UNESCO-CEP)thực hiện với mục đích gìn giữ và quảngbá văn hóa Việt Nam đã chính thức khởiđộng vào tối 12/5 tại TP. Hồ Chí Minh.Dự án này gồm ba chương trình chínhlà “Dáng Việt”, “Duyên Việt” và “NétViệt”, nhằm góp phần xây dựng diệnmạo mới cho hoạt động quảng bá dulịch và vinh danh nét đẹp Việt Nam.

Ban tổ chức cho biết, chương trình“Dáng Việt” thông qua các buổi trình

diễn những bộ sưu tập áo dài nhằm gìngiữ và quảng bá vẻ đẹp tinh tế của áo dàiViệt Nam, hứa hẹn sẽ là điểm sáng vănhóa tại TP. Hồ Chí Minh trong thời giantới. Người dân Thành phố và du kháchcó thể thưởng thức chương trình hoàntoàn miễn phí vào sáng thứ Bảy hằngtuần, tại tiền sảnh của nhà hát TP. HồChí Minh.

Trong khi đó, chương trình “DuyênViệt” sẽ bao gồm các hoạt động biểudiễn ca vũ nhạc kịch, nhằm giới thiệunét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc của 54

dân tộc trên đất nước Việt Nam. Khángiả sẽ được tìm hiểu về trang phụctruyền thống, phong tục tập quán, đờisống văn hóa các các dân tộc thông quanhững câu chuyện tình yêu đầy màu sắc.Chương trình sẽ diễn ra hằng tuần tạicác khách sạn cao cấp, nơi khách du lịchtrong và ngoài nước có thể tìm hiểu vềvăn hóa Việt Nam.

Chương trình “Nét Việt” sẽ giớithiệu vẻ đẹp văn hóa của 54 dân tộc ViệtNam thông qua bộ sưu tập ảnh các trangphục truyền thống. L.AnH

Khởi động dự án quảng bá vẻ đẹp Việt Nam

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyếtđịnh số 1519/QĐ-BVHTTDL ngày 11/5về việc tổ chức Lễ hội Du lịch-Văn hóatại Nhật Bản năm 2015. Theo đó, Lễ hộisẽ diễn ra từ 07/6 đến 16/6/2015 tạiOsaka và Tokyo, Nhật Bản.

Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt độngnhư: Chương trình biểu diễn nghệ thuậtrối nước, rối cạn, nhạc truyền thống vàtrình diễn diễn múa, thời trang áo dài;Triển lãm giới thiệu ảnh Việt Nam, đấtnước, con người, các sản phẩm thủ côngmỹ nghệ, trang phục, ẩm thực… Hộithảo xúc tiến Du lịch Việt Nam, quảngbá du lịch Việt Nam tại Nhật Bản.

Bộ VHTTDL giao Cục Hợp tác quốc

tế chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán ViệtNam tại Nhật Bản, Tổng cục Du lịch vàcác đơn vị liên quan tổ chức Lễ hội Dulịch-Văn hóa Việt Nam tại Nhật Bảnnăm 2015; chịu trách nhiệm điều phốichung, lên kế hoạch chi tiết cho từnghoạt động và xây dựng chương trìnhtổng thể; Tổ chức đoàn Lãnh đạo Bộ,đoàn triển lãm-tổ chức sự kiện, đoànnghệ thuật và đoàn báo chí, đoàn tổ chứcHội thảo tham gia Lễ hội; Trao đổi,thống nhất giữa ta với phía Nhật Bản,phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tạiNhật Bản để thực hiện công tác tổ chứcnói chung, quảng bá, tuyên truyền chosự kiện; Tổ chức không gian triển lãm;

Tổ chức đoàn truyền thông tham gia đưatin các sự kiện; Phối hợp với Tổng cụcDu lịch tổ chức Hội thảo xúc tiến Du lịchtại Việt Nam.

Nhà hát Múa rối Việt Nam chủ trì, kếthợp với Nhà hát Nghệ thuật Đương đạiViệt Nam tổ chức và xây dựng mộtchương trình nghệ thuật rối nước, rối cạn,nhạc truyền thống, trình diễn múa, thờitrang áo dài. Tổng cục Du lịch chủ trì,xây dựng kế hoạch, nội dung và tổ chứcHội thảo xúc tiến du lịch Việt Nam tạiNhật Bản; chịu trách nhiệm mời một sốtỉnh/thành, các doanh nghiệp du lịch ViệtNam và Nhật Bản tham gia Hội thảo.

H.PHượng

Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

4 số 1127 l 21.5.2015

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 1510/QĐ-BVHTTDL ngày 11/5/2015, BộVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạoNăm Du lịch quốc gia 2016 do Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh và ôngTrần Minh Thống - Bí thư Tỉnhủy Kiên Giang làm Trưởng Ban,ông Lê Văn Thi - Phó Bí thư Tỉnhủy, Chủ tịch UBND tỉnh KiênGiang và 01 Thứ trưởng BộVHTTDL làm Phó Trưởng Ban và24 Ủy viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 1540/QĐ-BVHTTDLngày 12/5/2015, giao Vụ Văn hóadân tộc chủ trì, phối hợp với cácđơn vị, Sở VHTTDL các tỉnh cóliên quan tổ chức Hội nghị-Hộithảo gặp già làng, trưởng bản,người có uy tín 16 dân tộc có sốdân dưới 10.000 người. Thời gian

tổ chức quý III/2015 tại Hà Nội.- Ngày 13/5/2015 Bộ VHTTDL

ban hành Quyết định số 1558/QĐ-BVHTTDL, cho phép Nhạc việnTP. Hồ Chí Minh đón 30 nghệ sĩnước ngoài (quốc tịch Thụy Sĩ,Pháp, Hoa Kỳ, Indonesia, Úc, BắcAilen, Nam Phi, Canada, ĐanMạch và Đài Loan) và tổ chức buổihòa nhạc “That Celestial Sound”.Thời gian tổ chức ngày 23/5/2015,tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.

- Tại Quyết định số 1559/QĐ-BVHTTDL ngày 13/5/2015, BộVHTTDL giao Vụ Gia đình chủtrì, phối hợp với đơn vị liên quantổ chức tuyên truyền hưởng ứngNgày Gia đình Việt Nam(28/6/2015) trên Báo Gia đình vàXã hội, Báo Pháp luật Việt Nam.Hình thức: Tuyên truyền qua

chuyên trang Gia đình trên các sốbáo ngày với nội dung “Bữa cơmgia đình ấm áp yêu thương” gắnvới chủ đề công tác gia đình năm2015 “Xây dựng nhân cáchngười Việt Nam từ giáo dục đạođức, lối sống gia đình”; tuyêntruyền pháp luật về hôn nhân vàgia đình, phòng, chống bạo lựcgia đình, bình đẳng giới trong giađình; về vai trò, giá trị của giađình và xây dựng gia đình hạnhphúc; các mô hình điển hình giađình và thực hiện công tác giađình; phê phán các hành vi viphạm pháp luật về hôn nhân vàgia đình, phòng, chống bạo lựcgia đình, bình đẳng trong giađình. Thời gian tuyên truyềntháng 6/2015.

tHtt

VăN BảN Mới

Ngày 11/5, Bộ VHTTDL đã banhành Kế hoạch số 1852/KH-BVHTTDL về việc tổ chức lớp tậphuấn cho các phóng viên, biên tậpviên, cộng tác viên về những nộidung mới trong công tác tuyêntruyền phục vụ đồng bào dân tộcthiểu số vùng miền núi, biên giới,biển đảo năm 2015. Bộ VHTTDLchủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc,Bộ Thông tin và Truyền thông tổchức lớp tập huấn.

Lớp tập huấn nhằm mục đíchtrang bị cho phóng viên, biên tậpviên, cộng tác viên về những nộidung mới trong công tác tuyêntruyền phục vụ đồng bào dân tộcvùng miền núi, biên giới, biển đảonhằm đáp ứng nhu cầu về nội dung,hình thức, nâng cao chất lượng tin,bài có nội dung cập nhật, thiết thực

phù hợp với trình độ, thị hiếu và nhucầu của số đông đồng bào các dântộc thiểu số.

Trung thành với Đảng, Tổ quốc,Nhân dân, nhạy bén về chính trị,thông tin kịp thời, thận trọng, sắcbén, tạo được sự cuốn hút, đồng tìnhủng hộ của nhân dân trong nước vàbạn bè quốc tế đối với các sự kiện ởBiển Đông, biên giới của Việt Nam,quảng bá về việc đảm bảo an ninhtrật tự an toàn cho kinh doanh, dulịch và các hoạt động khác của quốctế tại Việt Nam.

Nội dung tập huấn bao gồm: Cácphương pháp tuyên truyền phục vụđồng bào các dân tộc thiểu số về chủquyền biên giới, biển đảo; về côngtác bảo tồn, phát huy, phát triển vănhóa, phong tục, tập quán tốt đẹp củacác dân tộc thiểu số tại các vùng dân

tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo.Công tác quản lý, phát hành các

ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồngbào dân tộc thiểu số, biên giới, biểnđảo; Một số kinh nghiệm khi đi thựctế ở vùng dân tộc thiểu số; Công táctuyên truyền và bảo vệ chủ quyềnbiên giới, biển đảo trong tình hìnhhiện nay.

Đối tượng tham gia tập huấn gồmphóng viên, biên tập viên, cộng tácviên các báo, tạp chí theo Quyết địnhsố 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011của Thủ tướng Chính phủ về việccấp một số ấn phẩm báo, tạp chí chovùng dân tộc thiểu số và miền núi,vùng đặc biệt khó khăn.

Theo kế hoạch, lớp tập huấn sẽ tổchức trong 03 ngày (dự kiến tháng7/2015) tại Hà Nội.

H.PHượng

Tập huấn công tác tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

5số 1127 l 21.5.2015

quản lý nhà nước

Ngày 12/5, tại thành phố HảiDương, Bộ VHTTDL tổ chức hộinghị tập huấn công tác giám định tưpháp cho người giám định tư phápNgành VHTTDL khu vực phía Bắc.

Tại hội nghị, các đại biểu đã đượcphổ biến về Luật Giám định tư phápvà Nghị định số 85/2013/NĐ-CPngày 29/7/2013 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và biện pháp thi hànhLuật Giám định tư pháp; các quy địnhcủa pháp luật về giám định tư pháp

trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và dulịch; thực tiễn giám định di vật, cổ vậthiện nay. Đồng thời, các đại biểucũng đã được phổ biến kỹ năngnghiệp vụ, kinh nghiệm về giám địnhdi vật, cổ vật, thực tiễn hoạt độnggiám định; giải đáp những thắc mắcxung quanh việc áp dụng các quyđịnh của pháp luật trong thực hiệngiám định về di vật, cổ vật. Hội nghịcũng phổ biết kỹ năng nghiệp vụ,kinh nghiệm về giám định quyền tác

giả, quyền liên quan và thực tiễn hoạtđộng giám định quyền tác giả, quyềnliên quan.

Thông qua hội nghị, các đại biểulàm công tác văn hóa, thể thao và dulịch khu vực phía Bắc được trang bịthêm kiến thức về công tác giám địnhtư pháp ngành văn hóa, thể thao và dulịch, góp phần nâng cao hiệu quảcông tác giám định trong tình hìnhhiện nay.

M.MinH

Tăng cường công tác tuyên truyềntới cộng đồng dân cư địa phương vàcác cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch vềvai trò của ngành Du lịch, lợi ích kinhtế-xã hội từ hoạt động kinh doanh dulịch và tầm quan trọng của công tác cảithiện môi trường du lịch, đảm bảo anninh, an toàn cho khách du lịch nhằmnâng cao chất lượng dịch vụ, góp phầnthu hút ngày càng nhiều khách du lịchtrong nước và quốc tế.

Yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịchvụ trên địa bàn đảm bảo an toàn, vệsinh thực phẩm, niêm yết công khai giácả trên các trang web, bảng thông tin,thường xuyên triển khai công tác vệsinh môi trường, phối hợp kịp thời vớicơ quan quản lý xử lý những trường

hợp làm ảnh hưởng đến an ninh, antoàn lợi ích của khách du lịch.

Tiến hành rà soát, lập danh sách cácdoanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịchvụ và mua sắm phục vụ khách du lịchtrên địa bàn có uy tín, cam kết bánđúng giá, không tăng giá, ép giá vàocác kỳ nghỉ lễ và màu cao điểm, thôngbáo công khai tại các trang web;thường xuyên kiểm tra rà soát, bổ sungnhững cơ sở kinh doanh mới và loại bỏnhững cơ sở kinh doanh thiếu uy tín rakhỏi danh sách. Xây dựng chế tài xửphạt hành chính đối với các hành vi viphạm tới an toàm tính mạng và tài sảncủa khách du lịch.

Chỉ đạo chính quyền cơ sở thườngxuyên tổ chức thu gom rác thải, bảo

đảm vệ sinh môi trường tại các điểmtham quan du lịch; xây dựng phươngán tuần tra, túc trực nhằm ngăn chặn,phát hiện và xử lý các hành vi vi phạmgây ảnh hưởng tới an toàn tính mạngvà tài sản của khách du lịch.

Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, chínhquyền cơ sở xây dựng kế hoạch cụ thể,chuẩn bị ứng phó với những tình huốngcó thể xảy ra vào những thời gian caođiểm về khách du lịch, tăng cườngkiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các địaphương, cơ sở tăng cường công tácquản lý môi rường du lịch, đảm bảo anninh, an toàn cho khách du lịch, trongvà sau mùa du lịch 2015 để rút kinhnghiệm triển khai vào những năm tới.

H.PHượng

Tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch… (Tiếp theo trang 1)

Nâng cao kiến thức công tác giám định tư pháp Ngành VHTTDL

Thủ tướng Chính phủ vừa phêduyệt danh sách 27 thành viên Hộiđồng Di sản văn hóa quốc gia nhiệm kỳ2015-2019. Hội đồng có 25 ủy viên.Theo đó, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu -Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Namnhiệm kỳ 2015-2019 làm Chủ tịch Hộiđồng. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học VũMinh Giang - Chủ tịch Hội đồng chứcdanh Giáo sư liên ngành Lịch sử -Khảo cổ - Dân tộc học làm Phó Chủtịch Hội đồng.

Theo Quyết định số 1569/QĐ-TTgngày 19/8/2010 của Thủ tướng phêduyệt Quy chế tổ chức và hoạt độngcủa Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia,Hội đồng này là cơ quan tư vấn củaThủ tướng Chính phủ về những vấn đềquan trọng liên quan đến việc bảo vệvà phát huy giá trị di sản văn hóa.

Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu,đề xuất với Thủ tướng về các vấn đềnhư phương hướng, chiến lược, cácchính sách lớn về bảo vệ và phát huy

giá trị di sản văn hóa; xếp hạng di tíchquốc gia đặc biệt; công nhận bảo vậtquốc gia; thành lập bảo tàng quốc gia,bảo tàng chuyên ngành; đề nghịUNESCO đưa di sản văn hóa phi vậtthể tiêu biểu và di tích tiêu biểu củaViệt Nam vào danh mục di sản văn hóathế giới... Bên cạnh đó, Hội đồng còncó nhiệm vụ thẩm định đối với hồ sơvề di sản văn hóa do Bộ VHTTDLtrình Thủ tướng.

H.PHượng

Phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

6 số 1127 l 21.5.2015

quản lý nhà nước

Văn phòng Chính phủ vừa banhành Thông báo Kết luận của Phó Thủtướng Chính phủ - Vũ Đức Đam tạicuộc họp về tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc liên quan đến việc cấp thịthực cho khách du lịch đến Việt Nam.Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu BộCông an chủ trì, phối hợp với BộVHTTDLvà các cơ quan liên quanxem xét, giải quyết gia hạn tạm trú chokhách đến từ các nước thuộc diện đơnphương miễn thị thực có nhu cầu tiếptục ở lại Việt Nam du lịch quá thời hạn15 ngày nếu có doanh nghiệp kinhdoanh lữ hành quốc tế bảo lãnh, quảnlý khách theo chương trình du lịch dodoanh nghiệp tổ chức và khách có vémáy bay khứ hồi. Thời hạn gia hạn tạm

trú phù hợp với chương trình du lịchnhưng không quá 15 ngày và chỉ giahạn tạm trú 1 lần.

Bên cạnh đó, xem xét, cấp thị thựctại cửa khẩu đối với khách du lịch đến từcác nước thuộc diện đơn phương miễnthị thực nhập cảnh Việt Nam sau đó xuấtcảnh sang nước thứ ba rồi quay trở lạiViệt Nam cách thời điểm xuất cảnh ViệtNam chưa đến 30 ngày, nếu khách có vémáy bay xuất cảnh khỏi Việt Nam. Thờihạn thị thực phù hợp với thời hạn vé máybay nhưng không quá 15 ngày.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu BộVHTTDL tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra các doanh nghiệp kinhdoanh lữ hành quốc tế trong việc thựchiện bảo lãnh và quản lý khách du lịch

gia hạn tạm trú; có chế tài xử lý nghiêmminh đối với các doanh nghiệp vi phạmtheo đúng quy định của pháp luật.Cùng với đó, nghiên cứu, xây dựng,trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thànhlập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, trongđó làm rõ mô hình, nguyên tắc hoạtđộng, nguồn huy động, cơ chế quản lýtài chính của Quỹ.

Bộ VHTTDL phối hợp với các Bộ:Ngoại giao, Công an nghiên cứu, đề xuấtmở rộng diện các quốc gia được miễn thịthực, trước hết là các nước đang là thịtrường nguồn khách du lịch có tiềm nănglớn, có quan hệ đối tác chiến lược vớiViệt Nam, trình Chính phủ xem xét,quyết định trong tháng 6 năm 2015.

t.HợP

Tháo gỡ vướng mắc cấp thị thực cho khách du lịch

Tối 16/5, tại Quảng trường Hồ ChíMinh (Nghệ An), Bộ VHTTDL phốihợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chứcLễ hội Làng Sen năm 2015. Tham dựcó đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Ủyviên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội;Uông Chu Lưu - Ủy viên BCH Trungương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội;Huỳnh Vĩnh Ái - Thứ trưởng BộVHTTDL, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hộiLàng Sen; đại diện lãnh đạo nhiều Ban,Bộ, ngành Trung ương, đại diện lãnhđạo các tỉnh/thành trong cả nước, cácđại biểu đến từ nước bạn Lào, Thái Lan.Tham gia biểu diễn tại Lễ hội có 33đoàn nghệ thuật trong nước và 2 đoànnghệ thuật nước ngoài.

Lễ hội Làng Sen năm 2015 được tổchức với nhiều hoạt động văn hóa, thểthao, du lịch thiết thực gắn với Kỷ niệm125 năm Ngày Sinh Chủ tịch Hồ ChíMinh. Được khởi nguồn từ Liên hoantiếng hát Làng Sen, Lễ hội Làng Sen đãđược nâng cấp, nâng tầm thành lễ hộicấp tỉnh và có sự tham gia của các địa

phương trong cả nước. Cứ 5 năm mộtlần, vào dịp Sinh nhật Chủ tịch Hồ ChíMinh, Đảng bộ và nhân dân Nghệ Anlại xúc động và vui mừng được chàođón các vị đại biểu, nhân dân cả nướcvà bạn bè quốc tế về tham gia Lễ hộiLàng Sen trên chính quê hương củaNgười. Lễ hội Làng Sen đã trở thành sựkiện văn hóa có ý nghĩa quan trọngtrong đời sống tinh thần của nhân dân.Lễ hội chính là sự biểu hiện tình cảm,lòng ngưỡng mộ, thành kính và biết ơnvô hạn của nhân dân cả nước, bạn bèquốc tế đối với công lao to lớn của Chủtịch Hồ Chí Minh, góp phần đẩy mạnhcuộc học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh.

Lễ hội cũng nhằm đáp ứng nhu cầusáng tạo và hưởng thụ các giá trị vănhóa của nhân dân; đẩy mạnh phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa” và là dịp để mọi người tìmhiểu vẻ đẹp của mảnh đất Lam Hồng -cái nôi văn hóa, góp phần hình thànhnhân cách, tư tưởng, đạo đức của Chủ

tịch Hồ Chí Minh và nhiều người conưu tú của dân tộc, hiểu thêm về sựnghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng,của nhân dân, từ đó nhận thức sâu sắchơn trách nhiệm của mình, biến nhữngtình cảm và lòng tự hào thành hànhđộng cách mạng cụ thể, thiết thực cùngchung sức, chung lòng củng cố và xâydựng khối đoàn kết toàn dân tộc, vì sựphồn vinh của đất nước.

Lễ hội Làng Sen năm 2015 là dịp đểNghệ An quê hương Bác quảng bá, giớithiệu với nhân dân cả nước và bạn bèquốc tế về hình ảnh một Nghệ An năngđộng, thân thiện, luôn rộng mở nhữngcơ hội hợp tác phát triển. Lễ hội LàngSen năm nay diễn ra 3 lễ chính và 8hoạt động phần hội, với nhiều hìnhthức, nội dung phong phú, đa dạng trêncác lĩnh vực, diễn ra ở nhiều địa điểmkhác nhau, thu hút được sự tham gia,hưởng ứng của đông đảo quần chúngnhân dân, thực sự trở thành ngày hộicủa quần chúng nhân dân.

H.L

HoạT ĐộNG Kỷ NiệM 125 NăM NGày SiNH CHủ TịCH Hồ CHí MiNH (19/5/1890-19/5/2015)

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2015

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

7số 1127 l 21.5.2015

quản lý nhà nước

Nhân Kỷ niệm 125 năm Ngày SinhChủ tịch Hồ Chí Minh, tại thành phốHưng Yên, Sở VHTTDL tỉnh HưngYên đã tổ chức trưng bày, giới thiệucác hình ảnh, tài liệu về Chủ tịch HồChí Minh với chủ đề “Chủ tịch Hồ ChíMinh sống mãi trong sự nghiệp củachúng ta”. Ngay trong những ngày đầutriển lãm đã thu hút hàng nghìn lượtngười đến xem và tìm hiểu.

Triển lãm đã tuyển chọn để trưngbày gần 500 bức ảnh và nhiều cuốnsách tài liệu quý với nội dung giới thiệuvề cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ.Trong đó có nhiều cuốn sách có nộidung hấp dẫn và sinh động ca ngợinhững phẩm chất cao quý của Người

như: Hồ Chí Minh - vĩ đại một conngười; Hồ Chí Minh - anh hùng dân tộcvà tầm thời đại của Người; Hồ ChíMinh - người mang lại ánh sáng; Disản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức;Sống, học tập và làm theo tư tưởng HồChí Minh…

Tại triển lãm, còn có nhiều hình ảnhvà tài liệu mang nội dung sâu sắc,phong phú phác họa đậm nét về hìnhảnh Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng Yênvới Bác Hồ... Trong đó giới thiệunhững lần Bác Hồ về thăm Hưng Yênvà động viên nhân dân hăng hái thamgia sản xuất, chiến đấu góp phần xâydựng và bảo vệ Tổ quốc; những hìnhảnh người dân Hưng Yên về thực hiện

làm theo lời Bác bằng những việc làmcụ thể thiết thực, đã đọng lại trong lòngđộc giả nhiều ấn tượng sâu sắc và niềmtự hào về Bác Hồ kính yêu.

Đợt trưng bày sẽ diễn ra đến ngày25/5 để phục vụ đông đảo nhân dân địaphương. Nhân dịp này, tại các huyện,thành phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yêncòn tổ chức biểu dương điển hình tiêntiến học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh. Các cơ quan đơn vị,các phường, xã, cơ sở đảng tiếp tục kýkết giao ước thi đua hưởng ứng việc“Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh” theo chuyên đề năm2015.

Đức Kiên

Kỷ niệm 125 năm Ngày Sinh của Chủtịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2015);chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiếntới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIIcủa Đảng, ngày 15/5, tại Hà Nội, BanTuyên giáo Trung ương và Bảo tàng HồChí Minh phối hợp tổ chức khai mạc triểnlãm “Những tấm gương bình dị mà caoquý”.

Bốn năm qua, thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, phong trào thiđua học tập và làm theo tư tưởng, tấmgương đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh đã, đang trở thành việc làm thườngxuyên, thiết thực, đi vào chiều sâu cuộcsống thực tế đối với mỗi cá nhân, tổchức trong cả nước. Qua phong trào thiđua xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điểnhình tiên tiến trong các lĩnh vực, các địaphương, các ban, ngành có sức lan tỏalớn, góp phần vào việc thực hiện thắnglợi những nhiệm vụ chính trị, những chỉtiêu phát triển kinh tế-xã hội của đấtnước.

Với hơn 200 hình ảnh, tài liệu, hiệnvật, nội dung triển lãm khẳng định việchọc tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh đã được Đảng, Nhà nướcta phát động ngay sau khi Chủ tịch HồChí Minh qua đời và ngày càng trở thànhcông việc thường xuyên, nội dung sinhhoạt của các đơn vị, cơ quan. Triển lãmcũng giới thiệu tới người xem 125 tấmgương điển hình tiên tiến (tượng trưngcho 125 năm Ngày Sinh của Chủ tịch HồChí Minh kính yêu) gồm 53 tập thể, cánhân được lựa chọn từ hơn 400 tấmgương đã được Ban Tuyên giáo của 63tỉnh/thành và Đảng bộ trực thuộc lựachọn, tôn vinh năm 2014-2015.

Mỗi hình ảnh, bài viết là một câuchuyện cảm động về các tập thể, nhữngcon người bình dị đã vượt lên hoàn cảnh,số phận, dám nghĩ, dám làm, hết lòng, hếtsức vì lợi ích của cộng đồng, vì sự bìnhyên và phồn vinh của đất nước. Điển hìnhnhư: Đại tá Đàm Thị Lê - Trưởng phòngCảnh sát điều tra tội phạm về ma túy,Công an tỉnh Cao Bằng với hình ảnh đẹpvề một nữ cán bộ công an tận tụy, đi đầutrong học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh và phong trào thi đua“Vì an ninh Tổ quốc”; chị Hoàng ThịYên - Công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên lâm nghiệp Bảo Yên, tỉnh LàoCai, người được biết đến với nhiều sángkiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suấttrong việc trồng, chăm sóc, quản lý, bảovệ rừng; ông Hoàng Hòe (85 tuổi đời, 50năm tuổi Đảng) ở thôn An Mông II, xãTiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh HàNam, luôn nhiệt tình đi đầu trong phongtrào xây dựng nông thôn mới tại địaphương…

Đây là lần thứ 3 liên tục (từ năm2011) Ban Tuyên giáo Trung ương vàBảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chứctriển lãm “Những tấm gương bình dị màcao quý”. Triển lãm là hoạt động chínhtrị và văn hóa có ý nghĩa bởi không chỉgiới thiệu, tôn vinh những tấm gương“người tốt, việc tốt” trên khắp mọi miềnđất nước mà còn góp phần để người xemnhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng, tấmgương đạo đức và phong cách Hồ ChíMinh. Qua đó, mỗi người có thể tìm racho mình những phương pháp học tập vàlàm theo Người trong những công việcthiết thực hàng ngày.

Triển lãm sẽ diễn ra trong 3 tháng. tHế Hùng

Triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý”

Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

8 số 1127 l 21.5.2015

quản lý nhà nước

Dáng vẻ bề ngoài rất bình dị,thường lẫn trong đám đông song ôngluôn tỏa sáng trên sân khấu mỗi khi thểhiện hình tượng Bác Hồ. Đó là nghệ sĩVăn Tân, người đã có trên 40 năm thểhiện hình tượng vị lãnh tụ kính yêu củadân tộc Việt Nam với tổng số gần1.800 buổi diễn. Với nụ cười đôn hậu,người nghệ sĩ đã ở tuổi “xưa nayhiếm” ấy chia sẻ: Có rất nhiều nghệ sĩhóa thân vào hình tượng Hồ Chủ tịchthành công. Mỗi người có một thếmạnh riêng khi hóa thân thành vị “Chagià dân tộc”. Nghệ sĩ Sĩ Hùng, NgọcThủy, Tiến Hợi thể hiện tốt khi Bác làlãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Còn tôi chỉthể hiện được hình tượng Bác thờinhững năm 1954-1960, lúc người ởgiai đoạn khỏe mạnh nhất.

Cơ duyên đưa nghệ sỹ đến với vinhdự đóng vai Bác Hồ bắt đầu từ nhữngnăm 70 của thế kỷ trước, lúc đó ôngđang là diễn viên Đoàn Ca múa kịchHà Bắc. Một năm sau ngày Bác mất,Trung ương có chỉ thị về việc đưa hìnhtượng Bác Hồ lên sân khấu, phim ảnh.

Nghệ sỹ Văn Tân tên thật làNguyễn Văn Tân, sinh ngày10/8/1943, tại xã Xuân Hương, huyệnLạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Ông maymắn được hai lần được gặp Bác Hồtrước khi vào vai người; đó là vàonăm 1961 và 1963 trên chính quêhương mình. Từ đó hình ảnh Bác luônhiện lên trong tâm trí người nghệ sỹấy. Với mong muốn một lần được thểhiện hình tượng Bác trên sân khấu,ông đã lấy cây đay ngâm kỹ, đập dậpdùng sợi tết thành râu, tóc giả, tự hóatrang, tự viết hoạt cảnh, tập diễn vớiđoàn kịch Hà Bắc. Năm 1974, lần đầutiên Văn Tân diễn xuất hình tượngBác Hồ trong vở kịch ngắn chính ôngsáng tác mang tên “Kỷ niệm caoquý”. Kết quả thật bất ngờ, rất nhiềungười xem xong đã công nhận VănTân hóa trang giống Bác và diễn cũngcó nhiều nét giống Bác. Đó là những

động viên, khích lệ để Văn Tân càngtự tin, ra sức nghiên cứu sâu hơn ngônngữ, động tác của Bác.

Những năm 80 của thế kỷ trước,Văn Tân tuổi đời còn rất trẻ, lại chọnthể hiện hình tượng Bác khi ngườiđẹp nhất (từ 70-75 tuổi) nên cũng gặpnhiều khó khăn. Hơn nữa, ở ngoài đờiông lại có tới 17 chi tiết yếu điểm khiđóng vai Bác; đó là cổ ngắn, mũithấp, nhân trung ngắn, tai nhỏ, ngựcưỡn, lưng gãy, chân đi vòng kiềng…Với Văn Tân, khó nhất là việc bắtchước giọng nói của người bởi BácHồ có chất giọng miền Trung pha Bắcrất trầm ấm, còn giọng của ông lạigiọng cao.

Để khắc phục những điểm yếutrên, ông phải cạo tóc sau gáy, đội tócgiả, đắp tai, mũi, trán và tập đi nhanh,hai mũi bàn chân thẳng… Ông cũngcho rằng mình may mắn được 2 thầygiỏi là NSƯT Nguyễn Đình Nghiêmvà NSƯT Bích Nguyệt dạy hóa trang,làm tóc giả; được học đạo diễn vàđược đồng chí Vũ Kỳ (thư ký riêngcủa Bác) hướng dẫn thêm về dungmạo, cốt cách, phong thái của Người.Ông cũng được các đồng chí PhạmVăn Đồng, Đỗ Mười góp ý, chỉ bảotận tình; được cụ Hà Huy Giáp -nguyên Viện trưởng Viện Bảo tàng HồChí Minh giảng giải cặn kẽ những đứctính của Bác để có được cảm nhậnchân thực nhất về một hình tượng vĩđại mỗi khi nhập vai Người. Ông tựtìm đọc, nghiên cứu, sưu tầm các tưliệu sách báo, tranh, ảnh, các tác phẩmvề Bác và xem nhiều phim tư liệu,nghiên cứu giọng Bác qua băng ghi âmrồi dành nhiều thời gian để tập luyện.

Tạo được hình tượng đã khó, giữđược hình tượng với đầy đủ phongthái, cốt cách của người trên sân khấulại càng khó hơn. Xác định được điềunày, nghệ sĩ Văn Tân thường xuyên tậpthể dục giữ sức khỏe, ăn uống điều độ,kiêng bia rượu… Ông cũng từ bỏ việc

hút thuốc cùng thói quen để bao thuốcvà bao diêm rỗng đựng tàn trong túiáo. Giờ đây trong hai túi áo ka-ki củaông luôn đựng đầy kẹo, có dịp là ônglại chia kẹo cho trẻ em, khán giả. Ôngthường mặc bộ quần áo ka-ki đượcđích thân đồng chí Vũ Kỳ chọn theomẫu bộ kaki của Bác (mẫu hiện trưngbày tại Học viện Nguyễn Ái Quốc) vàđi đôi dép cao su được phục chế theođúng mẫu dép của Bác ở bảo tàng.

Mặc dù đã đóng vai Bác Hồ hàngnghìn lần, nhưng với nghệ sĩ Văn Tânlần nào cũng như lần đầu tiên nhập vai.Ông kể rằng những lần đi biểu diễnnhư vậy đã để lại trong ông nhiều kỷniệm đẹp trong đó có những kỷ niệmkhông bao giờ quên. Rồi ông kể rấtrành rọt những buổi biểu diễn ở BắcKạn, Tuyên Quang, Nghệ An… rằngkhông ít khán giả chạy đến níu “Bác”và khóc: “Bác Hồ ơi, thấy Bác khỏe,cháu thấy ấm lòng. Được tận mắtngắm Bác, còn gì hạnh phúc hơn”...Những lúc ấy, khóe mắt người nghệ sĩcay cay và nước mắt cứ trực trào ra.

Ông cũng nhớ như in những lầnđược biểu diễn phục vụ đoàn cán bộ,chiến sỹ tử tù miền Nam ra thăm miềnBắc, tháng 5/1992 và phục vụ các đạibiểu anh hùng lực lượng vũ trangQuân khu 9, tháng 12/1992. Cả 2 lầnbiểu diễn này, nhiều đồng chí cán bộcách mạng lão thành, những chiến sĩtrung kiên đã ôm ông khóc, xúc độngnói lên niềm tôn kính đối với Bác.

Qua hơn 40 năm thể hiện hìnhtượng Bác Hồ trên sân khấu của hầuhết các tỉnh/thành trong cả nước, nghệsĩ Văn Tân được khán giả, đồngnghiệp công nhận là người thể hiệnhình tượng Người trên sân khấu thànhcông nhất.

Nói về Văn Tân, NSƯT Lê Chức -Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấuViệt Nam cho rằng thành công ngườinghệ sỹ có được một phần là do ôngcó lợi thế hóa trang giống Bác Hồ,

Nghệ sĩ Văn Tân - 40 năm thể hiện vai diễn về Bác Hồ

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

9số 1127 l 21.5.2015

quản lý nhà nước

nhưng quan trọng hơn là nghệ sỹ đã cốgắng thể hiện được phong cách củaNgười qua những tư liệu về các cuộctiếp xúc, thăm hỏi hoặc nói chuyện củaBác với nông dân, công nhân, phụ nữ,bộ đội, trí thức, thiếu nhi...

Tại “Hội thảo về nghệ sỹ Văn Tân40 năm thể hiện hình tượng Bác Hồ”do Bộ VHTTDL, Trung tâm nghiêncứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dântộc Việt Nam phối hợp tổ chức tháng01/2014, Giáo sư Hoàng Chương -Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảotồn và Phát huy Văn hoá dân tộc ViệtNam ghi nhận: Dấu ấn đẹp nhất của

Văn Tân là khi bước ra sân khấu, anhđã dựng nên một hình ảnh Bác Hồ màngười ta đã được nhìn thấy trên phimảnh, trên tranh. Để có được điều đóanh phải có một lòng yêu kính Bác Hồhết sức thiết tha.

Bên cạnh đam mê thể hiện hìnhtượng Bác Hồ trên sân khấu, nghệ sĩVăn Tân cũng đã viết gần 40 hoạt cảnhvà kịch ngắn, trong đó chủ yếu là nhữngtác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.Ông đã gặt hái nhiều thành công trongsự nghiệp với những tặng thưởng như:“Huy hiệu Bác Hồ”; Huy chương“Chiến sĩ Văn hóa”, “Vì Thế hệ trẻ”,

“Vì sự nghiệp sân khấu”, “Vì sự nghiệpvăn hóa nghệ thuật Việt Nam”; “Bằnglao động sáng tạo”; “Giải thưởng ĐàoTấn” và nhiều Bằng khen, Giấy khencủa nhiều tỉnh/thành trong cả nước....Ông cũng được ghi nhận đạt kỷ lục ViệtNam về số lần thể hiện hình tượng BácHồ trên sân khấu. Song người nghệ sĩtuổi ngoài 70 ấy vẫn luôn mong muốnmình tiếp tục được đứng trên sân khấuthể hiện tình cảm của mình với vị lãnhtụ kính yêu của dân tộc để hình tượngBác mãi đẹp trong lòng người dân ViệtNam và bạn bè quốc tế.

t.t.n

Nhân 65 năm Thiết lập Quan hệ ngoạigiao giữa Việt Nam với Cộng hòa Séc vàSlovakia (1950-2015), trong khuôn khổchuyến thăm làm việc của Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang tại Séc, tại Nhà hátRudolfinum ở Thủ đô Praha đã diễn ra Lễkhai mạc Năm Văn hóa Việt Nam tại Séc.Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Bộtrưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anhcùng đông đảo cộng đồng người Việt vàcác bạn bè Séc đã tới dự.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bộ trưởngBộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh nhấnmạnh: Năm Văn hóa Việt Nam được tổchức tại Cộng hòa Séc với mong muốngiới thiệu tới nhân dân Séc hình ảnh đấtnước Việt Nam tươi đẹp và đa dạng, vănhóa Việt Nam giàu bản sắc truyền thống,nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòabình, thân thiện và mến khách, đất nướcViệt Nam đang từng ngày đổi mới vàphát triển năng động.

Chương trình biểu diễn văn nghệ đặcsắc của các nghệ sĩ tới từ Việt Nam gồm14 tiết mục đã để lại ấn tượng sâu sắctrong lòng những người Việt niềm tự hàovề văn hóa dân tộc cũng như các bạn Sécvề nền văn hóa phong phú của ViệtNam. Bên cạnh đó, Triển lãm “Việt Nam- Vẻ đẹp bất tận” sẽ được khai mạc tạiNhà triển lãm Kvalitář, Thủ đô Praha.

* Từ ngày 14-17/5, đoàn đại biểu cấpcao Bộ VHTTDL Việt Nam do Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu đãthăm và làm việc tại Slovakia. Trongthời gian ở thăm Slovakia, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã hội đàm với Bộtrưởng Văn hóa Slovakia - MarekMadaric và ký Thỏa thuận Hợp tác vănhóa giữa hai nước. Tại cuộc hội đàm,hai Bộ trưởng nhất trí ghi nhận rằng lịchsử 65 năm quan hệ hữu nghị truyềnthống tốt đẹp giữa hai nước chính là cơsở để tiếp tục thúc đẩy và nâng cao hợptác về mọi mặt, trong đó có văn hóa, thểthao và du lịch lên một tầm cao mới,đáp ứng lợi ích và mong muốn củanhân dân hai nước.

Hai Bộ trưởng cũng đã trao đổi vềnhững khả năng, biện pháp và hoạt độngcụ thể nhằm hiện thực hóa Thỏa thuậnHợp tác văn hóa giai đoạn 2015-2020giữa hai nước, trong đó có việc tổ chứcNgày Văn hóa của Việt Nam tạiSlovakia và Ngày Văn hóa Slovakia tạiViệt Nam, trao đổi các buổi biểu diễncủa các đoàn nghệ thuật giữa hai nước.

Ngày 15/5 tại Đài phát thanhSlovakia đã diễn ra Ngày Văn hóa ViệtNam tại Slovakia Tại đây, khán giả đãđược xem triển lãm ảnh “Việt Nam - Vẻđẹp bất tận” và chương trình biểu diễn

đặc sắc của các nghệ sĩ Việt Nam. Cácbản nhạc, lời ca, điệu múa mang đậmbản sắc văn hóa của các nghệ sĩ ViệtNam thật sự gây ấn tượng với các khángiả quốc tế.

Ngày 16/5, cũng tại Đài phát thanhSlovakia đã diễn ra triển lãm “Hương vịcủa Việt Nam” với sự tham dự của quanchức hai nước và đông đảo kiều bào Việtvà bạn bè, khán giả Slovakia.

Cũng trong dịp này, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã hội kiến với Thủtướng Slovakia - Robert Fico. Tại buổihội kiến, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhcho biết Chính phủ và nhân dân ViệtNam đánh giá cao những thành tựu màSlovakia đạt được trong 10 năm gần đây,từ khi Slovakia trở thành thành viên củaLiên minh Châu Âu (EU). Thủ tướngRobert Fico cho biết ông đã từng có mặtở Việt Nam và rất ấn tượng với tiềmnăng phát triển du lịch của một đất nướccó nhiều phong cảnh tuyệt đẹp và ngườidân thân thiện, hiếu khách. Thủ tướngRobert Fico nhấn mạnh rằng cần phảiđẩy mạnh việc thông tin quảng bá vềViệt Nam đối với người dân Slovakia vàbản thân ông sẽ tạo điều kiện hết sứcthuận lợi cho các nhà báo Slovakia tớithăm Việt Nam.

tổng HợP

Khai mạc Năm Văn hóa Việt Nam tại Séc và Ngày Văn hóa Việt Nam tại Slovakia

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

10 số 1127 l 21.5.2015

Sự kiện vấn đề

Chuẩn bị đón mùa du lịch biển năm2015, các địa phương ven biển tỉnh ThừaThiên Huế đang đầu tư, tăng cường cơsở vật chất như các biển chỉ đường, điệnchiếu sáng, trang bị thêm các thiết bị cứuhộ cứu nạn...

Tại các bãi biển như Thuận An, LăngCô, mặc dù chưa phải mùa cao điểm,nhưng vào dịp cuối tuần đã thu hút khoảng6.000-7.000 lượt khách/ngày/điểm dulịch. Có thời điểm như dịp nghỉ lễ 30/4và 01/5 vừa qua, có tới 15.000 du kháchtới tắm ở các bãi biển Thuận An, LăngCô. Đây là một tín hiệu đáng mừng vềphát triển du lịch biển cho Thừa ThiênHuế khi mùa du lịch biển đang tới gần.

Ông Hồ Viết Nhuận - Phó Chủ tịchUBND huyện Phú Vang cho biết: Đểđáp ứng yêu cầu ngày càng tăng củakhách du lịch, nhất là vào dịp nghỉ cuốituần, lượng khách có thể gấp 2-3 lầnngày bình thường, huyện đã chủ động bốtrí đội cứu hộ túc trực thường xuyên24/24 giờ dọc theo bờ biển để kịp thờiứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra,đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du kháchkhi tắm biển. Huyện chỉ đạo ban quản lýbãi tắm chú trọng chất lượng dịch vụ, tổchức thêm các dịch vụ giải trí, thể thaobiển và các loại hình dịch vụ mua bánđặc sản, hàng lưu niệm... tạo mọi điều

kiện thuận lợi cho khách đến vui chơi,tắm biển.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 128km bờbiển và hệ đầm phá Tam Giang - CầuHai với tổng diện tích gần 22.000ha, lớnnhất Đông Nam Á, tạo thêm dáng vẻ hấpdẫn để phát triển loại hình du lịch biển,đầm phá. Tại đây, hiện có rất nhiều bãibiển đẹp và cảnh quan thiên nhiên độcđáo như: Điền Lộc, Phong Hải, QuảngNgạn, Hải Dương, Thuận An, VinhThanh, Cảnh Dương, đặc biệt là LăngCô - một trong những vịnh biển đẹp nhấtthế giới được gắn kết với tam giác vàngLăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương, hìnhthành các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, thuhút một lượng lớn khách du lịch đặc biệtvào các tháng mùa hè.

Lợi thế của Thừa Thiên Huế là bờbiển bằng phẳng, cát mịn, nước trongxanh. Riêng Lăng Cô còn có lợi thế làđiểm kết nối trên con đường di sản miềnTrung từ động Phong Nha (QuảngBình), Cố đô Huế đến phố cổ Hội An vàthánh địa Mỹ Sơn ở tỉnh Quảng Namnằm trên trục hành lang kinh tế ĐôngTây... Vì thế Lăng Cô luôn là điểm đếnhấp dẫn, sôi động của du lịch ThừaThiên Huế trong mùa du lịch biển.

Nắm bắt đặc điểm này, trong nhữngnăm qua, Thừa Thiên Huế tập trung hình

thành 6 khu resort ven biển ở khu vựcLăng Cô để phát triển du lịch biển như:Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô,Vendana Lagoon Resort & Spa,Pilgrimage Village, Làng Cò Resort,Thanh Tâm Seside Resort, Lăng CôBeach Resort. Tại huyện Phú Vang có 2khu resort là Ana Mandara Hue BeachResort & Spa và Tam Giang Resort &Spa. Các khu nghỉ dưỡng này ngay từkhi đưa vào hoạt động đã thu hút mộtlượng lớn khách trong nước và quốc tế.

Các địa phương ven biển tỉnh ThừaThiên Huế còn phối hợp với các hănglữ hành mở các tour du lịch sinh tháiven biển, đầm phá; khai thác các bãibiển khác trong vùng như Vinh Thanh,Vinh Hiền, Vinh An, Phong Hải, ĐiềnLộc... tạo điều kiện cho du khách cóthêm địa điểm lựa chọn cho chuyến dulịch biển mùa hè; trong đó, nhiều bãibiển mới bắt đầu hút khách vào mùacao điểm như Phú Diên (Phú Vang),Hải Dương (Hương Trà). Riêng băibiển Phú Diên còn có thuận lợi là dukhách kết hợp tham quan di tích thápChăm pa nên trong những năm gần đâyđã thu hút một lượng khách khá lớn từnhiều nơi trong và ngoài tỉnh về thamquan, tắm biển.

Q.Việt

Thừa Thiên Huế chuẩn bị cho mùa du lịch biển 2015

Liên hoan phim (LHP) Châu Âu2015 sẽ chính thức khai mạc tại bathành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội(Trung tâm Chiếu phim quốc gia, 87Láng Hạ), Đà Nẵng (rạp Lê Độ, 46Trần Phú) và TP. Hồ Chí Minh (Cụmrạp Cinebox, 212 Lý Chính Thắng,quận 3) vào các ngày 15, 16 và17/5/2015. Sự kiện này do Phái đoànLiên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam,đại sứ quán các nước thành viên EU vàcác Viện, Trung tâm Văn hóa Châu Âuphối hợp tổ chức.

LHP Châu Âu 2015 tại Việt Nam sẽgiới thiệu 13 bộ phim đến từ 13 nước

thành viên Châu Âu gồm: Áo,Hungary, CH Czech, Phần Lan, Đức,Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan,Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển vàAnh với thể loại đa dạng, gồm phimdành cho trẻ em, phim tâm lý, lãngmạn, hành động, hài, tài liệu... hứa hẹnmang đến cho khán giả yêu điện ảnhnhiều trải nghiệm thú vị.

Những bộ phim này được sản xuấtgần đây và đã gặt hái được nhữngthành công tại nước sở tại, trong đó cómột số phim đã giành được những giảithưởng điện ảnh uy tín trên thế giới vàđược lựa chọn tham dự những LHP

quốc tế như: Hãy đứng lên và nhảynào! (phim Áo), Một ngày ở Châu Âu(Đức), Cậu bé Finn (Hà Lan), Ida (BaLan)...

Được tổ chức lần đầu năm 2000,LHP Châu Âu trở thành một sự kiệnvăn hóa thường niên được mong đợitại Việt Nam. Liên hoan trở thành conđường tin cậy mang sự mới mẻ củanền văn hóa Châu Âu đến với ngườiViệt, bằng việc giới thiệu những bộphim mà có thể sẽ không được chiếutại các rạp chiếu phim thương mại củaViệt Nam.

n.tHAnH

Liên hoan Phim Châu Âu 2015

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

11số 1127 l 21.5.2015

Sự kiện vấn đề

Nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi01/6, hai nghệ sĩ ảo thuật nổi tiếng củaNhật Bản là Ai và YuKi sẽ đến Hà Nộibiểu diễn từ ngày 28/5 đến ngày 01/6với chương trình “ Zen Magic” - Ảothuật Thiền.

Ai và Yuki đến biểu diễn tại Thủđô Hà Nội theo lời mời của Nhà hátTuổi trẻ và Công ty Đông Đô(Dongdoshow.com). Chương trìnhlần này thực sự là cơ hội để nhữngngười yêu thích ảo thuật tận mắtchứng kiến tài năng, sự biến hóa củanhững ngôi sao bậc thầy hàng đầu thếgiới. Hàng loạt những tiểu phẩm độcđáo “Hoa anh đào”, “Chiếc gươngbiến ảo”, “Bình nước ma thuật”,

“Chiếc hộp kỳ bí”, “Ảo thuật bay”...sẽ mang lại cho khán giả Thủ đô sựhứng khởi thực sự.

Ai và Yuki là hai ảo thuật giacủa Nhật Bản đã trình diễn nhiềuchương trình ấn tượng, chin h phụckhán giả thế giới. Đẳng cấp của hainghệ sĩ bậc thầy đã được khẳngđịnh qua những chuyến lưu diễn thếgiới và sự hưởng ứng cuồng nhiệtcủa khán giả khó tính nhất tại“Cung điện ảo thuật thế giới”. Ai vàYuki là những nghệ sĩ ảo thuật NhậtBản đầu tiên biểu diễn đơn dài kỳtại Las Vegas (Hoa Kỳ) với showdiễn nổi tiếng “Zen Magic” - Ảothuật Thiền là chương trình ảo thuật

có sự kết hợp giữa nghệ thuật nhàolộn trên không và ảo thuật. Ảo thuậtThiền đã và đang nhận được sự tánthưởng của khán giả tại những nơihai nghệ sĩ dừng chân biểu diễn.

Qua các tiết mục độc đáo, Ai vàYuKi dẫn dắt khán giả vào câuchuyện thần tiên với các màn “phépthuật”, những chiêu biến hoá khônlường... Các tiết mục ảo thuật liên kếtvới nhau tạo thành màu sắc phiêu lưuhuyền bí, nhiều phen khiến khán giảthót tim như: biến hình xuyên khônggian, biến qua lồng son, bàn chôngxuyên qua người, bay người trênnhững chiếc ô…

Yến nHi

Cặp nghệ sĩ ảo thuật hàng đầu Nhật Bản biểu diễn tại Việt Nam

16 tiết mục đặc sắc nhất được lựachọn từ các đêm chung kết khu vực đãcùng tranh tài trong đêm chung kếtLiên hoan Dân ca Việt Nam diễn ra tạiNghệ An vào đêm ngày 14/5/2015.

Được tổ chức 2 năm một lần, Liênhoan Dân ca Việt Nam 2015 là chươngtrình do Đài Truyền hình Việt Nam tổchức nhằm tìm kiếm, duy trì, bảo tồnvà phát hiện các làn điệu dân ca, dânnhạc, dân vũ nguyên thể, mang tính đặctrưng vùng miền, đặc sắc trong đờisống để giới thiệu với khán giả cảnước. Liên hoan này còn nhằm duy trìphong trào hát dân ca trong đời sốngnhân dân. Qua đó tìm kiếm, phát hiện,bồi dưỡng nhân tố mới, đặc biệt là thếhệ trẻ trong lĩnh vực hát, biểu diễn cáclàn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ.

Bước sang năm thứ 6, Liên hoanDân ca Việt Nam 2015 vẫn duy trìđược những nét hấp dẫn riêng. Đây làmột trong những chương trình nghệ

thuật truyền hình tiêu biểu mà mụcđích chính là tôn vinh, bảo tồn và lưugiữ những báu vật văn hóa của 54 dântộc Việt Nam. Liên hoan đã nhận đượcsự tham gia nhiệt tình của các địaphương trong cả nước, đặc biệt là cácnghệ nhân - những người trực tiếp gìngiữ, phát huy những làn điệu dân cacủa dân tộc.

Liên hoan Dân ca Việt Nam lầnthứ VI được tổ chức có nhiều nétmới, gần gũi, sinh động và hấp dẫnhơn. Liên hoan không chỉ là mộtcuộc thi mà sự kiện này đã làm nênmột ngày hội của các giá trị văn hóatruyền thống. Gần 500 nghệ nhân,nghệ sĩ đại diện cho 31 dân tộc anhem đến từ 54 tỉnh/thành trong cảnước đem đến gần 150 tiết mục dânca, dân vũ, dân nhạc, làm nên mộtcuộc trình diễn đầy màu sắc và ấntượng, giới thiệu với công chúng cảnước những làn điệu dân ca thấm

đẫm nhân tình, kết tinh từ những nétvăn hóa đặc sắc nhất của đời sốngtinh thần mỗi dân tộc.

16 tiết mục đêm chung kết đềuđược chọn lọc kỹ lưỡng, đại diện chocác vùng miền. Đó là sự góp mặt củanhiều loại hình dân ca truyền thốngnhư hát then, hát bài chòi, hát dân caNghệ Tĩnh, hát xẩm, Quan Họ cổ, hátChầu Văn, hát Ghẹo… Các tiết mụcđộc, tấu, hòa tấu nhạc cụ hay cồngchiêng của đồng bào dân tộc cũng đượcđưa vào trình diễn tạo nên nhiều nétmới cho Liên hoan.

Kết thúc Liên hoan, Ban tổ chức đãtrao 10 giải A, 6 giải B cho các tiết mụcđặc sắc tham gia đêm chung kết toànquốc. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng traogiải Tốp nghệ nhân trình diễn ấn tượngnhất, giải Tốp nghệ nhân cao tuổi nhấtvà giải Người biểu diễn trẻ tuổi nhấtcho các nghệ nhân tham gia Liên hoan.

MạnH Huân

Chung kết Liên hoan Dân ca Việt Nam lần thứ Vi năm 2015

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1127 l 21.5.2015

Theo Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang,đến nay tỉnh đã thu hút 243 dự án đầu tư dulịch, với tổng diện tích hơn 8.000ha; trongđó, 154 dự án được cấp giấy chứng nhậnđầu tư và 89 dự án có chủ trương đầu tư.

Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnhKiên Giang - Nguyễn Văn Sáu cho biết:Tỉnh đã xác định 4 vùng du lịch trọngđiểm là Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Lươngvà phụ cận, Rạch Giá - Kiên Hải và phụcận, U Minh Thượng và phụ cận; trongđó, vùng Phú Quốc thu hút 189 dự án dulịch, diện tích 6.804ha. Toàn tỉnh hiện có37 dự án hoàn thành, đi vào hoạt động vớitổng vốn đầu tư 1.812 tỷ đồng. Những dựán này phần lớn đầu tư khách sạn, khunghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, muasắm kết hợp dịch vụ - du lịch… Quy mônhất là quần thể du lịch, nghỉ dưỡngVinpearl Phú Quốc, diện tích hơn 300ha,gồm khu khách sạn biệt thự 5 sao 750phòng, khu vui chơi giải trí hiện đại, sângolf 27 lỗ tiêu chuẩn quốc tế. Dự tính năm2015, tỉnh có 370 cơ sở lưu trú, với 7.750phòng phục vụ du khách; trong đó, có 12khách sạn đạt 3-5 sao, tập trung ở PhúQuốc, Rạch Giá và Hà Tiên.

Tỉnh đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ

phát triển du lịch với nhiều công trìnhnhư: cảng du lịch Rạch Giá, nâng cấp sânbay Rạch Giá, xây dựng mới cảng hàngkhông quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốctế An Thới, cảng du lịch Bãi Vòng, cáctuyến Quốc lộ 80, 63, 61, N1, hệ thốngđường giao thông trên đảo Phú Quốc, đưađiện lưới quốc gia ra hai đảo Phú Quốcvà Hòn Tre (Kiên Hải), xây dựng hệthống cấp điện, cấp nước, xử lý nước thảivà rác thải Khu du lịch Mũi Nai, Hòn PhụTử (Hà Tiên), Công viên Văn hóa An Hòa(thành phố Rạch Giá)…

Du lịch Kiên Giang hiện có nhiều sảnphẩm như: du lịch biển - đảo, du lịch sinhthái, du lịch văn hóa; hệ thống những khu,điểm tuyến du lịch hình thành ở PhúQuốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Kiên Hải,Rạch Giá, U Minh Thượng. Tại các ditích lịch sử - văn hóa, một số lễ hội đượcquan tâm đầu tư nâng cấp, thu hút nhiềukhách du lịch đến như: Tao đàn ChiêuAnh Các (Hà Tiên), lễ giỗ Anh hùng dântộc Nguyễn Trung Trực (thành phố RạchGiá), lễ giỗ các anh hùng liệt sĩ Nhà tùPhú Quốc, lễ giỗ Anh hùng lực lượng vũtrang nhân dân Phan Thị Ràng - Chị Sứ(Hòn Đất), ngày hội văn hóa, thể thao -

du lịch dân tộc Khmer (Gò Quao)… Mộtsố nghề truyền thống, tiểu thủ côngnghiệp như: sản xuất nước mắm, rượusim, hồ tiêu, ngọc trai và sản phẩm thủcông mỹ nghệ chế tác từ các loại đá, gỗ,vỏ ốc, đan đát cỏ bàng, lục bình… đượcđầu tư phát triển, phục vụ khách du lịch.

Tỉnh đã xây dựng và thực hiện cáctour du lịch kết nối các vùng du lịch trọngđiểm trên địa bàn với các tỉnh, thành phốtrong nước và ngoài nước. Tỉnh phối hợpxây dựng tour du lịch “Đồng bằng sôngCửu Long - Một điểm đến bốn địaphương +” kết nối các điểm đến du lịchcủa các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọngđiểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long,gồm: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ,Cà Mau và Bạc Liêu. Giai đoạn 2011-2015, có khoảng 18,4 triệu lượt khách đếntham quan, du lịch tỉnh Kiên Giang, tốcđộ tăng trưởng bình quân 7,3%/năm,trong đó khách quốc tế khoảng 874.000lượt du khách, tăng trưởng 12,6%/năm.Năm 2015, Kiên Giang dự kiến sẽ đónhơn 6 triệu lượt khách du lịch trong vàngoài nước, trong đó hơn 4 tháng đầunăm nay đón khoảng 1,9 triệu lượt khách,đạt 31,6% kế hoạch. L.KHánH

Kiên Giang thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch

Sáng 17/5, tại Trung tâm Văn hóatỉnh Nghệ An, Bộ VHTTDL phối hợpvới UBND tỉnh Nghệ An tổ chức nhiềuhoạt động sôi nổi trong khuôn khổNgày hội Văn hóa các dân tộc MiềnTrung năm 2015. Ban tổ chức đã Khaimạc triển lãm “Hành trình theo chânBác”, giới thiệu tới công chúng 79 bứcảnh cùng với 300 tài liệu hiện vật gốckhối, 200 hiện vật gốc hình. Triển lãmgiới thiệu những nét văn hóa đặc trưngtiêu biểu của các dân tộc ở mỗi vùngmiền thông qua các tài liệu hiện vật,trang phục, nhạc cụ và các sản phẩmvăn hóa. Đặc biệt, là những hình ảnhlịch sử nổi bật về cuộc “Hành trình theochân Bác” qua từng thời kỳ lịch sử của

Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh -Anh hùng giải phóng dân tộc, Danhnhân văn hóa thế giới. Ngoài ra triểnlãm “Hành trình theo chân Bác” còn cócác hoạt động trải nghiệm, trình diễnnhư: Thổi sáo H’Mông, hát Then đànTính, dàn nhạc cụ âm đất nước, conngười Việt Nam…

Tại ngày hội, cùng với triển lãm“Hành trình theo chân Bác”, còn cókhông gian Thơ “Hồ Chí Minh - tênNgười là cả một niềm thơ” giới thiệu19 bài thơ viết về Bác của 12 tác giảtrong nước và 7 tác giả nước ngoài thểhiện tình yêu vô bờ bến của đồng bàocác dân tộc đối với vị lãnh tụ kính yêu,người cha già của dân tộc Việt Nam và

sự thành kính của bạn bè quốc tế vớiChủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng trong dịpnày, Câu lạc bộ Tao đàn mùa xuân tỉnhNghệ An ra mắt và giới thiệu tập thơnhạc chủ đề “Tình Bác sáng lòng ta”với 116 tác phẩm mới của 47 tác giảviết về Bác Hồ kính yêu.

Trong khuôn khổ Ngày hội Vănhóa các dân tộc miền Trung năm 2015,Tổng cục Thể dục thể thao phối hợpvới UBND tỉnh Nghệ An còn tổ chứcgiải thể thao các trò chơi dân gian, cácmôn thể thao dân tộc như đẩy gậy, némcòn và khai mạc các gian trưng bàytriển lãm, giới thiệu quảng bá sản phẩmvăn hóa đặc trưng các dân tộc.

Hồ tHAnH

Sôi nổi các hoạt động trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

13số 1127 l 21.5.2015

Sự kiện vấn đề

Chiều ngày 18/5, tại Học viện Âmnhạc quốc gia Việt Nam, BộVHTTDL đã long trọng tổ chức gặpmặt các nhà khoa học và công nghệ(KHCN), đồng thời vinh danh 57 cánhân có thành tích xuất sắc trong lĩnhvực nghiên cứu KHCN.

Theo đánh giá của Bộ VHTTDL,các công trình nghiên cứu khoa học,công nghệ đã phản ánh tương đốitoàn diện thực trạng công tác quản lýNhà nước và thực tiễn hoạt độngtrong các lĩnh vực văn hóa, thể thao,du lịch, gia đình. Tổng kết đề tài đãnghiệm thu tính đến ngày 15/4/2015là 140 đề tài, trong đó có 56 đề tàiđoạt loại xuất sắc (chiếm tỷ lệ 43%);công bố 13 tiêu chuẩn kỹ thuật và 01quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trongcác lĩnh vực Điện ảnh, Du lịch, Disản văn hóa, Thư viện, Thể dục thểthao; nghiệm thu và đưa vào sử dụng03 dự án tăng cường tiềm lực nghiên

cứu khoa học và công nghệ.Phát biểu tại buổi gặp mặt các nhà

KHCN, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhnhận định: Trong những thập niênqua, KHCN đã thực sự có đóng gópquan trọng trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Các công trình nghiên cứu khoa họcxã hội nhân văn đã cung cấp luận cứkhoa học và thực tiễn cho việc hoạchđịnh đường lối, chủ trương của Đảngvề văn hóa, chính trị, giáo dục, xã hội,khẳng định các hệ giá trị và bản sắcvăn hóa Việt Nam; khẳng định chủquyền quốc gia đối với quần đảoHoàng Sa, Trường Sa và toàn vẹn lãnhthổ Việt Nam.

Ngoài ra, để hoạt động KHCNthực sự trở thành động lực phát triểnvăn hóa, thể thao và du lịch gắn liềnvới nhiệm vụ quản lý nhà nước, Bộtrưởng nhấn mạnh, trong thời gian tớicần tập trung vào những vấn đề như:

Tập trung nghiên cứu thực hiện cácnhiệm vụ về phát triển văn hóa, giađình, thể dục, thể thao và du lịch đãđược ghi trong các Nghị quyết củaĐảng, các chiến lực phát triển củangành; Tập trung đầu tư cơ sở vậtchất, trang thiết bị cho các viện nghiêncứu, các trường trực thuộc Bộ; Chútrọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cácnhà khoa học, kỹ thuật viên lành nghềvà hình thành các tập thể KHCN;Khuyến khích và tạo điều kiện thuậnlợi cho sáng tạo, sáng chế, phát minhKHCN; Tăng cường hội nhập, hợp tácquốc tế về nghiên cứu và ứng dụngchuyển giao KHCN.

Ngày Khoa học và Công nghệ ViệtNam là dịp để tạo sự gắn kết giữa cácnhà khoa học trong và ngoài Bộ,truyền cảm hứng và niềm say mê sángtạo cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu vàthế hệ trẻ.

H.PHượng

Bộ VHTTDL tổ chức gặp mặt các nhà khoa học và công nghệnhân Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5)

Ngày 13/5, Ban Chỉ đạo phát triểndu lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghịtổng kết Chương trình phát triển du lịchtỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015;phương hướng, nhiệm vụ và giải phápphát triển du lịch giai đoạn 2016-2020.

Giai đoạn 2016-2020, Bắc Giangphấn đấu hoàn thành các quy hoạch vềphát triển du lịch; xây dựng được sảnphẩm du lịch đặc trưng; nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực; tiếp tục bảo tồnvà phát huy các di sản văn hóa, sử dụngvà khai thác hiệu quả các tài nguyênthiên nhiên. Tỉnh sẽ xây dựng quyhoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡnghồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần (LụcNgạn); hoàn thành dự án phát triển dulịch tuyến Tây Yên Tử, dự án xây dựngThiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng.Cùng với đẩy mạnh liên kết xây dựng

các tour, tuyến, các khu, điểm du lịch,Bắc Giang ưu tiên thu hút đầu tư du lịchvăn hóa, tâm linh, du lịch lịch sử vănhóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắnvới phát triển du lịch cộng đồng. Giaiđoạn 2016-2020, tỉnh tiếp tục đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng các khu, điểmdu lịch và tuyên truyền, quảng bá, xâydựng sản phẩm du lịch đặc thù, BắcGiang cần tích cực triển khai hiệu quảchương trình liên kết, hợp tác phát triểndu lịch với các tỉnh, thành phố; kết nốivà khai thác các tour, tuyến du lịch vớicác tỉnh, thành phố đã liên kết, đồngthời tiếp tục mở rộng liên kết với cáctỉnh, thành phố bạn trong công tác đầutư, phát triển du lịch.

Nhiều đại biểu dự hội nghị chorằng: Để du lịch trở thành ngành kinhtế mũi nhọn của tỉnh, Bắc Giang cầntập trung xây dựng và đa dạng hóa sản

phẩm du lịch theo hướng tạo ra sảnphẩm du lịch mới, độc đáo và hấp dẫndu khách; mở rộng việc xúc tiến,quảng bá du lịch trong và ngoài tỉnh;tăng cường liên kết với các tỉnh bạnnhằm thu hút đầu tư phát triển du lịch;đẩy mạnh việc ưu tiên thu hút đầu tưvào những sản phẩm du lịch mà tỉnhcó tiềm năng, thế mạnh như: Văn hóatâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng… ởnhững huyện có lợi thế nhưng còn khókhăn như Lục Ngạn, Sơn Động. Ngoàira, tỉnh cần đẩy mạnh công tác xã hộihóa trong quản lý, đầu tư và có chínhsách khuyến khích các tổ chức, cánhân đầu tư cho xây dựng và phát triểnsản phẩm du lịch; khuyến khích pháttriển các làng nghề truyền thống, sảnxuất các sản phẩm hàng hóa phục vụdu khách.

nguYễn cúc

Bắc Giang tăng cường liên kết để phát triển du lịch

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

14 số 1127 l 21.5.2015

Mười tay vợt nam, nữ được đánhgiá là mạnh nhất của cầu lông ViệtNam hiện nay đang tham dự giải Cầulông đồng đội hỗn hợp vô địch thếgiới - Sudirman Cup 2015 diễn ra vàocuối tháng 5 này tại Quảng Đông(Trung Quốc). Theo đó, 5 tay vợt namdự Giải lần này gồm: Nguyễn TiếnMinh, Phạm Cao Cường, Dương BảoĐức, Đào Mạnh Thắng, Lê Hà Anh; 5tay vợt nữ gồm: Vũ Thị Trang, TháiThị Hồng Gấm, Phạm Như Thảo,Nguyễn Thùy Linh và Nguyễn ThịSen. Đoàn sẽ đi dự Giải với sự dẫn dắtcủa Trưởng đoàn là ông Lê Thanh Hà,Trưởng bộ môn Cầu lông, Tổng cụcThể dục thể thao.

Với đội hình này, Ban huấn luyệnđội tuyển Cầu lông Việt Nam hy vọng,với sự đầu tư bài bản, đội tuyển sẽ cósự bứt phá, thậm chí, mục tiêu của đội

tuyển là thăng hạng lên nhóm II. Quagiải đấu, tuyển Cầu lông Việt Namcũng có được sự chuẩn bị tốt nhất choSEA Games 28 tại Singapore vàotháng 6 tới.

Theo đánh giá của giới chuyênmôn, mặc dù danh sách những tay vợtmạnh nhất Việt Nam đã có nhiều thayđổi, song tay vợt số 1 Việt NamNguyễn Tiến Minh (hạng 31 thế giới)vẫn nhận được nhiều sự kỳ vọng ở nộidung đơn nam. Bên cạnh đó, tài năngtrẻ Phạm Cao Cường và tay vợt số 1Hà Nội là Lê Hà Anh cũng là nhữnggương mặt được đánh giá cao. Ngoàira, 2 tay vợt đánh đôi tốt nhất Việt Namhiện nay là Đào Mạnh Thắng vàDương Bảo Đức sẽ là “quân át chủ bài”ở 2 trận đôi nam và đôi nam nữ. Ở nộidung nữ, tay vợt Vũ Thị Trang (hạng58 thế giới) nhận được nhiều sự kỳ

vọng ở trận đánh đơn. Ở nội dung đôinữ, Vũ Thị Trang sẽ kết hợp cùng đồnghương Nguyễn Thị Sen. Trong khi đó,Thái Thị Hồng Gấm sẽ là sự lựa chọnsố 1 cho trận đánh đôi nam nữ (cùngDương Bảo Đức), còn Phạm Như Thảo(cùng Đào Mạnh Thắng) sẽ là sự lựachọn thứ 2 ở nội dung này.

Tham dự Sudirman Cup 2015 có 35quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 12đội nhóm 1 sẽ tranh chấp chức vô địch,23 đội còn lại sẽ chia thành 3 nhóm thiđấu tranh quyền lên hạng để có thểtham dự các nhóm đấu cao hơn vào cácmùa Sudirman Cup sau. Tại giải, ViệtNam được xếp hạt giống số 21/35, thiđấu ở bảng B (cùng với Australia,Italia, Thụy Sỹ) nhóm III. Có 6 trậntrong mỗi vòng đấu: đơn nam, đơn nữ,đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ.

nAM AnH

Việt Nam dự Giải Cầu lông đồng đội vô địch thế giới

Ngày 14/5, tại Trung tâm Huấnluyện Thể thao quốc gia tại Hà Nội đãdiễn ra chương trình “Thắp sáng niềmtin chiến thắng”, nhằm gây quỹ thưởng“nóng” cho các vận động viên giànhthành tích xuất sắc tại Đại hội Thể thaoĐông Nam Á lần thứ 28 (SEA Games28), sắp diễn ra tại Singapore từ ngày05-16/6 tới.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổngcục Thể dục thể thao, Trưởng đoàn Thểthao Việt Nam tham dự SEA Games 28- Trần Đức Phấn: Thắp sáng niềm tinchiến thắng là một hoạt động đã đượcbáo Thể thao Việt Nam và đoàn Thểthao Việt Nam phối hợp thành côngqua các kỳ SEA Games trước đây. Mụcđích của chương trình là vận động cácdoanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảotâm đồng hành cùng đoàn Thể thaoViệt Nam; ủng hộ vật chất và tinh thần

cho các vận động viên thi đấu và giànhthành tích xuất sắc tại Đại hội, gópphần ghi nhận, động viên kịp thời cũngnhư tạo động lực để cổ vũ các vận độngviên thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắcáo của Tổ quốc.

Tại buổi lễ, Phó Tổng cục trưởngTổng cục Thể dục thể thao - Trần ĐứcPhấn đã ký kết bản thỏa thuận giữaTổng cục Thể dục thể thao với 2 doanhnghiệp lớn, là Công ty Cổ phần thươngmại Nguyễn Kim và Công ty Cổ phầnhàng không Vietjet.

Theo bản thỏa thuận đã ký kết,Công ty Cổ phần thương mại NguyễnKim sẽ tặng cho mỗi vận động viêngiành Huy chương Vàng tại SEAGames 28 là 1 tivi màn hình LED40inch, tính cả Huy chương Vàng ởnội dung cá nhân và đồng đội. Công tyCổ phần hàng không Vietjet cam kết

sẽ trao tặng cho các vận động viêngiành thành tích xuất sắc 130 vé khứhồi chặng nội địa với số tiền tương ứng1,1 tỷ đồng.

Ngoài 2 bản đã ký kết trên, Chủ tịchkiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn HòaBình - Nguyễn Hữu Đường cam kết sẽtrao tặng 1 xe máy trị giá khoảng 20triệu cho mỗi vận động viên giành Huychương Vàng tại Đại hội lần này.

Để tạo không khí sổi nổi cổ vũ chođoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEAGames 28, ngày 27/5 tới đây, báo Thểthao Việt Nam tiếp tục tổ chức gala“Thắp sáng niềm tin chiến thắng” tạiNhà Văn hóa thanh niên quận 1 (TP.Hồ Chí Minh), để tiếp tục vận độngdoanh nghiệp, doanh nhân và ngườihâm mộ tham gia đồng hành cùng đoànThể thao Việt Nam.

Vũ MinH

Thắp sáng niềm tin chiến thắng cùng đoàn Thể thao Việt Namtham dự SEA Games 28

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

15số 1127 l 21.5.2015

Ngày 15/5, xạ thủ Hoàng XuânVinh của Việt Nam đã xuất sắc giànhHuy chương Đồng nội dung 50m súngngắn bắn chậm nam tại Cúp Bắn súngthế giới diễn ra ở Fort Benning (Mỹ).Đây là tấm Huy chương Đồng thứ 2 củaXuân Vinh ở nội dung này tại đấutrường thế giới. Trước đó, là tại CúpBắn súng thế giới diễn ra ở Hàn Quốcngày 11/4.

Ở nội dung 50m súng ngắn bắnchậm nam có sự tham dự của 67 xạ thủhàng đầu thế giới và Việt Nam có 3 đạidiện là Hoàng Xuân Vinh, Trần QuốcCường và Nguyễn Hoàng Phương. Sauvòng đấu loại chỉ có một mình XuânVinh vào lượt đấu chung kết khi anh

xếp thứ 8. Ở lượt đấu chung kết, XuânVinh khởi đầu không tốt, tuy nhiên, vàogiai đoạn đấu loại trực tiếp, xạ thủ số 1của Việt Nam đã có thành tích tốt hơnvà lọt vào tốp 3 tranh chấp huy chương.

Trước những đối thủ khá mạnh,Xuân Vinh chỉ giành được Huy chươngĐồng, với 168,3 điểm. Huy chươngVàng thuộc về Mikec Damir của Serbiavới 193,1 điểm và Jin Jongoh (HànQuốc) giành Huy chương Bạc, với191,9 điểm. Chỉ có được tấm Huychương Đồng nhưng đây là thành côngvới Xuân Vinh, bởi nội dung 50m súngngắn bắn chậm nam không phải là nộidung sở trường của xạ thủ này. Bêncạnh đó, hai xạ thủ cạnh tranh huy

chương với Xuân Vinh đều là nhữngđối thủ rất mạnh ở nội dung này. JinJonggoh là người vừa giành Huychương Vàng và phá kỷ lục thế giới nộidung 10m súng ngắn hơi nam tại CúpBắn súng thế giới ở Hàn Quốc hồitháng tư vừa qua. Trong khi MikecDamir là đương kim vô địch Cúp Bắnsúng thế giới ở nội dung này tạiSlovenia năm 2014.

Sau giải đấu tại Mỹ, đội tuyển Bắnsúng Việt Nam sẽ về nước để chuẩn bịcho SEA Games 28, tại Singapore.Hoàng Xuân Vinh chính là niềm hyvọng vàng của Bắn súng Việt Nam tạiđấu trường này.

n.AnH

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành Huy chương Đồng thế giới

Ngày 17/5, giải Bơi vô địch nhómtuổi quốc gia năm 2015 đã chính thứckhởi tranh tại Khu Liên hợp Thể thaoquốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Ngay saulễ khai mạc, các vận động viên bướcvào thi đấu ở các nội dung: 50m ếchnam, nữ lứa tuổi từ 13 trở xuống; 50mếch nam, nữ lứa tuổi từ 14-15 và 16-18tuổi; 400m tự do nam, nữ tuổi từ 13tuổi trở xuống, từ 14-15 và 16-18;100m bướm nam từ 13 tuổi trở xuống.

Giải đấu năm nay thu hút 181 vậnđộng viên đến từ 25 đoàn tham dự,gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, AnGiang, Bến Tre, Bình Phước, Công annhân dân, Cần Thơ, Đà Nẵng, ĐồngNai, Đồng Tháp, Hải Dương, HảiPhòng, Long An, Quảng Bình, QuảngNinh, Quảng Trị, Tây Ninh, Thái Bình,Thanh Hóa, Trung tâm Thể dục thể thaoquận 3, Trung tâm Thể dục thể thaoquận 6, Trung tâm Thể dục thể thaoquận 7, Trung tâm Thể dục thể thaoQuốc phòng IV, Trung tâm Thể dục thểthao Quốc phòng V, Vĩnh Long.

Những đoàn có thành tích thi đấutốt tại các giải đấu lớn luôn có số vận

động viên tham dự đông đảo là TP. HồChí Minh với 37 vận động viên, HàNội 17 vận động viên, Long An 15 vậnđộng viên, Hải Phòng và Trung tâmThể dục thể thao Quốc phòng V với 14vận động viên.

Theo Hiệp hội Thể thao dưới nướcViệt Nam, giải Bơi vô địch nhóm tuổiquốc gia năm 2015 là dịp để Ban tổchức đánh giá lại chất lượng thi đấucủa các vận động viên cũng như côngtác đào tạo chuyên môn của các huấnluyện viên; đồng thời phát hiện vàtuyển chọn các vận động viên năngkhiếu, nâng cao trình độ chuyên mônđể chuẩn bị lực lượng tham dự SEAGames 28 sắp diễn ra tại Singapore.

* Trước đó, ngày 16/5, Giải Lặn vôđịch nhóm tuổi quốc gia năm 2015 đãchính thức khép lại tại Khu Liên hợpThể thao quốc gia Mỹ Đình. Kết quả,đoàn Trung tâm Thể dục thể thao Quốcphòng V đã xuất sắc giành được 10Huy chương Vàng, 12 Huy chươngBạc và 6 Huy chương Đồng, đứng ở vịtrí thứ Nhất. Vị trí thứ Nhì thuộc vềđoàn Hà Nội với 9 Huy chương Vàng,

5 Huy chương Bạc và 6 Huy chươngĐồng. Về vị trí thứ Ba là đoàn QuảngBình với 9 Vàng, 4 Bạc và 1 Đồng.Cũng tại giải đấu này, đã có 18 kỷ lụcquốc gia mới được thiết lập cả hai nộidung cá nhân và đồng đội tiếp sức.

Giải Lặn vô địch nhóm tuổi quốcgia năm 2015 do Hiệp hội Thể thaodưới nước Việt Nam tổ chức với sựtham dự của 123 vận động viên đến từ16 đoàn gồm: Hà Nội, Hà Nam, NamĐịnh, Thanh Hóa, Nghệ An, QuảngNinh, Phú Thọ, Thái Bình, QuảngBình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Tây Ninh,Long An, Vĩnh Long, TP. Hồ ChíMinh, Trung tâm Thể dục thể thaoQuốc phòng V. Các vận động viênthuộc 2 nhóm tuổi ( 16-17 và 15 tuổitrở xuống) tranh tài ở các nội dung cánhân gồm: Lặn tốc độ 50m; lặn khí tài100m, 400m; lặn chân vịt đôi 50m,100m, 200m; lặn vòi hơi chân vịt 50m,100m, 200m, 400m, 800m, 1.500m.Tiếp sức gồm: Lặn vòi hơi chân vịt4x100m, 4x200m; lặn chân vịt đôi4x100m.

V.MinH

Giải Bơi vô địch nhóm tuổi quốc gia 2015

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

16 số 1127 l 21.5.2015

Sau 8 ngày thi đấu sôi nổi, hấp dẫn(từ ngày 08-15/5), Hội thi thể thao cácdân tộc thiếu số toàn quốc lần thứ IX,khu vực II - 2015 đã kết thúc thànhcông.

Kết quả, đoàn Đắk Lắk xếp thứ nhấttoàn đoàn với 22 Huy chương Vàng, 3Huy chương Bạc và 6 Huy chươngĐồng; đứng thứ hai là đoàn chủ nhàKon Tum với 4 Huy chương Vàng, 17Huy chương Bạc, 10 Huy chươngĐồng; đứng thứ 3 là đoàn Gia Lai với13 Huy chương Vàng, 7 Huy chương

Bạc và 5 Huy chương Đồng. Tham gia Hội thi có gần 1.000 vận

động viên của 14 tỉnh/thành từ Đà Nẵngtrở vào. Các vận động viên đã trải qua 8ngày thi đấu, tranh tài ở 7 bộ môn, gồm:Bóng đá nam (7 người); bóng chuyềnnam, nữ; Việt dã nam 7km, nữ 3km; đẩygậy nam (10 hạng cân), nữ (8 hạng cân);kéo co nam, nữ, nam nữ phối hợp; bắnnỏ nam, ná nam, nữ; đi cà kheo.

Hội thi thể thao các dân tộc thiểu sốtoàn quốc được tổ chức định kỳ 2 nămmột lần, nhằm phát triển rộng rãi phong

trào tập luyện và thi đấu thể dục thểthao, nâng cao sức khỏe, nâng cao đờisống văn hóa tinh thần cho nhân dân.Hội thi cũng nhằm bảo tồn và phát huycác giá trị văn hóa truyền thống, tăngcường tình đoàn kết gắn bó trong cộngđồng các dân tộc Việt Nam. Qua hội thilần này các nhà tuyển chọn tài năngcũng đã chọn ra được nhiều vận độngviên trẻ có năng lực, đạt thành tích caođể bồi dưỡng, tạo nguồn cho nền thểthao các dân tộc.

Hải PHong

Sự kiện vấn đề

Thông tin từ Liên đoàn mô tô, xeđạp Việt Nam cho biết: Liên đoàn Xeđạp thế giới vừa gửi thư mời vận độngviên xe đạp Việt Nam Nguyễn Thị Thậttham dự khóa huấn luyện tại Trung tâmXe đạp thế giới đặt tại Aigle (Thụy Sĩ).Đây là một trong những chương trìnhcủa Liên đoàn Xe đạp thế giới nhằmphát triển phong trào xe đạp tại các quốcgia, trong đó có khu vực Châu Á.

Vận động viên Nguyễn Thị Thậtvào tầm ngắm của các chuyên gia Liênđoàn Xe đạp thế giới với tấm Huychương Bạc trong lịch sử bộ môn xeđạp Việt Nam tại Đại hội thể thao Châu

Á 2014 (ASIAD 2014). Đây là tấm huychương quý giá, bởi xe đạp đườngtrường là môn thể thao cơ bản tại cácĐại hội thể thao lớn và có tính cạnhtranh cao. Ngoài thành tích tại ASIAD,Nguyễn Thị Thật còn đứng hạng 4 giảivô địch Châu Á. Theo đó, đợt tập huấnnày sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng từngày 16/6 đến 16/7. Toàn bộ kinh phíăn ở, tập luyện do phía Liên đoàn Xeđạp thế giới đài thọ.

Trung tâm Xe đạp thế giới đặt tạiAigle (Thụy Sĩ) được trang bị cơ sở vậtchất hiện đại, từng đào tạo nhiều tay đuanổi tiếng Châu Á cũng như thế giới.

Mỗi năm, Trung tâm này đều mở khóađào tạo miễn phí cho nhiều tay đua trẻtài năng ở các nước trên thế giới.

Theo đánh giá của ông Nguyễn ĐứcCường - Trưởng bộ môn Xe đạp Tổngcục Thể dục thể thao, Liên đoàn Xe đạpthế giới căn cứ vào những thành tích nổibật để lựa chọn ra các vận động viên đểxét duyệt suất tập huấn tại Thụy Sĩ. Vậnđộng viên Nguyễn Thị Thật đã đượcmời đích danh và đây là cơ hội rất tốtcho tay đua Việt Nam này nâng cao hơnnữa trình độ chuyên môn.

A.tùng

Ngày hội VHTTDL các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày 15/5, tại huyện miền núi Nam

Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chứcNgày hội văn hóa, thể thao và du lịch cácdân tộc miền núi lần thứ 9 năm 2015. Đâylà hoạt động được tổ chức định kỳ hai nămmột lần luân phiên giữa hai huyện NamĐông và A Lưới, góp phần tăng cường sựhiểu biết, tình đoàn kết, giao lưu và gìn giữbản sắc văn hóa, thể thao giữa các dân tộcmiền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày hội lần này có ba nội dung tiêubiểu là liên hoan văn nghệ quần chúng,thi đấu thể thao dân tộc và hội thi ẩmthực. Liên hoan văn nghệ quần chúng cósự tham gia của 9 đội văn nghệ quầnchúng đến từ các huyện Nam Đông, A

Lưới, Phú Lộc, Hương Trà và PhongĐiền. Các đội trình diễn dân ca, dân nhạc,dân vũ và trang phục truyền thống củađồng bào các dân tộc thiểu số miền núitỉnh Thừa Thiên Huế với chủ đề ca ngợiĐảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước.

Phần thi đấu thể thao dân tộc gồm thiđấu bóng chuyền nam, bắn nỏ cá nhânnam, nữ và đồng đội (nam, nữ), kéo co,đẩy gậy 12. Hội thi ẩm thực truyền thốngcác dân tộc miền núi với sự tham gia của6 đội: Hương Hữu, Hương Sơn, ThượngLộ, Thượng Long, Thượng Quảng vàThượng Nhật. Ban tổ chức Hội thi cònphối hợp các doanh nghiệp lữ hành tổchức tour du lịch cộng đồng, sinh thái

khám phá cảnh quan thiên nhiên, đờisống văn hóa của huyện Nam Đông gắnvới tuyên truyền, quảng bá du lịch.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, Bảotàng Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm“Đảng bộ Thừa Thiên Huế, 85 năm xâydựng và trưởng thành”. Bên cạnh đó,Ngày hội còn diễn ra nhiều hoạt độngkhác như triển lãm các tác phẩm điêukhắc của đồng bào các dân tộc miền núitỉnh Thừa Thiên Huế do Bảo tàng Lịchsử và Cách mạng tổ chức; Thư viện Tổnghợp tỉnh tổ chức trưng bày sách báo vàsẽ tặng toàn bộ số sách được trưng bàycho Thư viện huyện Nam Đông.

Quốc Việt

Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ iX

Vận động viên Nguyễn Thị Thật được mời tập huấn tại Thụy Sĩ

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

17số 1127 l 21.5.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Tỉnh Bắc Ninh có 2 di sản văn hóaphi vật thể của nhân loại là dân ca QuanHọ Bắc Ninh và Ca Trù. Sau gần 6 nămđược UNESCO công nhận, tỉnh BắcNinh đã có nhiều giải pháp bảo tồn, pháttriển các loại hình văn hóa này. Nhưngtrái ngược với sức lan tỏa mạnh mẽ củadân ca Quan Họ, những người yêu CaTrù đang gồng mình mỗi ngày giữ ngọnlửa đam mê Ca Trù trong thế hệ trẻ khimọi nỗ lực bảo tồn loại hình nghệ thuậtnày vẫn trong giai đoạn trứng nước.

Ngay sau khi dân ca Quan Họ BắcNinh và Ca Trù được vinh danh, tỉnhBắc Ninh đã triển khai đề án “Bảo tồnvà phát huy giá trị dân ca Quan Họ BắcNinh giai đoạn 1 (2010-2012) với tổngkinh phí gần 37 tỷ đồng, chủ yếu nhằmphát triển dân ca Quan Họ. Sau 3 nămtriển khai, dân ca Quan Họ đã và đangđược quan tâm đầu tư bảo tồn, phát huymột cách tích cực (có chính sách hỗ trợnghệ nhân Quan Họ, công tác truyềndạy đạt nhiều kết quả, toàn tỉnh BắcNinh phát triển thêm 329 làng Quan Họthực hành…), thì Ca Trù dường nhưchưa được quan tâm đúng mức. Cácchính sách hỗ trợ, đãi ngộ hầu nhưkhông có, các câu lạc bộ Ca Trù ngoàicộng đồng chỉ hoạt động một cách cầmchừng.

Trước thực trạng trên, từ năm 2013,tỉnh Bắc Ninh triển khai đề án “Bảo tồnvà phát huy giá trị di sản dân ca QuanHọ Bắc Ninh và Ca Trù giai đoạn 2013-2020” với tổng kinh phí gần 65 tỷ đồng.Trong đó có 2 tiểu dự án dành riêng chocác hoạt động bảo tồn và phát huy giátrị của di sản Ca Trù với tổng kinh phílà 5 tỷ đồng. Tuy nhiên theo báo cáo củaSở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh, sau gần 2năm đề án đi vào hoạt động, đến nay,dân ca Quan Họ Bắc Ninh mới thựchiện một phần nhỏ trong 1 tiểu dự ánnhư: Tiến hành xuất bản được một sốđĩa DVD, khảo sát việc phục dựng lại

một số nhà chứa Quan Họ. Riêng việcbảo tồn nghệ thuật Ca Trù chưa thựchiện được dự án nào, chỉ mới dừng ởmức kiểm kê, nắm bắt thực trạng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninhcòn 4 câu lạc bộ Ca Trù hoạt động tại 3làng Ca Trù gốc, tuy cũng chỉ hoạt độngở mức cầm chừng và đang phải đối mặtvới nguy cơ thất truyền.

Trong số 4 câu lạc bộ Ca Trù cònhoạt động, có duy nhất Câu lạc bộ CaTrù Tiểu Than (thôn Tiểu Than, xã VạnNinh, huyện Gia Bình) còn nhà thờ tổnghề, đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóatinh thần và diễn ra các hoạt động truyềndạy của các hội viên. Tuy nhiên, do hoạtđộng bị gián đoạn trong một thời giandài nên những người hiểu và có khảnăng truyền dạy Ca Trù đều không còn.Để khôi phục lại nghề hát Ca Trù truyềnthống của cha ông, những người yêu CaTrù trong làng đi vận động từng ngườithành lập câu lạc bộ và mời các nghệnhân Ca Trù nơi khác đến truyền dạy.

Ông Nguyễn Thiết Khởi - Phó Chủnhiệm câu lạc bộ Ca Trù Tiểu Than chiasẻ: Hiện nay, câu lạc bộ Ca Trù thônTiểu Than thu hút 28 thành viên; nhạccụ phục vụ hoạt động bảo tồn cũng chỉcó 2 chiếc đàn đáy (trong đó 1 chiếc đãcũ không sử dụng được), 1 bộ trống,một số cặp phách do các thành viên tựđóng góp. Nguyện vọng lớn nhất củacác thành viên trong câu lạc bộ là đượctrang bị các nhạc cụ cần thiết và đượctham gia các khóa đào tạo Ca Trù chínhquy, do từ trước đến nay việc truyền dạydo các thành viên tự mày mò, tìm hiểuhoặc học theo hình thức truyền miệngtừ các nghệ nhân tại các câu lạc bộ CaTrù khác.

Câu lạc bộ Ca Trù Thượng Thôn (xãĐông Tiến, huyện Yên Phong) đã tồn tạivà phát triển hàng trăm năm, bị mai mộttrong các cuộc chiến tranh. Năm 2009,câu lạc bộ được tái lập, thu hút gần 30

thành viên tham gia ở các lứa tuổi từ 9đến 86 tuổi. Không được đào tạo bàibản, không có nơi tập luyện cố định (donhà thờ tổ Ca Trù bị tàn phá trong chiếntranh), các trang thiết bị phục vụ cònthiếu, nên mặc dù các thành viên đềutâm huyết muốn giữ nghề nhưng cũngchỉ bảo tồn được “phần ngọn”.

Ông Đào Xuân Tràng - Chủ nhiệmcâu lạc bộ Ca Trù Thượng Thôn tâm sự:Nguyện vọng lớn nhất của các thànhviên trong câu lạc bộ là đào tạo được lớpđào kép trẻ vững tay nghề và gắn bó lâudài với Ca Trù, lưu lại một nét văn hoátruyền thống của cha ông. Để điều ấy trởthành hiện thực, chỉ với sự nhiệt tình,đam mê cháy bỏng và tâm huyết thôichưa đủ, cần sự quan tâm thiết thực củacác ngành chức năng, chính quyền địaphương và tỉnh, đặc biệt cần sớm tạođiều kiện cho câu lạc bộ nơi tập luyệnổn định, có sự đào tạo bài bản, chínhquy cho những người yêu Ca Trù vànhất là cần nhanh chóng rà soát, cóchính sách đãi ngộ với những người cócông lưu giữ, truyền dạy Ca Trù ngoàicộng đồng.

Câu lạc bộ Ca Trù Thanh Tương (xãThanh Khương, huyện Thuận Thành),mặc dù đã tồn tại và phát triển hàngnghìn năm, có một thành viên đượcphong tặng danh hiệu nghệ nhân nhưnghoạt động câu lạc bộ đang gặp nhiềukhó khăn, đối diện trước nguy cơ maimột khi cả không gian sinh hoạt và cácphương tiện sinh hoạt đều thiếu thốn.Đặc biệt lớp trẻ không còn mặn mà vớiloại hình nghệ thuật truyền thống này.

Ông Nguyễn Xuân Trung - PhóGiám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninhcho biết: Trong thời gian qua, ngành vănhóa tỉnh Bắc Ninh đã nhiều lần thammưu, đề xuất các giải pháp nhằm thựchiện các dự án, tuy nhiên do nguồn kinhphí được cấp hạn hẹp nên các dự án

(Xem tiếp trang 18)

Bài toán bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Bắc Ninh

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

18 số 1127 l 21.5.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 13/5, Trung tâm Bảo tồn ditích Cố đô Huế tổ chức Lễ khởi côngtu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâuthuộc hệ thống di tích Cố đô Huế.Công trình có tổng mức đầu tư gần 12tỷ đồng, tiến hành phục hồi lại nguyêntrạng di tích bao gồm hệ khung gỗ vàgiàn mái, vách đố bản sơn vàng, cùngcác hoạ tiết chạm khắc trang trí thếpbạc phủ kim hoàn; mái lợp ngói âmdương men vàng và trang trí réo mái(mái cong)...

Phu Văn Lâu là một công trình kiếntrúc bằng gỗ hai tầng, được xây dựngvào năm Gia Long thứ 17 (1818) cóchức năng là nơi niêm yết những chiếu

thư, chỉ dụ quan trọng của Hoàng đế vàtriều đình nhà Nguyễn, cũng là nơicông bố kết quả các kỳ thi do triều đìnhtổ chức. Dưới thời các nhà vua, đâycòn là địa điểm tổ chức các cuộc vuichơi, yến tiệc trong dịp khánh thọ.

Phu Văn Lâu nằm trên trục Dũngđạo, trục chính của Hoàng thành Huế.Từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương có haicông trình kiến trúc tô điểm cho bộ mặtcủa Kinh thành Huế. Một trong haicông trình ấy là Phu Văn Lâu (phu:trưng bày, văn: văn thư, lâu: lầu - lầutrưng bày văn thư của triều đình). Côngtrình còn lại là một tiểu đình nằm kềbên sông Hương gọi là Nghinh Lương

Ðình. Cùng với quần thể di tích Cố đôHuế, Phu Văn Lâu với những giá trịnhiều mặt về lịch sử, văn hoá, nghệthuật kiến trúc đã được UNESCO côngnhận là Di sản Văn hoá thế giới vàonăm 1993.

Trải qua nhiều biến cố và sự khắcnghiệt của thời tiết, Phu Văn lâu hiệnđã xuống cấp nghiêm trọng. Gần đâynhất, ngày 15/5/2014 một góc mái phíaĐông Bắc của Phu Văn lâu bị sụp đổ.Hiện công trình đang trong tình trạngchằng chống tạm bằng hệ thống trụ sắtvà giàn giáo, rất nguy hiểm cho kháchtham quan...

K.Hoàn

Trùng tu Phu Văn Lâu thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế

chưa thực hiện được. Để tiếp tục bảo tồnvà phát triển giá trị các di sản văn hóaphi vật thể trên, trong thời gian tới,ngành văn hóa tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đềxuất xin kinh phí để đề án Bảo tồn vàphát huy giá trị dân ca Quan Họ BắcNinh và Ca Trù được thực hiện theo lộtrình đề ra. Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh đã

đề xuất việc xét tặng danh hiệu 7 Nghệnhân Ưu tú, trong đó có 6 nghệ nhânQuan Họ và 1 nghệ nhân Ca Trù.

Việc tiếp tục bảo tồn và phát huy giátrị di sản phi vật thể - dân ca Quan HọBắc Ninh và Ca Trù là vô cùng cần thiếtvà mang tính chiến lược lâu dài. Để thựchiện được nhiệm vụ này bên cạnh niềm

đam mê của mỗi người, còn cần hơnnữa sự tham gia nhiệt tình của các cấp,các ngành. Đây cũng là chương trìnhhành động mà tỉnh Bắc Ninh đã cam kếtvới UNESCO nhằm bảo vệ và phát huygiá trị di sản văn hóa phi vật thể củanhân loại.

t.t.n

Bài toán bảo tồn di sản văn hóa... (Tiếp theo trang 17)

Sử thi Bahnar đã được công nhận làDi sản văn hoá phi vật thể quốc gia vàotháng 9/2014. Tỉnh Gia Lai đã có nhiềubiện pháp bảo tồn và phát huy giá trị củasử thi Bahnar, như dành một phần kinhphí từ ngân sách địa phương để in thànhsách các bài kể, bài hát về sử thi và tổchức cấp phát cho các trường có học sinhlà người dân tộc thiểu số, nhất là ở cáctrường dân tộc nội trú, bán trú ở các cấphọc. Tỉnh cũng đã có kế hoạch hỗ trợkinh phí hàng năm tạo điều kiện cho cácđịa phương tổ chức liên hoan văn hoádân gian, trong đó có lồng ghép nội dungthi kể sử thi, không nhất thiết phải kểhoặc hát hết một trường đoạn mà chỉ làmột phân đoạn của sử thi.

Tỉnh Gia Lai cũng có chính sách đặcthù cho các nghệ nhân kể, hát sử thi, tạo

điều kiện thuận lợi để họ truyền đạt lạicho thế hệ trẻ. Hiện nay, ngành VHTTDLGia Lai đã tuyển chọn và làm các thủ tụcđề nghị Nhà nước công nhận danh hiệuNghệ nhân Ưu tú và Nghệ nhân Nhândân về sử thi Bahnar cho 15 cá nhân.Nghệ nhân sử thi Bahnar là những nôngdân có trí nhớ và giọng hát kể đặc biệt.Họ có thể diễn xướng nhiều giờ liền,nhiều câu chuyện với niềm đam mê kì lạ.Dân làng càng nghe sử thi càng cảm thấytự hào về dân tộc mình và có cùng cảmxúc với nghệ nhân đang diễn xướng.

Sử thi của người Bahnar được gọi làhơmon (hơamon) - đó là những câuchuyện dài, có khi đến dăm bảy đêm hátkể; nội dung kể về những chiến công củacác anh hùng dân tộc, liên quan đếnnhững biến động lớn lao của cộng đồng

trong lịch sử, dưới hình thức nhữnghuyền thoại. Sử thi Đăm Noi lần đầu tiênđược phát hiện từ những năm 80 tạihuyện Kông Chro (An Khê cũ). Tiếp đó,từ sau năm 2000 đến nay, các tác phẩmcùng loại đã lần lượt được tìm thấy ở cáckhu vực cư trú của người Bahnar, đãđược biên dịch song ngữ và xuất bản.

Đến nay, ở tỉnh Gia Lai có hơn 20nghệ nhân sử thi Bahnar tiêu biểu, sinhsống tại các làng thuộc các huyện Đak Pơ,Đak Đoa, Kbang và Kông Chro. Nhữngnghệ nhân này đang sở hữu sống khoảng70 tác phẩm sử thi dân gian của dân tộcmình. Nhiều câu chuyện trong số đó đãđược khảo sát, sưu tầm và công bố như sửthi Dyông Dư, Dăm Noi, Diớ hao jrang,Bia Brâu, Atâu So Hle Kơne Gơseng,Diông Trong Yuăn... K.Hoàn

Phát huy giá trị sử thi Bahnar - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

19số 1127 l 21.5.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Trước thực trạng nhiều nghềtruyền thống có nguy cơ mai một dobị lãng quên, có một nghệ nhânngười H’re đang cố gìn giữ nhữngbản sắc truyền thống mà đồng bào từkhi sinh ra đã gắn bó. Đó là già làngĐinh Quang Trị (68 tuổi), ở thônMang Lùng 2, xã Ba Tô, huyện BaTơ (Quảng Ngãi) - người thổi hồncho nghề mây tre đan luồng sinh khímới, vượt qua giới hạn về thời giancũng như sự phát triển để tồn tại và“lặng lẽ” phát huy giá trị hữu dụngtrong đời sống sinh hoạt thường nhậtnơi đại ngàn hùng vĩ.

Thôn Mang Lùng 2 nằm giữa núirừng Vàng Rỉa với những nếp nhàsàn sáng màu ngói đỏ. Ngôi nhà củagià Trị nằm ngay đầu làng, cạnh cánhđồng trống sau mùa gặt. Khi chúngtôi đến cũng là lúc già vừa đi rừngbứt mây về, mồ hôi vẫn còn đẫm áo,ngày đã sang trưa. Tháo hũ rượu cầnmới cất, già mời những “người bạn”phương xa ghé thăm và kể về nghềmây tre đan nơi đây, trong sự lânglâng của men rượu “đệm lời”.

Từ cái thời còn nhỏ, độ tuổi trăngtròn, chàng thanh niên Đinh QuangTrị bắt đầu tìm hiểu nghề đan látbằng nguyên liệu mây rừng. Banđầu, do tự mày mò, sáng tạo cáchđan nên nhiều sản phẩm làm ra vớihình thù kỳ dị, không như ý muốn.Nhưng từ suy nghĩ phải làm đượcnhững gì mình thích, sau 2 năm ròngrã bám nghề, già Trị đã trở thành mộtnghệ nhân tài hoa bậc nhất, tronglàng không ai sánh kịp, cả vùngkhông có người tranh. Già Trị tâmsự: “Muốn tạo ra một sản phẩm đanlát từ mây tre rừng, trải qua nhiềucông đoạn lắm. Nếu không có lòngđam mê, sự tỉ mẩn và tính sáng tạocần thiết thì rất dễ bỏ dở giữachừng”. Để chứng minh điều đó, giàTrị đã đưa chúng tôi vào núi tìm mây

- công đoạn đầu tiên của nghề.Khoác chiếc áo đã sờn, vớ cây

rựa treo ngay góc nhà sàn, già Trịbăng băng đi thẳng vào rừng, vượtqua những con suối, dốc cao mộtcách nhẹ nhàng so với cái tuổi 68.Rồi cũng đến nơi, cạnh một gốc cổthụ đổ bóng xuống dòng Nước Rỉa,già Trị thoăn thoắt phát mây. Nhữngcây mây rừng đầy gai lần lượt đượcbóc sạch vỏ ngoài, lộ ra màu trắngtinh của thân, sáng bóng. Nhìn tay vàchân của già hằn những vết sẹo chạyngang dọc, chi chít nhiều lỗ rách trênáo mới thấy việc khai thác nguyênliệu cho nghề đan thật nhọc nhằn.“Tìm mây hồi xưa thì dễ, bây giờkhó lắm. Có khi đi hết cả buổi sáng.Mỗi ngày chỉ bứt chừng 10 dây mâythôi, về chẻ đan dần, hết thì lại trởvào bứt tiếp”, già Trị bộc bạch.

Sản phẩm mà già Trị ưa thích làgùi - vật dụng không thể thiếu trongsinh hoạt, trang trí của người H’reBa Tơ. Để tạo tác hoàn chỉnh mộtgùi phải mất cả tuần, nhanh nhấtcũng 5-6 ngày. Mây trong rừng đưavề được phơi khô dưới nắng, sau đólà các công đoạn như: Vót nan(thường thì chiếm 1 ngày), nấu lárừng nhuộm mây (1 ngày 1 đêm),ngâm bùn cho mây ngả màu đen (1ngày) và cuối cùng là đan liên tụctrong 3 ngày mới xong. Ngoài gùi,già Trị còn đan các vật dụng sinhhoạt khác như rá, nón, nia, cay đựngtrầu… Trong nghề mây tre đan, côngđoạn tạo hoa văn trang trí là khónhất, đòi hỏi người thợ phải hết sứckiên nhẫn, tỉ mỉ. “Nếu không biếtcách thì sợi mây rất dễ gãy trong quátrình uốn, làm hỏng cả sản phẩm.Phải biết rưới nước liên tục cho mâykhi đan thì dây mây mới dẻo dai,chiều theo ý người”, già Trị chia sẻkinh nghiệm.

Thời thịnh hành, những sản phẩm

của già Trị làm ra bán rất chạy, chỉtính riêng gùi đã hơn 10 cái/ngày;mỗi cái có giá 500 nghìn đồng, sốtiền ấy đối với đồng bào vùng caothật khó kiếm được. Anh Đinh VănLật - người dân cùng thôn của già Trịcho hay: “Già Trị đan gùi đẹp lắm.Tôi hay đến chơi và mua về trang trítrong nhà, coi đó là món ăn tinh thầnkhông thể thiếu trong văn hóa tâmthức của người H’re. Nếu trước đâygùi để lên nương, lên rẫy thì giờ đâykhi đời sống của đồng bào đã khágiả, nó được trân quý như chính linhhồn của họ vậy, được bày trí trangtrọng tại một góc nào đó trên tườngđể ngắm, chuyển sang một tác dụngkhác là thẩm mỹ”.

Chính vì nhận thấy giá trị củanhững sản phẩm từ mây tre đan, Bảotàng Ba Tơ đã đặt hàng với già Trị đểmua 5 gùi về trưng bày. Huyện cũngtặng bằng khen cho già Trị vì thànhtích xuất sắc trong bảo tồn và pháthuy nghề đan lát truyền thống.

Bà Đinh Thị Y Ban Quý - Trưởngphòng Văn hóa-Thông tin huyện BaTơ nhấn mạnh: Do thương mại hóa,hiện đại hóa phát triển nên sức cạnhtranh của những sản phẩm truyềnthống trên thị trường rất thấp. Chínhnhờ những người như già Trị mànghề đan lát truyền thống được hồisinh trên mảnh đất Ba Tơ anh hùng.Điều đó cho thấy, bản sắc văn hóavùng miền vẫn được lưu giữ và pháthuy lên tầm cao mới, gắn liền với đờisống sinh hoạt của người H’re.

Rời thôn Mang Lùng 2 khi hoànghôn vừa đổ bóng xuống những rừngkeo bạt ngàn xanh, chúng tôi ghi nhớtâm nguyện cũng là niềm đam mê tộtđộ của già Trị, đó là “phải truyền chocon cháu mai sau cái nghề đan látnày để biết về cội nguồn của nghềtruyền thống”.

t.t.n

Giữ lửa nghề truyền thống

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình tân

Biên tậptrung kIên, hồng Phượng,

hoàng Quân, thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

Đt: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBt

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông ty tnhh thương mạI

thIên thành

Khu di tích Kim Liên được thànhlập từ năm 1956, với diện tích 205ha,đây là một trong những di tích quốcgia đặc biệt tại Việt Nam về Chủ tịchHồ Chí Minh, góp phần làm phongphú kho tàng di sản Việt Nam Khu ditích Kim Liên là nơi lưu giữ nhiều tàiliệu, hiện vật, không gian văn hóa -lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịchHồ Chí Minh và hai lần Bác về thămquê. Các di tích đã được bảo tồn và tôntạo tại Khu di tích Kim Liên gồm 2cụm di tích chính và hàng chục di tíchthành phần.

Cụm di tích Làng Sen - quê nộiChủ tịch Hồ Chí Minh gồm: Nhà cụPhó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà cụNguyễn Sinh Nhậm, Nhà thờ họNguyễn Sinh, Nhà cụ cử nhân VươngThúc Quý, Lò rèn Cố Điền, GiếngCốc, Núi Chung, Sân vận động LàngSen. Cụm di tích Hoàng Trù - quêngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm:Nhà của gia đình Chủ tịch Hồ ChíMinh, Nhà cụ Hoàng Xuân Đường(ông ngoại Bác Hồ), Nhà thờ chi họHoàng Xuân... Ngoài 2 cụm du tíchchính trên, Khu di tích quốc gia đặcbiệt Hồ Chí Minh còn có di tích mộ bàHoàng Thị Loan - Thân mẫu Chủ tịchHồ Chí Minh. Đặc biệt, năm 1969,Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, đểtưởng nhớ công lao của Lãnh tụ kínhyêu, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đãquyết định trưng bày chuyên đề về quêhương, gia đình, thời niên thiếu củaChủ tịch Hồ Chí Minh và hai lầnNgười về thăm quê. Thể theo nguyệnvọng của đồng bào, đồng chí, ngôi nhàtưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minhđược xây dựng để đồng bào trongnước và quốc tế có thể dâng hoa, dânghương tưởng niệm Người.

Từ khi mở cửa đón khách tham

quan, Khu di tích Kim Liên đã đón tiếptrên 30 triệu lượt người. Các kỷ vậttrong ngôi nhà hiện còn được giữ lạinguyên vẹn: Hai bộ phản gỗ là nơinghỉ của cụ Phó bảng và hai người contrai, chiếc giường của cô Thanh; chiếcrương đựng lương thực, chiếc tủ đứnghai ngăn để đựng đồ; chiếc mâm sơnbằng gỗ sơn đen... Trực tiếp chiêmngưỡng những kỷ vật vô giá ở nơi đây,mọi người càng hiểu sâu sắc hơn vềquê hương, gia đình và nhất là cuộcđời cách mạng cao đẹp của Chủ tịchHồ Chí Minh. Đó là một tấm gươnglớn để mọi người soi và tự sửa mình,đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Không chỉ bảo tồn, tôn tạo và pháthuy tích cực những giá trị di sản vănhóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quêhương, hiện nay tỉnh Nghệ An đangtập trung xây dựng Khu di tích KimLiên trở thành một trọng điểm du lịchcủa tỉnh Nghệ An. Đây không chỉ làđịa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêunước, ý chí cách mạng cho thế hế trẻ,mà còn góp phần quảng bá hình ảnhcon người Nghệ An thân thiện và mếnkhách, qua đó tạo điều kiện thúc đẩy

sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Ông Nguyễn Bá Hòe - Giám đốc

Ban Quản lý Khu di tích Kim Liên chobiết: Hàng năm Khu di tích Kim Liêncòn là nơi diễn ra nhiều hoạt động ýnghĩa khác như: Lễ kết nạp đảng viên,lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến,tổ chức các triển lãm về Bác, về ĐảngCộng sản Việt Nam... như để báo côngvới Bác. Trong thời gian tới, tập thểcán bộ, công nhân viên trong Khu ditích Kim Liên tiếp tục tăng cường ýthức tự giác tu dưỡng, rèn luyện phẩmchất chính trị, đạo đức lối sống, nêucao trách nhiệm cá nhân hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu,kế hoạch Nhà nước giao phó; đồngthời gắn với việc bảo vệ và phát huygiá trị di sản về quê hương, gia đình,thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ ChíMinh và hai lần người về thăm quê;khai thác tiềm năng lịch sử, văn hóa,du lịch để xây dựng Khu di tích KimLiên trở thành trung tâm giáo dụctruyền thống yêu nước và ý chí cáchmạng cho thế hệ trẻ, là nơi hội tụ tráitim, tình cảm của đồng bào, đồng chívà bạn bè quốc tế.

t.t.n

Kỷ NiệM 125 NăM NGày SiNH CHủ TịCH Hồ CHí MiNH:

Khu di tích Kim Liên - địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng

Đoàn Kiều bào về thăm quê nội Bác Hồ tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn