toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – số 10510 –vanhien.vn

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn Hóa, tHể tHao và Du LịcH Số 1051 ngày 21/11/2013 - Những Ngày văn hóa Nga tại Việt Nam (Tr.3) - Việt Nam - Ủy ban Châu Âu hợp tác phát triển du lịch bền vững (Tr.7) - Triển khai thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch (Tr.8) - Tập huấn công tác pháp chế trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch (Tr.6) troNg số NàY Phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2151/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020. Theo Quyết định, đến năm 2020, đối với mỗi thị trường du lịch quốc tế trọng điểm (Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Âu), tổ chức triển khai được từ 3-4 hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch; với mỗi thị trường tiềm năng (Nam Á và Trung Đông), tổ chức triển khai được ít nhất 1 hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Đảm bảo ít nhất 50% hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được mở rộng về phạm vi, quy mô và đa dạng về hình thức, nội dung so với giai đoạn trước. (Xem tiếp trang 2) Ảnh: MINH ƯỚC Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2013, thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã gửi tới các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cán bộ, công chức, viên chức các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, trung tâm văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo, là quốc sách hàng đầu. Chính vì vậy, cùng với những nỗ lực phấn đấu của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cán bộ, công chức, viên chức, chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao, các loại hình đào tạo được đa dạng hoá, đáp ứng nhu cầu xã hội; công tác đào tạo nhân lực cho khu vực dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được ưu tiên, chú trọng. (Xem tiếp trang 9) Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” Tối 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Chương trình nghệ thuật Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùng lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, địa phương, các quan khách quốc tế và đại diện đồng bào các dân tộc trên cả nước đã về dự. (Xem tiếp trang 13) Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật trong Lễ khai mạc

Upload: longvanhien

Post on 17-Jan-2015

250 views

Category:

News & Politics


0 download

DESCRIPTION

Tuaanf tin của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch - Số 1051 - Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1051 ngày 21/11/2013

- Những Ngày văn hóa Nga tại Việt Nam

(Tr.3)- Việt Nam - Ủy ban Châu Âuhợp tác phát triển du lịch bền vững

(Tr.7)- Triển khai thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch

(Tr.8)- Tập huấn công tác pháp chếtrong lĩnh vực văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch

(Tr.6)

troNg số Này

Phê duyệt Chương trìnhXúc tiến du lịch quốc giagiai đoạn 2013-2020

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hànhQuyết định số 2151/QĐ-TTg phêduyệt Chương trình Xúc tiến du lịchquốc gia giai đoạn 2013-2020. TheoQuyết định, đến năm 2020, đối vớimỗi thị trường du lịch quốc tế trọngđiểm (Đông Bắc Á, Đông Nam Á vàThái Bình Dương, Bắc Mỹ, Tây Âu vàĐông Âu), tổ chức triển khai được từ3-4 hoạt động xúc tiến quảng bá dulịch; với mỗi thị trường tiềm năng(Nam Á và Trung Đông), tổ chức triểnkhai được ít nhất 1 hoạt động xúc tiếnquảng bá du lịch. Đảm bảo ít nhất 50%hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịchđược mở rộng về phạm vi, quy mô vàđa dạng về hình thức, nội dung so vớigiai đoạn trước.

(Xem tiếp trang 2)

Ảnh:

MIN

H Ư

ỚC

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2013, thay mặt Ban Cán sự Đảng,lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã gửitới các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cán bộ, công chức, viên chức cáccơ sở đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, trung tâm văn hoá nghệ thuật, thể dụcthể thao và du lịch lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Đảng và Nhà nước luôn quantâm đến sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo, là quốc sách hàng đầu. Chính vì vậy,cùng với những nỗ lực phấn đấu của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo, huấn luyệnviên, cán bộ, công chức, viên chức, chất lượng đào tạo từng bước được nângcao, các loại hình đào tạo được đa dạng hoá, đáp ứng nhu cầu xã hội; công tácđào tạo nhân lực cho khu vực dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được ưu tiên,chú trọng. (Xem tiếp trang 9)

Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”

Tối 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, SơnTây, Hà Nội) đã diễn ra Chương trình nghệ thuật Khai mạc Tuần lễ “Đại đoànkết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Nguyễn Thiện Nhân,Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùng lãnh đạo các Ban, Bộ, ngànhTrung ương, địa phương, các quan khách quốc tế và đại diện đồng bào các dântộc trên cả nước đã về dự. (Xem tiếp trang 13)

Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật trong Lễ khai mạc

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1051 l 21.11.2013

Sáng 12/11, tại Hà Nội, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đã có buổi tiếp Bộtrưởng Bộ Văn hoá Liên bang Nga,Vladimir Medinskiy.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh khẳng định, quan hệ hợp tác giaolưu trong lĩnh vực văn hoá giữa hai nướcđã có bước phát triển tốt đẹp. Hai bên đãphối hợp tổ chức nhiều hoạt động giaolưu văn hoá, trong đó, sự thành công củacác chương trình “Những ngày Văn hoáNga tại Việt Nam” và “Những ngày Vănhoá Việt Nam tại Liên bang Nga”, gópphần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, đốitác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Trong thời gian tới, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh hy vọng mối quan hệhợp tác văn hoá, thể thao và du lịch sẽngày càng phát triển, hai bên cùng tíchcực triển khai các nội dung đã thống nhấttrong Chương trình hợp tác trong lĩnhvực văn hoá giai đoạn 2013 - 2015; Năm

2014, theo kế hoạch, hai bên sẽ phối hợptổ chức “Những ngày Văn hoá Việt Namtại Nga”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhmong muốn sẽ nhận được sự phối hợptích cực của Bộ Văn hoá Liên bang Ngađể sự kiện được tổ chức thành công, gópphần tăng cường hơn nữa quan hệ hainước trên mọi lĩnh vực.

Để thúc đẩy hơn nữa việc phát triểndu lịch giữa Việt Nam và Liên bang Nga,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị,thời gian tới hai bên tiếp tục thực hiệnnội dung Kế hoạch hợp tác về du lịchgiai đoạn 2013-2015; phối hợp triển khaimột số thỏa thuận, tập trung trao đổiđoàn các cấp, tổ chức cho các nhà đầutư, doanh nghiệp du lịch, báo chí Nga tớikhảo sát thị trường du lịch Việt Nam vàngược lại; hai bên cùng tăng cường hợptác, quảng bá tiềm năng du lịch củanhau… qua đó đẩy mạnh khách du lịchViệt Nam sang Nga và khách du lịch

Nga sang Việt Nam... Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bộ

Văn hoá Nga Vladimir Medinskiy chobiết, trên cơ sở nền tảng là sự hiểu biếtlẫn nhau giữa nhân dân hai nước, mốiquan hệ đang phát triển rất tốt đẹp. Tinvui là khách du lịch Nga đến Việt Namđang ngày càng tăng, năm 2012 tăng gấpđôi so với năm trước và năm 2013 dựkiến sẽ tăng đến 65%. Bộ trưởngVladimir Medinskiy sẵn sàng mời ViệtNam tham dự các sự kiện du lịch tổchức ở Matxcơva cũng như ở các thànhphố khác của Nga, đồng thời bày tỏnhất trí cao với đề nghị của Bộ trưởngHoàng tuấn Anh về việc tiếp tục duy trìtổ chức Tuần Văn hoá giữa hai nước,mở rộng ra các thành phố khác, tạo cơhội cho nhân dân các thành phố đượctìm hiểu về văn hoá, đất nước và conngười hai nước.

t.Hợp

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Bộ trưởng Bộ Văn hoá LB Nga

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt độngtuyên tuyền, quảng bá và xúc tiến du lịchở trong nước nhằm nâng cao ý thức vềgìn giữ và bảo vệ môi trường du lịch, vănhóa ứng xử với khách du lịch và thúc đẩyphát triển du lịch nội địa. Đến năm 2020,hằng năm tổ chức và tham gia từ 3 - 5 sựkiện du lịch (hoặc có liên quan) tại cácđịa phương có tiềm năng du lịch; phốihợp với 15-20 đơn vị báo chí truyềnthông lớn trong nước tuyên truyền quảngbá du lịch; xây dựng, thuê duy trì và bảodưỡng từ 15-20 biển quảng cáo tấm lớn,biển điện tử để giới thiệu, quảng bá hình

ảnh du lịch Việt Nam ở các thành phốlớn. Chương trình cũng đưa ra các nhiệmvụ và giải pháp gồm: Đẩy mạnh hoạtđộng tuyên truyền, quảng bá và xúc tiếndu lịch Việt Nam ở nước ngoài; Đẩymạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá,xúc tiến du lịch trong nước; Tập trungphát triển marketing điện tử phục vụ xúctiến, quảng bá du lịch; Tổ chức sản xuấtấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến dulịch; Đa dạng hoá các nguồn kinh phíthực hiện Chương trình.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL thành lậpBan Chủ nhiệm Chương trình và ban

hành Quy chế hoạt động của Ban Chủnhiệm Chương trình. Ban Chủ nhiệmChương trình có nhiệm vụ giúp Bộtrưởng Bộ VHTTDL xem xét, đánh giá,thẩm định nội dung các đề án tham giaChương trình của các đơn vị, chươngtrình và điều chỉnh, tổng hợp thànhChương trình xúc tiến du lịch quốc giahàng năm, trình Bộ trưởng Bộ VHTTDLxem xét, phê duyệt. Định kỳ hằng năm,tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủkết quả thực hiện Chương trình, đề xuấtgiải quyết những vấn đề phát sinh vượtthẩm quyền. tHtt

Phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch... (Tiếp theo trang 1)

Tối 16/11, tại Quảng trường CungVăn hóa tỉnh Hoà Bình, Lễ khai mạcNgày hội văn hoá, thể thao và du lịchcác dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII -năm 2013 đã diễn ra với sự tham dự củahơn 600 diễn viên, nghệ nhân, huấn

luyện viên, vận động viên 6 tỉnh: SơnLa, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, YênBái và Hoà Bình. Phát biểu khai mạcNgày hội, Bộ trưởng Bộ VHTTDLHoàng Tuấn Anh khẳng định: Đồng bàocác dân tộc Vùng Tây Bắc là chủ thể

sáng tạo nhiều giá trị văn hóa, phongphú, đa dạng, giàu bản sắc, đó là nhữngdi sản quý giá đã được bao thế hệ gìngiữ, trao truyền, xây dựng nên nền vănhóa Việt Nam, thống nhất trong đa dạng,trong đó, Hoà Bình có nền “Văn hoáHoà Bình” nổi tiếng - cái nôi văn hoácủa người Việt cổ.

(Xem tiếp trang 5)

Khai mạc Ngày hội VHTTDL các dân tộcvùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1051 l 21.11.2013

Ngày 14/11/2013, tại Hà Nội, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đã tiếp ngàiSayed Altayeb Ahmed - Đại sứ Cộng hòaSudan tại Việt Nam nhân dịp Đại sứ sangnhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh nhấn mạnh, Việt Nam và Sudan cómối quan hệ lịch sử truyền thống lâu đời,Sudan luôn là người bạn đồng hành, ủnghộ và hỗ trợ tích cực cho nhân dân ViệtNam.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đã giới thiệu đến ngài Sayed AltayebAhmed một vài nét chính về sự phát triển

kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thờigian gần đây, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa,thể thao và du lịch.

Với những thành tựu mà Việt Nam đãđạt được trong thời gian qua, đồng thờidựa trên mối quan hệ truyền thống lâuđời giữa Việt Nam và Sudan, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh mong muốn trong thờigian tới hai nước sẽ tăng cường hơn nữamối quan hệ hợp tác chiến lược, cụ thể:Xây dựng các hiệp định về hợp tác vănhóa, thể thao và du lịch; tổ chức các họatđộng giao lưu văn hóa nghệ thuật, thể dụcthể thao, trao đổi các đoàn sinh viên, các

đoàn công tác cấp cao sang học tập vàchia sẻ kinh nghiệm…

Cảm kích trước sự đón tiếp nồngnhiệt của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh,ngài Sayed Altayeb Ahmed khẳng định,Việt Nam và Sudan có bề dày lịch sử vềmối quan hệ hợp tác. Việt Nam là đấtnước tươi đẹp, thân thiện, đa dạng về vănhóa, trong thời gian tới Chính phủ vànhân dân Sudan rất mong muốn đượchợp tác cùng Việt Nam để qua đó ngườidân Sudan có thêm hiểu biết về đất nước,con người Việt Nam.

A.Vi

Tối 12/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội,Những Ngày văn hóa Nga tại Việt Namđã chính thức khai mạc. Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang và Tổng thống Liênbang Nga Vladimir Putin đã tới dự.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Chủ tịchnước Trương Tấn Sang khẳng định ViệtNam và Liên bang Nga gắn bó với nhaubằng lịch sử quan hệ lâu đời và tình hữunghị thủy chung. Đối với nhân dân ViệtNam, nhân dân Nga anh em là nhữngngười bạn chí tình, thân thiết. Việt Namluôn luôn ghi nhớ và biết ơn sự ủng hộ,giúp đỡ quý báu mà nhân dân Liênbang Nga đã dành cho Việt Nam trongcông cuộc đấu tranh giành độc lập dântộc, thống nhất đất nước trước đây cũngnhư trong sự nghiệp xây dựng đất nướcngày nay. “Những ngày Văn hóa Ngatại Việt Nam được tổ chức đúng dịpTổng thống Liên bang Nga V. Putin

thăm Việt Nam là sự kiện có ý nghĩaquan trọng, góp phần thiết thực vào việctăng cường quan hệ Đối tác chiến lượctoàn diện giữa hai nước Việt-Nga vàtình đoàn kết, hữu nghị truyền thốnggiữa hai dân tộc. Các chương trình biểudiễn nghệ thuật của những nghệ sỹ tàinăng, triển lãm tranh ảnh, nghệ thuậtsắp đặt cùng Những ngày phim Nga làcơ hội tuyệt vời để khán giả Việt Namvà bạn bè quốc tế đang sinh sống, làmviệc tại đây được cảm nhận, được hiểusâu hơn về nền văn hóa Nga phong phúvà giàu bản sắc”, Chủ tịch nước TrươngTấn Sang khẳng định.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Tổngthống Nga V. Putin bày tỏ sự tin tưởngcác hoạt động được tổ chức trongnhững Ngày văn hóa này sẽ góp phầncủng cố hơn nữa mối quan hệ songphương đối tác chiến lược giữa hai

nước Liên bang Nga-Việt Nam. Tổngthống Putin khẳng định, đây là hoạtđộng thiết thực cụ thể hóa các chươngtrình hợp tác giữa hai nước Liên bangNga và Việt Nam trên tất cả các lĩnhvực chính trị, kinh tế và văn hóa, gópphần thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác chặtchẽ trên nền tảng vững chắc và hữunghị truyền thống. Điều này đặc biệtquan trọng trong bối cảnh người dân tạiLiên bang Nga ngày càng quan tâm đếnvăn hóa Việt Nam.

Ngay sau phần Lễ là chương trìnhbiểu diễn nghệ thuật với sự tham giacủa Dàn Hợp xướng Dân gian Hàn lâmvà nhóm ngũ tấu Timophei Docsiser,Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùngcác nghệ sĩ nhạc thính phòng Liên bangNga (Alexander Polyanichko, EvgenhiaSmirnova, Andrey Valenti…).

tuệ AnH

Những Ngày văn hóa Nga tại Việt Nam

Hợp tác về văn hóa, thể thao, du lịch giữa Việt Nam - Sudan

UBND TP. Hội An (Quảng Nam)vừa triển khai Kế hoạch tổ chức hoạtđộng Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóaViệt Nam (23/11) và 14 năm ngày Đôthị cổ Hội An được công nhận là Disản Văn hóa Thế giới (04/11/1999-04/11/2013).

TP. Hội An sẽ tổ chức một số hoạtđộng trưng bày, triển lãm như: Triển

lãm ảnh về di sản thiên nhiên, văn hóaViệt Nam; trưng bày hình ảnh Di sảnVăn hóa Hội An với chủ đề “Hội An- Ngày ấy và bây giờ”, tranh thiếu nhiHội An vì Di sản Văn hóa, tổ chứcđêm văn nghệ giới thiệu những cakhúc về Hội An...

Các hoạt động này nhằm mục đíchđẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về

hình ảnh Hội An với bạn bè trongnước và quốc tế, nâng cao ý thứctrách nhiệm của cộng đồng vì sựnghiệp bảo tồn di sản văn hóa và pháttriển du lịch bền vững ở Hội An. Đặcbiệt, Hội An sẽ miễn phí vé thamquan khu phố cổ cho du khách trongngày 04/12/2013.

H.Quân

Hoạt động Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại Hội An

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

4 số 1051 l 21.11.2013

quản lý nhà nước

- Ngày 08/11/2013, Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3962/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạoFestival Đờn ca tài tử cấp quốc gialần thứ nhất năm 2014 tại tỉnh BạcLiêu. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhlàm Trưởng Ban, ông Võ Văn Dũng- Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu và ôngNguyễn Quang Phong - Phó Ban Chỉđạo Tây Nam bộ đồng Trưởng Ban.04 Phó Trưởng Ban gồm Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái, ông Phạm HoàngBê, ông Trương Minh Chiến - Phó Bíthư Tỉnh ủy Bạc Liêu và bà Lê ThịÁi Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnhBạc Liêu, 23 Ủy viên.

- Bộ VHTTDL ban hành cácQuyết định về xếp hạng di tích quốcgia đối với các di tích lịch sử, di tíchkhảo cổ, danh lam thắng cảnh, di tíchkiến trúc nghệ thuật. Theo Quyếtđịnh, Bộ VHTTDL xếp hạng di tíchquốc gia đối với: Di tích lịch sử “Địađiểm lưu niệm Chiến thắng IunctionCity”, “Địa điểm lưu niệm vành đaidiệt Mỹ Trảng Lớn”, “Địa điểm

thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầutiên của tỉnh Tây Ninh tại GiồngNần” huyện Tân Châu, tỉnh TâyNinh, “Thành cổ Biên Hòa” phườngQuang Vinh, thành phố Biên Hòa,tỉnh Đồng Nai, “Địa điểm Sở ấn loátTài chính Trung bộ” xã Sơn Thịnh,huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; Ditích khảo cổ “Hang mộ Tạng Mè” xãSuối Bàng, huyện Mộc Châu (SơnLa); Danh lam thắng cảnh “ĐộngÁng Toòng” xã Xuất Hóa, thị xã BắcKạn (Bắc Kạn); Di tích khảo cổ vàdanh lam thắng cảnh “Khu vực hóathạch Tay cuộn tại Má Lé” xã Má Lé,huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; Ditích kiến trúc nghệ thuật “Đền cửaĐông, Đền cửa Tây, Đền cửa Nam,Đền của Bắc” phường Chi Lăng, TP.Lạng Sơn (Lạng Sơn).

- Ngày 12/11/2013 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 4007/QĐ-BVHTTDL, cho phép Sở VHTTDLtỉnh Bắc Kạn phối hợp với ViệnKhảo cổ học khai quật tại di chỉ hangNà Mò, xã Hương Nê, huyện Ngân

Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Thời gian khaiquật từ ngày 12/11-12/12/2013 vớidiện tích 15m2. Những hiện vật thuthập được trong quá trình khai quậtgiao cho Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạngiữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phảicó biên bản giao nhận, tránh để hiệnvật hư hỏng, thất lạc.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 4027/QĐ-BVHTTDL ngày14/11/2013, giao Vụ Gia đình chủ trì,phối hợp với cá nhân, đơn vị có liênquan triển khai hoạt động tuyên truyềnhưởng ứng Ngày thế giới xóa bỏ bạolực đối với phụ nữ 25/11 với nội dung“Xây dựng phóng sự, clip, chạy chữchủ để, thông điệp về gia đình vàphòng, chống bạo lực gia đình”.

- Tại Quyết đinh số 4028/QĐ-BVHTTDL ngày 14/11/2013, BộVHTTDL giao Vụ Gia đình chủ trì,phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếpảnh và Triển lãm và các đơn vị cóliên quan tổ chức triển lãm mẫu logocủa cuộc thi sáng tác logo Gia đình.

tHtt

VăN BảN mớI

Ngày 13/11, Bộ VHTTDL đã cóThông báo số 4187/TB-BVHTTDLthông báo kết luận của Thứ trưởng HồAnh Tuấn tại cuộc họp chuẩn bị tổ chứcNăm Du lịch quốc gia 2015 - ThanhHoá, nội dung như sau:

Hoan nghênh tỉnh Thanh Hoá đãsớm chuẩn bị tích cực, tương đối đầy đủ,đồng bộ các công việc tổ chức Năm Dulịch quốc gia 2015 - Thanh Hoá, nhưngcông việc sắp tới còn nhiều và phải làmkhẩn trương. Trung ương và các địaphương cần thống nhất cách làm và quanđiểm tổ chức Năm Du lịch quốc giahướng tới mục đích thu hút khách du lịchnhiều hơn đến khu vực, Việt Nam quađiểm đến, đường tiếp cận và quảng bá,không nặng về tổ chức các hoạt động, sựkiện tập trung mang tính tổng hợp; các

nội dung cần đồng bộ với việc phát triểncơ sở hạ tầng và các điều kiện thiết yếuphục vụ du lịch, phát triển kinh tế-xã hộicủa địa phương.

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tiếp thu ýkiến góp ý của đại diện các Tổng cục,Cục, Vụ thuộc Bộ VHTTDL, cân nhắcviệc đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậuQuý bà thế giới 2015 và việc tổ chứcTrại sáng tác điêu khắc quốc tế.

Về tên gọi, chủ đề: Giao Tổng cụcDu lịch chủ trì, phối hợp với SởVHTTDL tỉnh Thanh Hoá và các địaphương liên quan tổ chức toạ đàm, lấy ýkiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu vềvăn hoá, du lịch đề xuất tên gọi, chủ đềphù hợp gắn với đặc trưng của ThanhHoá và các địa phương tham gia NămDu lịch quốc gia 2015.

Về nội dung, hoạt động: Giao Tổngcục Du lịch chủ trì, phối hợp với SởVHTTDL tỉnh Thanh Hoá và các địaphương liên quan: Đề xuất nội dung,hoạt động tập trung điểm nhấn, tăngcường tính liên kết, hình thành sản phẩmdu lịch mới, đặc sắc của vùng, chú ý khaithác Di sản văn hoá của Thanh Hoá, khuvực và hình thành sản phẩm du lịch riêngcó của Năm Du lịch quốc gia 2015, nênnghiên cứu theo Vùng, kết hợp vớituyến, điểm; tổ chức Đoàn khảo sát gồmcác doanh nghiệp lữ hành, các chuyêngia về du lịch để đánh giá sản phẩm, tour,tuyến, thương hiệu du lịch của Năm Dulịch quốc gia 2015, các điều kiện cơ sởhạ tầng có liên quan trong tháng12/2013, báo cáo lãnh đạo Bộ.

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo Sở

Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hoá

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

5số 1051 l 21.11.2013

quản lý nhà nước

Nhiều năm qua, Bộ VHTTDL đã chỉđạo, chủ trì phối hợp với các Ban, Bộ,ngành và các địa phương vùng, miền,định kỳ tổ chức các hoạt động giao lưuvăn hóa mang tính cộng đồng, nhằmthực hiện tốt các chủ trương, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hóadân tộc, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọngcủa nhân dân, từng bước nâng cao mứchưởng thụ về đời sống tinh thần củanhân dân, để văn hóa thực sự là nền tảngtinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừalà động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo;giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa tốtđẹp, xóa bỏ thói quen lạc hậu, xây dựngđời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ, bảovệ môi trường thiên nhiên, vì cuộc sốngtốt đẹp của con người. “Các hoạt độngvăn hóa, thể thao và du lịch trong khuônkhổ Ngày hội lần này được các diễnviên, nghệ nhân, vận động viên thể hiệnsẽ là sự hội tụ, tỏa sáng về nét đẹp cácgiá trị văn hóa truyền thống, giàu bản

sắc, để lại những ấn tượng trong lòng dukhách, bạn bè trong nước và ngoài nướcvề hình ảnh đất nước, con người vùngTây Bắc, thiết thực chào mừng Ngày hộiĐại đoàn kết toàn dân tộc - 18/11”.

Khẳng định đăng cai Ngày hội làniềm vinh dự lớn của Đảng bộ, chínhquyền và nhân dân các dân tộc tỉnhHòa Bình, Chủ tịch UBND tỉnh HoàBình - Bùi Văn Tỉnh cũng nhấn mạnh,đây là Ngày hội của cộng đồng các dântộc anh em cùng chung sống trên vùngTây Bắc, thể hiện sức mạnh đại đoànkết, nêu cao tinh thần tự hào dân tộc,thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội củacác dân tộc Việt Nam.

Sau tiếng cồng khai hội của Phó Chủtịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, trongánh sáng rực rỡ sắc màu, các âm thanhmang đậm âm hưởng của vùng Tây Bắchoà nhịp cùng tiếng cồng chiêng do 100nghệ nhân đất Mường thể hiện. Chươngtrình nghệ thuật quy mô, hoành tráng cóchủ đề: “Hoà điệu Tây Bắc - thiên nhiên

kỳ ảo và hồn người đắm say” (bao gồm3 chương: Chương I: Đường lên TâyBắc; Chương II: Hoà điệu kỳ ảo;Chương III: Hoà Bình trong khát vọngmới) khái quát nên một bức tranh TâyBắc muôn màu của trên 30 dân tộc anhem trong tiến trình phát triển.

Với chủ đề “Các dân tộc Tây Bắc -Đoàn kết - Hội nhập hướng tới tươnglai”, Ngày hội văn hoá, thể thao và dulịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứXII sẽ tiếp tục diễn ra nhiều hoạt động:Liên hoan Nghệ thuật quần chúng cácdân tộc vùng Tây Bắc; Trình diễn, giớithiệu nghi thức, sinh hoạt văn hoá vàtrình diễn trang phục truyền thống cácdân tộc; Trưng bày giới thiệu, quảng básản phẩm văn hoá và du lịch; Triển lãmảnh nghệ thuật và trưng bày ảnh về conngười và tiềm năng vùng Tây Bắc trongquá trình hội nhập và phát triển; Hoạtđộng thể thao các dân tộc vùng Tây Bắc;Thi thuyết minh viên du lịch...

K.A

Khai mạc Ngày hội... (Tiếp theo trang 1)

VHTTDL phối hợp với Tổng cục Dulịch phân loại, tổng hợp các nhóm côngviệc triển khai tổ chức Năm Du lịch quốcgia 2015 (phần việc của năm 2014), sắpxếp thứ tự ưu tiên, nguồn kinh phí, phâncông thực hiện, báo cáo lãnh đạo Bộ vàlãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xéttrước 30/11/2013.

Về thành lâp Ban Chỉ đạo, Ban Tổchức: Giao Tổng cục Du lịch chủ trì,phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh ThanhHoá đề xuất thủ tục đề nghị các Ban, Bộ,ngành, địa phương liên quan cử nhân sựtham gia, tổng hợp báo cáo Bộ trưởngxem xét, quyết định trước 30/11/2013.

Về Kế hoạch, tiến độ: Trước30/11/2013, Tổng cục Du lịch phối hợpvới tỉnh Thanh Hoá mời một số nhànghiên cứu, chuyên gia văn hoá, du lịchtoạ đàm về chủ đề, tên gọi. Trước30/11/2013, thành lập Ban Chỉ đạo, BanTổ chức. Trong tháng 12/2013, họp BanChỉ đạo, Ban Tổ chức lần 1 để xem xét

chủ đề, nội dung, kế hoạch, phương thứctổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015.

Nhất trí về chủ trương đề xuất hỗ trợđầu tư cơ sở hạ tầng du lịch năm 2014,2015, đề nghị tỉnh Thanh Hoá sớm cóbáo cáo cụ thể các dự án hạ tầng đủ điềukiện hỗ trợ, sắp xếp thứ tự ưu tiên gửi BộVHTTDL có ý kiến với Bộ Kế hoạch vàĐầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủxem xét, quyết định.

Đồng ý chủ trương giao Tổng cụcDu lịch, Cục Hợp tác quốc tế tạo điềukiện để Thanh Hóa được tham gia,quảng bá văn hoá, du lịch tại các sựkiện giới thiệu, quảng bá văn hoá, xúctiến du lịch trong và ngoài nước năm2014, 2015.

Về hỗ trợ của các đơn vị thuộc Bộ:Nhất trí, trên cơ sở Kế hoạch được BanChỉ đạo thống nhất, Bộ sẽ chỉ đạo cácđơn vị tham gia có trách nhiệm phốihợp tổ chức Năm Du lịch quốc gia2015; đề nghị các đơn vị thuộc Bộ đề

xuất các hoạt động phối hợp, hưởngứng với kế hoạch, dự trù kinh phí tổchức phù hợp, lưu ý việc lồng ghép cáchoạt động năm 2015.

Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hoá chỉđạo Sở VHTTDL và các Sở, ngành chứcnăng: Phối hợp chặt chẽ với Tổng cụcDu lịch đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo,Ban Tổ chức, hoàn thiện dự thảo kếhoạch tổ chức Năm Du lịch quốc gia2015. Chủ động phối hợp với SởVHTTDL các tỉnh dự kiến tham gia vàcác doanh nghiệp du lịch khảo sát tour,tuyến du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưngcho Năm Du lịch quốc gia 2015. Tậptrung xây dựng, hoàn chỉnh về cơ sở hạtầng du lịch, chỉnh trang cảnh quan cácđịa điểm dự kiến tổ chức các hoạt độngcủa Năm Du lịch quốc gia 2015. Làm rõmục tiêu, các chỉ tiêu phấn đấu, dự kiếnkết quả đạt được qua tổ chức Năm Dulịch quốc gia 2015 tại địa phương.

tHtt

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

6 số 1051 l 21.11.2013

quản lý nhà nước

Tối 15/11, tại TP. Sóc Trăng đãdiễn ra Lễ Khai mạc Festival ĐuaGhe Ngo đồng bào Khmer ĐBSCL -Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2013.Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: “ĐuaGhe Ngo là lễ hội truyền thống hằngnăm của đồng bào Khmer, đây làhoạt động nhằm bảo tồn và phát huytruyền thống văn hóa dân tộc Khmercần được giữ gìn và phát huy. Với ýnghĩa đó, năm 2013, Chính phủ đồngý nâng cấp lễ hội này thành Festival

Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer Đồngbằng sông Cửu Long tầm quốc gia.

Festival Đua Ghe Ngo đồng bàoKhmer ĐBSCL thể hiện tình đoànkết, gắn bó cộng đồng cũng như thểhiện được tính thượng võ của 3 dântộc Kinh - Khmer - Hoa anh em trongkhu vực. Do đó, cần phải được tônvinh, gìn giữ và phát huy cho tốt,xem đây là một trong những hoạtđộng tạo động lực cho sự phát triểnvà vun đắp thêm tình đoàn kết, gắnbó của các dân tộc anh em trong

vùng”.Bộ trưởng đề nghị, tỉnh Sóc Trăng

phải tập trung khai thác tiềm năng, thếmạnh mang tính đặc thù của địaphương về phát triển kinh tế, văn hóa,xã hội, quốc phòng và an ninh, gắn vớiviệc bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa truyền thống của đồng bào dân tộcKhmer Sóc Trăng nói riêng, củaĐBSCL nói chung, góp phần cùng cảnước xây dựng một nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong khuôn khổ ngày hội,

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Trung tâmChiếu phim quốc gia (Bộ VHTTDL) đãtổ chức Kỷ niệm 15 năm Thành lập vàđón nhận Huân chương Lao động hạngNhì. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đãtới dự.

Được thành lập vào năm 1997, chínhthức đi vào hoạt động ngày 20/11/1998,trải qua 15 năm phấn đấu và trưởngthành, từng bước khắc phục khó khăn,Trung tâm Chiếu phim quốc gia đã ngàycàng khẳng định vị thế là một trung tâmđiện ảnh lớn của thủ đô và được khángiản trong nước và bạn bè quốc tế côngnhận.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên ghi nhận và biểu

dương những kết quả mà Trung tâmChiếu phim quốc gia đã đạt được trong15 năm qua; đồng thời tin tưởng rằng, vớitruyền thống 15 năm xây dựng và pháttriển, Trung tâm Chiếu phim quốc gia sẽtiếp tục đạt được những thành tựu quantrọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghịquyết Trung ương 5 Khóa VIII về xâydựng, phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghịquyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trịKhóa X về tiếp tục xây dựng và phát triểnvăn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Thứ trưởng yêu cầu trong thời giantới, Trung tâm Chiếu phim quốc gia cầntiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết,phấn đấu, khắc phục khó khăn, xây dựng

Trung tâm Chiếu phim quốc gia thànhtrung tâm giải trí về điện ảnh tầm cỡ quốcgia và quốc tế, góp phần xây dựng nềnĐiện ảnh Việt Nam ngày một vữngmạnh, từng bước hội nhập, khẳng định vịthế của Điện ảnh Việt Nam trong khu vựcvà thế giới. Tuyên truyền, định hướng độingũ cán bộ, công chức, viên chức vàngười lao động Trung tâm giữ vững bảnlĩnh chính trị, thường xuyên trau dồi đạođức cách mạng, học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh; chủ độngcập nhật thông tin về sự phát triển củađiện ảnh và tiếp cận khoa học, công nghệcao của điện ảnh thế giới…

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủtịch nước, Thứ trưởng Đặng Thị BíchLiên đã trao Huân chương Lao độnghạng Nhì cho Trung tâm Chiếu phimquốc gia.

tHtt

Bộ VHTTDL đã có Quyết định số3933, 3934/QĐ-BVHTTDL, giao VụPháp chế tổ chức Hội nghị - Hội thảotập huấn công tác pháp chế và quántriệt các văn bản quy phạm pháp luậtmới ban hành trong lĩnh vực văn hóa,gia đình, thể dục, thể thao và du lịch tạiHải Phòng và Đồng Nai, từ tháng 11 -tháng 12/2013.

Nhằm mục đích, bồi dưỡng, tậphuấn nghiệp vụ pháp chế cho cán bộ,công chức pháp chế, nghiệp vụ tại các

địa phương từ cấp huyện trở lên. Đồngthời, tiếp thu, giải đáp những vướngmắc trong quá trình thi hành pháp luậtthuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thểthao và du lịch ở địa phương; giúp cánbộ, công chức nắm bắt kịp thời nhữngvăn bản mới ban hành, hiểu đúng, đủvăn bản để có cơ sở áp dụng pháp luậtmột cách đúng đắn và hợp lý.

Nội dung Hội nghị - Hội thảo tậptrung vào việc tập huấn nghiệp vụ phápchế ngành VHTTDL cho các cán bộ,công chức; Quán triệt nội dung cơ bảncó liên quan đến công tác quản lý củađịa phương tại các văn bản mới banhành trong các lĩnh vực văn hóa, dulịch…

Duyên trần

Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer ĐBSCL lần I - 2013

Tập huấn công tác pháp chế trong lĩnh vựcvăn hóa, gia đình, TDTT và du lịch

Trung tâm Chiếu phim quốc gia đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

7số 1051 l 21.11.2013

quản lý nhà nước

Ngày 13/11, tại Hà Nội, Bộ trưởngBộ VHTTDL Việt Nam - Hoàng TuấnAnh và Phó Chủ tịch, Cao uỷ phụ tráchCông Thương, đại diện Uỷ ban Châu Âu- Antonio Tajani đã cùng ký Ý định thưvề Hợp tác trong lĩnh vực du lịch bềnvững.

Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh cám ơn Liên minhChâu Âu và ngài Phó Chủ tịch AntonioTajani đã quan tâm, ủng hộ và thúc đẩyhợp tác giữa Liên minh Châu Âu và ViệtNam trên lĩnh vực du lịch, đánh giá caosự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu đối vớingành du lịch Việt Nam thông qua“Chương trình phát triển năng lực dulịch có trách nhiệm với môi trường và xãhội” với tổng viện trợ hơn 11 triệu Euro

trong giai đoạn 2011-2015. Đây làchương trình hỗ trợ kỹ thuật lớn nhất đốivới ngành du lịch Việt Nam, góp phầnhỗ trợ chính sách và tăng cường thể chế,nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp táccông-tư; đồng thời tiến hành giáo dục vàđào tạo nghề, đóng góp thiết thực vàoviệc thực hiện các mục tiêu phát triểnkinh tế-xã hội của đất nước. Hơn 10 nămqua, Liên minh Châu Âu là nhà tài trợlớn nhất đối với du lịch Việt Nam. Cácdự án do Liên minh Châu Âu tài trợ đãphát huy những kết quả đáng ghi nhận,góp phần vào sự tăng trưởng của ngành”,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định.

Khẳng định mong muốn tăng cườnghơn nữa hợp tác chung giữa Liên minhChâu Âu và Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ

ban Châu Âu Antonio Tajani cho rằng,việc ký kết Ý định thư mới là bước khởiđầu cho sự phát triển hợp tác du lịch giữaViệt Nam và Liên minh Châu Âu trongtương lai. Cho rằng, mối quan hệ giữavăn hoá, thể thao và du lịch là rất quantrọng, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trêncả ba lĩnh vực này, Phó Chủ tịch AntonioTajani cũng bày tỏ mong muốn ngàycàng có nhiều du khách Châu Âu sangViệt Nam và ngược lại.

Cũng tại Lễ ký kết, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đã trao tặng Kỷ niệm chương“Vì sự nghiệp văn hoá, thể thao và dulịch” cho Đại sứ, Trưởng Đại diện Pháiđoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam,Franz Jessen.

t.Hợp

Việt Nam - Ủy ban Châu Âu hợp tác phát triển du lịch bền vững

Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch Hà Nội kiểm tra hiện trạng di tíchquốc gia chùa Chân Long và làm việc vớichính quyền xã Chàng Sơn, các ngànhchức năng huyện Thạch Thất sau sự việcsư trụ trì tự ý thay đổi tượng thờ, xâydựng nhà vệ sinh, nhà để xe… khôngđúng quy định tại chùa Chân Long, viphạm quy định của Luật Di sản văn hóa,gây bức xúc trong nhân dân.

Theo UBND xã Chàng Sơn, từ năm2010 đến nay, sư trụ trì chùa Chân Long- Thích Minh Phượng liên tục có nhữngvi phạm đối với di tích. Tại thời điểmkiểm tra, bức tượng mới được tặng giốngsư trụ trì chùa Thích Minh Phượng đãđược rời đi nơi khác, một số bức tượngmới khác vẫn lưu giữ trong nhà Tứ Ân.Đoàn thanh tra cũng ghi nhận, công trìnhvệ sinh, nhà để xe xây dựng trong khuvực bảo vệ I của di tích đã ảnh hưởng tới

không gian, cảnh quan trang nghiêm, viphạm các quy định của pháp luật về disản văn hóa. Các hạng mục này hiệnchưa được tháo dỡ. Trước cửa chùa,người dân chăng các băng rôn, khẩu hiệubày tỏ nguyện vọng sư trụ trì Thích MinhPhượng chuyển khỏi chùa Chân Long;khẳng định quyết tâm giữ di sản văn hóacủa làng.

Trước những vụ việc trên, UBND xãChàng Sơn đều phối hợp với các cơ quanchức năng tuyên truyền, vận động, thuyếtphục để nhà sư tự điều chỉnh, thậm chícó lúc xã lập biên bản yêu cầu xử lý.Riêng vụ việc xảy ra khi người dân phảnđối mạnh mẽ những sai phạm của sư trụtrì chùa Chân Long, ngày 11/11, UBNDhuyện Thạch Thất đã mời đại diện BanTrị sự Phật giáo, Ban Dân vận, Ban Tôngiáo, MTTQ cùng một số phòng, banchức năng của huyện và xã Chàng Sơn

bàn phương án khắc phục những diễnbiến phức tạp tại chùa Chân Long.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước vềdi sản, UBND huyện Thạch Thất khẳngđịnh sẽ yêu cầu tháo dỡ, loại bỏ toàn bộcác công trình, hạng mục, hiện vật mớiđược đưa vào di tích, giữ nguyên cáccông trình kiến trúc cổ của nhà chùa, đảmbảo an toàn cho các hiện vật gốc… Đốivới sư trụ trì Thích Minh Phượng, chínhquyền không có chức năng điều chuyển,xử lý, UBND huyện Thạch Thất đã đềnghị Ban Trị sự Phật giáo huyện báo cáovụ việc lên Ban Trị sự Phật giáo Thànhphố để tìm biện pháp giải quyết thích hợp.

Trước mắt, huyện chỉ đạo xãChàng Sơn vận động nhân dân yêntâm lao động, sản xuất, đảm bảo anninh trật tự tại địa phương và an toàncho nhà sư…

t.t.n

Kiểm tra hiện trạng di tích Chùa Chân Long, Hà Nội

Festival còn có các hoạt động kếthợp như Hội chợ Thương mại vàTriển lãm; Liên hoan ẩm thực 3 dântộc Kinh - Khmer - Hoa; Trò chơidân gian - Hội thao dân tộc; Triển

làm ảnh Sóc Trăng xưa; Ca múanhạc tổng hợp; Liên hoan Nghệthuật sân khấu Dù kê Khmer NamBộ; Lễ Cúng trăng - Ok-Om-Bok;Thả đèn nước; Hội thi trang phục 3

dân tộc Kinh - Khmer - Hoa sẽđược diễn ra song song với các hoạtđộng chính trong suốt thời giandiễn ra lễ hội.

tHtt

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

8 số 1051 l 21.11.2013

Sự kiện vấn đềquản lý nhà nước

Ngày 16/11, tại thành phố ĐàNẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn,triển khai việc thành lập Trung tâmhỗ trợ khách du lịch tại các địa bàndu lịch trọng điểm có lượng khách dulịch đạt trên 1 triệu lượt khách/năm.Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ AnhTuấn, Ủy viên Thường trực Ban Chỉđạo Nhà nước về Du lịch và lãnh đạoUBND thành phố Đà Nẵng chủ trìhội nghị.

Các đại biểu dự hội nghị đã đượcgiới thiệu về: việc cần thiết phải thànhlập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch,một số vấn đề cần quan tâm trongcông tác thành lập đơn vị hỗ trợ kháchdu lịch; đồng thời tập trung trao đổinhững kinh nghiệm qua việc các địaphương đã thành lập Trung tâm hỗ trợkhách du lịch.

Tại một số thành phố lớn và trọngđiểm du lịch như Hà Nội, thành phố

Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa...đã thành lập Trung tâm hỗ trợ kháchdu lịch. Các Trung tâm hỗ trợ kháchdu lịch đã thật sự góp phần quan trọngtrong việc tạo điều kiện thuận lợi chokhách du lịch mỗi khi đến tại các địađiểm du lịch này.

Trung tâm hỗ trợ khách du lịchhoạt động nhằm khắc phục sự thiếuhụt việc hỗ trợ du khách khi đến dulịch tại các khu vực, đồng thời hỗ trợkinh tế địa phương bằng cách cungcấp cho các doanh nghiệp địa phươngcơ hội thúc đẩy hoạt động kinh doanhcủa họ trực tiếp đến khách hàng. Sựcó mặt của Trung tâm trong vùng dulịch phù hợp với mức tiêu dùng giatăng của du khách. Nghiên cứu chothấy, những khách đến Trung tâm lưutrú lâu hơn và cũng tham quan nhiềuđiểm du lịch hơn. Trung tâm có vai tròquan trọng trong việc khai thác kinhdoanh phục vụ kinh tế địa phương

bằng việc tối đa hóa mức tiêu dùngđôla của khách trong vùng và hướnghọ đến các doanh nghiệp phù hợp.

Hiện nay, xu thế các Trung tâmđăng ký kinh doanh cho cả vùng thôngqua các đăng ký lưu trú, tour và tàu dulịch... Để có thể cung cấp dịch vụ kháchhàng tốt, điều đầu tiên và quan trọngnhất là phải hiểu được khách hàng.Trung tâm cung cấp dịch vụ tới kháchhàng, người dân địa phương, doanhnghiệp địa phương, các công ty du lịchvà lữ hành không ở địa phương nhưngcó kế hoạch đưa đoàn tới khu vực; thúcđẩy và khuyến khích khách du lịchchọn các sản phẩm du lịch có tráchnhiệm và có được cam kết của cả côngty du lịch; giúp nâng cao nhận thức củangười dân địa phương và các cơ hộithông tin cho du khách, kết nối vớiđiểm đến và hướng dẫn du khách đónggóp cho sự phát triển của địa phương.

Văn Sơn

Triển khai thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch

Ngày 17/11, (tức 15/10 âm lịch),hàng vạn người dân ở trong và ngoàitỉnh Trà Vinh đã đổ về khu di tích vănhoá Ao Bà Om - nơi diễn ra lễ hội Ok-Om-Bok năm 2013 để trẩy hội. Từsáng sớm, không khí đã tưng bừng,tràn ngập cờ hoa; tiếng nhạc ngũ âmhoà cùng tiếng hò reo, cổ vũ của cáctrò chơi dân gian đã tạo nên không khínáo nhiệt, đậm chất lễ hội của tộcngười Khmer.

Lễ hội Ok- Om- Bok hay còn gọilà lễ cúng trăng là một trong ba lễchính hàng năm của tộc người KhmerNam bộ (Sêne Đolta, Ok-Om-Bok vàChôl-Chhnam-Thmây) được tổ chứcđịnh kỳ hàng năm đúng vào ngày rằmtháng 10 âm lịch với nhiều họat độngvui chơi, giải trí vừa mang tính dângian vừa mang tính hiện đại. Lễ hộingày càng thu hút nhiều du khách đến

từ các tỉnh, thành trong khu vực,trong đó có một bộ phận Việt kiều vềthăm quê vào dịp lễ hội Ok-Om-Bokhàng năm. Љ

Ở Trà Vinh, Ok-Om-Bok đượccông nhận là lễ hội cấp tỉnh, nhằmquảng bá, giới thiệu hình ảnh về vùngđất, con người Trà Vinh với bạn bè gầnxa. Năm nay, Trà Vinh tổ chức lễ hộiOk-Om-Bok gắn với Hội chợ Lúa gạovà xúc tiến Thương mại-Du lịch. Hộichợ đã thu hút hơn 200 doanh nghiệptrong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày,giới thiệu gần 400 gian hàng với nhiềumặt hàng nông sản, máy nông cụ, sảnphẩm của các làng nghề, hàng hóa tiêudùng thiết yếu… Ban Tổ chức còndành nhiều thời gian để các doanhnghiệp gặp gỡ, hội thảo thúc đẩy quảngbá các thương hiệu hàng hóa, dịch vụ;giới thiệu những chính sách ưu đãi và

tiềm năng của Trà Vinh. Qua đó, kêugọi và tạo điều tốt nhất để các nhà đầutư tìm hiểu, đầu tư sản xuất, kinh doanhtrên địa bàn tỉnh.

Trong khuôn khổ hoạt động lễ hộiOk-Om-Bok, Sở Văn hoá, Thể thao vàDu lịch tỉnh Trà Vinh tổ chức thi đấugiải Bóng chuyền thanh niên dân tộcKhmer năm 2013. Chiều 16/11 trênsông Long Bình - con sông đẹp nhấtcủa thành phố Trà Vinh diễn ra cuộcđua Ghe Ngo, thu hút khoảng 15.000người từ khắp nơi đến xem, cổ vũ 7 độiGhe Ngo đại diện cho 7 huyện, thànhphố trong tỉnh, tranh tài ở hai cự ly800m và 1.200m. Đây là môn thể thaotruyền thống của đồng bào Khmer,mang tính đồng đội cao, đã được khôiphục và phát triển mạnh những nămgần đây.

tHế Hoàng

Tưng bừng lễ hội Ok- Om- Bok tại Trà Vinh

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

9số 1051 l 21.11.2013

Sự kiện vấn đề

Ngày 14/11, tại TP. Đà Nẵng đã diễnra Hội nghị “Du lịch có trách nhiệm” vớichủ đề “Xây dựng chính sách hiệu quảcho du lịch có trách nhiệm tại ViệtNam”. Hội nghị do Dự án “Chươngtrình phát triển năng lực du lịch có tráchnhiệm với môi trường và xã hội” (doLiên minh Châu Âu tài trợ, gọi tắt là Dựán EU) tổ chức dưới sự chỉ đạo của BộVHTTDL. Hội nghị thu hút 200 đại biểuđến từ các cơ quan nhà nước, các tổ chứctư nhân và tổ chức phi Chính phủ.

Hội nghị dành nhiều thời gian thảoluận khung chính sách đối với du lịch cótrách nhiệm ở Việt Nam do Dự án EU đềxuất, biện pháp và công cụ của chínhsách có trách nhiệm, so sánh các thực tếđược thực hiện và kinh nghiệm, các nhãnhiệu được công nhận trên thế giới dànhcho các doanh nghiệp du lịch thân thiệnvới môi trường, bờ biển an toàn, cáckhách sạn tiết kiệm năng lượng…

Ông Kai Partale, chuyên gia ngànhDu lịch, Dự án EU - ESRT cho biết, dulịch có trách nhiệm nhận được sự quantâm lớn và có cam kết trong một số lĩnhvực quan trọng, điều này được chứngminh qua những thí dụ như: Trung tâmhỗ trợ khách du lịch; xúc tiến vai trò vàtrách nhiệm của các hiệp hội; nâng caochất lượng dịch vụ, vệ sinh, an toàn vàan ninh, Chương trình Bông sen xanh,Chiến lược marketing du lịch Việt Namvà xây dựng các tiêu chuẩn du lịch cótrách nhiệm trong bộ Tiêu chuẩn nghề du

lịch Việt Nam. Giữa năm 2013, Chươngtrình phát triển năng lực du lịch có tráchnhiệm với môi trường và xã hội do Liênminh Châu Âu tài trợ đã thiết lập mộtkhung chính sách du lịch có trách nhiệmcho Việt Nam với mục đích nhằm cungcấp cho ngành Du lịch một tài liệuhướng dẫn tổng thể gắn kết với nhữnghành động cụ thể. Sáng kiến này nhằmđóng góp cho ngành Du lịch bền vững,có lợi nhuận, cạnh tranh hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổngcục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam:Trong suốt hai thập kỷ qua, ngành Dulịch đã tăng trưởng mạnh mẽ. Sự tăngtrưởng của du lịch Việt Nam có nhữngtác động tích cực đến kinh tế, xã hội, môitrường. Tuy nhiên, tăng trưởng du lịchcũng tạo ra những thách thức lớn đối vớiphát triển bền vững. Chiến lược Pháttriển du lịch Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 đã xác địnhchuyển hướng tăng trưởng sang tậptrung phát triển theo chiều sâu. Điều nàyquan trọng đối với phát triển sản phẩmdu lịch có chất lượng, cung cấp dịch vụdu lịch tiêu chuẩn cao, nâng cao hiệuquả, đảm bảo tính bền vững, tạo thươnghiệu quốc tế và tăng sức cạnh tranh.Ngành Du lịch Việt Nam cần có hệthống chính sách du lịch có trách nhiệmvề kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trườngđể cân đối trong quá trình tăng trưởng.

Trong năm 2013, mặc dù tình hìnhkinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều

khó khăn nhưng du lịch Việt Nam vẫnduy trì được sự tăng trưởng đáng ghinhận. Chỉ tính trong 10 tháng của nămnay, du lịch Việt Nam đã đón trên 6,12triệu lượt khách quốc tế, tăng 10,4% sovới cùng kỳ năm 2012; khách du lịch nộiđịa đạt 32,5 triệu lượt người; doanh thuđạt 165.000 tỷ đồng... Với tốc độ này,ước tính năm 2013 Việt Nam sẽ đạt mốc7,4 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệulượt khách nội địa, tổng thu sẽ đạt195.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 4 nămphục hồi suy thoái, lượng khách quốc tếđến Việt Nam đã tăng gáp 2 lần, tổng thudu lịch tăng trên 2,2 lần. Với những chỉtiêu tổng thể này thì mục tiêu Chiến lượcphát triển du lịch Việt Nam đến năm2015 đã cán đích trước 2 năm.

Dự án EU là chương trình hỗ trợ kỹthuật du lịch lớn nhất tại Việt Nam doLiên minh Châu Âu tài trợ, trị giá 11triệu Euro và Chính phủ Việt Nam đónggóp 1,1 triệu Euro, được triển khai tronggiai đoạn từ 2011-2015. Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ quản,và Tổng cục Du lịch là cơ quan trực tiếptriển khai thực hiện Dự án. Các trọngtâm chính của Dự án: Hỗ trợ chính sáchvà tăng cường thể chế; Thiết lập cơ cấutổ chức và xây dựng mạng lưới hợp táchiệu quả giữa khu vực nhà nước và tưnhân; Xây dựng lực lượng lao động dulịch có trình độ; Tăng cường tính cạnhtranh của du lịch; Nâng cao nhận thức vềdu lịch có trách nhiệm. Văn Sơn

Hội nghị “Chính sách du lịch có trách nhiệm”

Các hoạt động giao lưu, hợp tác quốctế trong đào tạo tiếp tục được duy trì vàphát triển, nhiều Nhà giáo được trao tặngnhững phần thưởng cao quý của Đảng vàNhà nước; nhiều học sinh, sinh viên, vậnđộng viên đạt được những thành tích caotrong học tập, đoạt giải cao tại các kỳ thinghệ thuật, thể thao và thi tay nghề Dulịch trong nước và quốc tế. Trong khôngkhí toàn Ngành văn hoá, thể thao và du

lịch đang tích cực thi đua, quyết tâm thựchiện thắng lợi các nhiệm vụ Nghị quyếtĐại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng,Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cáclĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, Nghịquyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa trong điều kiện kinh tế thị trường,

định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế. Bộ trưởng tin tưởng rằng, với tinhthần trách nhiệm và lòng yêu nghề, cácthầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cánbộ, công chức, viên chức tiếp tục phấnđấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, làm tốtnhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyệnvà thực hiện trách nhiệm vẻ vang của Nhàgiáo Việt Nam trong sự nghiệp trồng người. tHu Hằng

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (Tiếp theo trang 1)

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

10 số 1051 l 21.11.2013

Sự kiện vấn đề

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp lễ Ok-Om-Bok hàng năm của đồng bào dântộc Khmer, tỉnh Kiên Giang lại tưngbừng diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thểthao và Du lịch dân tộc Khmer, thu húthàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnhđến xem và cổ vũ. Năm nay, sự kiện nàysẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 15/11đến ngày 18/11/2013 (nhằm ngày 13/10đến 16/10 âm lịch) tại thị trấn Gò Quao,huyện Gò Quao với nhiều đổi mới về nộidung, hình thức và chất lượng hoạt động.

Với sức lan tỏa ngày càng sâu rộng,lễ hội Ok-Om-Bok hàng năm của đồngbào dân tộc Khmer tại huyện Gò Quaođược Ủy ban nhân tỉnh nâng tầm trởthành Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Dulịch dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang từnăm 2007. Trải qua 6 năm tổ chức, ngàyhội ngày càng đi vào nền nếp, chuyênnghiệp, sự lan tỏa ngày càng mạnh mẽ,không chỉ đơn thuần là ngày hội củađồng bào dân tộc Khmer mà đã trở thànhngày hội chung của mọi người dân; đặcbiệt là công tác tổ chức ngày hội mangtính xã hội hóa rất cao.

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Dulịch dân tộc Khmer năm nay được BanTổ chức điều chỉnh, đầu tư công phu vớinhiều đổi mới về nội dung, hình thức,nâng cao chất lượng các hoạt động, vừatiên tiến, vừa đậm đà bản sắc văn hóadân tộc nhằm tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn.

Ngoài các môn thi đấu hàng nămnhư: đua Ghe Ngo, thuyền rồng, thểthao, năm nay có nét mới là liên hoanvăn nghệ với sự tham gia của Đoàn Ca

nhạc nghệ thuật tổng hợp thành phố HồChí Minh, Đoàn nghệ thuật Khmer KiênGiang, các đội văn nghệ Khmer cáchuyện, thị, thành phố trong tỉnh; thi giànthủy lục đẹp. Hội chợ thương mại - triểnlãm cũng đã giới thiệu quảng bá sảnphẩm, thương hiệu hàng Việt Nam chấtlượng cao, triển lãm tranh, ảnh, hiện vật,các gian hàng văn hóa ẩm thực cùng vớihoạt động vui chơi, giải trí, trò chơi dângian...

Còn tại Trung tâm thương mại huyệnGò Quao diễn ra hoạt động văn hóa ẩmthực miền quê. Những gian hàng ẩmthực do những người con huyện GòQuao tự nấu bán đã làm cho Ngày hộivăn hóa, thể thao và du lịch dân tộcKhmer tỉnh Kiên Giang lần thứ VII thêmý nghĩa. Tham gia hoạt động văn hóa ẩmthực là những cán bộ, nhân viên của 11xã, thị trấn huyện Gò Quao. Những mónăn mang đậm hồn quê, như: lẩu cá lóc,bún cà chơi, mắm bò hóc (loại ẩm thựcđặc trưng của đồng bào Khmer NamBộ), khóm, hủ tiếu xương, cháo cá lóc,vịt xiêm… được bày bán tại các gianhàng đã tạo không khí gần gũi, ấm áp.Qua đó, tạo ấn tượng đẹp cho nhữngngười khách phương xa khi đến thưởngthức món ăn ở đây.

Là đầu bếp nghiệp dư nhưng nhữngngười nấu ăn phục vụ các gian hàng ẩmthực đều thực hiện thuần thục các thaotác như thợ nấu chuyên nghiệp. Bà connấu ăn cho khách như nấu ăn cho chínhnhững người thân trong gia đình. Bởivậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, bàcon còn phải thể hiện những món ănmang hương vị đặc trưng riêng. Ẩm thựcmiền quê sẽ góp phần quảng bá hình ảnhđất nước, con người huyện Gò Quao đếnvới du khách gần xa. Đây là năm đầutiên diễn ra hoạt động văn hóa ẩm thực.

Một trong những hoạt động tạo nênnét mới lần này đó là hoạt động triển lãmtranh, ảnh, hiện vật có liên quan đến đờisống, sinh hoạt của đồng bào dân tộcKhmer và tuyên truyền về biên giới, biểnđảo. Có 83 hiện vật cùng nhiều tranh,ảnh do Trung tâm văn hóa và Bảo tàngtỉnh Kiên Giang cung cấp được triển lãmtại khu công viên huyện Gò Quao.Những tranh, ảnh, hiện vật trưng bàyxoay quanh 4 chủ đề chính là: hoạt độngvăn nghệ, thể thao của đồng bào Khmer;phong tục tập quán của đồng bào dân tộcKhmer; đời sống kinh tế của đồng bàodân tộc Khmer; sự quan tâm của Đảng,Nhà nước đối với đồng bào dân tộcKhmer tỉnh Kiên Giang.

Với những nét mới, ngày hội nămnay đã góp phần mở rộng không gian,nội dung các chương trình hoạt độngđược nâng lên về quy mô hơn so vớinhững năm trước nhằm duy trì lễ hộitruyền thống của đồng bào dân tộcKhmer, qua đó giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc Khmer; tạo điều kiệnđể đồng bào có dịp gặp gỡ, giao lưu vănhóa, học tập kinh nghiệm; tăng cườngtình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộcanh em.

M.HạnH

Kiên Giang: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer

Trong chuỗi các sự kiện nhân dịpFestival đua Ghe Ngo đồng bào KhmerĐồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất,ngày 15/11, tại Trung tâm Văn hóa triểnlãm Khu du lịch Hồ Nước Ngọt, thànhphố Sóc Trăng, Ban Tổ chức Festivalphối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi

“Món ngon các tỉnh”.22 đội với 60 thí sinh là những đầu

bếp giỏi của các nhà hàng, khách sạntrên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, các tỉnh khuvực Đồng bằng sông Cửu Long, ĐôngNam bộ, Tây Nguyên đã tham dự Hộithi. Mỗi đội tham dự gồm 3 người (1 bếpchính và 2 bếp phụ). Theo quy định của

Ban Tổ chức, các đội phải thực hiện nấucho 4 người ăn với món ăn nằm trong 3nhóm là lẩu (lẩu thái, lẩu ngót, lẩu thậpcẩm, lẩu mắm…), bún (gồm bún nướclèo, bún tiêu, bún măng …), món xào(mì xào giòn, hải sản…). Các đội cũngcó thể chọn các món ăn đặc sắc của dântộc Việt Nam được chế biến từ gia súc,

Sóc Trăng: Hội thi “món ngon các tỉnh”

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

11số 1051 l 21.11.2013

Sự kiện vấn đề

Ngày 17/11, tại Hòa Bình đã diễn ramàn trình diễn giới thiệu nghi thức sinhhoạt văn hóa, tâm linh và các trò chơidân gian của các dân tộc, thể hiện tinhhoa của nền văn hóa bản địa, quan niệmnhân sinh quan, nếp sống, lối sống sinhđộng của của các dân tộc Tây Bắc. Màntrình diễn giới thiệu nghi thức này cóchung ý nghĩa giáo dục truyền thốngvới ước nguyện cầu trời, cầu đất chomưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Các tỉnh đã trình diễn những nghithức sinh hoạt văn hoá tiêu biểu như:Lễ hội Xên Mường, xã Mường Và,huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Dựng câyđu của dân tộc Hà Nhì, tỉnh Lai Châu.Nghi thức tổ chức ăn mừng của ngườiThái trắng tỉnh Điện Biên. Lễ hội Cầumùa, dân tộc Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn,

huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Lễ hộiĐu Mường Vôi, xã Nhân Nghĩa, huyệnLạc Sơn, tỉnh Hoà Bình và nghi lễ ZơChá của dân tộc Mông tỉnh Lào Cai.

Hội thi thuyết minh viên du lịch vớichủ đề “Tây Bắc thân thiện và quyếnrũ” với sự tham gia của 14 thí sinh đếntừ 6 tỉnh vùng Tây Bắc: Hòa Bình, SơnLa, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, ĐiệnBiên. Mỗi thí sinh phải trải qua 3 phầnthi: Giới thiệu về một điểm du lịch củatỉnh mình, năng khiếu (hát, múa) vàgiới thiệu về một điểm du lịch của tỉnhchủ nhà Hòa Bình. Nhiều điểm du lịchcủa Hòa Bình và các tỉnh đã được giớithiệu đến khán giả và du khách như:Mai Châu, bản Giang Mỗ (Hòa Bình);Mộc Châu (Sơn La); Sa Pa (Lào Cai).

Hội thi nhằm giới thiệu, tuyên

truyền, quảng bá về văn hóa, con ngườivà các khu, điểm du lịch tiêu biểu đặctrưng, có tiềm năng thế mạnh của cáctỉnh trong vùng Tây Bắc nói chung vàtỉnh Hòa Bình nói riêng. Hoạt độngnày, góp phần thu hút đầu tư phát triểndu lịch và tạo điều kiện cho các doanhnghiệp kinh doanh du lịch có cơ hội mởrộng liên doanh, liên kết phát triển cáctuyến, thị trường du lịch. Hội thi cũnglà dịp để nhân dân các dân tộc Tây Bắcthể hiện sự hiếu khách, văn minh, lịchsự nhằm tạo ấn tượng riêng của vùngđể thu hút du khách. Đây cũng là dịpđể các thuyết minh viên thể hiện tínhnăng động, sáng tạo trong công tácbiên tập, thuyết trình trước du khách vàtrao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm.

Huy Long

Trình diễn nghi thức sinh hoạt văn hóa dân gian và thi thuyết minh viên du lịch

Ngày 15/11, tại thành phố Bà Rịa,Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namtỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức Hộinghị Biểu dương các điển hình tiêubiểu trong cuộc vận động “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư” tỉnh lần thứ 5 giai đoạn(2009-2013).

5 năm thực hiện cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa ở khu dân cư” đã đạt đượcnhững kết quả nhất định. Đến nay, toàntỉnh có 448 khu dân cư được công nhậnkhu dân cư đạt chuẩn văn hóa 5 nămliền; có hơn 175.600 gia đình đạt chuẩnvăn hóa. Tính đến cuối năm 2012, toàntỉnh có 40 xã đạt danh hiệu xã văn hóa;

01 huyện được công nhận huyện vănhóa và 01 thành phố được công nhậnthành phố văn hóa. Kết quả nổi bậtnhất trong cuộc vận động “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư” là đời sống vật chất, tinhthần của người dân trên địa bàn tỉnhđược cải thiện rõ rệt, thu nhập bìnhquân đầu người, mức hưởng thụ tăng.

Thực hiện nội dung đoàn kết giúpnhau phát triển kinh tế, nhiều khu dâncư đã vận động trên 113 tỷ đồng giúpnhau phát triển kinh tế; gần 57 tỷ đồnggiúp nhau về cây, con giống, phươngtiện sản xuất. Quỹ xóa đói giảm nghèoưu tiên cho các hộ nghèo vay trước vớilãi suất thấp hoặc không lấy lãi; giải

quyết việc làm cho hơn 14.700 lượt laođộng; giúp hơn 3.900 lượt hộ nghèovay vốn với kinh phí 48,4 tỷ đồng.Hiện số hộ thoát nghèo chuẩn tỉnh là3.144 hộ, đạt 62% kế hoạch, tỷ lệ hộnghèo đạt chuẩn tỉnh chỉ còn 4,04%, sốhộ thoát nghèo chuẩn quốc gia 917 hộ.

Dịp này, hội nghị đã trao 32 kỷniệm chương của Ủy Ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam, 131 bằngkhen của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh BàRịa-Vũng Tàu cho các cá nhân, hộ giađình và tập thể tiêu biểu trong cuộc vậnđộng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư” giai đoạn(2009-2013). t.LâM

Bà Rịa-Vũng Tàu: Hơn 175.600 gia đình đạt chuẩn văn hóa

gia cầm, thủy sản, rau, củ, quả…Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao

giải Nhất cho Khách sạn Sa Đéc (tỉnhĐồng Tháp), giải Nhì thuộc về đội VườnẨm Thực 36 (thành phố Sóc Trăng),Khách sạn Bông Hồng (Đồng Tháp),Phòng Văn hóa và Thông tin huyện CùLao Dung (Sóc Trăng) đồng giải Ba.

Hội thi là dịp để đầu bếp của các đơnvị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhàhàng, vườn ẩm thực, quán ăn trong tỉnhSóc Trăng và các tỉnh, thành phố khuvực phía Nam có cơ hội trổ tài nấunướng, giới thiệu các món ăn đặc sản địaphương, học hỏi, trao đổi kinh nghiệmtrong chế biến món ăn, góp phần tìm

hiểu và nâng cao tay nghề. Hội thi “Mónngon các tỉnh” cũng là dịp tăng cườngquảng bá tiềm năng ẩm thực khu vựcphía Nam nói chung, tỉnh Sóc Trăng nóiriêng, nâng cao chất lượng phục vụ dukhách trong nước và quốc tế về tham dự,tham quan Festival đua Ghe Ngo đồngbào Khmer. tHAnH LâM

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

12 số 1051 l 21.11.2013

Sự kiện vấn đề

Ngày 16/11, tại Hà Nội, Hội Bảo vệquyền trẻ em Việt Nam tổ chức Hộithảo “Vai trò của các tổ chức xã hộitrong việc thực hiện chương trình hànhđộng quốc gia vì trẻ em giai đoạn2012-2020”.

Tại Hội thảo, đại diện các tổ chứcxã hội trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóctrẻ em tại Việt Nam đã chỉ ra nhữngthuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạtđộng và triển khai các chương trình vìtrẻ em cũng như đưa ra những kiếnnghị, đề xuất với cơ quan quản lý nhànước nhằm tạo điều kiện thuận lợi đểthúc đẩy các hoạt động bảo vệ, chămsóc trẻ em.

Theo đó, trong những năm qua, córất nhiều các tổ chức xã hội đã và đangthực hiện các hoạt động chăm sóc vàhỗ trợ trẻ em. Các tổ chức xã hội nàyhoạt động với nhiều lĩnh vực về trẻ emnhư: hỗ trợ tài chính cho trẻ em nghèo;

thực hiện các dịch vụ trực tiếp hỗ trợcho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;truyền thông tư vấn pháp luật về quyềntrẻ em ở cộng đồng; vận động chínhsách, giám sát việc thực hiện quyền trẻem… Tuy nhiên, việc phối kết hợpgiữa các tổ chức xã hội và cơ quan nhànước vẫn còn một số hạn chế nhất địnhnhư chưa được sự ủng hộ của nhiều cơquan ban ngành. Bên cạnh đó, các tổchức xã hội hầu hết đều là những đơnvị nhỏ với ít nhân sự hoạt động nên rấtcần sự phối kết hợp với các cán bộchuyên trách địa phương về trẻ em.

Để các tổ chức xã hội hỗ trợ tíchcực với các cơ quan ban ngành Trungương và địa phương nhằm thực hiện tốtChương trình hành động quốc gia vì trẻem giai đoạn 2012-2020, các đại biểuđề xuất: cơ quan quản lý nhà nước cầntạo cơ chế phối hợp với các tổ chức xãhội. Việc này có thể thực hiện theo một

số hình thức như: tổ chức họp định kỳgiữa các cán bộ địa phương và các tổchức xã hội hoạt động trong địa bàn liênquan đến bảo vệ quyền trẻ em; chuyểngiao một số dịch vụ công cho các tổchức xã hội thực hiện như truyền thôngđịnh kỳ, tư vấn cho gia đình và trẻ em,tập huấn kỹ năng tham gia và thực hiệncác quyền của trẻ em cho các thànhviên trong hệ thống đoàn thể tại địaphương. Bên cạnh đó, trong các hoạtđộng đại chúng như sự kiện truyềnthông, vận động xã hội tham gia thựchiện quyền trẻ em… các tổ chức xã hộiđều có thể tham gia hỗ trợ, đóng gópnguồn nhân lực hay kêu gọi việc vậnđộng tham gia của doanh nghiệp, củacác nhà tài trợ và cộng đồng nhằm hỗtrợ các cơ quan địa phương thực hiệntốt nhiệm vụ của mình trong Chươngtrình quốc gia hành động vì trẻ em.

V.Hà

Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội hoạt động vì trẻ em

Ngày 14/11/2013, tại tỉnh Gia Lai,Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu sốtoàn quốc khu vực II, lần thứ VIII năm2013 đã bế mạc.

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, đoànĐắk Lắk đã xuất sắc giành giải nhấttoàn đoàn với 20 Huy chương Vàng, 11Huy chương Bạc và 08 Huy chươngĐồng; đoàn Gia Lai đoạt giải Nhì toànđoàn với 13 Huy chương Vàng, 20Huy chương Bạc và 09 Huy ChươngĐồng; đoàn Đồng Nai đoạt giải ba với02 Huy chương Vàng, 09 Huy chương

Bạc và 10 Huy chương Đồng. Hội thao thu hút gần 600 cán bộ,

huấn luyện viên và vận động viênthuộc 21 dân tộc thiểu số đến từ 15tỉnh/thành của khu vực phía Nam. Cácvận động viên tranh tài ở 07 bộ môngồm: Bóng đá nam (11 người), Việt dã,Bóng chuyền, Kéo co, Đẩy gậy, Bắn nỏvà Chạy cà kheo. Hội thi Thể thao cácdân tộc thiểu số toàn quốc khu vực IInăm nay thực sự là ngày hội của đồngbào các dân tộc thiểu số các tỉnh phíaNam. Hội thi được duy trì thường

xuyên 2 năm một lần và là dịp để cácdân tộc anh em giao lưu, học hỏi, tăngthêm sự đoàn kết gắn bó, bảo tồn vàphát huy các giá trị văn hóa truyềnthống trong cộng đồng các dân tộc ViệtNam. Đây là lần thứ 2, tỉnh Gia Laiđược vinh dự đăng cai tổ chức Hội thi(lần thứ 1 vào năm 2001).

Hội thi Thể thao các dân tộc thiểusố toàn quốc khu vực II, lần thứ IXnăm 2015 sẽ được tổ chức tại tỉnh KonTum.

MạnH Huân

Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực II

Ông Nguyễn Hưng Thái - PhóGiám đốc Sở VHTTDL tỉnh Nam Địnhcho biết: Tỉnh đảm bảo đúng tiến độ vàchất lượng các công trình phục vụ Đạihội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứVII năm 2014 do Nam Định đăng caitổ chức.

Dự án Nhà thi đấu đa năng (có sứcchứa 4.000 người, vốn đầu tư 854,177tỷ đồng từ ngân sách Trung ương) dựkiến sẽ được khánh thành ngày30/4/2014. Đến nay, dự án đã hoànthành được trên 40% khối lượng côngtrình. Công trình bể bơi có mái che (có

sức chứa 1.000 chỗ ngồi, vốn đầu tư150 tỷ từ ngân sách tỉnh) cũng đangđược gấp rút thi công. Công trình đếnnay đã đạt 65% tiến độ và dự kiến đượchoàn thành vào cuối tháng 3/2014. Bêncạnh đó, Nam Định cũng đầu tư kinhphí trên 70 tỷ đồng để nâng cấp, sửa

Đảm bảo tiến độ các công trình phục vụ Đại hội TDTT toàn quốc

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

13số 1051 l 21.11.2013

Sự kiện vấn đề

chữa các công trình khác như Sân vậnđộng Thiên Trường, Nhà thi đấu TrầnQuốc Toản; cải tạo Nhà thi đấu cáchuyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nhà thiđấu Trường Cao đẳng Sư phạm NamĐịnh. Các công trình này dự kiến hoànhoàn thành vào cuối năm nay hoặc đầunăm 2014.

Hệ thống cơ sở lưu trú của NamĐịnh hiện nay gồm có 02 khách sạn đạttiêu chuẩn 3 sao, 15 khách sạn 2 sao,18 khách sạn 1 sao và 46 cơ sở lưu trúvới tổng số 2.486 giường sẽ được huyđộng tối đa. Ngoài ra, nơi ăn, nghỉ củalực lượng vận động viên, huấn luyệnviên... sẽ được bố trí tại Trung tâm Đào

tạo Vận động viên tỉnh, các khu ký túcxá các trường Đại học, Cao đẳng... vớitrên 2.600 giường.

Đại hội Thể dục thể thao toàn quốclần thứ VII năm 2014 được Chính phủgiao tỉnh Nam Định đăng cai tổ chức dựkiến diễn ra vào cuối năm 2014.

nAM AnH

Chương trình Khai mạc Tuần lễ“Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản vănhóa Việt Nam” do Bộ VHTTDL phốihợp với Ủy ban Trung ương Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các Ban, Bộ,Ngành và các địa phương tổ chức nhânKỷ niệm 83 năm Ngày Thành lập Mặttrận Dân tộc Thống nhất Việt Nam(18/11/1930-18/11/2013), chào mừngNgày Di sản Văn hóa Việt Nam(23/11/2013); Giới thiệu, quảng bá, tônvinh các giá trị văn hóa vật thể, phi vậtthể của các dân tộc Việt Nam, gópphần xây dựng, củng cố, tăng cườnggiao lưu, gắn kết cộng đồng các dântộc Việt Nam.

Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịchnước Trương Tấn Sang nhấn mạnh,Đại đoàn kết dân tộc là truyền thốngvà di sản văn hóa quý báu của dân tộcta, được hun đúc qua lịch sử hàngnghìn năm dựng nước và giữ nước.Đại đoàn kết các dân tộc, tập hợp mọitầng lớp nhân dân dưới ngọn cờ đạinghĩa đã tạo nên sức mạnh vô địch đểdân tộc ta chiến đấu và chiến thắng,vượt qua mọi thách thức của lịch sử.

Từ khi thành lập, Đảng ta và Chủtịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọngviệc xây dựng, củng cố khối đại đoànkết toàn dân tộc, tập hợp, đoàn kết rộngrãi mọi tầng lớp nhân dân, không phânbiệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tạo nênsức mạnh vô địch đưa sự nghiệp cáchmạng của Đảng và nhân dân ta đi từthắng lợi này đến thắng lợi khác, làmnên thắng lợi lịch sử của Cách mạngTháng 8 năm 1945, đánh bại các cuộc

chiến tranh xâm lược của những thế lựcthực dân, đế quốc hùng mạnh nhất thờiđại, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổquốc.

Ngày nay, sức mạnh của khối đạiđoàn kết toàn dân tộc vẫn là nguồn lựcquan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để Đảngta, nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn,thử thách, thực hiện thắng lợi sự nghiệpđổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,hội nhập quốc tế, xây dựng thành côngvà bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa. Đảng, Nhà nước talấy mục tiêu xây dựng một nước ViệtNam hòa bình, độc lập, thống nhất, toànvẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh làm điểmtương đồng để tập hợp đoàn kết mọingười vào mặt trận chung.

Để xây dựng và củng cố đại đoànkết toàn dân tộc phải giải quyết hài hòaquan hệ lợi ích giữa các thành viêntrong xã hội; chăm lo phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của đồng bào các dân tộcthiểu số; bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hóa tốt đẹp của các dân tộc để cácdân tộc trong đại gia đình Việt Nambình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôntrọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.Đây là nhiệm vụ chiến lược của đấtnước ta, của toàn Đảng, toàn dân, củacả hệ thống chính trị từ Trung ương đếncơ sở và cần phải được thực hiện quanhững việc làm hết sức phong phú, sinhđộng, thiết thực, cụ thể, từ miền xuôiđến miền ngược, từ biên giới, hải đảo,từ bàn tay, khối óc của mỗi cán bộ, đảng

viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang,của đồng bào 54 dân tộc anh em. Ngaysau phần Lễ là Chương trình nghệ thuậtvới chủ đề xuyên suốt là tinh thần đạiđoàn kết các dân tộc - di sản quý báunhất của toàn dân tộc. Đó cũng là sợidây kết nối bền chặt và sức mạnh nguồncội của ý chí, nghị lực Việt Nam.

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc -Di sản văn hóa Việt Nam” có sự thamgia của 17 cộng đồng dân tộc gồm hơn400 người đến từ 13 tỉnh/thành như SơnLa, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang,Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum, GiaLai, Đắk Lắk, Cần Thơ, Sóc Trăng, TràVinh, An Giang.

Đặc biệt, nhiều lễ hội đặc sắc sẽđược tái hiện trong khuôn khổ tuầnlễ này như: không gian văn hóa Chợnổi Nam bộ; Chợ vùng cao phía Bắc;Hội đua bò Bảy Núi; Lễ hội Ok-Om-Bok; Lễ hội Nàng Hai; Lễ mừng nhàmới; Nghi lễ cưới của ngườiH’Mông; Lễ Kết nghĩa của dân tộcMơ Nông và Ê đê…

Ngoài ra, Tuần lễ cũng sẽ có nhiềuchương trình, hoạt động khác như Trạisáng tác điêu khắc Tây Nguyên;Chương trình giao lưu đoàn kết các dântộc; Triển lãm, giới thiệu Văn hóatruyền thống các dân tộc Việt Nam; Hộithảo với chủ đề: “Giải pháp để bảo tồn,phát huy trang phục truyền thống cácdân tộc thiếu số trong giai đoạn hiệnnay”; Các hoạt động biểu diễn văn hóa,nghệ thuật và giao lưu giữa cộng đồngcác dân tộc.

t.Hợp

Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc ...” (Tiếp theo trang 1)

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

14 số 1051 l 21.11.2013

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 12/11, Bộ VHTTDL đã banhành Quyết định số 4007/QĐ-BVHTTDL cho phép khai quật khảocổ tại di chỉ hang Nà Mò, xã HươngNê, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Theo Quyết định, Bộ VHTTDL đãcho phép Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạnkhai quật từ ngày 12/11/2013 đến ngày12/12/2013, với diện tích là 15m2, ôngTrình Năng Chung, Viện Khảo cổ họcchủ trì khai quật.

Quyết định cũng nêu rõ, trong thờigian khai quật, các cơ quan được cấpgiấy phép có trách nhiệm tuyên truyềncho nhân dân về việc bảo vệ di sản vănhóa ở địa phương, không công bốnhững kết luận khi chưa được cơ quanchủ quản và Cục Di sản văn hóa đồngý. Đồng thời những hiện vật thu thậpđược trong quá trình khai quật giao choSở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn giữ gìn, bảoquản; khi bàn giao phải có biên bản

giao nhận, tránh để hiện vật bị hư hỏng,thất lạc. Sau khi kết thúc đợt khai quật,chậm nhất 03 tháng, Sở VHTTDL tỉnhBắc Kạn và Viện Khảo cổ học phải cóbáo cáo sơ bộ và sau 01 năm phải cóbáo cáo khoa học gửi về Cục Di sảnvăn hóa. Khi công bố kết quả của đợtkhai quật, các cơ quan được cấp giấyphép cần trao đổi với Cục Di sản vănhóa.

Duyên trần

Khai quật khảo cổ tại tỉnh Bắc Kạn

Từ 12-19/11, tại Bến Ninh Kiều, SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch thànhphố Cần Thơ phối hợp với Đài Phátthanh và Truyền hình thành phố CầnThơ đã tổ chức “Liên hoan Đờn ca tàitử thành phố Cần Thơ” lần thứ VI năm2013. Đây là hoạt động chào mừng Kỷniệm 10 năm Thành lập thành phố CầnThơ trực thuộc Trung ương.

Ông Trần Việt Phường, Giám đốcSở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thànhphố Cần Thơ cho biết: Liên hoan Đờnca tài tử thành phố Cần Thơ nhằm pháttriển và nâng cao chất lượng phong trào

Đờn ca tài tử của Thành phố, góp phầnvào công tác bảo tồn và phát huy loạihình nghệ thuật truyền thống đặc sắccủa Nam bộ. Đờn ca tài tử đang đượcBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lậphồ sơ trình đề nghị Tổ chức UNESCOcông nhận là di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại. Đây còn là dịpđể các câu lạc bộ, ban, nhóm Đờn catài tử, các nghệ sĩ, nghệ nhân gặp gỡ,giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhauvà trình diễn phục vụ nhân dân.

Liên hoan lần này diễn ra từ ngày13/11 đến ngày 16/11, nội dung ca ngợi

Đảng, Bác Hồ, ca ngợi gương anhhùng liệt sĩ, ca ngợi đất nước, ca ngợiCần Thơ đã và đang trên đường pháttriển. Sau lễ khai mạc, 9 đội của 9quận, huyện lần lượt thi diễn ở 5 địađiểm là quận Ninh Kiều, huyện ThớiLai, huyện Vĩnh Thạnh, quận BìnhThủy, quận Ô Môn. Mỗi đội có khoảng15 thành viên, trong đó có ít nhất 3nghệ nhân đờn sử dụng các loại nhạccụ như kìm, cò, tranh, bầu, guitar phímlõm. Thời gian thi của mỗi đội khôngquá 35 phút.

Hồ tHAnH

Liên hoan Đờn ca tài tử Cần Thơ lần thứ VI

Sau bốn ngày thi đấu sôi nổi, hấpdẫn và kịch tính, Giải Cầu lông vôđịch Hà Nội mở rộng tranh cúpASTEC lần thứ nhất năm 2013 đãkhép lại vào tối 17/11 tại Nhà thi đấuHà Nội (số 12 Trịnh Hoài Đức).

Ban Tổ chức đã lần lượt traothưởng cho các tay vợt đoạt thứ hạngcao ở 02 nội dung: nâng cao và giảiphong trào. Cụ thể, ở giải nâng cao, có5 giải Nhất, 5 giải Nhì và 10 giải Ba;giải phong trào gồm: 20 giải Nhất, 20giải Nhì và 40 giải Ba.

Trong nhiều năm qua, hoạt độngthi đấu cầu lông trên địa bàn Hà Nộiphát triển mạnh, nhất là khi Thủ đôđược mở rộng địa giới hành chính.

Giải thi đấu được tổ chức không chỉtạo ra một phong trào rộng lớn hơn,mà còn cổ vũ, động viên để Giải cầulông trên địa bàn Hà Nội ngày càng“nở rộ”, góp phần thúc đẩy phòng tràorèn luyện sức khỏe của các tầng lớpnhân dân. Bên cạnh đó, Giải Cầu lôngvô địch Hà Nội mở rộng tranh cúpASTEC lần thứ nhất còn là cơ hộigiúp các vận động viên nâng cao nănglực thi đấu, phát hiện nhân tài, tìm ranhững nhà vô địch để tiếp tục bồidưỡng nâng cao.

Diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/11,Giải Cầu lông vô địch Hà Nội mởrộng tranh cúp ASTEC lần thứ nhấtnăm 2013 là giải đấu do Liên đoàn

Cầu lông Hà Nội phối hợp với Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổchức với tổng giá trị giải thưởng lêntới trên 100 triệu đồng. Ở hệ thi đấuphong trào, giải chia thành 3 nhómtuổi với nhiều nội dung thi đấu khácnhau. Hệ nâng cao của giải không chialứa tuổi và thi đấu ở 5 nội dung: Đơnnam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôinam nữ. Giải đấu thu hút nhiều vậnđộng viên tên tuổi của làng cầu lôngquốc gia như Vũ Thị Trang (tay vợt nữsố 1 Việt Nam, hạng 102 thế giới),Nguyễn Thị Sen (hạng 3 đơn nữ ViệtNam) hay Đinh Thị Hồng Phượng(hạng 4 đơn nữ Việt Nam).

AnH tùng

Kết thúc Giải Cầu lông vô địch Hà Nội mở rộng 2013

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

15số 1051 l 21.11.2013

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchvừa công bố danh mục Di sản văn hóaphi vật thể quốc gia đợt 4 năm 2013.Trong 8 di sản của cả nước được côngnhận lần này, có lễ hội cúng biển MỹLong ở xã Mỹ Long Bắc, Mỹ LongNam và thị trấn Mỹ Long, huyện CầuNgang, tỉnh Trà Vinh. Đây là cơ hộiđể huyện Cầu Ngang nói riêng, tỉnhTrà Vinh nói chung quảng bá, giớithiệu những hình ảnh về đất nước, conngười vùng biển với bạn bè gần xa.

Đây là di sản phi vật thể thứ hai

của Trà Vinh được Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch công nhận. Trước đó(tháng 4/2013) nghệ thuật Chầm -riêng Chà pây của nghệ nhân Khmerở xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú đã đượcBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch côngnhận Di sản văn hoá phi vật thể cấpquốc gia.

Theo các lão ngư, lễ hội cúng biểnMỹ Long hay còn gọi lễ hội NghinhÔng, hàng năm được tổ chức vào cácngày 10, 11 và 12 tháng 5 Âm lịch. Lễhội thể hiện lòng biết ơn của ngư dân

đối với biển cả, đã đem lại cuộc sốngấm no, hạnh phúc cho họ. Đây là lễhội được người dân địa phương duytrì gần 100 năm nay. Quy mô tổ chứclễ hội ngày càng lớn cùng với các nghithức được tiến hành chu đáo theotruyền thống. Phần hội được tổ chức,phục vụ nhu cầu giải trí của ngư dânđịa phương và du khách. Vào dịp này,hàng vạn người dân khắp nơi về thịtrấn Mỹ Long (huyện Cầu Ngang) đểvui đón lễ hội cúng biển.

tHế Hoàng

Lễ hội cúng biển mỹ Long được công nhận là Di sản quốc gia

Sáng 14/11, tại thành phố Buôn MaThuột, tỉnh Đắk Lắk, Ban Chỉ đạo TâyNguyên phối hợp với Ban Tuyên giáoTrung ương, Viện Nghiên cứu pháttriển Phương Đông (Liên hiệp các HộiKhoa học Kỹ thuật Việt Nam) tổ chứctọa đàm khoa học về “Văn hóa TâyNguyên”.

Với sự tham dự của lãnh đạo cácBộ, ngành, các nhà khoa học, nhà quảnlý văn hóa, các nhân sĩ trí thức, cácnghệ sĩ, nghệ nhân và lãnh đạo các tỉnhtrong khu vực Tây Nguyên, tọa đàmnhằm góp phần phát huy, bảo tồn và

tôn vinh các giá trị văn hóa truyềnthống của đồng bào Tây Nguyên theođúng tinh thần Nghị quyết Trung ương5 Khóa VIII “về xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc”. Các tham luận đã tậptrung phân tích thực trạng về văn hóaTây Nguyên và đưa ra các giải pháp đểbảo tồn, phát huy những giá trị văn hóatruyền thống của Tây Nguyên, gópphần vào việc xây dựng, phát triển kinhtế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninhtrên địa bàn Tây Nguyên.

Các đại biểu khẳng định từ khi có

Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII“Về xây dựng và phát triển nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc”, với sự chỉ đạo sâu sắc, thống nhấttrong toàn hệ thống chính trị, sự hưởngứng tham gia của các tầng lớp nhândân, các tỉnh Tây Nguyên đã đạt đượcnhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vựckinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh chínhtrị được giữ vững, khối đại đoàn kếtdân tộc được tăng cường, đời sống vănhóa tinh thần của đồng bào các dân tộcđược coi trọng và ngày một nâng cao.

Q.Huy

Tọa đàm khoa học về “Văn hóa Tây Nguyên”

Ngày 17/11, huyện Cao Phong (HòaBình) tổ chức Lễ công bố và đón nhậnBằng xếp hạng Di tích quốc gia danhlam thắng cảnh quần thể hang động núiĐầu Rồng.

Dãy núi Đầu Rồng ở khu III, Thịtrấn Cao Phong (Hòa Bình) trải dài nhưcon rồng khổng lồ đang phủ phục, tạonên bức tường thành trấn ngữ phíaĐông Nam cho thị trấn Cao Phong,cách Quốc lộ 6 khoảng 500m về phíaĐông Nam. Dãy núi dài hơn 1km, caokhoảng 200m so với chân núi. Trongdãy núi có nhiều hang động đẹp với các

tên Hoa Sơn thạch động, động KhôngĐáy, Nhãn Long Sơn động, độngThanh Thủy, Phong Sơn động và hangNước. Các hang, động được phân bốkhá đều trong dãy núi, khoảng cách mỗiđộng chỉ vài trăm mét và được hìnhthành nhờ vào hiện tượng phong hóađặc trưng của những miền núi đá vôi bịnước chảy xói mòn. Mỗi hang động cóvẻ đẹp riêng. Có động trông như mộtkhu vườn thượng uyển mà nơi đó cácloài hoa rực rỡ đã được bàn tay khéo léocủa tạo hoá ban cho. Có động tái hiệnlại câu chuyện tình yêu vĩnh hằng của

lứa đôi. Động thì như sợi dây nối liềngiữa trời và đất. Động lại như một thiềnviện với rất nhiều nhũ đá hình Phật,Thánh. Cả quần thể là một công trìnhhoàn chỉnh.

Đây là một di tích mà thiên nhiên đãban tặng cho huyện Cao Phong. Trongthời gian qua, cấp uỷ, chính quyền vàcác ban, ngành, đoàn thể cùng nhân dânđịa phương đã nỗ lực thực hiện hiệu quảcông tác bảo vệ, đầu tư vào khu di tích.Thời gian tới, huyện Cao Phong kêu gọicác nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng phốihợp với chính quyền địa phương đầu tưxây dựng các hạng mục như khách sạn,nhà hàng, khu tâm linh, tín ngưỡng theoquy định được phê duyệt.

H.L

Hòa Bình: Đón Bằng di tích quốc giaquần thể hang động núi Đầu Rồng

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

16 số 1051 l 21.11.2013

Tối 17/11, tại Cung Thiếu nhi HàNội đã tổ chức chung kết Liên hoanHát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân tộccho thanh thiếu nhi Thủ đô. Liên hoanthu hút sự tham gia của gần 200 thísinh đến từ 12 Nhà Văn hóa, Câu lạcbộ và các trường nghệ thuật trên địabàn thành phố.

Trải qua hơn 15 năm với 8 lần tổchức, Liên hoan thanh thiếu nhi Thủđô hát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dântộc được ví như một nhịp cầu văn hóavắt qua hai thế kỷ, thể hiện thuyết phụcsức sống bền bỉ và tất yếu của nghệthuật truyền thống trên đất ThăngLong nghìn năm văn hiến. Liên hoandành cho đối tượng thanh thiếu nhi,nhằm hướng đến xây dựng lớp “ngườitrẻ” biết kế truyền từ các nghệ nhân đểtiếp nối mạch nguồn văn hóa dân tộc.

Trong Liên hoan, việc hát dân ca cùngvới biểu diễn nhạc cụ dân tộc như mộtsự gắn bó chặt chẽ, đưa nghệ thuậttruyền thống về với nguyên bản, đểnhững thế hệ trẻ thấm hiểu được thầnthái, hồn cốt của nghệ thuật truyềnthống. Từ đó, góp phần nuôi dưỡng vàphát triển những mạch nguồn văn hoátruyền thống trong thế hệ trẻ hôm nayvà mai sau.

Liên hoan lần này đã trình diễnnhiều hình thức nghệ thuật phong phúđặc sắc như Chèo, hát Xẩm, hát Dânca, độc tấu và hòa tấu các nhạc cụ dântộc đàn Tranh, đàn T’rưng, Sáo trúc,Đàn bầu, Đàn nhị… Nhiều giọng háttuy không chuyên nhưng được đánhgiá là khá mượt mà, luyến láy, thể hiệnkhổ công rèn luyện, chuyển tải đượchồn cốt của mỗi loại hình nghệ thuật

dân gian. Các làn điệu dân ca mangtính đỉnh cao như Hát Văn, Xẩm đượccác em thể hiện bài bản, đạt trình độnghệ thuật cao, thể hiện sự gắn bó vàkhả năng thẩm thấu cái hay, cái đẹptrong nghệ thuật truyền thống. Bêncạnh đó, tại Liên hoan, các thí sinhcũng đã thể hiện sự sáng tạo trong việcmang âm hưởng hiện đại vào các tiếtmục dân gian, như một hướng pháttriển mới của dân ca trong đời sống âmnhạc hiện đại.

Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ chứcđã trao 10 giải Nhất, 15 giải Nhì chocác khối chuyên nghiệp và khôngchuyên. Đặc biệt, tại Liên hoan còn có1 giải động viên phong trào của NSNDThanh Hoa tặng Trường Tiểu học quốctế Nguyễn Bỉnh Khiêm.

trần nguyện

Liên hoan Hát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân tộc

Nằm trong chuỗi hoạt động FestivalĐua Ghe Ngo đồng bào Khmer đồngbằng sông Cửu Long lần thứ nhất SócTrăng năm 2013, sau 06 ngày trình diễntranh tài hấp dẫn, Hội thi trình diễntrang phục ba dân tộc Kinh-Khmer-Hoađã khép lại với các giải thưởng đượctrao cho các thí sinh trình diễn trangphục và có hình thể đẹp nhất vào đêm16/11.

Ban Tổ chức đã trao giải Nhất chothí sinh Hứa Bảo Trâm, huyện MỹXuyên (Sóc Trăng), giải thưởng 15triệu đồng. Giải Nhì thuộc về thí sinh

Thạch Môly Đana, Trường Phổ thôngdân tộc Nội trú Huỳnh Cương (giảithưởng 12 triệu đồng). Thí sinh VõThị Xuân Thùy (thành phố Sóc Trăng)và Nguyễn Thị Bích Thủy (huyệnThạnh Trị) đạt đồng giải Ba (giảithưởng 10 triệu đồng).

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng đã trao12 giải khuyến khích cho các thí sinhcó thành tích cao và giải phụ gồm: Giảitrang phục dân tộc, gương mặt khả ái,thí sinh có hình thể đẹp, thí sinh cóphong cách trình diễn ấn tượng.

Hội thi trình diễn trang phục dân tộc

tại Sóc Trăng lần này có gần 60 thí sinhcủa các địa phương trong khu vực đồngbằng sông Cửu Long tham dự ở ba thểloại gồm: Trang phục sinh hoạt, trangphục truyền thống và trang phục lễ hội.Các thí sinh đã trình diễn qua vòng thisơ tuyển, chọn 20 thí sinh có thành tíchtốt nhất vào vòng chung kết xếp hạng.Qua các đêm diễn, các thí sinh đã cónhững thuyết minh, lời bình phù hợpvới trang phục của mỗi loại hình, mangdấu ấn văn hóa truyền thống đặc sắc.

trung Hiếu

Sóc Trăng: Hội thi trình diễn trang phục dân tộc

Liên hoan Âm nhạc Châu Âu 2013được tổ chức bởi Phái đoàn Liên minhChâu Âu (EU) tại Việt Nam, 06 Đại sứquán thành viên EU là Áo, Phái đoànWallonia-Brussels (Bỉ), Đức, Hungary,Ba Lan, Thụy Điển và Việt Nam

Điểm nổi bật của Liên hoan Âmnhạc Châu Âu 2013 là các buổi biểudiễn đặc sắc của các nghệ sĩ piano tài

danh đến từ Hungary và Ba Lan. Ngoàira, Liên hoan còn giới thiệu tới côngchúng các đêm diễn sôi động của thểloại nhạc pop, classics, điện tử và jazzcủa các nghệ sĩ đến từ Bỉ, Thụy Điển,Áo và Đức.

Liên hoan năm nay có sự tham giacủa nhóm nhạc khách mời Việt Nam“Diva's Club”, với hai giọng ca opera

hàng đầu Việt Nam Ngọc Tuyền vàTriệu Yên trình diễn các tác phẩm nhạckịch nổi tiếng trên nền nhạc điện tử.Đây cũng là sự kết hợp mới lạ lần đầutiên tại Việt Nam.

Chương trình sẽ được mở màn ngày22/11 tại Nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội và ngày24/11 tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.

H.Quân

Liên hoan Âm nhạc Châu Âu 2013 tại Việt Nam

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

nhân tố mới

17số 1051 l 21.11.2013

Bất ngờ tái xuất sau một thời gianvắng bóng, kình ngư Nguyễn Hữu Việtđang miệt mài tập luyện tại Trung tâmHuấn luyện Thể thao quốc gia TP. HồChí Minh, chờ ngày tham dự SEAGames 27. Không còn ở đỉnh cao phongđộ như 3 kỳ SEA Games từng giànhHCV trước đây, nam vận động viênngười Hải Phòng tự đặt cho mình mụctiêu nỗ lực hết mình vì màu cờ, sắc áo.

Tháng 6/2002, khi tài năng của HữuViệt chớm nở, Sở TDTT Hải Phòng đãquyết định đầu tư cho anh đi tập huấn ởTrung Quốc, tập trung vào nội dung bơiếch. Chỉ sau đó 1 năm, tại giải vô địchquốc gia 2003, Hữu Việt đã đoạt HCV100m ếch (1’07’’50), giành suất thamdự SEA Games 22 từ tay đàn anh TrầnXuân Hiền - người đã đoạt HCB SEAGames 21 ở cùng nội dung.

Từ đây, những vinh quang trong sựnghiệp của Hữu Việt hầu như gắn chặtvới đấu trường SEA Games ở nội dungsở trường 100m ếch, khiến anh đượctrìu mến gọi là “Hoàng tử ếch”. Ngaytrong lần đầu tham dự sân chơi khu vực(SEA Games 22), Hữu Việt đã giànhHCĐ với thành tích 1’04’’94. Sau SEAGames 22, Sở TDTT Hải Phòng tiếp tụctập trung kinh phí cho Hữu Việt tậphuấn dài hạn ở Trung Quốc. Không phụsự trông đợi, tại SEA Games 23, HữuViệt lần đầu lên ngôi với thành tích1’03’’80.

Thành tích trên của Hữu Việt mangtính bước ngoặt đối với bơi lội ViệtNam, bởi đây là một môn thể thao cơbản của Olympic. Hơn nữa, bơi lội ViệtNam đã phải chờ đợi gần nửa thế kỷmới giành được HCV khu vực, kể từthời điểm VĐV Phan Kế Nhơn đoạtHCV 100m ếch nam ở SEAP Gamesnăm 1959. Cũng nhờ chiến công này,cuối năm 2005, Hữu Việt đã lần đầu tiênđứng thứ nhất trong cuộc bầu chọn 10VĐV tiêu biểu toàn quốc.

Sau SEA Games 23, Hữu Việt chính

thức trở thành “tài sản quốc gia”, khi Ủyban TDTT (cũ) và Hiệp hội Thể thaodưới nước Việt Nam bắt đầu tập trungkinh phí đầu tư cho anh. Từ tháng01/2007, Hữu Việt đi tập huấn ở TrungQuốc. Trong suốt 11 tháng tập huấn ởTrung Quốc, Hữu Việt chỉ về Việt Nam1 tuần để dự giải VĐQG, thậm chí phảiđón Tết cổ truyền trên đất bạn. Bù lại,tại SEA Games 24, Hữu Việt đã bảo vệthành công ngôi vô địch và vượt quachính mình, với thông số 1’03’’73.

2 năm sau, tại SEA Games 25, HữuViệt lại một lần nữa đi vào lịch sử thểthao Đông Nam Á, khi lập kỷ lục mớicủa SEA Games với thành tích 1’01’’60,vẫn ở nội dung 100m ếch. Đó là thànhtích để đời của Hữu Việt và đến thờiđiểm này vẫn chưa ai vượt qua được.Ngoài ra, ở SEA Games 25, Hữu Việtcòn giành 1 HCB 200m ếch.

Tuy nhiên, sau kỳ tích này, phong độcủa Hữu Việt đã đi xuống theo quy luậtcủa thời gian và anh đã quyết định tậptrung cho việc học văn hóa, nhất là saukhi anh thi đấu không thành công tạiSEA Games 26 (không có huy chươngnào ở cả 3 nội dung tham gia). Chỉ cáchđây vài tháng, Hữu Việt mới quay lại tậpluyện chuẩn bị cho SEA Games 27.

Hữu Việt đang là sinh viên năm thứ3, khoa Huấn Luyện chuyên sâu mônbơi tại Trường Đại học TDTT TP. HồChí Minh. 10 năm trước, với tấm HCVSEA Games đầu tiên, Hữu Việt đã đượcđặc cách vào trường Đại học TDTT.Thế nhưng, guồng quay của nhữngchuyến tập huấn xa nhà và trên hết làtrách nhiệm với quốc gia, buộc anh phảigác lại niềm mơ ước giảng đường vàmãi đến bây giờ mới có thể thực hiện.

Tuy vậy, cách đây không lâu, saukhi được lãnh đạo Tổng cục TDTT vàHiệp hội Thể thao dưới nước động viêntham dự SEA Games 27, “Hoàng tửếch” lại gác việc học và dành thời giancho tập luyện chuẩn bị cho giải. Hữu

Việt chia sẻ: “Trước đây, do bận họcnên tôi không thể chuyên tâm vào việcbơi. Kể từ đầu năm học mới vừa qua,tôi đã tạm dừng việc học văn hóa, tậptrung cho việc xuống nước thườngxuyên mỗi ngày 3 buổi. Tham dự SEAGames lần này, bên cạnh niềm vui, thúthực tôi cũng khá lo lắng. Phong độ củamình không còn được như trước. Hơnnữa, ở nội dung bơi ếch, bên cạnh tôicũng còn 2 VĐV trẻ tài năng là PhanGia Mẫn và Huỳnh Thế Vĩ. Nhưng tôivẫn xác định, mình như là một chiến sĩ,khi Tổ quốc cần sẽ sẵn sàng ra trận vàsẽ nỗ lực hết mình”.

Tại giải bơi VĐQG 2013 hồi tháng10 vừa qua, dù quá trình tập luyệnchuẩn bị không nhiều, nhưng Hữu Việtvẫn không có đối thủ ở nội dung bơiếch. Kình ngư đất Cảng này dễ dàngđăng quang ở 3 nội dung: 50m (29’81),100m (1’04’’55) và 200m (2’20’’70).Dù Hữu Việt giành HCV với thông sốkhông cao nhưng cũng chẳng có kìnhngư nào đủ sức đeo bám anh.

Tại SEA Games 27, Hữu Việt sẽvẫn thi đấu ở cự ly “ruột” 100m ếch.Ngoài ra, anh sẽ còn tập trung cao độvà hy vọng có huy chương ở cự lytiếp sức.

Trong tương lai, Hữu Việt mongmuốn sau khi tốt nghiệp đại học, sẽ trởthành HLV môn bơi, để được truyềncho lớp trẻ những kinh nghiệm màmình đã có được sau nhiều năm gắn bóvới môn thể thao này.

Một tin vui đã được chính Hữu Việtbật mí: UBND thành phố Hải Phòngmới đây đã quyết định cấp cho HữuViệt 200m2 đất ở quê nhà ThủyNguyên, cùng một suất trong biên chếcủa Sở VHTTDL Hải Phòng. Đây làphần thưởng xứng đáng, ghi nhận sựđóng góp của Hữu Việt đối với bơi lộiHải Phòng nói riêng và thể thao ViệtNam nói chung.

t.trAng

SEA Games và dấu ấn của Hữu Việt

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

18 số 1051 l 21.11.2013

nhân tố mới

Cuộc vận động “toàn dânđoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa ở khu dân cư” gắnvới xây dựng nông thôn mớiở nghệ An tạo động lựcmạnh mẽ thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội ở địaphương.

Là xóm đặc thù vùng giáo xenlương, trong đó 90% là giáo dân,xóm 8 xã Nghi Trung, huyện NghiLộc, tỉnh Nghệ An biết đến như mộtđiển hình về đoàn kết lương, giáomột lòng, chung tay xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư gắn vớiphong trào toàn dân xây dựng nôngthôn mới.

Việc đầu tiên xóm 8 thực hiện đạtkết quả là tiến hành quy hoạch, mởrộng các tuyến đường giao thôngnông thôn nội xóm và ngoài đồngtheo bộ tiêu chí nông thôn mới; tiếnhành quy hoạch tổng thể đường giaothông nội xóm gồm 9 tuyến. Để mởđường, Tiểu ban xây dựng nông thônmới của xóm phải vận động nhândân hiến đất làm đường. Giáo dânĐặng Hữu Lương đã gương mẫu điđầu hiến 150m2 đất vườn để làmđường. “Mình hiến đất để làmđường, đẹp thêm thôn làng ngõ xóm.Giờ đường rộng thênh thang, sạchsẽ, là tiền đề để xây dựng kinh tế giađình, địa phương vững mạnh”, anhLương nói. Noi gương anh Lương,nhiều hộ dân khác trong xóm nhưgia đình bà Nguyễn Thị Lĩnh,Nguyễn Văn Hùng, Lê NguyênThảo… cũng đã hiến 150 đến200m2 đất vườn, phá dỡ hàng rào đểmở đường giao thông nông thôn.Bằng phương pháp vận động trên,nhân dân trong toàn xóm 8 đã tựhiến đất với tổng diện tích 5.000m2.

Sau khi đường thông hè thoáng,Tiểu ban xây dựng nông thôn mớicủa xóm 8 tiếp tục khảo sát ở tất cảcác cánh đồng sản xuất, lên kếhoạch cắm mốc, phóng tuyến 14tuyến đường và mương tiêu với tổngchiều dài gần 4.000m. Tiến hành tổchức họp bàn nhân dân thực hiệndồn điền đổi thửa, được nhân dânđồng tình thống nhất, đến nay đãxóa toàn bộ bản đồ và chia lại ruộngcho nhân dân theo hướng côngnghiệp hóa sản xuất. Bình quân mỗihộ từ 1 đến 3 thửa để thuận lợi choviệc sản xuất. Để đảm bảo côngbằng, Tiểu ban xây dựng nông thônmới của xóm tiến hành cho nhân dânbắt thăm, ưu tiên gia đình chínhsách, người có công với cách mạng.Tiến hành giao đất cho các hộ sảnxuất và theo quy định ở thửa từngcánh đồng và ghi phiên hiệu.Khuyến khích nhân dân chuyển đổicác mô hình sản xuất đất xấu sangmô hình trang trại đa dạng để cóhiệu quả kinh tế cao.

Mặc dù đời sống của nhân dâncòn gặp nhiều khó khăn, nhưngtrong dịp khai trường đầu năm họcmới, Ban Mặt trận xóm đã trao 55suất quà cho các cháu đạt danh hiệuhọc sinh giỏi các cấp, các cháu đỗđại học, nhằm động viên khích lệthêm tinh thần học tập của các cháu.Ngoài ra, còn vận động nhân dânđóng góp ngày công, nguyên vậtliệu xây dựng cổng làng văn hóa, tusửa nhà thờ, bãi chứa rác thải, đónggóp các loại thuế, quỹ đầy đủ theokế hoạch của xã, tham gia cácphong trào thi đua, xây dựng quêhương ngày càng khang trang đổi mới.

Song song công tác tuyên truyền,vận động toàn dân xây dựng nông

thôn mới, xóm 8 còn xây dựng mốiđoàn kết lương, giáo một lòng chungtay xây dựng đời sống văn hóa khudân cư, như duy trì các hoạt độngvăn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,các hộ gia đình tự nguyện đăng kýcam kết xây dựng gia đình văn hóa,dòng họ văn hóa, làng văn hóa.

Sau hơn 2 năm thực hiện Chươngtình Mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới, Mặt trận Tổ quốccác cấp trong tỉnh Nghệ An đã chủđộng phối hợp với Ban chỉ đạo xâydựng nông thôn mới các cấp và cáctổ chức thành viên đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, vận động nhân dântích cực hưởng ứng thực hiện cóhiệu quả cuộc vận động “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóaở khu dân cư” gắn với xây dựngnông thôn mới. Thông qua hoạtđộng tuyên truyền, vai trò của Mặttrận Tổ quốc các cấp trong phongtrào xây dựng nông thôn mới đã thểhiện rõ nét. Đến nay, cơ bản các tầnglớp nhân dân trong tỉnh đã nhận thứcđầy đủ, đúng đắn nội dung, ý nghĩachương trình xây dựng nông thônmới đối với sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều tổchức thành viên và nhiều địaphương đã có cách làm hay, sáng tạotrong thực hiện chương trình xâydựng nông thôn mới. Hệ thốngchính trị ở các cấp được củng cố vàtăng cường, vai trò, vị trí của Mặttrận Tổ quốc các cấp được thể hiệnrõ trong đời sống xã hội. Đến nay,nhân dân trong tỉnh đã hiến đượcgần 3.900.000m2 đất, đóng góp trên2.545.000 ngày công và đóng gópbằng tiền gần 3.300 tỷ đồng để thựchiện chương trình xây dựng giaothông nông thôn.

t.t.n

Nghệ An: Hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

19số 1051 l 21.11.2013

hợp tác quốc tế

Tối 15/11, tại Trung tâm Nghệ thuậtÂu Cơ (Hà Nội), Trung tâm Văn hóaHàn Quốc phối hợp cùng Hiệp hộiDoanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam,Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Namcùng tổ chức chương trình biểu diễn từthiện với dàn nhạc khách mời SeoulPops Orchestra. Đây là hoạt động kỷniệm 21 năm Thiết lập Quan hệ ngoạigiao giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Đây là lần đầu tiên Dàn nhạc đếnbiểu diễn tại Hà Nội. Dàn nhạc Giaohưởng Seoul với lối trình diễn kết hợpgiữa cổ điển và hiện đại đã đem đến

cho khán giả những giây phút khó quênqua các tác phẩm nổi tiếng viết cho dànnhạc giao hưởng hay sự kết hợp độcđáo giữa nhạc cổ điển và âm nhạc củaMichael Jackson hoặc những bản nhạcviết cho phim Hàn Quốc… Ngoài ra,trong chương trình, Dàn nhạc đã trìnhdiễn giai điệu của bài hát dân ca ViệtNam quen thuộc “Bèo dạt mây trôi” và“Trống cơm” theo cách riêng của mình.

Đặc biệt, thông qua chương trìnhnày, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc vàHiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc còngây quỹ để đóng góp vào Quỹ học

bổng cho sinh viên nghèo của trườngHọc viện Âm nhạc Việt Nam.

Ngoài ra, để âm nhạc đến gần hơnvới công chúng Việt Nam, Dàn nhạcGiao hưởng Seoul cũng sẽ có một màntrình diễn ngắn tại Lễ hội Văn hóa Ẩmthực Hàn Quốc năm 2013 tại KeangnamLandmark 72 vào ngày 16/11.

Việt Nam và Hàn Quốc đã gặt háiđược nhiều thành công trên các lĩnhvực như kinh tế, chính trị, giáo dục…và đặc biệt là văn hóa trong hơn 20năm qua.

yến nHi

Chiều ngày 11/11, tại Bảo tàng Mỹthuật Việt Nam (Hà Nội) đã Khai mạcTriển lãm tranh của hoạ sĩ người NgaNikolai Konstantinovich Rerich. Đâylà sự kiện do Bộ VHTTDL Việt Namphối hợp với Bộ Văn hóa Nga tổ chứctrong khuôn khổ những Ngày Văn hóaNga tại Việt Nam. Thứ trưởng LêKhánh Hải đã tới dự.

Triển lãm giới thiệu 63 bản sao cáctranh hội họa và đồ họa của NicolaiRerich từ sưu tập của Bảo tàng quốcgia Nghệ thuật các dân tộc phương

Đông tại Moscow, là một trong nhữngbộ sưu tập tốt nhất, toàn diện nhất vềcác tác phẩm của nghệ sĩ ở Nga và trênthế giới. Các bức tranh trong triển lãmphản ánh đầy đủ sự sáng tạo phong phúcủa nghệ sĩ trong tất cả các giai đoạnvới phong cách và chủ đề đa dạng về“Giai đoạn Nga” (loạt tác phẩm về kiếntrúc Nga), “Giai đoạn Ấn Độ” (loạt tácphẩm về Himalayas).

Nicholai Rerich là một danh họanổi tiếng của Nga trong thế kỉ 20. Ôngcũng được biết đến là một nhà văn, nhà

khảo cổ học, nhà thám hiểm, nhà giáodục, nhà hoạt động xã hội và nhà tưtưởng lớn. Trong lĩnh vực hội họa, giaiđoạn đầu của sự sáng tạo của Rerichgắn kết với lịch sử và văn hóa của Ngacổ đại và trung cổ. Ông đã gắn cuộc đờisáng tạo nghệ thuật của mình vớinhững chủ đề lớn: Nga, Châu Âu, TâyTạng, Mông Cổ, Ấn Độ, thông quaviệc tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên - vănhóa.

H.Quân

Triển lãm tranh của hoạ sĩ Nga Nikolai Rerich

Ngày 15/11, Triển lãm với chủ đề:Thư pháp “Nhật ký trong tù” của Chủtịch Hồ Chí Minh và Hình ảnh, hiện vậtvề di sản Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương - Hát Xoan Phú Thọ đã được tổchức tại Bảo tàng Hùng Vương (PhúThọ) nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Disản văn hóa Việt Nam (23/11/1945-23/11/2013).

Với 29 tác phẩm thư pháp về “Nhậtký trong tù” của 24 nhà thư pháp hàngđầu Hàn Quốc tham gia, Triển lãm thểhiện sự giao lưu văn hóa giữa hai nướcViệt-Hàn, đồng thời củng cố thêm mối

quan hệ và tình hữu nghị giữa hai nước.Triển lãm cũng trưng bày nhiều hìnhảnh, hiện vật về Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương - Di sản văn hóa phi vậtthể đại diện của nhân loại và Hát XoanPhú Thọ - Di sản văn hóa phi vật thểcần được bảo vệ khẩn cấp.

Ông Phạm Bá Khiêm, Phó Giámđốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịchtỉnh Phú Thọ cho biết, Triển lãm là dịpquảng bá, giới thiệu những nét văn hóađặc sắc của vùng đất Tổ đến với đôngđảo công chúng, đồng thời thông quaTriển lãm góp phần giáo dục truyền

thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc,qua đó sẽ nâng cao ý thức trách nhiệmcủa mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt làgiới trẻ hãy chung tay bảo vệ di sản.

Triển lãm mở cửa đến ngày30/11/2013.

Nhân dịp này, Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chứcChương trình giao lưu, gặp mặt cácnghệ nhân Hát Xoan; triển khai cáchoạt động trồng cây, chăm sóc cây tạicác di tích lịch sử-văn hóa; tổ chức cáchoạt động “Hành trình đến với di tíchlịch sử-văn hóa”... trần nguyện

Triển lãm thư pháp Hàn Quốc và di sản văn hóa trên vùng đất Tổ

Dàn nhạc Giao hưởng Seoul biểu diễn tại Việt Nam

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1051 l 21.11.2013

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

PHaN ĐìNH TâN

Biên tậpTruNg kIêN, THế HùNg

kIều aNH

Địa chỉ51 Ngô Quyền - Hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCôNg Ty TNHH MộT THàNH vIêN

IN và văN Hóa PHẩM

Theo đánh giá của Tổ chức Du lịchThế giới (UNWTO), du lịch tâm linh làloại hình du lịch có nhiều tiềm năng pháttriển, đặc biệt tại khu vực Châu Á - TháiBình Dương. Việc giao lưu giữa conngười với con người thông qua du lịchtâm linh sẽ tăng cường đối thoại, thúcđẩy mối quan hệ giữa các nền văn hóa.Ở Việt Nam, du lịch tâm linh là một loạihình du lịch mới nhưng hội tụ nhiềutiềm năng phát triển.

Sở hữu nhiều di tích lịch sử và danhlam, thắng cảnh độc đáo như Cố đô HoaLư, Quần thể danh thắng Tràng An, Khuvăn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính...,Ninh Bình dần trở thành trung tâm của3 tuyến du lịch tâm linh phía Bắc, đó làHà Nội - Côn Sơn, Kiếp Bạc (HảiDương) - Đông Triều, Yên Tử (QuảngNinh) - Tràng An, Bái Đính (NinhBình); Chùa Hương (Hà Nội) - TamChúc Ba Sao (Hà Nam) - Tràng An, BáiĐính (Ninh Bình) - Đền Trần (NamĐịnh); tuyến Kinh đô Việt cổ gồm ĐềnHùng (Phú Thọ) - Hoàng Thành ThăngLong (Hà Nội) - Cố đô Hoa Lư (NinhBình) - Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) - Cốđô Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế). Nhờtăng cường xúc tiến, giới thiệu và quảngbá hình ảnh của du lịch Ninh Bình trênwebsite của Tổng cục Du lịch và quacác phương tiện thông tin đại chúng, dukhách trong nước và quốc tế đã biết đếnNinh Bình với Cố đô Hoa Lư là Di tíchlịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng củaquốc gia, tồn tại 42 năm với 6 vị vua của3 triều đại Đinh - Tiền Lê - Lý. Bắt đầutừ năm 968, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn12 sứ quân, thu giang sơn về một mối,lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhàĐinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt chođến năm 1010, khi Lý Công Uẩn (tứcvua Lý Thái Tổ) hạ Chiếu dời đô từ HoaLư ra thành Đại La (tức Hà Nội bâygiờ). Nơi đây đã chứng kiến những sựkiện lịch sử trọng đại của đất nước, từnglà trung tâm văn hoá lớn, nơi tạo thế và

lực cho dân tộc Việt Nam bước vào thờicực thịnh, phát triển rực rỡ trong cácthời kỳ tiếp theo.

Được xây dựng nhân kỷ niệm 1.000năm vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lưra thành Thăng Long, Bái Đính tân tựlà ngôi chùa có quy mô lớn nhất từtrước đến nay tại Việt Nam, sở hữunhiều kỷ lục được xác lập bởi Trungtâm Kỷ lục Ghi-nét Việt Nam, hàngnăm thu hút rất đông Phật tử đến chiêmbái trong mùa lễ hội. Đây cũng là nơidiễn ra nhiều sự kiện lớn của Việt Nam,của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhưĐại lễ cung nghinh ngọc xá lợi Phật, xálợi Thánh tăng (năm 2009 và 2010),Nghi lễ Phật giáo “Cầu nguyện thế giớihoà bình, cầu nguyện lý tưởng hoàbình” của Tổ chức Giáo dục, Khoa họcvà Văn hoá Liên hợp quốc UNESCO(năm 2011), Đại lễ cầu siêu tưởng niệmnạn nhân tử vong do tai nạn giao thông,Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vìsự phát triển bền vững (năm 2013), Đạilễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak năm2014.

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO)nhận định, Hội nghị quốc tế về du lịchtâm linh vì sự phát triển bền vững đượctổ chức tại tỉnh Ninh Bình nhằm mục

đích tăng cường các khuôn khổ chínhsách, thúc đẩy hợp tác với cộng đồng,bảo vệ và gìn giữ các giá trị truyềnthống; xây dựng các quy định về sửdụng tài nguyên du lịch, sản phẩm dulịch tâm linh nhằm tạo cơ hội việc làm,tăng cường đa dạng hóa sản phẩm, bảotồn giá trị văn hóa bản địa. Cùng với đó,khuyến khích giáo dục và đào tạo, nângcao sự hiểu biết của cộng đồng trongquản lý du lịch, các nhóm dân cư đặcbiệt với người dân bản địa thông quaphát triển du lịch tâm linh; tăng cườnghợp tác quốc tế, thúc đẩy hòa hợp, đảmbảo sự tồn tại của các giá trị truyềnthống qua nhiều thế hệ.

Để du lịch đồng bằng sông Hồng nóichung, du lịch Ninh Bình nói riêng pháttriển tương xứng với tiềm năng, bêncạnh các giải pháp cần thiết như: đầu tưcơ sở hạ tầng, dự án du lịch; xây dựngsản phẩm đặc trưng của địa phương;tăng cường công tác quảng bá, xúc tiếndu lịch; đẩy mạnh đào tạo và sử dụngnguồn nhân lực du lịch… thì giải phápliên kết du lịch theo vùng cần phải đượcthực hiện quy mô, bài bản dưới sự chỉđạo đồng bộ của Bộ VHTTDL và Tổngcục Du lịch Việt Nam.

Vũ MinH

Điểm đến của du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững

Ninh Bình được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tâm linh