toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1126 -vanhien.vn

20
Phát hành thứ năm hằng tuần bộ văn Hóa, tHể tHao và Du LịcH Số 1126 ngày 14/5/2015 Quảng bá các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng truyền thông đa phương tiện (Tr.2) - Chương trình nghệ thuật “Giai điệu Mùa Thu” (Tr.2) - Quy hoạch các di tích quốc gia đặc biệt tại Bắc Ninh (Tr.7) - Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống (Tr.14) Ngày 06/5, tại Hà Nội, Tổng cục Thể dục thể thao đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị chức năng, Văn phòng Ủy ban Olympic Việt Nam về Lễ xuất quân đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 28 tại Singapore. Theo đó, Lễ xuất quân sẽ diễn ra vào ngày 19/5 - đúng Sinh nhật lần thứ 125 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2015). Đoàn thể thao Việt Nam sẽ dự SEA Games 28 với 640 thành viên, trong đó có 440 vận động viên, tranh tài ở 27 môn với 287 nội dung thi đấu. Mục tiêu của đoàn Việt Nam tham dự SEA Games 28 là giành từ 50 đến 70 Huy chương Vàng. (Xem tiếp trang 10) Di dời các bia đá vi phạm khỏi khuôn viên di tích Đền Trần (Thái Bình) Liên quan đến vụ "dựng chui" bia đá tại Di tích quốc gia đặc biệt, Khu Lăng mộ và Đền thờ các vị Vua triều Trần, ngày 5/5/2015, đoàn công tác Thanh tra Bộ VHTTDL đã kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt Đền Trần - Thái Bình. Căn cứ Báo cáo kết quả kiểm tra của Thanh tra Bộ và Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo Sở VHTTDL, UBND huyện Hưng Hà, Ban quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Trần tháo dỡ và di dời các bia đá ra khỏi khuôn viên di tích trước ngày 15/5/2015. (Xem tiếp trang 5) Đoàn Thể thao Việt Nam dự SEA Games 28 xuất quân vào ngày 19/5 Thể thao Việt Nam xuất quân dự SEA Games 28 đúng ngày sinh nhật Bác Hồ Ảnh: c.t.v trong số nàY Lấy ý kiến nhân dân về 618 hồ sơ đủ điều kiện xét tặng “Nghệ nhân Ưu tú” Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ đã thông qua 618 hồ sơ đủ điều kiện để lấy ý kiến của nhân dân trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước. Thực hiện quy trình, thủ tục xét tặng của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ tại Điều 14 Nghị định số 62/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, Bộ VHTTDL đã công bố danh sách 618 hồ sơ đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước để lấy ý kiến của nhân dân trước khi Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ hoàn thành hồ sơ trình Hội đồng cấp Nhà nước. (Xem tiếp trang 3)

Upload: pham-viet-long

Post on 21-Jul-2015

33 views

Category:

News & Politics


2 download

TRANSCRIPT

Phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1126 ngày 14/5/2015

Quảng bá các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằngtruyền thông đa phương tiện

(Tr.2)- Chương trình nghệ thuật“Giai điệu Mùa Thu”

(Tr.2)- Quy hoạch các di tích quốc giađặc biệt tại Bắc Ninh

(Tr.7)- Phát triển du lịch gắn với bảo tồnvăn hóa truyền thống

(Tr.14)

Ngày 06/5, tại Hà Nội, Tổng cục Thể dục thể thao đã chủ trì buổi làm việcvới các đơn vị chức năng, Văn phòng Ủy ban Olympic Việt Nam về Lễ xuất quânđoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 28 tại Singapore. Theo đó, Lễ xuấtquân sẽ diễn ra vào ngày 19/5 - đúng Sinh nhật lần thứ 125 của Chủ tịch Hồ ChíMinh (19/5/1890-19/5/2015). Đoàn thể thao Việt Nam sẽ dự SEA Games 28 với640 thành viên, trong đó có 440 vận động viên, tranh tài ở 27 môn với 287 nộidung thi đấu. Mục tiêu của đoàn Việt Nam tham dự SEA Games 28 là giành từ50 đến 70 Huy chương Vàng. (Xem tiếp trang 10)

Di dời các bia đá vi phạm khỏi khuôn viêndi tích Đền Trần (Thái Bình)

Liên quan đến vụ "dựng chui" bia đá tại Di tích quốc gia đặc biệt, KhuLăng mộ và Đền thờ các vị Vua triều Trần, ngày 5/5/2015, đoàn công tácThanh tra Bộ VHTTDL đã kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy địnhcủa pháp luật về quản lý và bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt Đền Trần - TháiBình. Căn cứ Báo cáo kết quả kiểm tra của Thanh tra Bộ và Cục Di sản vănhóa, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo Sở VHTTDL,UBND huyện Hưng Hà, Ban quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Trầntháo dỡ và di dời các bia đá ra khỏi khuôn viên di tích trước ngày 15/5/2015.

(Xem tiếp trang 5)

Đoàn Thể thao Việt Nam dự SEA Games 28 xuất quân vào ngày 19/5

Thể thao Việt Nam xuất quân dự SEA Games 28đúng ngày sinh nhật Bác Hồ

Ảnh:

c.t

.v

trong số này

Lấy ý kiến nhân dân về 618 hồ sơ đủ điều kiện xét tặng“Nghệ nhân Ưu tú”

Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ đãthông qua 618 hồ sơ đủ điều kiện đểlấy ý kiến của nhân dân trước khi trìnhHội đồng cấp Nhà nước. Thực hiệnquy trình, thủ tục xét tặng của Hộiđồng chuyên ngành cấp Bộ tại Điều 14Nghị định số 62/2014/NĐ-CP củaChính phủ quy định về xét tặng danhhiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệnhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản vănhóa phi vật thể, Bộ VHTTDL đã côngbố danh sách 618 hồ sơ đủ điều kiệntrình Hội đồng cấp Nhà nước để lấy ýkiến của nhân dân trước khi Hội đồngchuyên ngành cấp Bộ hoàn thành hồsơ trình Hội đồng cấp Nhà nước.

(Xem tiếp trang 3)

quản lý nhà nước

2 số 1126 l 14.5.2015

Bộ VHTTDL đã ban hành Côngvăn số 1747/BVHTTDL-DSVH ủnghộ việc triển khai thí điểm Đề án “Sốhóa cơ sở dữ liệu và quảng bá các ditích về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằngtruyền thông đa phương tiện” tại KhuDi tích Kim Liên (Nam Đàn - NghệAn) của Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản vănhóa Việt Nam (thuộc Hội Di sản văn

hóa Việt Nam), với mục tiêu phát huythế mạnh công nghệ thông tin kỹ thuậtsố và truyền thông đa phương tiện phụcvụ yêu cầu bảo tồn và phát huy di sảnvăn hóa; mở rộng khả năng tiếp cậncho cộng đồng với nguồn thông tin tưliệu đa dạng đã được số hóa và hệthống hóa trong các trung tâm thôngtin, quảng bá du lịch, tạo sức hút đối

với du khách tới thăm các di tích lưuniệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việc thực hiện Đề án“Số hóa cơ sởdữ liệu và quảng bá các di tích về Chủtịch Hồ Chí Minh bằng truyền thông đaphương tiện” tại Khu di tích do QuỹHỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa ViệtNam chủ trì bằng nguồn kinh phí xãhội hóa. H.PHượNg

Ngày 07/5/2015 Bộ VHTTDL đãban hành Thông báo số 1799/TB-BVHTTDL về rà soát công tác chuẩnbị các hoạt động kỷ niệm 100 nămNgày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn VănLinh theo Quyết định số 1862/QĐ-TTgngày 10/10/2014 của Thủ tướng Chínhphủ. Theo đó, một số nội dung cần tậptrung thực hiện thời gian tới: “Đềcương, hướng dẫn tuyên truyền do BanTuyên giáo Trung ương ban hành”;“Tổ chức Hội thảo khoa học và dự thảocác bài phát biểu tại Hội thảo”; “Dựthảo Diễn văn của Lãnh đạo Đảng, Nhànước và các bài phát biểu của Lãnh đạotỉnh Hưng Yên và đại diện thế hệ trẻViệt Nam”; “Công tác đảm bảo antoàn, an ninh trật tự”. Bộ VHTTDL đềnghị các đơn vị được phân công nhiệm

vụ sớm hoàn thành và thông tin kết quảvề Bộ VHTTDL để tổng hợp, theo dõi.Địa điểm tổ chức tại Trung tâm Hộinghị tỉnh Hưng Yên.

Văn phòng Bộ tiếp tục theo dõi,nắm bắt tình hình triển khai công việccủa các Ban, Bộ, ngành và địaphương, chuẩn bị nội dung họp BanTổ chức, dự kiến vào trung tuần tháng6 năm 2015. Thời gian và địa điểm cụthể, Bộ VHTTDL sẽ báo cáo Chínhphủ xem xét, quyết định. Phối hợpđơn vị liên quan chuẩn bị nội dungHọp báo của Ban Tổ chức tại BộVHTTDL, thời gian Họp báo dự kiếntrước 15 ngày tổ chức Lễ kỷ niệm. Dựthảo văn bản của Bộ giao Thư việnquốc gia Việt Nam tổ chức Gian trưngbày Sách và tư liệu về Tổng Bí thư

Nguyễn Văn Linh tại Trung tâm Hộinghị tỉnh Hưng Yên vào ngày30/6/2015, phục vụ Lễ kỷ niệm.

Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợpchặt chẽ với Sở VHTTDL Hưng Yênvà các đơn vị liên quan tổ chứcChương trình nghệ thuật vào tối29/6/2015 và Chương trình nghệ thuật30 phút sáng ngày 30/6/2015.

Cục Điện ảnh và Công ty TNHHMTV Hãng Phim Tài liệu và Khoahọc Trung ương hoàn thiện và tổ chứcduyệt phim tài liệu về đề tài Tổng Bíthư Nguyễn Văn Linh theo quy định,hoàn thành đầu tháng 6 năm 2015.Phối hợp với Đài Truyền hình ViệtNam để tổ chức công chiếu trong dịpkỷ niệm.

DuyêN trầN

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyếtđịnh tổ chức chương trình nghệ thuật“Giai điệu Mùa Thu” nhân kỷ niệm 70năm Cách mạng Tháng Tám, Quốckhánh 2/9 và 70 năm Ngày thành lậpNgành Văn hóa. Bộ VHTTDL giaoCục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phốihợp với Dàn nhạc Giao hưởng ViệtNam, Khu Liên hợp Thể thao quốc giavà các đơn vị liên quan xây dựng kế

hoạch và tổ chức chương trình hòanhạc “Giai điệu Mùa Thu” nhân kỷniệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám,Quốc khánh 2/9 và 70 năm Ngày thànhlập Ngành Văn hóa vào tháng 8/2015tại Sân vận động quốc gia (Mỹ Đình -Hà Nội). Cục Nghệ thuật biểu diễnđảm bảo thiết kế trang trí, thi công sânkhấu, lắp đặt âm thanh, ánh sáng, mànhình LED và các nhiệm vụ có liên

quan. Dàn nhạc Giao hưởng Việt Namxây dựng kịch bản, dàn dựng, luyệntập, tuyên truyền, quảng cáo, biểu diễn,tổ chức khán giả và các nhiệm vụ cóliên quan; về kinh phí chi bồi dưỡngluyện tập, thù lao biểu diễn cho diễnviên và chỉ huy được trích từ nguồnngân sách sự nghiệp 2015 của đơn vịvà nguồn kinh phí xã hội hóa.

Đ.Ngọc

Chương trình nghệ thuật “Giai điệu Mùa Thu”

Rà soát công tác chuẩn bị Kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Quảng bá các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng truyền thông đa phương tiện

quản lý nhà nước

3số 1126 l 14.5.2015

Ngày 11/5, Tổ chức Kỷ lục ViệtNam cho biết, bức tranh Chủ tịch HồChí Minh bằng hoa sen sắp đượctrưng bày tại chùa Đại Tuệ, NamĐàn, Nghệ An. Đây là hoạt động cóý nghĩa thiết thực, hướng tới kỷ niệm125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ ChíMinh (19/5/1890-19/5/2015).

Bức tranh có kích thước 4 x 6m,được tạo thành từ hàng vạn bôngsen hồng và sen trắng. Tranh đượcđặt trên bệ cao 1m, được thi cônghoàn toàn bằng khung sắt để đảmbảo độ an toàn và bền vững củacông trình. Bức tranh được đặt tại vịtrí trang trọng tại chùa Đại Tuệ, trên

đỉnh núi thiêng Đại Huệ, thuộchuyện Nam Đàn (quê Bác) để dukhách chiêm ngưỡng từ ngày 17/5.Đây sẽ là điểm nhấn quan trọng Đạilễ Phật đản Phật lịch 2559 và Lễtưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh,cầu nguyện quốc thái dân an, làđiểm thu hút sự quan tâm, chiêmngưỡng của du khách thập phươngtrong nước và quốc tế. Bức tranhnày này cũng sẽ được Liên minh Kỷlục Thế giới chính thức công nhậnđạt Kỷ lục lớn nhất thế giới trongngày 17/5.

Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Phótrưởng Ban thường trực Ban Văn

hoá Trung ương Giáo hội Phật giáoViệt Nam, Phó trưởng Ban thườngtrực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáoViệt Nam tỉnh Nghệ An, Trụ trì chùaĐại Tuệ cho biết: Ý tưởng thực hiệnmột bức trang chân dung Chủ tịchHồ Chí Minh bằng hoa sen đặt cạnhtượng Đức Phật mẫu Đại Tuệ trênđỉnh núi Đại Huệ đã được Thượngtọa cùng các phật tử chùa Đại Tuệ ấpủ từ lâu. Ý tưởng nay đã thành sựthực, góp phần tỏ lòng kính ngưỡngđến Bác Hồ cùng Đức Phật kính yêucủa các tăng ni, phật tử tỉnh NghệAn và cả nước.

trầN NguyệN

Trưng bày tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh kết từ hàng vạn bông sen

Ngày 08/5/2015, Bộ VHTTDL đãban hành Kế hoạch tổ chức Liên hoancán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệusách chủ đề “Việt Nam - Đất nước, Conngười” chào mừng kỷ niệm 70 nămCách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2015) và Quốc khánh nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(02/9/1945-02/9/2015). Thông qua hoạtđộng này nhằm phổ biến đến mọi tầnglớp nhân dân những sách báo, tư liệugiới thiệu về những truyền thống lịchsử, văn hóa, các cuộc đấu tranh anhdũng chống giặc ngoại xâm của dântộc, vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước,con người Việt Nam, qua đó khơi dậy

lòng tự hào dân tộc, tình yêu quêhương đất nước, ý thức về chủ quyềntoàn vẹn lãnh thổ của mọi tầng lớpnhân dân, đồng thời đây là cơ hội đểcán bộ thư viện cập nhật, mở rộng kiếnthức, nâng cao hiểu biết về nhữngtruyền thống tốt đẹp của đất nước, conngười Việt Nam.

Theo Kế hoạch, Vòng Sơ khảo sẽtổ chức tại 6 khu vực trong thời gianQuý II/2015: khu vực miền múi phíaBắc (13 tỉnh) tại Tuyên Quang; khuvực Đồng bằng sông Hồng (12tỉnh/thành) tại tỉnh Bắc Ninh; khuvực Bắc miền Trung (6 tỉnh) tại ThừaThiên Huế; khu vực Nam Trung bộ

và Tây Nguyên (10 tỉnh/thành) tạitỉnh Đắk Nông; khu vực miền Đôngvà Nam Trung bộ (9 tỉnh/thành) tạiBình Thuận; Khu vực Đồng bằngsông Cửu Long (13 tỉnh/thành) tạitỉnh Vĩnh Long. Mỗi thư việntỉnh/thành trong khu vực thành lậpmột đội tuyển giới thiệu đội hình và01 chùa tác phẩm theo một chủ đềgồm 03 cuốn ở các thể loại, nội dung:chính trị-xã hội, lịch sử-địa lý, vănhọc; thể hiện năng khiếu phù hợp vớichủ đề mà đơn vị lựa chọn.

Vòng chung kết sẽ được tổ chứcvào tháng 8 năm 2015.

H.PHượNg

Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách chủ đề “Việt Nam - Đất nước, Con người”

Trước đó, Bộ VHTTDL đã nhậnđược 737 hồ sơ đề nghị xét tặngdanh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” của 57Hội đồng cấp tỉnh gửi về. Theo kế

hoạch, thời gian Hội đồng cấp Nhànước tổ chức xét tặng kéo dài đến30/6/2015. Kết quả sẽ được đăng tảitrên Cổng Thông tin điện tử của

Chính phủ (chinhphu.vn) và Cổngthông tin điện tử của Bộ VHTTDL(bvhttdl.gov.vn).

M.ước

Lấy ý kiến nhân dân về ... (Tiếp theo trang 1)

4 số 1126 l 14.5.2015

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 1404/QĐ-BVHTTDL ngày 04/5/2015, BộVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo xâydựng Hồ sơ đề cử quốc gia “ThenTày, Nùng, Thái” đề nghị Tổ chứcKhoa học, Giáo dục và Văn hóa củaLiên hợp quốc (UNESCO) đưa vàoDanh sách Di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại (sau đây gọi làBan Chỉ đạo), Bộ trưởng HoàngTuấn Anh làm Trưởng Ban, Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên làm PhóTrưởng Ban Thường trực, ôngNguyễn Hải Anh - Phó Chủ tịchUBND tỉnh phụ trách văn xã tỉnhTuyên Quang làm Phó Trưởng banvà 14 Ủy viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh 1405/QĐ-BVHTTDL ngày04/5/2015, giao Viện Âm nhạc (HọcViện Âm nhạc quốc gia Việt Nam)chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch các tỉnh có di sản văn

hóa phi vật thể “Then Tày, Nùng,Thái” và các cơ quan liên quan xâydựng Hồ sơ “Then Tày, Nùng, Thái”trình UNESCO đưa vào Danh sáchdi sản văn hóa phi vật thể đại diệncủa nhân loại.

- Ngày 05/5/2015 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 1435/QĐ-BVHTTDL, cho phép Trung tâm tổchức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệthuật biểu diễn) phối hợp với Đại sứquán nước Cộng hòa Môdămbích tạiViệt Nam tổ chức biểu diễn cho đoànnghệ thuật Môdămbích tại Nhà hátLớn Hà Nội nhân kỷ niệm 40 nămThiết lập quan hệ ngoại giao ViệtNam - Môdămbích. Thời gian tổchức ngày 16/6/2015.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 1447/QĐ-BVHTTDL ngày06/5/2015, giao Cục Hợp tác quốc tếchủ trì, phối hợp với Nhà hát NhạcVũ Kịch Việt Nam, Học viện Âm

nhạc quốc gia Việt Nam và các đơnvị liên quan tổ chức Những ngày Vănhóa Việt Nam tại Belarus năm 2015.Thời gian tổ chức từ ngày 16-21/6/2015 với các chương trình nghệthuật ca múa nhạc dân tộc, truyềnthống và hiện đại đặc sắc kết hợptrình diễn thời trang áo dài, cácchương trình nghệ thuật phải đảmbảo ấn tượng và mang đậm dấu ấnvăn hóa Việt Nam. Triển lãm ảnhgiới thiệu Việt Nam, đất nước conngười tại Blarus.

- Tại Quyết định số 1471/QĐ-BVHTTDL ngày 07/5/2015, BộVHTTDL cho phép Sở VHTTDLtỉnh Bắc Ninh phối hợp với ViệnKhảo cổ học khai quật tại di tích chùaBách Môn thuộc xã Việt Đoàn,huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Thờigian khai quật từ ngày 19/5-30/6/2015, diện tích khai quật 200m2.

tHtt

VăN BảN Mới

Bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏxanh” của đạo diễn Victor Vũ sẽ đượcHãng phát hành Fortissimo Films chínhthức giới thiệu trong khuôn khổ hoạtđộng của Liên hoan phim Cannes lầnthứ 68, diễn ra từ ngày 13-24/5 tại Pháp.

"Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” làtác phẩm điện ảnh do Nhà nước đặthàng, một phần kinh phí do ba hãngphim tư nhân gồm Galaxy M&E,Saigon Concert và Phương Nam Filmphối hợp đầu tư, sản xuất. Kịch bảnđược đạo diễn Việt Linh chuyển thể từtruyện dài cùng tên của nhà văn nổitiếng Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm vănhọc "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh"đã đoạt giải văn chương ASEAN và lậpkỷ lục xuất bản ngay trong ngày đầu ramắt. Đây được coi là một trong những

tác phẩm hay nhất của nhà văn NguyễnNhật Ánh viết về tuổi học trò. Sách dàyhơn 300 trang và chia làm 81 chươngngắn, mỗi chương là câu chuyện nhỏvề các đứa trẻ trong ngôi làng: chuyệnvề “con Cóc cậu Trời”, chuyện ma,chuyện công chúa - hoàng tử, và cáccâu chuyện về đói ăn, cháy nhà, lụt lội.

Từng gây ấn tượng với những khunghình đẹp trong phim “Thiên mệnh anhhùng”, đạo diễn Việt Linh chia sẻ: "Tôithấy hoa vàng trên cỏ xanh" đã điểmđúng" chỗ mà điện ảnh Việt Nam đangrất thiếu trong nhiều năm lại đây. Đó làmột thế giới nên thơ, trong trẻo đến ngỡngàng, với câu chuyện cảm động về tìnhanh em và rung động đầu đời của cậu bé15 tuổi ở một làng quê nghèo ven biển.Phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh"

lấy bối cảnh làng quê Việt Nam trongthập niên 1980. Phim nói về cuộc sốngcủa hai anh em với những trải nghiệmcủa tuổi ấu thơ. Đó là câu chuyện củangười anh kể về người em hay nói mộtcách khác là số phận của người em dướicái nhìn của người anh.

Liên hoan phim Cannes lần thứ 68năm 2015 quy tụ hàng trăm tác phẩmđiện ảnh đến từ khắp nơi trên thế giới,trong số đó có 19 tác phẩm tham giatranh giải Cành Cọ Vàng. FortissimoFilms là một công ty quốc tế hàng đầuvề kinh doanh bản quyền phim chiếurạp, phim truyền hình và video. Đượcthành lập từ năm 1991, đến nayFortissimo Films đã có văn phòng đạidiện tại Hà Lan, Hồng Kông, Luân Đônvà Bắc Kinh. H.yếN

Phim Việt tham được giới thiệu tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 68

5số 1126 l 14.5.2015

quản lý nhà nước

12 bia trong khu vực di tích sử dụngvật liệu bền vững là đá xanh Thanh Hóavà đồng, được thiết kế khá lớn với cáchoa văn, họa tiết rồng, lá đề, chim thần,hoa cúc dây, sóng nước… đã sử dụng,copy, chỉnh sửa từ các hoa văn họa tiếtthời Lý-Trần tại các di tích và hiện vậtkhai quật khảo cổ như: Chùa Phật Tích(Bắc Ninh), Chùa Đọi Sơn (Hà Nam),Chùa Thái Lạc (Hưng Yên), Hoàngthành Thăng Long… đa phần nội dungcác văn bia được trích dẫn trong các tàiliệu lịch sử. Tuy nhiên, nội dung các vănbia do Ban quản lý Khu di tích tự soạnchưa được nghiên cứu một cách đầy đủ,chưa được cấp có thẩm quyền xem xét,thẩm định và đồng ý, quy cách trích dẫn,trình bày chưa thống nhất, khoa học, cònlẫn lộn về ngữ pháp tiếng Hán cổ đại vàtiếng Việt hiện nay, khá nhiều lỗi chínhtả và hiện tượng tẩy xóa trên mặt bia.Phần dịch sang tiếng Anh còn có chỗchưa chính xác, nơi dịch, nơi để nguyên.

Việc Ban quản lý di tích quốc giađặc biệt Khu lăng mộ và Đền thờ các vịvua triều Trần, huyện Hưng Hà, tỉnhThái Bình tự ý đặt 03 bia đá và 03 biađá ốp chất liệu kim loại đồng vào khuvực bảo vệ I của di tích sau khi xếp hạngdi tích cấp quốc gia mà không xin ý kiếncủa các cơ quan chức năng và khôngthực hiện đúng các trình tự thủ tục theoquy định đã vi phạm pháp luật về di sảnvăn hóa. Đến nay, Ban quản lý di tíchquốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và Đền

thờ các vị vua triều Trần sau khi di tíchđược công nhận cấp quốc gia đặc biệtlại tiếp tục đặt thêm 03 bia đá có ghitiếng Việt và dịch tiếng Anh tại 3 đềnthờ và 03 bia đá có ghi tiếng Anh tại 03lăng mộ là vi phạm nghiêm trọng Khoản1 Điều 13 Luật di sản văn hóa năm 2001được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quyđịnh: “Nghiêm cấm hành vi chiếm đoạt,làm sai lệch di tích lịch sử - văn hóa,danh lam thắng cảnh”. Khoản 1 Điều 4Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày21/9/2010 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật di sảnvăn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật di sản văn hóa quy định:“Những hành vi làm sai lệch di tích:Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành ditích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiệnvật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồikhông đúng với yếu tố gốc cấu thành ditích và các hành vi khác khi chưa đượcphép của cơ quan nhà nước có thẩmquyền về văn hóa, thể thao và du lịch,tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nộidung và giá trị của di tích”. 1a: Chỉ thịsố 73/CT-BVHTTDL ngày 19/5/2009của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việctăng cường các biện pháp quản lý di tíchvà các hoạt động bảo quản, tu bổ, phụchồi di tích quy định: “Tăng cường côngtác quản lý di tích, gắn trách nhiệm củachính quyền, các đoàn thể ở huyện, xãtrong việc bảo vệ và phát huy giá trị ditích; hướng dẫn để những người hảo

tâm cung tiến những đồ thờ phù hợp,không tiếp nhận các đồ thờ trái với tínhchất di tích. Tăng cường giám sátchuyên môn để nâng cao chất lượng cácdự án tu bổ di tích”. Vi phạm các quyđịnh của Nghị định số 70/2012/NĐ-CPquy định thẩm quyền, trình tự, thủ tụclập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảoquản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử vănhóa, danh lam thắng cảnh; Thông tư số18/2012/TT-BVHTTDL quy định chitiết một số quy định về bảo quản, tu bổ,phục hồi di tích.

Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnhThái Bình chỉ đạo Sở VHTTDL,UBND huyện Hưng Hà, Ban quản lýKhu di tích quốc gia đặc biệt Đền Trầntháo dỡ và di dời các bia đá nêu trên rakhỏi khuôn viên di tích trước ngày15/5/2015, việc đưa các hiện vật vàoKhu di tích phải thực hiện theo quytrình, thủ tục của pháp luật về di sản vănhóa hiện hành. Cụ thể, Sở VHTTDLcần mời các nhà khoa học (sử học, hánnôm, di sản văn hóa, mỹ thuật cổ, bảotồn di tích…) thẩm định nội dung cácvăn bia, nếu nội dung có nhiều sai sótthì cần loại ra khỏi di tích. Bia nào đápứng yêu cầu nên xem xét làm thủ tụccho phép dựng tại di tích; Chỉ đạo cáccơ quan chức năng tổ chức kiểm điểm,làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm cáctổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nêutrên.

H.PHượNg

Di dời các bia đá vi phạm… (Tiếp theo trang 1)

Bộ VHTTDL đã có Công văn số1709/BVHTTDL-DSVH ngày 04/5/2015thống nhất với chủ trương đầu tư, tôn tạovà phát huy giá trị di tích khảo cổ họcMai Pha của UBND tỉnh Lạng Sơn. Tuynhiên, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều6 Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩmquyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệtquy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phụchồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam

thắng cảnh, đề nghị UBND tỉnh LạngSơn chỉ đạo các cơ quan liên không lậpquy hoạch tổng thể, mà cần tiến hành lậpdự án bảo quản, tu bổ di tích Khảo cổhọc Mai Pha để bảo tồn và phát huy giátrị của di tích.

Về hồ sơ, việc lập, trình duyệt và tổchức thực hiện cần căn cứ quy địnhtại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP quyđịnh thẩm quyền, trình tự, thủ tụclập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo

quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh. Nộidung dự án phải được Bộ VHTTDLthỏa thuận trước khi cấp có thẩmquyền phê duyệt theo quy định hiệnhành.

Về kinh phí, UBND tỉnh Lạng Sơnxem xét, chủ động cân đối vốn từ ngânsách địa phương và huy động các nguồnvốn hợp pháp khác để thực hiện.

H.PHượNg

Lạng Sơn: Bảo quản, tu bổ di tích khảo cổ học Mai Pha

6 số 1126 l 14.5.2015

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạchtổ chức Liên hoan “Ca khúc cách mạng -Khu vực phía Nam tại Bình Phước năm2015” với chủ đề “Vang mãi những giaiđiệu tự hào”. Đây là hoạt động nhằm chàomừng Đại hội Đảng các cấp đặc biệt là kỷniệm 70 năm Cách mạng tháng Támthành công và Quốc khánh (02/09/1945-02/092015). Bên cạnh đó, tạo sân chơi bổích để các đoàn nghệ thuật không chuyêncủa các trường Văn hóa nghệ thuật, Thểdục thể thao và Du lịch các tỉnh/thành khuvực phía Nam có dịp gặp gỡ, giao lưu, họctập lẫn nhau. Thông qua liên hoan, nhằm

giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cáchmạng vẻ vang, tinh thần chiến đấu bảo vệnền độc lập dân tộc, trang sử hào hùng củacách mạng Việt Nam. Qua đây, giúp giớitrẻ trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng,nâng cao trách nhiệm, ý thức được vai tròcủa mình trong công cuộc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc; Tuyên truyền trong quầnchúng nhân dân về những ca khúc cáchmạng ca ngợi truyền thống đấu tranh củadân tộc, ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, ngườilính và quê hương đất nước.Љ

Theo Kế hoạch, các trường VHTTDL,các Sở VHTTDL, các đơn vị thành lập

đoàn nghệ thuật không chuyên và đăng kýtham gia Liên hoan với Ban Tổ chức. Mỗiđơn vị xây dựng chương trình nghệ thuậtvới cac tiêt muc đơn ca, song ca, tam ca, tốpca, hát múa, hòa tấu... được dàn dựng và tậpluyện đảm bảo tính tư tưởng, nghệ thuật vàthẩm mỹ cao.

Liên hoan sẽ được tổ chức vào tháng8/2015 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh BìnhPhước. Nội dung ca khúc thể hiện tìnhyêu quê hương, đất nước, Đảng, Bác Hồ;quá trình đấu tranh cách mạng giải phóngdân tộc và công cuộc đổi mới, hội nhậphiện nay. H.PHượNg

Liên hoan “Ca khúc cách mạng - Khu vực phía Nam”

Bộ VHTTDL vừa ban hành Kếhoạch về việc tổ chức chương trìnhbiểu diễn nghệ thuật tuyên truyềnphòng, chống ma túy tại các trường Đạihọc, Cao đẳng trên địa bàn thành phốHà Nội (tháng 5/2015).

Việc tổ chức chương trình nhằmmục đích tuyên truyền, giáo dục nângcao nhận thức cho người dân về tác hạicủa ma túy và công tác phòng, chốngma túy; Tạo sự chuyển biến tích cực vềnhận thức, cung cấp thêm những thôngtin, kiến thức, kỹ năng cần thiết cho

sinh viên trong công tác tuyên truyền,phòng chống ma tuý và các tệ nạn xãhội. Tiếp tục làm chuyển biến nhậnthức và hành động của các cấp, cácngành, các tổ chức xã hội, của cộngđồng và gia đình nhằm huy động toàndân tham gia phòng chống ma tuý, giúpđỡ người nghiện ma tuý cai nghiện vàphòng chống tái nghiện. Thông quachương trình biểu diễn nghệ thuật cácnghệ sĩ, ca sĩ có thể giao lưu, trao đổi,giải đáp, hướng dẫn cho sinh viên cáchphòng, chống ma túy.

Theo kế hoạch sẽ dàn dựng mộtChương trình biểu diễn nghệ thuật Tạpkỹ về phòng, chống ma túy với thờilượng chương trình là 120 phút, trongđó bao gồm: kịch ngắn, ca, múa, nhạc,tấu, hài. Thành phần tham gia biểu diễngồm: Học sinh, sinh viên các Trườngvăn hóa, nghệ thuật; Diễn viên chuyênnghiệp ở một số đơn vị nghệ thuật;Diễn viên không chuyên ở Phường,quận, Nhà Văn hóa nơi tổ chức biểudiễn.

Đ.ANH

Biểu diễn nghệ thuật tuyên truyền phòng, chống ma túy tại các trường ĐH, CĐ tại Hà Nội

Bộ VHTTDL đã có Công văn số1678/BVHTTDL-DSVH ngày 04/5/2015về việc thẩm định Dự án đầu tư xâydựng kè bảo vệ khu vực Đô thị cổ HộiAn, thành phố Hội An, tỉnh QuảngNam.

Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuậnDự án đầu tư xây dựng công trình Kèbảo vệ khu vực Đô thị cổ Hội An, đoạntừ Chùa Cầu đến cầu Cẩm Nam, thànhphố Hội An, tỉnh Quảng Nam, bao gồmcác nội dung: Xây dựng kè bờ sông;nạo vét lòng sông; cải tạo hệ thốngthoát nước, vỉa hè, mặt đường; tôn tạo

cảnh quan khu vực. Tuy nhiên, Ủy bannhân dân tỉnh Quảng Nam cần chỉ đạocác cơ quan liên quan hoàn thiện mộtsố nội dung của hồ sơ, cụ thể như sau:Cần bổ sung bản vẽ mặt bằng tổng thểhiện trạng toàn tuyến để theo dõi sựthay đổi của khu vực được tôn tạo cảnhquan; Nghiên cứu, lựa chọn chủng loạicây xanh và thiết kế mẫu đèn chiếusáng phù hợp với điều kiện tự nhiên,hài hòa với cảnh quan khu vực; Hồ sơcần bổ sung bộ ảnh màu chụp hiệntrạng khu vực dự án và các căn cứ pháplý hiện hành về di sản văn hóa, bao

gồm: Luật di sản văn hóa năm 2001;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật di sản văn hóa năm 2009; Nghịđịnh số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật di sản văn hóa và Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật disản văn hóa; Nghị định số70/2012/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập,phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản,tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa,danh lam thắng cảnh.

Đ.ANH

Thẩm định Dự án đầu tư xây dựng kè bảo vệ Đô thị cổ Hội An

7số 1126 l 14.5.2015

quản lý nhà nước

Ngày 06/5/2015, Bộ VHTTDLban hành Kế hoạch số 1721/KH-BVHTTDL tổ chức Hội thảo “Pháttriển du lịch Việt Nam trong thời kỳmới” Hội thảo chào mừng Kỷ niệm55 năm Ngày Thành lập ngành Dulịch Việt Nam. Hội thảo là diễn đàntrao đổi, thảo luận đề xuất các giảipháp, cơ chế, chính sách, hành độngcụ thể nhằm tạo bước đột phá trongphát triển du lịch, để Du lịch ViệtNam thực sự trở thành ngành kinh tếmũi nhọn.

Căn cứ các định hướng giải phápNghị quyết số 92/NQ-CP về Nâng

cao nhận thức của xã hội về phát triểndu lịch; Tăng cường hỗ trợ của Nhànước cho phát triển du lịch; Tạo điềukiện thuận lợi, bảo đảm an ninh, antoàn để thu hút khách và phát triển dulịch; Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn chodoanh nghiệp du lịch; Tăng cườngcông tác quản lý nhà nước về du lịch;Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận,tham vấn kinh nghiệm của các đạibiểu tham dự và đưa ra những giảipháp, hành động cụ thể, trọng tâm củaBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũngnhư các Bộ, ngành liên quan trongviệc quản lý, khai thác và phát triển

du lịch bền vững, nâng cao năng lựccạnh tranh cho du lịch Việt Nam vàhội nhập cộng đồng ASEAN.

Hội thảo tập trung thảo luận 4nhóm chủ đề chính: Nhận thức vềphát triển du lịch thời kỳ mới, nângcao năng lực cạnh tranh và hội nhậpquốc tế; Cơ chế, chính sách thúc đẩyphát triển du lịch; Tính chuyên nghiệptrong du lịch (Phát triển sản phẩm dulịch, thị trường du lịch, xúc tiếnquảng bá và đào tạo nguồn nhân lựcdu lịch); Quản lý và liên kết trongphát triển du lịch.

H.PHượNg

Hội thảo “Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới”

Bộ VHTTDL đã có văn bản số1664/BVHTTDL-DSVH gửi Vănphòng Chính phủ về việc thống nhất chủtrương lập quy hoạch các di tích quốcgia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Theo đó, sau khi nhận được Côngvăn số 2294/VPCP-KGVX ngày06/4/2015 của Văn phòng Chính phủkèm theo Công văn số 592/UBND-VXngày 26/3/2015 của UBND tỉnh BắcNinh về chủ trương lập Quy hoạch tổngthể các di tích quốc gia đặc biệt trên địa

bàn tỉnh Bắc Ninh, Bộ VHTTDL có ýkiến như sau: Tính đến thời điểm hiệntại, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 04 diquốc gia đặc biệt, gồm: Khu lăng mộ vàđền thờ các vị vua triều Lý (thị xã TừSơn), Chùa Phật Tích (huyện Tiên Du),Chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành),Chùa Dâu (huyện Thuận Thành). Căn cứkhoản 2 Điều 6 Nghị định số70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 củaChính phủ quy định thẩm quyền, trìnhtự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự

án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịchsử -văn hóa, danh lam thắng cảnh thì đốivới mỗi di tích quốc gia đặc biệt cần lậpquy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phụchồi, không làm quy hoạch tổng thểchung cho cả 04 di tích.

Thẩm quyền, thủ tục lập, thẩm định,phê duyệt chủ trương lập quy hoạch cácdi tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnhBắc Ninh cần thực hiện theo quy địnhtại Điều 12 của Nghị định số70/2012/NĐ-CP. H.PHượNg

Quy hoạch các di tích quốc gia đặc biệt tại Bắc Ninh

Sáng 08/5, tại Hà Nội, UBND tỉnhKhánh Hòa đã tổ chức họp báo giớithiệu Festival biển Nha Trang năm2015. Theo đó, Festival biển Nha Trang- Khánh Hòa 2015 sẽ diễn ra từ ngày 11-14/7, tại TP Nha Trang, huyện KhánhVĩnh và thị xã Ninh Hòa (tỉnh KhánhHòa) với 60 hoạt động phong phú vàhấp dẫn.

Festival biển Nha Trang năm nay cóchủ đề "Hòa bình và sáng tạo", sẽ baogồm nhiều hoạt động văn hóa, thể thaovà du lịch đặc sắc như: Triển lãm di sảnvăn hóa biển; triển lãm tư liệu về HoàngSa - Trường Sa; bán kết cuộc thi Hoa

hậu hoàn vũ Việt Nam 2015; lễ hội yếnsào; lễ hội rượu vang… Điểm nhấn củaFestival sẽ là chương trình khai mạc, bếmạc, lễ hội đường phố, chương trìnhnghệ thuật "Biển đảo quê hương" vàchương trình biểu diễn của các đoànnghệ thuật quốc tế…

Lễ khai mạc Festival biển NhaTrang năm 2015 sẽ diễn ra tối 11/7 tạisân khấu quảng trường 2/4. Trước khidiễn ra lễ khai mạc, sẽ có 20 hoạt động,trong đó đặc biệt là chương trình vệ sinhmôi trường bờ biển Nha Trang hưởngứng Ngày môi trường thế giới (5/6),Ngày Đại dương và tuần lễ biển đảo

2015 tại công viên biển. Ông Trần Sơn Hải, Phó Chủ tịch

thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa,Trưởng Ban Tổ chức Festival cho biết:Festival biển Nha Trang được tỉnhKhánh Hòa tổ chức định kỳ 2 năm mộtlần từ năm 2003. Festival biển NhaTrang đã góp phần khẳng định thươnghiệu du lịch Khánh Hòa. Kinh phí tổchức Festival biển năm nay chỉ dùng 30-35% ngân sách, còn lại là kinh phí xãhội hóa. Dự kiến, Festival biển NhaTrang năm nay sẽ thu hút khoảng100.000 lượt khách.

N.tHANH

Festival biển Nha Trang năm 2015

8 số 1126 l 14.5.2015

quản lý nhà nước

Triển lãm mỹ thuật “Biển, đảo vàchiến sĩ hải quân” do Trường Đại họcMỹ thuật Việt Nam, Quân chủng Hảiquân phối hợp tổ chức đã chính thứckhai mạc chiều 05/5, tại Hà Nội. Triểnlãm giới thiệu 36 tác phẩm của 28 tácgiả là cán bộ, giảng viên Trường Đạihọc Mỹ thuật Việt Nam. Với các loạihình hội họa, đồ họa, điêu khắc, nhiếpảnh, các tác phẩm được thể hiện bằngnhiều chất liệu sơn dầu, acrylic, khắcgỗ, màu tự nhiên, màu nước, kim loại,composit, chất liệu tổng hợp…

Các tác phẩm trong triển lãmkhông chỉ thể hiện hình ảnh đẹp, sinhđộng về biển, đảo và chiến sĩ hải quânmà còn là tình cảm, trách nhiệm, niềmtin yêu của cán bộ, giảng viên nhàtrường với những người lính biển ngàyđêm canh giữ chủ quyền biển đảo,thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Triển lãm mỹ thuật “Biển, đảo vàchiến sĩ hải quân” là hoạt động ý nghĩa

kỷ niệm 60 năm Ngày Thành lập Hảiquân nhân dân Việt Nam (7/5/1955-7/5/2015), góp phần nâng cao nhậnthức, khơi dậy niềm tự hào, ý thứctrách nhiệm của người dân đối với sựnghiệp bảo vệ chủ quyền của đất nước.Hoạt động cũng cổ vũ phát huy truyềnthống cách mạng, giữ vững niềm tin,tinh thần độc lập dân tộc, ý chí tựcường, tích cực đóng góp sức lực, trítuệ vào công cuộc xây dựng và bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.

Việt Nam có bờ biển dài, thềm lụcđịa rộng trên một triệu km2 và hơn3.000 đảo lớn nhỏ. Biển Việt Nam vớivị trí địa lý quan trọng trên tuyến hànghải và hàng không huyết mạch có giátrị như cánh cửa mở ra thế giới của đấtnước. Biển Việt Nam luôn gắn vớinhững giá trị tâm linh và lịch sử thiêngliêng; là không gian sinh tồn của dântộc, địa bàn chiến lược trong bảo vệ

và phát triển đất nước. Biển, đảo ViệtNam là một phần lãnh thổ thiêng liêngkhông thể tách rời của Tổ quốc. Bảovệ chủ quyền, phát huy tiềm năngbiển, đảo là trách niệm của mỗi côngdân Việt Nam.

60 năm xây dựng, chiến đấu, chiếnthắng và trưởng thành, cán bộ vàchiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Namđã cùng toàn Đảng, toàn dân, toànquân bảo vệ vững chắc chủ quyềnbiển, đảo của Tổ quốc. Trong bất kỳhoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ hảiquân cũng luôn vững tin, nêu cao ý chíquyết tâm vượt qua mọi khó khăn giankhổ, phấn đấu vươn lên hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ, sẵn sàng chiến đấuhy sinh bảo vệ Tổ quốc.

Triển lãm mỹ thuật “Biển, đảo vàchiến sĩ hải quân” kéo dài đến hếtngày 20/5 tại Trường Đại học Mỹthuật Việt Nam.

yếN NHi

Ông Trần Hưng - Chủ tịch Hiệp hộidu lịch Cù Lao Chàm (Quảng Nam)cho biết: Trong các ngày nghỉ lễ vừaqua, trung bình mỗi ngày có trên 7.000lượt du khách trong nước và quốc tếtham quan Khu dự trữ sinh quyển thếgiới và các khu du lịch sinh thái trênđảo Cù Lao Chàm, thuộc xã đảo TânHiệp, thành phố Hội An, tỉnh QuảngNam. Riêng ngày Kỷ niệm 40 năm Giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước(30/4) có trên 10.000 lượt khách trongnước và quốc tế tham quan đảo Cù LaoChàm. Trước khi tham quan đảo CùLao Chàm, hầu hết du khách đã thămphố cổ Hội An, một trong hai Di sảnvăn hóa thế giới của tỉnh Quảng Nam.

Để phục vụ du khách, Hiệp Hội dulịch Cù Lao Chàm đã huy động trên

120 ca nô cao tốc và hàng chục tàu chởkhách loại lớn để đáp ứng nhu cầu đilại của khách tham quan du lịch. Thanhtra giao thông tỉnh Quảng Nam, Cảnhsát giao thông đường thủy, Đoạn Quảnlý đường thủy nội địa tỉnh Quảng Nam,Ban Quản lý bến cảng Hội An và ĐồnBiên phòng Cửa Đại đã tăng cườngcông tác tuần tra kiểm soát, yêu cầu tấtcả các chủ phương tiện phải thực hiệnđầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật và đảmbảo an toàn giao thông đường thủy mớiđược phép xuất bến. Du lịch biển đảoCù Lao Chàm đã trở thành sản phẩmdu lịch hấp dẫn đặc biệt đối với dukhách mỗi khi đến Quảng Nam.

Tại Di sản Văn hóa thế giới MỹSơn, Ông Phan Hộ, Trưởng Ban Quảnlý Di sản Mỹ Sơn cho biết: Trong các

ngày qua, trung bình mỗi ngày, Di sảnVăn hóa thế giới Mỹ Sơn đón trên1.400 lượt khách, trong đó chủ yếu làkhách trong nước đến tham quan. Sựgia tăng của lượng khách nội địa đếntham quan khu Di sản Văn hóa thế giớiMỹ Sơn cho thấy các gói kích cầu đểthu hút lượng khách trong nước đã cótác dụng. Trong những ngày còn lạitrong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm nay,dự kiến mỗi ngày sẽ có trên 2.000 lượtkhách đến tham quan Di sản Văn hóathế giới Mỹ Sơn. Ban Quản lý Di sảnVăn hóa thế giới Mỹ Sơn đã chuẩn bịđầy đủ các điều kiện về dịch vụ, cácsản phẩm du lịch mới lạ để phục vụkhách tham quan, ông Phan Hộ,Trưởng Ban Quản lý Di sản Mỹ Sơncho biết. Đức MiNH

Quảng Nam: Các gói kích cầu du lịch đã thu hút được khách du lịch trong nước

Triển lãm về biển đảo và chiến sĩ hải quân

9số 1126 l 14.5.2015

quản lý nhà nước

Sáng 09/5 (nhằm ngày 21 thángBa âm lịch), hàng vạn người dân tỉnhKhánh Hòa và nhiều tỉnh lân cận đãhành hương về thành phố Nha Trangtham dự khai mạc Lễ hội Tháp BàPonagar năm 2015. Đây là lễ hộitruyền thống hàng năm nhằm tưởngnhớ Thiên Y A Na Thánh Mẫu, ngườiđược dân gian tôn vinh là Mẹ xứ sởcủa vùng đất Nam Trung bộ.

Lễ hội kéo dài trong 3 ngày, vớinhiều nghi lễ được tiến hành, như:dâng hương lễ Mẫu, cầu siêu và thảhoa đăng, lễ cầu quốc thái dân an, lễtế cổ truyền, lễ hoàn kinh, cúng

ngọ… Lễ hội còn tổ chức các hoạtđộng văn hóa, nghệ thuật nhằm tônvinh những giá trị tinh thần trongđời sống các đồng bào dân tộc vùngNam Trung bộ, thể hiện sự giao lưu,đan xen và hòa nhập văn hóa giữahai dân tộc Việt-Chăm.

Tháp Bà Ponagar là quần thể đềntháp Chăm Pa, được xây dựng từgiữa thế kỷ thứ VIII, trên một ngọnđồi nằm bên dòng sông Cái, thờ nữthần Ponagar, tức Thiên Y A NaThánh Mẫu - Người dạy dân trồnglúa, nuôi tằm, dệt vải... Lễ hội ThápBà Ponagar hàng năm là lễ hội dân

gian truyền thống lớn nhất ở KhánhHòa. Ngoài việc ca ngợi công đứccủa bà Mẹ xứ sở, Lễ hội còn mang ýnghĩa cầu mong quốc thái dân an,mưa thuận gió hòa, ấm no hạnhphúc. Với những giá trị nổi bật vềlịch sử, văn hóa và kiến trúc, khuđền tháp này được công nhận là Ditích lịch sử, văn hóa cấp quốc giavào năm 1979. Cuối năm 2012, BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch đãcông nhận Lễ hội Tháp Bà Ponagarlà Di sản văn hóa phi vật thể cấpquốc gia.

tiếN MiNH

Ngày 09/5, tại thành phố Huế,UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vàTrung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huếđã tổ chức hội thảo "Bảo tồn và pháthuy giá trị của hệ thống thơ văn trênkiến trúc Cung đình Huế". Hội thảocó sự tham dự của đại diện lãnh đạoỦy ban Chương trình Ký ức Thế giớikhu vực Châu Á-Thái Bình Dương,Uỷ ban Quốc gia chương trình Ký ứcThế giới của Việt Nam, Ủy ban quốcgia UNESCO Việt Nam, Hội đồng Disản Văn hóa quốc gia, Hội Di sảnVăn hóa Việt Nam, Cục Di sản Vănhóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch), Vụ Văn hóa Đối ngoại vàUNESCO (Bộ Ngoại giao); cùngđông đảo các nhà nghiên cứu vănhóa, lịch sử và mỹ thuật đến từ Huế,Hà Nội và một số tỉnh/thành khác ởtrong nước.

Gần 30 tham luận được gửi đếnvà trình bày tại hội thảo, tập trungthảo luận và chia sẻ kinh nghiệmtrong việc bảo tồn di sản tư liệu, từđó đưa ra những góp ý định hướngcho việc bảo tồn bền vững và phát

huy những giá trị hệ thống thơ văntrên kiến trúc cung đình Huế. Đángchú ý có các tham luận: "Hệ thốngthơ văn trên di tích kiến trúc cungđình Huế - Một loại hình di sản tưliệu có tầm quốc gia và quốc tế" củaGS.TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịchHội đồng Di sản Văn hóa quốc gia vàChủ tịch Hội Di sản Văn hóa ViệtNam; "Kế hoạch quản lý Quần thể Ditích Cố đô Huế và hoạt động tu bổ,tôn tạo và phục hồi di tích kiến trúcgỗ theo tinh thần công ước quốc tế vàluật Di sản Văn hóa" của PGS.TS.Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Disản Văn hóa Việt Nam, thành viênỦy ban Di sản Thế giới; "Phác họamột số đặc trưng của hệ thống di văntrên kiến trúc cung đình Huế" của TS.Nguyễn Tuấn Cường, Phó việntrưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm;"Trang trí ô hộc - thi kệ tại Đại HùngBảo Điện - chùa Thánh Duyên" củaHòa thượng Thích Hải Ấn, Trụ trìchùa Từ Đàm và Thượng tọa ThíchMinh Chính, Trụ trì chùa ThánhDuyên.

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải,Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tíchCố đô Huế: Hệ thống thơ văn chữtrên kiến trúc cung đình Huế baogồm hàng ngàn bài thơ, bài văn, câuđối được thể hiện trực tiếp bằngnhiều loại hình chất liệu khác nhau(gỗ, xà cừ, pháp lam, sành sứ...) trêncông trình kiến trúc cung đình triềuNguyễn như một cách thức trang tríđặc biệt, chỉ riêng có tại Cố đô Huế.Đặc biệt, phong cách trang trí "nhấtthi nhất họa" ở kiến trúc Huế đã hìnhthành và phát triển, trở thành nhưmột điển lệ của triều đình trong trangtrí công trình kiến trúc cung đình.Theo thống kê, hiện nay trên kiếntrúc cung đình Huế hiện còn 2.967 ôthơ văn chạm khắc, sơn thếp, cẩn xàcừ trên gỗ; 146 ô thơ văn viết trángmen thành pháp lam; 88 đơn vị ô hộc,câu đối, bài văn đắp ngõa (dắp ngoã:đắp vôi vữa) sành sứ. Đó thật sự làmột bảo tàng sống động về vănchương thời Nguyễn, một di sản tưliệu độc đáo ở Cố đô Huế.

Quốc Việt

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2015

Bảo tồn, phát huy giá trị của hệ thống thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế

10 số 1126 l 14.5.2015

Sự kiện vấn đề

Thực hiện chiến lược phát triển dulịch gắn với bảo tồn văn hóa, thời gianqua, tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng, nhiều tuyếnđường giao thông đến các khu du lịchđã được đầu tư, nâng cấp, mở rộng; cácdanh lam, thắng cảnh, di tích văn hóalịch sử được trùng tu, tôn tạo, điển hìnhnhư việc tôn tạo tháp chăm Yang Prông(huyện Ea Súp), xây dựng mới Bảotàng tỉnh; một số buôn văn hóa củangười bản địa, lễ hội truyền thống đượckhôi phục… Một trong những minhchứng rõ nét cho những nỗ lực này làĐắk Lắk đã phục dựng và phát huy cóhiệu quả các nghi lễ truyền thống nhưlễ hội cúng bến nước, cúng sức khỏecho voi, cồng chiêng... gắn liền vớihoạt động du lịch tại các khu du lịch,hay tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột,qua đó đã quảng bá hình ảnh vùng đấtvà người Đắk Lắk đến đông đảo bạn bètrong nước và quốc tế.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệpkinh doanh du lịch trên địa bàn ĐắkLắk đều có những sản phẩm gắn vớisinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộcthiểu số tại chỗ. Để đáp ứng nhu cầutham quan của du khách cũng nhưnâng cao chất lượng phục vụ khách,nhiều nhà hàng, khách sạn và các điểmdu lịch trong tỉnh như thác Dray Nur,

thác Thủy Tiên, cầu treo Buôn Đôn, hồLắk... cũng được các doanh nghiệpquan tâm đầu tư, gắn kết giá trị văn hóatruyền thống (như trang phục, khônggian văn hóa của người bản địa, cácmón ẩm thực đặc sản Tây Nguyên) vớicác dịch vụ-du lịch, đáp ứng nhu cầu,thị hiếu của du khách đến tham quan,khám phá và nghỉ ngơi... Theo đánh giácủa các đơn vị kinh doanh du lịch, dukhách đến với Đắk Lắk, nhất là kháchquốc tế rất thích thú với các sản phẩmnhư cưỡi voi, chèo thuyền độc mộc,nghe diễn tấu cồng chiêng, dệt thổ cẩm,uống rượu cần…

Những năm gần đây, ngành du lịchĐắk Lắk đang có những bước pháttriển vượt bậc với sự tăng trưởngkhông ngừng cả về lượng du khách lẫndoanh thu hằng năm. Năm 2011, tổngsố khách đến Đắk Lắk có khoảng310.000 lượt người, doanh thu ước đạt235 tỷ đồng, đến năm 2014 là khoảng467.000 lượt khách đến Đắk Lắk,doanh thu ước đạt 360 tỷ đồng, tăng2,68% so với kế hoạch và tăng gần16% so với năm 2013. Có được kết quảnày là nhờ sự nỗ lực không ngừng củacác cấp, ngành địa phương, nhất làtrong việc bảo tồn, phát huy những giátrị văn hóa-lịch sử truyền thống gắnliền với hoạt động du lịch để thu hút

khách tham quan. Bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu -

Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch (SởVHTTDL Đắk Lắk) cho biết: Thờigian qua, ngành văn hóa đã phối hợpvới các đơn vị, doanh nghiệp du lịchkịp thời đưa một số hoạt động văn hóavào gắn kết với du lịch, để qua đó vừatạo việc làm cho người dân, vừa bảotồn được các giá trị văn hóa địa phươngvà quảng bá rộng rãi với công chúng.Để nâng cao hiệu quả việc bảo tồn,trong thời gian tới, ngành văn hóa dựđịnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh, lồng ghépcác giá trị văn hóa phi vật thể vào cáctour du lịch như: tham quan lễ hộitruyền thống của người bản địa, táihiện hoạt động nghệ thuật trình diễndân gian như các điệu múa, kể khancác sử thi, hát dân ca (Ay ray, Kut,M’mun)… tạo nên không khí hộitrong nghi lễ truyền thống để thu hútdu khách. Đặc biệt, sự tái hiện nàyphải được bố trí hợp lý ở các điểm, khudu lịch khác nhau để tăng thêm sự đadạng, hấp dẫn cho các tour du dịchkhám phá. Hy vọng trong tương laikhông xa, Đắk Lắk sẽ trở thành mộttrong những trọng điểm về du lịch củacả nước và du lịch sẽ là ngành kinh tếmũi nhọn của Tỉnh.

ANH tùNg

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thểdục thể thao Trần Đức Phấn cho biết,như thông lệ, trước khi diễn ra buổi lễchính thức, đoàn Thể thao Việt Nam sẽdâng hương tại tượng đài Hồ Chí Minhngay tại Trung tâm.

Lễ xuất quân sẽ được mở màn bằngbài hát "Khỏe vì nước", sau đó là nghilễ chào cờ, Trưởng đoàn Thể thao ViệtNam dự SEA Games 28, ông Trần ĐứcPhấn sẽ phát biểu; lãnh đạo Bộ sẽ giaonhiệm vụ, trao cờ cho Đoàn... Sau phầnnghi lễ là chương trình nghệ thuật đặc

sắc ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ docác vận động viên và các ca sỹ TrọngTấn, Phương Anh thể hiện. Một số bàihát về biển đảo Việt Nam cũng sẽ vanglên trong lễ xuất quân, góp phần quảngbá hình ảnh Việt Nam - nước chủ nhàđăng cai Đại hội Thể thao bãi biển lầnthứ 5 (ABG5) sẽ diễn ra vào năm 2016.

Đoàn thể thao Việt Nam sẽ dự SEAGames 28 tại Singapore với 640 thànhviên trong đó có 440 vận động viên,tranh tài ở 27 môn với 287/402 nộidung thi đấu. 24 môn sử dụng nguồn

kinh phí nhà nước và 3 môn đi theokinh phí xã hội hóa. Mục tiêu của đoànViệt Nam tham dự SEA Games 28 lầnnày là phấn đấu giành từ 50-70 Huychương Vàng. Nhằm chuẩn bị tốt nhấtcho SEA Games 28, ngay từ đầu năm2015, thể thao Việt Nam đã tập trungvào 13 môn trọng điểm, các vận độngviên tập trung tập luyện tại 3 Trung tâmhuấn luyện thể thao quốc gia lớn trongnước là Hà Nội, Thành phố Hồ ChíMinh và Đà Nẵng.

Vũ MiNH

Thể thao Việt Nam xuất quân dự SEA Games 28... (Tiếp theo trang 1)

11số 1126 l 14.5.2015

Sự kiện vấn đề

Tối 09/5, tại thành phố Cao Lãnh(Đồng Tháp), đêm chung kết Liênhoan dân ca Việt Nam lần VI-2015,khu vực Nam bộ đã diễn ra với phầntrình diễn 12 tiết mục tiêu biểu trongtổng số 35 tiết mục của 12 tỉnh/thànhtham dự. Ban Tổ chức đã trao 3 giảiA cho các đoàn: tỉnh Đồng Tháp (tổkhúc hò), Trà Vinh (dân vũ Keo môni mê kha la), Tây Ninh (Hát ru Duncon lơk); trao 4 giải B, 7 giải C và 6giải Khuyến khích.

Liên hoan dân ca năm nay khôngchỉ là dịp để các địa phương giớithiệu những nét đẹp văn hóa từngvùng miền, mà còn là nơi "tiếp lửa"cho mọi người tình yêu đối với nghệ

thuật dân gian; khơi dậy, phát triểnphong trào tìm hiểu bảo tồn dân ca,dân vũ, dân nhạc trong xã hội. TheoPhó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị MỹLiêm - Trưởng Ban Giám khảo tạiliên hoan: các đơn vị tham gia liênhoan dân ca Việt Nam khu vực Nambộ lần này có nhiều phát hiện mới,các đoàn mang lại nhiều tác phẩm lànđiệu dân ca, dân vũ và dân nhạcnguyên thể. Các nghệ sỹ, nghệ nhântham gia tuổi còn rất trẻ, có nhiều tiếtmục mang truyền thống riêng của giađình, các nghệ nhân tự tìm tòi giớithiệu đến với công chúng. Các tiếtmục tham dự liên hoan đều được đầutư, xây dựng với ý nghĩa giữ gìn

nguyên bản cổ còn được lưu truyền.Liên hoan cũng giới thiệu đến khángiả một làn điệu hát ru của tộc ngườiTà Mun - Tây Ninh, đây là tộc ngườiđầu tiên tham dự liên hoan dân ca,đang làm hồ sơ chứng nhận là dân tộcthứ 55 của Việt Nam.

Theo bà Liêm còn rất nhiều tàisản vô giá của nền dân ca, dân nhạc,dân vũ ở Việt Nam tồn tại trong nhângian, thông qua các cuộc liên hoan sẽtìm kiếm các làn điệu của các dân tộcđể giới thiệu đến công chúng, gópphần giữ gìn phát huy bản sắc vănhoá của các dân tộc trên đất nướcViệt Nam.

Huy LoNg

Cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ tronglĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạnđã được chính thức công bố sáng 7/5tại Hà Nội. Cuộc thi có chủ đề "Đưa ýtưởng vang xa", do Mạng Du lịchkhách sạn Việt Nam (VietNamHospitality Network) phối hợp cùng Đạihọc Kinh tế quốc dân và Đại học TônĐức Thắng phối hợp tổ chức. Đây là lầnđầu tiên cuộc thi được tổ chức ở quy môtoàn quốc dành cho đối tượng sinh viênViệt Nam trong và ngoài nước. Thôngqua cuộc thi, Ban Tổ chức mong muốnphát hiện, tìm kiếm các tài năng trẻ, cónhiệt huyết và đam mê phát triển ngànhdu lịch, nhà hàng và khách sạn. Cuộc thicũng là sân chơi năng động cho các bạntrẻ, khơi gợi tinh thần sáng tạo, tìmphương hướng phát triển mới từ ý tưởngcủa các nhân tài trẻ; góp phần hìnhthành nguồn nhân lực trẻ sáng tạo, tănghiệu quả đào tạo và chất lượng nguồnnhân lực cho ngành du lịch.

Với chủ đề "Đưa ý tưởng vang xa",Ban Tổ chức chào đón những ý tưởng,sáng kiến mới mẻ, sáng tạo trong lĩnh

vực du lịch, nhà hàng và khách sạngồm: ý tưởng kinh doanh; giải pháp,sáng kiến cải thiện hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp; ý tưởng quảng báthương hiệu du lịch Việt Nam. Bêncạnh việc phát hiện các ý tưởng có giátrị, Ban Tổ chức cũng tạo điều kiện chocác bạn trẻ có thể vận dụng, rèn luyệnkĩ năng cần thiết, đáp ứng tốt các cơ hộinghề nghiệp trong tương lai. Bởi vậy,cuộc thi được xây dựng với hình thứcthi theo nhóm, mỗi nhóm gồm 3 thísinh, cùng nhau trải qua 4 vòng thi, bắtđầu từ ngày 4/5 đến ngày 1/8. Cuộc thidự kiến thu hút 400 nhóm thí sinh dựthi. Ban Tổ chức hướng đến trở thànhmột chương trình chuyên nghiệp, quymô và trở thành sự kiện thường niêntiêu biểu của ngành du lịch Việt Nam.

Vòng Sơ loại diễn ra từ ngày 04/5đến ngày 04/6, mỗi nhóm dự thi gửimột sản phẩm gồm bản mô tả khôngquá 150 từ và bản video thể hiện ýtưởng sáng tạo tại websiteyounghoteliers.vn. Từ đó, Ban Giámkhảo sẽ lựa chọn ra 20 nhóm thí sinh

xuất sắc nhất để bước tiếp vào Vòng 1.Từ 20 nhóm thí sinh lọt vào Vòng 1,Ban Tổ chức tiếp tục lựa chọn 10 nhómvào thi Vòng 2 dựa trên đánh giá củaBan Giám khảo và số lượng bình chọn.Vòng 2 diễn ra từ ngày 18/6 đến 10/7,mỗi nhóm thí sinh sẽ được Ban Tổchức cử một cố vấn để trực tiếp hỗ trợnhóm trong việc phát triển và thể hiệný tưởng của mình. Sản phẩm dự thi ởvòng 3 của mỗi nhóm sẽ là đề án triểnkhai ý tưởng mà nhóm thí sinh đã trìnhbày trong Vòng 1 với độ dài không quá15 trang A4. Từ đó, sẽ có 5 nhóm thísinh xuất sắc nhất được lựa chọn để thiđấu vòng chung kết.

Vòng Chung kết của cuộc thi tìmkiếm tài năng trẻ trong lĩnh vực du lịch,nhà hàng và khách sạn diễn ra từ ngày31/7 và ngày 01/8. Ban Tổ chức sẽ traocác giải thưởng gồm 1 giải Nhất trị giá310 triệu đồng, 1 giải Nhì trị giá 80triệu đồng, 1 giải Ba trị giá 70 triệuđồng và 1 giải phụ trị giá 5 triệu đồngcho các nhóm thí sinh đoạt giải.

Hải PHoNg

Thi tìm kiếm tài năng trẻ trong lĩnh vực du lịch, khách sạn

Liên hoan dân ca Việt Nam lần thứ Vi - Khu vực Nam bộ

Sự kiện vấn đề

12 số 1126 l 14.5.2015

Là một địa điểm nổi tiếng trong tourdu lịch hoài niệm (DMZ) thu hút đông đảodu khách trong và ngoài nước đến thamquan, hàng năm Khu di tích địa đạo VịnhMốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh(Quảng Trị) thu hút từ 6-7 vạn người đếnchiêm ngưỡng “huyền thoại trong lòngđất”. Đến thăm Vịnh Mốc vào nhữngngày tháng 4 lịch sử khi cả nước đangtrong không khí hân hoan chào mừng kỷniệm 40 năm giải phóng miền Nam, thốngnhất đất nước, theo chân đoàn cựu chiếnbinh Mỹ tham quan địa đạo, chúng tôithấy sự ngạc nhiên của họ có mặt tronglòng pháo đài thép “bất khả xâm phạm”năm xưa. Một làng quê thu nhỏ đượcngười dân Vịnh Mốc kiến tạo bằng cuốcxẻng thủ công và sức người ngay dướilòng đất. Dưới con đường hầm ngoằnngoèo sâu hun hút, những căn hộ gia đình,nhà hộ sinh, nhà tắm, giếng nước, hộitrường, hầm vũ khí… được xây dựng kìcông, phục vụ cho cuộc sống người dânnơi đây trong chiến tranh. Được ví nhưmột huyền thoại, địa đạo Vịnh Mốc đã chechở cho người dân địa phương sống vàchiến đấu an toàn trong chiến tranh. ÔngWilliam, một du khách người Mỹ chia sẻcảm xúc khi đặt chân xuống căn hầm địađạo: Thật không thể tin được, chỉ bằng ýchí, niềm tin và đôi tay của mình người

dân Vĩnh Linh đã xây dựng được mộtcông trình vĩ đại như vậy. Trong địa đạo,người dân nơi đây vẫn sống, chiến đấu vàsinh con ngay giữa bom đạn ác liệt, tôithấy rất khâm phục. Có lẽ chính vì ý chí,sức mạnh và tình yêu đất nước mà họ đãlàm nên chiến thắng…

Trong chiến tranh, với phương châm“Một tấc không đi, một li không rời”, địađạo Vịnh Mốc được đào từ năm 1965 -1967 gồm 3 tầng, dài hơn 2.000m, có hệthống 13 cửa ra vào với 7 cửa thông rabiển và 6 cửa đi lên đồi. Địa đạo đã chechở, bảo toàn mạng sống cho hàng ngànngười dân Vịnh Mốc, đặc biệt từ dướilòng đất này đã đón 17 đứa trẻ ra đời antoàn. Đây cũng chính là căn cứ địa cáchmạng chi viện cho chiến trường và đảoCồn Cỏ. Trong gần 2.000 ngày đêm tồntại, có những lúc trong lóng địa đạo chứakhoảng 1.200 người. Dưới mưa bom bãođạn của chiến tranh ác liệt nhưng chưa có1 người dân nào bị chết tại địa đạo. TạiVịnh Mốc chỉ có 82 nóc nhà nhưng phảihứng chịu lượng bom đạn rất lớn từ kẻđịch, tính trung bình mỗi người dân phảigánh chịu 7 tấn bom và 800 quả đại bác.Theo thống kê, từ năm 1966-1972, quânđội Mỹ đã trút xuống vùng đất này hơn9.000 tấn bom đạn, thế nhưng bất chấpmưa bom bão đạn, người dân nơi đây vẫn

sống và chiến đấu anh dũng, góp phầnvào công cuộc đấu tranh giữ gìn và bảovệ độc lập dân tộc…

Sau chiến tranh, Khu di tích địa đạoVịnh Mốc tồn tại như một nhân chứnglịch sử. Bắt đầu mở cửa đón khách du lịchtừ năm 1983, hiện nay địa đạo Vịnh Mốclà một trong những điểm hấp dẫn củatuyến du lịch nổi tiếng DMZ thu hút nhiềudu khách đặc biệt là những cựu chiến binhMỹ. Họ đến để chiêm ngưỡng pháo đàikiên cố, tác phẩm của máu và nước mắtcùng ý chí kiên cường của người dânVịnh Mốc. Mùa cao điểm du lịch tậptrung từ tháng 3 đến tháng 8 song từ đầunăm đến nay, địa đạo Vịnh Mốc đã đóngần 20.000 lượt khách trong và ngoàinước, ngày cao điểm đón trên 1.500 lượtkhách. Một niềm tự hào, vinh dự lớn đếnvới người dân Vĩnh Linh trong dịp lễ 30/4- kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miềnNam thống nhất đất nước, địa đạo VịnhMốc và làng hầm Vĩnh Linh được đónnhận bằng Di tích lịch sử Quốc gia đặcbiệt. Cùng với di tích đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải, di tích Thành Cổ Quảng Trị và6 di tích trên tuyến đường Trường Sơnthuộc địa bàn Quảng Trị… Đây là hệthống Di tích quốc gia đặc biệt thu hútmạnh mẽ du khách đến với đất thépQuảng Trị. K.HoàN

Phát huy tiềm năng du lịch Khu di tích địa đạo Vịnh Mốc - Quảng Trị

Chiều 09/5, tại Trung tâm Triển lãmthành phố Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch Hải Phòng tổ chức triểnlãm ảnh, tài liệu với 2 chuyên đề về “HảiPhòng - Đất và người” và “Hải Phòng -60 năm xây dựng và phát triển qua tàiliệu lưu trữ”.

Phần ảnh trưng bày tại chuyên đề 1là kết quả cuộc thi ảnh nghệ thuật với chủđề “Hải Phòng - Đất và người” do SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòngtổ chức từ cuối năm 2014. Cuộc thi thu

hút hơn 100 tác giả trong và ngoài thànhphố tham gia. Hội đồng giám khảo đãchọn từ 300 tác phẩm và trao giải Nhấtcho tác phẩm trên đỉnh Cầu Bính của tácgiả Phạm Tuấn Hải. Các tác phẩm thamdự giải lần này phần lớn của những tácgiả mới, trẻ, với những góc máy lạ,những khung hình đẹp về thành phốCảng.

Nội dung các bức ảnh thể hiện rõ, làmnổi bật một Hải Phòng hiện đại, năngđộng, phát triển, văn minh nhưng vẫn giữ

được những nét văn hóa đặc sắc, bản sắcriêng riêng của thành phố Hoa Phượngđỏ. Những thành tựu về kinh tế, xã hội, ytế, giáo dục, du lịch đã được thể hiện đặcsắc trong những tác phẩm tiêu biểu như“Trên đỉnh Cầu Bính”, “Chạng vạng dảivườn hoa trung tâm” của tác giả PhạmTuấn Hải, tác phẩm “Chiến thắng” củaPhạm Thanh Tùng, tác phẩm “Tiếp nốivươn khơi” của Đinh Chính Quân…

Phần trưng bày triển lãm “HảiPhòng-60 năm xây dựng và phát triển

Triển lãm ảnh, tài liệu về Hải Phòng 60 năm qua

13số 1126 l 14.5.2015

Sự kiện vấn đề

Nhằm quảng bá, giới thiệu với nhândân trong nước; đồng thời, tôn vinh bảotồn, phát triển Hát Then - loại hìnhnghệ thuật dân gian đặc sắc đã bao đờigắn bó với đời sống của các dân tộc Tày,Nùng, Thái , từ ngày 24- 26/9 (ngày 12-14/8 âm lịch), tại tỉnh Tuyên Quang, sẽdiễn ra Liên hoan nghệ thuật Hát Then,đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Tháitoàn quốc lần thứ V, năm 2015.

Trong những ngày diễn ra Liênhoan nghệ thuật Hát Then, Đàn Tínhcác dân tộc Tày, Nùng, Thái toàn quốcnăm nay, sẽ diễn ra các hoạt động như:

Biểu diễn, giới thiệu các thể loại hát,Múa Then, Đàn Tính; triển lãm về chủđể “Di sản văn hóa Then Tày, Nùng,Thái Việt Nam”; Hội thảo “Giữ gìn vàphát huy di sản văn hóa Then trong thờikỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế”…

Hát Then đang được tỉnh TuyênQuang phối hợp với Viện âm nhạcquốc gia Việt Nam và các tỉnh CaoBằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, TháiNguyên, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Gianglập hồ sơ để đề xuất và đệ trình hồ sơlên Tổ chức Văn hóa, Khoa học và

Giáo dục của Liên Hợp Quốc(UNESCO) xem xét, ghi danh HátThen vào danh sách Di sản văn hóa phivật thể đại diện của nhân loại. Do vậy,việc tổ chức Liên hoan nghệ thuật HátThen, Đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng,Thái toàn quốc lần thứ V, năm 2015, cóý nghĩa rất quan trọng, không chỉkhẳng định giá trị của Hát Then, đànTính mà còn là dịp để các nghệ nhân,các tỉnh trao đổi về những kinh nghiệmtrong việc bảo tồn và phát huy giá trịcủa Hát Then.

H.L

Theo thông tin từ Tổng cục Thể dụcthể thao: Đội tuyển bắn cung Việt Namgồm 15 cung thủ đã lên đường sangThượng Hải (Trung Quốc) tham dự giảiWorld Cup bắn cung 2015 do Liênđoàn bắn cung thế giới tổ chức với sựgóp mặt của 42 quốc gia, vùng lãnh thổtrên thế giới.

Tại giải đấu lần này, các cung thủ sẽtrải qua 4 vòng thi đấu. Vòng đầu tiên sẽthi đấu tại Thượng Hải (Trung Quốc) từngày 05-10/5. Các vòng đấu tiếp theo sẽdiễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan vàColombia từ nay đến hết tháng 9. VòngChung kết sẽ diễn ra tại Mexico trongtháng 10.

Đến với giải đấu lần này, 15 cung thủcủa Đội tuyển bắn cung Việt Nam tranhtài ở các nội dung dành cho cung 1 dâyvà 3 dây nam, nữ với các gương mặt

hàng đầu Việt Nam như: Nguyễn TiếnCương, Lộc Thị Đào, Đào Trọng Kiên…Giải đấu là cơ hội tốt để các cung thủ ViệtNam nâng cao, hoàn thiện trình độ bảnthân, nắm bắt hiểu rõ hơn về trình độ củacác cung thủ đến từ nhiều quốc gia trênthế giới; đặc biệt là các đội tuyển của cácnước trong khu vực Đông Nam Á trướckhi bước vào tranh tài tại SEA Games 28sẽ diễn ra vào tháng 6 tới tại Singapore.

Theo HLV trưởng Đội tuyển bắncung Việt Nam Đinh Trí Dũng, trình độchuyên môn của các vận động viên độituyển bắn cung Việt Nam vẫn còn khiêmtốn ở đấu trường châu lục. Chính vì vậy,để phát triển bộ môn thể thao tiềm năngnày vươn xa hơn, vừa qua Tổng cục Thểdục thể thao đã mời chuyên gia ngườiHàn Quốc Kim Sun Bin tham gia vàoBan Huấn luyện cho Đội tuyển bắn cung

Quốc gia và bước đầu đạt được nhữngkết quả đáng ghi nhận. Trong đó, đángchú ý là giải Cúp bắn cung Châu Á vừadiễn ra tại Thái Lan từ ngày 16 - 23/3,cung thủ Nguyễn Tiến Cương đã giành 1Huy chương Bạc cá nhân nội dung cung3 dây, đồng thời Nguyễn Tiến Cương vàNguyễn Thị Kim Ánh cũng giành Huychương bạc đôi nam nữ cùng ở nội dung.Theo nhận định của Ban Huấn luyện Độituyển bắn cung Việt Nam, để giành đượcthành tích cao tại giải đấu lần này, cáccung thủ Việt Nam sẽ phải nỗ lực thi đấuhết mình với trình độ chuyên môn tốtnhất, qua đó tạo động lực vững chắc đểcác cung thủ chinh phục đỉnh cao thànhtích tại SEA Games 28, đây chính là mụctiêu lớn nhất trong năm 2015 của Độituyển bắn cung Việt Nam.

NAM ANH

Việt Nam tham dự giải World Cup bắn cung 2015

Liên hoan nghệ thuật Hát Then, đàn Tính các dân tộc toàn quốc 2015 diễn ra tại Tuyên Quang

qua tài liệu lưu trữ” mang đến cho ngườixem góc tiếp cận, tìm hiểu về các mốclịch sử hình thành, những thành tựu củaĐảng bộ, chính quyền, quân và dân thànhphố đạt được trong 60 năm qua, gắn liềnvới tên tuổi các đồng chí lãnh đạo thànhphố từ năm 1955-2015. Triển lãm trưngbày các quyết định thành lập thành phố

Hải Phòng, các Sở, Ban, Ngành, cácquận, huyện trong Thành phố, các sắclệnh, nghị định về tổ chức chính quyềnthành phố; các hồ sơ lưu trữ về quá trìnhtiếp quản, xây dựng và phát triển quyhoạch thành phố, các ngành kinh tế trọngđiểm cùng ảnh các đồng chí lãnh đạoĐảng, chính quyền Thành phố qua các

thời kỳ và gần 50 ảnh Hải Phòng xưa vànay. Những tư liệu, hình ảnh này gópphần giáo dục truyền thống cách mạng,lòng yêu nước, tiếp tục phát huy truyềnthống năng động, sáng tạo, xây dựngthành phố cảng xanh văn minh, hiện đại,bền vững.

Đức KiêN

14 số 1126 l 14.5.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Hàng năm cứ vào dịp Lễ hội ĐềnHùng là phong trào thể dục-thể thaoquần chúng ở tỉnh Phú Thọ lại pháttriển mạnh mẽ. Nhiều môn thể thaotruyền thống được tổ chức thu hútđông đảo người dân tham gia tạokhông khí vui tươi trong ngày lễ hội,từ đó phát hiện các hạt nhân thể thaotiêu biểu của tỉnh và lưu giữ bản sắcvăn hóa thể thao của dân tộc.

Theo Ban Tổ chức, Giỗ Tổ HùngVương - Lễ hội Đền Hùng năm 2015sẽ có rất đông các vận động viên đếntừ 13 huyện, thị xã, thành phố và cácngành, đơn vị như Công ty cổ phầnSupe phốt phát và hóa chất LâmThao, Tổng công ty Giấy Việt Nam,Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh,Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh,Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sựtỉnh... tham gia thi đấu 4 môn thểthao, gồm bóng chuyền nam; bắn nỏnam, nữ; vật dân tộc nam và cờtướng nam.

Ông Trần Văn Định-Trưởngphòng Nghiệp vụ thể thao, Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọcho biết: Để chuẩn bị tốt cho giải đấusắp tới, những ngày này ở khắp cácđịa phương trong tỉnh không khíluyện tập của các đội tuyển trở nênrất sôi nổi. Đây không chỉ là giải thểthao phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương -Lễ hội Đền Hùng mà là dịp để đánhgiá chất lượng phong trào thể thaoquần chúng ở cơ sở, chất lượng vậnđộng viên các huyện, thành phố, thịxã, qua đó lựa chọn các vận độngviên tiêu biểu để tham gia đội tuyểncủa tỉnh thi đấu các giải toàn quốc.Đến thời điểm này, có 259 vận độngviên đăng ký tham gia thi đấu, tăng77 vận động viên so với năm 2014;trong đó, có những đội tuyển nhiềunăm liên tục tham gia giải, đạt đượcthứ hạng cao và giữ phong độ tươngđối ổn định. Tiêu biểu, đối với môn

bóng chuyền là: thành phố Việt Trì,thị xã Phú Thọ; bắn nỏ: huyện ĐoanHùng, Yên Lập, Thanh Sơn; vật:huyện Phù Ninh, Lâm Thao, thànhphố Việt Trì; cờ tướng: huyện ThanhBa, thành phố Việt Trì...

Ông Hà Xuân Phong, xã Tân Phú,huyện Tân Sơn được coi là “xạ thủ”của môn bắn nỏ cho biết, để đạtthành tích cao trong đợt thi đấu trongdịp Lễ hội Đền Hùng, ông đã tự chếtạo ra một chiếc nỏ đặc biệt khiếnlực đẩy của mũi tên “xé gió”, lao đivun vút trúng đích. Kỹ thuật chế tácnỏ của ông Phong đã được nhiềungười trong và ngoài tỉnh như LàoCai, Yên Bái, Hà Giang, TuyênQuang, Hòa Bình biết đến. Khôngchỉ có vậy, tại các tỉnh miền Trungnơi ông đi thi bắn nỏ đã có nhiều“địa chỉ” muốn được sở hữu cây nỏTân Sơn từ bàn tay chế tác của "nghệnhân" Hà Xuân Phong.

Ông Phong cho biết thêm, hàngnăm vào các ngày lễ tết, hay ngàyhội, dân bản vẫn thường tổ chứcnhiều trò chơi dân gian như tungcòn, kéo co, đẩy gậy nhưng môn bắnnỏ vẫn được dân bản yêu thích nhấtvì đây là môn thể thao tượng trưngcho truyền thống thượng võ của cácdân tộc. Hiện ông còn là “huấn luyệnviên” đào tạo ra nhiều tay nỏ tại địaphương; trong đó, có cả vợ, con. Cácthành viên trong gia đình ông đều lànhững tay nỏ thiện xạ, từng tham giathi đấu và giành giải cao ở nhiềucuộc thi.

Theo ông Nguyễn Ngọc Ân,Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch Phú Thọ: để duy trì và pháttriển các môn thể thao, trò chơi dângian ở các vùng đồng bào dân tộcthiểu số, những năm qua, Sở đã chỉđạo các địa phương hàng năm vàocác dịp lễ hội đầu xuân, các hội thi,hội thao của địa phương đưa môn thể

thao dân tộc như đẩy gậy, bắn nỏ,múa võ cổ truyền, cờ tướng, cờngười, ném còn... vào thi đấu để giữgìn và bảo tồn các môn thể thao củadân tộc, đáp ứng nhu cầu vui chơigiải trí, nâng cao sức khỏe cho nhândân. Đồng thời, Sở tham mưu chotỉnh ban hành Nghị quyết về chínhsách hỗ trợ xây dựng nhà văn hóathôn, khối phố và sân tập thể dục thểthao cho các xã, phường, thị trấn trênđịa bàn Tỉnh.

Phú Thọ đã xác định mục tiêuxây dựng và phát triển mạng lưới cácthiết chế văn hóa - thể thao cơ sở xã,phường, thị trấn, thôn, khối phốnhằm đáp ứng các nhu cầu hưởngthụ và tham gia các hoạt động vănhóa - thể thao chính đáng, lành mạnhvà phong phú của nhân dân, gópphần thực hiện tốt việc bảo tồn, pháthuy di sản văn hóa - thể thao dân tộc;nâng cao đời sống văn hóa tinh thần,thể chất của nhân dân các dân tộctrên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnhcũng đã ban hành nhiều chính sáchnhằm nâng cao đời sống văn hóa tinhthần cho đồng bào dân tộc thiểu số,trong đó có chính sách về thể dục thểthao.

Tính đến nay, 13/13 huyện, thànhphố, thị xã trong tỉnh đã có nghịquyết chuyên đề về xây dựng thiếtchế văn hóa, thể thao; 90% địaphương đã quy hoạch quỹ đất xâydựng các thiết chế thể thao,2.464/2.874 nhà văn hóa ở khu dâncư được xây dựng, 221/277 xã,phường, thị trấn đã xây dựng nhà vănhóa hoặc hội trường kiêm nhà văn hóa.Nhờ có các thiết chế văn hóa, hiện có23,5% dân số tham gia luyện tập thểdục thể thao thường xuyên, tỷ lệ giađình thể thao đạt 17,8%. Số CLB thểdục thể thao, tụ điểm hoạt động thểdục thể thao ở cơ sở đã tăng nhanh

(Xem tiếp trang 17)

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa thể thao dân tộc

15số 1126 l 14.5.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Trên địa bàn Hà Nội có gần 200câu lạc bộ phòng, chống bạo lực giađình, hoạt động tương đối hiệu quả.Hiện Sở VHTTDL Hà Nội đangphối hợp cùng các địa phương nhânrộng mô hình này, góp phần làmgiảm bạo lực gia đình, xây dựng đờisống văn hóa tinh thần lành mạnh.

Hệ thống câu lạc bộ này duy trìsinh hoạt đều đặn với các buổi sinhhoạt chuyên đề, phổ biến nhữngkiến thức cần thiết về đối nhân xửthế trong quan hệ gia đình, quan hệcộng đồng, sinh hoạt tín ngưỡng,chăm sóc giáo dục con cái. Đặcbiệt, câu lạc bộ cũng phổ biến chohội viên các biện pháp phòng chốngbạo lực gia đình, các tệ nạn xã hội,giúp nhau phát triển kinh tế, xâydựng khối đoàn kết trong các thônlàng, khối phố. Hội viên tham gia

câu lạc bộ không chỉ có phụ nữ màcòn thu hút được nhiều nam giớicùng tham gia. Điều đó có ý nghĩatích cực trong việc giảm thiểu tìnhtrạng bạo lực gia đình, giúp namgiới hiểu hơn những tác động xấuvề bạo lực gia đình, biết chia sẻ vớiphụ nữ để cùng xây dựng một giađình hạnh phúc.

Việc nhân rộng các mô hình câulạc bộ phòng chống bạo lực gia đìnhđược quận, huyện, thị xã quan tâmtriển khai bằng việc bố trí kinh phíhỗ trợ, tổ chức các hội nghị tọađàm, tư vấn kinh nghiệm làm kinhtế, nuôi con khỏe, dạy con ngoan,chăm sóc sức khỏe… cho các câulạc bộ. Một số địa phương đi đầutrong phong trào này là huyện SócSơn, quận Hà Đông, huyện GiaLâm, huyện Thạch Thất…

Sở VHTTDL Hà Nội cũng biênsoạn 12.000 tờ rơi về phòng, chốngbạo lực gia đình tuyên truyền chonhân dân kiến thức phòng ngừahành vi bạo lực gia đình, làm gì khisống trong bạo lực gia đình, quyềnvà nghĩa vụ của nạn nhân bạo lựcgia đình, nghĩa vụ của người cóhành vi bạo lực gia đình, những vănbản quy định xử phạt hành chínhtrong lĩnh vực gia đình… Sở cũngphối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữTP Hà Nội, Thành Đoàn Hà Nội,các cơ quan, ban, ngành thành phốtuyên truyền các văn bản về phòng,chống bạo lực gia đình, về tác hạicủa bạo lực gia đình, kịp thời biểudương các gia đình văn hóa tiêubiểu nhằm giảm thiểu tình trạng bạolực xảy ra trên địa bàn thành phố.

L.KHáNH

Ngày 08/5, tại Sóc Trăng, Ủy banDân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnhSóc Trăng tổ chức tọa đàm thực hiệnmô hình thí điểm về bình đẳng giới tạikhu vực Tây Nam Bộ.

Chương trình quốc gia về bìnhđẳng giới được Thủ tướng Chính phủphê duyệt thực hiện giai đoạn 2011-2015; đến nay đã triển khai thí điểmở 30 xã có đông đồng bào dân tộcthiểu số của 6 tỉnh: Trà Vinh, BạcLiêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Trevà Sóc Trăng. Các đại biểu đã nghebáo cáo tham luận kết quả 2 năm thựcmô hình thí điểm về bình đẳng giớicủa các địa phương. Những vướngmắc, khó khăn cũng như kết quả thựchiện đã được nêu ra. Tại hội thảo, cácđại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến xoayquanh vấn đề: Cần có mô hình đểgiảm thiểu tác hại về bạo lực gia đình;đưa Luật Bình đẳng giới vào hệ thốnggiáo dục để con em đồng bào dân tộc

thiểu số nhận thức sớm về bình đẳnggiới, đấu tranh xóa bỏ tình trạng bạolực với phụ nữ; nhân rộng và thựchiện công tác tuyên truyền mạnh mẽhơn nữa về bình đẳng giới đến các địaphương khác…

Sóc Trăng là địa phương có đồngbào Khmer sinh sống đông nhất cảnước với trên 400.000 người, chiếm tỷlệ gần 31% dân số cả tỉnh. Những nămqua, tỉnh đã tập trung các nguồn lựcđầu tư phát triển vùng đồng bào dântộc Khmer, tạo điều kiện cho đồng bàophát triển sản xuất, đời sống vật chất,tinh thần của bà con được nâng lênđáng kể. Các mô hình thí điểm bìnhđẳng giới như dịch vụ tư vấn, hỗ trợbình đẳng giới tại xã Tham Đôn,huyện Mỹ Xuyên, tăng cường sáchbáo miễn phí cung cấp cho người cóuy tín trong cộng đồng và 92 điểmchùa Khmer trong Tỉnh… đã gópphần nâng cao nhận thức của bà con

về bình đẳng giới; qua đó đã tăngcường sự tham gia của phụ nữ trênmột số lĩnh vực, vị trí lãnh đạo, giảmkhoảng cách về giới trong lĩnh vựckinh tế, lao động, việc làm; nâng caochất lượng nguồn nhân lực nữ, từngbước đảm bảo sự tham gia trên lĩnhvực giáo dục đào tạo, bình đẳng trongcách tiếp cận và thụ hưởng các dịchvụ chăm sóc sức khỏe. Trong đời sốnggia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực giađình… Các mô hình thí điểm bìnhđẳng giới đã tạo bước chuyển biếnmạnh mẽ về nhận thức, thúc đẩy toànxã hội thay đổi hành vi thực hiện bìnhđẳng giới, từng bước thu hẹp khoảngcách giới và nâng vị thế của phụ nữ ởnhững lĩnh vực còn bất bình đẳnghoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao,từ đó góp phần thực hiện thành côngcác mục tiêu chiến lược quốc gia vềbình đẳng giới trong những năm tới.

MiNH HạNH

Thí điểm mô hình thí điểm về bình đẳng giới khu vực Tây Nam Bộ

Hà Nội: Nhân rộng mô hình CLB phòng, chống bạo lực gia đình

16 số 1126 l 14.5.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Có dịp về xã Đạo Trù, huyện TamĐảo, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có hơn 90%dân số là người Sán Dìu, một trongnhững cái nôi làn điệu Soọng Cô củatỉnh Vĩnh Phúc, du khách sẽ đượcnghe những nghệ nhân của bản làngnơi đây say sưa kể về nguồn gốc củađiệu hát Soọng Cô, được nghe nhữngcâu hát với ca từ mộc mạc, trữ tìnhsâu sắc làm say lòng người.

Với người Sán Dìu ở xã Đạo Trù,làn điệu hát Soọng Cô đã hòa quyệnvào từng nếp sống sinh hoạt cộngđồng, trở thành món ăn tinh thầnkhông thể thiếu trong cuộc sốngthường ngày của họ. Con đường vàothôn Phân Lân Thượng buổi sáng nhưấm lên bởi những tiếng hát Soọng Côtrầm bổng của các đôi nam nữ.

Mới đặt chân đến con dốc trướcNhà văn hóa thôn, chúng tôi đã nghethấy những câu hát đối đáp, giaoduyên ngọt ngào nhưng lại rất yêuđời, vui tươi, dí dỏm của các nghệnhân. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhàvăn hóa của thôn, bà Lương XuânNguyệt - Thôn Phân Lân Thượng, xãĐạo Trù cho biết: Hát Soọng Cô lànhững khúc hát, điệu múa mượt mà,đằm thắm, ngọt ngào thuộc thể loạidân ca nghi lễ, phong tục từ lâu đờicủa dân tộc Sán Dìu ở huyện TamĐảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong tiếng Sán Dìu, Soọng cónghĩa là hát, cn Cô nghĩa là ca. SoọngCô là một thể loại hát ví đối đáp gắnliền với sinh hoạt văn hóa dân giancủa người Sán Dìu. Lời ca và giaiđiệu của Soọng Cô nhẹ nhàng, diễnđạt tâm tư tình cảm của người hát,làm mê đắm lòng người. Đây là mộtloại hình xướng ca đặc sắc có lànđiệu dìu dặt, réo rắt được hát lên từnhững câu thơ ca dân gian về tìnhyêu đôi lứa, thiên nhiên, ca ngợi tìnhnghĩa thủy chung vợ chồng, ca ngợi

công lao của ông bà, cha mẹ, răn dạycon người sống có đức, có nhân, cóhiếu… được lưu truyền qua nhiều thếhệ của người Sán Dìu theo lối truyềnmiệng. Soọng Cô được hát theo sáchcó bài bản sẵn. Người đi hát phảithuộc sách hát, họ dẫn câu hát trongsách ra để hát đố, người đáp cũngtrích ra những câu hợp cảnh hợp tìnhđể hát đáp trả. Vào mỗi dịp Tết đếnxuân về, lễ hội hay các đám cưới hỏi,người Sán Dìu ở Đạo Trù lại rủ nhauđi hát Soọng Cô. Qua mỗi làng họdừng lại hát một đêm, đến hôm sau lạirủ thanh niên ở đó nhập vào đám hátvà tới làng khác. Có khi đám hát cótới vài chục người và kéo dài cả chụcngày rất sôi nổi. Hát Soọng Cô củangười Sán Dìu không phụ thuộc vàokhông gian và thời gian. Những câuhát Soọng Cô được ngân vang ngaytừ các buổi sáng, sau những giờ laođộng mệt nhọc, trên nương rẫy, quanhbếp lửa và sau những bữa cơm chiều.Họ lấy lời ca để chào hỏi nhau, để thổlộ tình yêu, để mừng đám cưới, mừngsinh nhật, mừng năm mới…

Ông Lam Xuân Tiến, Phó Chủtịch UBND xã Đạo Trù chia sẻ: Hiệnnay xã Đạo Trù có 13 CLB với trên600 thành viên, mỗi thôn một câu lạcbộ hát Soọng Cô. Các CLB trong xãthường xuyên tổ chức các buổi sinhhoạt giữa các thành viên, trung bìnhmỗi tháng có một đợt sinh hoạt, đồngthời tổ chức giao lưu với một số câulạc bộ khác trong và ngoài tỉnh.

Để bảo tồn và gìn giữ làn điệuSoọng Cô, các nghệ nhân có tuổitrong câu lạc bộ thường xuyên dạyhát cho lứa tuổi thanh thiếu niên tạicác thôn, tổ chức các cuộc giao lưuhát Soọng cô dành cho thanh thiếunhi giúp thế hệ trẻ của người dân tộcSán Dìu hiểu được ngôn ngữ, thuộcđược lời hát, ý nghĩa sâu sắc của

những giai điệu dân gian này. Cáchoạt động này không những tạo rasân chơi bổ ích cho người dân mọilứa tuổi mà còn là nơi lưu giữ truyềnthống văn hóa đặc sắc của dân tộc.Các thành viên tham gia sinh hoạtkhông phân biệt tuổi tác, có nhữngthành viên ở cái tuổi “xưa nay hiếm”nhưng vẫn hát say sưa và tâm huyết,có cả những thành viên nhỏ tuổitrước là đi theo ông bà để học hát saulà thành viên chính thức của câu lạcbộ để tham gia biểu diễn trong nhiềudịp giao lưu. Bên cạnh đó, các thànhviên trong CLB đến tìm những cụ giàtrong làng để ghi chép lại những lànđiệu Soọng cô cổ và những nét vănhóa truyền thống trong trang phụccủa người dân tộc Sán Dìu để tìmcách khôi phục lại.

Từ khi các CLB hát Soọng Cô ởĐạo Trù được thành lập, từng chi tiếtcủa bộ trang phục truyền thống từchiếc vòng cổ, vòng tay, khăn đỏ,khăn trắng đến cái đựng trầu, dao bổcau, quả đào đựng thuốc lào… dầnđược phục dựng và hoàn thiện. Vàomỗi dịp lễ hay các buổi hát giao lưungười Sán Dìu lại xúng xính mặc bộtrang phục truyền thống này để biểudiễn. Đây cũng là một cách để gìngiữ và phát huy những phong tụctruyền thống của người Sán Dìu.

Ông Lê Đại Năm, Chủ nhiệmCLB hát Soọng Cô xã Đạo Trù chobiết: Thành viên tham gia chủ yếu làdo niềm đam mê và mong mỏi gìngiữ làn điệu truyền thống. Từ khithành lập đến nay, mọi chi phí hoạtđộng của CLB đều do các thành viênđóng góp. Từ việc mua trang phục,dụng cụ diễn đến việc đóng tiền thuêxe mỗi lần đi giao lưu ở các địaphương khác. Mỗi lần có chươngtrình các thành viên đều hăng háiluyện tập, thu xếp công việc để tham

Điệu Soọng Cô dưới chân núi Tam Đảo

17số 1126 l 14.5.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

gia. Đến nay, câu lạc bộ đã đi giaolưu ở rất nhiều địa phương trong tỉnhvà cả tỉnh bạn như Bắc Giang, TháiNguyên… Mục đích chủ yếu là đểhọc hỏi, tìm hiểu xem những làn điệu

Soọng cô của người Sán Dìu ở nơikhác có điểm gì khác biệt so với vùngdân tộc mình và cũng là để sưu tầmthêm các làn điệu Soọng cô cổ. Vớinhững nỗ lực của các nghệ nhân nơi

đây, hi vọng hát Soọng Cô sẽ ngàycàng phát triển để gìn giữ những giátrị văn hóa tốt đẹp để truyền lại chocác thế hệ mai sau.

t.t.N

Lần đầu tiên gốm cổ hai miềnNam - Bắc hội ngộ trong trưng bàychuyên đề “Gốm Nam Bộ và cổ vậttrong các sưu tập tư nhân tiêu biểu”khai mạc chiều 08/5, Bảo tàng Mỹthuật Việt Nam, số 66 Nguyễn TháiHọc (Hà Nội). Hoạt động do nhà sưutập Nguyễn Thị Thu Hòa cùng 62 nhàsưu tập cổ vật tư nhân tại các tỉnh,thành phố tổ chức nhân kỷ niệm 40năm Ngày Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước (1975-2015) vàkỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịchHồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2015).

Tại cuộc trưng bày, gần 300 tàiliệu, cổ vật của 62 nhà sưu tập tư nhânđược giới thiệu đến công chúng.Đáng chú ý trong đó có nhiều hiện vậtgốm Nam Bộ đặc sắc của 36 nhà sưutập khu vực phía Nam. Chuyên đềđược chia thành 2 phần: Trưng bàygốm Nam Bộ và trưng bày cổ vật ViệtNam trong các sưu tập tư nhân tiêubiểu tại Hà Nội cùng một số tỉnh,thành phố như Hải Phòng, Nam Định,Thanh Hóa, Hải Dương, Bắc Ninh…

Phần thứ nhất giới thiệu gần 200 tàiliệu, sưu tập hiện vật đặc sắc của nhàsưu tập gốm Nam Bộ Nguyễn Thị Thu

Hòa tại Hà Nội, các nhà sưu tập tại TPHồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.Đây là những hiện vật có niên đại từcuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20với các bộ sưu tập hiện vật gốm đặcsắc, chọn lọc của các lò gốm cổ NamBộ như: Gốm Cây Mai, gốm BiênHòa, gốm Thành Lễ, gốm Lái Thiêu.

Phần thứ hai giới thiệu gần 100tài liệu, cổ vật, di vật Việt Nam củacác nhà sưu tập tư nhân có niên đạitrải dài từ Văn hóa Đông Sơn(khoảng 2000 - 2500 năm trước) quacác triều đại Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc,Lê Trung Hưng, Nguyễn. Nhiều hiệnvật thu hút sự quan tâm của côngchúng ngay trong ngày khai mạcgồm: Cặp đài xông trầm hình Nghê(gốm men thời Mạc-Lê Trung Hưng,thế kỷ 17); cặp chân đèn hình Nghê(gốm men trắng và xanh rêu thời LêTrung Hưng, thế kỷ 17); ấm hìnhNghê (gốm men lam thời Mạc, thế kỷ16); chân đèn gốm men lam xám,được chế tác năm Hưng Trị thứ 2 đờivua Mạc Mậu Hợp (1589)…

Trưng bày nhằm tạo điều kiện chonhân dân, du khách quốc tế hiểu thêmmột phần tinh hoa di sản văn hóa Việt

đang được lưu giữ trong các sưu tập tưnhân tại Việt Nam; đồng thời góp phầnbảo tồn, phát huy giá trị các di sản vănhóa dân tộc. Qua hàng ngàn năm lịchsử dựng nước và giữ nước, dân tộc ViệtNam đạt được nhiều thành tựu văn hóarực rỡ. Trong đó, người Việt cổ đã sángtạo, để lại nhiều di sản văn hóa vật thểvà phi vật thể có giá trị, được thế giớicông nhận. Trong kho tàng di sản vănhóa đặc sắc đó, cổ vật, di vật văn hóavật thể hiện hữu là một bộ phận quantrọng, đang được lưu giữ tại các sưutập, bảo tàng ở trong, ngoài nước cũngnhư trong lòng đất Việt Nam. Thú chơicổ vật, sưu tầm đồ cổ có giá trị từ lâuđã được không ít người Việt Nam yêuthích. Các nhà sưu tập cổ vật tư nhânlàm nhiều nghề khác nhau nhưng đềucó chung sở thích và tình yêu đối vớidi sản văn hóa Việt Nam. Họ đều mongmuốn giữ gìn, phát huy bản sắc vănhóa Việt Nam qua việc sưu tầm, lưugiữ và trưng bày triển lãm, phát huy giátrị tinh hoa của các cổ vật, góp phần xãhội hóa công tác bảo tồn, bảo tàng củaViệt Nam.

Hồ tHANH

Gốm cổ Nam - Bắc lần đầu hội ngộ

cả về lượng và chất; 90% số cơquan, đơn vị doanh nghiệp; 85% sốxã, phường, thị trấn có phong tràotập luyện thể dục thể thao thườngxuyên với các môn: bóng đá, bóngchuyền, bóng bàn, cầu lông. Hàngnăm các địa phương, đơn vị trongtỉnh tổ chức gần 2.000 giải thể thao

với các môn chủ yếu như bóngchuyền, bóng bàn, cầu lông, bóng đámi ni…

Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịchUBND tỉnh Phú Thọ cho biết, cácgiải thi đấu thể thao được tổ chức tạiLễ hội Đền Hùng hàng năm đã đemlại hiệu quả thiết thực góp phần thúc

đẩy phong trào “Toàn dân rèn luyệnthân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”trong toàn tỉnh ngày càng phát triển,qua đó cũng tạo không khí vui tươi,phấn khởi trong nhân dân, tạo tinhthần đoàn kết gắn bó giữa các dântộc của tỉnh.

Hồ tHANH

Bảo tồn và phát huy bản sắc... (Tiếp theo trang 14)

18 số 1126 l 14.5.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Già làng Hồ Ngọc Hoàng, xã TràThủy, huyện miền núi Trà Bồng (QuảngNgãi) tuy đã bước qua tuổi 98, cái tuổixưa nay hiếm nhưng vẫn còn khá minhmẫn và chơi thành thục đàn B’ró - mộtloại nhạc cụ truyền thống gắn liền vớiđời sống tinh thần, sinh hoạt, sản xuấtcủa người Cor miền Tây Quảng Ngãi.Ông được bà con quý trọng, ví nhưngười “giữ lửa” của bản làng khi làngười cuối cùng trong lớp thế hệ lớntuổi nhất còn lưu giữ cho mình nhữngđiệu đàn ăn sâu vào máu thịt.

Khi chúng tôi đặt chân tới nhà giàHoàng cũng là lúc mặt trời lên đỉnhđiểm. Cái nắng oi bức không làm chùnbước chân khám phá của những kẻthích ngược nguồn lên non tìm cảmhứng mới. Gặp chúng tôi, già Hoàngtạm gác lại công việc đan gùi và bắtđầu thả hồn vào câu chuyện chơi đànkhi có người ngỏ ý hỏi. “Chế tác đànB’ró dễ lắm, lên núi tìm quả bầu, rasuối tìm lồ ô, thăm rẫy chặt khúc gỗ,xuống chợ mua dây kẽm là làm được”- già Hoàng nói.

Tận mắt quan sát thì lời già nói làthật, cây đàn rất đơn giản nhưng để làmcho nó đẹp, âm thanh trong trẻo, haythì phải rất kỳ công. Quả bầu cưa phầnđầu, phần đáy; phần đầu gắn vào thâncây lồ ô thông qua một lỗ khoan, haidây kẽm kéo căng gắn vào thân lồ ôbằng những khúc gỗ ở điểm đầu điểmcuối của khúc lồ ô đó; ở giữa đoạn lồ ôlại có hai thanh gỗ nhỏ được đẽo đườnglượn sóng lên xuống gọi là nốt. ĐànB’ró thường có 3, 6 hoặc 9 nốt như thế.

Cứ mỗi sáng tinh mơ, người đànông trong nhà dậy đem đàn B’ró ra gẩythay cho con gà báo thức. Vợ con ngheđược tiếng đàn thì dậy nấu cơm, rathăm đồng, lên rẫy ngày mới… vì thếđàn B’ró là vật bất ly thân đối với đồngbào Cor. Đàn B’ró nhiều điệu lắm, điệuchiêng, xà ru,… Mỗi điệu mỗi khácnên phải am hiểu kỹ thì đánh mới hay,già Hoàng chia sẻ.

Như để chúng tôi tin vào điều đó,quệt vội miếng trầu trong miệng, giàHoàng vớ cây đàn treo trên tường nhàgẩy liên hồi không ngớt. Vừa gẩy đàn

già vừa lắc lư theo điệu nhạc, thả hổnvào khoảng không, thỉnh thoảng lại đưamắt nhìn trời, nhìn núi như thể mời gọigiàng, thần linh về dự cùng già. Đ ànB’ró đã trở nên thông dụng và quenthuộc với đồng bào nơi đây, nó còn đượcbiểu diễn trong các lễ hội ăn trâu, mừnglúa mới, báo hiệu thời vụ làm ăn…

Không để thất truyền “vốn liếng”dân tộc mình, rảnh là già Hồ NgọcHoàng gọi cháu con tề tựu đông đủ bênchiếu đất để cùng nhau nghe và cảmnhận cái thú từ loại nhạc cụ này.

Ông Hồ Ngọc An, cán bộ Văn hóathông tin xã Trà Thủy, huyện TràBồng cho hay: Chính những ngườinhư già Hoàng đã góp phần lớn vàoviệc bảo tồn, phát huy giá trị tinh hoanhạc cụ dân tộc của cộng đồng ngườiCor miền Tây Quảng Ngãi. Nhờ cụdạy cho cách đánh mà những lúc đicông tác tại Hà Nội, Phú Yên… tôi códịp giới thiệu đến bè bạn nét đặc trưngcủa quê hương, bản làng mình, trongđó có đàn B’ró.

t.LâM

Già làng trọn đời "giữ lửa" tiếng đàn B’ró

Những năm gần đây, lượng kháchdu lịch đến với Vĩnh Phúc ngày càngđông, doanh thu mỗi năm đều tăng,người dân ở các vùng, các điểm du lịchcó nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm vàthu nhập ổn định. Đặc biệt nhiều côngty lữ hành ra đời đã chủ động cácchương trình, tour phục vụ du khách rấtphong phú, đa dạng mà điểm đến chínhlà: Tam Đảo, Đại Lải và Tây Thiên...

Từ đầu năm 2015 đến nay, VĩnhPhúc đón hơn 1.000.000 lượt du khách.Riêng quý I năm 2015, du khách đếnVĩnh Phúc đạt gần 900.000 lượt người,tăng gấp gần 1,5 lần so với cùng kỳnăm 2012; trong đó, khách quốc tế đạthơn 5.000 lượt, khách trong nước đạthơn 885.500 lượt và doanh thu du lịch

trong quý I đạt 290,5 tỷ đồng. Kháchdu lịch đến Vĩnh Phúc chủ yếu tậptrung đi tham quan, chiêm bái tại cácđiểm di tích lịch sử văn hoá, lễ hội trênđịa bàn tỉnh. Thu hút nhiều nhất vẫn làcác khu di tích, danh thắng Tây Thiêntại huyện Tam Đảo, Lễ hội chọi trâuHải Lựu, thăm và ăn nghỉ tại khu vựchồ Đại Lải tại thị xã Phúc Yên. Riêngtại khu danh thắng Tây Thiên, vàonhững ngày cuối tuần, khu danh thắngnày đón trên dưới 10.000 khách thamquan mỗi ngày.

Những năm gần đây, tỉnh VĩnhPhúc đã tạo điều kiện cho các doanhnghiệp đầu tư cơ sở vật chất vào cáckhu du lịch để tạo cảnh quan sạch đẹp,tăng sự hấp dẫn với du khách. Tỉnh

cũng dành hàng trăm tỷ đồng đầu tư cơsở vật chất cho các khu du lịch, đồngthời tăng cường lực lượng bảo đảm anninh trật tự, an toàn giao thông, dẹp bỏcác tệ nạn và cấm buôn bán kinh doanhtheo kiểu "chặt chém" du khách tại cácđiểm tập trung đông người. Các đơn vịkinh doanh du lịch trên địa bàn đượchướng dẫn chuẩn bị tốt các điều kiệnvề cơ sở vật chất, nhân lực, dịch vụ,đảm bảo vệ sinh… để đón tiếp và phụcvụ khách. Các đơn vị kinh doanh lữhành có sự chuẩn bị tốt nội dungchương trình, xúc tiến quảng bá tourthu hút khách đến Vĩnh Phúc, đặc biệtlà dịp diễn ra một số lễ hội tiêu biểu củaTỉnh.

MạNH HuâN

Vĩnh Phúc thu hút du khách tới các điểm du lịch

19số 1126 l 14.5.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Đồng bào Thái ở Nghĩa Lộ-YênBái được thiên nhiên ưu đãi với cánhđồng Mường Lò phì nhiêu, rộng thứnhì cả vùng Tây Bắc. Thêm vào đó làhệ thống các suối như Nậm Thia, NậmTộc… nơi sinh sản và phát triển củacác loài cá đặc sản như cá Sỉnh, cáKhuy, cá chép suối. Chưa kể, NghĩaLộ - Mường Lò còn được bao bọc bởinúi rừng, đồi nương, là trung tâm củacác huyện thị phía Tây của tỉnh YênBái nên các sản vật của núi rừng như:măng sặt, chè Suối Giàng, rau rừng,rêu đá, táo mèo…

Bà Lường Thị Hồng Chung ở bảnChao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi tự hào chiasẻ: "Nói đến nền văn hóa dân tộc Tháiphải kể đến những nét đẹp trong vănhóa ẩm thực rất riêng của đồng bàodân tộc Thái vùng Mường Lò. Từ cácloại thực phẩm phong phú nhưng rấtdân dã ấy, đồng bào Thái đã chế biếnthành những món ăn đặc trưng củadân tộc mình. Đồng bào dân tộc Tháinơi đây rất tự hào về các món ăn củamình và mong muốn có nhiều dukhách đến đây để thưởng thức cácmón ăn được chế biết cầu kỳ và rấtngon và bổ này".

Trong những món ăn được chếbiến từ hạt gạo Mường Lò, món xôingũ sắc là nổi tiếng nhất. Nó không chỉthơm ngon từ vị giác với sự béo ngậycủa hạt gạo, thơm của lá nếp mà cònthỏa mãn thị giác với những màu sắcđẹp lung linh mà nguồn gốc hoàn toàntừ thiên nhiên, mang đặc trưng riêngcủa phong vị miền Tây Bắc. Bên cạnhđó, là món cơm lam, đây không chỉ làmón ăn cổ truyền mà còn là món ănlinh thiêng gắn với văn hóa tộc ngườiThái bởi theo tín ngưỡng dân gian, nógắn với mỗi vòng đời của con người.Hương thơm, vị bùi của cơm dẻo, vịcay của gừng, vị ngọt của ống nứa, vịthanh thanh của lá chuối, mùi của khóibếp lửa… khiến món ăn này trở nên

quyến rũ lòng người, ai đã thưởng thứcmột lần chắc khó có thể quên.

Nói đến ẩm thực người Thái màkhông nhắc tới các món nướng quả làthiếu sót lớn. Các món nướng đượcchế biến một cách cẩn thận, cầu kỳ, sửdụng những loại nguyên liệu riêng,các loại gia vị độc đáo. Ví dụ như mónPa Pỉnh Tộp (cá nướng), cá sau khiđược tẩm ướp đủ loại gia vị được đemnướng. Khi cá chín vàng rộm, thơmlừng, mang đầy đủ từng vị ngọt béocủa cá, vị cay của ớt, vị thơm của sả,riềng và các loại rau thơm thì đạtchuẩn. Còn món thịt trâu khô đượcchế biến từ thịt bắp của trâu. Sau khixẻ dọc thớ thịt từng miếng bằng bađầu ngón tay, tiến hành tẩm ướp cácloại gia vị tổng hợp như sả, ớt, tỏi,tiêu, hạt xẻn… Khi nướng đủ độ chín,xé ra thành từng sợi nhỏ phải đảm bảomàu đỏ đậm đặc trưng và mang mùikhói ngai ngái của núi rừng… tạo nênsức hấp dẫn cho món đặc sản vùngcao miền Tây Bắc.

Là một trong những người chếbiến món thịt trâu sấy nổi tiếng củavùng Mường Lò, bà Hoàng ThịPhượng ở bản Đêu 3, xã Nghĩa An chobiết: "Muốn làm được thịt trâu sấyngon, trước hết phải chọn được thịttrâu tươi, ngon. Các loại gia vị cũngphải được chuẩn bị đầy đủ như: ớt,tiêu, muối…và đặc biệt là không thểthiếu hạt xẻn. Sau khi xẻ các miếngthịt dọc theo thớ tiến hành tẩm ướp, ítnhất là 3 tiếng rồi đem phơi dưới nắngnhẹ để miếng thịt hơi khô bề mặt. Sauđó, đem treo thịt trong bếp củi có lửathường xuyên và tiến hành hun từ từthì miếng thịt sấy sẽ thơm ngon hơn".

Hộ gia đình bà Hoàng Thị Loan ởbản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi nổi tiếng cảvùng vì thành công trong việc làm dulịch cộng đồng. Không chỉ chú trọngviệc đầu tư xây dựng cơ sở vật chấtnhư nhà sàn, công trình phụ trợ, cảnh

quan, vệ sinh môi trường... gia đình bàcòn đặc biệt quan tâm đến việc họchỏi cách chế biến các món ăn đặctrưng của dân tộc Thái Mường Lò. Từđó, tất cả các thành viên trong gia đìnhbà đều có những hiểu biết về văn hóaẩm thực dân tộc Thái và khi có kháchdu lịch đến lưu trú tại gia đình, ai cũngchế biến được những món ngon nàyđể phục vụ du khách.

Nhằm tiếp tục gìn giữ và lưutruyền văn hóa ẩm thực đặc sắc củangười Thái, thị xã Nghĩa Lộ đã vàđang tổ chức nhiều lớp dạy chế biếnmón ăn dân tộc cho hàng trăm ngườidân, trong đó chú trọng đến tầng lớpthanh niên. Bà Hoàng Thị Vân, trưởngPhòng Văn hóa thông tin thị xã NghĩaLộ khẳng định: "Chúng tôi tiếp tụctuyên truyền đến người dân trên địabàn, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái,tiếp tục gìn giữ và lưu truyền nghệthuật chế biến các món ăn đặc trưngcủa dân tộc mình trong các bữa ănhàng ngày. Đồng thời, đẩy mạnh việcgìn giữ nét văn hóa ẩm thực gắn vớidu lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồngđể tạo ra nét riêng, đặc trung cho vùngvăn hóa Mường Lò".

Có thể nói, các món ẩm thực củađồng bào Thái vùng Mường Lò vôcùng tinh tế, đậm đà hương vị núirừng Tây Bắc. Dù chỉ một lần đượcthưởng thức những hương vị đặctrưng của các món ăn nơi đây, chắchẳn với nhiều du khách đều muốnquay lại nhiều lần nữa để thưởng thứcnhững món ăn rất dân dã nhưng cũngđầy tinh tế này. Bởi vậy, việc gìn giữ,bảo tồn nét văn hóa ẩm thực truyềnthống sẽ ngày càng thu hút khách dulịch trong và ngoài nước đến với thịxã Nghĩa Lộ và góp phần thực hiệnthành công Đề án xây dựng "Thị xãvăn hóa du lịch Nghĩa Lộ" giai đoạn2013 - 2020.

t.t.N

Gìn giữ văn hóa ẩm thực đồng bào Thái ở Nghĩa Lộ

Sự kiện vấn đề

20 số 1122 l 16.4.2015

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình tân

Biên tậptrung kIên, hồng Phượng,

hoàng Quân, thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

Đt: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBt

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông ty tnhh thương mạI

thIên thành

Trước ngày 30/4/1975, ngày giảiphóng hoàn toàn miền Nam, thốngnhất đất nước, trên đảo Phú Quốc, tỉnhKiên Giang, Mỹ - Ngụy xây dựng trạigiam tù binh với tên gọi “Trại giam Tùbinh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc” đểgiam giữ, tra tấn các chiến sĩ cáchmạng không may bị chúng bắt. Tròn 40năm, đại thắng mùa Xuân lịch sử năm1975, Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốcđược công nhận là Di tích quốc gia đặcbiệt. Đây là một trong những biểutượng anh hùng, bất khuất, kiên trungsáng ngời của người chiến sĩ cáchmạng trong đấu tranh đánh thắng kẻthù xâm lược, giải phóng dân tộc, đemlại cuộc sống độc lập, tự do, ấm no,hạnh phúc cho nhân dân.

Dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước,từng đoàn người từ khắp mọi miền Tổquốc đến viếng Trại giam Tù binhCộng sản Việt Nam/Phú Quốc, thànhkính thắp hương tưởng niệm các chiếnsĩ cách mạng đã không tiếc máuxương, dâng hiến trọn cuộc đời mìnhcho dân, cho nước, đang yên nghỉ nơiđây. Từ năm 1941-1944, thực dân Phápđã đưa tù nhân ra đảo Phú Quốc thiếtlập 3 trại tù, giam cầm khoảng 1.000người và sau đó giải thể. Tháng 6/1953,Pháp tái lập Trại giam tù binh CăngCây Dừa (còn gọi là Trại giam CâyDừa) lớn nhất Đông Dương lúc bấygiờ, diện tích khoảng 40 ha, giam giữcác chiến sĩ, cán bộ kháng chiến cả bamiền Bắc, Trung, Nam và lúc đôngnhất lên đến 14.000 tù binh. Cuối năm1955, trên nền Trại giam Cây Dừa -Phú Quốc, Mỹ-Ngụy tiếp tục lập mộttrại tù với tên gọi Trại Huấn chính CâyDừa (còn gọi là Nhà lao Cây Dừa)giam giữ gần 1.000 tù binh, tù chính trịvà đến tháng 3/1957 thì chấm dứt hoạtđộng. Năm 1967, chúng xây dựng lại,

lấy tên là Trại giam Tù binh Cộng sảnViệt Nam/Phú Quốc để giam cầm, đọađày các chiến sĩ cách mạng với quymô, số lượng lớn nhất Việt Nam. Diệntích trại giam khoảng 400 ha, phân ra12 khu, với gần 500 nhà giam. Giaiđoạn 1967-1973, lúc cao điểm tại trạigiam này, địch bắt, giam giữ hơn40.000 chiến sĩ cách mạng, sử dụngmọi thủ đoạn thâm độc và tàn bạo vớihàng chục kiểu tra tấn dã man, tànbạo hòng khuất phục ý chí chiến đấucủa các chiến sĩ cách mạng đến mứcmọi người gọi nơi đây là “Địa ngụctrần gian”.

Trại giam Tù binh Cộng sản ViệtNam/Phú Quốc - Di tích quốc gia đặcbiệt hôm nay nhuộm thắm máu đào củahơn 4.000 chiến sĩ cách mạng ngãxuống và hàng chục ngàn cán bộ, chiếnsĩ cộng sản đã vượt qua cái chết, tiếptục chiến đấu đến ngày chiến thắng30/4/1975. Di tích lịch sử này có giá trịlịch sử to lớn, gắn liền với vận mệnhdân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước,nơi thắp sáng lên chủ nghĩa anh hùngcách mạng với những người chiến sĩcộng sản mưu trí, dũng cảm, kiêntrung, bất khuất, sẵn sàng hy sinh tất cả

cho Đảng, cho Tổ quốc và nhân dân,nơi giáo dục truyền thống cách mạng,lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc chomọi người dân Việt Nam.

40 năm qua, tỉnh Kiên Giang tậptrung tìm kiếm, thu thập tài liệu, hiệnvật liên quan đến Di tích lịch sử Nhà tùPhú Quốc; gìn giữ, tu bổ các di chỉ cònlại, phục dựng hiện trạng dấu tích đãmất; khai quật, tìm kiếm hài cốt các liệtsĩ. Tỉnh tổ chức hội thảo khoa học vềdi tích lịch sử Trại giam Phú quốc vớisự tham gia của nhiều nhà nghiên cứulịch sử, nhà khoa học và các cựu tù PhúQuốc, khẳng định giá trị to lớn của Ditích Nhà tù Phú Quốc trong lịch sử đấutranh cách mạng giải phóng miền Nam.Hiện nay, trong khuôn viên Di tíchquốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc, cáchạng mục nhà trưng bày hiện vật, nghĩatrang tù binh, đài tưởng niệm liệt sĩ đãđược tu bổ, tôn tạo; khu trụ sở tiểuđoàn quân cảnh, khu làm việc của bộchỉ huy trại giam, khu Trại giam B2được phục dựng gần như nguyên gốc.

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù PhúQuốc là điểm đến không thể thiếu củanhiều du khách trong và ngoài nướckhi đến đảo ngọc Phú Quốc.

Hải PHoNg

Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc - Biểu tượng anh hùng của người chiến sĩ cách mạng

Du khách tham quam Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc.