toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1080 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn Hóa, tHể tHao và Du LịcH Số 1080 ngày 19/6/2014 - Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 thể hiện tầm vóc, trí tuệ, bản lĩnh của Đảng trong hội nhập và phát triển (Tr..7) - Nhà báo tác nghiệp tại Trường Sa (Tr.13) - kiểm tra công tác xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp (Tr.5) - làm gì để phát triển du lịch bền vững? (Tr.20) troNg số NàY Ảnh: TTXVN Bộ trưởng hoàng Tuấn anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận Ngày 05/6/2014, tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việc với Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận - Huỳnh Văn Tí về công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2014. Sau khi nghe Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2014 của tỉnh, các kiến nghị, đề xuất, ý kiến phát biểu của các thành viên dự họp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận và đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Thuận, đặc biệt là tầm nhìn và các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trong những năm vừa qua. (Xem tiếp trang 4) Ngày 09/6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. (Xem tiếp trang 2) Xúc tiến du lịch tại một số thị trường trọng điểm Ngày 06/6/2014, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch số 1836/KH- BCĐNNVDL nhằm thống nhất kế hoạch, triển khai một số giải pháp cấp bách về thông tin về môi trường du lịch Việt Nam an toàn, thân thiện, xúc tiến du lịch tại một số thị trường trọng điểm; xây dựng kế hoạch hành động cụ thể trên cơ sở phối hợp tổng lực toàn ngành du lịch, sự phối hợp các Bộ, ngành, địa phương tổ chức chiến dịch quảng bá Việt Nam - Điểm đến An toàn, Thân thiện, Hấp dẫn “Exciting Viet Nam”. (Xem tiếp trang 9) Tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Nghị QUYếT hội Nghị lầN Thứ ChÍN BaN Chấp hàNh TRUNg ươNg ĐảNg khóa Xi về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Upload: pham-viet-long

Post on 27-May-2015

219 views

Category:

News & Politics


3 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1080 ngày 19/6/2014

- Nghị quyết hội nghị lần thứ 9thể hiện tầm vóc, trí tuệ, bản lĩnh của Đảng trong hội nhập và phát triển

(tr..7) - Nhà báo tác nghiệp tạitrường Sa

(tr.13)- kiểm tra công tác xây dựngđời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp

(tr.5)- làm gì để phát triển du lịchbền vững?

(tr.20)

troNg số Này

Ảnh:

TTX

VN

Bộ trưởng hoàng tuấn anh làm việc với lãnh đạotỉnh Bình thuận

Ngày 05/6/2014, tại Hà Nội, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi làmviệc với Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận -Huỳnh Văn Tí về công tác văn hóa, thểthao và du lịch năm 2014. Sau khi ngheBí thư Tỉnh ủy Bình Thuận báo cáo côngtác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2014của tỉnh, các kiến nghị, đề xuất, ý kiếnphát biểu của các thành viên dự họp, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận vàđánh giá cao những cố gắng, nỗ lực củaĐảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnhBình Thuận, đặc biệt là tầm nhìn và cácgiải pháp phát triển du lịch tỉnh BìnhThuận trong những năm vừa qua.

(Xem tiếp trang 4)

Ngày 09/6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghịquyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đápứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. (Xem tiếp trang 2)

Xúc tiến du lịch tại một số thị trường trọng điểmNgày 06/6/2014, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch số 1836/KH-

BCĐNNVDL nhằm thống nhất kế hoạch, triển khai một số giải pháp cấpbách về thông tin về môi trường du lịch Việt Nam an toàn, thân thiện, xúctiến du lịch tại một số thị trường trọng điểm; xây dựng kế hoạch hành độngcụ thể trên cơ sở phối hợp tổng lực toàn ngành du lịch, sự phối hợp các Bộ,ngành, địa phương tổ chức chiến dịch quảng bá Việt Nam - Điểm đến Antoàn, Thân thiện, Hấp dẫn “Exciting Viet Nam”.

(Xem tiếp trang 9)

Tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 33-NQ/TW vềxây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Nghị quyết hội Nghị lầN thứ ChÍNBaN Chấp hàNh truNg ươNg ĐảNg khóa Xi

về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu

phát triển bền vững đất nước

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1080 l 19.6.2014

Mục tiêu cụ thể của Nghị quyếtnhằm: Hoàn thiện các chuẩn mựcgiá trị văn hóa và con người ViệtNam, tạo môi trường và điều kiện đểphát triển về nhân cách, đạo đức, trítuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâmhồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụcông dân, ý thức tuân thủ pháp luật;đề cao tinh thần yêu nước, tự hàodân tộc, lương tâm, trách nhiệm củamỗi người với bản thân mình, vớigia đình, cộng đồng, xã hội và đấtnước; Xây dựng môi trường văn hóalành mạnh, phù hợp với bối cảnhphát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệthống chính trị, trong từng cộngđồng làng, bản, khu phố, cơ quan,đơn vị, doanh nghiệp và mỗi giađình. Phát huy vai trò của gia đình,cộng đồng, xã hội trong việc xâydựng môi trường văn hóa, làm chovăn hóa trở thành nhân tố thúc đẩycon người Việt Nam hoàn thiện nhâncách; Hoàn thiện thể chế, chế địnhpháp lý và thiết chế văn hóa bảođảm xây dựng và phát triển văn hóa,con người trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội

nhập quốc tế; Xây dựng thị trườngvăn hóa lành mạnh, đẩy mạnh pháttriển công nghiệp văn hóa, tăngcường quảng bá văn hóa Việt Nam;Từng bước thu hẹp khoảng cách vềhưởng thụ văn hóa giữa thành thị vànông thôn, giữa các vùng miền vàcác giai tầng xã hội. Ngăn chặn vàđẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xãhội.

Nghị quyết nêu rõ 5 quan điểm:Văn hóa là nền tảng tinh thần của xãhội, là mục tiêu, động lực phát triểnbền vững đất nước. Văn hóa phảiđược đặt ngang hàng với kinh tế,chính trị, xã hội. Xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc, thống nhất trong đadạng của cộng đồng các dân tộc ViệtNam, với các đặc trưng dân tộc,nhân văn, dân chủ và khoa học. Pháttriển văn hóa vì sự hoàn thiện nhâncách con người và xây dựng conngười để phát triển văn hóa. Trongxây dựng văn hóa, trọng tâm làchăm lo xây dựng con người cónhân cách, lối sống tốt đẹp, với cácđặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái,nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cầncù, sáng tạo. Xây dựng đồng bộ môi

trường văn hóa, trong đó chú trọngvai trò của gia đình, cộng đồng. Pháttriển hài hòa giữa kinh tế và vănhóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố vănhóa và con người trong phát triểnkinh tế. Xây dựng và phát triển vănhóa là sự nghiệp của toàn dân doĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,nhân dân là chủ thể sáng tạo, độingũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Nghị quyết gồm 06 nhiệm vụ:Xây dựng con người Việt Nam pháttriển toàn diện; Xây dựng môitrường văn hóa lành mạnh; Xâydựng văn hóa trong chính trị vàkinh tế; Nâng cao chất lượng, hiệuquả hoạt động văn hóa; Phát triểncông nghiệp văn hóa đi đôi với xâydựng; Hoàn thiện thị trường vănhóa; Chủ động hội nhập quốc tế vềvăn hóa; Tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại.

Các giải pháp đặt ra: tiếp tục đổimới phương thức lãnh đạo của Đảngđối với lĩnh vực văn hóa; nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nướcvề văn hóa; xây dựng đội ngũ cán bộlàm công tác văn hóa; và tăng cườngnguồn lực cho lĩnh vực văn hóa...

H.P

Nghị quyết Hội nghị lần thứ Chín... (Tiếp theo trang 1)

Ngày 12/6, đoàn công tác của BộVHTTDL do Thứ trưởng Lê Khánh Hảidẫn đầu đã có buổi làm việc với UBNDTP Cần Thơ về việc thực hiện pháp luật,chính sách thanh niên và công tác thanhniên năm 2014.

Thứ trưởng Lê Khánh Hải đánh giácao việc thực hiện nhiệm vụ công tácthanh niên của thành phố Cần Thơ trongthời gian qua. Cần Thơ đã cụ thể hóa cáckế hoạch phát triển thanh niên, bám sátchủ trương của Chính phủ, đảm bảođúng yêu cầu; công tác dạy nghề đã đảmbảo được việc phát huy các làng nghề

truyền thống, tạo thêm việc làm và tăngthu nhập cho thanh niên.

Theo ông Lê Văn Tâm - Phó Chủtịch UBND TP. Cần Thơ, những nămqua công tác quy hoạch đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trẻ cóchất lượng và thu hút nguồn nhân lựcluôn được TP. Cần Thơ đặc biệt quantâm. TP. Cần Thơ đã ban hành đề ánđào tạo 150 thạc sĩ, tiến sĩ ở nướcngoài, đến nay đã có hơn 120 thanhniên được tuyển chọn đi học, 100 đoànviên thanh niên đã về nước, trong đó có94 trường hợp đã được phân công

nhiệm vụ, mở lớp đào tạo nghề chohơn 85.000 thanh niên.

Thời gian qua, Thành phố đã tậptrung nâng cao chất lượng công tác pháttriển thanh niên giai đoạn 2011-2020bằng nhiều hình thức như: tổ chức hộithi “Kể chuyện tấm gương đạo đức HồChí Minh”, tổ chức tọa đàm xem phimtư liệu “Hồ Chí Minh chân dung mộtcon người”, hội thi “Tiếng hát học sinh,sinh viên”, hội thao học sinh, sinh viên,xuất bản hơn 130.000 bản tin Tuổi trẻTây Đô, tổ chức gần 800 cuộc tuyêntruyền về chính sách pháp luật với hơn

thứ trưởng lê khánh hải làm việc tại Cần thơ

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1080 l 19.6.2014

- Ngày 09/6/2014, Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 1793/QĐ-BVHTTDL thành lập Ban Tổ chứcĐại hội Thể thao Bãi biển Châu Álần thứ 5, năm 2016 tại Việt Nam doThứ trưởng Lê Khánh Hải làmTrưởng Ban; ông Vương Bích Thắng- Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dụcthể thao làm Phó Trưởng BanThường trực; ông Nguyễn Văn Tuấn- Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,ông Lê Xuân Thân - Phó Chủ tịchUBND tỉnh Khánh Hòa, ông Huỳnh

Đức Thơ - Phó Chủ tịch UBNDthành phố Đà Nẵng, ông Hoàng VĩnhGiang - Phó Chủ tịch Ủy banOlympic Việt Nam làm Phó TrưởngBan và 26 Thành viên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 1795/QĐ-BVHTTDLngày 09/6/204, giao Cục Mỹthuật, Nhiếp ảnh và Triển lãmphối hợp với Trường Đại học Mỹthuật Việt Nam tổ chức Triển lãmmỹ thuật chuyên đề “Chủ quyềnbiển đảo của Việt Nam”. Thời

gian tổ chức vào tháng 6 năm2014 tại Hà Nội.

- Tại Quyết định số 1799/QĐ-BVHTDL ngày 10/6/2014, BộVHTTDL thành lập Ban Tổ chứcGiải thưởng Du lịch Việt Nam năm2013 do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấnlàm Trưởng Ban, ông Nguyễn VănTuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Dulịch, ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịchHiệp hội Du lịch Việt Nam làm PhóTrưởng Ban và 07 Ủy Viên.

tHtt

VăN BảN mới

Sáng 14/6, tại xã Tịnh Hòa, thànhphố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi), BộVHTTDL phối hợp với UBND tỉnhQuảng Ngãi tổ chức đợt tuyên truyềnlưu động chủ đề “Biên giới và Biển đảoViệt Nam”. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Áicùng đại diện lãnh đạo của 11tỉnh/thành khu vực Duyên hải NamTrung bộ và Tây Nguyên gồm TP. ĐàNẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, BìnhĐịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, NinhThuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Gia Laivà Kon Tum đã tham dự.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh: Trước tìnhhình Biển Đông ngày càng căng thẳng,do Trung Quốc ngang nhiên xâm nhậpvà hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế vàthềm lục địa của Việt Nam. Các tàu hảigiám, tàu cá của Trung Quốc thườngxuyên va, đâm vào tàu cá của ngư dân.

Nhưng Việt Nam luôn nhất quán sửdụng các biện pháp hòa bình và tậndụng mọi cơ hội đối thoại để giải quyếttình hình hiện nay một cách hòa bình.Nhân dân Việt Nam tin tưởng rằngtrong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyềnở Biển Đông, các nước trong khu vựcvà bạn bè khắp năm châu, những ngườidân yêu chuộng hòa bình ở Trung Quốcđều nói lên tiếng nói chính nghĩa ủnghộ Việt Nam. Trong lúc này mỗi ngườidân Việt Nam cần đoàn kết, đồng lòngvới ý nghĩa vì một Việt Nam hòa bìnhvà toàn vẹn lãnh thổ.

Hoàng Sa, Trường Sa là chủ quyềnbiển, đảo thiêng liêng của Việt Nam.Chúng ta có những bằng chứng pháplý, lịch sử được ghi nhận bằng bản đồchủ quyền quốc gia, bằng lịch sử ghichép chuẩn xác, là dấu chân cha ông,là hồn phách của những anh hùng tử sĩtrong đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm

quản Bắc Hải đã có công cắm mốc,dựng bia khẳng định chủ quyền haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từnhiều thế kỷ trước.

Việc tổ chức đợt tuyên truyền lưuđộng chủ đề Biên giới và Biển đảo ViệtNam là hoạt động có ý nghĩa thiết thực,nhằm tuyên truyền cổ động các tầng lớpnhân dân tỉnh Quảng Ngãi, cũng nhưnhân dân cả nước, kiều bào ta ở nướcngoài và bạn bè quốc tế hãy luôn yêuchuộng hòa bình, khẳng định chủ quyềnthiêng liêng của quốc gia về Biên giới vàBiển đảo Việt Nam, thể hiện tinh thầnyêu nước, phát huy truyền thống tốt đẹpcủa nhân dân ta trong quá trình xây dụngvà bảo vệ Tổ quốc; động viên nhân dânđoàn kết, lòng tự hào dân tộc để bảo vệchủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theođúng luật pháp Việt Nam và quốc tế.

Sau buổi lễ, đoàn xe lưu động cáccác tỉnh, thành đã diễu hành cổ động từCảng Cá Tịnh Hòa qua trung tâm TP.Quảng Ngãi đến huyện Tư Nghĩa, MộĐức và Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi.

Đoàn Lâm

tổ chức đợt tuyên truyền lưu động chủ đềBiên giới và Biển đảo Việt Nam

120.000 lượt thanh niên tham dự… Tuynhiên, công tác phát triển thanh niêncủa thành phố hiện vẫn còn nhiều khókhăn. TP. Cần Thơ chưa có sân chơi chothiếu nhi, trung tâm sinh hoạt thiếu niênnhi đồng ở các quận, huyện chưa được

xây dựng hoàn thành, chế độ chính sáchcho cán bộ Đoàn Đội ở các trường tiểuhọc và trung học cơ sở chưa thực hiệnđồng bộ.

Thứ trưởng Lê Khánh Hải đề nghịTP. Cần Thơ cần tiếp tục triển khai tốt

đề án phát triển thanh niên giai đoạn2011-2020. Quan tâm phát triển côngtác thanh niên là nhiệm vụ của tất cả hệthống chính trị nên cần có sự phối hợpchặt chẽ giữa các Sở, ngành.

Văn PHòng

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

4 số 1080 l 19.6.2014

quản lý nhà nước

Để thực hiện tốt công tác tổ chức,phát triển sự nghiệp văn hoá, gia đình,thể thao và du lịch của Tỉnh năm 2014và những năm tiếp theo, Bộ VHTTDLđề nghị tỉnh Bình Thuận: Tiếp tục quantâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắnglợi các nhiệm vụ, kế hoạch phát triểnvăn hóa, gia đình, thể thao và du lịch;Chỉ đạo Sở VHTTDL có kế hoạch sưutầm, bảo quản, bảo vệ các tài liệu lịchsử về chủ quyền biển, đảo Việt Nam;Chỉ đạo nội dung hoạt động Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa” ngày càng thực chất, hiệu quảhơn; Nghiên cứu, thuê chuyên gia nướcngoài lập Quy hoạch phát triển du lịchBình Thuận, đặc biệt là du lịch biển;Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiếndu lịch tại các thị trường trọng điểm,đặc biệt là thị trường Nga; trước mắt chỉđạo một số doanh nghiệp du lịch trênđịa bàn Tỉnh liên hệ với Tổng cục Dulịch để đăng ký tham gia quảng bá, xúctiến du lịch trong khuôn khổ NhữngNgày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang

Nga vào cuối tháng 6/2014; Tập trungđầu tư phát triển du lịch trên địa bàn,đặc biệt phải xây dựng và triển khaiđồng bộ các giải pháp nhằm nâng caochất lượng sản phẩm, chất lượng dịchvụ du lịch đáp ứng tốt nhất nhu cầu củakhách du lịch có khả năng chi trả cao;Tổ chức khai thác hợp lý nguồn tàinguyên khoáng sản titan trên địa bànTỉnh, đảm bảo không ảnh hướng đếnmôi trường du lịch của Tỉnh; Tích cựcphối hợp với các Bộ, ngành Trung ươngsớm triển khai thi công tuyến cao tốcDầu Giây-Phan Thiết và sân bay PhanThiết theo chủ trương của Chính phủ.

Về hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựngcơ sở hạ tầng du lịch từ nguồn vốnADB: Đề nghị Tỉnh bổ sung hoànchỉnh nội dung, đề cương chi tiết củadự án cho phù hợp với các tiêu chí củaADB. Trong đó, lưu ý bổ sung nộidung du lịch cộng đồng gắn với pháttriển hạ tầng du lịch trên tuyến du lịchhành lang các nước Tiểu vùng sông MêKông, gửi Bộ xem xét, tổng hợp đưa

vào thực hiện trong giai đoạn 4 của Dựán phát triển du lịch hỗ trợ cho tăngtrưởng toàn diện khu vực Tiểu vùngsông Mê Kông do ADB tài trợ.

Về vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạtầng du lịch: Đề nghị Tỉnh chỉ đạo cáccơ quan chuyên môn lập dự án và gửiBộ VHTTDL, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định bố trívốn thực hiện năm 2015 và những nămtiếp theo. Bộ VHTTDL sẽ quan tâmđúng mức đối với tỉnh Bình Thuận đểTỉnh có điều kiện phát triển du lịchngày càng mạnh và toàn diện hơn.

Về dự án xây dựng Trung tâm Dulịch - Thể thao biển: Bộ VHTTDL ủnghộ chủ trương, đề nghị Tỉnh lập dự án,đồng thời xem xét, lựa chọn vị trí,phạm vi hợp lý, gần các khu, điểm dulịch đã có sẵn cơ sở hạ tầng để gắn việckhai thác, sử dụng hiệu quả công trình,phục vụ tốt hơn cho phát triển du lịchcủa địa phương.

H.P

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (Tiếp theo trang 1)

Bộ VHTTDL đã ban hành Kếhoạch tổ chức các hoạt động cho trẻem trong dịp hè 2014 của ngành vớichủ đề “Hành động vì một xã hộikhông bạo lực, không xâm hại trẻ em”.

Theo đó, Vụ Gia đình là cơ quanđầu mối, tham mưu xây dựng Kếhoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiệnvà báo cáo lãnh đạo Bộ các hoạtđộng của ngành VHTTDL liên quanđến trẻ em trong dịp hè 2014; Phốihợp với các cơ quan báo chí trongngành VHTTDL tăng cường truyềnthông, đăng tải thông tin về các hoạtđộng của ngành liên quan đến trẻ emtrong dịp hè 2014.

Tổng cục Thể dục thể thao:Hướng dẫn, chỉ đạo các trung tâmTDTT tổ chức các lớp năng khiếu

phục vụ thiếu nhi tham gia tập luyệnTDTT trong dịp hè, tổ chức các lớpdạy bơi cho trẻ em để phòng chốngtai nạn đuối nước; tạo điều kiện hỗtrợ cho trẻ em có hoàn cảnh khókhăn được tham gia; Cục Nghệ thuậtbiểu diễn: Chỉ đạo các đơn vị trựcthuộc tổ chức biểu diễn văn nghệ,các tiểu phẩm kịch về đề tài thiếunhi; Cục Điện ảnh: Chỉ đạo, hướngdẫn các đơn vị trực thuộc tổ chứctrình chiếu, tạo điều kiện để các emđược xem các bộ phim hoạt hình vàphim điện ảnh dành cho thiếu nhitrong dịp hè 2014, đặc biệt là trongtháng 6; Vụ Thư viện: Hướng dẫn,chỉ đạo các thư viện tổ chức cácbuổi đọc sách, giới thiệu sách chothiếu nhi trong tháng hành động vì

trẻ em và trong dịp hè 2014.Sở VHTTDL các tỉnh/thành: Xây

dựng Kế hoạch tổ chức các hoạtđộng cho trẻ em trong dịp hè năm2014 gắn với các hoạt động hưởngứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6;Phối hợp với các cơ quan báo chí,đài phát thanh truyền hình và các cơquan đơn vị liên quan tuyên truyềnvề vai trò của gia đình với chăm sóc,giáo dục và bảo vệ trẻ em, về ýnghĩa và bữa cơm gia đình đối vớitrẻ em; Chỉ đạo các đơn vị trựcthuộc tạo điều kiện thuận lợi cho trẻem được vui chơi tại các điểm vuichơi giải trí công cộng, đặc biệt tạicác xã khó khăn; mở rộng các lớpnăng khiếu văn nghệ, thể thao phùhợp với trẻ em; tích cực tuyên

Bộ VhttDl tổ chức các hoạt động hè cho trẻ em

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

5số 1080 l 19.6.2014

quản lý nhà nước

Chiều 09/6, Đoàn công tác của BộVHTTDL phối hợp với Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam đã kiểm traviệc thực hiện Quyết định số1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011 củaThủ tướng Chính phủ về việc “Xâydựng đời sống văn hóa công nhân ởcác khu công nghiệp đến năm 2015,định hướng đến năm 2020” tại tỉnhBình Dương.

Theo báo cáo của Sở VHTTDLtỉnh Bình Dương, tỉnh đã phối hợpliên tịch về triển khai thiết chế vănhóa trong đời sống công nhân và đãthực hiện nhiều chương trình hoạtđộng về văn hóa, văn nghệ, thể thaodành cho đối tượng công nhân. Tuynhiên, theo nhìn nhận của các ngànhchức năng tỉnh Bình Dương, mặc dùcó nhiều hoạt động hướng đến côngnhân nhưng nhìn chung phần lớnchưa có chuyển biến tích cực trên tinhthần Quyết định số 1780 của Chínhphủ. Nguyên nhân là do các chươngtrình, công trình nhà hát, khu thể thaotrong một số Khu công nghiệp chưaphát huy hiệu quả, thậm chí có nhiềunơi chưa thu hút được công nhântham gia. Nghịch lý trên được chorằng do công nhân lệ thuộc vào doanhnghiệp, hàng ngày phải đi làm sớm vềkhuya, thời gian cần để nghỉ ngơi saukhi tan ca nên có một bộ phận trongcông nhân rất ít có thời gian để thụhưởng văn hóa hoặc không có điềukiện để tham gia vào các hoạt độngthể thao, vui chơi giải trí.

Tại buổi làm việc, các ngành chức

năng cho rằng thời gian tới hoạt độngnày cần được nghiên cứu thêm, vậndụng có hiệu quả hơn để chăm lo đờisống văn hóa tinh thần cho công nhântrong các khu công nghiệp. Tăngcường công tác tuyên truyền giáo dục,góp phần định hướng cho công nhâncó lối sống lành mạnh thông qua cáchoạt động văn nghệ, thể thao nhằmtránh các tệ nạn xã hội, tránh bị kẻ xấulợi dụng và kích động vi phạm phápluật. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn yêucầu Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuậtbiểu diễn, Tổng cục Thể dục thể thaocần hỗ trợ ngay cho Bình Dương nhưcung cấp phim ảnh cho Bình Dương,chiếu phim lưu động; tổ chức cácđoàn biểu diễn nghệ thuật tại địa bàncác khu công nghiệp Bình Dương.

* Cùng ngày, đoàn công tác củaBộ VHTTDL và Tổng Liên đoàn Laođộng Việt Nam đã làm việc vớiUBND tỉnh Đồng Nai để tìm hiểu vềđời sống văn hóa, tinh thần của lựclượng công nhân.

UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, trênđịa bàn tỉnh hiện có 31 khu côngnghiệp, thu hút khoảng 800 nghìn côngnhân lao động, trong đó 2/3 là lao độngnhập cư đến từ các tỉnh/thành trong cảnước. Mặc dù những năm qua, địaphương thực hiện nhiều chương trìnhnhằm chăm lo đời sống văn hóa tinhthần cho lực lượng công nhân, nhưngcác hoạt động văn hóa tinh thần củangười lao động nhìn chung vẫn cònnhiều khó khăn, nghèo nàn.

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết,

Bộ VHTTDL đang tập trung triển khaikế hoạch hành động nhằm nâng caođời sống văn hóa công nhân ở các khucông nghiệp, khu chế xuất. Trongtháng 6/2014, Bộ sẽ phối hợp vớiTổng Liên đoàn Lao động Việt Namvà các địa phương Đồng Nai, BìnhDương, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ ChíMinh tổ chức các chương trình nghệthuật như ca nhạc, biểu diễn nghệthuật, chiếu phim, triển lãm về biểnđảo, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, kếthợp tuyên truyền pháp luật đến vớicông nhân, người sử dụng lao động tạimột số khu công nghiệp tập trung.

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nhấnmạnh, vấn đề chăm lo đời sống vănhóa, tinh thần của công nhân hiện naylà hết sức cấp bách. Do đó, cần sựvào cuộc đồng bộ của các bộ, ngànhTrung ương, chính quyền địaphương, đặc biệt là nhận thức củadoanh nghiệp. Thứ trưởng Hồ AnhTuấn đề nghị tỉnh Đồng Nai tiếp tụcthực hiện có hiệu quả quyết định củaThủ tướng Chính phủ về xây dựngđời sống văn hóa công nhân ở cáckhu công nghiệp đến năm 2015 vàđịnh hướng đến năm 2020. Đồngthời, Liên đoàn Lao động tỉnh ĐồngNai cần phối hợp chặt chẽ với ngànhvăn hóa trong việc thực hiện có hiệuquả kế hoạch ổn định, nâng cao đờisống văn hóa cho công nhân bị ảnhhưởng trong vụ việc gây rối tại cácdoanh nghiệp trên địa bàn trongtháng 5 vừa qua.

trần nguyện

kiểm tra công tác xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp

truyền, vận động trẻ em đến với cácthư viện đọc sách báo thiếu nhi; hỗtrợ cho trẻ em được tham quan cácdanh lam thắng cảnh, di tích lịch sử;Tăng cường công tác quản lý, thanh

tra, kiểm tra và xử lý hành vi viphạm các cơ sở dịch vụ văn hóa xãhội có liên quan đến thiếu nhi.

Báo cáo kết quả hoạt động tổ chứccác hoạt động cho trẻ em trong dịp hè

năm 2014 của các cơ quan, đơn vị,địa phương gửi về Bộ VHTTDL (VụGia đình) trước ngày 15/9/2014 đểtổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.

Đ.n

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

6 số 1080 l 19.6.2014

quản lý nhà nước

Ngày 12/6/2014, Ban Chỉ đạo Dânsố, AIDS và các vấn đề xã hội (BộVHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số1908/KH-BCĐDS về việc tổ chứcchương trình biểu diễn nghệ thuậttuyên truyền phòng, chống ma túy tạicác điểm công cộng trên địa bàn thànhphố Hà Nội (đợt 2, năm 2014).

Việc tổ chức chương trình biểu diễnnghệ thuật này nhằm tuyên truyền, giáodục nâng cao nhận thức cho người dânvề tác hại của ma túy và công tác phòng,chống ma túy; tạo sự chuyển biến tíchcực về nhận thức, cung cấp thêm nhữngthông tin, kiến thức, kỹ năng cần thiết

cho mọi người dân trong công tác tuyêntruyền, phòng chống ma túy và các tệnạn xã hội; tiếp tục làm chuyển biếnnhận thức và hành động của các cấp, cácngành, các tổ chức xã hội, của cộngđồng và gia đình nhằm huy động toàndân tham gia phòng chống ma túy, giúpđỡ người nghiện ma túy cai nghiện vàphòng chống tái nghiện; thông quachương trình biểu diễn nghệ thuật, cácnghệ sĩ, ca sĩ có thể giao lưu, trao đổi,giải đáp, hướng dẫn cho người dân cáchphòng, chống ma túy; tổ chức phát tờrơi, tờ gấp và các tài liệu có liên quantới công tác phòng, chống ma túy.

Chương trình biểu diễn nghệ thuậtsẽ được tổ chức vào cuối tháng 6/2014với 5 buổi biểu diễn tại các điểm côngcộng trên địa bàn Hà Nội dưới hìnhthức dàn dựng một chương trình biểudiễn nghệ thuật tạp kỹ về phòng, chốngma túy, trong đó bao gồm: kịch ngắn,ca, múa, nhạc, tấu, hài với thời lượng120 phút, thành phần tham gia là cáchọc sinh, sinh viên các trường văn hóanghệ thuật, diễn viên chuyên nghiệp ởmột số đơn vị nghệ thuật, diễn viênkhông chuyên ở phường, quận, nhà vănhóa nơi tổ chức biểu diễn.

H.Quân

Biểu diễn nghệ thuật tuyên truyền phòng, chống ma túy tại các điểm công cộng trên địa bàn thành phố hà Nội

Ngày 12/6/2014, bộ VHTTDL banhành Quyết định số 1815/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch Điều trathực trạng dịch vụ công thuôc lĩnh vựcgia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa và đề xuất giải pháp quản lý.

Việc ban hành Kế hoạch Điều trathực trạng dịch vụ công thuôc lĩnh vựcgia đình nhằm mục tiêu mô tả thựctrạng dịch vụ công thuộc lĩnh vực giađình từ đó đề xuất giải pháp quản lýnhà nước theo chức năng, nhiệm vụ

của Bộ VHTTDL.Theo Kế hoạch, kết quả cuối cùng

của Điều tra cần đạt được các nhiệmvụ: Làm rõ khái niệm quản lý nhà nướcvề dịch vụ công thuộc lĩnh vực giađình; làm rõ nội dung, nhiệm vụ quảnlý nhà nước về dịch vụ công thuộc lĩnhvực gia đình của Bộ VHTTDL; đề xuấtgiải pháp quản lý nhà nước về dịch vụcông thuộc lĩnh vực gia đình theo chứcnăng, quyền hạn của Bộ VHTTDL.

Việc điều tra được thực hiện bằng

các phương pháp: Thực hiện nghiêncứu tài liệu sẵn có trong nước và nướcngoài đề cập trực tiếp hoặc có liên quanđến dịch vụ công về gia đình; thực hiệntham vấn chuyên gia và điều tra xã hộihọc tại một số địa phương nhằm xácđịnh rõ thực trạng dịch vụ công thuộclĩnh vực gia đình và tình hình quản lýnhà nước về loại hình dịch vụ này.

Thời gian thực kiện điều tra là 06tháng, từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014.

H.Quân

kế hoạch Điều tra thực trạng dịch vụ công thuôc lĩnh vực gia đình

Ngày 05/6/2014, Bộ VHTTDL đãban hành Quyết định số 1773/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Nhữngngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bangNga năm 2014 từ ngày 24/6 đến 02/7.

Theo Quyết định, Bộ VHTTDLgiao Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, phốihợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc ViệtNam, Học viện Âm nhạc quốc giaViệt Nam, Cục Điện ảnh, Viện Vănhóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam,

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Tổngcục Du lịch, Tổng cục Thể dục thểthao và một số đơn vị liên quan tổchức Những ngày Văn hóa Việt Namtại Liên bang Nga và Chương trìnhxúc tiến, quảng bá du lịch Việt Namtại Liên bang Nga năm 2014.

Các hoạt động của chương trìnhbao gồm: chương trình biểu diễn nghệthuật ca, múa, nhạc dân tộc truyềnthống và hiện đại đặc sắc kết hợp trình

diễn võ thuật Việt Nam (vovinam) vàthời trang áo dài. Các chương trìnhbiểu diễn nghệ thuật phải đảm bảo tínhhoành tráng, ấn tượng và mang đậmdấu ấn văn hóa Việt Nam; Nhữngngày Phim Việt Nam; Triển lãm tranhsơn mài; Chương trình Tọa đàm vềhợp tác văn hóa, nghệ thuật Việt Nam-Liên bang Nga; Chương trình xúc tiến,quảng bá du lịch Việt Nam.

Đ.n

Những ngày Văn hóa Việt Nam tại liên bang Nga

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

7số 1080 l 19.6.2014

quản lý nhà nước

Ngày 09/6/2014, Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đã ký ban hànhNghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XI(Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xâydựng và phát triển văn hóa, con ngườiViệt Nam đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững đất nước. Nhân dịp này,Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã có cuộctrao đổi với phóng viên một số cơquan báo chí về những nội dung quantrọng của Nghị quyết cũng như việctriển khai thực hiện Nghị quyết.

Phóng viên: Hội nghị Trung

ương 9, khóa XI đã thông qua một

Nghị quyết mới sau khi cho ý kiến

tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết

Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng

và phát triển nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xin

Thứ trưởng cho biết những nội dung

quan trọng được đề cập trong Nghị

quyết này?

- Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn: Với5 mục tiêu cụ thể, 5 quan điểm, 6nhóm nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp,có thể thấy nội dung Nghị quyết Hộinghị Trung ương 9 về xây dựng vàphát triển văn hóa, con người ViệtNam đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững đất nước, vừa tập trung giảiquyết những vấn đề bức xúc của vănhóa, con người, vừa định hướng xâydựng, phát triển văn hóa, con ngườiđáp ứng được yêu cầu phát triển bềnvững đất nước. Vấn đề văn hóa, conngười được đặt ra, giải quyết mộtcách tương tác và hệ thống trongNghị quyết, được đúc rút từ thực tiễnsinh động, được soi rọi bởi lý luận,những quy luật khách quan trong bốicảnh hội nhập quốc tế. Toàn văn củaNghị quyết đã được các phương tiệnthông tin đại chúng nêu đầy đủ, xinđề cập một số nội dung quan trọng

của Nghị quyết như sau: Một là, lần đầu tiên Nghị quyết

chỉ rõ văn hóa được đặt ngang hàngvới kinh tế, chính trị, xã hội.

Hai là, phát triển văn hóa vì sự hoànthiện nhân cách con người và xây dựngcon người để phát triển văn hóa.

Ba là, xây dựng văn hóa trongchính trị và kinh tế, trong đó chútrọng chăm lo xây dựng văn hóatrong Đảng, trong các cơ quan nhànước và đoàn thể, coi đây là nhân tốquan trọng để xây dựng hệ thốngchính trị trong sạch vững mạnh.

Bốn là, phát triển công nghiệpvăn hóa đi đôi với xây dựng hoànthiện thị trường văn hóa, đồng bộ vớiviệc đổi mới, hoàn thiện thể chế tạomôi trường pháp lý thuận lợi, nângcao ý thức thực thi quy định pháp luậtvề quyền tác giả và quyền liên quan.

Năm là, chủ động hội nhập quốctế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại.

Sáu là, tăng nguồn lực cho lĩnhvực văn hóa, trong đó mức đầu tư củaNhà nước cho văn hoá phải tươngứng với mức tăng trưởng kinh tế. Cácnội dung cơ bản, quan trọng trênđược thể hiện qua mục tiêu, quanđiểm, nhiệm vụ và giải pháp củaNghị quyết.

- Theo Thứ trưởng, Nghị quyết

mới sẽ có tác động tích cực như thế

nào đối với sự nghiệp phát triển văn

hóa của đất nước trong thời gian tới?

Từ mục tiêu, quan điểm đến hệthống nhiệm vụ, giải pháp của Nghịquyết đã thể hiện tầm vóc, trí tuệ, bảnlĩnh của Đảng về văn hóa trước bốicảnh phát triển đất nước và yêu cầucủa hội nhập toàn diện. Nếu đượctriển khai đồng bộ từ khâu quán triệt,nhận thức, đến hành động, đặc biệtvới sự đổi mới tư duy về văn hóa, con

người, chúng ta tin tưởng Nghị quyếtsẽ đi vào cuộc sống, là kim chỉ namcho mọi mục tiêu, hành động vì vănhóa, con người, từ văn hóa, conngười, để thực sự “Văn hóa soiđường cho quốc dân đi” như lời củaChủ tịch Hồ Chí Minh.

- Bộ VHTTDL sẽ triển khai thực

hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương

9 như thế nào để văn hóa thực sự là

mục tiêu, động lực phát triển bên

vững đất nước, để văn hóa phải được

đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị,

xã hội, thưa Thứ trưởng?

Trên cơ sở Nghị quyết vàChương trình hành động của Chínhphủ, Bộ VHTTDL lịch sẽ xây dựngChương trình hành động, triển khaimột cách hệ thống, bài bản, có lộtrình, đặc biệt tập trung thể chế hóacác quan điểm, nhiệm vụ, giải pháptrong nội dung của Nghị quyết đểgóp phần đạt được những mục tiêuđã đề ra. Trong đó, cần tập trung thểchế hóa các nội dung mới, mang tínhđột phá, cốt lõi, động lực của pháttriển văn hóa, xây dựng con ngườinhư quan điểm văn hóa phải đượcđặt ngang hàng với kinh tế, chính trị,xã hội; hệ giá trị chuẩn mực của conngười Việt Nam; phát triển côngnghiệp văn hóa, thị trường văn hóa,hoàn thiện thể chế, chủ động hộinhập quốc tế về văn hóa… với hệthống các cơ chế chính sách đồngbộ, trong đó có các cơ chế chínhsách đặc thù; tổ chức triển khai,đồng thời với tăng cường công táckiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinhnghiệm kịp thời việc thực hiện lànhững nội dung chính mà Ngànhvăn hóa sẽ đồng tâm, hiệp lực thựchiện trong thời gian tới.

- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

trần nguyện (thực hiện)

Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 thể hiện tầm vóc, trí tuệ, bản lĩnh của Đảng trong hội nhập và phát triển

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

8 số 1080 l 19.6.2014

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL đã có Quyết định số1647/QĐ-BVHTTDL ngày 03/6/2014ban hành Kế hoạch hành động của BộVHTTDL thực hiện Nghị quyết số46/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chínhphủ về Phát triển khoa học và công nghệphục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa. Theo đó, những nhiệm vụ chủyếu gồm: Tổ chức tuyên truyền, giáo dụcnâng cao nhận thức về vai trò của pháttriển khoa học và công nghệ trong việcthực hiện các chiến lược ngành, lĩnh vựcvà nâng cao hiệu quả công tác quản lýnhà nước của Bộ VHTTDL; Tăngcường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối vớinhiệm vụ khoa học và công nghệ; Tổchức thực hiện chiến lược phát triển

khoa học và công nghệ ngành Văn hóa,thể thao và Du lịch giai đoạn 2013-2020,tầm nhìn 2030; Phát triển dịch vụ khoahọc và công nghệ; Tổ chức thực hiện cóhiệu quả Đề án triển khai Hiệp địnhTBT; Hợp tác và hội nhập quốc tế vềkhoa học và công nghệ.

Mục tiêu của kế hoạch hành độngnhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ vàgiải pháp khoa học và công nghệ chủ yếuđã đề ra trong Nghị quyết số 46/NQ-CPngày 29/3/2013 của Chính phủ vềChương trình hành động thực hiện Nghịquyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI về Phát triểnkhoa học và công nghệ phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốctế. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiếnlược phát triển khoa học và công nghệngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch giaiđoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030, trọngtâm là các định hướng nghiên cứu khoahọc, ứng dụng và chuyển giao công nghệ,xác định các chương trình, đề án trọngtâm ưu tiên triển khai thực hiện củangành, lĩnh vực thuộc Bộ. Nâng cao nhậnthức, ý thức trách nhiệm của các cấp lãnhđạo về vai trò, vị trí quan trọng của khoahọc và công nghệ đối với quá trình pháttriển nhanh và bền vững của toàn ngành.

H.P

Bộ VhttDl triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 46/Nq-Cp của Chính phủ

Ngày 10/6, Tổng Công ty TNHHMột thành viên Du lịch Sài Gòn(Saigontourist) tổ chức lễ đón nhậnHuân chương Lao động hạng Ba vì cóthành tích xuất sắc trong tổ chứcĐường hoa Nguyễn Huệ từ năm 2004-2014 và công bố Hệ thống nhận diệnThương hiệu mới.

Logo Saigontourist mới có hìnhảnh hoa mai vàng bao quanh quả địacầu với slogan “Tận hưởng bản sắcViệt”, chuyển tải thông điệpSaigontourist là nơi hội tụ sắc màu vănhóa Việt Nam trong các sản phẩm, dịchvụ du lịch. Saigontourist cũng ra mắt

nhiều ấn phẩm mới bằng nhiều ngônngữ, với màu sắc và thông điệp theoquy tắc định chuẩn Hệ thống nhận diệnThương hiệu mới.

Ông Trần Hùng Việt - Tổng Giámđốc Saigontourist cho biết, thị trườngngày càng cạnh tranh gay gắt, đòi hỏiSaigontourist một diện mạo và nội lựcmới. Việc thay đổi hệ thống nhận diệnThương hiệu của Saigontouist sẽ tạolập hình ảnh mới, hiện đại, xứng tầm,chuyên nghiệp hơn. Hệ thống nhậndiện thương hiệu mới sẽ mang đến chokhách hàng chiều sâu giá trị văn hóa,tinh hoa truyền thống Việt Nam. Sắp

tới, Saigontourist tiếp tục phát triểntheo xu thế hội nhập, bền vững, hiệuquả doanh nghiệp gắn với các giá trịvăn hóa bản địa, lợi ích cộng đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởngHồ Anh Tuấn, nhấn mạnh: “Ngành dulịch TP. Hồ Chí Minh đóng góp quantrọng cho sự phát triển du lịch cả nước,trong đó Saigontourist giữ vai trò nòngcốt. Saigontuorist cần tiếp tục nâng caotính chuyên nghiệp, hiện đại, sáng tạotrong hoạt động, góp phần quảng báhình ảnh văn hóa, con người Việt Namđến bạn bè quốc tế”.

tổng HợP

Saigontourist đón nhận huân chương lao động hạng Ba

Bộ VHTTDL vừa ban hành kế hoạchtổ chức lớp tập huấn cho các phóng viên,biên tập viên, cộng tác viên về những nộidung mới trong công tác tuyên truyềnphục vụ đồng bào dân tộc thiểu số vùngbiên giới, biển đảo năm 2014.

Lớp tập huấn nhằm đáp ứng yêu

cầu về nội dung, hình thức, nâng caochất lượng tin, bài có nội dung cậpnhật, thiết thực phù hợp với trình độ,thị hiếu và nhu cầu của số đông đồngbào các dân tộc thiểu số; trung thànhvới Đảng, Tổ quốc, Nhân dân nhạy bénvề chính trị, thông tin kịp thời, thận

trọng, sắc bén, tạo được sự cuốn hút,đồng tình ủng hộ của nhân dân trongnước và bạn bè quốc tế đối với các sựkiện ở Biển Đông, biên giới của ViệtNam quảng bá về việc đảm bảo an ninhtrật tự an toàn cho kinh doanh, du lịchvà các hoạt động khác của quốc tế tạiViệt Nam.

Đối tượng tham gia tập huấn lànhững phóng viên, biên tập viên, cộng

tập huấn công tác tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

9số 1080 l 19.6.2014

quản lý nhà nước

Chiến dịch quảng bá du lịch ViệtNam lần này đề ra 14 nhóm công việc:Tổ chức họp báo quốc tế giới thiệuchiến dịch truyền thông và quảng bá dulịch Việt Nam - Exciting Việt Nam -Việt Nam điểm đến an toàn, thân thiện,hấp dẫn; Giới thiệu chiến dịch truyềnthông và quảng bá du lịch Việt Nam -Exciting Việt Nam - Việt Nam điểmđến an toàn, thân thiện, hấp dẫn và góidu lịch miễn phí dành cho du kháchquốc tế đến khám phá Việt Nam từtháng 06-09/2014; Tổ chức đoànPresstrip của các hãng thông tấn, báochí nước ngoài tại Việt Nam đến mộtsố địa phương phản ánh thông tin chínhxác về tình hình; Tổ chức mời, đón mộtsố đoàn FAM trip, Presstrip dành cho

các doanh nghiệp lữ hành, báo chínước ngoài từ các thị trường trọngđiểm và tiềm năng (Nhật Bản, HànQuốc, Nga, Ấn Độ, Indonesia,Malaysia, Singapore, Đài Loan...) đếnchứng kiến, thông tin về sự an toàn,thân thiện, hấp dẫn của du lịch ViệtNam; Gặp gỡ các doanh nghiệp du lịchvà các tổ chức có liên quan; Đẩy mạnhtruyền thông du lịch nội địa; Tập trungliên thông với một số thị trường quaCampuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar,tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho kháchdu lịch; Tổ chức Roadshow đặc biệt tạiNhật Bản, Hàn Quốc; Chương trìnhphát động thị trường Nga; Kế hoạchhợp tác du lịch tàu biển giữa Việt Namvà Philippines và tăng cường hợp tác

với các hãng tàu biển quốc tế; Gia tăngquy mô tham gia một số Hội chợ dulịch quốc tế; Tập trung tổ chức Hội chợITE HCMC 2014; Hỗ trợ kích cầu dulịch; Tăng cường giao thương qua kênhcủa các Hiệp hội du lịch; Đảm bảo anninh an toàn cho khách du lịch.

Tất cả những hoạt động truyềnthông, quảng bá hình ảnh lần này đềudo Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp vớiBộ Thông tin và Truyền thông và TổngCông ty Hàng không Việt Nam, Hiệphội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữhành Việt Nam, Hiệp hội Khách sạnViệt Nam, Sở VHTTDL một sốtỉnh/thành là những điểm đến du lịchtrọng điểm cùng phối hợp thực hiện.

H.P

Xúc tiến du lịch... (Tiếp theo trang 1)

Ngày 11/6/2014, Ban Chỉ đạo Dânsố, AIDS và các vấn đề xã hội (BộVHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số1898/KH-BCĐDS về việc tổ chứcchương trình biểu diễn nghệ thuậttuyên truyền phòng, chống ma túy tạicác trường Đại học, Cao đẳng, Trunghọc chuyên nghiêp trên địa bàn thànhphố Hà Nội, tháng 6 năm 2014.

Mục đích của việc tổ chức Chươngtrình nghệ thuật nhằm tuyên truyền,giáo dục, nâng cao nhận thức cho họcsinh, sinh viên về tác hại của ma túy vàcông tác phòng, chống ma túy; tạo sựchuyển biến tích cực về nhận thức,cung cấp thêm những thông tin, kiến

thức, kỹ năng cần thiết cho học sinh,sinh viên trong công tác tuyên truyền,phòng chống ma túy và các tệ nạn xãhội; tiếp tục làm chuyển biến nhận thứcvà hành động của các cấp các ngành,các tổ chức xã hội, của cộng đồng vàgia đình nhằm huy động toàn dân thamgia phòng chống ma túy, giúp đỡ ngườinghiện ma túy cai nghiện và phòngchống tái nghiện; thông qua chươngtrình biểu diễn nghệ thuật, các nghệ sĩ,ca sĩ có thể giao lưu, trao đổi, giải đáp,hướng dẫn cho học sinh, sinh viên cáchphòng, chống ma túy; tổ chức phát tờrơi, tờ gấp và các tài liệu có liên quantới công tác phòng, chống ma túy.

Thành phần tham gia chương trìnhbiểu diễn nghệ thuật là các học sinh,sinh viên các trường văn hóa nghệthuật, diễn viên chuyên nghiệp ở mộtsố đơn vị nghệ thuật. Chương trìnhđược tổ chức dưới hình thức dàn dựngmột chương trình biểu diễn nghệ thuậttạp kỹ về phòng, chống ma túy, trongđó bao gồm: kịch ngắn, ca, múa, nhạc,tấu, hài với thời lượng 120 phút.Chương trình sẽ được tổ chức vào cuốitháng 6/2014 với 5 buổi biểu diễn tạicác tại các trường Đại học, Cao đẳng,Trung học chuyên nghiêp trên địa bànthành phố Hà Nội.

H.Q

Chương trình biểu diễn nghệ thuật tuyên truyền phòng, chống ma túy tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn hà Nội

tác viên các báo, tạp chí theo Quyếtđịnh số 2472/QĐ-TTg ngày28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủvề việc cấp một số ấn phẩm báo, tạpchí cho vùng dân tộc thiểu số và miềnnúi, vùng đặc biệt khó khăn.

Nội dung tập huấn: Các phươngpháp tuyên truyền phục vụ đồng bào

các dân tộc thiểu số về chủ quyền biêngiới, biển đảo; về công tác bảo tồn,phát huy, phát triển văn hóa, phong tụctập quán tốt đẹp của các dân tộc thiểusố, vùng biên giới, biển đảo; Công tácquản lý, phát hành các ấn phẩm báo,tạp chí cho vùng đồng bào dân tộcthiểu số, biên giới, biển đảo; Một số

kinh nghiệm khi đi thực tế ở vùng dântộc thiểu số; Công tác tuyên truyền vàbảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảotrong tình hình hiện nay.

Lớp tập huấn sẽ được tổ chức trong03 ngày (dự kiến cuối tháng 7/2014) tạiHà Nội.

H.P

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

10 số 1080 l 19.6.2014

Sự kiện vấn đề

Bộ VHTTDL giao Cục Mỹ thuật,Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức cuộc thivẽ tranh cấp quốc gia với chủ đề “Nghệthuật và Nhân quyền” nhằm triển khaiTuyên bố ASEAN về nhân quyền vàtham gia cuộc thi cấp khu vực dành chothanh niên ASEAN.

Đối tượng tham gia là công dân ViệtNam từ 18-25 tuổi. Các tác phẩm dự thivới nội dung: Cộng đồng ASEANhướng tới người dân, tôn trọng, thúc đẩyvà bảo vệ các quyền cơ bản của conngười cũng như quyền được sống, đượcchăm sóc sức khỏe, quyền học tập,quyền lao động... tất cả để nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân ASEAN.

Tác phẩm không mang tính kíchđộng, không cố ý diễn giải sai Tuyên

bố ASEAN về Nhân quyền. Phải phùhợp với luật pháp quốc gia của cácnước thành viên. Tác phẩm phải lànguyên mẫu, chưa từng dự thi hayđược công bố trên các phương tiệnthông tin đại chúng.

Về chất liệu, kích thước, tác phẩm vẽtrên giấy khổ A2 (40x60cm), sử dụngchất liệu màu nước, chì màu, phấn màu,acrylic. Người dự thi cần nộp cả bản gốcvà bản kỹ thuật số/bản mềm (với độphân giải cao). Người dự thi cần gửi kèmtheo một đơn đăng ký, trong đó ghi rõhọ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch,địa chỉ, thông tin liên hệ, chủ đề của tácphẩm, mô tả ngắn về tác phẩm (khôngquá 200 từ). Tác phẩm dự thi sẽ là tài sảncủa các Ban Thư ký ASEAN quốc gia và

Ban Thư ký ASEAN cấp khu vực.ASEAN bảo lưu quyền sử dụng bất kỳtác phẩm nào để công bố sau này.

Cuộc thi sẽ được tổ chức ở cấp quốcgia và khu vực ASEAN. Tac phâm đoatgiai Nhât cấp quốc gia sẽ được gửi tơiBan Thư ký ASEAN để tham gia cuộcthi ở cấp khu vực. Cấp khu vực: Dự kiếnlễ trao giải sẽ được tổ chức vào NgayASEAN (08/8). Tác phẩm đoạt giải sẽđược đăng trên trang web của Ủy banLiên Chính phủ về nhân quyền.

Các tác phẩm tham dự gửi về CụcMỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, địachỉ số 38 Cao Bá Quát, Ba Đình, HàNội. Thời gian từ ngày 18/6/2014 đến20/6/2014.

n.H

thi vẽ tranh chủ đề “Nghệ thuật và Nhân quyền”

Hội Di sản văn hóa TP. HCM vừaphối hợp với Bảo tàng TP. HCM tổchức Cuộc thi ảnh Di sản văn hóa TP.HCM lần thứ 1-2014.

Đây là hoạt động chuẩn bị chàomừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam(23/11). Ban Tổ chức sẽ sử dụng mộtsố ảnh đoạt giải để tổ chức Ngày hội Disản tại TP. HCM vào dịp này.

Cuộc thi dành cho các nhà nhiếp ảnhchuyên, không chuyên trong và ngoài

nước. Nội dung các bức ảnh dự thi phảnánh nét đẹp, giá trị của di sản đang đượcbảo tồn, tôn tạo; đồng thời là những ảnhphản ánh thực trạng chưa tốt trong côngtác bảo tồn và phát triển di sản văn hóavật thể (các di tích lịch sử, danh lamthắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốcgia) và phi vật thể (lễ hội truyền thống,phong tục tập quán, nghề thủ côngtruyền thống, các loại hình nghệ thuậtdân tộc, trình diễn dân gian, trang phục

dân tộc...) của thành phố Hồ Chí Minh.Mỗi tác giả có thể gửi dự thi ảnh

đơn hoặc ảnh bộ. Các tác phẩm dự thiphải là ảnh chưa công bố và chưa từngđoạt giải ở Việt Nam và quốc tế. Tácgiả dự thi chịu trách nhiệm về bảnquyền tác giả và các quyền liên quan.

Thời gian gửi tác phẩm dự thi từnay đến hết ngày 20/10/2014. Dự kiến,Lễ tổng kết và trao giải diễn ra vào cuốitháng 11/2014. Dung Hòa

tp. hồ Chí minh: phát động cuộc thi ảnh Di sản văn hóa

Sáng 09/6, tại Hà Nội, Viện Nghiêncứu phát triển du lịch, Mạng Du lịchkhách sạn Việt Nam, Công ty Giảipháp kinh doanh khách sạn VietstarHBS tổ chức họp báo công bố chươngtrình “Phát triển hệ thống nhân lực caocấp ngành Du lịch khách sạn giai đoạn2015-2020”.

Mạng Du lịch khách sạn Việt Nam(VHN) là một dự án phi lợi nhuận hoạtđộng vì sự nghiệp bền vững của ngànhDu lịch Việt Nam, hoạt động trênnguyên tắc “Tương tác không giớihạn”.

Với sứ mệnh kết nối và duy trì

“Một môi trường tương tác đa chiều”(Nhân lực-Trường đào tạo-Nhà tuyểndụng-Chuyên gia-Các tổ chức quản lýnhà nước) nơi mà mỗi thành viên cóthể tối ưu hóa lợi ích gồm: Tạo dựngmối quan hệ chuyên nghiệp, Nâng caokỹ năng và trải nghiệm, Phát triển cơhội nghề nghiệp, kinh doanh, VHN đãnhận được sự đồng tình và ủng hộ củacác cơ quan quản lý nhà nước, cácdoanh nghiệp, trường đào tạo về dulịch...

Chương trình bao gồm các hoạtđộng: Khai thác hiệu quả hoạt động củamạng lưới chuyên gia: Kết nối mạng

lưới chuyên gia trong và ngoài nước(http://hospitality.vn/experts) nhằm đẩymạnh hoạt động chia sẻ, trao đổi vànghiên cứu về ngành; Kết nối cơ hộithực tập/ nghề nghiệp: Ký kết các thỏathuận với doanh nghiệp, tập đoàn quảnlý nhằm hỗ trợ các đề án nghiên cứusinh viên gắn liền với Doanh nghiệp,phát triển cơ hội thực tập, cơ hội nghềnghiệp cho nhân lực ngành; Phát triểnnhân lực cao cấp và kết nối kinh doanh:Tổ chức các hoạt động nhằm phát triểnkỹ năng quản lý cũng như cơ hội hợptác kinh doanh...

tổng HợP

phát triển hệ thống nhân lực cao cấp ngành Du lịch khách sạn

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

11số 1080 l 19.6.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 06/6/2014, UBND tỉnhThanh Hóa đã tổ chức cuộc họp nghebáo cáo dự thảo Kế hoạch tổ chứcNăm Du lịch quốc gia 2015 tại tỉnhThanh Hóa với chủ đề “Kết nối các disản thế giới”.

Sở VHTTDL Thanh Hóa đã báocáo dự thảo Kế hoạch tổ chức Năm Dulịch quốc gia 2015 tại tỉnh Thanh Hóa.Cụ thể, có 8 hoạt động do BộVHTTDL chỉ đạo hoặc phối hợp vớicác Ban, Bộ, ngành Trung ương tổchức bao gồm: “Những ngày văn hóaNhật Bản” tại Thanh Hóa; hành trìnhkết nối các di sản thế giới; các sự kiệnthể thao cấp quốc gia và quốc tế năm2015; các hoạt động kỷ niệm 55 nămThành lập Ngành Du lịch Việt Nam;Liên hoan “Hành trình di sản thế giới”;Liên hoan “Câu hò nối những dòngsông” các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng(các tỉnh có di sản); đăng cai chung kết

Liên hoan Tiếng hát truyền hình toànquốc “Sao Mai 2015”; Những ngàyvăn hóa Hà Nội tại Thanh Hóa. Có 9sự kiện do tỉnh Thanh Hóa chủ trì tổchức, gồm: Lễ khai mạc Năm Du lịchquốc gia 2015 gắn với những ngày disản thế giới tại Thanh Hóa; Lễ Kỷniệm 50 năm Hàm Rồng chiến thắng;Trại sáng tác điêu khắc đá quốc tế; Lễhội Lê Hoàn - Kỷ niệm 1010 nămNgày mất Lê Hoàn; Lễ hội du lịchbiển; Lễ hội Lam Kinh; Hội thảo “Giảipháp phát huy giá trị di sản Thế giớitrong phát triển du lịch”; giới thiệutour du lịch mới “Ngược xuôi sôngMã” và Lễ Bế mạc - Tổng kết Năm Dulịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa, bàngiao cờ luân lưu tổ chức Năm Du lịchquốc gia 2016 cho tỉnh Kiên Giang.Ngoài ra có các sự kiện do cáctỉnh/thành trong nước có di sản thếgiới tổ chức.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh ThanhHóa - Vương Văn Việt cho biết, côngtác chuẩn bị phải tập trung được tất cảnguồn lực và nhân lực để thực hiện mộtcách quyết liệt và khẩn trương hơn. Vềcác hoạt động do Bộ VHTTDL chỉ đạohoặc phối hợp với các Ban, Bộ, ngànhTrung ương tổ chức tại Thanh Hóa cóthể lồng ghép một số hoạt động cùngnội dung, tính chất. Về các sự kiện dotỉnh Thanh Hóa chủ trì tổ chức cần tậptrung vào 3 sự kiện để tạo điểm nhấncho Năm Du lịch quốc gia 2015 -Thanh Hóa là: Lễ khai mạc Năm Dulịch quốc gia 2015 gắn với những ngàydi sản thế giới tại Thanh Hóa; Trại sángtác điêu khắc đá quốc tế và Lễ hội dulịch biển. Bên cạnh đó, tiếp tục xâydựng các tour du lịch mới, bồi dưỡngnâng cao nghiệp vụ cho các hướng dẫnviên, thuyết minh viên.

tổng HợP

thanh hóa: tích cực chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015

Những hiện vật, tài liệu đang đượctrưng bày tại huyện Trường Sa, tỉnhKhánh Hòa, đã góp phần khẳng địnhvững chắc chủ quyền biển, đảo thiêngliêng của Tổ quốc. Bằng máu xương,công sức, mồ hôi và nước mắt, các thếhệ người Việt đã bảo vệ vững chắc chủquyền biển, đảo của Tổ quốc, trong đócó chủ quyền không thể tranh cãi đối vớihai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Phòng Truyền thống đảo Nam Yếtđang trưng bày nhiều hiện vật, tài liệutrong và ngoài nước khẳng định việcthực hiện chủ quyền của Việt Nam đốivới hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Samột cách hòa bình, liên tục qua cácthời kỳ.

Tại gian trưng bày “Nhà nước phongkiến Việt Nam thực hiện chủ quyền ởhai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” có

4 tấm bản đồ cổ do người phương Tâyvẽ. Một trong số đó là tấm bản đồ “AnNam đại quốc họa đồ” của Giám mụcTaberd, xuất bản năm 1838 ghi rất rõ:Quần đảo Hoàng Sa thuộc nước AnNam; đồng thời thể hiện phần lãnh thổcủa Trung Quốc không hề có quần đảoHoàng Sa, Trường Sa.

Ở một góc khác trong phòng này làbản sao “Giấy chứng sinh” do đại diệnphái đoàn nước An Nam làm ở đảoHoàng Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa,ngày 28/8/1940, ghi thông tin: “Họ vàtên của em bé: Mai Kim Quy. Giớitính: Nữ. Ngày và nơi sinh:07/12/1939, lúc 15 giờ tại đảo HoàngSa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Là congái ông Mai Xuân Tập, nhân viên khítượng và bà Nguyễn Thị Thắng, nộitrợ. Người làm chứng thứ nhất:

Nguyễn Tăng Chuẩn, bác sĩ ĐôngDương. Người làm chứng thứ hai: ĐỗĐức Mai, Giám đốc Đài Phát thanh.Đại diện phái đoàn ký tên “Chauvet”.

Các cán bộ Phòng Truyền thống đảoNam Yết còn cho biết thêm, đợt khaiquật năm 1993-1994, 1995 và 1999 ởTrường Sa do Viện Khảo cổ học ViệtNam tiến hành đã tìm thấy nhiều di tích,di vật thời đại văn hóa Sa Huỳnh vốn ởvùng ven biển miền Trung Việt Namcách nay khoảng 2.000 năm và gốm, sứ,sành thời nhà Trần, Lê, Nguyễn...Những cứ liệu này đã chứng minh, lịchsử dựng nước và giữ nước của dân tộcViệt Nam đã trải qua bao thăng trầmnhưng việc thực thi chủ quyền ở haiquần đảo Hoàng Sa, Trường Sa luôntiếp nối liên tục và thống nhất.

K.Hoàn

Bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hoàng Sa, trường Sa

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1080 l 19.6.2014

Tối 13/6 tại TP. Hồ Chí Minh, BộVHTTDL tổ chức Chương trình giaolưu và giới thiệu các tác phẩm điệnảnh với chủ đề “Hướng về biển đảoquê hương”. Chương trình nhằm mụcđích giới thiệu các tác phẩm điện ảnhthuộc thể loại phim tài liệu về chủ đềbiển đảo, góp phần tuyên truyền sâurộng đến đông đảo quần chúng nhândân về chủ quyền biển đảo thiêngliêng của Tổ quốc, chương trình đãgiới thiệu nhiều bộ phim tài liệu quý,đem lại nhiều xúc cảm cho đông đảokhán giả.

Các bộ phim giới thiệu: “Trên hảiphận Tổ quốc”, “Một cõi anh hùng”,“Đầu sóng ngọn gió”, “Ghi nhanhtrên tuyến đảo Trường Sa”... đượcthực hiện bởi Hãng phim Thời sự vàTài liệu Trung ương và Xưởng phimQuân đội nhân dân Việt Nam. Các bộ

phim đã miêu tả rõ nét sự kiên cườngcủa các chiến sỹ hải quân đang ngàyđêm canh giữ nơi hải phận xa xôi củaTổ quốc, đồng thời các bộ phim đãcho công chúng thấy được tình cảmcủa các chiến sỹ nơi đầu sóng ngọngió với đất liền hậu phương.

Điểm nhấn của chương trình giaolưu và giới thiệu các tác phẩm điệnảnh với chủ đề “Hướng về biển đảoquê hương” là phần biểu diễn cakhúc “Tổ quốc gọi tên mình” củaNSƯT Tạ Minh Tâm và phần giaolưu với khán giả của Đại tá NguyễnĐức Long - nguyên Chính ủy viênVùng 4 Hải quân và Thượng tá PhanVăn Trân - nguyên Cụm trưởng Cụm

Điệp báo Bộ Tư lệnh Hải quân. Bêncạnh các câu chuyện thực tế tại quầnđảo Trường Sa khi còn công tác, cácvị khách mời cũng gửi gắm nhữnglời nhắn nhủ ý nghĩa tới khán giả,đặc biệt là những thanh niên vềnhững hành động đúng đắn và thiếtthực thể hiện tình cảm với biển đảoquê hương.

Chương trình được tổ chức nhưmột lời động viên gửi tới các chiến sỹhải quân, cảnh sát biển, lực lượngkiểm ngư, ngư dân đang ngày đêmbám đảo, bám biển có thêm sứcmạnh, vững vàng bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

CtV

tổ chức giao lưu, trình chiếu các tác phẩmđiện ảnh hướng về biển đảo

Sáng ngày 16/6/2014, BộVHTTDL tổ chức buổi gặp mặt cácphóng viên báo chí nhân kỷ niệmNgày Báo chí Cách mạng Việt Nam21/6. Thứ trưởng Bộ VHTTDL HồAnh Tuấn; Chánh Văn phòng, ngườiphát ngôn Bộ VHTTDL Phan ĐìnhTân chủ trì buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn bày tỏ cám ơnchân thành đến lãnh đạo, phóng viêncác cơ quan báo chí nhân Ngày Báo

chí cách mạng Việt Nam 21/6. Thứtrưởng đánh giá cao vai trò của báochí trong công tác tuyên truyền cáchoạt động Văn hóa, Thể thao, Du lịchvà Gia đình thời gian qua. Thứ trưởngmong muốn thời gian tới, các phóngviên báo chí tiếp tục đồng hành vớiBộ, hiến kế, góp ý cho những đề án,chiến lược, kế hoạch quan trọng củaBộ, đặc biệt tiếp tục tuyên truyền Nghịquyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XI về

xây dựng và phát triển văn hóa, conngười Việt Nam đáp ứng yêu cầu pháttriển bền vững đất nước. Bộ VHTTDLluôn sẵn sàng hợp tác và cung cấp cácthông tin chính thống, chuẩn xác, tạođiều kiện cho các phóng viên báo chítác nghiệp hiệu quả nhất.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Hồ AnhTuấn đã trao tặng quà kỷ niệm cho cáccơ quan báo chí, phóng viên có nhiềuđóng góp cho hoạt động Văn hóa, Thểthao và Du lịch theo sự đề cử, giớithiệu của các phóng viên báo chí thamdự buổi gặp mặt.

Văn PHòng

gặp mặt phóng viên báo chí nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Tối 12/6 tại thành phố Quy Nhơn,Sở VHTTDL tỉnh Bình Định phốihợp với thành phố Quy Nhơn tổ chứckhai mạc Ngày hội văn hóa thể thaomiền biển lần thứ XI năm 2014 vớichủ đề hướng về biển, đảo Việt Nam.Tham dự ngày hội có trên 500 diễnviên và vận động viên đến từ 5 huyệnven biển là Hoài Nhơn, Phù Mỹ, PhùCát, Tuy Phước và thành phố Quy

Nhơn. Ông Đào Minh Tâm - Giám đốc

Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Định,Phó Trưởng Ban Tổ chức cho biết:Nội dung của Ngày hội tập trung vàocác hoạt động chính tuyên truyền vềbiển đảo quê hương, như triển lãmtranh vẽ và các hình ảnh lịch sử vềquần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chủquyền thiêng liêng của Việt Nam; thi

trại đẹp với chủ đề “Thuyền và biển”;chương trình văn nghệ “Biển đảo -tình yêu Tổ quốc”; trưng bày các sảnphẩm hải sản tại các trại và chế biếnẩm thực truyền thống; các trò chơidân gian, hội chơi bài chòi cổ và thingười đẹp miền biển năm 2014.

Ngày hội văn hóa, thể thao miềnbiển lần này là dịp để tuyên truyềntinh thần yêu nước, niềm tin và tinh

Ngày hội văn hóa, thể thao miền biển tỉnh Bình Định 2014

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1080 l 19.6.2014

Nghề làm báo, được coi là một nghề“nguy hiểm” nhưng cũng đầy may mắnkhi có cơ hội được đặt chân đến mọimiền Tổ quốc. Nhưng có lẽ có một miềnnhớ hơn cả là thời điểm tháng 4/2013, khichúng tôi được theo con tàu HQ-996 củabộ đội hải quân tham gia chuyến công táctrên quần đảo Trường Sa và nhà giànDK1. Hơn 10 ngày lênh đênh trên biển,thăm hơn 10 đảo lớn nhỏ trên quần đảoTrường Sa, là khoảng thời gian mãi mãikhông thể nào quên. Đó cũng là chuyếncông tác đáng nhớ nhất suốt hơn 20 nămđeo đuổi nghề làm báo.

Lần đầu được đặt chân lên đảoTrường Sa Lớn, một niềm xúc động tràodâng. Xúc động vì giữa trời nắng gắt, cácchiến sỹ trên đảo vẫn nhiệt tình ra tận cầutàu chào đón các thành viên trong đoàn.Xúc động khi thấy người dân trên đảo, từnhững em bé 5-6 tuổi, đến các chị, các côđón chúng tôi như người thân đi xa trởvề. Nhưng xúc động nhất, thiêng liêngnhất là lúc chúng tôi đứng chào cờ, hátQuốc ca dưới chân cột mốc chủ quyềnđảo Trường Sa Lớn, điều mà không phảiai cũng có cơ hội.

Chúng tôi tác nghiệp ở nơi đượcmệnh danh là “quần đảo bão tố”, đượclàm việc trong cái mênh mông, sâu thẳm,ồn ào, dữ dội, chứa đựng nhiều hiểmnguy của biển; được sáng tác ngay trêntàu, trên xuồng; được chạy đua cùng connước thủy triều trong cái nắng bỏng thịt,tróc da, cùng với vô vàn sự thú vị kháctừ thiên nhiên huyền bí mang lại… Từtàu để ra được các đảo, đoàn công tácluôn ưu tiên các nhà báo đi chuyến canođầu tiên vì vậy việc di chuyển đòi hỏiphải thật nhanh, chính xác khi từ tàuxuống cano, lên đảo và quay trở lại. Máyquay, máy ảnh, đồ dùng của đoàn lúc nàocũng được bọc nilon lớn, chắc chắn, cẩnthận và sẵn sàng tác nghiệp ngay khi rờikhỏi tàu.

Và trong suốt 10 ngày lênh đênh trênbiển, chúng tôi được đến thăm các đảochìm, đảo nổi ở quần đảo Trường Sa,được gặp gỡ, trò chuyện với các chiến sỹtrên đảo, tôi đã thấy được lòng dũng cảm,sự kiên cường của các chiến sỹ Hải quânnhân dân Việt Nam. Những gương mặtcòn rất trẻ, chỉ khoảng 19-20 tuổi, nhưngtoát lên sự rắn rỏi, toát lên một nghị lựckiên cường.

Có món quà nào quý hơn nhữngdòng nước mát lành mà những ngườilính đảo dành cho bạn. Vẫn biết nhữngngười lính đảo đặc biệt là ở các đảochìm, nhà giàn DK1 đã phải rất khókhăn mới chắt lọc được những chậunước ngọt để phục vụ sinh hoạt, trồngtưới. Ở đảo, có khi 3-5 ngày mới đượctắm là chuyện thường. Thế nhưng, vẫnluôn là những chậu nước mát đón chúngtôi giữa cái nắng bỏng rát của trưa hè.Cuộc sống của các chiến sỹ và nhân dântrên các đảo của quần đảo Trường Sacũng thật gần gũi, thân thương. Nơi đầusóng ngọn gió ấy luôn có những côngtrình gợi nhớ hình ảnh của làng quê Việt.Đó là những tượng đài uy nghi vànhững mái chùa cổ kính thâm nghiêmngày đêm luôn vang vọng tiếng chuôngchùa, vang vọng lời nguyện cầu cho hòabình, cho quốc thái dân an. Rồi ngàyqua ngày, lớp học ở đảo Trường Sa vanglên những tiếng đánh vần. Nhữnggương mặt trẻ thơ, hồn nhiên đến lớptrong tình yêu thương của cô giáo trẻ.Từ Trường Sa đầy nắng và gió, từ mảnhđất khô cằn, khắc nghiệt, những đứa trẻđáng yêu kia sẽ là những mầm xanh tiếptục đâm chồi, nảy lộc, vươn cao khẳngđịnh sức sống nơi đảo xa…

Ấn tượng sâu đậm nhất có được trongchuyến đi, là buổi lễ tưởng niệm ở vùngnhà giàn các chiến sĩ đã nằm lại với biển

khơi. Để ghi lại những hình ảnh của buổilễ tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh ởthềm lục địa phía Nam, các phóng viênđã được các thuyền viên tàu HQ 571chuẩn bị cano từ sáng sớm và cùng vớihai thuyền viên lái cano, anh đã phảivòng đi vòng lại không biết bao nhiêu lầnđể ghi lại hình ảnh xúc động trong khôngkhí trang nghiêm, hào hùng giữa biểnkhơi từ boong tàu HQ 571. Có đảo, cảđoàn công tác phải chia làm nhiều mũi đicác điểm đảo. Nhưng không phải cứ đi làtới, là lên được đảo thăm các anh. Tôinhớ như in lần đầu tiên được lên đảochìm Leo Đao, Cô Lim. Sau chuyếnhành trình dài hàng trăm cây số, tàu neogần khu vực hai đảo chìm. Hồi hộp mongmỏi bao nhiêu, lại càng thất vọng bấynhiêu khi tàu chúng tôi tới khu vực đảochìm đúng vào thời điểm nước cạn, canobị vướng san hô không thể cập đảo. Vậylà anh em lính đảo đẩy cano luồn láchtránh những rặng san hô để trở ra tàu lớn.

Một buổi giao lưu nhẹ nhàng nhưngđong đầy cảm xúc vậy là diễn ra ngaytrên tàu chúng tôi thay vì trên đảo chìmnhư kế hoạch. Trái tim của những ngườiđàn ông cũng phải mềm đi khi cả tàucùng ra đứng trên boong nhìn theo nhữngchiếc cano nhỏ bé đưa các anh trở lại đảotrong buổi chiều ấy.

Sau chuyến tác nghiệp tại Trường Sa,trong mỗi chúng tôi đã có cách nhìn thậtkhác với cuộc đời. Dù còn bộn bề nhữnglo toan, dù có biết bao những phiền muộncủa cuộc sống đời thường, nhưng chỉ cầnnhớ đến hình ảnh những chiến sỹ trẻ vớigương mặt sạm nắng, chắc tay súng vữngvàng, hiên ngang canh giữ biển trời Tổquốc, chúng tôi lại thấy ấm lòng trở lại,như được tiếp thêm thêm nghị lực đểđược sống và được cống hiến.

yến nHi

Nhà báo tác nghiệp tại trường Sa

thần đoàn kết của dân tộc quyết tâmbảo vệ vững chắc chủ quyền biển,đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngàyhội là “điểm nhấn” trong đời sống

văn hóa, thể thao của các địa phương,cùng các hoạt động tưng bừng, kếthợp giới thiệu, quảng bá du lịch vớidu khách trong và ngoài nước. Ngày

hội văn hóa, thể thao miền biển tỉnhBình Định năm 2014 kết thúc vàongày 14/6.

V.toàn

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

14 số 1080 l 19.6.2014

Sự kiện vấn đề

Giải Quần vợt năng khiếu toànquốc năm 2014 đã khai mạc ngày15/6 tại tỉnh Sóc Trăng do Liên đoànQuần vợt Việt Nam phối hợp với SởVHTTDL tỉnh Sóc Trăng tổ chức.Các vận động viên tham dự Giải lầnnày sẽ thi đấu theo thể thức đơn nam,đơn nữ, đôi nam, đôi nữ ở các nhómtuổi: 10, 12, 14, 16, 18 tuổi trở xuống.

Giải này tạo điều kiện cho các vận

động viên trẻ thi đấu, cọ xát nâng caotrình độ chuyên môn ở một sân chơidành riêng cho thanh thiếu niên.Thông qua kết quả thi đấu của các vậnđộng viên ở Giải này, Ban tổ chức sẽtuyển chọn vận động viên có triểnvọng bổ sung cho đội tuyển trẻ quốcgia.

Đối tượng tham dự Giải là các vậnđộng viên do Liên đoàn Quần vợt Việt

Nam và Sở VHTTDL các tỉnh/thành,Bộ, ngành Trung ương giới thiệu. Vậnđộng viên là Việt kiều tham dự thi đấuphải mang theo hộ chiếu có xác nhậncư trú của Công an quận, tỉnh hoặcthành phố.

Giải Quần vợt năng khiếu toànquốc năm 2014 dự kiến kết thúc vàongày 24/6.

Huy Long

* Ngày 15/6, tại Trung tâm thi đấuthể thao tỉnh Thái Nguyên, Giải Cầulông công nhân, viên chức, lao độngtoàn quốc khu vực I đã khép lại.Tham gia giải có 152 vận động viênđến từ 13 tỉnh gồm: Lào Cai, Yên Bái,Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, SơnLa, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn,Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú Thọ vàThái Nguyên. Các vận động viêntham gia tranh tài ở 19 nội dung vớicác nhóm lứa tuổi: 20-30 tuổi, 31-40tuổi, 41-50 tuổi, 51-55 tuổi, 56-60tuổi ở giải dành cho công nhân, viênchức, lao động và các nhóm lứa tuổi:dưới 45 tuổi, trên 45 tuổi ở giải dànhcho lãnh đạo. Kết thúc giải, Ban Tổchức đã trao giải thưởng Nhất, Nhì,Ba cho 55 đôi vận động viên và chọnra 38 đôi vận động viên đạt thành tíchcao tiếp tục tham dự vòng chung kếtdự kiến tổ chức tại thành phố VĩnhYên (tỉnh Vĩnh Phúc), từ ngày 10/7đến ngày 20/7/2014. Trong đó, Đội

chủ nhà Thái Nguyên có 8 đôi vậnđộng viên tham gia vòng chung kết.

* Chiều 15/6, giải bóng đá Thiếuniên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ Anlần thứ 18 đã kết thúc sau 6 ngày thiđấu. Đây là giải đấu do Báo Nghệ Anphối hợp với Sở VHTTDL, Công tyCổ phần Bóng đá Sông Lam NghệAn tổ chức hàng năm, nhằm tạo ramột sân chơi bổ ích, lành mạnh chocác em đang trong độ tuổi Thiếu niênvà Nhi đồng. Giải đấu đã thu hút 25đội bóng ở cả hai lứa tuổi Thiếu niênvà Nhi đồng của 21 huyện, thành, thịtrên địa bàn tỉnh Nghệ An tham gia.Các đội bóng thi đấu theo hình thứcloại trực tiếp để tìm ra hai đội vô địchở hai lứa tuổi Thiếu niên và Nhiđồng. Kết quả: giải Nhất ở lứa tuổiNhi đồng thuộc về huyện Nam Đàn;giải Nhất ở lứa tuổi Thiếu niên thuộcvề đội thành phố Vinh.

* Sau 3 ngày thi đấu quyết liệt,chiều 15/6, Giải Bóng bàn trẻ, thiếu

niên, nhi đồng Cúp Truyền hình HảiDương mở rộng lần thứ XV đã kếtthúc với vị trí Nhất toàn đoàn ở cả hainội dung thi đấu đều thuộc về tỉnhHải Dương. Cụ thể, ở nội dung thiđấu nâng cao, với thành tích 7 Huychương Vàng, 8 Huy chương Bạc và3 Huy chương Đồng, đoàn tỉnh HảiDương đã giành giải Nhất toànđoàn. Ở nội dung phong trào, cả bagiải Nhất, Nhì, Ba đều thuộc về cácđơn vị của Hải Dương. Trong đó,đoàn Nhà thiếu nhi tỉnh Hải Dươnggiành giải Nhất với 6 Huy chươngVàng, 4 Huy chương Bạc, 4 Huychương Đồng, đoàn thị xã Chí Linh(tỉnh Hải Dương) giành giải Nhì vớithành tích 2 Huy chương Vàng, 4Huy chương Bạc, 3 Huy chươngĐồng và đoàn thành phố Hải Dươnggiành giải Ba với thành tích 2 Huychương Vàng, 2 Huy chương Bạc, 7Huy chương Đồng.

V.Sơn-n.anH

tiN thể thao

Ngày 12/6, sau hơn 4 tháng tranhtài sôi nổi, Đại hội Thể dục thể thaotỉnh Ninh Bình lần thứ V năm 2014đã thành công tốt đẹp.

Kết quả, đoàn thành phố NinhBình dẫn đầu bảng tổng sắp với 18

Huy chương Vàng, 13 Huy chươngBạc và 10 Huy chương Đồng. Đứngthứ hai là huyện Gia Viễn có 13 Huychương Vàng, 8 Huy chương Bạc và4 Huy chương Đồng. Huyện KimSơn giành được 12 Huy chương

Vàng, 13 Huy chương Bạc và 14Huy chương Đồng xếp thứ ba. BanTổ chức cũng trao nhiều huychương cho các vận động viên đạtthành tích xuất sắc ở từng nội dungthi đấu.

Đại hội Thể dục thể thao tỉnhNinh Bình lần thứ V năm 2014 cóhơn 1.200 vận động viên của 8

kết thúc Đại hội thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình lần thứ V năm 2014

khai mạc giải quần vợt năng khiếu toàn quốc 2014

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

15số 1080 l 19.6.2014

Sự kiện vấn đề

Theo Liên đoàn Bắn súng ViệtNam, Giải Súng hơi thanh thiếu niêntoàn quốc lần thứ 19 năm 2014 chínhthức khởi tranh từ ngày 18/6 tại Trungtâm huấn luyện thể thao quốc gia tại ĐàNẵng. Tại giải đấu lần này, các vậnđộng viên sẽ thi đấu tranh giải cá nhân,đồng đội ở hai nhóm: từ 18 tuổi trởxuống và 16 tuổi trở xuống. Các xạ thủở cả hai nhóm cũng sẽ tranh tài ở nội

dung súng trường hơi và súng ngắn hơicự ly 10m.

Liên đoàn Bắn súng Việt Nam cũngcho biết: Giải Súng hơi thanh thiếuniên toàn quốc là cơ hội để các vậnđộng viên trẻ thi đấu, cọ xát nâng caotrình độ chuyên môn. Đồng thời, thôngqua kết quả thi đấu, Ban Tổ chức sẽtuyển chọn vận động viên có triển vọngbổ sung cho đội tuyển trẻ quốc gia.

Vận động viên thi đấu cho địaphương nào phải có hộ khẩu thường trútại địa phương đó. Những vận độngviên không có hộ khẩu thường trú phảicó giấy xác nhận quân số của ngànhcông an, quân đội và giáo dục đào tạo.

Giải Súng hơi thanh thiếu niên toànquốc lần thứ 19 năm 2014 dự kiến kếtthúc vào ngày 23/6.

nam anH

giải Súng hơi thanh thiếu niên toàn quốc lần thứ 19

Ngày 14/6, tại quảng trường thànhphố Vĩnh Long đã diễn ra Giải Việt dãvì sức khỏe cộng đồng tỉnh Vĩnh Longnăm 2014. Hơn 450 vận động viên làđoàn viên, thanh niên các huyện, thị xã,thành phố, ban ngành đoàn thể và họcsinh, sinh viên các trường trung họcphổ thông, cao đẳng, đại học trên địabàn tỉnh đã tham gia.

Các vận động viên tranh tài ở 4 cưly: 1.500m nữ thiếu niên, 2.000m namthiêu niên, 2.000m nữ thanh niên và4.000m nam thanh niên. Kết quả, giảiNhất cự ly 1.500m thiếu niên nữ thuộc

về Phạm Yến Ngọc (trường Năngkhiếu thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Long);giải Nhất cự ly 2.000m thiêu niên namthuộc về Phạm Viết Thanh (huyệnVũng Liêm); cự ly 2.000m thiêu niênnữ thuộc về Lâm Thị Bích Quyên(trường Năng khiếu thể dục thể thaotỉnh Vĩnh Long); vận động viênNguyễn Quang Đức (huyện MangThít) đạt giải Nhất 4.000m thanh niênnam. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng traomột giải Nhì, một giải Ba và bảy giảiKhuyến khích cho vận động viên đạtthành tích ở mỗi cự ly thi đấu.

Ông Nguyễn Thanh An - Phó Giámđốc Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Long chobiết: phong trào chạy việt dã của tỉnhphát triển khá mạnh mẽ và rộng khắp,thu hút đông đảo đối tượng tham gialuyện tập như: học sinh, sinh viên, lựclượng vũ trang, cán bộ công chức, quầnchúng nhân dân.

Giải Việt dã vì sức khỏe cộng đồnglà một trong những giải đấu giúp tỉnhphát hiện và tuyển chọn những vậnđộng viên xuất sắc để đào tạo và thamdự các giải khu vực và toàn quốc.

Vũ minH

giải Việt dã vì sức khỏe cộng đồng tỉnh Vĩnh long năm 2014

Tối 15/6, tại Nhà thi đấu TP. BuônMa Thuột, Liên đoàn Vovinam ViệtNam phối hợp với Sở VHTTDL tỉnhĐắk Lắk tổ chức khai mạc giải vô địchtrẻ Vovinam toàn quốc lần thứ XIInăm 2014.

Tham gia giải đấu năm nay có 468võ sỹ đến từ 31 tỉnh/thành trong cả

nước. Các võ sĩ tranh tài ở 47 bộ huychương với 02 nhóm tuổi: 13-15 tuổivà 16-18 tuổi. Các võ sĩ sẽ tranh tài ởhai nội dung là quyền và hạng cân đốikháng.

Giải được tổ chức hàng năm nhằmđáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấumôn Vovinam môn võ cổ truyền của

người Việt, tạo điều kiện cho các vậnđộng viên trẻ trong cả nước đượctham gia thi đấu cọ xát, trao đổi kinhnghiệm. Góp phần bảo tồn và pháthuy truyền thống văn hóa thể thao củadân tộc, rèn luyện thân thể theo gươngBác Hồ vĩ đại.

tHế Hùng

khai mạc giải vô địch trẻ Vovinam toàn quốc lần 2014

huyện, thị xã, thành phố và 3 đơn vịlà Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quânsự tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạotham gia. Các đoàn thi đấu 12 môngồm: bóng đá, bóng chuyền, cầulông, bóng bàn, bơi, cờ vua, chạyviệt dã, điền kinh trong sân,

karatedo, vật dân tộc, quần vợt vàđá cầu.

Giám đốc Sở VHTTDL tỉnhNinh Bình - Lâm Quang Nghĩa nhậnxét, Đại hội thực sự trở thành ngàyhội của mọi người dân, góp phầnthúc đẩy phong trào tập luyện thể

dục, thể thao trong cộng đồng dâncư. Đây cũng là dịp để các cơ quanchuyên môn phát hiện, tuyển chọnnhững vận động viên năng khiếu bổsung cho các đội tuyển thể thao củatỉnh.

ĐứC minH

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

16 số 1080 l 19.6.2014

thông tin trao đổi

Hướng tới kỷ niệm 13 năm NgàyGia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2014), ngày 10/6, Hội Liên hiệpPhụ nữ tỉnh Thái Nguyên phối hợp vớiSở VHTTDL tỉnh và Vụ Gia đình (BộVHTTDL) đã tổ chức Hội nghị chuyênđề “Xây dựng nhân cách con ngườiViệt Nam từ giáo dục gia đình”.

Tại hội nghị, ông Hoa Hữu Vân -Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (BộVHTTDL) giới thiệu về vai trò của giađình Việt Nam đối với sự phát triển củaxã hội hiện đại.

Gia đình là môi trường đầu tiênmang tính quyết định tới sự hình thànhnhân cách con người ngay từ thuở lọtlòng, đồng thời tác động đến nhân cách

của họ trong suốt cuộc đời. Ngày nay,quá trình công nghiệp hóa và hội nhậpquốc tế đã làm thay đổi lối sống, giá trị,chuẩn mực truyền thống của gia đìnhViệt Nam. Đặc biệt, tình trạng suy thoáivề đạo đức, lối sống có chiều hướng giatăng, do đó, việc chú trọng giáo dục đạođức trong phạm vi gia đình, khôi phụcvà thực hành những văn hóa ứng xử củagia đình truyền thống như hiếu nghĩa,thủy chung, kính già yêu trẻ, anh emhoà thuận, chia sẻ yêu thương… là vấnđề mà đông đảo đại biểu tham dự hộinghị quan tâm. Nhiều đại biểu cho rằng,việc nâng cao vị thế và vai trò của giađình sẽ tạo cơ sở và động lực cho sựphát triển của xã hội.

Hội nghị chuyên đề đã giúp các cánbộ, công viên chức và đông đảo hộiviên Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyênnâng cao nhận thức về vai trò của giađình, cũng như cách giáo dục mỗithành viên trong gia đình trở thànhnhững công dân văn minh, có ích choxã hội. Từ đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyêntruyền những nội dung trên tới các cấpcơ sở.

Tại hội nghị, Ban Tổ chức cũng đãlồng ghép việc tuyên truyền, giáo dụctruyền thống yêu nước, đấu tranh kiêncường, bất khuất của gia đình Việt Namtrong lịch sử dựng nước, giữ nước,hướng về bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

nguyễn CúC

Xây dựng nhân cách con người Việt Nam từ giáo dục gia đình

Theo Sở VHTTDL Vĩnh Phúc, từđầu năm đến nay, tỉnh đã đón khoảng1.230.000 lượt khách, trong đó kháchquốc tế là 10.365 lượt, khách nội địa1.219.635 lượt, doanh thu ước đạt499,1 tỉ đồng. Hiện, Vĩnh Phúc bướcvào mùa cao điểm đón khách thamquan du lịch. Khác với mọi năm, dulịch Vĩnh Phúc năm nay đã có nhữngthay đổi đáng kể với hàng loạt đầu tưtừ cơ sở vật chất, điểm đến, cảnhquan... thu hút du khách từ khắp nơi.

Vùng núi Tam Đảo của Vĩnh Phúcđược thiên nhiên ưu đãi, khí hậu tronglành, mát mẻ. Khu nghỉ mát thị trấnTam Đảo với độ cao trung bình từ 800đến 900 mét, hiện có 85 cơ sở kinhdoanh lưu trú với 1.415 phòng nghỉ,giá phòng năm nay không tăng độtbiến như các năm trước do khách dulịch có kế hoạch lưu trú tại đây thườngđã liên hệ đặt phòng trước.

Ban Quản lý Khu du lịch Tam Đảocho biết: Từ đầu năm đến nay, Khu dulịch Tam Đảo đón gần 70.000 lượtkhách đến tham quan, nghỉ dưỡng.Bước vào mùa du lịch, Tam Đảo tăng

cường công tác quản lý, đảm bảo môitrường kinh doanh du lịch lành mạnh,chấm dứt tình trạng bán hàng rong, ănxin, cò mồi, đeo bám chèo kéo kháchdu lịch; thực hiện nghiêm túc việcniêm yết giá và bán theo giá niêm yết.Đồng thời siết chặt công tác thanh tra,kiểm tra, quản lý hoạt động lữ hành,hướng dẫn viên tại khu du lịch nhằmchấn chỉnh tình trạng lộn xộn trướcđây. Đặc biệt, Ban Quản lý Khu dulịch Tam Đảo đã xây dựng thành côngcuốn cẩm nang du lịch Tam Đảo giớithiệu những nét khái quát về Khu dulịch Tam Đảo, những điểm tham quan,du lịch, nghỉ dưỡng và tâm linh kháchdu lịch có thể ghé thăm.

Trên địa bàn Tam Đảo còn có khudanh thắng Tây Thiên rộng hơn trămhéc-ta nằm trong phạm vi Vườn Quốcgia Tam Đảo. Khu danh thắng TâyThiên có hàng chục công trình tôngiáo, tín ngưỡng uy nghi, đón mở nằmlọt trong một màu xanh ngút ngàn củacây rừng... là điểm dừng chân thu hútnhiều du khách về hành hương, lễ Phật.

Hiện nay, khu danh thắng Tây

Thiên đã được đầu tư cáp treo, phục vụdu khách có nhu cầu tham quan.

Bên cạnh các khu du lịch, nghỉdưỡng ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc còn cókhu du lịch Đại Lải nằm tại địa bàn thịxã Phúc Yên. Khu du lịch này đangdần trở thành trung tâm du lịch củatỉnh và thu hút nhiều du khách trongnước và nước ngoài với hơn 500hamặt nước cùng cảnh quan thiên nhiênđẹp và hệ sinh thái đa dạng, phongphú. Trên bờ hồ có Khu du lịch - nghỉdưỡng sinh thái cao cấp Flamingo ĐạiLải Resort với diện tích hơn 120ha,được bao quanh bởi các cánh rừng, cácdịch vụ giải trí đa dạng, các villa nghỉdưỡng cao cấp, hệ thống nhà hàngmang phong cách kiến trúc hiện đại,các dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng làđiểm hẹn dừng chân thú vị cho dukhách.

Hè này, Công ty đã khai trương hainhà hàng gần hồ Đại Lải và gần khurừng mang phong cách Á, Âu. Thiết kếhướng tới thiên nhiên tạo cho du kháchcảm giác gần gũi, tràn ngập sức sốngvới những món ăn đa dạng Châu Á,

Du lịch Vĩnh phúc thu hút du khách

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

17số 1080 l 19.6.2014

thông tin trao đổi

Hội nghị Xúc tiến hợp tác phát triểndu lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đã diễn rangày 10/6 tại TP. Đà Lạt với sự thamgia của hơn 100 đại diện doanh nghiệplàm du lịch tham dự.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp lữhành, kinh doanh dịch vụ du lịch đếntừ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và LâmĐồng đã đóng góp nhiều giải phápnâng cao chất lượng tour, tuyến, sảnphẩm du lịch. Đặc biệt, theo các doanhnghiệp, tỉnh Lâm Đồng và thành phốĐà Lạt cần chú ý đến các chương trìnhhợp tác giữa các bên: Công ty lữ hành- vận tải - đơn vị quản lý khu du lịch vàchính quyền nhằm cải thiện môi trườngdu lịch Đà Lạt - Lâm Đồng ngày càngthân thiện, hấp dẫn.

Theo đánh giá của một số doanhnghiệp, thời gian gần đây ngành du lịchĐà Lạt - Lâm Đồng đã có nhiều bướctiến đáng kể trong việc nâng cao chấtlượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.Điển hình như chương trình tour “Đạingàn xanh” - du khách tham gia trồngcây tại Đà Lạt lần đầu được tổ chức vàotháng 5 vừa qua, hay những dịch vụ dulịch mới đưa vào phục vụ du kháchtrong thời gian gần đây như đường hầmđiêu khắc độc đáo nhất Việt Nam (Khudu lịch Dalat Star, hồ Tuyền Lâm),cưỡi lạc đà (Khu du lịch thác Prenn),băng rừng bằng xe Jeep (Khu du lịchLàng Cù Lần), du lịch dã ngoại trảinghiệm “Đà Lạt không ở phố”, du lịchmạo hiểm… Các doanh nghiệp cho

rằng những kết quả trên cần được pháthuy để ngày càng có thêm nhiều dukhách đến được với những “cái mới”của du lịch Đà Lạt.

Dịp này, các doanh nghiệp cũng đãđược giới thiệu toàn bộ chương trìnhcủa Năm Du lịch quốc gia 2014 TâyNguyên - Đà Lạt, đặc biệt là các hoạtđộng trong đợt cao điểm du lịch hè vớichủ đề “Sôi động mùa hè Tây Nguyên”và mùa du lịch cuối năm chủ đề “Hội tụsắc màu Tây Nguyên”, nhằm giúp cácđơn vị lữ hành, công ty kinh doanh dịchvụ du lịch dễ dàng thiết kế các tour,tuyến đa dạng trong từng thời điểm giúpdu khách đến với Đà Lạt - Lâm Đồngcũng như vùng Tây Nguyên nói chung.

L.KHánH

lâm Đồng: Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

Tỉnh Gia Lai tập trung thực hiệnnhiều biện pháp ngăn chặn tình trạngbạo lực, xâm hại trẻ em, tạo sự chuyểnbiến mạnh mẽ về nhận thức và hànhđộng cụ thể của toàn xã hội trong việcbảo vệ trẻ em, thực hiện quyền trẻ em.

Với chủ đề “Hành động vì một xãhội không bạo lực, không xâm hại trẻem”, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnhcó sự phối hợp chặt chẽ, chủ động xâydựng chương trình, kế hoạch cụ thể củatừng đơn vị để triển khai thực hiện có kếtquả. Một trong những giải pháp hàngđầu và có tính chất quyết định là đẩymạnh công tác tuyên truyền, giáo dụctrong cộng đồng, nhằm nâng cao ý thứccùng chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Theo đó, tỉnh tăng cường nguồn lựcđầu tư và hỗ trợ cho đối tượng, nhất làtrẻ em nghèo, trẻ em ở vùng sâu, vùngxa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và trẻem có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Đồng thời, tạo điều kiện cho trẻ em thamgia vui chơi, giải trí thông qua các cáchoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục -thể thao và sự an toàn trong mùa hè.

Trước mắt, Tỉnh ủy Gia Lai tiếp tụctriển khai thực hiện Chương trình số52-CTr/TU ngày 18/4/2013 về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệtrẻ em trong tình hình mới. UBND tỉnhcũng đã phê duyệt Chương trình hànhđộng quốc gia vì trẻ em giai đoạn

2013-2020, gắn với kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội của địa phương; trongđó, có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệtdành cho trẻ em trên địa bàn, tạo môitrường hưởng thụ về tinh thần và vậtchất khá đầy đủ, lành mạnh.

Tỉnh Gia Lai hiện có gần 500.000 trẻem từ 0 đến 16 tuổi, chiếm 36,21% dânsố toàn tỉnh; trong đó, có đến 80.000 trẻem có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vàtập trung nhiều nhất trong các vùng đồngbào dân tộc thiểu số. Tình hình tội phạmxâm hại trẻ em trên địa bàn có chiềuhướng gia tăng. Riêng trong năm 2013,có 1.771 trẻ em bị xâm hại, bạo lực đãđược các cơ quan chức năng xử lý.

H.HiệP

hưởNg ứNg tháNg hàNh ĐộNg Vì trẻ em:

Ngăn chặn tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em

Châu Âu, đáp ứng mọi nhu cầu kháchdu lịch. Trong tháng 5/2014, khu dulịch Đại Lải đã thu hút 68.202 lượtkhách, trong đó nhiều lượt khách quốctế doanh thu ước đạt 21,2 tỉ đồng. Bêncạnh đó, khu du lịch Đải Lại còn đượcthiên nhiên ưu đãi cho vẻ đẹp của núi

rừng, của thiên nhiên vùng hồ nướcrộng, hệ thống các hòn đảo nhỏ và cáckhu nghỉ dưỡng điển hình như khu vuichơi, giải trí như Sân golf Đại Lải, khubiệt thự, ẩm thực cao cấp đảo Ngọc,Trại sáng tác văn học...

Bên cạnh các điểm du lịch chính,

Vĩnh Phúc đang chú trọng phát triểndu lịch tâm linh, làng nghề với hệthống các đền chùa như khu di tíchTùng Vân - Đình Thổ Tang, làng rắnVĩnh Sơn, Chùa Hà Tiên, khu di chỉĐồng Đậu, Tháp cổ Bình Sơn.

t.t.n

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống

18 số 1080 l 19.6.2014

Ngày 12/6, Sở VHTTDL tỉnhAn Giang mở lớp truyềndạy đàn Chà-pây cho một

số thanh niên Khmer có năng khiếuvà đam mê nghệ thuật dân tộc, quađó góp phần bảo tồn loại hình nghệthuật diễn tấu tấu đàn Chà-pây - Disản văn hóa phi vật thể của đồng bàoKhmer Nam Bộ.

Trong thời gian 2 tháng (thời gianhọc 5 ngày/tuần từ tháng 6-8/2014),các học viên được nghệ nhân ChauNưng và nghệ nhân Chau Hunh (xãÔ Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh AnGiang) truyền dạy về cách chơi đànChà-pây, các nốt nhạc cơ bản, cáchbấm phím, đánh đàn, luyến láy theođiệu nhạc. Các học viên của lớp đầutiên này sau khi đàn được các bảnnhạc đơn giản sẽ tiếp tục chỉ dạy chocác lớp tiếp theo, từ đó phát triểnrộng nghệ thuật chơi đàn Chà-pâyđến đông đảo bà con Khmer trongtỉnh. Cùng với đó là việc lồng ghépcác tiết mục biểu diễn đàn Chà-pâyvào trong các lễ hội, sinh hoạt truyềnthống của bà con Khmer, tiến tới bảotồn loại hình văn hóa đặc sắc này.

Nghệ nhân Chau Nưng (sinh năm1937), người duy nhất biết chơi vàchế tác đàn Chà-pây ở tỉnh An Giangchia sẻ: Là người gắn bó với cây đànChà-pây từ bé, tôi rất vui khi thấy

Đảng, Nhà nước quan tâm đến loạihình nghệ thuật truyền thống củangười Khmer, nhất là mới đây nghệthuật Chầm-riêng Chà-pây của ngườiKhmer Nam Bộ được Bộ VHTTDLcông nhận là Di sản văn hóa phi vậtthể quốc gia. Tôi cảm ơn lãnh đạo SởVHHTDL tỉnh An Giang cùng cáccấp có liên quan đã tạo điều kiện mởlớp dạy đàn Chà-pây nhằm giữ gìn,bảo tồn và phát huy loại hình nghệthật truyền thống đặc sắc của ngườiKhmer. Để duy trì và phát huy loạihình nghệ thuật đàn Chà-pây cần cóthế hệ kế thừa, bản thân tuy tuổi đãcao nhưng tôi sẽ cố gắng truyền đạtvà hướng dẫn những kinh nghiệm đểcác em học viên biết và tiếp tục giữgìn loại hình văn hóa nghệ thuật đặcsắc của dân tộc.

Chầm-riêng Chà-pây (chầm riêngnghĩa là hát, Chà-pây tức là cây đànChà-pây), một loại hình nghệ thuậttrình diễn dân gian có từ lâu đời vàphổ biến trong các phum sóc củađồng bào Khmer trước đây. Nghệthuật chơi Chầm-riêng Chà-pây gọilà đơn ca độc tấu hay “ca kểchuyện”. Nhạc cụ chính là đàn Chà-

pây. Ðàn Chà-pây thường được làmbằng cây gỗ mít hoặc cây lành canh.Thùng đàn có mặt trước rộng 37cm,mặt sau 30cm. Trên đàn có bộ phậnmắc dây đàn gọi là ngựa đàn đượcvuốt cong vút, chạm trổ hoa văn độcđáo. Cần đàn dài 12cm thường dùnggỗ hương, cẩm. Là nhạc khí hai dâyduy nhất trong nghệ thuật âm nhạccủa đồng bào Khmer, đàn có 12 phímtheo hệ thống thang âm ngũ cung vớiđầy đủ sắc thái âm trầm ấm, sâulắng, đặc biệt phù hợp với thể loạinhạc tự sự, diễn ca lắng đọng. Tuynhiên hiện nay số người biết đàn hátChầm-riêng Chà-pây ở Đồng bằngsông Cửu Long chỉ còn lại vài người.Có thể kể đến nghệ nhân Lý Sêm(Sóc Trăng), nghệ nhân Chau Nưng(An Giang), nghệ nhân Danh XàRậm (Bạc Liêu) và nghệ nhân ThạchMâu (Trà Vinh). Hầu hết các nghệnhân đều đã cao tuổi nhưng thế hệ kếthừa thì rất hiếm hoi nên việc mở lớptruyền dạy đàn Chà-pây sẽ góp phầnhiệu quả vào việc bảo tồn, gìn giữ vàphát huy nghệ thuật diễn tấu độc đáocủa người Khmer.

minH HạnH

truyền dạy loại hình nghệ thuật diễn tấu đặc sắc của dân tộc khmer

Sau 6 ngày diễn ra liên tục tạithành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồngvới sự tham dự của hơn 500 nghệnhân đến từ 25 đoàn nghệ thuật trongcả nước, Liên hoan độc tấu và hòatấu nhạc cụ dân tộc 2014 bế mạc vàotối 15/6. Liên hoan do Bộ VHTTDLphối hợp với Sở VHTTDL tỉnh LâmĐồng, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, HộiNghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức,quy tụ hơn 500 nghệ nhân đến từ 25

đoàn nghệ thuật trên cả nước.154 tiết mục trình diễn tại Liên

hoan thuộc các loại hình, nhạc cụđặc trưng của dân tộc như: Chèo,Tuồng, Cải lương, Nhã nhạc cungđình Huế… Đặc biệt là nhạc cụ củacác dân tộc bản địa Tây Nguyên nhưChuru, Mạ, K’Ho, Ê Đê với đàn đá,đàn T’rưng, cồng chiêng. Kết thúcLiên hoan, Ban Tổ chức trao 23 giảiVàng cho những chương trình và cá

nhân có tiết mục xuất sắc. Đây không chỉ là hoạt động

hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia2014 Tây Nguyên - Đà Lạt, Liênhoan còn là hoạt động ý nghĩa nhằmquảng bá và giới thiệu đến ngườidân và du khách trong và ngoài nướcvề các loại hình biểu diễn nhạc cụtruyền thống của Việt Nam đa dạng,phong phú và hấp dẫn.

n.H

liên hoan Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc 2014

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống

19số 1080 l 19.6.2014

Bảo tàng tỉnh Hà Giang phối hợpvới Viện Khảo cổ học Việt Nam vừatìm ra dấu tích ngôi chùa Nậm Dầu cổcó niên đại 600 năm tại khu vực thônNậm Thanh, xã Ngọc Linh, huyện VịXuyên, tỉnh Hà Giang. Kiến trúc chínhcủa chùa Nậm Dầu dù không cònnguyên vẹn nhưng dấu tích của nócùng với những di vật tìm được, có giátrị lịch sử, văn hóa lớn, góp phần khôngnhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử, vănhóa thời Trần ở địa phương.

Các nhà khảo cổ học đã tìm ra đượcrất nhiều di vật minh chứng cho sự tồntại của ngôi chùa cổ, tìm được đủ cảbốn đầu đao lợp ở bốn góc mái chùa.Hai bên là hai con rồng, đầu và thânrồng được làm rời, gắn trên ngói úpnóc. Ngoài ra còn có các lá đề lệch, in

nổi rồng cũng được gắn trên ngói nócvới nhiều bộ phận tinh vi và phức tạp.

Đoàn khảo cổ còn phát hiện đượckhá nhiều di vật như đá cuội, ngói sen,ngói mũi vát, một số chân tảng đá,tượng rồng gắn trên ngói úp nóc, tượnguyên ương, đầu sư tử, tượng chim(Phượng hoặc Hạc) bằng đất nung…Trong đó có những di vật chỉ thấy cómặt trong Hoàng thành Thăng Longhoặc ở các công trình lớn, quan trọngcủa triều đình. Có di vật lần đầu tiênphát hiện được ở Việt Nam và ở miềnnúi phía Bắc như: đầu đao hai mặt tạonổi hình rồng, kích thước khá lớn,tượng Hạc trang trí khá đẹp bằng đấtnung... Căn cứ những di vật tìm được,các nhà khoa học khẳng định: ChùaNậm Dầu được khởi dựng từ thời Trần,

khoảng nửa cuối thế kỷ XIV. Đoànkhảo cổ đã phát hiện thêm một số di vậtcó giá trị chứng minh cho sự tồn tại củamột ngôi chùa nữa tại địa bàn thôn NàLách, xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên.Qua những bằng chứng tìm thấy có thểkhẳng định, ngôi chùa trên được xâydựng vào thời Trần, có niên đại cáchngày nay 600 năm nhưng diện tích nhỏhơn nhiều so với chùa Nậm Dầu.

Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang làđịa phương có nhiều di tích kiến trúcthời Trần, trong đó có tới 2 Bảo vật quốcgia đã được Thủ tướng Chính phủ côngnhận. Việc tìm thấy các dấu tích chùa cổkhông chỉ mang ý nghĩa to lớn về tinhthần mà còn có giá trị không nhỏ trongviệc phát triển du lịch ở địa phương.

ĐứC Kiên

phát hiện dấu tích hai chùa cổ tại hà giang

Huyện Lắk là điểm đến khá phổ biếncủa du khách quốc tế và trong nước mỗilần đến Đắk Lắk. Đây là địa phươngđược thiên nhiên ưu đãi với nhiều tiềmnăng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉdưỡng và du lịch văn hóa. Trong đó, HồLắk (điểm du lịch quốc gia) đã đượctỉnh Đắk Lắk phê duyệt quy hoạch vớidiện tích 166ha gồm 4 phân khu: khu dulịch buôn Ma Liêng, khu du lịch buônJun, khu du lịch trung tâm thị trấn LiênSơn, khu du lịch sinh thái và nuôi thảthú rừng. Đến hồ Lắk, du khách sẽ đượcthưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiênthơ mộng với hồ nước rộng mênhmông, được ngồi trên bành voi hay trênnhững chiếc thuyền độc mộc để dungoạn phong cảnh. Bên cạnh hồ Lắk,địa bàn huyện Lắk còn có một số điểmkết nối là điểm đến thiên nhiên mang vẻđẹp sinh thái như: Thác Bìm Bịp (xãYang Tao), rừng đặc dụng Nam Ka,Vườn quốc gia CưYangSin, hồ thủyđiện Buôn Tua Sar, khu căn cứ cáchmạng thác Ba Tầng (xã Krông Nô)...Ngoài ra, đến với Lắk du khách còn

được khám phá nền văn hóa bản địa đặcsắc của người M’nông và Êđê.

Thời gian qua, huyện Lắk đã tăngcường đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chấtkỹ thuật du lịch, đẩy mạnh quảng bá, xúctiến nhằm thu hút khách du lịch. Vì vậy,du khách đến với Lắk ngày càng tăng.Từ năm 2010 đến nay, huyện Lắk đã đón223.000 lượt khách du lịch, doanh thugần 51 tỉ đồng. Tuy giàu tiềm năng,nhưng du lịch ở đây vẫn được đánh giálà kém phát triển, khiến Lắk chưa thể trởthành điểm đến hấp dẫn du khách.Nguyên nhân rõ nhất là do các điểm dulịch phát triển manh mún, đơn điệu, sảnphẩm du lịch nghèo nàn, ô nhiễm môitrường sinh thái tại các điểm tham quanngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, việckinh doanh du lịch còn thiếu sự liên kết,thiếu tính chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộquản lý, nhân viên phục vụ chưa đượcđào tạo bài bản...

Huyện Lắk phấn đấu thực hiện mụctiêu đưa du lịch trở thành ngành kinhtế quan trọng vào năm 2020 và địnhhướng đến 2030, trở thành một trong

những địa điểm du lịch sinh thái nghỉdưỡng của tỉnh cũng như quốc gia vớinhững sản phẩm độc đáo như thamquan buôn làng, đi thuyền độc mộc,cưỡi voi dạo hồ và du lịch cộng đồnggắn với bảo tồn và phát triển văn hóacác buôn làng dân tộc Êđê, M’nông.

Để khai thác hiệu quả, biến tiềmnăng du lịch thành thế mạnh kinh tế,huyện Lắk xây dựng đề án về phát triểndu lịch trên cơ sở bảo vệ các danhthắng, cảnh quan thiên nhiên, di tíchlịch sử, văn hóa; cải tạo hồ Lắk thànhđiểm nhấn của huyện và tỉnh; lồngghép du lịch với các chương trình pháttriển kinh tế-xã hội khác; tạo ra nhiềusản phẩm mới; tổ chức những sự kiệnsinh hoạt văn hóa của đồng bào bản địađịnh kỳ thường niên, để thu hút dukhách đến với địa phương. Đồng thời,đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồnggắn với bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hóa các buôn đồng bào Êđê,M’nông để hài hòa lợi ích giữa Nhànước, doanh nghiệp và người dân.

Huy Long

Đắk lắk phát triển du lịch cộng đồng

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1080 l 19.6.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PhaN ĐìNh TâN

Biên tậpTruNg kIêN, Thế hùNg

Địa chỉ51 Ngô Quyền - hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNg Ty TNhh mộT ThàNh VIêN

IN Và VăN hóa Phẩm

Hội thảo “Du lịch - Nguồn sứcmạnh để phát triển bền vững”do Hội đồng Xúc tiến Du lịch

Châu Á (Hà Nội là thành viên) tổ chứcmới đây tại Hà Nội được xem là hoạtđộng nổi bật nhất trong vòng chục nămqua. Du lịch bền vững hay người taquen gọi là “Du lịch xanh”, nếu thẳngthắn nhìn nhận lại, nó chưa định hìnhbằng những hoạch định, bằng những kếhoạch cụ thể của Hà Nội trong thời gianqua. Tuy nhiên, cũng không thể nói HàNội không xuất hiện loại hình du lịchxanh, duy chỉ có điều nó phát triển mộtcách tự phát do tự thân các doanhnghiệp gây dựng nên.

Ngay từ cuối những năm 90 của thếkỷ trước, du lịch sông Hồng xuất hiệnnhư một thứ mới mẻ, lạ lẫm trên mộtchất liệu rất dân dã: Đi tàu dọc bờ sôngngắm mặt nước mênh mang, cảnh sắc,di tích và làng cổ ven bờ. Đến nay, dulịch sông Hồng vẫn tồn tại nhưng khôngcòn được hấp dẫn như trước bởi nókhông được đầu tư đúng mức về cơ sởvật chất tàu thuyền, hạ tầng bến bãi, cácdịch vụ du lịch và sự phối hợp đầu tư tạiđiểm đến. Rồi tới sản phẩm du lịch sinhthái, đạp xe khám phá làng quê nôngthôn và cuộc sống người dân ngoạithành Hà Nội; gần đây nhất, là các tuadu lịch khám phá phố cổ Hà Nội, thamquan Hồ Tây bằng xe điện, bố trí chokhách đi tìm hiểu phong tục, tập quán,văn hóa, ẩm thực làng cổ Đường Lâm,du lịch nông nghiệp… Có thể nói, cácsản phẩm du lịch này khá hấp dẫn dukhách, đặc biệt là khách nước ngoài bởi,ngoài sự thân thiện với môi trường, vớicuộc sống; du khách còn tự mình khámphá, cảm nhận những nét riêng của từngvùng miền. Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh -Giám đốc Công ty ATC Việt Nam, đơnvị quản lý Trang trại du lịch Đồng quêBa Vì cho biết: “Du lịch nông nghiệp đãchứng minh sự đóng góp to lớn khôngnhững về mặt kinh tế mà còn về các mặt

xã hội, bảo vệ môi trường, tự nhiên, vănhóa và lịch sử”.

Tuy vậy, phát triển du lịch xanh mớiđược ghi nhận bước đầu ở việc xâydựng sản phẩm du lịch là chính; việcbảo vệ cảnh quan môi trường, di tích tạiđiểm đến cũng còn nhiều điều cần bàn.Bởi sự quan tâm, chỉ đạo của các cấpchính quyền, các cơ quan chức năng liênquan chưa thực sự quyết liệt; còn xảy ratình trạng rác thải bừa bãi, cảnh quan bịxâm hại, các dịch vụ du lịch lộn xộn...

Nhìn sang Thủ đô các nước trongkhu vực như Tokyo (Nhật Bản), Soeul(Hàn Quốc) Kualalumpur (Malaysia),Jakarta (Inđônêxia)… mới thấy, pháttriển du lịch bền vững được chínhquyền các thành phố quan tâm từ lâuvới những chiến lược tầm cỡ. Đó là việctận dụng các sản phẩm du lịch sinh tháiđể đầu tư và khai thác; là xây dựngnhững tuyến tiên đường, những phươngtiện du lịch không khói; là phát triểnnhững vùng du lịch xanh…

Nhận thức được tầm quan trọng củatính bền vững trong hoạt động du lịch,Hà Nội đã đưa yếu tố “thân thiện vớimôi trường” vào trong mục tiêu pháttriển du lịch đến năm 2020 nhằm phát

triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huycác giá trị văn hóa, nhân văn, bảo vệmôi trường, sinh thái, xã hội. ÔngTrương Minh Tiến - Phó Giám đốc SởVHTTDL Hà Nội cho biết: Trong thờigian tới, du lịch Thủ đô trình làng mộtsố sản phẩm Du lịch xanh mới như dulịch sinh thái Sóc Sơn, du lịch tâm linh,ăn nghỉ tại nhà dân Ba Vì (homstay).Giá trị cảnh quan, sinh thái tại khu vựcVườn Quốc gia Ba Vì, khu danh thắngHương Sơn, khu vực núi Sóc - hồ ĐồngQuan… cùng được đầu tư khai thác.Bên cạnh đó, Hà Nội còn xây dựng pháttriển hai vành đai du lịch gồm vành đaisông Hồng, sông Đáy với sản phẩmchính là du lịch sinh thái ven sông.Thành phố khuyến khích phát triển dulịch bền vững nhưng yêu cầu các bênliên quan phải có trách nhiệm với môitrường. Theo đó, thành phố sẽ xây dựngquy chế cụ thể khai thác du lịch gắn vớibảo vệ tài nguyên môi trường, liên kếtvới cộng đồng dân cư trong hoạt độngbảo vệ môi trường… Với những giảipháp đó, Hà Nội không chỉ là điểm đếnthân thiện mà còn có sức hấp dẫn tới dukhách trong và ngoài nước.

t.t.n

làm gì để phát triển du lịch bền vững?

Tổ chức tour đạp xe khám phá làng quê nông thôn và cuộc sống người dân ngoại thành