toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1103 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1103 ngày 27/11/2014 Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ III (Tr.8) Trao danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho các nhà giáo thuộc các cơ sở đào tạo của Bộ VHTTDL (Tr.2) - Việt Nam xếp thứ 5 Ðại hội Thể thao bãi biển Châu Á - ABG 2014 (Tr.14) - Vai trò của cha mẹ trong phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em (Tr.10) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh kiểm tra công tác chuẩn bị cho Đại hội TDTT toàn quốc tại Nam Định Ngày 22/11, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cùng đoàn công tác của Bộ VHTTDL đã kiểm tra công tác chuẩn bị các điều kiện tổ chức Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 tại tỉnh Nam Định, địa phương đăng cai tổ chức chính. Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 được tổ chức tại 9 tỉnh/thành (Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Nội, Khánh Hòa, Nam Định); trong đó tỉnh Nam Định là điểm tổ chức chính, nơi diễn ra Lễ Khai mạc (ngày 06/12), Lễ Bế mạc (ngày 16/12) và 13 môn thi đấu với 747 nội dung. (Xem tiếp trang 2) trONG Số NàY Ảnh: SONG TUẤN Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật của nước bạn Lào trong đêm Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ III Tối 23/11, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ III đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu khách mời là diễn viên, đạo diễn, đại diện các nhà làm phim, nhà sản xuất, kinh doanh điện ảnh đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cùng đông đảo các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam. Dự Lễ khai mạc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - Nguyễn Thế Thảo; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Vũ Ngọc Hoàng. (Xem tiếp trang 9) Vì một cộng đồng ASEAN hài hòa, đoàn kết, đùm bọc và chia sẻ Tối 21/11, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Đại đoàn kết ASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng”. Đây là sự kiện do Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Ban, Bộ, ngành Trung ương, địa phương và Đại sứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội tổ chức nhằm giới thiệu văn hóa các nước ASEAN, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, gắn kết các quốc gia, góp phần xây dựng một cộng đồng ASEAN đoàn kết, năng động, phát triển, một khu vực hòa bình thịnh vượng. (Xem tiếp trang 3)

Upload: pham-viet-long

Post on 10-Jul-2015

166 views

Category:

News & Politics


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1103 ngày 27/11/2014

Triển lãm Mỹ thuật ứng dụngtoàn quốc lần thứ III

(Tr.8)Trao danh hiệu Nhà giáo Ưu tú

cho các nhà giáo thuộc các cơ sởđào tạo của Bộ VHTTDL

(Tr.2)- Việt Nam xếp thứ 5 Ðại hộiThể thao bãi biển Châu Á - ABG 2014

(Tr.14)- Vai trò của cha mẹ trong phòng, chống bạo lực,xâm hại trẻ em

(Tr.10)

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh kiểm tra công tác chuẩn bị cho Đại hội TDTTtoàn quốc tại Nam Định

Ngày 22/11, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh cùng đoàn công tác của BộVHTTDL đã kiểm tra công tác chuẩn bịcác điều kiện tổ chức Đại hội Thể dục thểthao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 tạitỉnh Nam Định, địa phương đăng cai tổchức chính. Đại hội Thể dục thể thaotoàn quốc lần thứ VII năm 2014 được tổchức tại 9 tỉnh/thành (Thái Bình, HàNam, Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương,Hòa Bình, Hà Nội, Khánh Hòa, NamĐịnh); trong đó tỉnh Nam Định là điểmtổ chức chính, nơi diễn ra Lễ Khai mạc(ngày 06/12), Lễ Bế mạc (ngày 16/12) và13 môn thi đấu với 747 nội dung.

(Xem tiếp trang 2)

trONG Số Này

Ảnh:

SO

NG

TU

ẤN

Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật của nước bạn Lào trong đêm Khai mạc

Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ IIITối 23/11, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ III đã chính thức khai

mạc tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội với sự tham dự của hơn 1.000 đạibiểu khách mời là diễn viên, đạo diễn, đại diện các nhà làm phim, nhà sảnxuất, kinh doanh điện ảnh đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,cùng đông đảo các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam. Dự Lễ khai mạc cóPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - Nguyễn ThếThảo; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Vũ Ngọc Hoàng.

(Xem tiếp trang 9)

Vì một cộng đồng ASEAN hài hòa, đoàn kết, đùm bọc

và chia sẻ

Tối 21/11, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội)đã diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Đại đoàn kết ASEAN -Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng”. Đây là sự kiện do Bộ VHTTDLphối hợp với Bộ Ngoại giao, các Ban, Bộ, ngành Trung ương, địa phương và Đạisứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội tổ chức nhằm giới thiệu văn hóa các nướcASEAN, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, gắn kết các quốc gia, góp phần xâydựng một cộng đồng ASEAN đoàn kết, năng động, phát triển, một khu vực hòabình thịnh vượng. (Xem tiếp trang 3)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 Số 1102 l 20.11.2014

Phó Chủ tịch UBND tỉnh NamĐịnh - Bùi Đức Long cho biết, đến nayNam Định đã hoàn thành và đưa vàosử dụng Cung thể thao gồm nhà thiđấu đa năng và bể bơi có mái che vớitổng kinh phí 1.000 tỷ đồng. Nhà thiđấu đa năng có sức chứa 4.000 ngườilà công trình đạt chuẩn quốc tế. Bể bơimái che với sức chứa 1.000 chỗ ngồicũng là công trình đạt chuẩn quốc tếvới các trang thiết bị được nhập khẩutừ Tây Ban Nha.

Tỉnh Nam Định cũng đã hoàn tấtviệc cải tạo, tu bổ các cơ sở hạ tầnghiện có như Sân vận động ThiênTrường, Nhà Văn hóa 03/02, Nhà thiđấu Trần Quốc Toản, Nhà thi đấu cáchuyện Giao Thủy, Hải Hậu, TrườngCao đẳng Sư phạm Nam Định, Trungtâm Điện ảnh sinh viên. Ngoài ra, địaphương cũng đã bố trí 7 điểm kháctrên địa bàn thành phố Nam Định chocác vận động viên tập luyện. Để đảmbảo các điều kiện ăn, nghỉ tốt nhất chocác đoàn vận động viên, khách mời...,Nam Định đã lựa chọn 187 cơ sở lưutrú, với hơn 3.000 buồng. Ngoài ra,tỉnh cũng sử dụng khu làng sinh viên

với sức chứa 3.400 giường với giá từ150-250 nghìn đồng/phòng. Các côngtác khác như đảm bảo an ninh trật tự,an toàn giao thông, y tế, an toàn vệsinh thực phẩm, vệ sinh môi trường,tỉnh đã có phương án cụ thể đảm bảosự kiện thể thao lớn nhất đất nước diễnra an toàn.

Kịch bản Lễ Khai mạc đang đượcNhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam hoànthiện. Hiện nay, chương trình tập luyệnđang được Nhà hát Ca Múa Nhạc ViệtNam triển khai tại Nam Định và HàNội. Dự kiến ngày 05/12, sẽ tổngduyệt Lễ khai mạc tại Sân vận độngThiên Trường.

Phó Chủ tịch Bùi Đức Long đềnghị Bộ VHTTDL cùng các Bộ, ngànhliên quan khẩn trương hỗ trợ NamĐịnh kinh phí tổ chức Đại hội. Vềcông tác tuyên truyền, ông Long chorằng, đến thời điểm này khi đã diễn racó một số môn thi đấu của Đại hội thểdục thể thao toàn quốc 2014 thì côngtác tuyên truyền về Đại hội trên cácphương tiện thông in đại chúng cònhạn chế, chưa thực sự xứng tầm với ýnghĩa của sự kiện...

Phát biểu kết luận cuộc làm việc,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giácao nỗ lực của Nam Định trong việcchuẩn bị hạ tầng phục vụ Đại hội Thểdục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm2014, đồng thời đề nghị địa phươnglàm tốt các công tác như đảm bảo anninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinhmôi trường, an toàn vệ sinh thựcphẩm, chỉnh trang đường phố... Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh giao Tổngcục Thể dục thể thao khẩn trương đềxuất các Bộ, ngành Trung ương liênquan để lo kinh phí cho Nam Định; đềnghị Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Namsớm hoàn thiện kịch bản Lễ khai mạc,trong Lễ khai mạc cần dành khoảng1/3 thời lượng tuyên truyền, giới thiệuvề Nam Định.

Cùng ngày, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm traSân vận động Thiên Trường (nơi diễnra Lễ Khai mạc) và Cung thể thao tỉnhNam Định (nơi diễn ra Lễ Bế mạc);khảo sát khu Làng vận động viên (nơiăn, nghỉ của các vận động viên trongthời gian tham gia thi đấu).

nguyễn trường

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (Tiếp theo trang 1)

Chiều 19/11, tại trụ sở BộVHTTDL, thừa uỷ quyền của Chủtịch Nước, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đã trao danh hiệu Nhà giáo Ưutú cho 7 nhà giáo thuộc các cơ sở đàotạo thuộc Bộ.

Chúc mừng 7 nhà giáo được Chủtịch Nước phong tặng danh hiệu Nhàgiáo Ưu tú, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh bày tỏ hy vọng và tin tưởng rằngtrong những năm tới, sẽ có thêm nhiềuthầy giáo, cô giáo của các cơ sở đàotạo trực thuộc Bộ được đón nhận danhhiệu cao quý này. Cùng với 27 Nhà

giáo Nhân dân, 181 Nhà giáo Ưu tú,các cán bộ quản lý giáo dục củaNgành sẽ giữ vững uy tín, phát huyhơn nữa ảnh hưởng của nhà giáo, tiếptục cống hiến cho sự nghiệp giáo dụcđào tạo của Ngành và đất nước.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳngđịnh, thời gian qua, các cơ sở đào tạotrực thuộc Bộ đã có nhiều cố gắng tìmtòi, đổi mới công tác quản lý, chươngtrình, phương pháp dạy và học theohướng phát triển năng lực tư duy sángtạo của học sinh, sinh viên; việc thi,tuyển, đánh giá kết quả giáo dục, nâng

cao chất lượng giáo dục và đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao đápứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Cũng theo Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh, việc đề xuất và thực hiện chínhsách cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáodục, học sinh, sinh viên dấn tộc thiểusố, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệtkhó khăn được ưu tiên, chú trọng, tạođiều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giáodục-đào tạo phát triển. Trong đó có sựđóng góp rất nhiều của các thầy giáo,cô giáo.

Song nguyên

Trao danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho các nhà giáo thuộc các cơ sở đào tạo của Bộ VHTTDL

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3Số 1102 l 20.11.2014

Đến dự có Phó Thủ tướng PhạmBình Minh; Tổng Thư ký Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á - ASEAN, ôngLê Lương Minh; cùng các đồng chílãnh đạo và đại diện các Ban, Bộ,ngành, Đoàn thể Trung ương, cáctỉnh/thành, các chức sắc tôn giáo, cácnhân sĩ, trí thức, nghệ sĩ, nghệ nhân, giàlàng, trưởng bản đại diện cộng đồngcác dân tộc Việt Nam; các vị đại sứ, đạidiện các nước ASEAN, đại diện các tổchức quốc tế tại Hà Nội; cùng du kháchvà toàn thể đồng bào dự và theo dõi.

Phát biểu khai mạc chương trình,Phó Thủ tướng Phạm Bình Minhkhẳng định: Những ngày “Đại đoàn kếtASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc,một cộng đồng” là một hoạt động ýnghĩa trước thềm ASEAN tiến tới hìnhthành Cộng đồng vào năm 2015. Đểxây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm2015, các quốc gia thành viên ASEANđang tích cực triển khai các hoạt độngtrên cả 3 trụ cột: chính trị-an ninh, kinhtế và văn hóa-xã hội. Trong đó, hợp tácvăn hóa-xã hội đang tiến gần tới mụctiêu xây dựng “Một cộng đồng các dântộc ASEAN hài hòa, đoàn kết, sốngđùm bọc và chia sẻ” như Tuyên bốTầm nhìn ASEAN 2020 đã đề ra.

Phó Thủ tướng nhận định: Bí quyết

tạo nên một ASEAN ngày nay là tinhthần đoàn kết; thành công của ASEANhôm nay là thành quả của quá trìnhkiên trì xây dựng lòng tin, sự đồngthuận, cũng như ý thức trách nhiệm,chia sẻ cùng nhau của các nước thànhviên ASEAN. ASEAN đang vữngbước để trở thành một Cộng đồng vàonăm 2015. Trong giai đoạn phát triểnmới này, một ASEAN đoàn kết, gắn bóvới nhau trong “Một tầm nhìn, một bảnsắc, một cộng đồng” là thông điệpchung của các ASEAN gửi tới cộngđồng quốc tế, trong đó, văn hóa đóngvai trò quan trọng, góp phần đưaASEAN thành một “ngôi nhà chung”cho cộng đồng các dân tộc ASEAN.Việt Nam luôn mong muốn mộtASEAN đoàn kết, hợp tác hiệu quả vớinhau để chung tay vun đắp hòa bình,ổn định và sự thịnh vượng của cả khuvực cũng như của từng quốc giaASEAN, và vì lợi ích chung của cộngđồng quốc tế.

Ngay sau phần nghi lễ, các vị đạibiểu, khách mời đã thưởng thứcchương trình nghệ thuật tôn vinh tinhthần đoàn kết cộng đồng ASEAN vớichủ đề “Đoàn kết - Hợp tác - Pháttriển” qua các tiết mục ca, múa, nhạc,trình diễn trang phục của Việt Nam và

các nước ASEAN. Chương trình đã tạodấu ấn mới lạ, hấp dẫn bởi phần hòaâm phối khí, dàn dựng, lựa chọn cáctác phẩm âm nhạc tiêu biểu cùng vớitài năng biểu diễn của 200 nghệ sĩ, diễnviên, học sinh, sinh viên. Chương trìnhđã tạo nên một không khí vui tươi,đoàn kết, tôn vinh các giá trị và nền vănhóa tiêu biểu của mỗi quốc gia thànhviên ASEAN.

Chương trình nghệ thuật đặc sắcgồm 3 phần. Phần đầu có chủ đề “ViệtNam quê hương tôi” đã giới thiệu đấtnước ta thanh bình, tươi đẹp và đangphát triển năng động, một dân tộc luônkhát vọng hòa bình và hội nhập cùngthế giới; Phần 2 là “Khúc ca ASEAN”góp phần giới thiệu văn hóa đặc trưngcủa các nước trong khối ASEAN thôngqua các màn hát, múa và biểu diễntrang phục đặc trưng của mỗi nước.Trên màn hình sân khấu liên tục trìnhchiếu phong cảnh đẹp, đặc trưng vănhóa của mỗi nước; Phần 3 khép lạichương trình nghệ thuật mang tên“Ngôi nhà ASEAN - Đoàn kết, hợp tácvà phát triển” là phần hòa nhịp cùngmàn múa sạp tạo nên không khí đoànkết gắn bó của các nước trong khốiASEAN.

Đ.Anh

Vì một cộng đồng ASEAN... (Tiếp theo trang 1)

Sáng 19/11, tại trụ sở Bộ VHTTDL,Vụ Pháp chế đã có buổi làm việc vớicác cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ vềChương trình xây dựng Thông tư,Thông tư liên tịch năm 2015 của Bộ.

Thực hiện Chương trình xâydựng văn bản quy phạm pháp luậtnăm 2015 của Bộ VHTTDL, ngày16/9/2014, Bộ đã ban hành Côngvăn số 3222/BVHTTDL-PC đến 21đơn vị trong khối quản lý nhà nướcyêu cầu đăng ký Chương trình xâydựng Thông tư, Thông tư liên tịchnăm 2015 của Bộ.

Tại cuộc họp các đại biểu đã góp ýcho dự thảo Chương trình xây dựngThông tư, Thông tư liên tịch năm 2015của Bộ VHTTDL. Nhằm đảm bảo tínhkhả thi khi đưa vào kế hoạch công tác,các vấn đề như: tính cần thiết, căn cứpháp lý, thẩm quyền ban hành, thờigian trình ký ban hành văn bản… đượcquan tâm và yêu cầu các đơn vị xácđịnh rõ ràng. Các đơn vị chưa có đềxuất, sau cuộc họp này sẽ gửi văn bảnvề Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáoLãnh đạo Bộ...

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Vụ

Pháp chế, đến nay mới có 12/21 đơn vịgửi chương trình đăng ký. Để đảm bảotiến độ, các đơn vị cần sớm hoàn thiệnđể kịp tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộđưa vào chương trình công tác năm2015. Đối với Chương trình xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật năm 2014,các đơn vị cần tập trung hơn nữa vềthời gian, trình tự, thủ tục xây dựng vănbản đã được quy định để hoàn thànhtiến độ xây dựng các thông tư, thông tưliên tịch chưa được ban hành theo Kếhoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt.

Đình hiếu

Góp ý Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

4 Số 1102 l 20.11.2014

quản lý nhà nước

Hướng tới kỷ niệm Ngày Thể thaoViệt Nam và 69 năm ngày Bác Hồ viếtbài “Thể dục và sức khỏe” kêu gọi toàndân tập luyện thể dục thể thao (27/3/1946-27/3/2015), thiết thực chào mừng kỷ niệmcác ngày lễ lớn của đất nước trong năm2015, ngày 20/11/2014, Bộ VHTTDLban hành Kế hoạch số 4188/KH-BVHTTDL tổ chức phát động Ngày chạyOlympic vì sức khỏe toàn dân năm 2015.

Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàndân năm 2015 được tổ chức nhằm đẩymạnh cuộc vận động “Toàn dân rènluyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩđại”, xây dựng Ngày chạy Olympic trởthành một hoạt động truyền thống hàngnăm, từng bước xây dựng thói quen

thường xuyên luyện tập thể dục thể thaonâng cao thể chất cho mọi người; tuyêntruyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ýnghĩa, tác dụng của luyện tập thể dục, thểthao trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏevà chất lượng cuộc sống của nhân dân,chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng lốisống và môi trường văn hóa lành mạnh,góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàndân.

Nội dung tổ chức Ngày chạy bao gồm:tổ chức tuyên truyền về vị trí, vai trò, tácdụng của thể dục thể thao trên các phươngtiện phát thanh, truyền hình, truyền thanh tạiđịa phương; vận động các đối tượng nhândân lựa chọn ít nhất một môn thể thao để tậpluyện hoặc tập chạy hàng ngày nhằm nâng

cao sức khỏe, thể lực; tổ chức phát độngNgày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân,chào mừng Ngày Thể thao Việt Nam (27/3).

Theo Kế hoạch, Ngày chạyOlympic được tổ chức ở cấp xã,phường, thị trấn; các tỉnh/thành chỉ đạotất cả xã, phường, thị trấn trongtỉnh/thành tổ chức Ngày chạy Olympicvì sức khỏe toàn dân; Bộ VHTTDL sẽlựa chọn 01 phường ở Thủ đô Hà Nộiđể tổ chức Ngạy chạy Olymphic.

Ngày chạy Olympic vì sức khỏetoàn dân năm 2015 sẽ được tổ chức vào07h00 ngày Chủ nhật 22/3/2015 tại cácđịa điểm công cộng trên địa bàn xã,phường, thị trấn.

h.Quân

Phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2015

Bộ VHTTDL đã có Công văn số4053/BVHTTDL-DSVH gửi BanQuản lý Vịnh Hạ Long về việc thẩmđịnh báo cáo kinh tế kỹ thuật cải tạo,nâng cấp đường đi trong hang ĐầuGỗ thuộc di sản Vịnh Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh.

Trước đó, Bộ đã nhận được công vănsố 737/BQLVHL-DA ngày 14/10/2014của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long về việcthẩm định, thỏa thuận dự án: Cải tạo,

nâng cấp đường đi trong hang Đầu Gỗtrên Vịnh Hạ Long. Sau khi nghiên cứuhồ sơ, Bộ VHTTDL thỏa thuận Báo cáokinh tế kỹ thuật cải tạo, nâng cấp đườngđi trong hang Đầu Gỗ, Vịnh Hạ Long,bao gồm các nội dung: Cải tạo hệ thốngđường đi bằng gỗ và sàn ngắm cảnh;đặt biển báo và tu sửa đường đi bằng đábị ngập nước, trơn trượt, thay thế, nângcấp hệ thống đền chiếu sáng, biển báochỉ dẫn. Tuy nhiên, Ban quản lý Vịnh

Hạ Long cần lưu ý: Hạn chế số lượngbiển chỉ dẫn trong hang, thay bằng mộtbảng nội quy chung dành để hướng dẫn,cảnh báo…

Hồ sơ cần bổ sung những nội dungsau: đánh dấu các cấu kiện thay thế trênbản vẽ mặt bằng; bộ ảnh màu chụp hiệntrạng di tích; căn cứ pháp lý hiện hànhvề di sản và phương án bảo vệ di tíchkhi tiến hành thi công trong hang.

Đ.ngọc

Hội thảo “Tăng cường công tác quảnlý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyênngành của Bộ VHTTDL” do BộVHTTDL tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nộivà TP. Hồ Chí Minh vào tháng 12/2014.

Đây là Hội thảo chuyên đề sâu vềchính sách nhằm nghiên cứu, đánh giá,trao đổi và thảo luận để đề xuất nhữngchính sách cụ thể phù hợp trong quản lýhàng hóa, xuất nhập khẩu cần ban hànhngay trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạnhiện nay.

Hội thảo tập trung vào một số nộidung: Rà soát, đánh giá thực trạng côngtác quản lý đối với hàng hóa xuất nhậpkhẩu; phân tích các yếu tố tác động đếncông tác quản lý nhà nước đối với hànghóa; đề xuất xây dựng nhóm giải pháp,đẩy mạnh cơ chế phối hợp giữa cácđơn vị trong việc quản lý hàng hóa xuấtnhập khẩu nhằm tạo môi trường thôngthoáng, thuận lợi, giảm thiểu các thủtục hành chính cho các cơ quan vàdoanh nghiệp; rà soát các cam kết quốctế và kiến nghị khả năng áp dụng cáccam kết cao hơn đối với hoạt động xuất

nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lýchuyên ngành của Bộ… Các nội dungđược thảo luận tại Hội thảo được xem lànhững nhiệm vụ mang tính cấp bách, cầnthiết trong quan trình triển khai xây dựngcơ chế chính sách và thực hiện tốt Chỉ thịsố 24/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủtướng Chính phủ về tăng cường quản lývà cải cách thủ tục hành chính trong lĩnhvực thuế, hải quan. Hội thảo sẽ có sựtham gia của đại diện một số Bộ, ngành,các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhậpkhẩu có liên quan đến lĩnh vực quản lýcủa Bộ VHTTDL, các đơn vị trực thuộcBộ, các Sở VHTTDL, chuyên gia tronglĩnh vực văn hóa, thể thao, các cơ quanbáo chí… Đ.ngọc

Quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành

Nâng cấp, cải tạo đường đi trong hang Đầu Gỗ

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

5Số 1102 l 20.11.2014

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 3760/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2014, BộVHTTDL giao Nhà hát Nghệ thuậtĐương đại Việt Nam xây dựng và tổchức biểu diễn chương trình nghệthuật 30 phút tại Lễ khai mạc Hộinghị gặp mặt các đồng chí đại biểutham gia cấp ủy trong nhà tù và trạigiam của địch thời kỳ 1954-1975.Thời gian: Trung tuần tháng 12 năm2014, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế- số 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3810/QĐ-BVHTTDL ngày17/11/2014, thành lập Ban Soạn thảovà Tổ Biên tập xây dựng “Kế hoạchphát triển sự nghiệp văn hóa, giađình, thể dục thể thao và du lịch 5năm 2016-2020 do Thứ trưởng LêKhánh Hải làm Trưởng Ban, ông HồViệt Hà - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

Tài chính làm Phó Trưởng BanThường trực và 05 Phó Trưởng Bancùng 05 Ủy viên.

- Ngày 17/11/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL, cho phép Sở VHTTDLtỉnh Bắc Ninh phối hợp với Trungtâm Nghiên cứu Kinh thành khaiquật tại di chỉ sản xuất đồ sành QuảCảm, xã Hòa Long, thành phố BắcNinh, tỉnh Bắc Ninh. Thời gian khaiquật từ ngày 20/11-20/12/2014, diệntích khai quật 150m2. Những hiện vậtthu thập được trong quá trình khaiquật phải được tạm nhập vào Bảotàng tỉnh Bắc Ninh để giữ gìn, bảoquản; Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh cótrách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báocáo Bộ trưởng xem xét quyết địnhgiao những hiện vật đó cho bảo tàngcông lập có chức năng thích hợp để

bảo vệ và phát huy giá trị.- Bộ VHTTDL ban hành Quyết

định số 3821/QĐ-BVHTTDL ngày17/11/2014, cho phép Bảo tàng tỉnhHà Tĩnh phối hợp với Viện Khảo cổhọc khai quật tại di chỉ Thạch Lạcthuộc xã Thạch Lạc, huyện ThạchHà, tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian khai quậttừ 17/11-20/12/2014, diện tích khaiquật 100m2.

- Tại Quyết định số 3836/QĐ-BVHTTDL ngày 18/11/2014, BộVHTTDL giao Cục Hợp tác quốc tếchủ trì phối hợp với Cục Di sản văn hóatổ chức Cuộc thi xét tuyển “Thiết kếkiến trúc biểu thị bản sắc Đông Á” cấpquốc gia để tìm ra tác phẩm xuất sắc đạidiện cho Việt Nam tham dự Cuộc thicấp khu vực tại Indonesia. Thời gian từtháng 11/2014 đến tháng 01/2015.

thtt

VăN BảN MớI

Sau hơn 2 tháng phát động, trên4.400 tác phẩm ảnh, trong đó có 2.975tác phẩm ảnh đơn và 254 bộ ảnh đãđược gửi về tham dự Cuộc thi ảnh Disản Việt Nam 2014 lần thứ 3 - năm2014. Đây là thông tin tại lễ tổng kết vàtrao giải Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam2014, tổ chức ngày 23/11, tại TP. HồChí Minh.

Cuộc thi do Hội Di sản văn hóa ViệtNam, Tạp chí Viet Nam Heritage phốihợp cùng Công ty TNHH Canon ViệtNam tổ chức, nhằm kêu gọi sự quantâm của cộng đồng trong việc phát triểncái đẹp, phát hiện những giá trị di sảnthiên nhiên, văn hóa Việt Nam để giữgìn và bảo tồn. Ban Tổ chức cho biết,ở nhóm ảnh bộ, giải Nhất thuộc về tácphẩm “Mây núi Bắc Sơn” (tác giảNguyễn Phụng Chí), giải Nhì là tácphẩm “Nét xưa ngoại thành” (tác giảHồng Trọng Mậu), giải Ba là tác phẩm“Biển Việt Nam” (tác giả Nguyễn ĐìnhThành), 2 giải Khuyến khích cho tác

phẩm “Hội An - góc nhìn từ bầu trời”và “Lụa Tân Châu, một thời vangbóng”. Bên cạnh đó, còn 20 giảithưởng thuộc 4 chủ đề là Thiên nhiên,Đời sống, Di sản văn hóa phi vật thể,Di sản văn hóa vật thể đã được trao cáctác giả thuộc nhóm ảnh đơn; 3 tácphẩm của các thí sinh dưới 18 tuổiđược trao giải Khuyến khích và giảitriển vọng.

Theo Ban Tổ chức, các tác phẩmđoạt giải đã miêu tả chân thực phongcảnh và khoảng khắc thiên nhiêntươi đẹp, kỳ ảo, chân dung con ngườivà cuộc sống đời thường rất đỗi bìnhdị thân thương, các lễ hội vui nhộnhòa quyện tính nhân văn sâu sắc,những nghề truyền thống lâu đời indấu bàn tay cần cù và nét tinh tế củangười xưa…

Bà Lê Thanh Hải - Trưởng Ban Tổchức cuộc thi cho biết: Năm nay, sốlượng tác giả dự thi là 477 người, tănghơn 2 lần so với lần tổ chức đầu tiên và

nhiều hơn 138 tác giả so với cuộc thilần II. Các địa phương có số tác giả dựthi nhiều là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, BìnhThuận. Cuộc thi đã thu hút nhiều sựquan tâm, trong đó tác giả nhỏ tuổi nhấtmới 10 tuổi, tác giả lớn tuổi nhất là 83tuổi. Ban Tổ chức hy vọng, thông quanghệ thuật nhiếp ảnh, những giá trị disản của nước nhà sẽ lan tỏa ngày mộtsâu rộng hơn đến tất cả mọi người,mang lại ý nghĩa tích cực trong việcxây dựng tình yêu và ý thức bảo tồn,phát huy những giá trị di sản Việt Nam.Những bức ảnh xuất sắc trong cuộc thisẽ được triển lãm tại Hội trường ThốngNhất (TP. Hồ Chí Minh) đến ngày28/11.

Cũng trong ngày 23/11, chươngtrình đấu giá ảnh từ thiện đóng góp choquỹ học bổng Saigon Children Charityđã diễn ra nhằm gây quỹ cho trẻ em cơnhỡ tại miền Nam Việt Nam.

Mạnh huân

Hơn 4.000 tác phẩm dự Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

6 Số 1102 l 20.11.2014

quản lý nhà nước

Trong hai ngày 20-21/11, tại Hà Nội,Bộ VHTTDL tổ chức “Hội nghị-Hộithảo tập huấn các quy định pháp luật vềquyền tác giả, quyền liên quan”.

Theo Cục Bản quyền tác giả, hiệnnay ở nước ta, hoạt động xây dựng, hoànthiện pháp luật và thực thi bảo hộ quyềntác giả quyền liên quan có những tiến bộquan trọng. Một số Bộ, ngành địaphương có những chương trình triểnkhai thi hành cụ thể, hiệu quả. Chủ thểquyền bước đầu cũng đã áp dụng cácbiện pháp tự bảo vệ. Các tổ chức quảnlý tập thể quyền tác giả, quyền liên quanhoạt động tích cực hiệu quả, vì vậyquyền và lợi ích hợp pháp của chủ thểquyền từng bước được bảo hộ.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm bảnquyền vẫn diễn ra hầu hết ở các lĩnh vựcvới hình thức, mức độ khác nhau, đặc

biệt là lĩnh vực âm nhạc, văn học, điệnảnh, chương trình máy tính, bản ghi âm,ghi hình, chương trình phát sóng trênmôi trường mạng viễn thông và internet;gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đếnhoạt động sáng tạo, đầu tư, phát triểnkinh tế-văn hóa-xã hội và hội nhập kinhtế quốc tế.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trênchủ yếu là do nhận thức của cộng đồngvề quyền tác giả, quyền liên quan còn hạnchế; ý thức chấp hành pháp luật chưanghiêm; hệ thống thực thi của các cấpchính quyền lại chưa đáp ứng yêu cầu bảohộ theo quy định của pháp luật. Để hạnchế những vi phạm về bản quyền, quantrọng nhất là chúng ta phải nâng cao nhậnthức của công chúng về quyền tác giả,quyền liên quan, bên cạnh đó chúng tacũng phải tăng cường công tác thanh tra,

kiểm tra và có những hình thức xử phạtnghiêm khắc, đủ sức răn đe. Đặc biệt,chúng ta phải tăng cường tuyên truyền,phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng caonhận thức của người dân cũng như các tổchức về quyền tác giả, quyền liên quan…

Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiệnnghiêm chỉnh, có hiệu quả các quy địnhcủa pháp luật Việt Nam và các cam kếtquốc tế về quyền tác giả, quyền liênquan, Bộ VHTTDL đang tiếp tục triểnkhai thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTgngày 31/12/2008 về tăng cường quản lývà thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyềnliên quan và các nội dung về quyền tácgiả, quyền liên qua tại Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển vănhóa, con người Việt Nam đáp ứng yêucầu phát triển bền vững đất nước.

h.Phượng

Tập huấn về quyền tác giả, quyền liên quan

Hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏbạo lực đối với phụ nữ (25/11), sáng23/11, tại Hà Nội, Hội Nông dân ViệtNam và Quỹ Dân số Liên hợp quốc đãtổ chức Giải chạy “Khởi nguồn yêuthương”.

Phát biểu khai mạc giải, ôngNguyễn Quốc Cường - Chủ tịch HộiNông dân Việt Nam cho biết, hoạt độngnhằm thu hút sự quan tâm của toàn xãhội, đặc biệt nam giới hưởng ứng Ngàyquốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ(25/11), với thông điệp: “Đàn ông nóikhông với bạo lực”. Với vai trò là tổchức chính trị-xã hội của giai cấp nôngdân, Hội Nông dân Việt Nam đã cónhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền,vận động, giáo dục hội viên, nông dân,đặc biệt nam nông dân để xây dựngnhững mô hình gia đình, cộng đồngkhông có bạo lực gia đình; bảo đảm nếpsống văn minh, gia đình hạnh phúc,phát triển kinh tế bền vững...

Phát biểu tại Giải chạy “Khởi nguồn

yêu thương”, Chủ tịch Ủy ban Trungương MTTQ Việt Nam - Nguyễn ThiệnNhân nhấn mạnh, bạo lực gia đình làmột vấn đề xã hội nghiêm trọng xảy raở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.Gia đình lẽ ra phải là một nơi đầy tìnhthương yêu, sự thoải mái, an toàn,nhưng đối với rất nhiều người, gia đìnhlại phát sinh sự sợ hãi, đau đớn, khổ sởvà nhục nhã. Người phụ nữ có nguy cơtrở thành nạn nhân của bạo lực ngaytrong chính gia đình mình hơn là ở mộtnơi khác.

Từ năm 2009 đến 2012, cả nước có178.847 vụ bạo lực gia đình; trong đó,bạo lực đối với phụ nữ là 106.520 vụ.Nguyên nhân của tình trạng bạo lực đốivới phụ nữ chính là do sự thiếu tôntrọng lẫn nhau và nhận thức kém vềbình đẳng giới. Trong những năm qua,Việt Nam đã xây dựng được khungpháp lý về bình đẳng giới và phòng,chống bạo lực gia đình tương đối hoànchỉnh, tiến bộ so với nhiều nước trên thế

giới. Tuy nhiên, hiệu quả công tácphòng, chống bạo lực gia đình còn thấpvì bạo lực gia đình vẫn được giấu kínđằng sau cánh cửa mỗi gia đình.

Để thực hiện hiệu quả công tácphòng, chống bạo lực gia đình, Chủ tịchNguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Tưpháp, Bộ VHTTDL và các Bộ, ngànhliên quan cũng như các tổ chức đoàn thểchính trị xã hội cần phối hợp chặt chẽhơn nữa, đẩy mạnh việc thực thi phápluật về bình đẳng giới và phòng, chốngbạo lực gia đình; tăng cường hơn nữacông tác truyền thông, giáo dục, vậnđộng thay đổi nhận thức, chống hành vibạo lực gia đình trong mỗi người dân,đặc biệt là nam giới. Trung ương HộiNông dân Việt Nam tiếp tục chủ động,tích cực triển khai các hoạt động cụ thểnhằm nâng cao nhận thức, ý thức chocán bộ, hội viên của mình thực hiện tốtpháp luật phòng, chống bạo lực giađình.

M.cường

Giải chạy “Khởi nguồn yêu thương” hưởng ứng Ngày quốc tếxóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

7Số 1102 l 20.11.2014

quản lý nhà nước

Tối ngày 21/11, tại Trung tâm Triểnlãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (HàNội), Bộ VHTTDL phối hợp với BanTuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCSHồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Hải quân,Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tưlệnh Cảnh sát Biển, Hội Di sản văn hoáViệt Nam đã khai mạc “Tuần Văn hoá- Du lịch biển đảo Việt Nam - Hà Nội2014”.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởngVương Duy Biên nhấn mạnh, di sảnvăn hoá biển đảo Việt Nam là sự kếttinh trí tuệ, truyền thống đoàn kết củacộng đồng các dân tộc Việt Nam trongquá khứ và hiện tại. Trải qua biến cốcủa lịch sử, dù bị mất mát, hủy hoại bởichiến tranh và điều kiện khắc nghiệt củathiên nhiên nhưng kho tàng di sản vănhoá ấy vẫn vô cùng đồ sộ, độc đáo vàquý báu.

Dọc theo ven biển và vùng đảo venbờ cũng là nơi hội tụ các khu dự trữ sinhquyển thế giới và các Vườn quốc giađộc đáo với nhiều hang động, bãi biểnnổi tiếng, đa dạng về hệ sinh thái vàhàng trăm lễ hội truyền thống ở cácvùng biển, đảo... tất cả đã tạo nên tiềmnăng phát triển du lịch-văn hoá to lớncủa Biển đảo Việt Nam, đã và đang làmột trong những nguồn lực quan trọngcho dân tộc, vững vàng đi lên trong quátrình thực hiện công cuộc đổi mới vàhội nhập quốc tế.

Trong khuôn khổ Lễ khai mạc, đãdiễn ra Triển lãm với chủ đề chính là“Di sản Văn hoá, Du lịch Biển đảo ViệtNam” trưng bày những hiện vật tàu cổCù Lao Chàm và 60 tranh mỹ thuật,100 bức ảnh về nét đẹp văn hoá, biểnđảo Việt Nam. Chủ đề: “Xây dựng vàbảo vệ biển đảo Tổ quốc”, giới thiệu vềhình ảnh, sự phát triển của 3 lực lượng

hải quân; biên phòng; cảnh sát biểnđang ngày đêm bảo vệ vững chắc chủquyền biển đảo của Tổ quốc. Phầnkhông gian văn hoá, du lịch biển, đảocủa các tỉnh/thành giới thiệu những nétđẹp đặc sắc văn hoá, di tích, lễ hội, danhlam thắng cảnh, sinh hoạt đời sống dâncư, quảng bá tiềm năng du lịch sinhthái, du lịch bền vững… Ngoài ra, còncó khu vực trưng bày, giới thiệu và báncác sản phẩm thủ công truyền thống củacư dân vùng biển đảo, khu ẩm thựccũng sẽ giới thiệu đến công chúngnhiều món ăn đặc trưng miền biển.

Diễn ra từ ngày 21- 24/11, Tuần Vănhóa - Du lịch biển đảo Việt Nam nhằmquảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóađặc sắc của biển đảo nước ta. Đồng thời,giáo dục cho thế hệ trẻ nâng cao ý thứctrách nhiệm, cùng chung sức bảo vệ, giữgìn biển đảo quê hương.

h.Quân

Tuần Văn hoá - Du lịch biển đảo Việt Nam

Bộ VHTTDL vừa có Công vănsố 4148/BVHTTDL-MTNATL ngày18/11/2014 gửi Thủ tướng Chínhphủ về việc xin bổ sung tượng đàiBác Hồ tại huyện đảo Phú Quốc,tỉnh Kiên Giang.

Ngày 20/10/2014, Bộ VHTTDLnhận được Công văn số 1129/UBND-VHXH của UBND tỉnh Kiên Giang vềviệc xin bổ sung tượng đài Bác Hồ tạihuyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

vào Quy hoạch tượng đài Chủ tịch HồChí Minh sau năm 2010. Căn cứ Côngvăn số 8463-CV/VPTW ngày 15/8/2014của Văn phòng Ban Chấp hành Trungương Đảng về việc xây dựng tượngđài Bác Hồ tại huyện đảo Phú Quốc,tỉnh Kiên Giang. Sau khi nghiên cứuvà căn cứ vào tiêu chí địa điểm đểxây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ ChíMinh đến năm 2010 (Quyết định số185/2004/QĐ-TTg ngày 28/10/2004)

trong khi Quy hoạch tượng đài Chủtịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 đangđược Bộ VHTTDL xây dựng và sẽtrình Chính phủ đầu năm 2015. BộVHTTDL nhất trí và kính đề nghị Thủtướng Chính phủ đồng ý bổ sung tượngđài Bác Hồ tại huyện đảo Phú Quốc,tỉnh Kiên Giang vào Quy hoạch tượngđài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm2030.

h.Phượng

Bổ sung tượng đài Bác Hồ tại huyện đảo Phú Quốc

Bộ VHTTDL đã có Công văn số4134/BVHTTDL-DSVH ngày 17/11gửi UBND TP. Hà Nội về việc đảmbảo an toàn cho di tích tâm linh thờiLý thuộc lô E khu vực khai quật khảocổ Vườn Hồng, Ba Đình, Hà Nội.

Trước đó, Bộ VHTTDL đã nhậnđược Công văn số 400/KHC ngày29/10/2014 của Viện Khảo cổ học vàCông văn số 218/TTHN ngày

31/10/2014 của Trung tâm Bảo tồn Disản Thăng Long - Hà Nội báo cáo việcxâm hại trực tiếp làm ảnh hưởngnghiêm trọng đến di tích tâm linh thờiLý tại lô E khu vực khai quật khảo cổVườn Hồng, Ba Đình, Hà Nội. Trướcsự việc này, Bộ VHTTDL đề nghịUBND thành phố Hà Nội cần chỉ đạoTrung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long- Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý Dự

án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội vàHội trường Ba Đình (mới) và ViệnKhảo cổ học đề xuất biện pháp khắcphục những sự cố trong quá trình thicông xây dựng gara ngầm làm ảnhhưởng đến di tích, cần nhanh chónghoàn thiện hồ sơ pháp lý khoanh vùngbảo vệ di tích này theo chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ.

h.Phượng

Đảm bảo an toàn cho di tích tâm linh thời Lý

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

8 Số 1102 l 20.11.2014

quản lý nhà nước

Chiều 20/11, Triển lãm Mỹ thuậtứng dụng toàn quốc lần thứ III đã khaimạc tại Hà Nội do Cục Mỹ thuật, Nhiếpảnh và Triển lãm phối hợp với Bảo tàngMỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuậtTP. Hồ Chí Minh, Hội Mỹ thuật ViệtNam, Hiệp hội Thiết kế mẫu và sángtạo mỹ thuật Việt Nam, Hiệp hội Làngnghề Việt Nam tổ chức. Triển lãm là dịpđể công chúng, các nhà sản xuất, doanhnghiệp, những người quan tâm đến mỹthuật ứng dụng có thể chiêm ngưỡngcác tác phẩm chọn lọc, có giá trị thẩmmỹ, có tính sáng tạo và khả năng ứngdụng trong đời sống cũng như trong sảnxuất, thân thiện với môi trường.

Đã có 222 tác giả từ 13 tỉnh/thànhgửi tham dự Triển lãm với 459 tácphẩm và bộ tác phẩm. Hội đồng nghệthuật đã lựa chọn được 189 tác phẩm

và bộ tác phẩm của 119 tác giả để trưngbày tại Triển lãm. Trong đó, có 27 tácphẩm được trao giải thưởng, gồm 2 giảiNhất (“Bộ đèn cá” bằng gốm và “BộPoster quảng bá sự kiện Liên hoanXiếc quốc tế” ở thể loại đồ họa), 3 giảiNhì, 4 giải Ba và 18 giải Khuyến khích.

Theo đánh giá của Hội đồng giámkhảo, các tác phẩm phong phú về chấtliệu (mây tre, sơn mài, gốm, gỗ, giấy,da, kim loại, vải…) và đa dạng về thểloại (thiết kế tem, lịch, biểu trưng, baobì sản phẩm…). Đặc biệt, những tácphẩm đạt giải nhóm Tác phẩm - sảnphẩm có kỹ thuật thể hiện tinh xảo,khai thác tốt khả năng, vẻ đẹp của chấtliệu, có tính ứng dụng cao trong sảnxuất và tiêu dùng. Tác phẩm đạt giải ởnhóm Thiết kế sáng tạo được đánh giácao bởi ý tưởng sáng tạo độc đáo, đạt

giá trị thẩm mỹ cao về tạo hình sảnphẩm, khai thác tốt khả năng, vẻ đẹpcủa chất liệu sử dụng.

Thứ trưởng Vương Duy Biên -Trưởng Ban Tổ chức Triển lãm chobiết: Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụngkhông chỉ có vai trò để làm đẹp, khôngđơn thuần chỉ có tính trang trí, mà còngóp phần vào đời sống kinh tế, đặc biệtlà trong nền kinh tế thị trường. Triểnlãm tuy chưa thể giới thiệu hết nhữngthành quả, tinh hoa của mỹ thuật ứngdụng Việt Nam hiện nay, nhưng đã tậphợp được những sản phẩm - tác phẩmtốt, cho thấy khả năng sáng tạo tài hoa,kỹ thuật tinh xảo và sự công phu, tâmhuyết của các nghệ sĩ, nghệ nhân tronglĩnh vực mỹ thuật ứng dụng. Triển lãmsẽ diễn ra đến hết ngày 03/12/2014.

Đ.Anh

Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ III

Tại cuộc họp báo về hội nghị hợptác du lịch, hàng không Việt Nam-Ấn Độ diễn ra ngày 21/11 tại HàNội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cụcDu lịch - Nguyễn Quốc Hưng chobiết: Việt Nam và Ấn Độ có nhiềutiềm năng, ưu thế để hợp tác pháttriển du lịch, tuy nhiên hiện nay hợptác giữa hai nước đang ở dưới mứctiềm năng. Hiện tại số lượng kháchẤn Độ tới Việt Nam trung bình hàngnăm chỉ đạt 10.000 lượt người, trongđó chủ yếu là khách công vụ. Ngànhdu lịch Việt Nam kỳ vọng sẽ đónđược 100.000 lượt khách Ấn Độ đếnnước ta trong tương lai.

Hội nghị hợp tác du lịch và hàngkhông Việt Nam-Ấn Độ sẽ diễn ratại Hà Nội vào cuối tháng 11 này vớisự tham gia của 22 các hãng lữ hànhhàng đầu Ấn Độ và các nhà báo ẤnĐộ. Hội nghị do Tổng cục Du lịchvà Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Namtổ chức trong khuôn khổ chương

trình Fam tour của Tổng cục Du lịchtổ chức từ ngày 23-29/11 cho cáchãng lữ hành, nhà báo Ấn Độ khảosát, xây dựng tour, quảng bá, thu hútkhách du lịch Ấn Độ sang ViệtNam. Hội nghị này là hoạt độngthiết thực sau chuyến thăm củaTổng thống Ấn Độ - PranabMukherjee tới Việt Nam vào tháng9/2014 và của Thủ tướng NguyễnTấn Dũng sang thăm Ấn Độ vàotháng 10/2014. Hội nghị sẽ mở ramột trang mới, bước ngoặt tronghợp tác phát triển du lịch 2 nước; sựhợp tác chặt chẽ này chắc chắn sẽgiúp du lịch, hàng không Việt Nam-Ấn Độ phát triển mạnh mẽ. Trongchiến lược marketing du lịch ViệtNam vừa được Bộ VHTTDL phêduyệt, thì Ấn Độ là một thị trườngcần được quảng bá, xúc tiến mạnhmẽ trong thời gian tới.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cụcDu lịch - Nguyễn Quốc Hưng cũng

đưa ra một số giải pháp nhằm tăngcường hợp tác giữa du lịch, hàngkhông hai nước trong thời gian tới,trong đó có việc mời các đoàn lữhành, nhà báo Ấn Độ tiếp tục sangViệt Nam khảo sát, xây dựng sảnphẩm du lịch; mời đoàn làm phimBolywood của Ấn Độ sang ViệtNam làm phim tại nhiều địa điểm đểthu hút du khách; tăng cường quảngbá, giới thiệu hình ảnh du lịch ViệtNam ở Ấn Độ... Hãng hàng khôngquốc gia Việt Nam và Vietjet Air dựkiến cũng sẽ có chuyến bay thẳngtới Ấn Độ trong thời gian tới. Cũngtheo ông Nguyễn Quốc Hưng, việcmở các đường bay thẳng sẽ giúpthúc đẩy hợp tác du lịch giữa haiquốc gia. Trong thời gian tới, Tổngcục Du lịch sẽ tổ chức các đoànFamtrip khảo sát thị trường Ấn Độvà đẩy mạnh công tác truyền thông,xúc tiến quảng bá.

thế hùng

Hợp tác du lịch Việt Nam-Ấn Độ

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

9Số 1102 l 20.11.2014

quản lý nhà nước

Sáng ngày 18/11/2014, tại Hà Nội,Bộ VHTTDL phối hợp với Tổ chứcLiên Hợp quốc tại Việt Nam tổ chứcHội thảo Khởi động chiến dịch truyềnthông “Hành động để xóa bỏ bạo lựcđối với phụ nữ và trẻ em gái”.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái khẳng định, trongnhững năm qua, với tư cách là cơ quanquản lý nhà nước chịu trách nhiệmtrước Chính phủ về phòng, chống bạolực gia đình, Bộ VHTTDL đã chủ trì vàphối hợp với các Ban, Bộ, ngành, cácđịa phương, các tổ chức quốc tế, các tổchức xã hội để chỉ đạo, hướng dẫn vàtriển khai các chương trình, dự án, hoạt

động nhằm đưa luật pháp, chính sáchliên quan vào cuộc sống và bước đầuđã đạt được những kết quả tích cực.

Hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏbạo lực đối với phụ nữ (25/11), từnăm 2013, Bộ VHTTDL và Tổ chứcLiên hợp quốc tại Việt Nam đã phốihợp tổ chức chuỗi 16 sự kiện với sựtham gia của 16 cơ quan, tổ chức từTrung ương đến địa phương, tạo đượcsự quan tâm, ủng hộ của cộng đồngtrong công tác phòng, chống bạo lựcgia đình, xóa bỏ bạo lực đối với phụnữ. Năm 2014, chuỗi sự kiện đã đượcnâng tầm thành Chiến dịch truyềnthông với chủ đề “Hãy hành động để

xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻem gái”, với 40 sự kiện, hoạt độngcủa 22 cơ quan, tổ chức, địa phươngcùng tham gia trong tháng 11 đếngiữa tháng 12.

Chiến dịch truyền thông năm 2014một lần nữa khẳng định vai trò quantrọng của công tác điều phối, phối hợpgiữa các cơ quan, tổ chức thuộc Chínhphủ, các tổ chức Liên Hợp quốc tạiViệt Nam, các tổ chức quốc tế vàtrong nước để cùng chung tay, cùnghành động góp phần xóa bỏ bạo lựcđối với phụ nữ và phòng, chống bạolực gia đình...

tr.Quỳnh

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Chủ tịchUBND TP. Hà Nội - Nguyễn Thế Thảonhấn mạnh: Hà Nội là Thủ đô của ViệtNam, trung tâm đầu não về chính trị-hành chính quốc gia; là trung tâm lớnvề văn hóa, khoa học, kỹ thuật, giáodục, kinh tế và giao lưu quốc tế.Những năm vừa qua, cùng với sự lớnmạnh của đất nước, vị thế, tầm vóc,diện mạo của Thủ đô Hà Nội ngàycàng phát triển mạnh mẽ và tiếp tục đạtđược thành tựu quan trọng, toàn diệntrên các lĩnh vực xứng tầm là Thủ đônghìn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng,Thành phố vì hòa bình.

Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lầnthứ III là một sự kiện văn hóa lớn đượccác tầng lớp nhân dân Thủ đô cũng nhưcả nước đón nhận. Với chủ đề “Điện ảnh- Hội nhập và Phát triển bền vững”, Liênhoan là ngày hội lớn để tôn vinh các tácphẩm điện ảnh xuất sắc, giàu tính nhânvăn, có giá trị nghệ thuật cao với nhữngkhám phá, tìm tòi mới mẻ; là nơi thu hútsự quan tâm của công chúng đối với điệnảnh, tạo sức sống mới và động lực đểđiện ảnh Việt Nam phát triển; đồng thờigóp phần quan trọng quảng bá hình ảnh

đất nước Việt Nam tươi đẹp, ổn định,mến khách.

Với 130 bộ phim thuộc nhiều thể loạicủa 32 quốc gia và vùng lãnh thổ đượctuyển chọn, trong đó có 38 bộ phim củaViệt Nam sẽ được công chiếu trong 5ngày diễn ra Liên hoan, không chỉ khẳngđịnh giá trị, ý nghĩa của Liên hoan Phimquốc tế Hà Nội lần thứ III mà còn đemđến cho quý vị đại biểu, khán giả yêuđiện ảnh cái nhìn đa sắc màu và nhữngấn tượng mạnh mẽ.

h.Phượng

Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội...(Tiếp theo trang 1)

Khởi động chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình

Mới đây, Bộ VHTTDL có Công vănsố 4108/BVHTTDL-DSVH gửi SởVHTTDL Kon Tum về việc thỏa thuậndự án tu bổ, phục hồi di tích lịch sử Nhàngục Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Theo đó, Bộ VHTTDL thống nhất vềcơ bản với nội dung dự án tu bổ, phục hồidi tích lịch sử Nhà ngục Kon Tum, tỉnhKon Tum bao gồm các hạng mục: tu bổkhu mộ; tôn tạo gò đất; dịch chuyểntượng đài, nhà trưng bày; cải tạo nhà làmviệc, chòi nghỉ và nhà vệ sinh.

Tuy nhiên, còn một số nội dung củadự án cần được làm rõ, đề nghị SởVHTTDL Kon Tum yêu cầu đơn vị tư

vấn bổ sung và chỉnh sửa tên gọi của ditích là di tích Nhà ngục Kon Tum theođúng tên gọi tại Quyết định xếp hạng ditích năm 1988; không tiến hành phục hồinhà ngục, không xây mới nhà trưng bàymà nên giữ nguyên vị trí nhà trưng bàynhư hiện nay và tiến hành cải tạo nội thấtđể đảm bảo tính bền vững cho công trìnhcũng như đáp ứng với công năng trưngbày giới thiệu di tích; không làm phù điêuphía sau tượng đài, vị trí này gần bờ sôngnên khi xây mới phù điêu sẽ ảnh hưởngđến cảnh quan; không xây dựng chòinghỉ và nhà vệ sinh mới, nên nghiên cứucải tạo lại nhà vệ sinh đã có của nhà đón

tiếp và nhà làm việc để đáp ứng nhu cầuvề sinh chung của di tích.

Đây là năm cuối thực hiện các dự áncủa Chương trình mục tiêu quốc gia vềvăn hóa giai đoạn 2012-2015, do vậy, vớinguồn kinh phí dự kiến là 47,287 tỷ đồngđể thực hiện tu bổ di tích Nhà ngục KonTum từ nguồn kinh phí của Chương trìnhmục tiêu quốc gia về văn hóa là khôngkhả thi. Đề nghị Sở VHTTDL Kon Tumnghiên cứu, lựa chọn các hạng mục cầntu sửa cấp thiết đồng thời báo cáo UBNDtỉnh cân đối ngân sách địa phương và huyđộng các nguồn vốn hợp pháp khác đểthực hiện. h.Quân

Thỏa thuận dự án tu bổ, phục hồi di tích lịch sử Nhà ngục Kon Tum

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

10 Số 1102 l 20.11.2014

Sự kiện vấn đề

Đó là chủ đề của cuộc Tọa đàmdiễn ra ngày 18/11, tại Hà Nội với sựtham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam đại diện các Bộ: VHTTDL, Laođộng - Thương binh và Xã hội, Côngan; đại diện các bậc cha mẹ đến từ HàNội, Hà Giang, Quảng Bình, Lào Cai...

Phần lớn các ý kiến tại cuộc Tọađàm cho rằng, nguyên nhân chính củabạo lực, xâm hại trẻ em là do sự xaonhãng của gia đình; trách nhiệm của xãhội và kỹ năng tự bảo vệ mình của trẻem còn hạn chế. Bà Phạm Thị TuyếtMai - đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam cho rằng: Vai trò của cha mẹtrong phòng chống xâm hại trẻ em là rấtquan trọng. Để xây dựng tổ ấm, bảo vệhạnh phúc gia đình, điều cơ bản là cácbậc cha mẹ bên cạnh việc nuôi dưỡng,cần dạy dỗ, bảo vệ, chăm sóc con. Tuynhiên, nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu rõ:trẻ em có quyền gì? Cần chăm sóc nhưthế nào? Vì vậy khi con cái họ bị bạolực, xâm hại cũng không biết; thậm chícó cha mẹ lại bạo lực ngay đối với concái mình. Trong giai đoạn hiện nay, các

bậc cha mẹ cần được nâng cao nhậnthức, đặc biệt là trong công tác phòng,chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Các ban,ngành, đoàn thể, trong đó có Hội Phụnữ cần tổ chức các diễn đàn để các bậccha mẹ hiểu rõ hơn về vai trò của mình.

Đồng tình với quan điểm vai trò củacha mẹ đối với việc bảo vệ trẻ em là hếtsức quan trọng, ông Phạm Quốc Nhật -Bộ VHTTDL cho biết: Từ trước đếnnay, quan điểm của nhiều người nhìnnhận trẻ em bị bạo lực từ bố nhưngtrong một nghiên cứu mới đây của BộVHTTDL cho thấy tỷ lệ người mẹ bạolực đối với con cái cao hơn bố. Mongmuốn điều tốt cho con cái nhưng đôikhi cha mẹ không kiểm soát được hànhvi của mình, coi bạo lực là cách để giảiquyết vấn đề. Vì vậy, để hạn chế bạo lựctrong gia đình đối với trẻ em cần hướngtới giáo dục về hành vi ứng xử hàngngày. Nếu hành vi có khả năng gây tổnhại đến trẻ thì có thể coi là bạo lực.Vớiđứa trẻ chưa đủ khả năng hiểu, chỉ biếtsợ thì điều này sẽ gây tổn hại cho trẻ.Để giảm thiểu tình trạng bạo lực trong

gia đình, năm 2014, Bộ VHTTDL đãban hành Chương trình hành động quốcgia về phòng, chống bạo lực gia đình;đồng thời triển khai mô hình phòng,chống bạo lực gia đình trên toàn quốc.Đến nay, trên 30% xã phường toànquốc áp dụng mô hình này, đã có thêmnhiều địa chỉ tin cậy trong cộng đồng...

Theo Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội, kỹ năng sống của trẻ cònthiếu khá nhiều. Vì vậy, cha mẹ chămsóc con dựa trên những điều hiểu biếtđể phát triển tích cực là điều rất cầnthiết. Cha mẹ có thể kiềm chế cảm xúcnóng giận của mình. Nếu cha mẹ hiểuđược con cái và tìm cách giải quyết sẽkhông có bạo hành xảy ra...

Bên cạnh đó, với những trường hợpthực tế đặt ra, như: khi con nói dối hoặchoảng sợ khi làm điều gì đó sai; có nênđánh trẻ hay chỉ nhắc nhở khi trẻ làmsai... Tọa đàm đã tập trung thảo luận vềcác biện pháp nhằm tăng cường sựquan tâm của gia đình và xã hội đếnphòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

h.yến

Vai trò của cha mẹ trong phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Ngày 21/11, UBND tỉnh QuảngNam phối hợp với Bộ VHTTDL đã phátđộng Tháng hành động phòng, chốngbạo lực gia đình năm 2014. Tham gia lễphát động có hơn 1.000 cán bộ, côngnhân viên lao động, đoàn viên, thanhniên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Tại lễ phát động, bà Trần Tuyết Ánh- Vụ trưởng Vụ Gia đình cho biết: Hưởngứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối vớiphụ nữ (25/11) của Liên hợp quốc, chúngta đang huy động cả hệ thống chính trị vàcộng đồng vào cuộc, góp phần loại bỏbạo lực gia đình một cách hữu hiệu.Trong thời gian tới, Quảng Nam cần đẩymạnh hơn nữa công tác phòng, chốngbạo lực gia đình, đẩy mạnh công tác vậnđộng, tuyên truyền nâng cao nhận thức

cho quần chúng nhân dân trong việc thựchiện các điều khoản của Công ước quốctế về bảo vệ con người, nhất là đối vớiphụ nữ và trẻ em gái, từ đó, thiết lậpmạng lưới phòng, chống bạo lực gia đìnhsâu rộng trên địa bàn.

Nhằm góp phần phòng, chống bạolực gia đình, các ngành, đoàn thể trênđịa bàn tỉnh Quảng Nam đang tập trungtuyên truyền, nâng cao nhận thức chocộng đồng trong việc phòng, chống bạolực gia đình, nhất là bảo vệ phụ nữ, trẻem gái, người già và trẻ em; phối hợpvới các cơ quan chức năng, các hội,đoàn thể góp phần phòng, chống bạolực gia đình trong cộng đồng. Các tổchức đoàn thể thông qua họat động củacác câu lạc bộ gia đình phát triển bền

vững để vận động, hướng dẫn, giảithích về pháp luật cho những người cóxu hướng bạo lực gia đình hiểu và tuânthủ theo pháp luật; xử lý nghiêm nhữngtrường hợp bạo hành trong gia đình, đểtừ đó góp phần loại bỏ bạo lực gia đình.

Ngay sau lễ phát động, đông đảocán bộ, công nhân viên lao động, đoànviên thanh niên đã tham gia diễu hànhtrên các tuyến đường phố chính củathành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam)với nhiều khẩu hiệu, băng rôn có nộidung phòng, chống bạo lực gia đìnhnhư: “Hãy nói không với bạo lực giađình”, “Ông bà mẫu mực, con cháuhiếu thảo”, “Hạnh phúc sẽ toả sángtrong gia đình không có bạo lực”.

huy Long

Phát động Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

11Số 1102 l 20.11.2014

Sự kiện vấn đề

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa banhành Kế hoạch số 116/KH-UBND về Tổchức các hoạt động và tuyên truyền,quảng bá Huế - Thành phố văn hóaASEAN. Đây là các hoạt động có quymô quốc gia và quốc tế được tổ chức trênđịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong nướcvà nước ngoài, cụ thể:

Ở trong nước: Xây dựng nội dung vàtriển khai công tác tuyên truyền, quảngbá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;tuyên truyền trên các báo, tạp chí, các đàitruyền hình, website.

Ở nước ngoài: Tuyên truyền, quảngbá thông qua một số hội nghị, hội thảo,hoạt động xúc tiến, quảng bá quốc tế, ưutiên các nước trong khu vực ASEAN;phối hợp với Bộ Ngoại giao, BộVHTTDL, cơ quan ngoại giao Việt Namtại các nước ASEAN cùng các cơ quantrung ương tham gia các sự kiện, hoạtđộng quốc tế hoặc gửi tài liệu, ấn phẩm

tuyên truyền thông qua các hội nghị vàsự kiện tổ chức ở nước ngoài.

Thời gian thực hiện các hoạt động vàtuyên truyền, quảng bá Huế - Thành phốvăn hóa ASEAN kéo dài từ năm 2014đến hết năm 2015, theo hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ nay đến hết năm2014 tập trung cho các hình thức cổđộng trực quan, triển khai các hình thứctuyên truyền về thành phố văn hóaASEAN trên các phương tiện truyềnthông, báo chí; hưởng ứng các hoạt độngnhân Tuần ASEAN...

Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2015 đếntháng 12/2015 triển khai các hoạt độngvăn hóa, nghệ thuật, triển lãm, tăngcường các hình thức tuyên truyền đốingoại gắn với quảng bá điểm đến, quảngbá các sản phẩm du lịch.

Việc tổ chức các hoạt động và tuyêntruyền, quảng bá Huế - Thành phố vănhóa ASEAN nhằm đẩy mạnh tuyên

truyền về danh hiệu thành phố văn hóaASEAN đến với mọi tầng lớp nhân dân,bạn bè và du khách các nước ASEAN vàquốc tế, đặc biệt là nhân dân thành phốHuế, tỉnh Thừa Thiên Huế; thông quaxây dựng, quảng bá hình ảnh về thànhphố văn hóa ASEAN để tăng cườngquan hệ hợp tác và hội nhập quốc tếtrong khu vực ASEAN và quốc tế, thuhút nguồn lực đầu tư, thúc đẩy kinh tế-xã hội của thành phố Huế, tỉnh ThừaThiên Huế phát triển toàn diện, bềnvững; gắn kết việc xây dựng hình ảnhHuế - thành phố văn hóa ASEAN, thànhphố Festival đặc trưng của Việt Nam,trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cảnước; triển khai thực hiện Quy hoạchthành phố Huế đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt, trong đó tập trungxây dựng thành phố Huế trở thành đô thịvăn hóa, di sản đặc sắc mang tầm khuvực Đông Nam Á. h.Quân

Tổ chức các hoạt động và tuyên truyền, quảng bá Huế - Thành phố văn hóa ASEAN

Lăng Tự Đức vẫn đón khách du lịchtrong giai đoạn trùng tu, vấn đề là tổchức hợp lý trong khi thi công để vừađảm bảo an toàn và tránh gây phiền hàcho du khách. Hiện tại, mỗi năm có gần300.000 lượt khách du lịch; trong đó, cógần 180.000 lượt khách du lịch nướcngoài tham quan lăng Tự Đức. Đó làkhẳng định của ông Phan Thanh Hải -Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cốđô Huế khi đề cập đến việc trùng tucông trình này vào ngày 19/11.

Dự án bảo quản, tu bổ và phục hồidi tích lăng Tự Đức có tổng vốn đầu tư105,4 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục:Lương Khiêm Điện, Chí Khiêm Đường,Lễ Khiêm Vu, Pháp Khiêm Vu, TiểuKhiêm Trì, khu vực hồ Lưu Khiêm. Dựán triển khai thực hiện trong vòng 5năm, bắt đầu từ cuối tháng 11/2014 từnguồn vốn ngân sách Trung ương vànguồn huy động hợp pháp khác.

Công trình Lương Khiêm Điện,việc bảo tồn, tu bổ công trình có diệntích nền 532m2; hệ khung chính làmbằng gỗ, các cấu kiện gỗ được sơnquang; phần mái nhà chính lợp ngóiâm dương Hoàng Lưu Ly, mái haihành lang lợp ngói âm ống ThanhLưu Ly; tu bổ, phục hồi nền điện, cháilát gạch Bát Tràng; tu bổ, phục hồi hệthống lan can 153,15m; phục hồi cácsân lát gạch Bát Tràng 2.446,6m2; tubổ, phục hồi tường, cổng 94,2m2; bảotồn, tu bổ nội thất công trình. Đối vớicông trình Chí Khiêm Đường, dự ántiến hành tu bổ, phục hồi công trìnhcó diện tích nền 370m2; hệ khungchính làm bằng gỗ, các cấu kiện gỗđược sơn quang; phần mái nhà chínhlợp ngói âm dương Thanh Lưu Ly,mái hai hành lang lợp ngói liệt ThanhLưu Ly; tu bổ, phục hồi nền nhàchính, hành lang lát gạch Bát Tràng;

phục hồi sân lát gạch Bát Tràng90,81m2; tu bổ, phục hồi tường, cổng,nội thất công trình.

Các công trình thuộc khu vực hồLưu Khiêm, dự án tiến hành nạo vét hồ10.500m3; phục hồi hệ thống đường dạo2.268,4m2; tu bổ hệ thống lan can1.014,4m2; tu bổ hệ thống kè; tôn tạoĐảo Tịnh Khiêm; phục hồi Đình NhãKhiêm, Đình Lạc Khiêm: các công trìnhlàm bằng gỗ, các cấu kiện gỗ được sơnquang, phần mái lợp ngói liệt HoàngLưu Ly, nền lát gạch Bát Tràng; phụchồi cầu chữ chi 59,48m2.

Đây là lần sửa chữa tổng thể lớnnhất nhằm bảo tồn di tích quốc gia đặcbiệt, di sản văn hóa thế giới của lăng TựĐức. Trước đó, vào năm 2013, Ba Lancũng hỗ trợ bảo tồn, trùng tu và đào tạokỹ thuật hạng mục công trình Bi Đìnhtại lăng Tự Đức.

Quốc Việt

Lăng Tự Đức vẫn đón khách trong giai đoạn trùng tu

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 Số 1102 l 20.11.2014

Chiều 19/11, Đài Phát thanh vàTruyền hình Đồng Nai đã khai mạcTriển lãm chuyên đề khẳng định chủquyền đối với hai quần đảo Hoàng Savà Trường Sa của Việt Nam. Điểm đặcbiệt tại triển lãm này là tất cả các bảnđồ được trưng bày đều được làm bằngchất liệu gốm. Triển lãm cũng là hoạtđộng nhằm giới thiệu đến công chúng,đến các thế hệ học sinh, sinh viên vànhân dân Đồng Nai về chủ quyền biển,đảo của Tổ quốc.

31 tấm bản đồ và thư tịch làm bằnggốm được trưng bày tại triển lãm đềudo thầy giáo Đinh Công Lai - Trưởngkhoa Gốm, trường Cao đẳng Mỹ thuậtĐồng Nai và các cộng sự thực hiện,dựa trên những bản đồ, thư tịch cổ.Triển lãm được trưng bày tại khuônviên Đài Phát thanh và Truyền hìnhĐồng Nai, sẽ mở cửa để phục vụ nhucầu tìm hiểu của người dân Đồng Naivà những vùng lân cận về chủ quyềnbiển, đảo của Tổ quốc.

Trong triển lãm có những bản đồ,thư tịch, tư liệu cổ quý như: “Hoàngtriều trực tỉnh địa dư toàn đồ” vẽ vàothời nhà Thanh năm 1904; bản đồ “AnNam đại quốc toàn đồ” do Lean LouisTaberd vẽ vào năm 1838; bản đồ vẽ xứQuảng Ngãi trong Toàn tập “ThiênNam tứ chí lộ đồ thư” do Đỗ Bá, tựCông Đạo, soạn thời Chính Hòa (1680-1705) triều Lê... đều khẳng định quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủquyền Việt Nam. L.Khánh

Sau ba ngày diễn ra sôi nổi, Hộidiễn nghệ thuật quần chúng công-nông-binh tỉnh Điện Biên lần thứ III, năm2014 đã chính thức khép lại tối 22/11.Về khối huyện/thị, Ban Tổ chức đã traogiải Nhất cho huyện Điện Biên, thànhphố Điện Biên Phủ và huyện MườngẢng; về khối Sở, ban, ngành, giải Nhấtthuộc về các đoàn: Lữ đoàn 82 - Quânkhu II, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Chỉhuy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉhuy Bộ đội Biên phòng tỉnh...

Tham gia Hội diễn năm nay có 20đoàn, với trên 600 diễn viên quầnchúng đến từ các huyện, thị xã, thànhphố; các Sở, ban, ngành, đoàn thể,

trường chuyên nghiệp và đơn vị lựclượng vũ trang trong toàn tỉnh. Cácđoàn tham gia biểu diễn từ 5-7 tiết mụcdự thi, thuộc các thể loại: Ca, múa, kịchngắn, tiểu phẩm, ngâm thơ, tấu, Chèo...với chủ đề ca ngợi quê hương, đất nướcđổi mới, ca ngợi Bác Hồ vĩ đại, truyềnthống đấu tranh kiên cường, bất khuấtcủa nhân dân các dân tộc, lực lượng vũtrang; khẳng định vai trò to lớn của lựclượng công-nông-binh trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng nhưtrong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước.

Hội diễn là hoạt động văn hóa, vănnghệ lớn được tổ chức luân phiên hai

năm một lần với quy mô toàn tỉnhĐiện Biên. Đây là hoạt động thiết thựcchào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiếntới Đại hội XII của Đảng, kỷ niệm cácngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là kỷniệm 70 năm Ngày Thành lập Quânđội nhân dân Việt Nam và 25 nămNgày hội Quốc phòng toàn dân. Ngoàira, đây còn là dịp biểu dương lựclượng văn hóa, văn nghệ quần chúng;đồng thời để các đội văn nghệ quầnchúng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm,qua đó phát triển và nâng cao chấtlượng phong trào xây dựng đời sốngvăn hóa ở cơ sở.

Minh hạnh

Bộ VHTTDL đã ban hành Côngvăn số 4173/BVHTTDL-TV ngày19/11 gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thànhtrên cả nước về việc tổ chức các hoạtđộng tuyên truyền giới thiệu sách chàomừng các ngày lễ lớn.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của BanTuyên giáo Trung ương tại Hướng dẫnsố 134-HD/BTGTW ngày 06/11/2014về việc tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm

Ngày Thành lập Quân đội nhân dânViệt Nam (22/12/1944-22/12/2014) và25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân(22/12/1989-22/12/2014); Kế hoạch số4082/KH-BVHTTDL ngày 13/11/2014của Bộ VHTTDL về việc tổ chức cáchoạt động Kỷ niệm 40 năm Ngày Giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước(30/4/1975-30/4/2015); Bộ VHTTDLđề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành

trên cả nước: Tăng cường phối hợp vớicác cơ quan, ban ngành có liên quan ởđịa phương tổ chức tuyên truyền, giớithiệu sách báo, tư liệu và các hình thứchọc tập ngoài nhà trường tại thư viện vềcác chủ đề bằng nhiều hình thức hoạtđộng phong phú, sáng tạo nhằm pháthuy giá trị của sách báo, tư liệu chotrong thư viện, để hoạt động thư việngắn liền, phục vụ có hiệu quả, thiết thực

Hội diễn nghệ thuật quần chúng công-nông-binh tỉnh Điện Biên

Triển lãm bản đồ chất liệu gốm khẳng định chủ quyền biển,đảo Việt Nam

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách chào mừng các ngày lễ lớn

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13Số 1102 l 20.11.2014

Ngày 19/11 tại Hà Nội, Trung tâmHuấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội tổchức Kỷ niệm 55 năm ngày Thành lậpTrung tâm (19/11/1959-19/11/2014).

Đánh giá về Trung tâm Huấn luyệnthể thao quốc gia Hà Nội, Thứ trưởngLê Khánh Hải nhấn mạnh, tiền thân làTrường Huấn luyện kỹ thuật Thể dụcthể thao Trung ương, trải qua 55 nămxây dựng, trưởng thành và phát triển,tới nay Trung tâm Huấn luyện thể thaoquốc gia Hà Nội đã và đang có nhữngthay đổi mạnh mẽ. Nhiều năm qua,Trung tâm luôn giữ vững vị thế làTrung tâm thể thao hàng đầu quốc gia,đóng góp đáng kể vào sự phát triển của

thể dục thể thao nước nhà. Trung tâm là địa chỉ tin cậy về công

tác quản lý, huấn luyện và đào tạo củacác đội tuyển và tuyển trẻ quốc gia.Hàng năm, Trung tâm tiếp nhận từ 35-50 đội thể thao với khoảng 700-800vận động viên, huấn luyện viên,chuyên gia nước ngoài tập huấn.

Trong năm 2014, Trung tâm Huấnluyện thể thao quốc gia Hà Nội là nơitập huấn của 46 đội tuyển và tuyển trẻvới tổng số 749 vận động viên. Từđầu năm đến nay, các đội tuyển tạiTrung tâm đã tham gia các giải thiđấu lớn và mang về được 540 huychương các loại trong nước và quốc

tế, trong đó có 175 Huy chương Vàngtrong nước, 69 Huy chương Vàngquốc tế. Đặc biệt, vận động viên bắnsúng Hoàng Xuân Vinh và vận độngviên thể dục dụng cụ Phan Thị HàThanh đã đạt Huy chương Vàng tạiCúp thế giới...

Nhân dịp này, 5 huấn luyện viên vàvận động viên của Trung tâm đã đượctặng thưởng Huân chương Lao độngHạng Ba; 28 cá nhân thuộc Tổng cụcThể dục thể thao có thành tích xuất sắctrong công tác đào tạo và thi đấu đãđược tặng Bằng khen của Thủ tướngChính phủ.

trần nguyện

Kỷ niệm 55 năm ngày Thành lập Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội

Ngày 23/11, tại Trung tâm Bảo tồnDi sản Thế giới Thành Nhà Hồ(huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hóa)đã diễn ra triển lãm ảnh “Sống tronglòng Thành Nhà Hồ”. Đây là triểnlãm ảnh đầu tiên có sự tham gia củacộng đồng, với sự hỗ trợ của Vănphòng UNESCO Hà Nội.

Từ hơn 1.000 bức ảnh với nhiềuchủ đề khác nhau, Văn phòngUNESCO Hà Nội, Trung tâm Bảo tồnDi sản Thế giới Thành Nhà Hồ đã chọnra 100 tác phẩm tham gia trưng bàytriển lãm với 6 chủ đề gồm: Sức sốngdi sản, Đời sống hàng ngày, Tình yêudi sản, Nguồn sống từ đất và nước, Cơhội và thách thức, Chúng tôi mong gì.Mỗi bức ảnh là 1 câu chuyện chân thựcđược chính những người dân kể lại vớiniềm tự hào, ý thức trách nhiệm và tìnhyêu của những người dân được sinh ravà lớn lên trên vùng đất di sản.

Nhằm nâng cao nhận thức và sựtham gia tích của cực của cộng đồngđịa phương trong việc bảo vệ các giátrị di sản văn hóa của Thành Nhà Hồ,từ tháng 6/2014, dự án “Xây dựngtrưng bày dựa trên cộng đồng tại khuDi sản Thế giới Thành Nhà Hồ bằngphương pháp Photovoice” - trao máyảnh cho người dân chụp ảnh và kểchuyện qua ảnh - được triển khai vớisự tham gia của 8 thành viên cộng đồngxung quanh khu Di sản Thế giới ThànhNhà Hồ. Các thành viên tham gia trưngbày kể chuyện bằng ảnh “Sống tronglòng Thành Nhà Hồ” là những ngườinông dân, y tá, thợ cơ khí, quân nhân,giáo viên nghỉ hưu... Họ được dự ántrang bị máy ảnh và tập huấn vềphương pháp chụp ảnh để có thể ghi lạinhững hình ảnh, những đoạn video clipliên quan đến những vấn đề của cuộcsống hàng ngày, những câu chuyện về

tình yêu di sản, những thách thức, khókhăn và cơ hội trong bảo vệ và pháthuy các giá trị di sản văn hóa củaThành Nhà Hồ... bằng con mắt củachính người dân vùng di sản.

Ông Đỗ Quang Trọng - Giám đốcTrung tâm Bảo tồn Di sản Thành NhàHồ khẳng định: Trao máy ảnh cho ngườidân chụp ảnh và kể chuyện qua ảnh đãgiúp những người dân vùng di sản thêmyêu di sản của mình, qua đó góp phầnkhông nhỏ trong việc chung tay bảo vệdi sản. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thếgiới Thành Nhà Hồ sẽ tiếp tục nghiêncứu, tìm hiểu về những câu chuyện, suynghĩ, nguyện vọng của cộng đồng địaphương trong mối quan hệ với sự bảotồn và phát triển của di sản.

Triển lãm ảnh “Sống trong lòngThành Nhà Hồ” diễn ra đến hết ngày05/3/2015.

K.hoàn

Triển lãm Thành Nhà Hồ qua góc nhìn của người dân vùng di sản

các nhiệm vụ chính trị của đất nước,của ngành. Đặc biệt, đối với Liên hiệpThư viện khu vực, nếu đã chuẩn bị tốt,có thể tiến hành tổ chức Vòng sơ khảo

Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyềngiới thiệu sách - Chủ đề “Việt Nam -Đất nước, Con người” trước ngày30/4/2015, xem đây là một trong những

hoạt động thiết thực của ngành hưởngứng, chào mừng 40 năm Ngày Giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước.

h.Phượng

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

14 Số 1102 l 20.11.2014

Sự kiện vấn đề

Sau mười ngày diễn ra sôi động,tối qua (23/11), Ðại hội Thể thao bãibiển Châu Á - ABG 2014 tại Thái Lanđã kết thúc.

Kết thúc ngày thi đấu 22/11, đoànViệt Nam vươn lên đứng thứ 5 toànđoàn (8HCV, 12HCB, 20HCĐ). Vớitổng cộng 39 tấm huy chương cácloại, đoàn Việt Nam có kỳ Đại hộiThể thao bãi biển Châu Á thành côngnhất sau năm lần tham dự.

Với 126 huy chương, trong đó có

56HCV, 37HCB và 33HCÐ, đoàn thểthao nước chủ nhà Thái Lan đã giànhngôi Vô địch toàn đoàn, vượt xa40HCV so với đoàn xếp vị trí thứ Hailà Trung Quốc được 16HCV, 11HCBvà 21HCÐ. Vị trí thứ Ba trên bảngxếp hạng thành tích thuộc về đoànHàn Quốc với 9HCV, 14HCB và14HCÐ. Tiếp theo là đoàn Iran được9HCV, 14HCB và 8HCÐ.

Điểm nhấn quan trọng của buổi Lễlà màn nhận Cờ đăng cai của nước

chủ nhà kỳ Đại hội Thể thao bãi biểnChâu Á lần thứ 5 năm 2016 Việt Nam(từ 24/9-03/10). Đại diện nước chủnhà ABG 5, Thứ trưởng Bộ VHTTDLLê Khánh Hải cùng ông Hoàng VĩnhGiang - Phó Chủ tịch Ủy banOlympic Việt Nam đã lên nhận vinhdự này. Tại Lễ nhận cờ, đoàn ViệtNam đã trình diễn những màn biểudiễn nghệ thuật đặc sắc, mang đậmdấu ấn văn hóa Việt.

h.Quân

Việt Nam xếp thứ 5 Ðại hội Thể thao bãi biển Châu Á 2014

Ngày 18/11, Trường Cao đẳngnghề Du lịch Cần Thơ tổ chức đónnhận Huân chương Lao động HạngBa do Chủ tịch Nước trao tặng.Trường Cao đẳng Nghề Du lịch CầnThơ (tiền thân là Trường Trung cấpDu lịch Cần Thơ), tuy mới đượcthành lập năm 2006 nhưng là trườngcông lập duy nhất trong khu vực đồngbằng sông Cửu Long đào tạo chuyênvề nghiệp vụ du lịch. Trường Caođẳng Nghề Du lịch Cần Thơ đã đónggóp đáng kể vào việc cung cấp nguồnnhân lực chất lượng cao để phục vụtrong ngành du lịch của địa phươngcũng như các tỉnh thành lân cận.

Trường luôn nhận được sự hỗ trợ tíchcực của Tổng cục Du lịch, Liên minhChâu Âu, dự án VIE-031, nên hệ thốngcơ sở vật chất của trường khá hiện đại,cùng với Trung tâm Thẩm định kỹ năngnghề Du lịch, đáp ứng những yêu cầu củaViệt Nam và quốc tế về nghiệp vụ dulịch. Trường tuyển sinh trình độ Caođẳng nghề chính quy trong năm 2014 cácngành nghề: Quản trị khách sạn, Quản trịnhà hàng, Quản trị lữ hành và Hướng dẫndu lịch. Đến nay, số lượng học viên trúngtuyển là 420 em, đạt 116,3% chỉ tiêu.Nhà trường luôn chú trọng công tác đàotạo bám sát nhu cầu thực tiễn, xây dựngdanh mục các kỹ năng, kiến thức cần đào

tạo để chương trình đào tạo phù hợp vớiyêu cầu của doanh nghiệp. Công tácgiảng dạy luôn theo hướng “cầm tay chỉviệc”, học viên được thực hành trong môitrường thực tế của các doanh nghiệp dulịch, để các em khi ra trường có thể làmviệc ngay chứ không bỡ ngỡ, đặc biệt làcác nghiệp vụ lao động trực tiếp như: đầubếp, nhân viên phục vụ bàn, buồng, lễtân, hướng dẫn viên... Hiện đội ngũ giảngviên của nhà trường hầu hết đều đã quađào tạo tại nước ngoài. Trường luôn chútrọng công tác hợp tác đào tạo với cáctrường quốc tế, vì thế cơ hội du học đốivới học viên là rất lớn.

nguyễn cúc

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ nâng cao chất lượng đào tạo

Tối 19/11, tại Quảng trường VõNguyên Giáp, TP. Thái Nguyên, tỉnhThái Nguyên, gần 200 diễn viên đến từcác đoàn nghệ thuật của 6 tỉnh Việt Bắcgồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,Hà Giang, Tuyên Quang và TháiNguyên đã tham gia chương trình giaolưu nghệ thuật với chủ đề “Qua nhữngmiền di sản Việt Bắc”. Đây là mộttrong những hoạt động nằm trongChương trình du lịch Qua những miềndi sản Việt Bắc lần thứ VI năm 2014 tổ

chức tại tỉnh Thái Nguyên. Với các tiết mục được dàn dựng

công phu, hoành tráng, các diễn viênđã mang lời ca, tiếng hát và nhữngđiệu múa truyền thống của mỗi địaphương giới thiệu với công chúngnhững đặc trưng riêng, mang đậm âmhưởng của đồng bào các dân tộc miềnnúi phía Bắc. Nhiều tiết mục đã thuhút đông đảo người xem và để lại ấntượng như: Tổ khúc múa hát “Đámcưới người Dao đỏ” của tỉnh Bắc

Kạn; “Giai điệu cao nguyên đá” củatỉnh Hà Giang; “Lạng Sơn quê em”của tỉnh Lạng Sơn; “Tình ca nón lá”của tỉnh Cao Bằng; “Tuyên Quangmiền nhớ”, “Từ Tân Trào đến TrườngSa” của tỉnh Tuyên Quang; múa TắcXình của đồng bào dân tộc Sán Chay,tỉnh Thái Nguyên...

Đêm giao lưu được đánh giá làmột đêm diễn hội tụ tinh hoa củanhững miền di sản Việt Bắc.

hải Phong

Giao lưu nghệ thuật 6 tỉnh vùng Việt Bắc

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

15Số 1102 l 20.11.2014

Sự kiện vấn đề

Trao giải nội dung băng đồngmôn đua xe đạp

Ngày 22/11, trong khuôn khổ Đại hội Thể dục thểthao toàn quốc lần thứ VII, Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bìnhphối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Môtô - Xe đạp Việt Nam đã trao giải cho các vận độngviên tham gia nội dung băng đồng tiếp sức nam và băngđồng tiếp sức nữ của môn đua xe đạp.

Tham gia nội dung băng đồng tiếp sức nam có 21vận động viên của 7 đoàn: An Giang, Đồng Tháp, HàNội, Hòa Bình, Quân đội, Thanh Hóa và Vĩnh Phúc vớicự ly thi đấu 15km; nội dung băng đồng tiếp sức nữ có18 vận động viên của 6 đoàn: Bình Dương, Đồng Tháp,Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La và Vĩnh Phúc. Kết quả đoànHòa Bình đã xuất sắc giành Huy chương Vàng ở nộidung băng đồng tiếp sức nam; Huy chương Bạc thuộcvề đoàn Quân đội và Huy chương Đồng thuộc về đoànVĩnh Phúc. Ở nội dung băng đồng tiếp sức nữ, Huychương Vàng thuộc về đoàn Hà Nội, Huy chương Bạcthuộc về đoàn Bình Dương và Huy chương Đồng thuộcvề đoàn Đồng Tháp.

Vũ Minh

Khởi tranh giải Bắn súng Đại hội TDTT toàn quốc lần VII

Ngày 23/11, tại Trung tâm Huấn luyện thể thaoquốc gia Hà Nội, giải Bắn súng trong chương trình Đạihội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014đã chính thức khởi tranh. Tham dự giải đấu lần này có211 vận động viên đến từ 15 đoàn gồm: Hà Nội, VĩnhPhúc, Hải Dương, Hà Nam, Thanh Hóa, Nam Định,Hải Phòng, Quảng Ninh, Điện Biên, Đồng Nai, ĐắkLắk, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Quân đội, BộCông an.

Những đoàn có phong trào luyện tập môn Bắn súngphát triển mạnh luôn duy trì số lượng vận động viênđông gồm: Hà Nội với 42 vận động viên, Quân đội vàHải Dương với 29 vận động viên, TP. Hồ Chí Minhvới 20 vận động viên và đoàn Bộ Công an với 18 vậnđộng viên.

Ông Nguyễn Đức Uýnh - Tổng Thư ký Liên đoànBắn súng Việt Nam cho biết: Giải được tổ chức 4 nămmột lần nhằm đánh giá công tác đào tạo của huấn luyện

viên cũng như chất lượng thi đấu của các vận động viêntrong 4 năm qua (2010-2014), thông qua giải đấu cũngtuyển chọn những vận động viên xuất sắc, có thành tíchtốt nhất để tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung vào độituyển Bắn súng quốc gia tham dự các giải đấu lớn trongkhu vực, châu lục và quốc tế.

Trong ngày đầu khởi tranh, các vận động viên tranhtài ở 3 nội dung là: 50m súng trường nằm nữ, 25m súngngắn thể thao nữ, 10m súng trường hơi nam.

A.tùng

Bế mạc môn Cầu lông Đại hộiTDTT toàn quốc lần thứ VII

Sau 13 ngày thi đấu sôi nổi, tối 21/11, tại Nhà thiđấu đa năng tỉnh Thái Bình, đã diễn ra lễ bế mạc mônCầu lông trong khuôn khổ 36 môn thi đấu của Đạihội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII.

Cầu lông là một trong bốn môn thể thao trongchương trình thi đấu Đại hội Thể dục thể thao toànquốc lần thứ VII năm 2014 tổ chức tại Thái Bình(gồm: cầu lông, vật, karatedo và bóng chuyền). Thamdự giải có 165 vận động viên, 38 huấn luyện viên và16 cán bộ đến từ 21 đoàn đại diện cho các tỉnh/thành,đơn vị trong cả nước, tranh tài ở 7 nội dung: Đồngđội nam, đồng đội nữ, đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôinữ và đôi nam nữ. Giải đấu đã thu hút nhiều tay vợtxuất sắc như Nguyễn Tiến Minh, Phạm Cao Cường(đoàn TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Thị Bình Thơ (đoànThái Bình), Vũ Thị Trang (đoàn Bắc Giang)...

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao các bộ huychương cho 5 nội dung thi đấu cho các vận độngviên. Cụ thể, Huy chương Vàng nội dung đơn namthuộc về vận động viên Nguyễn Tiến Minh (đoàn TP.Hồ Chí Minh); Huy chương Vàng nội dung đơn nữthuộc về vận động viên Vũ Thị Trang (đoàn BắcGiang); Huy chương Vàng nội dung đôi nam nữthuộc về cặp đôi Dương Bảo Đức - Thái Hồng Gấm(đoàn TP. Hồ Chí Minh); Huy chương Vàng nội dungđôi nữ và đôi nam lần lượt thuộc về các đoàn BắcGiang và đoàn Hà Nội.

Ban Tổ chức cũng đã trao huy chương ở nội dungđồng đội nam và đồng đội nữ; trong đó Huy chươngVàng ở các nội dung này lần lượt thuộc về nam đoànTP. Hồ Chí Minh và nữ đoàn Bắc Giang.

huy Long

ĐạI HộI TDTT TOàN QuốC LầN THứ VII

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

16 Số 1102 l 20.11.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Lễ Khai mạc và trao thưởng cuộc thivà triển lãm ảnh “Những sắc màu dântộc Việt Nam” được tổ chức ngày 22/11,tại Trung tâm Hoạt động văn hóa khoahọc Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.Đến đây, công chúng yêu nghệ thuậtnhiếp ảnh được chiêm ngưỡng nhữngsắc màu dân tộc qua các góc nhìn củahàng trăm tay máy chuyên, khôngchuyên của trên 60 tỉnh/thành trong cảnước. Cuộc thi do Hội Nghệ sĩ Nhiếpảnh Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuậtcác Dân tộc thiểu số Việt Nam tổ chứcnhằm hướng tới Đại hội Đại biểu toànquốc Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Namvà Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộcthiểu số Việt Nam được tổ chức vàotháng 12 tới.

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Namcho biết: Cuộc thi ảnh nghệ thuật toànquốc “Sắc màu dân tộc Việt Nam” đápứng tốt yêu cầu đặt ra khi các tác phẩmdự thi đã phản ánh đa dạng các hoạtđộng, tập hợp những bức ảnh, những tưliệu quý về một số dân tộc hiện giờ cósố lượng người rất ít và vấn đề bảo tồnvăn hóa đang trở nên bức thiết. Bêncạnh đó, đây còn là cuộc thi có sự phốihợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lýnhà nước, các đơn vị nghiên cứu vănhóa dân tộc nhằm nâng cao chất lượngthẩm định bộ ảnh triển lãm và được giải.

Với hoạt động dành cho các nhiếpảnh chuyên và không chuyên này, saumột thời gian phát động, Ban Tổ chứcđã nhận được gần 11.000 ảnh của 837

tác giả từ 62 tỉnh/thành trong cả nướcgửi về tham dự. Hội đồng giám khảo đãchọn được 250 bức ảnh để triển lãm,trong đó có 11 tác phẩm được trao giảigồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Bavà 5 giải Khuyến khích. Giải Nhất đượctrao cho tác giả Trương Hữu Hùng(Bình Thuận) với tác phẩm “Vui đùa”.Hai giải Nhì thuộc về Nguyễn CôngBình (Hà Nội) với tác phẩm “Ngày mùaở phố Cảo” và Nguyễn Thanh Hà (HàNội) với tác phẩm “Nét xưa”.

Cũng trong dịp này, Hội Nghệ sĩNhiếp ảnh Việt Nam trao Kỷ niệmchương vì sự nghiệp phát triển nghệthuật nhiếp ảnh Việt Nam cho ba cánhân có nhiều đóng góp cho nền nhiếpảnh nước nhà. K.hoàn

Chiêm ngưỡng sắc màu dân tộc tại Thủ đô

Ngày 20/11, tại Học viện Cảnh sátnhân dân (Hà Nội), Bộ VHTTDL phốihợp với Bộ Công an, Cơ quan phòng,chống tội phạm và ma túy LHQ(UNODC) tổ chức Lễ Mít tinh hưởngứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực vớiphụ nữ và trẻ em gái.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc khẳng định, việcbảo đảm quyền con người và bình đẳnggiới được khẳng định trong Hiến phápvà Việt Nam được đánh giá là một trongnhững quốc gia tiên phong trong khu

vực về xây dựng chính sách, luật phápnhằm thúc đẩy bình đẳng giới và chấmdứt bạo lực đối với phụ nữ.

Phó Thủ tướng kêu gọi, mỗi ngườidân Việt Nam “Đừng vung tay, hãy cầmtay” và “Đàn ông đích thực nói khôngvới bạo lực” như thông điệp đã được đềcập trong chiến dịch hưởng ứng Ngàyquốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻem gái năm nay.

Để thực hiện hiệu quả công tácphòng, chống bạo lực đối với phụ nữ vàtrẻ em gái, Phó Thủ tướng đề nghị các

Ban, Bộ, ngành, các tổ chức chính trị-xãhội, các tỉnh/thành trong nước và các tổchức quốc tế tại Việt Nam đẩy mạnhthực thi pháp luật về bình đẳng giới; chủđộng tích cực thực hiện nhiệm vụ đãđược quy định trong Luật Phòng, chốngbạo lực gia đình và các văn bản pháp luậtkhác có liên quan; đồng thời, cần tậptrung nghiên cứu và tham mưu choChính phủ xây dựng và ban hành Quychế liên ngành trong công tác phòngchống bạo lực gia đình, bạo lực đối vớiphụ nữ và trẻ em gái. tr.Quỳnh

Mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 23/11, tại Khu di tích vănhóa cấp quốc gia Xẻo Quít thuộchuyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp),Ngày hội du lịch với chủ đề “Bảo tồnlịch sử - gìn giữ hồn quê” do SởVHTTDL tỉnh Đồng Tháp tổ chức đãkết thúc, thu hút gần 50 nghìn lượtkhách đến tham dự.

Ông Ngô Quang Tuyên - Phó

Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh ĐồngTháp cho biết: Tại Ngày hội có cáchoạt động văn hóa, thể thao, du lịch,thương mại, hàng ngày đều cóchương trình biểu diễn nghệ thuật đặcsắc “Có một nơi như thế”. Ngày hộicòn là dịp giới thiệu Đề án phát triểndu lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn2015-2020. Ngành du lịch tỉnh cũng

ra mắt biểu trưng, khẩu hiệu, logo,ứng dụng “Thổ địa Đồng Tháp” vàwebsite quảng bá du lịch tỉnh ĐồngTháp (dongthaptourism.com); giớithiệu tour, các tuyến du lịch trọng điểmcủa tỉnh. Ngoài ra, các phiên chợ quêvà các gian hàng ẩm thực truyền thốngNam bộ được tái hiện qua 5 gian hàng

(Xem tiếp trang 19)

Ngày hội du lịch “Bảo tồn lịch sử - gìn giữ hồn quê”

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

17Số 1102 l 20.11.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Sau gần 3 tháng phát động, các tổchức, cá nhân đã hiến tặng Bảo tàng HàNội trên 600 tài liệu, hiện vật nhằmphục vụ trưng bày cho chủ đề 60 nămphát triển của Thủ đô Hà Nội. Trong đó,259 tài liệu, hiện vật liên quan đến thờikỳ kháng chiến chống Mỹ của ngườidân Thủ đô; 387 tài liệu, hiện vật, kỷ vậtliên quan đến đời sống vật chất và tinhthần của người dân Thủ đô thời kỳ kinhtế bao cấp. Qua phân loại, căn cứ vàokết quả thẩm định của Hội đồng khoahọc Bảo tàng Hà Nội, những tài liệu,hiện vật đã đạt được tiêu chí đề ra chocuộc vận động, đáp ứng được yêu cầutrưng bày Bảo tàng trong phần nội dung

của thời kỳ chống Mỹ cứu nước và xâydựng chủ nghĩa xã hội ở Thủ đô.

Một số hiện vật có thể phục vụ chocác cuộc trưng bày chuyên đề trongquá trình hoạt động nghiệp vụ của Bảotàng. Đặc biệt, trong số những hiện vậttiếp nhận lần này, có những hiện vậtđược Hội đồng khoa học đánh giá cao.Đó là, bộ con dấu của Phòng Thươngnghiệp quận Đống Đa sử dụng từ năm1958 đến 1986 do ông Trần QuangChính hiến tặng; bộ ảnh do máy baytrinh sát của không quân Mỹ chụp cácmục tiêu quân sự, chính trị, hành chínhcủa Hà Nội để phục vụ kế hoạch đánhphá của chúng do ông Võ Văn Cận

hiến tặng; bộ tem thư ghi số lượng máybay Mỹ bị bắn rơi trong cuộc chiến đấucủa quân và dân ta chống chiến tranhphá hoại của đế quốc Mỹ; chiếc cặpbay cùng sơ đồ chuyến bay của Chủtịch Hồ Chí Minh ngày 15/9/1967 doông Công Doãn Đương, phi công láimáy bay từng 4 lần chở Chủ tịch HồChí Minh đi chữa bệnh ở nước ngoàinăm 1967-1968 hiến tặng.

Sở VHTTDL Hà Nội cho biết, năm2015, sẽ tiếp tục vận động các tổ chức,cá nhân hiến tặng tài liệu, hiện vậtnhằm làm phong phú thêm kho tànghiện vật cho Bảo tàng Hà Nội.

yến nhi

Trên 600 tài liệu, hiện vật hiến tặng Bảo tàng Hà Nội

Cuộc thi tài năng diễn viên sânkhấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc2014 sẽ diễn ra từ 22 đến 27/11 tạiNinh Bình. Cuộc thi này thu hút sựtham dự của 45 diễn viên trẻ thuộc 8đơn vị gồm Nhà hát Chèo Việt Nam,Nhà hát Chèo Ninh Bình, Nhà hátChèo Thái Bình, Nhà hát Chèo NamĐịnh, Nhà hát Chèo Hưng Yên, Nhàhát Chèo Hà Nam, Nhà hát Múa rốiThăng Long, Đoàn Nghệ thuật ChèoThanh Hóa.

Cuộc thi do Cục Nghệ thuật biểudiễn tổ chức nhằm phát hiện các tàinăng diễn viên sân khấu Chèo, khuyến

khích, động viên các nghệ sĩ trẻ cónhững đóng góp cho sự nghiệp sânkhấu Chèo trong những năm qua. Đâycũng là dịp để các nghệ sĩ giao lưu, traođổi, học tập kinh nghiệm, nâng caochất lượng biểu diễn nghệ thuật sânkhấu, đáp ứng nhu cầu thưởng thứcnghệ thuật của nhân dân trong thời kỳmới. Cuộc thi là dịp để các nhà quảnlý, lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật đánhgiá thực trạng đội ngũ diễn viên trẻ sânkhấu Chèo hiện nay, từ đó có nhữnggiải pháp thúc đẩy, bồi dưỡng, đào tạolực lượng nghệ sĩ trẻ trong thời giantới.

Theo quy chế, mỗi đơn vị được dựthi nhiều đoàn nhưng mỗi đoàn khôngquá 4 diễn viên. Diễn viên dự thikhông quá 33 tuổi; mỗi diễn viên dựthi biểu diễn một trích đoạn sân khấutự chọn dài không quá 20 phút và phảithể hiện được đặc trưng cơ bản củaloại hình nghệ thuật Chèo. Trườnghợp 2 diễn viên cùng dự thi trong mộttrích đoạn thì thời lượng không quá35 phút. Hội đồng giám khảo chỉchấm điểm tài năng diễn xuất củadiễn viên thông qua vai diễn, khôngchấm trích đoạn...

h.yến

Cuộc thi tài năng trẻ sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừatổ chức lễ ký kết hợp đồng tài trợ trangthiết bị cho các đội tuyển nam, nữ quốcgia Việt Nam giữa Liên đoàn Bóng đáViệt Nam với Công ty Grand SportGroup Co.Ltd (Thái Lan). Theo đó,Công ty Grand Sport Group Co.Ltdchính thức đồng hành cùng các độituyển trên cương vị là nhà tài trợ trangthiết bị tập luyện, sinh hoạt, thi đấu…trong thời gian 5 năm 2015-2019.

Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đáViệt Nam - Lê Hoài Anh cho biết, việcký kết hợp đồng tài trợ có ý nghĩa quantrọng đối với kế hoạch chuẩn bị củaLiên đoàn Bóng đá Việt Nam dành chocác đội tuyển nam, nữ quốc gia tronggiai đoạn tới, góp phần tạo sự ổn địnhcho các đội tuyển quốc gia trong quátrình tập luyện cũng như thi đấu tại cácđấu trường trong nước và quốc tế.

Trang phục dành cho các đội tuyển

đều được Grand Sport sản xuất bằngchất liệu tốt, tạo cảm giác thoải mái chocác cầu thủ, đồng thời thể hiện nét tươimới, trẻ trung qua mẫu thiết kế hiệnđại, ấn tượng, tràn đầy năng lượng vàkhát vọng chiến thắng.

Được biết, Đội tuyển quốc gia ViệtNam sẽ sử dụng trang phục mới củaGrand Sport ngay tại AFF Suzuki Cup2014.

A.tùng

Ký hợp đồng tài trợ trang thiết bị cho các đội tuyển quốc gia

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

18 Số 1102 l 20.11.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Sở VHTTDL Hà Nội phối hợp vớiUBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội)vừa tổ chức công bố hoàn thành côngtrình tu bổ, tôn tạo Chùa Trăm Gian -một trong những ngôi chùa cổ có kiếntrúc độc đáo, ở xã Tiên Phương, huyệnChương Mỹ sau gần 2 năm thực hiện.

Các hạng mục được tu bổ, tôn tạogồm: Nhà Tổ, nhà Khánh, bậc cấp sântrước tiền đường và nhà Thiêu hươngThượng điện với tổng mức đầu tư trên14,6 tỷ đồng. Các hạng mục trên đềuđược thi công đúng thiết kế, theo đúngquy định của quy chế tu bổ, phục hồidi tích. Quan trọng nhất, các hạng mục

được tu bổ gần sát với nguyên gốc.Một số cấu kiện cũ có giá trị của nhàKhánh được lắp đặt đúng vị trí ban đầu.Trong suốt quá trình tu bổ, SởVHTTDL Hà Nội đã tổ chức nhiềucuộc hội thảo giữa các nhà khoa học,địa phương, nhà chùa, các nhà thiết kế,thi công tu bổ nhằm đưa lại kết quả tốtnhất cho công tác tu bổ và phục dựng.

Công trình tu bổ, tôn tạo do Trungtâm kỹ thuật công nghệ Bảo tồn di tích(Viện Di tích) thi công, Công ty Cổ phầnxây dựng và phục chế công trình Vănhóa giám sát. Đơn vị thi công đã khẩntrương tập trung nguyên vật liệu, nhân

lực triển khai để đảm bảo tiến độ, đảmbảo thi công đúng thiết kế, đảm bảo kỹthuật, quy phạm và quy định của quychế bảo quản tu bổ, phục hồi di tích.

Cuối năm 2012, các hạng mục nàybị nhà chùa tự ý hạ giải, tu bổ, tôn tạokhông đúng quy định tạo nên dư luậnkhông tốt. Các cơ quan quản lý văn hóađã khẩn trương vào cuộc, khắc phục saiphạm. Lãnh đạo huyện Chương Mỹkhẳng định, vụ việc sai sót tại ChùaTrăm Gian là bài học kinh nghiệm quýbáu cho công tác quản lý Nhà nước vềvăn hóa ở địa phương.

Đ.t.thuận

Hà Nội: Hoàn thành tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Trăm Gian

Ngày 20/11, tại thành phố TháiNguyên, tỉnh Thái Nguyên, Ban Tổchức Chương trình Du lịch qua nhữngmiền di sản Việt Bắc lần thứ VI năm2014 đã tổ chức khai mạc Triển lãmảnh “Di sản văn hóa Việt Bắc -Điểmhẹn du lịch”. Đại diện Bộ VHTTDL vàđông đảo cán bộ, công nhân viên chứcNgành VHTTDL các tỉnh vùng ViệtBắc đã đến dự khai mạc Triển lãm.

Triển lãm trưng bày, giới thiệu vớicông chúng 210 bức ảnh của 59 tác giảđến từ 6 tỉnh trong vùng Việt Bắc gồm

Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, HàGiang, Tuyên Quang và Thái Nguyênvới mục đích giới thiệu tổng quan về bứctranh chung của di sản văn hóa, nhữngthắng cảnh, những hang động, điểm dulịch thám hiểm ấn tượng là những tàinguyên du lịch quý giá của vùng ViệtBắc. Những tác phẩm được trưng bày đãphản ánh nét đặc sắc, phong phú, đadạng về cuộc sống, nét sinh hoạt văn hóađộc đáo của các dân tộc trong vùng.Nhiều bức ảnh đã thu hút sự chú ý củađông đảo người xem như: “Thác Nà

Khoang - Bắc Kạn”; “Thành cổ LạngSơn”; “Sương sớm Khâu Vai”; “Vầngdương Việt Bắc”; “Lễ cưới của dân tộcDao đỏ Tuyên Quang”; “Thái Nguyênchuyển mình”…

Triển lãm là dịp để các tỉnh ViệtBắc quảng bá về tiềm năng, thế mạnh,điểm đến du lịch của mỗi địa phương,góp phần khai thác, mở rộng thị trườngdu lịch trong nước và quốc tế, tăngcường mối quan hệ hợp tác phát triểncủa vùng Việt Bắc.

Đức Minh

Triển lãm ảnh “Di sản văn hóa Việt Bắc - Điểm hẹn du lịch”

Nhằm giữ gìn, phát huy các giá trịvăn hoá truyền thống trong loại hìnhnghệ thuật tạc tượng dân gian, hưởngứng, chào mừng 10 năm Ngày Di sảnvăn hoá Việt Nam (23/11/2005-23/11/2014), sáng 19/11, tại Bảo tàngtỉnh, Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum đã tổchức Triển lãm trưng bày tượng gỗ dângian năm 2014. Tham dự Triển lãm có 45nghệ nhân là đồng bào 6 dân tộc, gồm:Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng, Giẻ Triêng,Brâu và Rơ Mâm đến từ 9 huyện, thànhphố trong tỉnh. Triễn lãm đã trưng bày 80tác phẩm tượng gỗ dân gian mang đậmbản sắc văn hóa Tây Nguyên.

Ông Nguyễn Xuân Truyền - PhóGiám đốc Sở VHTTDL tỉnh Kon Tumcho biết: Ngoài việc giữ gìn, phát huy cácgiá trị văn hoá truyền thống trong loạihình nghệ thuật tạc tượng dân gian thìtriển lãm còn là dịp để quản bá hình ảnhvùng đất, con người Kon Tum, từ đó khơidậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc; phát huyđược vai trò chủ thể văn hoá trong việcbảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trịvăn hoá truyền thống.

Những năm qua, tỉnh Kon Tum cũngđã tổ chức nhiều chương trình, hành độngnhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật tạctượng dân gian như: tổ chức tạc tượng gỗ

tại Măng Đen-Kon Plông; tham gia Trạisáng tác điêu khắc Tây Nguyên… Tạicác địa phương, nghệ nhân tạc tượng dângian cũng tổ chức truyền dạy nghề chocon cháu. Vì vậy, điêu khắc gỗ dân giancủa đồng bào các dân tộc Kon Tum nóiriêng và Tây Nguyên nói chung là mộttrong những nền nghệ thuật điêu khắc gỗdân gian đặc sắc nhất văn hoá Việt Nam.Các tác phẩm tượng gỗ Tây Nguyên vừalà văn hoá phi vật thể, vừa có giá trị nghệthuật, điêu khắc, kiến trúc, lại vừa có ýnghĩa về dân tộc học, tôn giáo và văn hoádân gian.

h.L

Trưng bày tượng gỗ dân gian văn hóa Tây Nguyên

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

19Số 1102 l 20.11.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

NGÀY V DI N A I M 01 “B nh s ” Qu ng Nam 02 “B nh s ” TP. à N ng 03 “B nh s ” TP. à N ng 04 “B nh s ” Qu ng Ngãi 05 “Lâu ài cát” Ngh An

06 “Lâu ài cát” “B nh s ”

Hà T nh Cam Ranh (Khánh Hòa)

07 “B nh s ” Cam Ranh (Khánh Hòa)

08 “Lâu ài cát” “B nh s ”

TP. à N ng Cam Ranh (Khánh Hòa)

09 “Lâu ài cát” “B nh s ”

TP. à N ng Cam Ranh (Khánh Hòa)

10 “B nh s ” Cam Ranh (Khánh Hòa) 11 “Lâu ài cát” Cam Ranh (Khánh Hòa) 12 “Lâu ài cát” Cam Ranh (Khánh Hòa) 13 “Lâu ài cát” Cam Ranh (Khánh Hòa) 14 “Lâu ài cát” Cam Ranh (Khánh Hòa) 15 “Lâu ài cát” Cam Ranh (Khánh Hòa) 17 H p báo “Lâu ài cát” Nhà hát L n TP. H Chí Minh 18 “Lâu ài cát” Nhà hát K ch TP. H Chí Minh 19 “Lâu ài cát” Nhà hát K ch TP. H Chí Minh 20 “Lâu ài cát” Bình D ng 21 “Lâu ài cát” Bình D ng 22 “Lâu ài cát” TP. H Chí Minh 23 “Lâu ài cát” TP. H Chí Minh 24 “Lâu ài cát” TP. H Chí Minh

25 “Lâu ài cát” “Tai Bi n”

TP. H Chí Minh Chí Linh (H i D ng)

26 “Lâu ài cát” “Tai bi n”

TP. H Chí Minh Cung Thi u Nhi Hà N i

27 “Tai bi n” i t nh 28 “Tai bi n” B c Ninh 29 “Tai bi n” Cung thi u nhi Hà N i 30 “B nh s ” TTVH qu n Hà ông (Hà N i)

LỊCH DIỄN THÁNG 12/2014 CủA NHà HÁT KỊCH VIệT NAM

bằng tre bán các loại nông sản địaphương và 5 gian hàng ẩm thực bánmột số loại đặc sản, món ăn truyềnthống Đồng Tháp cũng như miền TâyNam bộ. Cùng với đó là hội chợ hàngViệt về nông thôn với sự tham gia của40 gian hàng trong và ngoài tỉnh.

Ngày hội du lịch “Bảo tồn lịch sử

- gìn giữ hồn quê” được tổ chức nhằmphát huy giá trị di sản, góp phần nângcao ý thức bảo tồn, tôn tạo di tích lịchsử, tạo bước ngoặt mới trong pháttriển du lịch Đồng Tháp, các đơn vịkinh doanh du lịch có điều kiện đểgiao lưu, liên kết hợp tác phát triển dulịch và quảng bá thương hiệu, sản

phẩm đến du khách đồng thời quảngbá hình ảnh, giới thiệu nét văn hóatruyền thống của người dân ĐồngTháp đến với bạn bè quốc tế. Đâycũng là cơ hội để xúc tiến đầu tư,thương mại, du lịch, góp phần pháttriển kinh tế-xã hội của địa phương.

hồ thAnh

Ngày hội du lịch... (Tiếp theo trang 16)

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 Số 1102 l 20.11.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PhaN ĐìNh TâN

Biên tậpTrUNG kIêN, Thế hùNG

Địa chỉ51 Ngô Quyền - hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

Giấy phép xuất bảnSố 62/GP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNG Ty TNhh mộT ThàNh vIêN

IN và văN hóa Phẩm

Nhà hát Kịch Việt Nam quyếtđịnh tổ chức tour lưu diễn xuyên Việtbắt đầu từ cuối tháng 11 đến hếttháng 12/2014. “Bệnh sĩ” và “Lâu đàicát” là hai trong số bốn vở diễn mới,xuất sắc nhất năm 2014 được Nhà hátchọn lựa mang vào giới thiệu tớikhán giả miền Trung, miền Nam.

Vở kịch “Bệnh sĩ” - một trongnhững tác phẩm kịch nổi tiếng của cốtác giả Lưu Quang Vũ; là một vở hàikịch mang tính xã hội sâu sắc, phêphán tính “sĩ” trong suốt thời kỳ baocấp hiện vẫn còn nguyên tính thời sự.Năm 1988, Nhà hát Kịch Việt Namđã dàn dựng thành công vở diễn“Bệnh sĩ” do NSND Đình Quang làmđạo diễn, được khán giả nhiệt liệt đónnhận. Vở kịch đã góp phần khẳngđịnh thương hiệu của Nhà hát KịchViệt Nam cũng như tên tuổi, tài năngcủa tác giả Lưu Quang Vũ. Phiên bảnvở “Bệnh sĩ” lần này do NSƯT TuấnHải đạo diễn và NSND Đình Quanglàm cố vấn nghệ thuật.

Vở kịch lấy bối cảnh ở một vùnglàng quê nông thôn, kể về ông chủtịch xã Toàn Nha và những xã viêncủa xã Hùng Tâm. Họ đều là nhữngngười dân hiền lành, chân chất, thậtthà… nhưng vì tính háo danh, tính“sĩ” mà ai cũng cố gắng phấn đấu chomình có một cái mác thật sang trọngvà hiện đại. Để rồi khi bản chất vàhiện thực không thống nhất, đã sinhra những chuyện dở khóc dở cười vàrồi chính họ lại phải tự nhận ra đúng“căn bệnh chung” của mình…

Cùng với “Bệnh sĩ”, vở diễn “Lâuđài cát” (tác giả Nguyễn ĐăngChương, đạo diễn NSƯT Anh Tú) lạilà góc khuất khác của con ngườitrong gia đình hiện đại. Với thôngđiệp “Gia đình là tế bào của xã hội,muốn có một xã hội lành mạnh thì

trước hết từng tế bào phải lànhmạnh”, vở kịch “Lâu đài cát” đã phảnánh và cảnh báo về lối sống, đạo đứctha hóa mang vỏ bọc truyền thốngđạo đức của một số gia đình ViệtNam hiện nay.

Gia đình ông Quân - bà An đượcbiết đến là một gia đình tứ đại đồngđường, có nền tảng văn hóa, coi trọngđạo lý với những người con làm chứcvụ cao. Tuy nhiên, đó chỉ là vẻ bênngoài được che đậy bởi những mặt nạcủa các thành viên trong gia đình. Họlà những người rất đạo mạo, coi trọngtruyền thống gia đình… nhưng đằngsau đó, họ sống giả dối, buông thả.Sự thật chỉ được lộ ra khi Thiên -người cháu đích tôn của gia đình đưangười yêu về ra mắt và gia đình ôngQuân phải đối diện với sự thật…

“Lâu đài cát” chính là sự hiệnthân của sự thật đen tối của cácthành viên trong nhiều gia đình ngàynay. Sự ảnh hưởng của cơ chế thịtrường, sự tác động của những thóihư tật xấu đã khiến con người phảiđeo mặt nạ để sống bình yên, cheđậy những khuyết điểm và sự tha

hóa của bản thân mình. Cái mặt nạấy được vẽ bằng chất liệu của ngôntừ: truyền thống gia đình, nhân cáchđạo lý… và cái mặt nạ ấy ngày càngdầy lên, dẫn đến hệ lụy và bi kịchkhôn lường…

Vở kịch “Lâu đài cát” đã đượcbiểu diễn rộng rãi tại Thủ đô Hà Nộivà các tỉnh, thành phía Bắc, đượccông chúng khán giả đánh giá cao.Trong kế hoạch biểu diễn tháng11,12/2014, Nhà hát Kịch Việt Namsẽ đưa vở kịch “Lâu đài cát” và“Bệnh sĩ” đi lưu diễn phục vụ khángiả bắt đầu từ Nghệ An trở vào. TạiTP. Hồ Chí Minh, Nhà hát Kịch ViệtNam sẽ tổ chức họp báo và chính thứccông diễn vở kịch “Lâu đài cát” vàohồi: 20 giờ ngày 17/12/2014 tại Sânkhấu Nhà hát Lớn TP. Hồ Chí Minh.

Đã từ rất lâu rồi Nhà hát Kịch ViệtNam chưa có dịp quay lại với khángiả phía Nam. Đây là cơ hội tốt đểNhà hát Kịch đưa các tác phẩm sânkhấu mới, có nội dung tư tưởng tốtđến được với công chúng yêu nghệthuật ở miền Trung và miền Nam.

t.h

Nhà hát Kịch Việt Nam hành trình xuyên Việt

Một cảnh trong vở "Bệnh sĩ" của Nhà hát Kịch Việt Nam