toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – số 1035 –vanhien.vn

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1035 ngày 01/8/2013 - Thẩm định dự án tu bổ cấp thiết di tích phố cổ Đồng Văn (Tr.11) - Phát huy các thiết chế văn hoá, thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Tr.4) - Động Phong Nha được công nhận là điểm du lịch xuất sắc thế giới (Tr.8) - Xử lý việc đưa tin thất thiệt về cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam (Tr.6) Trong số nàY Bộ VHTTDL triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm Ngày 22/7, Bộ VHTTDL đã ban hành Thông báo số 2680/TB- BVHTTDL về việc Kết luận của Bộ trưởng tại Hội nghị sơ kết công tác VHTTDL sáu tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2013. Với tinh thần “Đổi mới quản lý, siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình”, Bộ trưởng chỉ đạo toàn Ngành tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác sáu tháng cuối năm 2013 tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau: (Xem tiếp trang 3) Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền về cải cách hành chính Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, ngày 29/7/2012, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký ban hành Quyết định số 2544/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Bộ VHTTDL giai đoạn 2013-2015. Ngày 24/7/2013, Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 2737/BVHTTDL-VP đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở VHTTDL căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ cải cách hành chính và Kế hoạch thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính (Xem tiếp trang 5) Ngày 25/7, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 167/TTr-BVHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch. Theo đó, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch được xác định theo ranh giới được UNESCO công nhận, bao gồm khu vực di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận thuộc địa bàn xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh và thị trấn Vĩnh Lộc, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, có diện tích 5078,5 ha. (Xem tiếp trang 4) Ảnh: Tư Liệu Trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận Trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận Dấu tích kiến trúc đàn Nam Giao (Thành Nhà Hồ)

Upload: longvanhien

Post on 30-Jun-2015

182 views

Category:

News & Politics


0 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Số 1035 Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1035 ngày 01/8/2013

- Thẩm định dự án tu bổ cấp thiếtdi tích phố cổ Đồng Văn

(Tr.11)- Phát huy các thiết chế văn hoá,thể thao vùng đồng bào dân tộcthiểu số

(Tr.4)- Động Phong Nha được công nhậnlà điểm du lịch xuất sắc thế giới

(Tr.8)- Xử lý việc đưa tin thất thiệt về cuộc thi Hoa hậu các dân tộcViệt Nam

(Tr.6)

trong số này

Bộ VHTTDL triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâmsáu tháng cuối năm

Ngày 22/7, Bộ VHTTDL đã banhành Thông báo số 2680/TB-BVHTTDL về việc Kết luận của Bộtrưởng tại Hội nghị sơ kết công tácVHTTDL sáu tháng đầu năm, triểnkhai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm2013. Với tinh thần “Đổi mới quản lý,siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệulực, hiệu quả công tác văn hóa, thểthao, du lịch và gia đình”, Bộ trưởngchỉ đạo toàn Ngành tiếp tục triển khaicác giải pháp nhằm khắc phục nhữnghạn chế, yếu kém, triển khai thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ công tác sáu thángcuối năm 2013 tập trung chỉ đạo, tổchức thực hiện các nhiệm vụ sau:

(Xem tiếp trang 3)

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền về cải cáchhành chính

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn2011-2020, ngày 29/7/2012, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký ban hành Quyếtđịnh số 2544/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch thông tin, tuyêntruyền cải cách hành chính của Bộ VHTTDL giai đoạn 2013-2015. Ngày24/7/2013, Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 2737/BVHTTDL-VP đề nghịcác cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở VHTTDL căn cứ chức năng, nhiệmvụ được giao triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ cải cách hành chính vàKế hoạch thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính

(Xem tiếp trang 5)

Ngày 25/7, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 167/TTr-BVHTTDL trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giátrị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch. Theo đó,phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch được xác định theo ranh giới được UNESCOcông nhận, bao gồm khu vực di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận thuộc địabàn xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc,Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh và thị trấn Vĩnh Lộc, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh ThanhHoá, có diện tích 5078,5 ha. (Xem tiếp trang 4)

Ảnh:

Liệu

Trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể bảo tồn,

phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận

Trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể bảo tồn,

phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận

Dấu tích kiến trúc đàn Nam Giao (Thành Nhà Hồ)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1035 l 01.8.2013

Sáng 25/7, Tỉnh uỷ Quảng Ninh đãtổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm (2008-2013) thực hiện Nghị quyết TƯ 7 khoáX về nông nghiệp, nông dân và nôngthôn. Tham dự Hội nghị, về phía Banchỉ đạo Trung ương sơ kết Hội nghịTrung ương 7 có ông Hoàng Tuấn Anh,Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộtrưởng Bộ VHTTDL; ông Nguyễn DuyThăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; đại diệnmột số Bộ, ngành.

Báo cáo sơ kết tại Hội nghị nêu rõ:5 năm qua, các cấp ủy Đảng, chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểtỉnh đã bám sát tinh thần chỉ đạo, điềuhành và tổ chức thực hiện quyết liệt, cónhiều đổi mới, sáng tạo, đột phá. Nghịquyết đã thực sự đi vào cuộc sống, tạochuyển biến mạnh mẽ. Bộ mặt nôngthôn có nhiều đổi mới; chương trình xây

dựng Nông thôn mới (NTM) thu đượcnhiều kết quả tích cực mang tính độtphá; đời sống của người nông dân đượccải thiện đáng kể.

Tại hội nghị, một số đại biểu đề nghịcần điều chỉnh kịp thời những cơ chế,chính sách chưa phù hợp để huy độngtốt nhất các nguồn lực cho nông nghiệp,nông dân, nông thôn; đẩy mạnh sảnxuất hàng hoá để cải thiện đời sốngnông dân; tăng cường phối hợp chặt chẽgiữa các sở, ban, ngành và địa phươngđể kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thờikhó khăn cho cơ sở; đẩy mạnh tuyêntruyền tạo sự đồng thuận trong triểnkhai Nghị quyết; biểu dương những môhình, điển hình tốt nhằm tạo động lựccho thi đua; tháo gỡ khó khăn về vốnvay và tạo sự thông thoáng về thủ tụchành chính cho các doanh nghiệp trong

triển khai các dự án…Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng

Tuấn Anh đề nghị Tỉnh phải gắn thựchiện Nghị quyết TƯ 5 khoá VIII vềphát triển văn hoá với Nghị quyết TƯ7 khoá X.

Ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnhủy, cũng nhấn mạnh: Những kết quả đạtđược 5 năm qua là rất lớn. Tỉnh đã đầutư hạ tầng khá đồng bộ cho khu vựcnông thôn; đời sống vật chất, tinh thầncủa nông dân được nâng cao, số hộ khátăng cao, không còn hộ đói, hộ nghèogiảm.

Về những hạn chế cần khắc phục,đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ rõ: Pháttriển sản xuất còn thiếu quy hoạch, chưakhắc phục được tình trạng sản xuấtmanh mún; định hướng sản xuất hànghoá theo cơ chế thị trường còn lúng

Quảng Ninh sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Ngày 29/7, tại trụ sở Bộ VHTTDL,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổitiếp Đại sứ cộng hòa Ấn Độ tại Việt NamRanJit Rae đến chào từ biệt nhân kếtthúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đánh giá cao vai trò cũngnhư những đóng góp của Đại sứ RanJitRae trong suốt nhiệm kỳ công tác tạiViệt Nam, góp phần làm sâu sắc thêmmối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữahai nước, đặc biệt là sự hợp tác vànhững nỗ lực của Đại sứ cho sự pháttriển hợp tác trong lĩnh vực văn hoá,thể thao và du lịch giữa Việt Nam-ẤnĐộ thông qua việc phối hợp tổ chứccác sự kiện văn hoá, nghệ thuật, đặcbiệt là các hoạt động kỷ niệm 40 nămThiết lập quan hệ ngoại giao giữa hainước (năm 2012) đã được tổ chứcthành công tại Việt Nam và Ấn Độ.

Nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quanhệ hợp tác văn hoá, thể thao và du lịchgiữa hai nước, Bộ trưởng Hoàng Tuấn

Anh bày tỏ mong muốn Đại sứ RanJitRae sẽ tiếp tục có những hoạt độngthiết thực, góp phần duy trì và mở rộng,nâng cao hơn nữa hoạt động trao đổiđoàn cấp cao giữa hai nước.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũngchính thức gửi lời mời Đoàn lãnh đạoBộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ẤnĐộ sang thăm và làm việc tại Việt Namđể cùng đánh giá lại những kết quả hợptác văn hoá, thể thao, du lịch thời gianqua, trao đổi về những hợp tác trongthời gian tới.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũngđề nghị hai bên cùng tích cực hơn nữatrong việc mở rộng hợp tác trong lĩnhvực thể thao, ở cả góc độ liên đoàn vàcơ quan quản lý nhà nước. Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đặc biệt nhấn mạnhđến đề nghị hợp tác trong lĩnh vực tăngcường quảng bá du lịch giữa hai nướcthông qua các cơ quan truyền thông.Thông qua kênh hợp tác này, nhân dânhai nước sẽ có cơ hội được tìm hiểu sâu

và rộng hơn nữa về văn hoá, du lịch,đất nước và con người của nhau...

Đại sứ RanJit Rae bày tỏ sự cảmơn chân thành đến Bộ trưởng HoàngTuấn Anh và các cộng sự đã ủng hộvà nhiệt tình hợp tác cũng như giúpđỡ trong nhiệm kỳ ông công tác tạiViệt Nam. Nhất trí với các đề nghịhợp tác của Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh, Đại sứ RanJit Rae khẳng định sẽtiếp tục nỗ lực trong việc đẩy mạnhhợp tác văn hoá, thể thao và du lịchgiữa hai nước.

Đại sứ RanJit Rae cho biết, năm2013 là năm quan trọng trong quan hệgiữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ, đặcbiệt là chuyến thăm Ấn Độ của Tổngbí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 11tới. Đại sứ mong muốn, các thoả thuậnhợp tác quan trọng giữa hai nước sẽđược ký kết nhân chuyến thăm này,trong đó có các nội dung liên quan đếnvăn hoá.

tHtt

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ Ấn Độ RanJit Rae

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1035 l 01.8.2013

1) Tiếp tục quán triệt, thực hiệnnghiêm Chỉ thị số 21-CT/TW ngày21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng, Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc tăng cường thực hành tiết kiệm,chống lãng phí; Nghị quyết số 01/NQ-CPngày 07/01/2013 của Chính phủ vềnhững giải pháp chủ yếu chỉ đạo điềuhành thực hiện Kế hoạch phát triển kinhtế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2013. Tổ chức thực hiện kế hoạchcông tác 6 tháng cuối năm 2013, cácnhiệm vụ đột phá của Ngành năm 2013,bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

2) Tiếp tục đôn đốc triển khai kếhoạch ngân sách nhà nước năm 2013.Xây dựng kế hoạch phát triển ngànhtrên các lĩnh vực văn hoá, thể thao, dulịch, gia đình và dự toán ngân sách nhànước năm 2014 theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 25/6/2013 của Thủ tướngChính phủ.

3) Đẩy nhanh tiến độ triển khai cácnghị quyết, nghị định, chiến lược, quyhoạch, đề án được Chính phủ, Thủ tướngChính phủ ban hành, phê duyệt. Tậptrung chỉ đạo triển khai kế hoạch côngtác, chương trình xây dựng văn bản quyphạm pháp luật, văn bản, đề án trìnhChính phủ, Thủ tướng Chính phủ trongQuý III và kế hoạch năm 2013, ưu tiêncác văn bản quy định hướng dẫn thựchiện các Luật đã có hiệu lực, các nghịđịnh, quyết định về tổ chức, bộ máy hànhchính của Bộ, cơ quan quản lý nhà nướctrực thuộc Bộ.

4) Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiệnNghị quyết Trung ương 5 khóa VIII vềxây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;sơ kết việc thực hiện Nghị quyết Hội nghịlần thứ 7 BCHTW Đảng khóa X về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn trong cáclĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thểthao và du lịch.

5)Thực hiện Nghị quyết số52/2013/QH13 ngày 21/6/2013 về chấtvấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5của Quốc hội khóa XIII và ý kiến chỉ đạocủa Thủ tướng Chính phủ tại Công vănsố 5403/VPCP-V.III ngày 03/7/2013 củaVăn phòng Chính phủ, đặc biệt là các nộidung, giải pháp, biện pháp Bộ trưởng đãtrả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội,tạo chuyển biến rõ rệt về những hạn chế,yếu kém, tồn đọng, vướng mắc trong cáclĩnh vực hoạt động Ngành ở cơ sở.

6) Tiếp tục chỉ đạo, triển khai các hoạtđộng trong chương trình Năm Gia đìnhViệt Nam-2013. Trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Chương trình hành độngquốc gia về phòng, chống bạo lực giađình đến năm 2020. Xây dựng Sách xanhvề gia đình. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáodục đạo đức lối sống trong gia đình nhằmxây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ,hạnh phúc. Nhân rộng các mô hìnhphòng, chống bạo lực gia đình có hiệuquả.

7) Tập trung hoàn thiện, trình cấp cóthẩm quyền quyết định ban hành: Đề ántổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội Thểthao Châu Á lần thứ 18 năm 2019;

Chương trình đào tạo VĐV cho ASIAD18 năm 2019...

8) Tập trung quản lý, huấn luyện vậnđộng viên tham dự các giải thể thao vôđịch cấp khu vực, châu lục, thế giới trongnăm 2013: Đại hội Thể thao trẻ Châu Átại Trung Quốc, Đại hội thể thao thế giớitại Columbia, SEA Games 27 tạiMyanmar, đồng thời chuẩn bị lực lượngcho ASIAD năm 2014, Olympic năm2016. Chỉ đạo và hướng dẫn các địaphương tổ chức Đại hội TDTT các cấptiến tới Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ7/2014; gắn việc tổ chức Đại hội TDTTcác cấp với chỉ đạo đẩy mạnh thực hiệnCuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thânthể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn2012-2020.

9) Tập trung triển khai Chương trìnhkích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩyphát triển các ngành dịch vụ năm 2013;chỉ đạo tổ chức thành công các hội chợdu lịch quốc tế trong kế hoạch năm 2013.Tăng cường quản lý chất lượng sảnphẩm, dịch vụ du lịch, chấn chỉnh môitrường du lịch, giải quyết tình trạng chèokéo, chèn ép, lợi dụng, lừa đảo khách dulịch tại các trung tâm du lịch; tiếp tục xâydựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạttiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

10) Chỉ đạo và tổ chức tốt các hoạtđộng trong Chương trình Năm Du lịchquốc gia Đồng bằng sông Hồng - HảiPhòng 2013. Chỉ đạo triển khai côngtác chuẩn bị tổ chức năm Du lịch quốcgia 2014.Љ

NVN

Bộ VHTTDL triển khai 10 nhiệm vụ... (Tiếp theo trang 1)

túng; chưa khai thác được tiềm năng, thếmạnh kinh tế biển; tính hợp tác trongsản xuất nông nghiệp còn hạn chế; cơchế, chính sách chưa thực sự thôngthoáng, thủ tục hành chính còn rườm rà;chưa có nhiều mô hình mới; KHCN ứngdụng vào phát triển nông nghiệp, nôngdân, nông thôn chưa hiệu quả.

Trong thời gian tới, các cấp, cácngành, người dân phải đổi mới tư duy,không được trông chờ, ỷ lại. Lãnh đạo,chỉ đạo, đầu tư và tổ chức thực hiện xâydựng Nông thôn mới phải có trọng tâm,trọng điểm để đạt hiệu quả, từ đó tạo sứclan toả.

Để đảm bảo an sinh xã hội, cần tập

trung tôn tạo, phát huy các thiết chế vănhoá ở cơ sở. Các địa phương, đơn vị cầnđẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính;chú trọng xây dựng các dự án để ứngdụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp;phát triển các giá trị văn hoá để khai thácthành sản phẩm du lịch.

t.Hợp

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

4 số 1035 l 01.8.2013

Bộ VHTTDL vừa ban hành Kếhoạch số 2709/KH-BVHTTDL về việctổ chức triển khai Dự án “Đào tạo vàsử dụng nguồn nhân lực, phát huy cóhiệu quả các thiết chế văn hóa - thểthao cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểusố”. Mục tiêu của Dự án nhằm đào tạocán bộ và sử dụng cán bộ là con emngười dân tộc thiểu số làm công tác vănhóa; hỗ trợ truyền dạy và phát huy cácgiá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thốngdân tộc của cộng đồng, nghệ nhân; hỗtrợ phát triển ngôn ngữ, chữ viết củacác dân tộc thiểu số, đặc biệt là đội ngũnhân lực tại địa phương cấp huyện, xã.Góp phần đẩy mạnh công tác đào tạovà sử dụng nguồn nhân lực, pháy huyhiệu quả các thiết chế văn hóa - thểthao cơ sở vùng dân tộc thiểu số đếnnăm 2020 trong khuôn khổ Đề án “Bảotồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểusố Việt Nam đến năm 2020”.

Cụ thể: Nâng cao nhận thức của cáccấp, các ngành và nhân dân trong cảnước về vai trò, vị trí trong việc bảo tồn

và phát triển các giá trị văn hóa dân tộcthiểu số Việt Nam, trong thời kỳ hộinhập quốc tế. Xác định cho được côngtác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lựclà yếu tố quyết định cho việc phát huycó hiệu quả các thiết chế văn hóa ở cơsở vùng dân tộc thiểu số. Đào tạo và sửdụng nhân lực là người dân tộc thiểu sốlàm việc ở các thiết chế văn hóa cơ sởvùng dân tộc thiểu số; làm công tác vănhóa xã hội; hỗ trợ truyền dạy và pháthuy các giá trị văn hóa, nghệ thuậttruyền thống dân tộc của cộng đồng,nghệ nhân; hỗ trợ phát triển ngôn ngữ,chữ viết cho đồng bào các dân tộc thiểusố; hỗ trợ duy trì và phát triển các hoạtđộng thể thao dân tộc thiểu số tại cácthiết chế văn hóa - thể thao ở cơ sởvùng dân tộc thiểu số đặc biệt các mônthể thao dân tộc. Nâng cao năng lựchoạt động của các thiết chế văn hóa -thể thao ở cơ sở vùng đồng bào các dântộc thiểu số (đào tạo nguồn cán bộ, tiếptục xây mới thư viện, bảo tàng, nhà vănhóa, đội văn nghệ và chế độ chính sách

cho cán bộ làm văn hóa nghệ thuật, thểthao...). Phát huy và bố trí lại một cáchhợp lý mạng lưới các cơ sở đào tạo(mạng lưới trường Dự bị đại học dântộc, trường đào tạo văn hóa nghệ thuật,thể dục thể thao) đào tạo sử dụngnguồn nhân lực cho vùng đồng bào dântộc, dần xóa bỏ sự mất cân đối về cơcấu nhân lực, chất lượng nhân lực vàsự phát triển nguồn nhân lực giữa cácvùng, miền...

Bộ VHTTDL làm đầu mối, phối kếthợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, BộNội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông;các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểusố. Bộ VHTTDL kết hợp cùng các đơnvị liên quan tiến hành một số chuyếncông tác đi khảo sát tại các tỉnh có đôngđồng bào dân tộc thiểu số (vùng núiphía Bắc, miền Trung Tây Nguyên vàkhu vực phía Nam - miền Tây), tổ chứccác hội nghị-hội thảo lấy ý kiến của cácchuyên gia đóng góp xây dựng dự án(ở 3 miền).

H.p

Phát huy các thiết chế văn hoá, thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nội dung và yêu cầu nghiên cứuchủ yếu gồm: Khảo sát, đo vẽ vàđánh giá hiện trạng di tích; nghiêncứu các tư liệu thư tịch và hồ sơ khảocổ; hoàn thiện hồ sơ hệ thống di tích;hiện trạng quản lý di tích; tình hìnhkinh tế - xã hội và du lịch. Dự báophát triển và xác định các chỉ tiêukinh tế - xã hội khu vực quy hoạchtrong quá trình quản lý di sản. Địnhhướng quy hoạch không gian bảo tồnvà phát huy giá trị di tích Thành NhàHồ và vùng phụ cận gắn với pháttriển du lịch. Định hướng quy hoạchhạ tầng kỹ thuật bảo tồn và phát huygiá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùngphụ cận với phát triển du lịch. Xác

định các nhóm dự án thành phần, dựán ưu tiên đầu tư giai đoạn 2015-2020 và đến năm 2030. Đề xuất cơchế, quy định quản lý đồ án quyhoạch theo quyết định phê duyệt.

Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn,tôn tạo di tích Thành Nhà Hồ, bảo tồnvững chắc, tôn vinh giá trị nổi bậttoàn cầu của khu di tích Thành NhàHồ là di sản văn hoá Thế giới và xâydựng sản phẩm du lịch văn hoá - lịchsử đặc biệt của khu vực Bắc Trungbộ; xác định chức năng chỉ tiêu sửdụng đất cho khu vực di tích, khu dâncư, khu vực bảo vệ môi trường sinhthái; tổ chức không gian và bố trí hệthống hạ tầng phù hợp với các giai

đoạn bảo tồn khu di tích Thành NhàHồ; định hướng kế hoạch tổng thểquản lý và đầu tư xây dựng, tu bổ, tôntạo và phát triển giá trị văn hoá khudi tích Thành Nhà Hồ; xác định lộtrình và các nhóm giải pháp chính đểtriển khai các dự án; làm căn cứ pháplý cho công tác quản lý và triển khaicác dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trangtổng thể không gian khu di tích theođồ án quy hoạch được duyệt; xâydựng quy định quản lý kiểm soátkhông gian quy hoạch kiến trúc cảnhquan khu di tích, các biện phápkhuyến khích bảo vệ di tích, kiểmsoát việc tăng dân số.

H.p

Trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể… (Tiếp theo trang 1)

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

5số 1035 l 01.8.2013

Bộ VHTTDL vừa có văn bảntrình Thủ tướng Chính phủ về việcban hành Nghị định về hoạt độngmỹ thuật. Trong những năm qua,các hoạt động mỹ thuật phát triểnmạnh mẽ, các giá trị thẩm mỹ, nghệthuật của tác phẩm mỹ thuật đã gópphần tích cực làm phong phú đờisống của nhân dân.

Văn bản nói rõ: Thực tiễn hoạtđộng và quản lý mỹ thuật thời gianqua cho thấy các quy định của cácvăn bản quy phạm pháp luật đã bộclộ những vướng mắc và hạn chế vềphạm vi, nội dung và không đủ tầmhiệu lực nên đã hạn chế hiệu quảquản lý. Nhiều hoạt động mỹ thuật

gắn với các tổ chức, cá nhân ở trongnước và nước ngoài, có sự tham giacủa các Bộ, ngành quốc gia nên cácquy định của Bộ VHTTDL khôngphù hợp. Vì vậy, việc ban hànhNghị định về hoạt động mỹ thuật làrất cần thiết.

Dự thảo Nghị định gồm 6chương 41 điều cụ thể, Chương I:Phạm vi điều chỉnh của Nghị định;đối tượng áp dụng, chính sách củaNhà nước về phát triển mỹ thuật vànhững quy định cấm trong hoạtđộng mỹ thuật; Chương II: Đốitượng, trình tự, thủ tục cấp phép đốivới hoạt động tổ chức cuộc thi sángtác và tổ chức triển lãm mỹ thuật ở

trong và ngoài nước; Chương III:Các quy định về sao chép, mua bán,đấu giá, giám định tác phẩm mỹthuật; Chương IV: Quy định bướctiến hành để xây dựng công trìnhtượng đài, tranh hoành tráng từ quyhoạch, chủ đầu tư, tác giả, hội đồngnghệ thuật; các bước chuẩn bị dựán, cấp phép xây dựng, chỉ định đấuthầu xây dựng tượng đài, tranhhoành tráng; bảo hành, bảo quảntượng đài, tranh hoành tráng;Chương V: Quy định về các bước đểtổ chức trại sáng tác điêu khắc;Chương VI: Điều khoản thi hành.

H.p

Trình Thủ tướng Chính phủ Nghị định về hoạt động mỹ thuật

Ngày 24/7 tại TP Đà Lạt (LâmĐồng), Đảng ủy Bộ VHTTDL đã tổchức Hội nghị tập huấn cấp ủy cơ sởvề nghiệp vụ công tác Đảng năm 2013.

Hội nghị tập trung nghiên cứu, thảoluận các chuyên đề về công tác lãnhđạo tư tưởng của đảng bộ, chi bộ; côngtác xây dựng, kiểm tra giám sát; côngtác văn phòng cấp ủy...

Tại hội nghị, đồng chí Lê Anh Thơ,

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ nêurõ tầm quan trọng, những nội dung chínhcủa Hội nghị tập huấn. Việc tổ chức Hộinghị nhằm việc cụ thể hóa Nghị quyếtcủa Đảng ủy Bộ VHTTDL trong việctriển khai nhiệm vụ công tác Đảng củaĐảng bộ 6 tháng cuối năm 2013.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đãnghiên cứu, thảo luận các chuyên đềvề công tác lãnh đạo tư tưởng của đảng

bộ, chi bộ; công tác xây dựng, kiểm tragiám sát; công tác văn phòng cấp ủyvà các nội dung quan trọng khác. Báocáo viên tại Hội nghị tập huấn là cácđồng chí có nhiều kinh nghiệm thuộcĐảng ủy Bộ VHTTDL. Ngoài việcnghiên cứu, thảo luận tại hội trường,các học việc còn đi nghiên cứu thực tếtại cơ sở.

tHtt

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ: Chủđộng đưa nội dung tuyên truyền cảicách hành chính vào kế hoạch công tácnăm của cơ quan, đơn vị để thực hiện.

Các cơ quan báo chí thuộc Bộ: Cókế hoạch cụ thể về thông tin tuyêntruyền cải cách hành chính; xây dựngvà duy trì thường xuyên chuyên trang,chuyên mục thông tin tuyên truyền vềcải cách hành chính của Bộ; tăngcường các tin, bài nghiên cứu, trao đổivề cải cách hành chính; mở các diễn

đàn để người dân và tổ chức phản ánhvề tình hình thực hiện cải cách hànhchính của các địa phương, đơn vị.

Các Sở VHTTDL: Bám sát tìnhhình và nhiệm vụ cải cách hành chínhcủa địa phương, chủ động xây dựng kếhoạch và tổ chức thực hiện hiệu quảviệc tuyên truyền, phổ biến công táccải cách hành chính; việc thực hiệnnhiệm vụ cải cách hành chính nóichung của cơ quan, đơn vị là một trongnhững tiêu chí xét thi đua khen thưởng

cuối năm.Định kỳ 6 tháng, năm (trước ngày

05/6 đối với báo cáo 6 tháng và trướcngày 05/12 đối với báo cáo năm) cáccơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các SởVHTTDL báo cáo tình hình, kết quảthực hiện cải cách hành chính gửi Vănphòng Bộ VHTTDL (qua Phòng Kiểmsoát thủ tục hành chính) để tổng hợpbáo cáo Bộ trưởng gửi Bộ Nội vụ theoquy định.

H.QuâN

Hội nghị tập huấn cấp ủy cơ sở về nghiệp vụ công tác Đảng, Bộ VHTTDL năm 2013

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền… (tiếp theo trang 1)

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

quản lý nhà nước

6 số 1035 l 01.8.2013

- Tại Quyết định số 2536/QĐ-BVHTTDL ngày 18/7/2013 BộVHTTDL cho phép Công ty TNHHMột thành viên Hãng Phim Tài liệu vàKhoa học Trung ương đón ông Jean-Pierre Vercheure, chuyên gia Bỉ sangViệt Nam đánh giá kho tư liệu đượcbảo quản tại Công ty từ ngày 05/8-09/8/2013.

- Ngày 19/7/2013 Bộ VHTTDLcó Quyết định số 2539/QĐ-BVHTTDL cho phép Viện Khoa họcXã hội vùng Nam Bộ phối hợp với SởVHTTDL tỉnh Quảng Nam khai quậtkhảo cổ tại di tích Trà Diệu, xã DuyXuyên, tỉnh Quảng Nam. Thời giankhai quật từ ngày 01/8-30/8/2013 vớidiện tích 50m2. Những hiện vật thuđược trong quá trình khai quật giaocho Sở VHTTDL tỉnh Quảng Namgiữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phảicó biên bản giao nhận, tránh để hiệnvật bị hư hỏng, thất lạc.

- Bộ VHTTDL có Quyết định số2552/QĐ-BVHTTDL ngày 22/7/2013thành lập Ban Giám khảo, Ban Tư vấncuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyêntruyền về Văn hóa giao thông. Ban

Giám khảo gồm ông Vi Kiến Thành -Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnhvà Triển lãm làm Trưởng ban, ôngTrần Khánh Chương - Chủ tịch HộiMỹ thuật Việt Nam làm Phó Trưởngban và 05 Ủy viên. Ban Tư vấn gồmông Bùi Thế Đức - Phó Trưởng BanTuyên giáo Trung ương và ôngKhương Kim Tạo, Phó Chánh Vănphòng Ủy ban An toàn giao thôngQuốc gia.

- Tại Quyết định số 2559/QĐ-BVHTTDL ngày 22/7/2013 BộVHTTDL thành lập Ban Soạn thảo“Quy hoạch phát triển điện ảnh đếnnăm 2020, tấm nhìn đến năm 2030”do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làmTrưởng ban, Thứ trưởng VươngDuy Biên làm Phó Trưởng ban và bàNgô Phương Lan - Cục trưởng CụcĐiện ảnh làm Ủy viên thưởng trực,07 Ủy viên.

- Ngày 23/7/2013 Bộ VHTTDLcó Quyết định số 2568/QĐ-BVHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểudiễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩMúa Việt Nam, Sở VHTTDL TP HồChí Minh, Sở VHTTDL tỉnh Quảng

Ninh tổ chức Cuộc thi Tài năng trẻBiên đạo Múa toàn quốc - 2013. Đợt1 từ ngày 05-11/8/2013 tại TP Hồ ChíMinh, đợt 2 từ ngày 25-29/8/2013 tạitỉnh Quảng Ninh.

- Tại Quyết định số 2574/QĐ-BVHTTDL ngày 25/7/2013, BộVHTTDL giao Trung tâm Công nghệthông tin phối hợp với Vụ Khoa học,Công nghệ và Môi trường chủ trì tổchức Hội nghị - Hội thảo “Quản lýchất lượng sản phẩm văn hóa quacông tác xây dựng tiêu chuẩn và quychuẩn kỹ thuật”. Hội nghị - Hội thảosẽ được tổ chức trong tháng 9/2013 tạithành phố Đà Nẵng.

- Ngày 25/7/2013, Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 2575/QĐ-BVHTTDL thành lập Đoàn Thể thaoViệt Nam gồm 151 thành viên thamdự Đại hội Thể thao trẻ Châu Á lầnthứ II diễn ra tại Nam Kinh, TrungQuốc từ 11 đến 25/8/2013. Đoàn Thểthao Việt Nam do ông Lâm QuangThành, Phó Tổng cục trưởng Tổngcục Thể dục thể thao làm Trưởngđoàn cùng 05 Phó trưởng đoàn.

tHtt

VăN BảN mới

Ngày 24/7, Cục Nghệ thuật biểudiễn đã có công văn số 569/NTBD-PQL về việc xử lý việc đưa thông tinkhông căn cứ về cuộc thi “Hoa hậu cácDân tộc Việt Nam”, gửi Cục quản lýphát thanh truyền hình và thông tinđiện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông)và Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83-Bộ Công an). Công văn khẳng định:BTC cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc ViệtNam 2013 đã thực hiện công tác tổchức theo đúng quy định của pháp luật,Quyết định cho phép tổ chức cuộc thicủa Bộ VHTTDL, Đề án của cuộc thi

đã được Bộ VHTTDL phê duyệt. Cuộcthi được tổ chức dưới sự chỉ đạo chặtchẽ của các Ban, Bộ ngành tham giaBan chỉ đạo.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc cuộc thi,ngày 03/7, trên một số trang mạng, báođiện tử có đưa thông tin về việc thí sinhNguyễn Thị Ngọc Anh mua giảithưởng Hoa hậu với số tiền 1,5 tỷ đồng;Hoa hậu đoạt giải là do cặp kè với contrai của Chủ tịch HĐQT Công tyCIAT… Những thông tin trên là khôngcó căn cứ nhưng đã được đăng tải trànlan trên các mạng internet, gây ảnh

hưởng rất lớn đến danh dự, uy tín củaUBND tỉnh Quảng Nam, Ban Chỉ đạo,BTC cuộc thi và một số tổ chức, cánhân có liên quan.

Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD)đề nghị Cục Quản lý phát thanh truyềnhình và thông tin điện tử (Bộ Thông tinvà Truyền thông) và Cục An ninh Chínhtrị nội bộ (A83- Bộ Công an) phối hợpđiều tra và có hình thức xử lý nghiêmkhắc theo quy định của pháp luật đối vớicác tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạmnêu trên để đảm bảo tính công khai,minh bạch trong công tác quản lý nhànước, công tác tổ chức cuộc thi “Hoahậu các Dân tộc Việt Nam 2013” và uytín, danh dự cho các tổ chức, cá nhân bịxâm phạm. H.p

Xử lý việc đưa tin thất thiệt về cuộc thiHoa hậu các dân tộc Việt Nam

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

7số 1035 l 01.8.2013

quản lý nhà nước

Chiều 24/7, tại Hà Nội, Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái đã làm việc với lãnh đạoSở VHTTDL tỉnh Kiên Giang.

Tại buổi làm việc, ông Lê MinhHoàng, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnhKiên Giang đã báo cáo một số nội dungcông tác cũng như các dự án trong lĩnhvực văn hoá, thể thao và du lịch đề nghịBộ VHTTDL cho ý kiến về nguồn vốnđầu tư để triển khai thực hiện. Cụ thể,Kiên Giang đề nghị hỗ trợ kinh phí từChương trình mục tiêu quốc gia về vănhoá để mua trang thiết bị cho 02 đơn vịhoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nghệthuật là Đoàn Nghệ thuật Kh’mer vàTrung tâm Văn hoá tỉnh.

Đối với dự án Tu bổ, tôn tạo và pháthuy giá trị khu di tích lịch sử Nhà tù PhúQuốc, đã hoàn thành giai đoạn I và đưavào sử dụng, phục vụ nhân dân và dukhách tham quan. Trong thời gian tới, đềnghị Bộ VHTTDL xem xét, bố trí kinhphí cho một số hạng mục mới: Nâng cấpSa bàn, xây dựng bia tưởng niệm của 11

khu còn lại, hạng mục phòng cháy chữacháy và chống sét, bãi đỗ xe…

Đề nghị hỗ trợ vốn cho một số dự ánbố trí mới như: Dự án Bảo tồn, tôn tạodi tích lịch sử U Minh Thượng và Trungtâm Văn hoá thể thao huyện An Minh;Hệ thống báo hiệu hàng hải trên tuyếnluồng vào và vũng quay tàu tại cảng BãiVòng; Đường vào Khu du lịch HangTiền; Hạ tầng kỹ thuật khu du lịch di tíchvà danh thắng núi Bình San; Thư việntỉnh Kiên Giang; Dự án Bảo tàng tổnghợp tỉnh Kiên Giang, Nhà thi đấu đanăng Kiên Giang.

Tại buổi làm việc, sau khi nghe ýkiến của các đại biểu tham dự cuộc họp,Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định,thời gian qua, Kiên Giang được Bộ quantâm hỗ trợ khá nhiều từ Chương trìnhMục tiêu quốc gia về văn hoá.

Về các đề xuất của Kiên Giang, Thứtrưởng lưu ý trong quá trình hoàn thiệncác hồ sơ dự án, Kiên Giang cần đưathêm các điều kiện hỗ trợ từ Chươngtrình Mục tiêu quốc gia về văn hoá; địaphương đăng cai Năm Du lịch quốc gia2016; địa phương vệ tinh trong tổ chứccác nội dung thi đấu của Đại hội Thể dụcthể thao toàn quốc lần thứ VIII năm2018 để làm cơ sở đề nghị duyệt chingân sách.

Đối với các vấn đề cụ thể, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái giao Vụ Kếhoạch, Tài chính các Cục, Vụ liên quanphối hợp với tỉnh Kiên Giang hoàn thiệnhồ sơ, trình lãnh đạo Bộ (trong phạm vithẩm quyền) hoặc trình cấp có thẩmquyền xem xét, quyết định.

tHtt

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm việc với lãnh đạo Sở VHTTDL Kiên Giang

Ngày 23/7, phát biểu tại Hội nghịtổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyếtTrung ương 5 (khóa VIII), đồng chíNguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thườngtrực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minhkhẳng định: Nhận thức về văn hóa, vềvai trò của văn hóa trong đẩy mạnh toàndiện sự nghiệp đổi mới, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc; về trách nhiệm xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc của các cấp ủyđảng, chính quyền và nhân dân thànhphố được nâng lên. Thể hiện rõ nét trongnhận thức và hành động về xây dựngcon người - được xem là trung tâm, cóý nghĩa chiến lược và quyết định xâydựng đời sống văn hóa lành mạnh, gắnvới vai trò, vị trí, đặc điểm của một đôthị đặc biệt để xây dựng nếp sống vănhóa, văn minh đô thị.

Đồng chí Nguyễn Văn Đua nhấn

mạnh về truyền thống yêu nước, cáchmạng, năng động, sáng tạo của Đảng bộvà nhân dân thành phố, đồng thời nêubật về đặc trưng văn hóa rõ nét là nghĩatình - đã trở thành một trong nhữngđộng lực rất quan trọng, trở thành tậpquán phổ biến, thấm sâu trên nhiều lĩnhvực, mang tính nhân văn sâu sắc. Giá trịvăn hóa của đặc trưng này thể hiện tínhchất, mục tiêu của sự nghiệp xây dựng,bảo vệ và phát triển thành phố là “Xâydựng thành phố Hồ Chí Minh văn minh,hiện đại, nghĩa tình”.

Hội nghị đã tập trung trao đổi, thảoluận về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâmtrong việc tiếp tục quán triệt, thực hiệncác nhiệm vụ của Nghị quyết Trung ương5 khóa VIII. Trong đó nhấn mạnh việcđẩy mạnh thực hiện các nghị quyết củaĐảng, của Thành ủy đối với lĩnh vực vănhóa, nâng cao nhận thức về văn hóa, phấn

đấu ngày càng làm rõ đặc tính văn minh,hiện đại, nghĩa tình của thành phố. Mặtkhác, tập trung tổ chức thực hiện có hiệuquả, tạo chuyển biến rõ rệt về công tácxây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyếtHội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trungương Đảng khóa XI về công tác xâydựng Đảng, khắc phục biểu hiện suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lốisống trong một bộ phận không nhỏ cánbộ, đảng viên; xây dựng Đảng bộ thànhphố trong sạch vững mạnh, gắn bó máuthịt với nhân dân là nhân tố hàng đầu,quyết định để xây dựng và phát triển vănhóa, nền tảng tinh thần xã hội. Thành phốcần đẩy mạnh hơn nữa các phong trào,hoạt động chăm lo nâng cao đời sống vậtchất và văn hóa của nhân dân, chú trọnggiáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, tạomôi trường xã hội ngày càng lành mạnh.Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cườngnguồn lực, đẩy mạnh đầu tư xây dựngthiết chế văn hóa, tạo chuyển biến rõ nétvề diện mạo văn hóa thành phố…

H.Hiệp

TP Hồ Chí minh tổng kết 15 năm thực hiệnNghị quyết Trung ương 5 khóa Viii

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

8 số 1035 l 01.8.2013

Sự kiện vấn đề

Chiều 29/7, tại Bảo tàng Mỹ thuậtViệt Nam (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch đã khai mạc Triển lãmtác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của cáctác giả được tặng Giải thưởng Hồ ChíMinh và Giải thưởng Nhà nước năm2012. Thứ trưởng Vương Duy Biên đãđến dự.

Triển lãm giới thiệu, tôn vinhnhững thành tựu xuất sắc, sự nghiệpsáng tạo nghệ thuật của các tác giảtrong sự nghiệp phát triển mỹ thuật,nhiếp ảnh Việt Nam. Đây cũng là dịpđể công chúng yêu nghệ thuật trong,

ngoài nước tiếp cận, tìm hiểu, thưởngthức những tác phẩm có giá trị về thẩmmỹ, có nội dung tư tưởng sâu sắc.

39 tác phẩm, cụm tác phẩm trưngbày tại triển lãm được sáng tạo từ nhiềuchất liệu như sơn dầu, sơn mài, gốm...Đây là những tác phẩm tiêu biểu trongsự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của cácnghệ sĩ đã được Nhà nước ghi nhận,đánh giá cao; tiêu biểu như: "Thiếu nữtrong vườn" của họa sĩ Nguyễn Gia Trí,"Bác Hồ đi chiến dịch" của họa sĩNguyễn Nghĩa Duyện, "Ngã ba ĐồngLộc" của họa sĩ Lê Huy Hòa, "Dòng

sữa mẹ” của nhà điêu khắc PhạmHồng, bộ ảnh “Từ ngục tối thắng lợi trởvề” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu ChíThành…

19 tác giả có tác phẩm trưng bàyđều được nhận Giải thưởng Hồ ChíMinh và Giải thưởng Nhà nước năm2012 về văn học nghệ thuật lĩnh vựcmỹ thuật, nhiếp ảnh. Về mỹ thuật có 1tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh,16 tác giả đoạt Giải thưởng Nhà nước.Lĩnh vực nhiếp ảnh có 2 tác giả đoạtGiải thưởng Nhà nước năm 2012.

H.YếN

Triển lãm các tác phẩm được Giải thưởng Hồ Chí minh, Giải thưởng Nhà nước

Với những cảnh quan đặc biệt hấpdẫn, động Phong Nha vừa vinh dự đượcTripAdvisor (website đánh giá về cácđịa điểm du lịch) trao chứng nhận làđiểm du lịch xuất sắc năm 2013. Theotiêu chuẩn chứng nhận xuất sắc củaTripAdvisor, các điểm du lịch phải đượcdu khách trên toàn thế giới đánh giá cao,liên tục trong một thời gian dài về tínhchuyên nghiệp, phong cách phục vụ, vẻđẹp của cảnh quan sinh thái.TripAdvisor đánh giá các điểm du lịchxuất sắc từ mức điểm 4 trở lên và tối đalà mức 5. Động Phong Nha của việtNam được công nhận ở mức 4,5 điểm.

Việc TripAdvisor chứng nhận độngPhong Nha là điểm du lịch xuất sắc đãphần nào ghi nhận nỗ lực của tập thểcán bộ, công nhân Trung tâm du lịchPhong Nha-Kẻ Bàng nói riêng và BanQuản lý Vườn quốc gia Phong Nha-KẻBàng nói chung.

Những năm qua, bằng nỗ lực tối đatrong việc nâng cao phẩm chất, năng lựcphục vụ du khách, thực hiện tốt việc bảovệ cảnh quan, môi trường sinh thái disản, đưa thêm nhiều tour, tuyến mới đặcsắc vào khai thác nên Trung tâm Du lịchPhong Nha-Kẻ Bàng ngày càng đượcdu khách trong nước và quốc tế ghi

nhận, đánh giá cao. Riêng với động Phong Nha, Trung

tâm Du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng vừahoàn thành nâng cấp hệ thống điệnchiếu sáng, theo đó những bóng đènmàu sắc lòe loẹt trước đây bị loại bỏ,thay vào đó chỉ sử dụng ánh sáng haimàu trắng và vàng nhạt mang tínhchuyên nghiệp cao. Với trình độ phốimàu của các chuyên gia nước ngoàitrong việc nâng cấp hệ thống chiếu sángnày đã giúp động Phong Nha thêm lunglinh, huyền ảo, xứng đáng trở thành“thủy cung chốn trần gian”.

N.tHaNH

Động Phong Nha được công nhận là điểm du lịch xuất sắc thế giới

Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 04/8đến 31/12 với 27 CLB đờn ca tài tử(của 24 trung tâm văn hóa quận,huyện trong TP.HCM và ba nhà vănhóa cấp thành phố). Đây là hoạt độngdo Trung tâm Văn hóa TP.HCM phốihợp cùng Đài Tiếng nói nhân dânTP.HCM tổ chức, nhằm quảng bánghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ,nhân rộng hoạt động văn hóa đặc sắcnày đến các tỉnh thành trong cả nước.

Theo đó, Liên hoan đờn ca tài tử

lần này sẽ diễn ra với quy mô lớn, hộitụ những con người đam mê với loạihình nghệ thuật đờn ca tài tử; tạo điềukiện cho các nghệ nhân, nghệ sĩ củacác Câu lạc bộ Đờn ca tài tử các tỉnh,huyện, xã gặp gỡ, giao lưu, trao đổi,học tập kinh nghiệm...

Nội dung liên hoan là những tácphẩm ca ngợi tình yêu quê hương đấtnước, gia đình, con người Việt Nam;các thành tựu về kinh tế, văn hóa xãhội trong công cuộc đổi mới của

TP.HCM và cả nước... Được biết, sau đêm khai mạc,

các chương trình liên hoan văn nghệnằm trong khuôn khổ vinh danh đờnca tài tử lần này sẽ diễn ra từ tháng8 đến hết tháng 12/2013, gồm 2vòng thi. Lễ tổng kết trao giải vàtrình diễn các tiết mục xuất sắc sẽđược diễn ra trong lễ hội đón chàonăm mới tại Công viên 23-9 vàođêm 31/12/2013.

N.tHaNH

TP Hồ Chí minh liên hoan Đờn ca tài tử 2013

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

9số 1035 l 01.8.2013

Sự kiện vấn đề

Triển lãm “Thủ đô Hà Nội đổi mớivà phát triển” vừa khai mạc tại Bảotàng Hà Nội. Triển lãm trưng bày hơn100 bức ảnh đẹp, trang trọng là nhữngnét khái quát, tiêu biểu nhất về nhữngthành tựu của Thủ đô trong thời gianqua, thể hiện một diện mạo Hà Nội tươimới, tràn đầy sức sống, khắc họa mộtbức tranh toàn cảnh Thủ đô hôm nayđang nỗ lực phấn đấu trên con đườngphát triển và hội nhập quốc tế.

Triển lãm là hoạt động nằm trongdịp kỷ niệm 5 năm điều chỉnh địa giớihành chính TP Hà Nội và một số tỉnhcó liên quan. Đây chính là một mốc son

lịch sử của Hà Nội, nhằm phát huy thếmạnh, tạo tiền đề để xây dựng, pháttriển Thủ đô vươn tới một vị thế mới,tầm cao mới, hướng tới mục tiêu vănminh, hiện đại, giàu bản sắc, xứng đánglà trái tim của cả nước.

Qua 5 năm điều chỉnh địa giới hànhchính, Hà Nội tiếp tục vững bước đi lênđể Thủ đô “ngày càng đàng hoàng hơn,to đẹp hơn”, có vị thế quan trọng trongkhu vực và thế giới, xứng đáng là trungtâm chính trị-hành chính quốc gia,trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáodục, khoa học công nghệ, giao dịch củacả nước và quốc tế.

Năm 1954, Hà Nội chỉ rộng 152km2 với 53 nghìn dân sinh sống. Đếnnay, qua 4 lần điều chỉnh địa giới hànhchính, Hà Nội đã có diện tích 3.344km2, dân số 7,3 triệu người, trở thànhmột trong 17 thủ đô có quy mô lớn trênthế giới.

Triển lãm còn trưng bày các sảnphẩm làng nghề truyền thống cùngvới sự trình diễn trực tiếp của cácnghệ nhân tài hoa với trình độ thẩmmỹ sâu sắc, với những nét riêng, độcđáo đến từ các làng nghề nổi tiếngcủa Hà Nội.

Đ.a

Triển lãm “Thủ đô Hà Nội đổi mới và phát triển”

Môi trường kinh doanh du lịch đãđược cải thiện đáng kể, từng bước đivào nề nếp, tạo được hình ảnh tốt về dulịch Quảng Ninh trong du khách. Đâychính là đánh giá của lãnh đạo tỉnh vàcác doanh nghiệp làm kinh doanh dulịch ở Quảng Ninh tại Hội nghị sơ kết 1năm thực hiện Chỉ thị số 11/CT-UBNDvề tăng cường công tác quản lý môitrường kinh doanh du lịch trên địa bàntỉnh vào chiều 24/7. Tham dự hội nghịcó đại diện các sở, ngành, địa phươngliên quan cùng các doanh nghiệp dulịch trên địa bàn tỉnh.

Sau hơn 1 năm triển khai Chỉ thị 11,cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Ủyban nhân dân (UBND) tỉnh, cũng nhưsự vào cuộc tích cực, chủ động của cácđịa phương, ban, ngành chức năng vàcác doanh nghiệp du lịch, môi trườngkinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, đặcbiệt là khu du lịch Bãi Cháy, Trà Cổ,Yên Tử đã dần được cải thiện.

Kể từ khi lắp đặt 28 biển công bốđường dây nóng tại các cảng, bến tàudu lịch, điểm tham quan, thanh tra dulịch đã tiếp nhận 356 thông tin quađường dây nóng; kiểm tra 178 cơ sởkinh doanh du lịch, xử phạt vi phạmhành chính 49 trường hợp; kiểm tra 122lượt hướng dẫn viên, xử phạt 19 trường

hợp; phát hiện 445 trường hợp vi phạmvề môi trường kinh doanh du lịch đểkiến nghị các sở, ngành, địa phương,đơn vị về công tác quản lý môi trườngkinh doanh du lịch. Riêng thành phố HạLong đã thu gom 15 đối tượng tâmthần, 70 đối tượng tàn tật bán hàngrong, phá dỡ hơn 60 hàng, quán tạm viphạm trật tự đô thị…

Sự cải thiện về môi trường kinhdoanh du lịch còn nhờ sự vào cuộc chủđộng của các sở, ngành liên quan như:Sở Công thương; Giao thông Vận tải;Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, các địaphương như: Uông Bí, Cẩm Phả…trong việc kiểm tra, xử lý vi phạmcũng như tuyên truyền, nâng cao nhậnthức của nhân dân và du khách trongcông tác quản lý môi trường kinhdoanh du lịch.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Quảng Ninh - Vũ Thị Thu Thủythẳng thắn nhìn nhận còn nhiều hạn chếtrong các vấn đề về môi trường vệ sinhtại các điểm du lịch; an toàn cho dukhách; giá cả, cung cấp các sản phẩm,kỹ năng giao tiếp, cơ sở hạ tầng du lịch;tính chuyên nghiệp trong phục vụ... cầnđược cải thiện hơn nữa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầungành du lịch, cũng như các địa

phương: Tiếp tục tuyên tuyền, triển khainghiêm túc các chỉ đạo của UBND tỉnhvề quản lý môi trường kinh doanh dulịch trên địa bàn; đẩy mạnh phân cấp,nêu cao vai trò quản lý nhà nước vềquản lý môi trường kinh doanh du lịchcho chính quyền các cấp. Cụ thể, sớmban hành các quyết định thành lập cácban chỉ đạo về du lịch; xây dựng quyđịnh quản lý môi trường kinh doanh dulịch tại chính địa phương mình, giaotrách nhiệm cho người đứng đầu khi đểxảy ra sai phạm trong du lịch. Phát triểnsản phẩm du lịch, loại hình du lịch trênđịa bàn toàn tỉnh, nhất là các địaphương có ưu thế phát triển du lịch vềbiển đảo như Cô Tô, Vân Đồn; du lịchcộng đồng ở xã Yên Đức (Đông Triều);chính quyền địa phương có chỉ đạo cụthể phối hợp, tạo điều kiện phối hợp vớidoanh nghiệp; chú ý vấn đề an toàn chodu khách phải được đặt lên hàng đầu;vệ sinh môi trường các nhà vệ sinhcông cộng; tăng cường công tác quảnlý nhà nước đối với việc niêm yết cácbiển hiệu, tránh niêm yết bằng tiếngnước ngoài; tăng cường đào tạo nghềdu lịch, đào tạo ngắn hạn, văn hóa ứngxử giao tiếp cho người lao động, ngườihoạt động trong lĩnh vực du lịch...

Hải pHoNg

Quảng Ninh: Cải thiện môi trường kinh doanh du lịch

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

10 số 1035 l 01.8.2013

Nhân kỷ niệm 125 năm NgàySinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng(20/8/1888 - 20/8/2013), ngày 25/7,Bảo tàng Tôn Đức Thắng tại TP HồChí Minh phối hợp cùng một số đơnvị tổ chức Hội trại sáng tác tranhvới chủ đề “Bác Tôn và quê hươngAn Giang”. Ban Tổ chức đã trao 3giải đặc biệt (dành cho các emkhiếm khuyết), 8 giải A, 12 giải B,17 giải C và 60 giải khuyến khíchdành cho các em thiếu nhi.

Hội trại sáng tác tranh thu hút 33đơn vị, với 189 em từ các Nhà thiếunhi, Trung tâm văn hóa tại thành phốHồ Chí Minh và thành phố LongXuyên (tỉnh An Giang); đồng thời cósự tham gia của các em khiếm

khuyết ở Làng Hòa Bình (Bệnh việnTừ Dũ), Trường khiếm thính HyVọng (quận Bình Thạnh), Trườngchuyên biệt Ánh Dương (quận 12),Mái ấm quận 8, trẻ em cơ nhỡ ởchùa Kỳ Quang (quận Gò Vấp).Năm nay, Ban Tổ chức nhận được194 tác phẩm dự thi và tuyển chọn100 tác phẩm xuất sắc đạt giải, trongđó các em khiếm khuyết tham dự 42tác phẩm và có 23 tác phẩm đạt giải.

Ban Tổ chức cho biết, Hội trạisáng tác tranh được triển khai nhưmột trong những hoạt động vềnguồn, góp phần giáo dục cho cácem thiếu nhi về truyền thống lịchsử; cơ hội tìm hiểu cuộc đời, sựnghiệp cách mạng và nhân cách đạo

đức cao cả của Chủ tịch Tôn ĐứcThắng. Với ngôn ngữ hội họa, cácem thiếu nhi đã sáng tạo hình ảnh“Bác Tôn và quê hương An Giang”bằng chính cảm xúc, tình cảm, hiểubiết của mình. Đồng thời, đây cũnglà một chương trình mang tinh thầnvừa học vừa chơi với những trảinghiệm thú vị; một sân chơi bổ íchgắn kết các em thiếu nhi ở nhữngtỉnh - thành khác nhau, được nhiềubậc phụ huynh rất tin tưởng, hưởngứng tích cực.

Đặc biệt, Bảo tàng Tôn ĐứcThắng, thành phố Hồ Chí Minh tổchức triển lãm 100 tác phẩm đạtgiải, từ 25/7 - 2/8/2013.

MiNH HạNH

Trao giải sáng tác tranh “Bác Tôn và quê hương An Giang”

Ngày 25/7, tại thành phố VũngTàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hiệp hộiDu lịch Việt Nam tổ chức sơ kếtcông tác 6 tháng đầu năm, triển khaikế hoạch hoạt động những thángcuối năm 2013. Tham dự hội nghị cólãnh đạo Hiệp hội Du lịch Việt Nam,Tổng cục Du lịch Việt Nam, lãnh đạocác Sở, ban, ngành liên quan tại địaphương, đại diện Hiệp hội Du lịch vàcác doanh nghiệp kinh doanh tronglĩnh vực du lịch trong cả nước.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã đềra phương hướng nhiệm vụ nhữngtháng cuối năm như: tăng cường liênkết, phối hợp chặt chẽ, thông tin kịpthời giữa các cấp hội và các hội viên;phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Dulịch và Sở VHTTDL các tỉnh, thànhphố trong việc triển khai các hoạtđộng du lịch tại địa phương; pháttriển các mối quan hệ hợp tác đểtranh thủ sự quan tâm, phối hợp,giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, cánhân trong và ngoài nước góp phầnnâng cao năng lực hoạt động của

Hiệp hội trong thời gian tới.Tại Hội nghị, các doanh nghiệp

kinh doanh trong lĩnh vực du lịchgóp nhiều ý kiến thiết thực xoayquanh những vấn đề như: chung tayquảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam,đào tạo nguồn nhân lực, an ninh dulịch, ưu đãi thuế đất cho phát triển dulịch, các giải pháp bảo tồn giá trị vănhóa đặc trưng của từng vùng…

Trong 6 tháng đầu năm 2013,Hiệp hội đã quan tâm thực hiệntương đối tốt việc hướng dẫn, hỗ trợthủ tục để một số địa phương chuẩnbị và thành lập mới một số Hiệp hộiDu lịch ở các tỉnh, thành phố. Nhằmlàm đa dạng các hoạt động của Hiệphội và tạo thêm cơ hội trao đổi kinhnghiệm chuyên môn, từ đầu năm đếnnay Hiệp hội đã xem xét, quyết địnhthành lập một số câu lạc bộ chuyênngành tại các địa phương như: Câulạc bộ hướng dẫn viên, Câu lạc bộkhách sạn, Câu lạc bộ đầu bếp… Bêncạnh đó, Hiệp hội phối hợp chặt chẽvới Tổng cục Du lịch, các cơ quan

quản lý nhà nước có liên quan để đềxuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung cácvăn bản pháp luật về hoạt động dulịch hoặc liên quan đến du lịch.Trong đó có những đề xuất rất thiếtthực đối với các doanh nghiệp như:những chính sách ưu đãi về thuếtrong đầu tư du lịch, đào tạo pháttriển nguồn nhân lực trong lĩnh vựcdu lịch, kiến nghị với Chính phủ tiếptục thực hiện miễn visa đơn phươngcho du khách ở một số thị trườngtrọng điểm… Với những nỗ lực trên,trong 6 tháng đầu năm hoạt độngkinh doanh trong lĩnh vực du lịch cóchuyển biến tích cực. Cụ thể: lượngkhách quốc tế đến Việt Nam vượtcon số 3,5 triệu khách (tăng gần 3%so với cùng kỳ 2012), lượng kháchtrong nước tăng trưởng cũng khôngkém, xấp xỉ 24 triệu lượt khách (tăng12% so cùng kỳ), doanh thu tronglĩnh vực du lịch đạt hơn 100 nghìn tỷđồng (tăng hơn 23% so cùng kỳ).

HuY LoNg

Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

11số 1035 l 01.8.2013

Bộ VHTTDL vừa có văn bản số2378/BVHTTDL-KHTC ngày 24/7/2013gửi Sở VHTTDL Hà Giang về việcthẩm định dự án tu bổ cấp thiết di tíchphố cổ Đồng Văn. Theo đó, Bộ cơ bảnthống nhất với dự án tu bổ cấp thiếtđồng thời đề nghị tỉnh chỉnh sửa mộtsố nội dung như: Xác định các hạngmục ưu tiên, đặc biệt là các ngôi nhànhân dân đang sinh sống bị xuống cấpnặng cần được tu bổ cấp thiết trongnăm 2013 bằng nguồn vốn của Chươngtrình mục tiêu quốc gia về văn hóa…

Sở VHTTDL Hà Giang tổ chức báocáo nội dung dự án, quy trình thực hiệnvới nhân dân, chính quyền địa phươngđể tạo sự thống nhất trước khi triểnkhai và bổ sung ý kiến bằng văn bản

cam kết đồng thuận của các chủ sở hữucác công trình được tu bổ, tôn tạo thuộcphạm vi dự án. Về nguồn vốn đầu tư,hiện có vốn của Chương trình mục tiêuquốc gia về văn hóa hỗ trợ để tu bổ, tôntạo cấp thiết các hạng mục di tích gốc.Bộ cũng đề nghị Sở VHTTDL HàGiang báo cáo tỉnh cân đối ngân sáchđịa phương và huy động các nguồn vốnhợp pháp khác để thực hiện dự án. Saukhi dự án hoàn thiện và được UBNDtỉnh Hà Giang phê duyệt, Bộ sẽ căn cứvào đó để bố trí vốn cho dự án.

Khu phố cổ Đồng Văn nằm trên địabàn thôn Đồng Tâm, thôn Quyết Tiếnvà thị trấn Đồng Văn. Khu phố cókhoảng 40 ngôi nhà, trong đó có trên20 ngôi nhà cổ được xây dựng từ đầu

thế kỷ XX. Với nét kiến trúc độc đáomang đậm bản sắc văn hóa của ngườidân vùng cực Bắc, cộng với tuổi đờihàng trăm năm tuổi, khu phố cổ ĐồngVăn đã được xếp hạng là di tích kiếntrúc nghệ thuật. Qua thời gian, nhữngngôi nhà trình tường cổ kính dần hưhỏng và xuống cấp trầm trọng. Vấn đềtu sửa khu phố cổ Đồng Văn đã đượccác cấp, các ngành trong tỉnh đề cậpđến trong mấy năm gần đây. Tuy nhiêndo khó khăn về nguồn vốn, công tác tusửa, tôn tạo đến nay vẫn chưa đượcthực hiện. Do đó, một số hộ dân trongkhu phố cổ mong muốn được nhà nướchỗ trợ và cho phép tu sửa để bà con yêntâm sinh sống.

H.p

Thẩm định dự án tu bổ cấp thiết di tích phố cổ Đồng Văn

Ban Tổ chức Festival Huế 2014 vừacông bố Poster chính của Festival Huếlần 8 - năm 2014 với chủ đề “Di sản vănhóa với hội nhập và phát triển”.

Poster Festival Huế 2014 đã chínhthức được hoàn thành với sự xuất hiệncủa người mẫu chính Thân Thị Ái Hoa -Miss áo dài Đại học Huế 2012, hiệnđang là sinh viên Khoa Mầm non, Đạihọc Sư phạm Huế. Với chủ đề “Di sảnvăn hóa với hội nhập và phát triển”,Festival Huế lần thứ 8 - năm 2014 sẽ tiếp

tục là chương trình giao lưu các nền vănhóa đặc sắc của các nước trên thế giới,đồng thời quy tụ các chương trình nghệthuật tiêu biểu, đặc trưng cho nhữngvùng văn hóa và các thành phố cố đô củaViệt Nam, giới thiệu nghệ thuật ca múanhạc cung đình và các làn điệu dân cađộc đáo của Huế; các chương trình nghệthuật truyền thống và đương đại chấtlượng cao của trên 20 quốc gia đến từ 5châu lục diễn ra hàng đêm tại các sânkhấu ở Đại Nội, Cung An Định và các

sân khấu cộng đồng ở nhiều thị trấn,vùng xa của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Festival Huế 2014 diễn ra từ ngày12/4 đến 20/4/2014 cũng là sự kiện vănhóa đặc biệt trong khuôn khổ Diễn đàngiao lưu văn hóa Đông Á - Mỹ La tinhdo Bộ Ngoại giao đề xướng. Hiện côngtác chuẩn bị đang được gấp rút thực hiện,đặc biệt là khâu liên hệ các đoàn nghệthuật nước ngoài, làm việc với các đối táctài trợ và bảo trợ thông tin.

DuYêN trầN

Công bố Poster Festival Huế 2014

Sau bốn ngày tranh đấu quyết liệtvà sôi nổi, tối 28/7, Giải Thể thaongười khuyết tật toàn quốc năm 2013đã khép lại tại Hà Nội.

Kết quả chung cuộc, nhất toànđoàn thuộc về đoàn thành phố HồChí Minh với 307 Huy chương Vàng,200 Huy chương Bạc, 110 Huychương Đồng. Hạng Nhì thuộc vềđoàn Hà Nội với 173 Huy chươngVàng, 74 Huy chương Bạc và 41 Huychương Đồng. Đứng thứ Ba là đoànQuảng Trị với 19 Huy chương Vàng,

27 Huy chương Bạc và 19 Huychương Đồng. Đoàn Phú Yên đứngcuối bảng với 1 Huy chương Đồng.

Tại Giải Thể thao người khuyệttật lần này, nhiều kỷ lục mới đượcthiết lập. Ở nội dung Bơi 50m ếch,vận động viên Đỗ Thanh Hải và BùiVăn Đen đã xuất sắc vượt kỷ lụcChâu Á. Đặc biệt ở môn cử tạ, 13vận động viên khuyết tật đã lập kỷlục mới như: Đinh Thị Ngà của đoànHà Nội với mực tạ 77 kg; NguyễnThị Hồng của đoàn thành phố Hồ

Chí Minh với mức tạ 90 kg; ChâuHoàng Tuyết Lan của đoàn KhánhHòa với mực tạ 101 kg…

Ông Vũ Thế Phiệt, Phó Chủ tịchHiệp hội Paralympic Việt Nam chobiết: Giải Thể thao người khuyết tậtlà giải định kỳ hàng năm dành chongười khuyết tật có niềm đam mê thểthao. Qua kết quả giải lần này, Hiệphội sẽ chọn ra 150 vận động viênxuất sắc nhất tham dự Paragames sắptới tại Myanmar.

V.MiNH

Giải Thể thao người khuyết tật 2013: TP Hồ Chí minh nhất toàn đoàn

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1035 l 01.8.2013

Từ đầu năm đến nay, An Giangđã thu hút trên 4,8 triệu lượt dukhách trong, ngoài tỉnh và du kháchquốc tế đến tham quan, du lịch, nghỉdưỡng, tăng 5,5% so cùng kỳ nămtrước, trong đó có trên 31.000 dukhách quốc tế, tăng 1,8%, tổngdoanh thu trên 180 tỷ đồng, tăng11,2% so cùng kỳ.

Thời gian gần đây, tỉnh đã triểnkhai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩysự phát triển của ngành du lịch như:liên kết vùng, đào tạo đội ngũ phụcvụ, tăng chất lượng các tour tuyến,phương tiện và an toàn cho khách dulịch. Nhiều sự kiện góp phần thu hútdu khách: Khu lưu niệm Bác Tôn, Ditích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuậtÓc Eo-Ba Thê (huyện Thoại Sơn)được công nhận là Di tích quốc giađặc biệt; công bố kỷ lục Tượng PhậtDi Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ChâuÁ; công nhận khu du lịch Núi Samlà khu du lịch cấp tỉnh và được Hiệphội du lịch Đồng bằng sông CửuLong công nhận là "Điểm du lịchtiêu biểu đồng bằng sông CửuLong"… Với những lợi thế này, dulịch An Giang xác định tiếp tục tăng

cường đầu tư, tiếp sức cho du lịchphát triển bền vững, phấn đấu trởthành vùng trọng điểm du lịch Quốc gia.

Ông Lê Minh Hưng - Tổng Giámđốc công ty Cổ phần Phát triển dulịch An Giang cho biết, tỉnh đang tậptrung xúc tiến xây dựng hệ thống cáptreo từ công viên Lâm Vồ (huyệnTịnh Biên) lên đỉnh núi Cấm dàikhoảng 3km, với tổng kinh phí 280tỷ đồng, do Công ty làm chủ đầu tư,bên cạnh đó, tỉnh cũng đang tiếp tụckêu gọi đầu tư xây dựng tuyến cáptreo thứ 2 từ Vồ Bồ Hong đến hồ TàLọt nhằm giúp cho du khách hànhhương, thưởng ngoạn được toàncảnh vùng Bảy Núi nổi tiếng của cảnước. Ngoài ra, An Giang tiếp tụctriển khai đầu tư Khu phức hợp dulịch sinh thái, tâm linh kết hợp nghĩdưỡng, vui chơi giải trí thuộc quầnthể di tích Núi Sam (thị xã ChâuĐốc) và công trình mở rộng trục giaothông Châu Đốc-Núi Sam...

Nằm về phía Tây Nam của Tổquốc, tỉnh An Giang đã được thiênnhiên ưu đãi, ban tặng với 12 khuđiểm danh lam thắng cảnh đẹp,

huyền bí Núi Sam; Núi Cấm; di tíchvăn hóa lịch sử cách mạng đồi TứcDụp (huyện Tri Tôn); di chỉ văn hóaquốc gia đặc biệt Óc Eo (Thoại Sơn);du lịch tín ngưỡng Miếu Bà Chúa XứNúi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chợnổi, làng bè Ngã ba sông (ChâuĐốc); du lịch sinh thái rừng tràm TràSư (Tịnh Biên); Thánh đường Hồigiáo Chăm xã Châu Phong (TânChâu), Khu Du lịch sinh thái BúngBình Thiên (huyện An Phú), có Ditích lịch sử Quốc gia đặc biệt khuLưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng(thành phố Long Xuyên)... An Giangcòn nổi tiếng với nhiều hình thức dulịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịchnông nghiệp, du lịch mùa nước nổi,đặc biệt là du lịch tâm linh, đã đượctỉnh chủ động liên kết vùng với cáctỉnh An Giang-Kiên Giang-Cần Thơ-thành phố Hồ Chí Minh và trên 10Công ty lữ hành du lịch trong vàngoài tỉnh khai thác nối tour tuyến từthành phố Hồ Chí Minh-An Giangđể phục vụ du khách ngày càng tốthơn với nhiều hình thức di chuyển,lưu trú, tham quan...

t.t.N

An Giang phát triển du lịch bền vững

Sau mười ngày thi đấu căng thẳng,chiều 22/7, tại thành phố Đà Lạt, LâmĐồng, giải Vô địch Cờ vua trẻ toànquốc 2013, tranh cúp Dragon Capitalđã kết thúc. Đoàn vận động viên thànhphố Hồ Chí Minh đã giành đến 64 huychương, dẫn đầu tổng số huy chươngđạt được của giải.

Giải năm nay do Liên đoàn Cờ vuaViệt Nam phối hợp với Sở Văn hóa,Thể thao và Du Lịch Lâm Đồng tổchức với trên 600 vận động viên của 29đơn vị trong trong cả nước tham dự.Ban Tổ chức giải đã trao 84 bộ huychương Vàng, Bạc, Đồng cho các vận

động viên đoạt giải cá nhân, đồng độitrong 7 nhóm tuổi từ 7 đến 20 (nam vànữ) trong 3 nội dung cờ tiêu chuẩn, cờnhanh và cờ chớp, do Quỹ đầu tưDragon Capital tài trợ.

Đáng chú ý, giải năm nay đội tuyểnthành phố Hồ Chí Minh đã tham giagiải với lực lượng thi đấu đồng đềutrong cả 3 nội dung cờ tiêu chuẩn, cờnhanh và cờ chớp. Tổng số huy chươngđoàn thành phố Hồ Chí Minh đoạtđược là 64 huy chương, trong đó có 29HCV, 18 HCB và 17 HCĐ. Xếp sauthành phố Hồ Chí Minh là đoàn Hà Nộivới 46 huy chương, trong đó có 17

HCV, 17 HCB và 12 HCĐ.Trong xếp hạng toàn đoàn lứa tuổi

thiếu niên nhi đồng, nội dung cờ tiêuchuẩn nhất thành phố Hồ Chí Minh,nhì Hà Nội, thứ ba Lâm Đồng. Trongtoàn đoàn, nội dung cờ nhanh nhấtđoàn Hà Nội, nhì thành phố Hồ ChíMinh, Lâm Đồng đứng ba. Trong nộidung cờ chớp, nhất thành phố Hồ ChíMinh, nhì Hà Nội và thứ ba ĐồngTháp. Riêng đối với giải nhất xếp hạngtoàn đoàn cờ nhanh và cờ chớp lứa tuổitrẻ đều thuộc về Lâm Đồng.

N.aNH

TP Hồ Chí minh dẫn đầu Giải vô địch Cờ vua trẻ toàn quốc 2013

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1035 l 01.8.2013

Đó là điểm du lịch thôn MaTra, thuộc xã Sa Pả, khuvực hạ huyện Sa Pa, cách

thị trấn Sa Pa về phía Đông Namkhoảng 5km. Trước đó, tuyến dulịch khu vực này đã có các điểm: SaPa - Sa Pả - Hầu Thào - Sử Pán - TảVan - Sử Pán, nay có thêm điểm MaTra sẽ kết nối tuyến dài thêm vàtăng thời gian tua tuyến này khoảng1 tiếng đi bộ. Như vậy, so với tuyếnSa Pa - Cát Cát; Sa Pa - Ô Quý Hà -Thác Bạc và Bản Khoảng; Sa Pa điTả Phìn thì tuyến hạ huyện này cónhiều điểm du lịch nhất.

Thôn Ma Tra có gần 50 nóc nhà,100% là đồng bào Mông sinh sống.Theo ông Giàng A Chu, Bí thưĐảng ủy xã Sa Pả, để được UBNDtỉnh công nhận là điểm du lịch,Đảng bộ và chính quyền xã Sa Pả đãtập trung lãnh đạo nhân dân xâydựng cuộc sống mới, phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc trên cơ sở tiếpthu những nét văn hóa đặc sắc, loại

bỏ những tập tục lạc hậu. Thôn đãxây dựng được đội văn hóa vănnghệ trên cơ sở tập hợp các nghệnhân dân gian. Đội văn nghệ gồmnhững thanh niên xung kích trongthôn, những người am hiểu lịch sửvà phong tục tập quán dân tộc, danhlam thắng cảnh địa phương.

Hiện thôn Ma Tra đã khôi phụcnghề truyền thống như se lanh, dệtcửi, rèn công cụ sản xuất và chạmkhắc bạc. Trong phong trào xâydựng nông thôn mới, Ma Tra là mộttrong những thôn có đường bê-tôngnối liền với xã, với nhà văn hóathôn. Trên 60% số hộ có đường liêngia; hầu hết các hộ gia đình đã didời chuồng trại gia súc ra xa nhà; cónguồn nước hợp vệ sinh, trong đócó nhiều hộ đã đầu tư nâng cấp cănhộ đủ điều kiện như một điểm dịchvụ đón khách tham quan nghỉdưỡng thông thường.

Để khai thác điểm du lịch thônMa Tra hiệu quả, UBND tỉnh Lào caigiao cho UBND huyện Sa Pa, lãnhđạo các sở, ngành như Văn hóa, Thểthao và Du lịch, Giao thông vận tải,Công an tỉnh trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm quản lý các điểm, tuyến dulịch. Theo đó, phải đảm bảo tốt cácnội dung: Tạo điều kiện thuận lợi chokhách du lịch đến tham quan; bảo vệtài nguyên du lịch, bảo đảm vệ sinhmôi trường; đảm bảo sự tham gia củacộng đồng dân cư vào các hoạt độngdu lịch; tạo điều kiện thuận lợi choviệc tham gia giao thông của cácphương tiện vận chuyển khách dulịch; quản lý việc đầu tư, xây dựngcác cơ sở du lịch dịch vụ tại các điểmdu lịch địa phương và dọc các tuyếndu lịch theo quy hoạch tổng thể pháttriển du lịch tỉnh Lào Cai.

V.toàN

Sa Pa thêm điểm du lịch mới

Ngày 25/7, Bảo tàng Phụ nữNam bộ thành phố Hồ Chí Minhđã tổ chức trao giải cuộc thi viết“Cảm nhận về Mẹ Việt Nam anhhùng thành phố Hồ Chí Minh” vàCuộc thi ảnh năm 2013 với chủ đề“Phụ nữ với việc giữ gìn bản sắcvăn hóa gia đình Việt Nam”, nhânkỷ niệm 66 năm Ngày Thươngbinh, Liệt sĩ (27/7/1947 -27/7/2013).

Sau hơn một năm phát động, từ08/3/2012 - 30/4/2013, Cuộc thiviết về “Cảm nhận về Mẹ ViệtNam anh hùng thành phố Hồ ChíMinh” đã nhận được 5.544 bài dựthi. Các bài viết đã thực sự truyềncảm xúc cho người đọc về sự hysinh cao cả của những Bà Mẹ Việt

Nam anh hùng. Đây là kho tư liệuquý phục vụ cho giáo dục truyềnthống cách mạng của phụ nữ ViệtNam “Anh hùng, bất khuất, trunghậu, đảm đang”. 40 tác giả có bàiviết xuất sắc đã được chọn thamgia vòng thi thuyết trình. Giải Đặcbiệt được trao cho tác giả Hà YếnSang, trường Trung học phổ thôngAn Nhơn Tây; 2 giải Nhất thuộc vềPhạm Thị Thanh Nhung và HuỳnhThanh Phú. Ban Tổ chức trao 1giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Khuyếnkhích và một số giải phụ khác.

Cuộc thi ảnh năm 2013 với chủđề “Phụ nữ với việc giữ gìn bảnsắc văn hóa gia đình Việt Nam” có1.464 tác phẩm của 77 tác giả dựthi. Qua vòng sơ khảo và vòng xếp

loại, giải Nhất thuộc về tác phẩm“Truyền nghề cho cháu” của tácgiả Phạm Thị Ái Nghĩa; giải Nhìlà tác phẩm “Đoàn tụ ngày Tết”của Dzũng Nguyễn; ngoài ra, còncó 3 giải Ba và 10 giải Khuyếnkhích. Năm nay, tác giả Lý Toàn,sinh năm 1935 tiếp tục nhận giảithưởng “Người dự thi cao tuổinhất”, tác giả Đoàn Khoa Nguyên,sinh năm 1999 nhận giải thưởng“Người dự thi nhỏ tuổi nhất”. Đặcbiệt, để khuyến khích các tác giảtham gia dự thi nhóm ảnh, Ban Tổchức và Ban Giám khảo đã traothêm một giải Khuyến khích chonhóm ảnh về chủ đề “Mẹ Trừu”của tác giả Lê Minh Duy.

Đức MiNH

Trao giải cuộc thi về mẹ Việt Nam anh hùng TP Hồ Chí minh

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

14 số 1035 l 01.8.2013

Sự kiện vấn đề

Tối 27/7, tại Trung tâm Huấn luyệnthể thao quốc gia Hà Nội, Tổng cụcThể dục thể thao và Liên đoàn JudoViệt Nam phối hợp tổ chức khai mạcGiải vô địch Judo toàn quốc năm 2013.

Tham dự giải năm nay có 178 vậnđộng viên đến từ 21 tỉnh/thành đơn vịgồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,Đồng Tháp, Bình Thuận, Thanh Hóa,Gia Lai, Cần Thơ, Trà Vinh, SócTrăng, Phú Thọ, Bạc Liêu, Huế,Vũng Tàu, Hải Phòng, Bình Dương,

Bình Phước, Khánh Hòa, Bến Tre,Đà Nẵng, Quân đội, Công an nhândân. Các võ sĩ nam thi đấu ở các hạngcân: dưới 50kg, 55kg, 60kg, 66kg,73kg, 81kg, 90kg, 100kg và trên100kg. Hạng cân nữ gồm: dưới 42kg,45kg, 48kg, 52kg, 57kg, 63kg, 70kg,78kg và trên 78kg. Thể thức thi đấulà loại trực tiếp để vào vòng chungkết. Kết thúc giải, Ban Tổ chức sẽtrao 18 bộ huy chương cá nhân và 4bộ huy chương đồng đội. Giải vô

địch Judo toàn quốc 2013 là dịp đánhgiá chất lượng công tác đào tạo vậnđộng viên Judo của các đơn vị trongnước, trên cơ sở đó bổ sung các vậnđộng viên xuất sắc cho đội tuyểnquốc gia; kiểm tra, đánh giá năng lựcđội ngũ huấn luyện viên, trọng tài,cán bộ trong công tác huấn luyện vàtổ chức thi đấu bộ môn Judo.

Giải vô địch Judo toàn quốc 2013diễn ra đến ngày 31/7.

aNH tùNg

Tối 27/7, tại thành phố TuyênQuang, Giải vô địch Pencak Silat trẻtoàn quốc năm 2013 đã kết thúc sau bảyngày thi đấu sôi nổi và quyết liệt. Đoànvận động viên thành phố Hồ Chí Minhgiành 20 huy chương các loại, dẫn đầuvề tổng số huy chương đạt được củagiải. Giải vô địch Pencak Silat trẻ toànquốc năm 2013 do Tổng cục Thể dụcthể thao và Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch Tuyên Quang phối hợp tổ chức vớisự tham gia của gần 500 vận động viênđến từ 26 đơn vị trong cả nước. Ban Tổchức giải đã trao 61 bộ huy chương chocác vận động viên tranh tài ở các nộidung: lứa tuổi từ 12-14 có 10 hạng cângiành cho nữ, 13 hạng cân nam; lứa tuổitừ 15-17 có 13 hạng cân giành cho nam,

9 hạng cân giành cho nữ; lứa tuổi từ 16-20 có 10 hạng cân giành cho nam, 6hạng cân giành cho nữ.

Ở lứa tuổi 12-14, đoàn vận độngviên tỉnh Tuyên Quang đã đứng đầutoàn đoàn với 7 Huy chương Vàng, 5Huy chương Đồng. Đoàn thành phố HồChí Minh đứng thứ hai với 5 Huychương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2Huy chương Đồng. Đoàn Phú Thọ đứngthứ ba với 3 Huy chương Vàng, 1 Huychương Bạc, 1 Huy chương Đồng. Ởlứa tuổi 15-17, đoàn Hà Nội đứng đầutoàn đoàn với 4 Huy chương Vàng, 1Huy chương Bạc; đứng thứ 2 là đoànThanh Hóa với 3 Huy chương Vàng, 4Huy chương Bạc và 2 Huy chươngĐồng; xếp thứ 3 là đoàn Công an nhân

dân với 3 Huy chương Vàng, 1 Huychương Bạc và 2 Huy chương Đồng.

Ở lứa tuổi từ 18-20, đoàn vận độngviên Hà Nội nhất toàn đoàn với 3 Huychương Vàng và 1 Huy chương Bạc;đứng thứ hai là đoàn Thanh Hóa với 2Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạcvà 5 Huy chương Đồng; đứng thứ 3 làđoàn Công an nhân dân với 2 Huychương Vàng và 1 Huy chương Bạc.

Giải vô địch PencakSilat trẻ toànquốc năm 2013 là dịp để các võ sỹ thiđấu cọ xát, giao lưu, học hỏi và tích lũykinh nghiệm. Bên cạnh đó, giải còn lànơi để đội tuyển quốc gia tìm kiếm hạtgiống, đào tạo vận động viên PencakSilat cho thể thao đỉnh cao nước nhà.

M.cườNg

Kết thúc Giải vô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc năm 2013

21 tỉnh, thành phố, đơn vị tham dự Giải vô địch Judo toàn quốc 2013

Kết thúc giải Cầu lông trẻ toànquốc năm 2013 tranh giải Ashaway,đoàn Thái Bình dẫn đầu, đoàn Hà Nộixếp thứ hai, về vị trí thứ ba là đoànQuảng Trị và thành phố Hồ Chí Minh.

Tối 27/7, các đội tuyển bước vàovòng đấu cuối cùng với quyết tâm caovà nhiều bất ngờ. Trận đấu giữa độinữ Thái Bình-Hà Nội, Đà Nẵng-HưngYên đã cống hiến cho người xem mànthi đấu hấp dẫn, với nhiều pha cầugiằng co.

Kết thúc giải đấu, Ban Tổ chức sẽxem xét và phong cấp I Quốc gia vớinhững cây vợt trẻ xếp thứ nhất, nhì (ởnội dung đơn nam, đơn nữ) và xếpthứ nhất nội dung đôi (đôi nam, đôinữ, đôi nam nữ).

Giải Cầu lông trẻ toàn quốc năm2013 do Tổng cục Thể dục thể thao,Liên đoàn Cầu lông Việt Nam và SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch TháiBình phối hợp tổ chức, diễn ra từngày 21 đến 27/7. Tham dự giải năm

nay có hơn 150 vận động viên độ tuổi16 và 17-18 tuổi đến từ 21 đơn vị,tỉnh, thành phố. Các vận động viêncùng tranh tài ở các nội dung đơnnam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôinam nữ.

Năm nay, “chiến thuật” của nhiềuđoàn là đưa những tay vợt trẻ 14 - 15tuổi lên thi đấu ở lứa tuổi 16 đã chothấy năng lực của thế hệ kế cận, bổsung vào đội tuyển quốc gia.

a.tùNg

Kết thúc Giải Cầu lông trẻ toàn quốc năm 2013

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

15số 1035 l 01.8.2013

Ngày 24/7, Bảo tàng tỉnh TháiNguyên đã tổ chức lễ tiếp nhận 15 đơnvị tài liệu, hiện vật về Đại đội Thanhniên xung phong 915 thuộc Đội Thanhniên xung phong 91 Bắc Thái do HộiThanh niên xung phong tỉnh TháiNguyên hiến tặng. Các tài liệu, hiệnvật là những vật dụng gắn bó với cuộcsống, chiến đấu hàng ngày của Đại độiThanh niên xung phong 915 như: áotrấn thủ, vỏ chăn bông, bi đông đựng

nước, hòm đựng tư trang của các thanhniên xung phong… Đặc biệt, trong sốtài liệu, hiện vật hiến tặng có "Quyếtđịnh về việc phong tặng danh hiệu Anhhùng Lực lượng Vũ trang Đại đội915", "Bằng Danh hiệu đơn vị Anhhùng Lực lượng Vũ trang Nhân dânĐại đội 915", "Báo cáo thành tích Đạiđội 915 Thanh niên xung phong"…

Đại đội Thanh niên xung phong915 được thành lập đầu tháng 6/1972

với nhiệm vụ tham gia sửa chữa cầuđường, bảo đảm giao thông vận tảithông suốt trong mọi tình huống.Trong kháng chiến chống Mỹ, Đại Độiđã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đượcgiao, góp phần cùng với quân dân toàntỉnh và cả nước đánh thắng cuộc chiếntranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ramiền Bắc.

Sau khi tiếp nhận các hiện vật, Bảotàng tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức trưngbày, giới thiệu các hiện vật có giá trịlịch sử này đến cán bộ và nhân dântrong tỉnh.

tHu HằNg

UBND TP Hà Nội vừa tổ chức lấyý kiến hoàn thiện lần cuối Quy hoạchchi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giátrị khu Trung tâm Hoàng thành ThăngLong - Hà Nội và Quy hoạch chi tiếtbảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khuThành Cổ Loa. Theo Quy hoạch, KhuTrung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽđược tu bổ, tôn tạo thành một côngviên lịch sử văn hóa "mở" nằm trongtổng thể khu Trung tâm chính trị BaĐình, có sự kết nối với Khu khảo cổ 18Hoàng Diệu và Nhà Quốc hội.

Tại khu vực Cột cờ và Công viên

Lênin sẽ cải tạo lại đường Điện BiênPhủ tạo thành một khối thống nhất; khuvực từ Cột cờ đến Đoan Môn sẽ làkhông gian quảng trường, nơi chờ củadu khách trước khi vào tham quan; khuvực từ Đoan Môn vào đến Điện KínhThiên sẽ di dời trụ sở làm việc của CụcTác chiến, tạo thành một khối khônggian thống nhất.

Quy hoạch đề xuất mở rộng nềnĐiện Kính Thiên theo hướng hạ giảimột số công trình xung quanh, tiến tớiquy hoạch lại nền Điện theo đúng giátrị lịch sử. Khu Hậu Lâu sẽ quy hoạch

thành không gian trưng bày và lưu trữcác cổ vật. Tại Cửa Bắc sẽ nghiên cứuphục dựng hai lối lên bằng bậc thangnhư Đoan Môn…

Trong toàn bộ Khu Trung tâmhiện có 119 công trình. Quy hoạch đềxuất bảo tồn nguyên trạng 7 côngtrình, 19 công trình giữ lại, cải tạochỉnh trang chuyển đổi chức năng sửdụng và 6 công trình tạm giữ lại. Quyhoạch cũng mở rộng vùng đệm bảotồn lên 176,6 ha theo khuyến cáo củaUNESCO.

Đ.N

Hoàn thiện Quy hoạch Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Bộ VHTTDL vừa cho phép BanQuản lý Khu di tích Gò Tháp phối hợpvới Trường Đại học Khoa học Xã hộivà Nhân văn thành phố Hồ Chí Minhkhai quật tại di tích Khu Gò Mộ thuộcKhu di tích Gò Tháp, xã Tân Kiều,huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, từngày 25/7 đến 25/9/2013. Diện tíchkhai quật là 400m².

Trong thời gian khai quật, các cơquan được cấp giấy phép có tráchnhiệm tuyên truyền cho nhân dân vềviệc bảo vệ di sản văn hóa ở địaphương, không công bố những kết luận

khi chưa được cơ quan chủ quản vàCục Di sản văn hóa đồng ý. Đồng thời,những hiện vật thu thập được trong quátrình khai quật giao cho Bảo tàng tỉnhĐồng Tháp giữ gìn, bảo quản. Sau khikết thúc đợt khai quật, chậm nhất 3tháng Ban Quản lý Khu di tích GòTháp phối hợp với Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn thànhphố Hồ Chí Minh phải có báo cáo sơbộ và sau 1 năm phải có báo cáo khoahọc gửi về Cục Di sản văn hóa.

Di tích lịch sử và khảo cổ Gò Thápnằm trên địa bàn hai xã Tân Kiều và

Mỹ Hòa, thuộc huyện Tháp Mười, tỉnhĐồng Tháp, với diện tích được quyhoạch bảo tồn khoảng 290ha, đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt là ditích quốc gia đặc biệt.

Di tích khảo cổ học Gò Tháp đượccác nhà khảo cổ học người Pháp pháthiện và công bố vào khoảng nhữngnăm cuối của thế kỷ XIX, với tên gọiPrasat Pream Loven (Chùa năm gian).Đây là địa điểm còn lưu giữ được nhiềugiá trị lịch sử, văn hóa và khoa học gắnvới nền văn hóa Óc Eo.

Đ.N

Khai quật khảo cổ tại di tích Khu Gò mộ, Đồng Tháp

Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tiếp nhậnnhiều tài liệu, hiện vật có giá trị

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

16 số 1035 l 01.8.2013

Những nét tiêu biểu trong văn hóacủa người phụ nữ Chăm Ninh Thuậnđã được giới thiệu tới công chúngthành phố Hồ Chí Minh thông quatrưng bày chuyên đề “Văn hóa truyềnthống phụ nữ Chăm Ninh Thuận” diễnra từ ngày 23/7-15/8, do Bảo tàng Phụnữ Nam Bộ và Trung tâm nghiên cứuvăn hóa Chăm phối hợp tổ chức tại Bảotàng Phụ nữ Nam Bộ. Chuyên đề giớithiệu, trưng bày 39 hình ảnh, 171 hiệnvật cùng nhiều tài liệu khoa học về vănhóa truyền thống phụ nữ Chăm như đồ

dùng sản xuất, săn bắt, sinh hoạt hàngngày, nghề dệt thủ công, trang phục,trang sức, nhạc cụ… Qua đó, làm nổibật vị trí, vai trò của người phụ nữtrong việc giữ gìn và phát huy giá trịvăn hóa truyền thống dân tộc Chăm.

Ông Đàng Năng Thọ, Giám đốcTrung tâm nghiên cứu văn hóa ChămNinh Thuận cho biết: Ninh Thuận lànơi đồng bào Chăm tập trung đôngnhất cả nước, là nơi còn lưu giữ kháđậm nét, phong phú và đa dạng bản sắcvăn hóa cộng đồng người Chăm. Cộng

đồng người Chăm tại Ninh Thuận đềutheo chế độ mẫu hệ, vai trò người phụnữ Chăm rất quan trọng trong đời sốngthường ngày cũng như trong các nghilễ truyền thống của cộng đồng. Thôngqua trưng bày chuyên đề, Ban Tổ chứcmong muốn sẽ giới thiệu đôi nét về vănhóa truyền thống của người phụ nữChăm trong tổng thể văn hóa Chăm tớiđông đảo tầng lớp nhân dân thành phố,du khách trong nước cũng như bạn bèquốc tế.

L.KHáNH

Ngày 23/7, Đoàn giám sát của Ủy banVăn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếuniên và Nhi đồng của Quốc hội đã cóchuyến làm việc tại tỉnh Quảng Namchuyên đề thực hiện Luật Di sản Văn hóa.

Tại tỉnh Quảng Nam có 2 di sản vănhóa thế giới là Khu đền tháp Mỹ Sơn vàPhố cổ Hội An, 55 di tích cấp quốc gia,282 di tích cấp tỉnh và nhiều loại hình disản văn hóa phi vật thể đặc sắc đang đượctỉnh tập trung đầu tư điều tra, sưu tầm,nghiên cứu bảo vệ. Trong những nămqua, lĩnh vực văn hóa nói chung và pháthuy các di sản văn hóa nói riêng đã đượctỉnh quan tâm chỉ đạo, đầu tư. Hàng năm,tỉnh Quảng Nam tiếp nhận kinh phí từChương trình mục tiêu quốc gia để tu bổcác di tích quốc gia, bình quân từ 10-12tỷ đồng. Hầu hết các di tích sau khi tu bổđều đảm bảo tính chân xác và phát huytốt giá trị, nhằm phục vụ công tác giáodục truyền thống, kết nối các tuyến điểmdu lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinhtế-xã hội địa phương.

Đến nay, đã có 26 di chỉ văn hóa, 6công trình kiến trúc, 1 di chỉ kiến trúc, 1tàu đắm cổ được khai quật trên địa bàn.Các hoạt động trên đều được triển khaithực hiện theo đúng qui định của ngànhvà Luật Di sản văn hóa. Bảo tàng tỉnhQuảng Nam đang quản lý 18.121 cổ vật.Trong đó, văn hóa Sa Huỳnh 10.586 hiện

vật; văn hóa Chăm 232 hiện vật, gốm sứChu Đậu 7.293 hiện vật.

Quảng Nam còn tăng cường quan hệquốc tế trong hoạt động bảo vệ và pháthuy giá trị di sản văn hóa. Tỉnh đã cửnhiều đoàn cán bộ đi tham quan, tậphuấn, nghiên cứu, dự hội thảo tại nướcngoài nhằm nâng cao năng lực công tác.Tuy nhiên, so với quy mô và sự đa dạngcác loại hình di tích ở Quảng Nam, sựgiúp đỡ của các tổ chức quốc tế còn hạnchế, cần có những hợp tác dài hơi và ởtầm chiến lược hơn.

Xuất phát từ thực tiễn của địaphương, ông Đinh Hài, Giám đốc SởVHTTDL Quảng Nam kiến nghị : đốivới công tác quản lý di sản văn hóa thếgiới, đề nghị Trung ương nên có quy địnhquản lý thống nhất trên cả nước. Quầnthế kiến trúc khu phố cổ Hội An chủ yếuđược làm bằng gỗ với niên đại cách đâyhàng trăm năm, đến nay hầu hết đã bịxuống cấp. Trong khi đó nguồn vật liệudành cho tu bổ như gỗ lim, kiền kiềnngày càng trở nên khan hiếm. Đề nghịNhà nước cho phép Quảng Nam có cơchế khai thác, sử dụng một lượng gỗ nhấtđịnh phục vụ công tác tu bổ các di tíchkiến trúc nhà cổ. Các công trình nghiêncứu về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm tuymang lại một số kết quả khả quan bướcđầu nhưng việc tu bổ các công trình kiến

trúc nghệ thuật này, ở Việt Nam chưa cónhiều kinh nghiệm, còn khó khăn, lúngtúng về giải pháp thi công, tu bổ. Đề nghịNhà nước đầu tư cho Quảng Nam vềcông tác đào tạo, dạy nghề về bảo tồn,trùng tu kiến trúc Chăm. Qua thực tiễncủa công tác bảo tàng ở Hội An, ĐiệnBàn, đề nghị Nhà nước cho phép cáchuyện, thành phố thuộc tỉnh có khả năngphát huy tốt giá trị hiện vật bảo tàng,được thành lập bảo tàng cấp huyện.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông LêNhư Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Vănhóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niênvà Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh:Quảng Nam là địa phương có mật độ disản khá “dày đặc”, việc bảo tồn gặpkhông ít khó khăn. Trong thời gian qua,Quảng Nam đã thực hiện khá tốt việcbảo tồn và phát huy giá trị 2 di sản vănhoá thế giới là là Hội An và Mỹ Sơn.Thực tiễn cho thấy, khi chính quyền tạođược sự đồng thuận trong nhân dân, tạođiều kiện để nhân dân hưởng lợi từ di sảnthì việc bảo tồn và phát huy giá trị di sảnmới mang tính bền vững. Đối với nhữngkiến nghị của Quảng Nam, Đoàn côngtác sẽ tổng hợp và trình Quốc hội cũngnhư kiến nghị các bộ, ngành liên quangiải quyết.

V.SơN

Khi người dân được hưởng lợi từ di sản

Giới thiệu văn hóa truyền thống phụ nữ Chăm Ninh Thuận

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

17số 1035 l 01.8.2013

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ấn tượng đầu tiên mà du kháchcảm nhận được khi đặt chân đến bảnlà khung cảnh yên bình với nhữngnếp nhà sàn truyền thống và ngườiphụ nữ Thái dễ mến trong trangphục áo cóm cổ liền dài đến thắtlưng, váy màu đen tuyền dài chấmmắt cá chân. Theo ông Mào VănNiểm, trưởng bản Vàng Pheo, toànbản hiện có 102 hộ với hơn 400nhân khẩu, tất cả đều là người Tháitrắng. Đồng bào sống chủ yếu bằngnghề chăn nuôi, trồng trọt và dệtvải. Bản Vàng Pheo được công nhậnlà bản văn hóa du lịch cấp tỉnh từnăm 2007. Mỗi năm, bản đón gầnmột nghìn lượt du khách trong nướcvà quốc tế. Bản có vị trí địa lý đẹp,tựa mình vào núi Phu Nhọ Khọ, lànơi giao thoa giữa hai dòng suốiNậm So và Nậm Lùm, được ví nhưmột viên ngọc quý mà tạo hóa đãban tặng cho con người nơi đây. Dùđang trong quá trình hội nhập, giaolưu nhiều luồng văn hóa nhưng vănhóa của người Thái trắng ở VàngPheo vẫn được bảo tồn khá nguyênvẹn từ những ngôi nhà sàn truyềnthống đến những bộ váy của ngườiphụ nữ Thái trắng được thiết kế cầukỳ, váy khâu liền màu đen tuyền,dài chấm mắt cá chân, áo cóm chấmđến thắt lưng, cổ liền... Lễ hội vănhóa của người Thái ở Vàng Pheo làmột trong những nét sinh hoạt vănhóa cộng đồng được đông đảongười dân và du khách quan tâm.Mỗi lễ hội là một bức tranh miêu tảđời sống xã hội, mang những nétđặc trưng truyền thống của đồngbào Thái xứ Mường So, tiêu biểu

như các lễ hội: Nàng Han (rằmtháng 2 âm lịch), Then Kin Pang(mùng 10/3 âm lịch), Kin Lẩu KhẩuMẩu (rằm tháng 9 âm lịch)… trongcác lễ hội, ngoài các nghi thức lễcòn diễn ra nhiều trò chơi dân gianđộc đáo mang đậm bản sắc văn hóatrong đời sống sinh hoạt của ngườidân như: ném còn, đẩy gậy… Đếnvới Vàng Pheo, du khách sẽ đượcthưởng thức những món ăn truyềnthống và mang đậm bản sắc riêngnhư: sâu đá, rêu đá, cá bống vùi tro,cá suối nướng, măng đắng, măngngọt, thịt trâu sấy, thịt lợn hấp, canhrau đắng… Bên cạnh đó, người dânVàng Pheo với sự chân thành, mếnkhách cảnh sắc thiên nhiên nơi đâytươi đẹp, thanh bình, cách xa nhữngồn ào khói bụi của chốn thành thị,dễ khiến du khách quên đi mọi lotoan vướng bận thường ngày. Vớinhững tiềm năng sẵn có, Vàng Pheođang là một điểm thu hút khách dulịch. Du khách đến Vàng Pheothường tập trung vào hai ngày cuốituần và đông hơn là vào mùa lễ hội,sau Tết Nguyên đán. Đến VàngPheo du khách có thể tham quan,nghỉ đêm tại nhà sàn của ngườiThái trắng, cùng làm những côngviệc hàng ngày của người dân địaphương hay tham gia các sinh hoạtvăn hóa cộng đồng. Những dukhách thích khám phá sẽ khôngquên dành thời gian tắm suối haytham quan hang động… Ông MàoVăn Niểm, bản Vàng Pheo chia sẻ,trước năm 2007 là một bản nghèonhất nhì của xã Mường So nhưng từkhi được hướng dẫn để phát triển du

lịch, Vàng Pheo đã thoát nghèo.Trước đây, người già ở bản mình chỉbiết chơi đàn tính tẩu cho... chínhmình nghe nhưng nay được nhiềungười biết đến. Chị Lò Thị Thín, độitrưởng Đội văn nghệ của bản chobiết: "Chỉ vào dịp lễ hội, trai mườngtrên, gái bản dưới mới xòe vòng,xòe hoa cùng nhau. Từ khi VàngPheo xây dựng bản du lịch cộngđồng, những đêm xòe có thể tổ chứcbất cứ lúc nào du khách yêu cầu".Đại diện Trung tâm xúc tiến du lịchLai Châu (Sở VHTTDL Lai Châu)cho biết: Bản Vàng Pheo được hỗtrợ nâng cấp hệ thống hạ tầng giữabản. Đến Vàng Pheo, du khách đãđược trải nghiệm với sinh hoạt hằngngày cùng dân bản như: Xe tơ; dệtvải; múa nón, múa khăn, múa quạt;hát dân ca Thái; nhảy sạp; nấu,thưởng thức các món ăn truyềnthống như cá suối nướng, thịt hunkhói, cá bống vùi tro, gà nướng, gàxào gừng, thịt vịt băm xào, măngđắng, thịt trâu sấy, thịt lợn hấp...Vào các dịp lễ hội, du khách sẽđược tham dự cùng với nhiều tròchơi dân gian độc đáo mang đậmbản sắc văn hóa trong đời sống sinhhoạt của người dân như: Bắn nỏ,ném còn, đẩy gậy, tù lu, đi cà kheo,thi bắt cá, đua thuyền... Đối vớikhách quốc tế họ rất mê đi bộ quanhbản làng và hòa mình bằng cách tắmsuối hay tham quan hang độngThẩm Póng, Đồn Tây... Trong Quyhoạch phát triển du lịch Lai Châuđến 2015 tầm nhìn 2020, bản VàngPheo được ưu tiên đầu tư và khuyếnkhích phát triển du lịch, đặc biệt làdu lịch cộng đồng. Hy vọng mộtngày không xa, Vàng Pheo sẽ trởthành điểm du lịch cộng đồng thuhút đông đảo du khách đến thamquan, tìm hiểu và khám phá.

X.MiNH

Hấp dẫn bản du lịch cộng đồng Vàng Pheo Nằm cách trung tâm thị xã Lai châu khoảng 30 km, bản Vàng pheo(xã Mường So, huyện phong thổ, Lai châu) được nhắc đến như“thung lũng mỹ nhân”, một trong những bản cổ xưa nhất của ngườithái trắng ở Lai châu. Mang trong mình những nét văn hóa đặctrưng, cùng với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, bản Vàng pheo hộitụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng.

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

18 số 1035 l 01.8.2013

Ngày V di n a i m

01 Ng i thi hành án t Nhà hát K ch Vi t Nam

06 Nhân danh công lý Nhà V n hóa T Liêm (Hà N i)

07 Báo hi u Thái Bình

08 “Tai bi n” Nhà hát Tu i tr Hà N i

10 Báo hi u Th ch Th t (Hà N i)

15 “Tai bi n” Hà ông (Hà N i)

20 “Tai bi n” Cung Thi u nhi Hà N i

21 “Tai bi n” Cung Thi u nhi Hà N i

22 Nhân danh công lý Nhà hát K ch Vi t Nam

26 “Tai bi n” i t nh

29 Báo hi u B c Giang

30 Báo hi u L ng S n

31 Ng i thi hành án t Cung Thi u nhi Hà N i

LịCH Biểu DiễN THÁNG 8/2013 CủA NHà HÁT KịCH ViệT NAm

Ngày 24/7, tại Hà Nội, Ủy banQuốc gia UNESCO Việt Nam đã tổchức Hội thảo “10 năm thực hiện Côngước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể -cái được và chưa được - định hướngtương lai”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ôngPhạm Cao Phong, Tổng Thư ký Ủy banQuốc gia UNESCO Việt Nam khẳngđịnh: di sản văn hóa phi vật thể là mộtnhân tố quan trọng để bảo tồn sự đadạng văn hóa trong quá trình toàn cầuhóa tăng nhanh; di sản văn hóa phi vậtthể Việt Nam hình thành và phát triểncùng tiến trình lịch sử dân tộc. Nhữngdi sản đó không chỉ là tài sản của riêngmột vùng hay con người địa phương,mà còn là tài sản quốc gia; phản ánh mộtcách tập trung và tiêu biểu nhất di sảnvăn hóa Việt Nam. Tính đến nay, ViệtNam đã có 7 di sản được UNESCO

công nhận là di sản văn hóa phi vật thểcủa nhân loại. Việc này khẳng định quốctế công nhận Việt Nam có nền văn hóaphong phú và đa dạng; mặt khác, đây làcơ hội quảng bá về những tuyệt tác vănhóa, khai thác tiềm năng du lịch, đónggóp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.

Bà Sun Lei, đại diện Văn phòngUNESCO tại Việt Nam phát biểu chorằng, Việt Nam đang nỗ lực trong việcthực hiện Công ước UNESCO; qua đó,thể hiện cam kết của quốc gia trong việcbảo tồn và phát huy giá trị của các disản văn hóa, di sản tự nhiên của đấtnước. Việt Nam đã có những đóng gópcụ thể minh chứng cho vai trò của vănhóa vừa tạo động lực vừa thúc đẩy pháttriển bền vững. Sự đa dạng các biểu đạtvăn hóa của Việt Nam được thể hiện rõràng trong các hoạt động của cộng đồng

người Việt - một dân tộc luôn trân trọnglịch sử của đất nước cũng như kho tàngvăn hóa truyền lại từ tổ tiên.

Tại Hội thảo, các đại biểu đến từ cácngành chức năng liên quan, các nhàquản lý văn hóa, đại diện các địaphương có di sản... đã tập trung đánhgiá lại chặng đường 10 năm với côngcuộc bảo vệ và phát huy giá trị của disản văn hóa phi vật thể Việt Nam; đánhgiá một cách khách quan, khoa họcnhững việc đã làm được và chưa được,cũng như đề xuất những giải phápnhằm khắc phục khó khăn, thách thứctrong xu thế phát triển hiện nay. Đâycũng là diễn đàn để các nhà quản lý vănhóa trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằmtăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhautrong công tác báo vệ và phát huy giátrị di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam.

YếN NHi

Hội thảo “10 năm thực hiện Công ước Bảo vệ di sản văn hóa”

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

19số 1035 l 01.8.2013

Sau một thời gian chuẩn bị,trong 2 tối 19 và 20/7, tậpthể diễn viên trẻ Nhà hátKịch Việt Nam đã biểu diễnbáo cáo 5 trích đoạn cổ điểnnổi tiếng: romeo - Julliet,êdốp, Ôten lô, Mêđê vàêđíp.

“Ôtenlô” của nhà viết kịchW.Sechxpia được nhiều nhà phêbình đánh giá là ba bi kịch đỉnhcao của văn học nhân loại.Ôtenlô là một con người mới,một người nhân đạo chủ nghĩa,"con người cao thượng nhất xưanay do bàn tay của con ngườixây dựng lên”; Đexđêmôna cũnglà một con người Phục hưng,yêu đời, cởi mở, chân thành.Nhưng vì họ quá tin vào một tênhèn mạt là Iagô, nên họ đã bị lợidụng và đã phá vỡ mất hạnhphúc của mình.... Bằng sự diễnxuất của hai nghệ sĩ Tạ Minh(Ôtenlô) và Nguyễn Hương(Đexđêmôna) và với sự chỉ đạotài tình của Đạo diễn, NSƯTTuấn Hải, một lần nữa, khán giảlại được xem lại một trích đoạnkịch ý nghĩa và sâu sắc, cáchgiải quyết hợp lý của cái kết, sựkết hợp giữa cái thơ mộng và cáikhủng khiếp, cái tầm thường vàcao thượng đã làm cho tríchđoạn Ôtenlô trở thành một tácphẩm kiểu mẫu.

Trích đoạn “Romeo - Julliet”do NSND Phạm Thị Thành đạodiễn, với hai diễn viên chínhLưu Hoàng và Ngô Thuận lại làmột khung cảnh lãng mạn, đángyêu, đầy chất thi ca với một mốitình trong trắng của hai ngườiđang yêu. Vì tình yêu, chàng

Romeo không sợ hiểm nguy đãvượt tường vào nhà Julliet vàgặp được nàng đang bày tỏ nỗiniềm sâu kín. Hai con người vớimột tiếng nói chung, họ giãi bàyvà trao cho nhau nụ hôn của tìnhyêu dưới ánh trăng trong đêm tốivà xung quanh là những sự hiểmnguy của mối thù dòng họ đangrình rập. Trích đoạn có thờilượng hơn 15 phút, chỉ có hànhđộng và những lời hẹn thề củahai người đang yêu… cũng đủlàm cho người xem thấy ít nhiềuhạnh phúc vì một tình yêu chânthành trong sáng…

“Êđíp làm vua” của nhà viếtkịch Xôphốclơ là một trong 3 vởbi kịch nổi tiếng của Hy Lạp cổđại. Câu chuyện xoay quanh vềcuộc đời và số phận của VuaÊđip, quyết tâm đi tìm sự thật vàtự trả giá cho những hành độngcủa mình. Trích đoạn Êđíp doNSƯT Anh Tú đạo diễn đã thựcsự làm khán giả ấn tượng. Bêncạnh sử dụng những vũ đạo tuồngvà âm nhạc cổ, với sự diễn xuấtcủa nghệ sĩ Minh Hiếu (vai Êđíp)người xem đã được lắng mìnhtrong tiết tấu của trích đoạn,thương cảm cho số phận của conngười phải chịu đựng trên vainhững nỗi bất hạnh và trò đùa trớtrêu của định mệnh. Hành độngchọc mù đôi mắt của Êđíp đượcđạo diễn và diễn viên xử lý kháđẹp mắt và đầy tính nhân văn.Trích đoạn để lại cho người xemsự ý thức về bản thân mình, vềnhững hành vi và trách nhiệm củamình trước những hành vi ấy…

Với trích đoạn “Êdốp” (còngọi “Con cáo và chùm nho”),đạo diễn NSƯT Lê Chức đã

dựng nên 6 nhân vật sinh động,qua mâu thuẫn xung đột phứctạp và gắt gao của họ đã phảnánh ý chí đòi giải phóng, đòi tựdo của người nô lệ. Nghệ sĩXuân Nam vào vai Êdốp, ngườikể chuyện ngụ ngôn đã kháthành công khi thể hiện đượcmột Êdốp với khí phách hùng vĩvà ý chí cao cả “thà chết tự dohơn sống nô lệ”; một Êdốp vớitiếng nói rung động trời xanh…vang từ thời cổ đại Hy Lạp chođến tận ngay hôm nay; là đạidiện của người gieo hạt giốngphản kháng lại bọn thống trịcường bạo, đòi tự do và sự côngbằng…

“Mê đê giết con” được đạodiễn - NSƯT Anh Tú biên tập vàdàn dựng đã thực sự gây xúcđộng. Không một tiếng cười,không nhiều bối cảnh… trên sânkhấu chỉ là nàng Mêđê tự giằngxé và đấu tranh nội tâm: Giếtcon để trả thù sự bội bạc củachồng hay để các con sống mà bịngười ta nhục mạ. Sự nhập vaicủa nghệ sĩ Phương Nga khiếnkhán giả xúc động đến rơi lệ,một nàng Mêđê với quá nhiềutầng lớp của trạng thái và sựhiện thân: nàng Mêđê yêu cuồngnhiệt tha thiết, nàng Mêđê ý chíkiên cường, nàng Mêđê của mộtngười mẹ thương con tha thiết,một nàng Mêđê mạnh mẽ nhưlửa nhưng cũng rất yếu mềm…Những chi tiết diễn xuất củanàng Mêđê cùng các con, sự kếthợp vũ đạo và hình thể làm chokhán giả xúc động tận cùng củatình mẫu tử, của ý chí và nỗi đauđớn bất hạnh của con người.

pV

NHà HÁT KịCH ViệT NAm BÁO CÁO TẬP HuẤN DiễN ViÊN 2013

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1035 l 01.8.2013

chịu trách nhiệmxuất bản

phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

kIều anh

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gp - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông Ty Tnhh mộT Thành vIên

In và văn hóa phẩm

Vùng đất Kinh Bắc xưa, cùngvới dân ca quan họ thì ca trùluôn được coi là một loại hìnhnghệ thuật dân gian đặc sắc,vừa độc đáo lại vừa có sức hútriêng. theo thời gian, loại hìnhnghệ thuật này dần bị mai một.tuy nhiên không phải là cái nôichính của nghệ thuật ca trù,nhưng ở vùng núi Nham Biền(Yên Dũng, Bắc giang), loạihình nghệ thuật này lại đangđược người dân bảo tồn, nuôidưỡng thông qua cLB ca trùhuyện Yên Dũng.

Bà Đặng Thị Chấn, Chủnhiệm CLB cho biết: Thànhlập từ năm 2010 với 15

thành viên, đến nay câu lạc bộ đã có22 thành viên. Mỗi tháng câu lạc bộsinh hoạt hai lần, cứ vào dịp chuẩn bịhội diễn thì các thành viên lại tậptrung đông đủ để luyện tập. Hầu hếtcác thành viên trong CLB Ca Trùhuyện Yên Dũng đều là cán bộ côngchức, viên chức nghỉ hưu, trong đó có16 người từng là giáo viên dạy văn.

Theo các thành viên trong CLB,Ca Trù là sự phối hợp nhuần nhuyễngiữa thi ca và âm nhạc. Không giandiễn xướng chính của Ca Trù trướcđây là cung đình và người thưởngthức là giới quý tộc, các trí thức amhiểu nhạc lý. Vì thế Ca Trù là loạihình nghệ thuật vừa kén người hát lạivừa kén cả người nghe. Để tập mộtlàn điệu Ca Trù nhuần nhuyễn và hay,đòi hỏi có một thời gian dài, có khitới hàng tháng, hàng năm, nếu aitrong một năm tập hát được một lànđiệu hay của Ca Trù một cách trọnvẹn đã là thành công lớn của câu lạcbộ. Đến nay, các thành viên trongCLB đã hát thành thạo nhiều làn điệucủa Ca Trù như hát nói, hát mới, hátđò đưa…

Tận mắt chứng kiến một buổi sinhhoạt của CLB Ca Trù huyện YênDũng, nhìn những em nhỏ, những cụgià đắm mình theo những lời ca,tiếng nhạc, mới thấy hết sự say mê,tình yêu và niềm khát khao cốnghiến, gìn giữ môn nghệ thuật này. Đểmột buổi hát Ca Trù diễn ra cần có canương, kép đàn, trống chầu. Cácthành viên nam đóng vai trò là nhữngngười kép đàn và trống chầu, cònthành viên nữ là các ca nương. BàNguyễn Thị Thu Hương (ca nươngchính của câu lạc bộ) cho biết, trướcđây ở đình Đông Hương của vùngnúi Nham Biền (Yên Dũng) có rấtnhiều ca nương hát hay và coi nghệthuật Ca Trù như một lối chơi thanhcao nho nhã. Nhưng do điều kiện vànhững biến cố lịch sử, Ca Trù ở vùngđất này một thời bị quên lãng, thế hệsau ít người biết và hát được Ca Trùnhư tiền nhân của họ. Là người yêuvà say mê các làn điệu dân ca từ nhỏ,nên bà Hương đã không quản vất vả,quyết tâm đi học lại lối hát Ca Trù từcác nghệ nhân. Hiện nay, Ca Trù đãvà đang được Nhà nước quan tâm,hàng năm mở các kỳ liên hoan đểphát huy và lưu giữ vốn văn hóa cổ

truyền của dân tộc. Tuy nhiên, bàHương cũng trăn trở: Người nghe hátCa Trù, thích hát và hát được Ca Trùngày càng ít dần đi, giới trẻ hiện nayhát được Ca Trù là rất hiếm.

Kể từ khi thành lập, CLB Ca TrùYên Dũng đã đi giao lưu với nhiềucâu lạc bộ ở quanh vùng. Tại Ngàyhội Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnhBắc Giang năm 2012, CLB đã giành2 giải A trong đêm biểu diễn diễnxướng Ca Trù. Hàng năm, câu lạc bộđều được nhận giấy khen của Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch tỉnh BắcGiang, UBND huyện Yên Dũng vềcác hoạt động xuất sắc của mình.Được coi là câu lạc bộ cấp huyện đầutiên của làn điệu Ca Trù - đó là niềmtự hào, vinh dự cũng là trách nhiệmcủa các thành viên trong câu lạc bộ.

Ở Bắc Giang hiện nay, ngoài CLBCa Trù huyện Yên Dũng, một số địaphương như Tân Yên, Hiệp Hòa, thànhphố Bắc Giang cũng đã thành lập cáccâu lạc bộ hát Ca Trù. Sự ra đời vàtừng bước phát triển của CLB Ca Trùhuyện Yên Dũng đã góp phần khôiphục, gìn giữ một nét đẹp văn hóa trênmảnh đất giàu truyền thống này.

V.DũNg

Bắc Giang bảo tồn và phát huy nghệ thuật Ca Trù

Truyền dạy Ca Trù cho lớp trẻ