toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1079 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần Bộ văn Hóa, tHể tHao và Du lịCH Số 1079 ngày 12/6/2014 - Công bố những tư liệu Hán Nôm khẳng định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (Tr. 20) - Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch (Tr.7) - Rà soát các quy định của Luật di sản văn hóa về quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới (Tr.8) trong số nàY Ảnh: C.T.V Bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch Ngày 02/6, đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn dẫn đầu đã làm việc với tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 18) về tăng cường công tác quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trước tình hình giảm lượng khách du lịch Trung Quốc và khách đến từ các thị trường nói tiếng Trung, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo kịp thời các Sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý để đảm bảo an toàn và an ninh, trật tự, có phương án phù hợp để ứng phó với tình hình. (Xem tiếp trang 5) Giải bơi vô địch trẻ các lứa tuổi Đông Nam Á lần thứ 38 diễn ra tại Singapore từ ngày 06 đến 08/6. Giải năm nay thu hút gần như đầy đủ các gương mặt trẻ của bơi lội khu vực. Với mục tiêu chuẩn bị cho các giải đấu lớn, đặc biệt là Olympic trẻ sắp tới, đội tuyển bơi lội Việt Nam tham dự giải với những vận động viên trẻ tài năng và đã giành 19 HCV, 13 HCB và 18 HCĐ. “Kình ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên của Việt Nam thi đấu xuất sắc, giành 9 HCV, 3 HCB và 1 HCĐ, đồng thời thiết lập tới 9 kỷ lục mới của giải. (Xem tiếp trang 12) Thành lập Văn phòng du lịch Việt Nam tại Nhật Bản Ngày 04/6, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chính thức khai trương Văn phòng Đại diện các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản. Theo đó, Văn phòng này sẽ tham gia các sự kiện du lịch tại Nhật Bản để giới thiệu về du lịch Việt Nam; tổ chức các sự kiện quảng bá về du lịch Việt Nam tại Nhật; thiết lập quan hệ với các văn phòng, cơ quan đại diện du lịch của các quốc gia khác tại Nhật Bản để đẩy mạnh hợp tác, phát triển du lịch Việt Nam với các nước. Bên cạnh đó, văn phòng cũng có nhiệm vụ tư vấn nhằm thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam và nghiên cứu nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển thị trường Nhật Bản. Không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam và Nhật Bản, Văn phòng đại diện này còn giúp cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các địa phương trong nước đẩy mạnh công tác xúc tiến tại thị trường này. VH Nụ cười chiến thắng của cô gái vàng bơi lội Việt Nam Việt Nam giành 19 HCV tại Giải bơi các lứa tuổi Đông Nam Á

Upload: pham-viet-long

Post on 26-May-2015

149 views

Category:

News & Politics


1 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1079 ngày 12/6/2014

- Công bố những tư liệu Hán Nôm khẳng định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

(Tr. 20)- Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình,TDTT và du lịch

(Tr.7)- Rà soát các quy định của Luật di sản văn hóa về quản lýDi sản Văn hóa và Thiên nhiênThế giới

(Tr.8)

trong số này

Ảnh:

C.T

.V

Bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch

Ngày 02/6, đoàn công tác của BộVHTTDL do Thứ trưởng BộVHTTDL Hồ Anh Tuấn dẫn đầu đãlàm việc với tỉnh Quảng Ninh vềviệc thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số18) về tăng cường công tác quản lýmôi trường, đảm bảo an ninh, antoàn cho khách du lịch trên địa bàntỉnh Quảng Ninh. Trước tình hìnhgiảm lượng khách du lịch TrungQuốc và khách đến từ các thị trườngnói tiếng Trung, tỉnh Quảng Ninh đãchỉ đạo kịp thời các Sở, ngành, địaphương tăng cường công tác quản lýđể đảm bảo an toàn và an ninh, trậttự, có phương án phù hợp để ứng phóvới tình hình.

(Xem tiếp trang 5)

Giải bơi vô địch trẻ các lứa tuổi Đông Nam Á lần thứ 38 diễn ra tại Singaporetừ ngày 06 đến 08/6. Giải năm nay thu hút gần như đầy đủ các gương mặt trẻ củabơi lội khu vực. Với mục tiêu chuẩn bị cho các giải đấu lớn, đặc biệt là Olympictrẻ sắp tới, đội tuyển bơi lội Việt Nam tham dự giải với những vận động viên trẻtài năng và đã giành 19 HCV, 13 HCB và 18 HCĐ. “Kình ngư” Nguyễn Thị ÁnhViên của Việt Nam thi đấu xuất sắc, giành 9 HCV, 3 HCB và 1 HCĐ, đồng thờithiết lập tới 9 kỷ lục mới của giải. (Xem tiếp trang 12)

Thành lập Văn phòng du lịch Việt Nam tại Nhật Bản Ngày 04/6, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chính thức khai trương Văn

phòng Đại diện các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản. Theođó, Văn phòng này sẽ tham gia các sự kiện du lịch tại Nhật Bản để giới thiệuvề du lịch Việt Nam; tổ chức các sự kiện quảng bá về du lịch Việt Nam tạiNhật; thiết lập quan hệ với các văn phòng, cơ quan đại diện du lịch của cácquốc gia khác tại Nhật Bản để đẩy mạnh hợp tác, phát triển du lịch Việt Namvới các nước. Bên cạnh đó, văn phòng cũng có nhiệm vụ tư vấn nhằm thu hútđầu tư từ doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam và nghiên cứu nhằm đề xuấtnhững giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển thị trường Nhật Bản. Khôngchỉ hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam và Nhật Bản, Văn phòng đạidiện này còn giúp cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các địa phương trongnước đẩy mạnh công tác xúc tiến tại thị trường này. VH

Nụ cười chiến thắng của cô gái vàng bơi lội Việt Nam

Việt Nam giành 19 HCV tại Giải bơi các lứa tuổi Đông Nam Á

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1078 l 05.6.2014

Bộ VHTTDL vừa ban hành Thôngbáo số 1730/TB-BVHTTDL thông báokết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhtại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh BìnhĐịnh về công tác văn hóa, thể thao vàdu lịch của Tỉnh.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đánh giá cao những kết quảmà tỉnh Bình Định đã đạt được trongthời gian qua, khẳng định sự quan tâmcủa các cấp ủy Đảng, Chính quyền vàNhân dân Bình Định đối với công tácvăn hóa, gia đình, thể dục thể thao và dulịch. Để thực hiện tốt công tác quản lý,phát triển VHTTDL trong thời gian tới,đề nghị Tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiệntốt một số nhiệm vụ sau:

Hoàn thành và triển khai thực hiệntốt quy hoạch các khu văn hóa, du lịchtrọng điểm, quy hoạch hệ thống thiết chếvăn hóa, thể thao; quy hoạch các loạihình kinh doanh dịch vụ văn hóa, dulịch… Tăng cường công tác xúc tiếnquảng bá về du lịch Bình Định thông quacác lễ hội, các hoạt động trên địa bànTỉnh; nâng cao chất lượng, đa dạng hóacác sản phẩm du lịch đặc trưng của Tỉnh;chú trọng thu hút khách du lịch đến từNga và khách du lịch nội địa.

Đề nghị các đơn vị: Tập trung thựchiện các nhiệm vụ được giao tại Thôngbáo số 153/TB-BVHTTDL ngày

19/01/2012 thông báo kết luận của Bộtrưởng Bộ VHTTDL tại buổi làm việcvới lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Về nội dung xây dựng Tượng đàiNguyễn Tất Thành và cụ thân sinhNguyễn Sinh Sắc: Bộ VHTTDL ủng hộchủ trương, đề nghị Tỉnh có văn bản báocáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét,quyết định.

Về đề nghị xem xét và công nhận hệthống không gian cổ tháp Chăm BìnhĐịnh là quần thể di tích quốc gia đặcbiệt: Đề nghị Tỉnh nghiên cứu, lựa chọnmột tháp tiêu biểu để lập hồ sơ, gửi BộVHTTDL thẩm định, trình Thủ tướngChính phủ quyết định. Việc lựa chọntháp Chăm cần bảo đảm các yếu tố giátrị nổi bật, quy mô công trình, ý nghĩa vềlịch sử, văn hóa.

Về mở rộng quy hoạch Bảo tàngQuang Trung: Đề nghị Tỉnh kiểm tra lạihiện trạng cơ sở hạ tầng, các hạng mụccần tu sửa, chống xuống cấp đối vớinhững công trình thiết yếu, huy độngnguồn vốn xã hội hóa. Bộ sẽ hiệp y trêncơ sở đề xuất của Tỉnh.

Về đề nghị UNESCO công nhậnnghệ thuật Bài Chòi là di sản văn hóa phivật thể của nhân loại: Đề nghị Tỉnh làmđầu mối phối hợp với các địa phương cónghệ thuật Bài Chòi chuẩn bị lập Hồ sơđệ trình UNESCO ghi danh vào Danh

sách di sản văn hóa phi vật thể đại diệncủa nhân loại.

Đối với các di tích: Khu di tích Chiếnthắng Đèo Nhông - Dương Liễu, địađiểm lưu niệm cuộc biểu tình năm 1931tại Cây số 7 Tài Lương (xã Hoài ThanhTây, huyện Hoài Nhơn), di tích Chiếnthắng Đồi 10 (huyện Hoài Nhơn), đềnghị Tỉnh hoàn thiện hồ sơ quy hoạchcác di tích này, gửi về Bộ VHTTDL đểthẩm định. Bộ VHTTDL sẽ xem xét, cânđối hỗ trợ một phần kinh phí từ Chươngtrình mục tiêu quốc gia về văn hóa.

Về đề nghị đưa Liên hoan quốc tếVõ cổ truyền Việt Nam vào hệ thốngcác lễ hội lớn của quốc gia và BìnhĐịnh là địa phương được phép giữ bảnquyền của Liên hoan này: Giao Tổngcục Thể dục thể thao nghiên cứu, phốihợp với Liên đoàn Võ thuật cổ truyềnViệt Nam, Cục Văn hóa cơ sở đề xuấtý kiến, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xétquyết định.

Về Đề án đăng cai tổ chức Đại hộiThể dục thể thao toàn quốc lần thứ IXnăm 2022: Giao Tổng cục Thể dục thểthao hướng dẫn tỉnh Bình Định và cácđịa phương trong khu vực xây dựng Đềán tổ chức Đại hội trình lãnh đạo Bộxem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủquyết định.

H.P

Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định

Ngày 03/6, Thứ trưởng BộVHTTDL Hồ Anh Tuấn cùng Phó Chủtịch UBND tỉnh Quảng Ninh - Vũ ThịThu Thủy, lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnhQuảng Ninh và các Ban, ngành địaphương đã đón và tặng hoa chúc mừngkhách du lịch quốc tế đến từ tàu biểncao cấp Super Star Virgo.

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳngđịnh, Việt Nam luôn là điểm đến hấpdẫn, an toàn, thân thiện đối với kháchdu lịch quốc tế. Chính phủ Việt Namluôn đảm bảo sự an toàn, an ninh tốt

nhất cho tất cả các khách du lịch quốctế đến với Việt Nam.

Tàu biển cao cấp SuperStar Virgo(thuộc Hãng tàu biển Star Cruises củaMalaysia), hãng tàu biển lớn thứ 3 thếgiới, hiện đang sở hữu 19 tàu biển caocấp. Trong chuyến đến Hạ Long lầnnày, tàu SuperStar Virgo có 2.600 dukhách và thuyền viên, thuộc các quốctịch Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,Nhật Bản, đến du lịch Quảng Ninh.

Ngay sau khi tàu cập bến, khách dulịch đã đi tham quan di sản - kỳ quan

thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long,tham gia các tour du lịch tìm hiểu cuộcsống của người dân địa phương, thamquan khu di tích Yên Tử, thành phốUông Bí, xem múa rối nước ở Côngviên quốc tế Hoàng Gia.

Theo kế hoạch từ tháng 6 đến tháng8/2014, hãng Lữ hành SaiGon Touristsẽ đón 10 chuyến tàu biển SuperstarVirgo mang theo 25.000 du khách quốctế đến Hạ Long tham quan, nghỉ dưỡng(tăng 16% so với cùng kỳ).

PV

Quảng Ninh đón 2.600 khách du lịch quốc tế

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1078 l 05.6.2014

- Tại Quyết định số 1601/QĐ-BVHTTDL ngày 30/5/2014, BộVHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểudiễn chủ trì, phối hợp với Nhà hát ChèoHà Nội thực hiện chương trình nghệthuật đêm khai mạc và đảm bảo âmthanh ánh sáng tại “Liên hoan Độc tấuvà Hòa tấu nhạc cụ dân tộc-2014”. Thờigian tổ chức từ ngày 10-16/6/2014, tạithành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 1604/QĐ-BVHTTDL ngày30/5/2014, giao Cục Điện ảnh chủ trìphối hợp với Trung tâm Chiếu phimquốc gia, Cục Hợp tác quốc tế, Vănphòng Bộ và Đại sứ quán Mông Cổ tạiViệt Nam tổ chức chiếu ra mắt bộ phimMông Cổ “Cuộc sống như một bộphim” nhân Kỷ niệm 60 năm Quan hệngoại giao Việt Nam-Mông Cổ. Thờigian tổ chức ngày 13/6/2014, tại Trungtâm Chiếu phim quốc gia.

- Ngày 30/5/2014 Bộ VHTTDL banhành Quyết định số 1605/QĐ-BVHTTDL, giao Dàn nhạc Giao hưởngViệt Nam tổ chức chương trình “Hòa nhạcđặt vé trước số 71” với sự tham gia củanhạc trưởng người Ý - Andrea Pestalozza

và nghệ sĩ Nhật Bản - Matsumoto Aya.Thời gian tổ chức vào ngày 25-26/6/2014,tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

- Tại Quyết định số 1621/QĐ-BVHTTDL ngày 30/5/2014, BộVHTTDL cho phép Sở VHTTDL tỉnhThanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổhọc khai quật tại khu vực Hào Thànhthuộc di tích Thành Nhà Hồ, huyệnVĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thời giankhai quật: từ ngày 02/6-30/12/2014,diện tích khai quật 6.000m2. Nhhữnghiện vật thu được trong quá trình khaiquật phải được tạm nhập vào Bảo tàngtỉnh Thanh Hóa để giữ gìn, bảo quản;Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa có tráchnhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộtrưởng xem xét và quyết định giaonhững hiện vật đó cho bảo tàng công lậpcó chức năng thích hợp để bảo vệ vàphát huy giá trị.

- Ngày 02/6/2014 Bộ VHTTDL banhành Quyết định số 1623/QĐ-BVHTTDL, giao Cục Văn hóa cơ sởchủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL tỉnhSơn La tổ chức tuyên truyền lưu động,phòng, chống ma túy. Thời gian từ ngày26-27/6/2014, tại huyện Vân Hồ, tỉnh

Sơn La.- Bộ VHTTDL ban hành Quyết

định số 1624/QĐ-BVHTTDL ngày02/6/2014, giao Cục Nghệ thuật biểudiễn chủ trì, phối hợp với Trung tâmnghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóadân tộc, các Sở VHTTDL, Sở GDĐTcác tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, PhúYên, Trung tâm Bảo tồn và phát huynghệ thuật Bài Chòi và hát Hố tỉnhQuảng Ngãi và các đơn vị có liên quantriển khai thực hiện Dự án “Sân khấuhọc đường” năm 2014.

- Tại Quyết định số 1651/QĐ-BVHTTDL ngày 03/6/2014, BộVHTTDL giao Trung tâm Triển lãmVăn hóa nghệ thuật Việt Nam và Vụ Giađình chủ trì, phối hợp với Bảo tàng Vănhóa các dân tộc Việt Nam và các đơn vịliên quan thuộc UBND thành phố HàNội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam, Trung hương Hội người Caotuổi Việt Nam và các đơn vị liên quantổ chức “Ngày hội Gia đình Việt Nam-năm 2014”. Thời gian tổ chức từ ngày26-28/6/2014, tại Trung tâm Triển lãmvăn hóa nghệ thuật Việt Nam.

tHtt

VăN BảN mới

Chiều 04/6, tại Hà Nội, Ban Tổ chứccuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 tổ chứcHọp báo lần thứ nhất giới thiệu về cáchoạt động của cuộc thi Hoa hậu ViệtNam 2014. Theo đó, đêm Chung kếtcuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 sẽ đượctổ chức tại Vinpearl Resort Phú Quốc(đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) vàtruyền hình trực tiếp trên sóng ĐàiTruyền hình Việt Nam.

Phát biểu tại buổi Họp báo, Thứtrưởng Vương Duy Biên cho rằng, Cuộcthi Hoa hậu Việt Nam là sự kiện văn hoánhằm định hướng, giáo dục thẩm mỹcho tuổi trẻ, qua đó lựa chọn những thiếunữ Việt Nam có đạo đức tốt, có trình độ

văn hóa, có vẻ đẹp tiêu biểu cho phụ nữViệt Nam để trao danh hiệu Hoa hậu,góp phần tôn vinh người phụ nữ ViệtNam và đại diện cho phái đẹp Việt Namtham dự các cuộc thi hoa hậu quốc tế.Thứ trưởng nhấn mạnh, Hoa hậu ViệtNam là cuộc thi thương hiệu, uy tín, BanTổ chức Cuộc thi cần làm đúng, chặt chẽcác công tác tổ chức, giám khảo… đểgiữ vững thương hiệu của Cuộc thi nhansắc đã có truyền thống từ nhiều năm nay.

Theo Ban Tổ chức, trong khoảng 10ngày của Vòng Chung kết Hoa hậu ViệtNam, ngoài thực hiện các chương trìnhcủa cuộc thi, các thí sinh còn tham gianhiều hoạt động xã hội, từ thiện theo

đúng truyền thống của cuộc thi hướng vềcộng đồng với tinh thần, trách nhiệm xãhội cao, đồng thời thân thiện và hòa hợpvới thiên nhiên, môi trường.

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014ngoài các giải thưởng và danh hiệu Hoahậu Việt Nam 2014, Á hậu 1, Á hậu 2 sẽchọn ra các thí sinh xuất sắc để trao cácdanh hiệu: “Người đẹp Tài năng”;“Người đẹp Biển”; “Người đẹp Áo dài”,“Người có gương mặt đẹp nhất”;“Người có mái tóc đẹp nhất”; “Người cólàn da đẹp nhất”; “Người có trang phụcdạ hội đẹp nhất”; “Người được khán giảbình chọn nhiều nhất”.

NH

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 sẽ được tổ chức tại Kiên Giang

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

4 số 1078 l 05.6.2014

quản lý nhà nước

Sáng 06/6, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tổ chức Hội nghị sơ kếtcông tác quản lý và tổ chức lễ hội 6tháng đầu năm 2014.

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Cụctrưởng Cục Văn hóa cơ sở - VươngDuy Bảo cho biết, thực hiện nghiêmcác văn bản của Đảng, Chính phủ vàBộ VHTTDL, trong 6 tháng đầu năm2014, công tác quản lý và tổ chức lễhội đầu Xuân Giáp Ngọ trên cả nướcđã đạt được những kết quả tích cực.Lễ hội diễn ra sôi nổi tại nhiềutỉnh/thành trên cả nước với nhiềuloại hình lễ hội, đặc biệt là loại hìnhlễ hội dân gian, lượng du khách đếnvới lễ hội đầu xuân ngày càng tăng.Công tác đảm bảo an ninh trật tự, antoàn xã hội được Ban Chỉ đạo, BanTổ chức quan tâm chú trọng; các lễhội đều xây dựng các biện pháp,phương án đảm bảo an ninh trật tự,an toàn giao thông, phòng chốngcháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Công tác tuyên truyền giới thiệu vềý nghĩa lễ hội, lịch sử di tích, nhữngnét đẹp văn hóa truyền thống tronghoạt động lễ hội, các phong tục, tậpquán tốt đẹp của địa phương và dântộc để giáo dục truyền thống, nâng caonhận thức cho nhân dân thực hiện nếpsống văn minh khi tham gia lễ hộiđược tích cực tuyên truyền trên cácphương tiện thông tin đại chúng.

Công tác thanh tra, kiểm tratrước, trong và sau lễ hội được tiếnhành ở hầu hết các di tích trọngđiểm. Bộ VHTTDL đã tổ chức 7đoàn kiểm tra do lãnh đạo Bộ làmTrưởng đoàn; các Cục, Vụ, Thanh traBộ đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra(Thanh tra Bộ 5 đoàn, Cục Văn hóacơ sở 7 đoàn, Vụ Văn hóa dân tộc 4đoàn). Công tác quản lý tiền côngđức, tiền giọt dầu và sử dụng hợp lý

tiền có mệnh giá nhỏ được Ban Tổchức, Ban Quản lý di tích tuyêntruyền, hướng dẫn nhân dân và dukhách đặt đúng nơi quy định. Đa sốcác Ban Quản lý đã bố trí bàn ghicông đức, đặt hòm công đức khoahọc, thuận tiện cho nhân dân và dukhách. Việc thu gom tiền lễ, tiềncông đức, tiền đặt lên tay tượng đãgiảm đi rõ rệt.

Đồng thời, chất lượng dịch vụphục vụ nhân dân và du khách thamgia lễ hội gắn với phát triển du lịch lễhội đã được các địa phương quan tâm.Công tác tôn tạo, tu bổ di tích từngbước được thực hiện và nâng cao…

Bên cạnh những kết quả đạt được,6 tháng đầu năm 2014, công tác quảnlý và tổ chức lễ hội vẫn còn một sốhạn chế: Công tác đảm bảo an ninhtrật tự, an toàn xã hội ở một số lễ hộichưa được đảm bảo, hiện tượng chenlấn, xô đẩy vẫn còn tồn tại; việc thựchiện nếp sống văn minh tại một số lễhội chưa cao, hiện tượng ăn xin, dùngngười khuyết tật đi bán hàng lưuniệm, bán tăm từ thiện, chèo kéokhách viết sớ, dâng sớ, khấn thuê,dịch vụ đổi tiền lẻ, sử dụng tiền mệnhgiá nhỏ vẫn còn diễn ra lẻ tẻ tại mộtsố khu di tích… việc quy hoạch hàngquán dịch vụ trong khu vực lễ hội, ditích chưa được trú trọng, các hàngquán dịch vụ vẫn hoạt động sát cạnhkhu vực I của di tích; công tác tuyêntruyền giới thiệu về lễ hội, di tích, cácbảng, biển hướng dẫn để nhân dân vàdu khách biết và thực hiện tại một sốlễ hội còn hạn chế…

Để khắc phục tình trạng này, nhiềugiải pháp đã được các đại biểu đưa ratại Hội nghị như: Trong thời gian tớicần tăng cường sự phối hợp chặt chẽgiữa Các cấp, Chính quyền địaphương, các ngành chức năng hữu

quan và lực lượng tại chỗ; đồng thờiquan tâm đến việc tuyên truyền về ditích lịch sử, ý nghĩa lễ hội và thực hiệnnếp sống văn minh nơi thờ tự; quantâm đến việc trùng tu, tôn tạo di tích,trong đó có quy hoạch xây dựng tổngthể mặt bằng tổ chức lễ hội đúng quycách và có khả năng đáp ứng được sốlượng khách đông trong những ngàycao điểm; tổ chức các lớp tập huấncho cán bộ làm công tác quản lý ditích và thanh tra, kiểm tra và xử lý viphạm theo quy định của pháp luật.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh,Hội nghị được tổ chức nhằm đánhgiá nghiêm túc những kết quả đạtđược, những hạn chế bất cập cầnkhẩn trương khắc phục, đồng thờixác định nhiệm vụ, phương hướngvà đề ra những giải pháp thực hiệnvới những nội dung trọng tâm, trọngđiểm để quản lý và tổ chức lễ hộitrong năm 2014 đạt hiệu quả tốt hơn.Qua các ý kiến tại Hội nghị có thểthấy, trong 6 tháng đầu năm 2014,công tác quản lý và tổ chức lễ hộitrong cả nước đã thành công. Điềuđó có được là nhờ cả hệ thống chínhtrị Trung ương, địa phương, báo chí,người dân cùng tham gia… đặc biệtlà báo chí đã thông tin tới người dânkịp thời, tạo sự đồng thuận của xãhội. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Áikhẳng định, những hạn chế tuy đãgiảm nhưng vẫn còn tồn tại ở một sốlễ hội tình trạng buôn bán chưa đúngquy định, trật tự vệ sinh, bói toán,vàng mã, tiền lẻ… Do vậy, chuẩn bịcho mùa lễ hội năm 2015 Ban Tổchức lễ hội, Sở VHTTDL cần có sựchuẩn bị ngay từ bây giờ để thammưu với lãnh đạo tỉnh tổ chức lễ hộithiết thực, tiết kiệm, an toàn.

H.Q

Hội nghị sơ kết công tác quản lý và tổ chứclễ hội 6 tháng đầu năm 2014

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

5số 1078 l 05.6.2014

quản lý nhà nước

Ông Hà Quang Long, Giám đốc SởVHTTDL Quảng Ninh cho biết, ngaysau khi có Chỉ thị số 18, tỉnh QuảngNinh đã thành lập Ban Chỉ đạo và thànhlập đoàn kiểm tra liên ngành của địaphương và xây dựng kế hoạch triển khaicông tác quản lý môi trường kinh doanhdu lịch trên địa bàn. Quảng Ninh cũngđã tuyên truyền, giáo dục, tập huấn phổbiến nội dung Chỉ thị số 18 và các quyđịnh liên quan đến công tác quản lý môitrường kinh doanh du lịch cho các tổchức, cá nhân kinh doanh dịch vụ dulịch. Tỉnh cũng thành lập đoàn kiểm traliên ngành thực hiện công tác kiểm tra,xử lý các vi phạm để chấn chỉnh môitrường kinh doanh du lịch: bán hàngrong, hàng giả, hàng kém chất lượng,việc niêm yết giá, hiện tượng ăn xin, đeobám cò mồi và các vấn đề về trật tự xãhội khác có liên quan. Tỉnh đã công bốsố điện thoại đường dây nóng và thànhlập tổ xử lý các thông tin, kiến nghị củadu khách và nhân dân; lắp đặt 28 biểncông bố số điện thoại đường dây nóngđể tiếp nhận các thông tin của du kháchvà nhân dân phản ánh các vấn đề về môitrường kinh doanh du lịch. Đồng thời,Sở VHTTDL cũng đã hình thành bộmáy thường trực để tiếp nhận các thôngtin phản ánh của du khách. Thời gian tớisẽ giải quyết triệt để tình trạng chèo kéokhách, ép giá, “chặt chém”, ăn xin, bánhàng rong ở các bến tàu, bãi tắm, làng

chài, nhà bè... trên vịnh Hạ Long. Hiệnnay, khi tình hình trên Biển Đông căngthẳng do Trung Quốc ngang nhiên hạđặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981trong vùng thềm lục địa và vùng đặcquyền kinh tế của Việt Nam, hoạt độngdu lịch ở Quảng Ninh chịu ảnh hưởngtiêu cực và biến động.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chíVũ Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch UBNDtỉnh khẳng định: Những năm qua, ngànhdu lịch Quảng Ninh luôn nhận được sựquan tâm sát sao của Bộ VHTTDL. Bêncạnh đó, tỉnh cũng đã nỗ lực, chủ động,linh hoạt trong việc tạo nên hình ảnh dulịch Quảng Ninh uy tín, thân thiện đốivới du khách trong và ngoài nước. Tỉnhđã chủ động ban hành các văn bản quảnlý hoạt động du lịch trước khi có các vănbản từ Trung ương, môi trường kinhdoanh du lịch không ngừng được cảithiện. Trong năm 2013, Quảng Ninh đãđón 7,5 triệu lượt khách, trong 5 thángđầu năm 2014 đón 4,2 triệu lượt khách,doanh thu du lịch đạt 2.500 tỷ đồng.Ngoài ra, tỉnh còn chú trọng phát triểncơ sở hạ tầng, trong đó có nhiều hệthống giao thông quan trọng, các cơ sởvui chơi, mua sắm, giải trí, tạo điều kiệnthúc đẩy phát triển ngành du lịch.

Biểu dương và ghi nhận những kếtquả đạt được của Quảng Ninh, cũng nhưsự chủ động của tỉnh trong công tácquản lý môi trường, đảm bảo an ninh,

an toàn cho du khách, Thứ trưởng HồAnh Tuấn khẳng định: Vấn đề quantrọng nhất hiện nay là cần đảm bảo antoàn, an ninh cho khách, đặc biệt các địaphương có ngành du lịch phát triển nhưQuảng Ninh cần chủ động ứng phó kịpthời với mọi tình huống.

Thứ trưởng cũng đề nghị trong thờigian tới, Quảng Ninh cần khẩn trươngphê duyệt quy hoạch tổng thể du lịch;đẩy mạnh phát triển sản phẩm, mở rộngkhông gian du lịch tới nhiều địa phươngtrong tỉnh; có quy hoạch sản phẩm dulịch, trong đó chú trọng bảo vệ môitrường tự nhiên; chỉ đạo quyết liệt và cónhiều giải pháp hỗ trợ du khách; tăngcường tập huấn, xây dựng cơ sở du lịchđạt chuẩn cho các cơ sở mua sắm, ănuống; tăng cường đào tạo và cấp chứngchỉ cho nguồn nhân lực phục vụ tronglĩnh vực du lịch.

Về giải pháp trước mắt, đồng chí chíđề nghị Quảng Ninh tích cực tham giavào các chương trình kích cầu du lịch,quảng bá hình ảnh du lịch an toàn, hấpdẫn trong các chương trình quảng bá,xúc tiến du lịch tầm cỡ quốc gia. Đốivới quy chế tạm thời nhằm tổ chức,quản lý hoạt động lữ hành đón kháchdu lịch Trung Quốc sử dụng hộ chiếuqua cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Thứtrưởng ghi nhận và khẳng định sẽ xemxét giải quyết.

Đ.N

Bảo đảm an ninh, an toàn… (Tiếp theo trang 1)

Tối 08/6, tại trung tâm huyện miềnnúi Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã diễnra chương trình giao lưu nghệ thuậtmang chủ đề “Chung tay hướng vềbiển đảo” với ý nghĩa thể hiện lòngyêu nước, tình yêu biển đảo và ý thứctrách nhiệm của cộng đồng trong việcbảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêngcủa Tổ quốc.

Gần 20 tiết mục tham dự giao lưudo hơn 100 diễn viên đến từ các cơquan thuộc khối đoàn thể của huyện Võ

Nhai trình diễn đã tái hiện hình ảnhsinh động về người chiến sĩ hải quânkhông ngại gian khổ nơi đầu sóng ngọngió, ngày đêm canh giữ đất trời Tổquốc, chắc tay súng bảo vệ chủ quyềnbiển đảo quê hương. Những lời ca,tiếng hát, điệu múa đã thể hiện tình yêuquê hương, đất nước, tình cảm thiêngliêng của người dân Thái Nguyênhướng về biển đảo quê hương. Trongđó nhiều tiết mục gây xúc động chongười xem, nhất là những bài hát về

quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa như:“Yêu lắm Trường Sa”; “Tổ quốc gọitên mình”; “Sức sống Trường Sa”;“Hải đội Hoàng Sa”...

Nhân dịp này, các đơn vị, doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh đã tham giahoạt động quyên góp, ủng hộ các chiếnsỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủquyền biển đảo thiêng liêng của Tổquốc ở hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa.

Hải PHoNg

Giao lưu nghệ thuật “Chung tay hướng về biển đảo”

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

6 số 1078 l 05.6.2014

quản lý nhà nước

Ngày 30/5/2014, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số826/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệmvụ quy hoạch xây dựng Công viên địachất toàn cầu Cao nguyên đá ĐồngVăn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030.

Theo đó, phạm vi quy hoạch Côngviên địa chất toàn cầu Cao nguyên đáĐồng Văn gồm 4 huyện Đồng Văn,Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ; diệntích tự nhiên khoảng 235.680ha vớidân số khoảng 265.000 người (năm2013).

Năm 2010, cao nguyên đá ĐồngVăn được UNESCO công nhận làCông viên địa chất toàn cầu, có giá trịvề di sản địa chất, đa dạng sinh học,văn hóa các dân tộc bản địa mang ýnghĩa quốc gia và quốc tế. Bên cạnhđó, Cao nguyên đá Đồng Văn còn làkhu du lịch quốc gia, góp phần thúcđẩy phát triển du lịch vùng núi Bắc Bộnhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng vàổn định chính trị bền vững toàn vùngBắc bộ. Chính vì vậy, mục tiêu đặt racho quy hoạch Cao nguyên đá ĐồngVăn là xây dựng phải gắn với bảo tồn,

tôn tạo và phát huy các giá trị di sảnthiên nhiên, văn hóa để phát triển kinhtế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng,nâng cao chất lượng cuộc sống củangười dân.

Quy hoạch dựa trên phân tích đánhgiá điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinhtế-xã hội, dân số, lao động, các đô thịvà điểm dân cư nông thôn, tình trạngsử dụng đất, hạ tầng kĩ thuật, môitrường. Ngoài ra, quy hoạch còn phânvùng và định hướng phát triển cáckhông gian như các công viên chuyênđề; các đô thị - trung tâm du lịch và cácthị trấn khác; mạng lưới điểm dân cưnông thôn; cơ sở kinh tế, đặc biệt là cơsở phục vụ phát triển dịch vụ, thươngmại, du lịch; các vùng nguyên liệunông, lâm sản, dược liệu và các khuvực khác.

Bên cạnh đó, quy hoạch tập trungvào xây dựng các đô thị - trung tâm dulịch bao gồm: Thị trấn Đồng Văn làTrung tâm du lịch văn hóa lịch sử; Thịtrấn Mèo Vạc là Trung tâm du lịchkhoa học, mạo hiểm và thương mại cửakhẩu; Thị trấn Yên Minh là Trung tâm

du lịch sinh thái, đô thị xanh; Thị trấnTam Sơn là Trung tâm du lịch, vui chơigiải trí (Quản Bạ).

Quá trình thực hiện nhiệm vụ quyhoạch xây dựng Công viên địa chấttoàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn sẽtập trung phân tích, đánh giá hiện trạng,điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, dânsố, lao động, sử dụng đất đai, kiến trúccảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật,công tác quy hoạch, đầu tư xây dựngvà quản lý đô thị.

Từ đó có định hướng phát triểnkhông gian đô thị gồm các khu vực bảotồn, tôn tạo, các khu chức năng phụcvụ phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt làdịch vụ, thương mại, du lịch, các khutrung tâm hành chính, giáo dục đào tạo,y tế, khu ở, công viên, cây xanh tựnhiên, các khu chức năng khác.

Đặc biệt, thiết kế đô thị, cần chútrọng gìn giữ, phát huy các đặc trưngvề không gian, cảnh quan, kiến trúctruyền thống tại khu vực, đảm bảo hợplý, hiệu quả, không tác động xấu đếnmôi trường.

tổNg HợP

Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyênđá Đồng Văn

Ngày 03/6/2014, Bộ VHTTDL banhành Quyết định số 1643/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch triểnkhai hoạt động truyền thông trên truyềnhình tuyên truyền về Ngày Gia đình ViệtNam 28/6.

Theo Kế hoạch, sẽ có 06 nội dungtuyên truyền Ngày Gia đình Việt Nam28/6/2014 trên Kênh VTV1, Đài Truyềnhình Việt Nam.

Nội dung thứ nhất là xây dựng cliptruyền thông. Nội dung này bao gồm:Clip hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam28/6 với thông điệp: Gia đình - không chỉlà tổ ấm mà còn là chỗ dựa vững chắc vềtinh thần và vật chất cho mỗi thành viên

gia đình; Gia đình hạnh phúc - là nền tảngcủa xã hội hạnh phúc; Bữa cơm gia đình- ấm áp yêu thương; Gia đình là hậuphương vững chắc, là thành trì bảo vệ Tổquốc. Clip bữa cơm gia đình ấm áp yêuthương với thông điệp: Bữa cơm gia đìnhlà nơi gắn kết, chia sẻ yêu thương của cácthành viên; Bữa cơm gia đình là nơitruyền nhận những kiến thức, kỹ năngsống, giáo dục đạo đức, lối sống cho mỗithành viên; Duy trì bữa cơm gia đìnhđầm ấm - cơ sở để xây dựng gia đìnhhạnh phúc. Clip gia đình là nơi bảo tồnvà truyền thụ các giá trị văn hóa tốt đẹpcủa dân tộc với thông điệp: Gia đình lànơi dưỡng dục mỗi thành viên và có ảnh

hưởng lớn đến nhân cách của mỗi người;Bảo vệ và tôn vinh giá trị nhân văn củagia đình chính là bảo vệ, tôn vinh giá trịnhân văn của dân tộc Việt Nam. Clipnhân cách người Việt Nam từ giáo dụcđạo đức, lối sống trong gia đình với thôngđiệp: Gia đình - trường học đầu tiên củamỗi người; giáo dục gia đình ảnh hưởngđến nhân cách của mỗi thành viên; Bữacơm gia đình - bài học thực hành chogiáo dục về yêu thương; chia sẻ và kỹnăng ứng xử của mỗi thành viên; Nềnnếp gia đình (gia phong) - hình thành nêncốt cách của con người Việt Nam. Clipgia đình là tế bào của xã hội, thành trì bảovệ Tổ quốc với thông điệp: Gia đình

Kế hoạch triển khai hoạt động truyền thông trên truyền hìnhtuyên truyền về Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

7số 1078 l 05.6.2014

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa ban hành Thôngtư số 03/2014/TT-BVHTTDL quy địnhvề kiểm tra, xử lý văn bản quy phạmpháp luật; theo dõi tình hình thi hànhpháp luật; rà soát, hệ thống hoá văn bảnquy phạm pháp luật trong lĩnh vực vănhoá, gia đình, thể dục, thể thao và dulịch. Việc kiểm tra, xử lý văn bản; ràsoát, hệ thống hoá văn bản quy phạmpháp luật có nội dung thuộc bí mật nhànước trong lĩnh vực văn hoá, gia đình,thể dục, thể thao và du lịch thực hiệntheo quy định của pháp luật về bảo vệbí mật nhà nước.

Thông tư gồm 6 chương 29 điều,nêu rõ: Đối với các văn bản quy phạmpháp luật do Bộ trưởng Bộ VHTTDLban hành dưới hình thức Thông tư,Thông tư liên tịch với các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kháchoặc với Chánh án Toà án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện KSND tối cao;văn bản quy phạm pháp luật do Bộtrưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ ban hành có quy định liênquan đến lĩnh vực văn hóa, gia đình,thể dục, thể thao và du lịch. Văn bảnquy phạm pháp luật do Hội đồng nhândân, UBND cấp tỉnh ban hành có quyđịnh liên quan đến lĩnh vực văn hóa,

gia đình, thể dục, thể thao và du lịch,trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từngày văn bản được ký ban hành, cơquan chủ trì soạn thảo hoặc cơ quanban hành văn bản có trách nhiệm gửiBộ VHTTDL 01 bản để kiểm tra.

Đối với các văn bản do Bộ trưởngBộ VHTTDL ban hành hoặc liên tịchban hành có chứa quy phạm pháp luật;văn bản do Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ ban hành trong lĩnh vực vănhoá, gia đình, thể dục, thể thao và dulịch hoặc do Thủ trưởng các các cơquan thuộc Bộ VHTTDL ban hành;văn bản do HĐND và UBND cấp tỉnhban hành có quy định liên quan đếnlĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thểthao và du lịch; văn bản có chứa quyphạm pháp luật do Chủ tịch UBND,Thường trực HĐND, Thủ trưởng cáccơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh banhành có quy định liên quan đến lĩnhvực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thaovà du lịch, trong thời hạn 02 ngày làmviệc kể từ ngày nhận được thông báocủa cơ quan, người có thẩm quyềnkiểm tra văn bản hoặc yêu cầu, kiếnnghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân vàcác cơ quan thông tin đại chúng về vănbản có dấu hiệu trái pháp luật, Văn

phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các cơ quanthuộc Bộ có trách nhiệm thông báo vàchuyển các tài liệu có liên quan cho VụPháp chế để tổ chức kiểm tra.

Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ kiểm tra,rà soát, hệ thống hoá văn bản, Vụ Phápchế lập danh sách cộng tác viên trên cơsở đề xuất của các cơ quan thuộc Bộ vàcác tổ chức có liên quan để kiểm tra, ràsoát, hệ thống hoá văn bản.Cộng tác viên phải đáp ứng đủ các tiêuchuẩn sau: Có trình độ, hiểu biết phápluật, hiểu biết về một hoặc các lĩnh vựcvăn hoá, gia đình, thể dục, thể thao vàdu lịch; có kinh nghiệm về công tácxây dựng và kiểm tra, rà soát, hệ thốnghoá văn bản; có thâm niên công tácthuộc lĩnh vực đang đảm nhiệm từ 03năm trở lên.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ01/8/2014 và thay thế Thông tư số14/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010của Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy địnhvề kiểm tra, xử lý văn bản quy phạmpháp luật; theo dõi, đánh giá việc thihành pháp luật; rà soát, hệ thống hoávăn bản quy phạm pháp luật trong lĩnhvực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thaovà du lịch.

H.P

Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch

vững mạnh-xã hội vững mạnh; Tình yêuTổ quốc bắt nguồn từ tình yêu gia đình;Nước (Tổ quốc) và nhà (gia đình) như cávới nước. Thời gian tuyên truyền các cliptừ ngày 15/6 đến với 28/6, các clip trênđược phát sóng trên kênh VTV1, Đàitruyền hình Việt Nam.

Nội dung thứ hai là xây dựng 01chương trình “Cà phê sáng với VTV3”chủ đề Ngày Gia đình Việt Nam: Nộidung chương trình bàn bạc về các vấn đềxung quanh gia đình thời hiện đại và cácbí quyết giữ gìn những giá trị tốt đẹp củagia đình truyền thống Việt Nam.

Nội dung thứ ba là xây dựng phóng

sự: Đại diện Bộ VHTTDL; Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam; Đài Truyềnhình Việt Nam và UBND tỉnh BìnhDương đi thăm, tặng quà một số gia đìnhcông nhân, tuyên truyền về vai trò của giađình trong bảo vệ Tổ quốc và nâng caotinh thần yêu nước của mỗi thành viêngia đình không nghe theo kẻ xấu xúi giục.

Nội dung thứ tư là xây dựng 01chương trình “Câu chuyện văn hóa” trênVTV1: Nội dung xoay quanh bữa cơmgia đình ấm áp yêu thương, góp phầntruyền thông sự cần thiết của bữa cơm giađình, trách nhiệm của người cha, ngườimẹ trong việc gắn kết các thành viên gia

đình thông qua bữa cơm truyền thống.Nội dung thứ năm là xây dựng 02

chương trình “Điểm hẹn văn hóa”: Nộidung nêu bật về ý nghĩa bữa cơm giađình trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Nội dung thứ sáu là xây dựng 01chương trình “Chào buổi sáng” trênKênh VTV1 đúng ngày 28/6 mục “Gõcửa ngày mới” với nội dung “Bữa cơmgia đình ấm áp yêu thương”.

Nội dung thứ bảy là đưa tin nội dungNgày Gia đình Việt Nam 28/6 trong bảntin Thời sự lúc 19h trên Kênh VTV1 váođúng ngày 28/6/2014.

H.QuâN

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

8 số 1078 l 05.6.2014

quản lý nhà nước

Đây là một trong những nội dungquan trọng được nêu trong Thông báo số1744/TB-BVHTTDL ngày 02/6/2014thông báo kết luận của Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên tại Hội nghị - Hộithảo “Quản lý Di sản Văn hóa và Thiênnhiên Thế giới ở Việt Nam”.

Thông báo nêu rõ, trong tháng6/2014, hoàn thiện bộ hồ sơ di sản đềcử trước đây (bằng tiếng Việt) để lưutại các cơ quan quản lý như đã đượcthông báo tại Công văn số687/BVHTTDL-DSVH ngày11/3/2014 của Bộ VHTTDL; Khẩntrương triển khai thực hiện nghiêm túcvà đầy đủ các cam kết, khuyến nghịcủa Ủy ban Di sản Thế giới trong việcquản lý, bảo vệ các Di sản Văn hóa vàThiên nhiên Thế giới ở Việt Nam; Đẩymạnh và phát huy hiệu quả hoạt độngcủa Câu lạc bộ Di sản Văn hóa vàThiên nhiên Thế giới ở Việt Nam đểtrao đổi kinh nghiệm quản lý và đàotạo đội ngũ cán bộ; tăng cường hợptác với các tổ chức quốc tế, tham giangày càng sâu rộng các hoạt độngquốc tế về di sản. Báo cáo BộVHTTDL về việc tham gia các kỳ họpthường niên của Ủy ban Di sản Thếgiới để thống nhất nội dung, chươngtrình hoạt động phù hợp; Chủ độngbáo cáo Bộ VHTTDL về công tác

quản lý, bảo vệ và phát huy Di sảnThế giới vào tháng 11 hằng năm.

Cục Di sản văn hóa có tráchnhiệm: Rà soát các quy định tại Luậtdi sản văn hóa và văn bản hướng dẫnthi hành về quản lý Di sản Văn hóa vàThiên nhiên Thế giới, nếu có nhữngnội dung cần điều chỉnh, bổ sung,khẩn trương báo cáo Lãnh đạo BộVHTTDL có ý kiến đề xuất với Thủtướng Chính phủ xem xét, quyết định;Phối hợp với Hội đồng Di sản Vănhóa quốc gia rà soát mô hình quản lýcác Di sản Thế giới, cơ chế, chínhsách và các vấn đề liên quan tới lĩnhvực quản lý các Di sản Thế giới, để đềxuất với Thủ tướng Chính phủ thựchiện việc kiện toàn bộ máy quản lý, cơcấu, chức năng, nhiệm vụ của cácBan/Trung tâm quản lý Di sản Thếgiới phù hợp với thực tiễn quản lý cácDi sản Thế giới. Đặc biệt lưu ý việcquản lý di sản Thành Nhà Hồ, KhuPhố cổ Hội An, Khu Di tích Mỹ Sơn,Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngvà Vịnh Hạ Long còn có nhiều chồngchéo nên cần được sắp xếp lại bộ máyquản lý theo hướng tăng cường vai tròcủa các cơ quan này; Chủ trì, phối hợpvới Vụ Pháp chế và các cơ quan liênquan xây dựng Quy chế phối hợp giữaBộ VHTTDL với các Ban, Bộ, ngành

liên quan ở Trung ương và cácBan/Trung tâm quản lý Di sản Thếgiới, các cơ quan, ban, ngành, cộngđồng ở địa phương, báo cáo Lãnh đạoBộ xem xét, trình Thủ tướng Chínhphủ ban hành theo thẩm quyền. Chủtrì, phối hợp với Thanh tra BộVHTTDL, Hội đồng Di sản Văn hóaquốc gia xây dựng kế hoạch làm việcvới UBND các tỉnh/thành có Di sảnThế giới về công tác quản lý di sản;tăng cường công tác thanh tra, kiểmtra, giám sát các Di sản Văn hóa vàThiên nhiên Thế giới; có cơ chế khenthưởng, xử lý vi phạm kịp thời theocác quy định của Luật di sản văn hóavà pháp luật hiện hành; Tổng hợp cácbài tham luận, ý kiến thống nhất tạiHội nghị - Hội thảo biên tập, pháthành Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo lầnthứ nhất; đồng thời phối hợp với Câulạc bộ Di sản Văn hóa và Thiên nhiênThế giới ở Việt Nam lập kế hoạch tổchức Hội nghị - Hội thảo hằng năm vềlĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát huycác Di sản Văn hóa và Thiên nhiênThế giới, theo hình thức xoay vòng,mỗi năm ở một Di sản Thế giới, vàodịp năm chẵn tổ chức Lễ kỷ niệm disản được UNESCO công nhận là Disản Thế giới.

tHtt

Rà soát các quy định của Luật di sản văn hóa về quản lý Di sảnVăn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Ngày 30/5/2014, Ban Tổ chức NămDu lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên -Đà Lạt đã ban hành Quyết định số1214/QĐ-BTC về việc phê duyệt Kếhoạch tổ chức chương trình “Sôi độngmùa hè Tây Nguyên” trong khuôn khổNăm Du lịch quốc gia 2014 - TâyNguyên - Đà Lạt.

Chuỗi hoạt động “Sôi động mùa hèTây Nguyên” là một trong nhữngchương trình điểm nhấn của Năm Du

lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - ĐàLạt. Chương trình được tổ chức nhằmchào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi01/6 và khai mạc các hoạt động vănhóa nghệ thuật, thể dục thể thao phụcvụ đối tượng thiếu nhi trong dịp hè2014; thể nghiệm một số đặc trưng vềthời tiết, khí hậu và văn hóa của Đà Lạtnhư: mưa, dù hoa… thể nghiệm một sốhoạt động mang tính cộng đồng cao,thu hút giới trẻ, tạo không khí sôi động,

hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu vui chơi giảitrí cho du khách.

Theo Kế hoạch, nội dung củachương trình “Sôi động mùa hè TâyNguyên” bao gồm các hoạt động: Giảithể dục thể hình các câu lạc bộ toànquốc lần thứ 21 năm 2014 từ ngày 04-08/6/2014 tại TP. Đà Lạt; đón đoànkhảo sát “Hành trình đến thành phốhoa” và tổ chức Hội nghị xúc tiến hợptác phát triển du lịch Lâm Đồng từ

Kế hoạch tổ chức chương trình “Sôi động mùa hè Tây Nguyên”

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

9số 1078 l 05.6.2014

quản lý nhà nước

Ngày 05/6/2014, Bộ VHTTDL cóCông văn số 1800/BVHTTDL-DSVHgửi Bộ Ngoại giao về ủng hộ 02 di sảncủa Nhật Bản là Di sản Thế giới. Trướcđó, Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản đãcó đề nghị Việt Nam ủng hộ và bỏ phiếucho 02 di sản của Nhật Bản là Di sảnThế giới tại kỳ họp lần thứ 38 của Ủyban Di sản Thế giới được tổ chức tạiQatar trong tháng 6/2014. 02 di sảngồm: “Xưởng lụa Tomioka và ngànhCông nghiệp liên quan” và “Các Di tíchCuộc Cách mạng Công nghiệp thờiMeiji”.

Di sản “Xưởng lụa Tomioka và

ngành Công nghiệp liên quan” của NhậtBản đã được Hội đồng quốc tế về Ditích và Di chỉ (ICOMOS) thẩm định vàđề nghị Ủy ban Di sản Thế giới ghi danhvào Danh mục Di sản Thế giới tại Kỳhọp lần thứ 38 của Ủy Ban Di sản Thếgiới được tổ chức tại Qatar từ 15-26/6tới đây. Hồ sơ di sản “Các Di tích CuộcCách mạng Công nghiệp thời Meiji củaNhật Bản: Kyusyu, Yamaguchi và cáckhu vực liên quan” đã được gửi tớiTrung tâm Di sản Thế giới vào tháng01/2014. Như vậy, khoảng đầu tháng5/2015, ICOMOS sẽ công bố báo cáothẩm định đối với hồ sơ này và kiến

nghị Ủy ban Di sản Thế giới xem xét,quyết định.

Bộ VHTTDL đề nghị Việt Nam bỏphiếu ủng hộ, nhất trí ghi danh “Xưởnglụa Tomioka và ngành Công nghiệp liênquan” là Di sản thế giới tại kỳ họp lầnthứ 38 và ủng hộ hồ sơ sản “Các Di tíchCuộc Cách mạng Công nghiệp thờiMeiji của Nhật Bản: Kyusyu,Yamaguchi và các khu vực liên quan”.Nhân dịp này, Bộ VHTTDL Việt Namđề nghị Nhật Bản ủng hộ việc ghi danhQuần thể Danh thắng Tràng An là Di sảnthiên nhiên thế giới trong kỳ họp tới đây.

DSVH

Việt Nam bỏ phiếu cho 02 di sản của Nhật Bản là Di sản Thế giới

Ngày 30/5/2014, Bộ VHTTDL banhành Kế hoạch số 1726/KH-BVHTTDL về việc tổ chức các hoạtđộng hưởng ứng “tháng hành độngphòng, chống ma túy” năm 2014.

Đây là các hoạt động nhằm thựchiện Chỉ thị số 21/CT-TW ngày26/3/2008 của Bộ Chính trị đẩy mạnhtuyên truyền phòng, chống ma túy,hưởng ứng “tháng hành động phòng,chống ma túy” tổ chức thường niênnhân Ngày Quốc tế phòng, chống matúy và Ngày toàn dân phòng, chống matúy của Việt Nam (26/6); đồng thời,tiếp tục làm chuyển biến nhận thức vàhành động của các cấp, các ngành, cáctổ chức xã hội, của cộng đồng và giađình nhằm huy động toàn dân tham giaphòng, chống ma túy; tạo ra phong tràoquần chúng sâu rộng, sự đồng tâm của

cả hệ thống chính trị và của toàn dântham gia vào công cuộc phòng, chốngma túy. Trong bối cảnh hiện tại, BộVHTTDL nhấn mạnh việc tổ chức cáchoạt động cần tiết kiệm, phong phú, đadạng nhằm thu hút được sự quan tâmcủa người dân để người dân hiểu hơnvề tác hại của ma túy, từ đó tham giavào công tác phòng, chống ma túy, từđó làm giảm tối đa người nghiện matúy trong những năm tới.

Theo Kế hoạch, các hoạt độngchính được tổ chức bao gồm: Triển lãmlưu động tranh cổ động tại các trườngđại học, cao đẳng, trung cấp thuộc Bộ;Trưng bày các tác phẩm đạt giải tạicuộc thi sáng tác Tranh cổ động phòng,chống ma túy; Lễ tổng kết và trao giảicuộc thi sáng tác kịch bản về chủ đềPhòng, chống ma túy. Chương trình do

Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS vàphòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm,Bộ VHTTDL và Bộ Công an phối hợptổ chức. Dự kiến, lễ mít tinh hưởng ứng“Tháng hành động phòng, chống matúy”, lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi,Triển lãm tranh cổ động Phòng, chốngma túy với sự tham dự của Ủy banQuốc gia phòng, chống AIDS và phòngchống tệ nạn ma túy, mại dâm; Lãnhđạo, cán bộ Bộ VHTTDL; Lãnh đạo,cán bộ Bộ Công an; Đại diện các Tổchức quốc tế tại Việt Nam; Đại diện cácBộ, ngành là thành viên UBQG; các tácgiả tham dự cuộc thi và 500 sinh viêncác trường đại học, cao đẳng thuộc BộVHTTDL, Bộ Công an, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo sẽ diễn ra vào ngày24/6/2014 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

H.Q

Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2014

ngày 09-11/6/2014 tại TP. Đà Lạt vớicác nội dung: khảo sát tour du lịch đặctrưng trong Năm Du lịch quốc gia 2014- Tây Nguyên - Đà Lạt, tham quan khuvực triển lãm sản phẩm du lịch, dịchvụ, tham dự Hội nghị xúc tiến hợp tácphát triển du lịch Lâm Đồng; Liên hoan

độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc từngày 10-16/6/2014 tại TP. Đà Lạt vớicác tiết mục biểu diễn nghệ thuật của24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệptrên toàn quốc với 161 tiết mục đăngký; Tuần phim Việt Nam tại Đà Lạt từngày 15-20/6/2014 tại TP. Đà Lạt; Lễ

tổng kết và trao giải cuộc thi tuyểnchọn hàng lưu niệm phục vụ Năm Dulịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - ĐàLạt vào tháng 8/2014 tại TP. Đà Lạt; Lễhội mùa hè “Mưa phố núi” từ ngày 02-03/8/2014 tại hồ Xuân Hương.

H.Q

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

10 số 1078 l 05.6.2014

quản lý nhà nước

Ngày 30/6/2014, Bộ VHTTDL banhành Quyết định số 1632/QĐ-BVHTTDL về việc xây dựng Kế hoạchxây dựng sách tham khảo “Hoạt độngphòng, chống bạo lực gia đình ở ViệtNam hiện nay”.

Theo Kế hoạch, mục đích của việcxây dựng sách tham khảo trên nhằmcung cấp cho người tham gia công tácphòng, chống bạo lực gia đình; nhànghiên cứu; nhà quản lý và nhữngngười quan tâm đến công tác phòng,chống bạo lực gia đình ở Việt Nam

hiện nay và một số vấn đề đặt ra vớicông tác này trong tương giai đoạn tới.

Sách tham khảo “Hoạt động phòng,chống bạo lực gia đình ở Việt Namhiện nay” cần làm rõ những vấn đề:Nêu rõ hệ thống khái niệm về phòng,chống bạo lực gia đình; nêu rõ cơ sở lýluận và thực tiễn của hoạt động phòng,chống bạo lực gia đình ở Việt Namhiện nay; nêu rõ thực trạng hoạt độngphòng, chống bạo lực gia đình ở ViệtNam hiện nay, những thuận lợi và khókhăn trong công tác phòng, chống bạo

lực gia đình; kết quả triển khai các hoạtđộng phòng, chống bạo lực gia đình vànhững vấn đề đặt ra đối với công tácphòng, chống bạo lực gia đình trongthời gian tới.

Đây là sản phẩn có ý nghĩa chính trịcủa Ngành VHTTDL về lĩnh vực giađình. Ấn phẩm xây dựng được in ấnphát hành miễn phí đến các cơ quanTrung ương, địa phương, các nhà quảnlý, nghiên cứu, đội ngũ tham gia côngtác phòng, chống bạo lực gia đình.

H.QuâN

Hưởng ứng ngày Môi trường thếgiới 05/6 với chủ đề “Ngày Môi trườngVăn hóa - Du lịch tại Hà Nội”, sángngày 04/6, Bộ VHTTDL phối hợp vớiTP. Hà Nội tổ chức Lễ phát động “Hãyhành động vì môi trường xanh - sạch -đẹp” tại Trung tâm Triển lãm văn hóanghệ thuật Việt Nam.

Lễ phát động “Hãy hành động vì môitrường xanh - sạch - đẹp” nhấn mạnhtầm quan trọng của môi trường đối vớihoạt động du lịch, văn hóa; đồng thời thểhiện sự hưởng ứng, đồng tình của cộngđồng xã hội, các doanh nghiệp, các tầnglớp dân cư, nhất là thế hệ trẻ, từ nhậnthức đến hành động, mỗi người hãy

chung tay bảo vệ môi trường văn hóa -du lịch; qua đó góp phần bảo tồn, pháthuy giá trị văn hóa đặc sắc của cộngđồng qua thông điệp về một môi trườngdu lịch xanh - sạch - đẹp với những sảnphẩm an toàn, tạo sức cạnh tranh thu hútkhách du lịch, bảo vệ sự phát triển bềnvững và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phát biểu tại lễ khai mạc, đại diệnlãnh đạo Trung tâm Triển lãm Văn hóaNghệ thuật Việt Nam khẳng định: Môitrường (bao gồm môi trường tự nhiên vàmôi trường xã hội) ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng cuộc sống của chúng tavà cộng đồng. Môi trường ô nhiễmkhông chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thế

hệ chúng ta đang sống mà còn ảnhhưởng đến thế hệ mai sau. Hà Nội vớibề dày văn hóa, lịch sử, sở hữu nhiềucông trình văn hóa, di tích và thườngxuyên có lượng khách trong và ngoàinước lớn đến tham quan, nên vấn đề bảovệ, chống ô nhiễm môi trường càng cầnđược quan tâm đặc biệt.

Trong khuôn khổ buổi lễ đã diễn ratriển lãm với hơn 100 bức ảnh về môitrường văn hóa - du lịch và biển, đảo;đặc biệt Ban tổ chức đã tổ chức chươngtrình vẽ tranh với chủ đề “Tổ quốc xanh,hành tinh xanh” với sự tham gia của 40em học sinh của Thủ đô Hà Nội.

tHtt

Hà Nội: Phát động Ngày môi trường Văn hóa - Du lịch 2014

Kế hoạch xây dựng sách tham khảo “Hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”

Ngày 04/6 tại thành phố Điện BiênPhủ, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử ĐiệnBiên Phủ tổ chức triển lãm bản đồ, ảnhvề chủ đề “Biển đảo trong lòng Tổ quốc”.

Triển lãm trưng bày 50 tấm bản đồ,được vẽ từ các triều đại của Việt Nam,của Trung Quốc và thế giới về BiểnĐông, bao gồm: 6 tấm bản đồ do ViệtNam vẽ vào thế kỷ XV; 25 tấm bản đồdo các nước Đông Nam Á và PhươngTây vẽ vào thế kỷ XV; XIX tấm bản đồdo Trung Quốc vẽ và công bố từ thế kỷXX. Tất cả những tấm bản đồ này đều

khẳng định 2 quần đảo Trường Sa vàHoàng Sa là của Việt Nam.

Triển lãm còn trưng bày gần 100 bứcảnh về các hoạt động tham quan, phụcvụ của các cơ quan, ban ngành và đồngbào Điện Biên trên các vùng biển đảocủa Việt Nam; hình ảnh về các hoạt độngchung tay vì biển đảo đã diễn ra trên địabàn tỉnh Điện Biên…

Trong khuôn khổ triển lãm, Bảo tàngChiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tổchức quyên góp ủng hộ xây dựng biểnđảo. Ông Vũ Nam Hải - Giám đốc Bảo

tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủcho biết: Với những tấm bản đồ của ViệtNam và quốc tế qua các thời kỳ lịch sử,triển lãm là hoạt động thiết thực, giúpngười xem nắm bắt thêm về tư liệu lịchsử, về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.Triển lãm cũng là dịp để tuyên truyền,giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tựhào dân tộc và ý chí quyết tâm, chungtay bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Triển lãm sẽ kết thúc vào cuối tháng7/2014.

Đức MiNH

Triển lãm bản đồ, ảnh “Biển đảo trong lòng Tổ quốc”

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

11số 1078 l 05.6.2014

Sự kiện vấn đề

Sau khi nghiên cứu đề nghị của SởVHTTDL tỉnh Tuyên Quang về thẩmđịnh Dự án đầu tư bảo vệ, phục hồi, tôntạo các di tích lịch sử cách mạng vàkháng chiến trên địa bàn tỉnh, BộVHTTDL có ý kiến tại Công văn số1789/BVHTTDL ngày 04/6/2014 vớinội dung: Thỏa thuận Dự án bao gồmcác nội dung: Di tích Chi bộ mỏ than(xây dựng nhà bia; tường rào bảo vệ);điểm di tích Khấu Lấu Vực Hồ (xâydựng mới bia ghi sự kiện; cải tạo sânvườn; hàng rào bảo vệ di tích); Khu ditích Kim Bình (phục hồi nội thất nhàHội trường; đặt bia biển ghi dấu tại địađiểm di tích…); điểm di tích nhà ở vàlàm việc của Tổng Bí thư TrườngChinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng;

khu di tích Kim Quan (tu bổ lán ở vàlàm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh;cải tạo, xây mới hồ nước, nhà BQL kếthợp đón tiếp khách, bảo vệ cổng, tườngrào bảo vệ di tích, nhà vệ sinh); khu ditích Lập Bình (tu bổ Hội trường Hộiđồng Chính phủ, Nhà khách Hội đồngChính phủ, Nhà ở, làm việc của cán bộVăn phòng Thủ tướng Chính phủ, nhàở và làm việc của Chủ tịch Hồ ChíMinh, nhà ở làm việc của đồng chíPhạm Văn Đồng và phòng Bí thư); khudi tích Tân Trào (phục hồi nội thất lánHang Bòng, lán điện đài, lán đồngminh, lán cảnh vệ); khu di tích TrungYên (tu sửa mái che hầm trú ẩn; phụchồi nội thất lán Chủ tịch Tôn ĐứcThắng; xây dựng mới bia sự kiện)…

Bộ VHTTDL lưu ý Sở một sốđiểm: Do Dự án không nêu được sựcần thiết và cơ sở khoa học để phụchồi lán ở và làm việc của Chủ tịchHồ Chí Minh tại điểm di tích KhấuLấu Vực Hồ, hội trường Trung ươngĐảng (khu di tích Kim Quan), hệthống dẫn nước ngầm (Máng Lần),nhà ở và làm việc của Tổng Bí thưTrường Chinh và Thủ tướng PhạmVăn Đồng (điểm di tích Kim Bình),vì vậy chỉ đặt bia ghi dấu tích,không tiến hành phục hồi các hạngmục trên; Để bảo vệ cảnh quan khudi tích Kim Quan, không tạo côngviên cây xanh trong khu vực bảo vệdi tích.

DuNg Hòa

Tuyên Quang: Thẩm định Dự án tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến

Theo Ban Chỉ đạo phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa” tỉnh Hậu Giang, toàn tỉnh có495/527 ấp, khu vực đạt danh hiệu vănhóa; 71% xã, phường, thị trấn đạt danhhiệu văn hóa; gần 180.000 hộ được côngnhận gia đình văn hóa (chiếm hơn 94%tổng số hộ), trong đó có hơn 10.500 giađình văn hóa tiêu biểu; hơn 47.000 cánhân đạt danh hiệu người tốt việc tốt.

Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phongtrào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa” tỉnh Hậu Giang cho biết:Tỉnh đang củng cố, nâng cao chất lượngcác danh hiệu văn hóa theo tiêu chí vănhóa nông thôn mới. Tỉnh tập trung chỉđạo toàn diện và đẩy mạnh việc nâng caocác tiêu chuẩn, tiêu chí xã đạt chuẩn vănhóa nông thôn mới gắn với 19 tiêu chíxây dựng xã nông thôn mới; tiêu chuẩnphường, thị trấn đô thị văn minh gắn vớitiêu chí xây dựng đô thị văn minh.

Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyềnvận động, tạo chuyển biến mạnh mẽ vềnhận thức của phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”đến toàn thể cán bộ, đảng viên và cáctầng lớp nhân dân; đẩy mạnh phong tràothi đua yêu nước, tiếp tục phát huy cácphong trào hiện có, đồng thời bổ sungcác nhân tố mới. Tỉnh thực hiện lồngghép phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” với các phongtrào khác của ngành, đoàn thể, các địaphương nhằm phát huy sức mạnh tổnghợp; thông qua phong trào thi đua, kịpthời phát hiện, nhân rộng các mô hình,điển hình tiên tiến…

Theo Ban Chỉ đạo phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa” tỉnh Hậu Giang, một số phong trào,tiêu chuẩn, tiêu chí có hiệu quả cần đượcnhân rộng trong thời gian tới như: Xãvăn hóa nông thôn mới; phường, thị trấnvăn minh đô thị; ấp văn hóa, khu vực vănhóa; tổ nhân dân quản lý kiểu mẫu; thựchiện 5 đức tính người tốt việc tốt, 3 tiêuchuẩn gia đình văn hóa; tổ chức thi môhình có cảnh quan, môi trường sáng -xanh - sạch - đẹp; xây dựng môi trường

văn hóa, xây dựng thiết chế văn hóa vànguồn lực con người.

Theo ông Dương Thanh Tùng - PhóGiám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hậu Giang:Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa” là một trong nhữngphong trào được lãnh đạo Đảng, chínhquyền các cấp quan tâm. Sự phát triểncủa phong trào cũng chính là yếu tố quantrọng góp phần hoàn thành các nhiệm vụkinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng vàan ninh. Đặc biệt, qua thực hiện phongtrào đã xuất hiện nhiều các làm hay, điểnhình tiêu biểu, góp phần xây dựng conngười chuẩn mực về tư tưởng, đạo đức,có lối sống lành mạnh. Việc thực hiệnphong trào đã góp phần làm thay đổidiện mạo vùng nông thôn. Cuộc sốngngười dân được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi trênđịa bàn tỉnh chưa thực hiện tốt phongtrào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”. Một số cá nhân, tập thểchưa giữ vững danh hiệu văn hóa…

Hồ tHaNH

Hậu Giang: Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1078 l 05.6.2014

Sáng 07/6, tại thành phố QuảngNgãi, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãiphối hợp với Hội Văn học Nghệ thuậttỉnh và Hội Mỹ thuật thành phố Hồ ChíMinh đã tổ chức triển lãm Mỹ thuật vềbiển đảo.

Triển lãm trưng bày gần 50 tácphẩm của 33 tác giả; trong đó có 28 tácphẩm của các họa sỹ thành phố Hồ ChíMinh. Đặc biệt, có 33 tác phẩm về biểnđảo. Ngoài ý nghĩa thể hiện tình yêubiển đảo quê hương, cuộc triển lãm cònlà hoạt động nghệ thuật hướng tới kỷ

niệm 25 năm tái lập tỉnh Quảng Ngãi(01/7/1989-01/7/2014).

Ông Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch HộiMỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh chobiết: Sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạđặt giàn khoan Hải Dương - 981 trái phéptrong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụcđịa của Việt Nam. Các tàu hải giám, tàucá của Trung Quốc thường xuyên rượtđuổi, va, đâm vào tàu cá của ngư dân củanước ta, các thành viên trong Hội Mỹthuật thành phố Hồ Chí Minh cũng nhưnhân dân cả nước vô cùng căm phẫn. Vì

vậy, Hội Mỹ thuật thành phố Hồ ChíMinh đã tổ chức cho các thành viên đithực tế, sáng tác tại đảo Lý Sơn, tỉnhQuảng Ngãi. Dù thời gian không nhiều,nhưng Hội đã chọn lọc được 28 tác phẩmchủ yếu về chủ đề biển đảo tham dự triểnlãm lần này. Sau triển lãm, Hội Mỹ thuậtthành phố Hồ Chí Minh sẽ tặng lại toànbộ các tác phẩm cho Hội Văn học - Nghệthuật Quảng Ngãi để trao tặng cho cácđịa phương ven biển của Quảng Ngãi.

Triển lãm diễn ra đến 11/7/2014.MạNH HuâN

Ngày 06/6, tại Nhà thiếu nhi tỉnhHà Giang đã diễn ra lễ trao giải cuộcthi vẽ tranh với chủ đề “Em yêu biểnđảo Tổ quốc Việt Nam”. Ban Tổ chứcđã trao giải cho 37 tác giả có tác phẩmđoạt giải; trong đó có 5 giải A, 7 giải Bvà 10 giải C…

Cuộc thi vẽ tranh “Em yêu biểnđảo Tổ quốc Việt Nam” dành chothiếu niên, nhi đồng tỉnh Hà Giang,do Nhà thiếu nhi tỉnh Hà Giang phốihợp với Phòng Giáo dục thành phốHà Giang tổ chức. Cuộc thi đã nhậnđược sự ủng hộ nhiệt tình của giáo

viên, phụ huynh và các em học sinh.Sau 3 tháng phát động, Ban Tổ chứcnhận được gần 4.000 tác phẩm dự thi.Nhiều học sinh ở Hà Giang dù chưađược thấy biển, nhưng thông qua bàigiảng của thầy cô giáo, các em đã thểhiện tình yêu của mình với biển đảo,với các chiến sĩ Hải quân thông quacác tác phẩm hội họa. Những bứctranh gửi về cuộc thi có nhiều nộidung phong phú như: Hình ảnh vềTrường Sa và Hoàng Sa; hình ảnh vềnhững con tàu và các chiến sĩ đanglàm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của

đất nước… Cuộc thi đã góp phần giáo dục và

nâng cao nhận thức của thiếu nhi vềbiển đảo quê hương, về chủ quyềnlãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.Đây cũng là là dịp để thiếu nhi HàGiang thể hiện tình yêu quê hương vàtrách nhiệm của mình trong việc bảovệ, khẳng định chủ quyền lãnh thổ củaViệt Nam. Cuộc thi cũng góp phầnphát hiện những tài năng nghệ thuậttrong lứa tuổi thiếu nhi để bồi dưỡngtham gia các cuộc thi hội họa.

K.HoàN

Triển lãm mỹ thuật về biển đảo tại Quảng Ngãi

Thi vẽ tranh “Em yêu biển đảo Tổ quốc Việt Nam”

Đội tuyển bơi trẻ Việt Nam thamgia tranh tài với những gương mặtnhư Nguyễn Thị Ánh Viên, LâmQuang Nhật, Trần Duy Khôi… Trongnhững VĐV này, Ánh Viên được chờđợi sẽ tỏa sáng, khi có sự tiến bộ vượtbậc thời gian qua.

Đúng như kỳ vọng, Ánh Viên đãthể hiện phong độ ấn tượng, giànhHCV ở các nội dung 400m tự do,100m ngửa, 200m hỗn hợp, 200m tựdo, 200m ngửa và 400m hỗn hợp.Đặc biệt ở cự ly sở trường 400m hỗnhợp, Ánh Viên về đích với thời gian4 phút 48 giây 35 và vượt gần bảy

giây so với kỷ lục cũ 4 phút 53 giây81 do chính mình lập ra năm ngoái.

Trong ngày thi đấu cuối cùng,Ánh Viên giành 3 HCV trong số 4 nộidung thi ở nhóm tuổi 16-18. Ở nộidung 200m bướm, cô gái Cần Thơ vềđích đầu tiên với thành tích 2 phút 12giây 94. Ở nội dung 800m tự do, ÁnhViên đạt thành tích khá cao là 8 phút49 giây 69. Ở nội dung sở trườngkhác là 50m ngửa, Ánh Viên cũnggiành HCV với 29,76 giây. Đây là kếtquả cao nhất của Ánh Viên ở nội dungnày từ trước đến nay, vượt 2% giây sovới chỉ số cao nhất trước đó của cô ở

giải vô địch Châu Á 2012.Ngoài ra, Ánh Viên còn giành 3

HCB (100m tự do, 100m bướm, 50mtự do) cùng 1 HCĐ (50m bướm).

Tay bơi Trần Duy Khôi cũnggiành được HCV ở nội dung 50mngửa lứa tuổi 16-18 với thành tích26,79 giây. Ngoài ra, Duy Khôi còngiành được 4 HCB khác ở các nộidung 200m hỗn hợp, 400m hỗn hợp,100m ngửa và 200m ngửa. Nhà vôđịch SEA Games Lâm Quang Nhậtđã thi đấu không thành công ở giảinăm nay.

YếN NHi

Việt Nam giành 19 HCV ... (Tiếp theo trang 1)

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1078 l 05.6.2014

Thực hiện Quyết định của Thủtướng Chính phủ về việc cấp một sốấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộcthiểu số, miền núi và vùng đặc biệtkhó khăn, tỉnh Đồng Nai đã triển khaicấp 19 đầu báo, tạp chí đến 88 xã.

Ông Nguyễn Thành Trí, Phó Chủtịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng,việc cấp phát các ấn phẩm báo chí đếnnhững vùng khó khăn, vùng dân tộcđã góp phần nâng cao hiệu quả trongcông tác tuyên truyền chủ trươngđường lối của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước trong vùng đồngbào dân tộc thiểu số, từ đó niềm tincủa người dân vào Đảng và Nhà nướcngày càng tăng cao.

Tỉnh Đồng Nai hiện có 11 huyện,thị xã và thành phố, trong đó có 4huyện và 60 xã miền núi. Tổng số dântrên địa bàn là 2,7 triệu người, có 31thành phần dân tộc sinh sống, trong

đó đồng bào dân tộc thiểu số là gần200.000 người. Tại Đồng Nai có 4dân tộc thiểu số bản địa sinh sống,gồm Chơ Ro, Mạ, S’Tiêng và Cơ Ho.Đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rácở nhiều địa phương, tuy nhiên tậptrung số đông ở những vùng sâu,vùng xa, vùng có điều kiện kinh tếkhó khăn.

Qua việc cấp phát các ấn phẩm báochí trên đến đồng bào vùng sâu, vùngxa, vùng dân tộc thiểu số đã chuyểntải được những thông tin quan trọng,những chủ trương, chính sách, chươngtrình, dự án phát triển kinh tế-xã hộiđến vùng dân tộc thiểu số. Việc làmnày cũng đã giúp đồng bào vùng sâu,vùng dân tộc học hỏi và áp dụngnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất; thực hiện các mô hình kinhtế trang trại, chuyển đổi cơ cấu câytrồng để tăng năng suất và chất lượng,

góp phần nâng cao đời sống gia đình.Những ấn phẩm báo chí đến với bàcon còn góp phần nâng cao đời sốngtinh thần, giữ gìn và phát huy bản sắcvăn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Để việc cung cấp các ấn phẩm báochí đến vùng đồng bào dân tộc, vùngsâu vùng xa kịp thời và mang lại hiệuquả cao trong công tác tuyên truyền,UBND tỉnh Đồng Nai cũng đề nghịỦy ban Dân tộc và các cơ quan báochí tiếp tục đổi mới nội dung, tăng cáchình ảnh minh hoạ, đồng thời phảnánh sâu sát tất cả các lĩnh vực đờisống đặc biệt vùng đồng bào dân tộcthiểu số, để người dân dễ dàng hiểuvà nắm bắt thông tin. Ngoài các điểm,khu vực được cấp báo, tạp chí, cầnmở rộng đến một số đối tượng cụ thểlà những già làng, người có uy tín củavùng đồng bào dân tộc.

trầN NguYệN

Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào dân tộc

Nhằm giúp học sinh ngay từ bậc tiểuhọc biết bơi, 4 năm nay huyện Thanh Trì(Hà Nội) đã xây bể và dạy bơi cho cácem ngay tại trường học. Đây được xemlà địa phương đi đầu cả nước về việc“xóa mù” bơi cho học sinh.

Huyện Thanh Trì là địa phươngvùng trũng, thấp, nhiều ao hồ sâu, đãxảy ra không ít vụ chết đuối thươngtâm nguyên nhân bắt nguồn từ việctrẻ không biết bơi. Trước thực trạngtrên, huyện đã thành lập đề án “Xâydựng bể bơi phòng chống đuối nướcvà phổ cập bơi cho học sinh cáctrường tiểu học, trung học cơ sởhuyện Thanh Trì giai đoạn 2010 -2015”. Bằng nguồn ngân sách địaphương, ngân sách xã hội hóa, ngườidân đóng góp, đến nay Thanh Trì đãhoàn thành xây dựng 11 bể bơi trongtrường học tại 11 trong tổng số 16 xã,thị trấn. Nhờ đó 4 năm qua, huyệnThanh Trì đã dạy cho hơn chục nghìn

học sinh biết bơi. Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Lê -

Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đàotạo huyện Thanh Trì, từ nay đến năm2015, huyện sẽ tiếp tục xây dựng bểbơi tại những xã còn khuyết. Các bểbơi trên địa bàn được xây dựng theomột quy cách chung về kích thước,rộng, dài, có mái che nên an toàn chohọc sinh tập bơi. Hiện, các bể bơitrong các trường học của Thanh Trìđang hoạt động hết công suất, đápứng nhu cầu học bơi của các emnhưng trong mùa hè này, ưu tiên họcsinh lớp 4 và lớp 8, để sau ra trườnglà các em đã biết bơi.

Ngay sau khi mở cửa từ ngày đầutháng 6, các bể bơi của huyện ThanhTrì đã đón nhận nhiều lượt học sinh từlớp 3 đến lớp 8 đến đăng ký học bơi.

Theo quy định, mỗi lớp học bơi có20 em. Thời gian học trong 20 ngày,mỗi học sinh đóng góp 200.000đ/khóa.

Kết thúc khóa học, các em sẽ trải quamột cuộc “sát hạch” theo quy định vàđược nhà trường cấp chứng chỉ “xóamù” bơi. Trong mùa hè này, huyệnThanh Trì sẽ dạy cho khoảng hơn3.600 học sinh trên địa bàn biết bơi.Với những học sinh có hoàn cảnh khókhăn, con em gia đình chính sách, đượchuyện miễn phí.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã TứHiệp - Bùi Thị Thanh Hương chia sẻ,nhà trường đã tiếp nhận kín lịch đăngký học bơi của các em trong tháng 6.Do nhu cầu lớn, giáo viên hướng dẫnbơi mỗi ngày phải ngâm mình 6 tiếngdưới nước để dạy các em, kéo theo đó,nhân viên y tế học đường, ban giámhiệu cũng “mất hè”, vì phải cắt cửngười túc trực hỗ trợ các em. Tuy mệtnhưng vui, giáo viên thường xuyênđộng viên nhau “tất cả vì học sinh thânyêu, vì học sinh không bị đuối nước”.

N.aNH

Dạy bơi cho học sinh ngay tại trường - mô hình hay ở Hà Nội

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

14 số 1078 l 05.6.2014

Sự kiện vấn đề

Tối 04/6, Liên hoan Phim tài liệuChâu Âu - Việt Nam lần thứ 6 đã khaimạc tại Hãng phim Tài liệu và Khoahọc Trung ương, Hà Nội. Hai phimđược chiếu mở màn Liên hoan là“Khi không thể vượt qua chính mình”của Việt Nam và “Xin đừng quên tôi”của Đức.

“Khi không thể vượt qua chínhmình” của đạo diễn Trịnh Quang Tùngđã phản ánh mặt trái của quá trình pháttriển kinh tế-xã hội ngày càng pháttriển thì tỷ lệ người bị khủng hoảng tâmlý và mắc bệnh tâm thần ngày càng giatăng. Bộ phim còn gửi gắm một thông

điệp mạnh mẽ: “Đừng thờ ơ với cănbệnh này vì nó rất có thể sẽ xảy ra vớibất cứ ai”.

Ngay sau phim của Việt Nam làphim của đạo diễn người Đức DavidSieveking “Xin đừng quên tôi”. BàCatrin Vogt, trong kíp dựng bộ phim“Xin đừng quên tôi” cho biết: Chúngtôi đã lựa chọn bộ phim này không phảivì bộ phim đã giành được nhiều giảithưởng uy tín ở Châu Âu và cũngkhông chỉ vì bộ phim nói về đề tài đượcrất nhiều người quan tâm trong xã hộingày nay, đó là một căn bệnh rất nhiềungười mắc phải: mất trí nhớ. Chúng tôi

giới thiệu bộ phim này vì một lý do rấtđặc biệt: Đây là một bộ phim về đề tàigia đình. Một bộ phim đã chứng tỏrằng tình yêu trong gia đình có thể cóđược trong những hoàn cảnh thậm chílà buồn bã và đau thương nhất.

Liên hoan Phim tài liệu Châu Âu -Việt Nam lần thứ 6 sẽ giới thiệu 8 phimcủa Châu Âu, 9 phim Việt Nam và 5 phimcủa các nhà làm phim tài liệu trẻ ĐôngNam Á. Liên hoan diễn ra tại Hà Nội từ04-12/6/2014 và tại TP. Hồ Chí Minh từngày 21-29/6/2014. Các buổi chiếu phimđều mở cửa tự do cho công chúng.

L.oaNH

Chiều 08/6 tại Trung tâm Văn hóathông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễnra Lễ khai mạc Cúp Bóng đá Cộngđồng tại Việt Nam lần 2 - FFAV 2014 .Đây là Cúp bóng đá phong trào có quymô lớn nhất tại Việt Nam, được tổ chứclần thứ 2 do Liên đoàn Bóng đá Na Uy(NFF) và tỉnh Thừa Thiên Huế phốihợp tổ chức từ ngày 08-11/6.

Tham dự Cúp FFAV 2014 có 341đội bóng với trên 3.300 vận động viênđến từ các trường tiểu học, trung họccơ sở, các trung tâm bảo trợ xã hội trênđịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làng trẻem SOS Đà Nẵng, nước bạn Lào vàhơn 1.000 huấn luyện viên, săn sóc

viên, tình nguyện viên, trọng tài, giámsát và hướng dẫn viên kỹ năng sống.

Ban Tổ chức Cúp FFAV cho biết :Trong hơn 10 năm qua với sự hỗ trợcủa Dự án “Bóng đá cộng đồng tại ViệtNam” thuộc Liên đoàn Bóng đá Na Uy,hơn 157 câu lạc bộ đã được thành lậpvà hoạt động hiệu quả trên toàn tỉnhThừa Thiên Huế và quận Đồ Sơn (HảiPhòng). Dự án đã mang lại cơ hội vuichơi cho hơn 16.000 trẻ em, đặc biệt làtrẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi, gópphần rèn luyện, nâng cao kỹ năng sốngcho các em.

Ông Anders Krystad - Giám đốc dựán bóng đá cộng đồng tại Việt Nam

khẳng định đây là sự kiện thể thaophong trào lớn nhất Đông Nam Á hiệnnay, thu hút hơn 80.000 lượt ngườitham gia hàng năm. Ưu tiên hàng đầucủa FFAV là bảo vệ và an toàn cho trẻem. “Năm 2014 là năm đầu tiên FFAVđược ghi nhận bởi các tổ chức lớn nhưFIFA, AFC, UEFA, Liên hợp quốc,Giải Ngoại hạng Anh… đây là nguồnđộng viên rất lớn giúp chúng tôi tiếp tụcvững bước với các hoạt động của mình.FFAV là cúp của niềm vui, của bóng đá,của gặp gỡ giao lưu kết bạn và học tậpkỹ năng sống”, Giám đốc dự án bóngđá cộng đồng tại Việt Nam chia sẻ.

t.LâM

Hơn 3.300 vận động viên tham gia Cúp Bóng đá Cộng đồng

Khai mạc Liên hoan Phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần thứ 6

Ngày 14/6, tại Nhạc viện thành phốHồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi trình diễncủa Mick Moloney, một trong nhữngnghệ sỹ nhạc dân tộc và nhà âm nhạchọc nổi tiếng nhất Ireland nhân dịp ôngtrở lại Việt Nam.

Mick Moloney sẽ biểu diễn các bàihát tiếng Ireland và tiếng Anh. Các bàihát là trải nghiệm cuộc sống của ngườiMỹ gốc Ireland. Buổi trình diễn còn cósự tham gia của nhóm nghệ sĩ gồmnhạc công xuất sắc chơi nhạc truyềnthống Ireland và một trong những vũ

công đương đại sáng giá nhất Irelandnhư Michelle Mulcahy, LouiseMulcahy, Athena Tergis và vũ côngNiall O’Leary.

Các nghệ sĩ sẽ trình diễn không chỉnhững bài hát hay nhất Ireland mà còntrình tấu nhiều loại nhạc cụ bao gồmkèn túi uilleann, đàn hạc, violon truyềnthống và mandolin, cùng với phầnnhảy step dance tuyệt vời của NiallO’Leary, nghệ sỹ hàng đầu thế giới vềbộ môn này. Nhóm nghệ sỹ sẽ giớithiệu một nhạc mục vô cùng phong

phú, từ những giai điệu truyền thốnghàng trăm năm tuổi cho tới các bảnnhạc tuyệt hay do nghệ sỹ đương đạisáng tác.

Cũng tại buổi trình diễn này, cácnghệ sĩ Ireland cũng sẽ phối hợp biểudiễn với các nghệ sỹ nhạc dân tộc ViệtNam đến từ Nhạc viện thành phố HồChí Minh. Với sự kết hợp phong cáchâm nhạc truyền thống Việt Nam vàIreland sẽ mang đến những tác phẩmnghệ thuật độc đáo.

N.tHaNH

Nghệ sĩ nổi tiếng ireland biểu diễn tại Việt Nam

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

15số 1078 l 05.6.2014

Sự kiện vấn đề

Giải Bóng chuyền trẻ Toàn quốcnăm 2014 đã chính thức khai mạc vàotối 07/6 tại Nhà thi đấu thể dục thể thaotỉnh Đắk Lắk. Giải do Liên đoàn Bóngchuyền Việt Nam phối hợp với SởVHTTDL Đắk Lắk tổ chức.

Giải Bóng chuyền trẻ toàn quốc năm2014 diễn ra từ 07-19/6, quy tụ 22 độibóng chuyền trẻ (11 đội nam, 11 đội nữ)đến từ các tỉnh/thành, ngành, câu lạc bộtrong cả nước gồm; thành phố Hồ ChíMinh, Quân khu 9, Quân khu 4, QuảngNam, Hà Nội, Bình Dương, Thể Công,

Khánh Hòa, Tây Ninh, Ninh Bình, HòaBình, Giấy Bãi Bằng, Vĩnh Phúc, Thôngtin Liên Việt bank, Bình Điền Long An,Hải Dương, Ngân hàng Công Thương,Đắk Lắk, Bạc Liêu, Tân Bình - TP. HồChí Minh và Quảng Ninh.

Các đội nam, nữ được chia làm 4bảng thi đấu vòng tròn một lượt tínhđiểm lựa chọn 4 đội vào vòng bán kết,chung kết. Các đội còn lại sẽ chia cặpđánh phân hạng.

Giải giành cho các đội trẻ hạng A,vô địch quốc gia, các trường năng khiếu,

Trung tâm thể dục thể thao trong toànquốc, với các vận động viên nam dưới20 tuổi, nữ dưới 19 tuổi.

Giải được tổ chức nhằm thúc đẩycông tác đào tạo, xây dựng lực lượng vậnđộng viên bóng chuyền trẻ trong toànquốc; đồng thời lựa chọn những vậnđộng viên trẻ xuất sắc tập trung đội tuyểntrẻ quốc gia tham dự các giải trẻ quốc tế,chuẩn bị lực lượng kế cận cho đội tuyểnquốc gia và xếp thứ hạng các đội bóng,chỉ tiêu phong cấp vận động viên.

a.tùNg

Giải vô địch Cầu lông cá nhân thiếuniên toàn quốc 2014 sẽ chính thức bắtđầu từ ngày 12/6 tại nhà thi đấu PhúThọ (TP. Hồ Chí Minh) do SởVHTTDL TP. Hồ Chí Minh phốiThông tin từ Liên đoàn Cầu lông ViệtNam cho biết: Thông qua giải đấu này,Liên đoàn Cầu lông Việt Nam sẽ tiếnhành kiểm tra đánh giá công tác đàotạo, huấn luyện ở các địa phương, đồngthời tuyển chọn các vận động viên chođội tuyển trẻ quốc gia.

Giải đấu dành cho các vận độngviên trong nước được các Sở VHTTDLgiới thiệu, các vận động viên là thànhviên của Liên đoàn Cầu lông Việt Namvà các tay vợt của các ngành công an,quân đội, giáo dục và đào tạo, Hội Liênhiệp Thanh niên Việt Nam... Mỗi đơn

vị tham được cử 6 vận động viên thamdự giải, thi đấu ở các nội dung: đơnnam, đơn nữ; đôi nam, đôi nữ và đôinam nữ. Các vận động viên thi đấu theothể thức đấu loại trực tiếp đối với cácnhóm tuổi: dưới 11 tuổi, từ 12-13 tuổivà từ 14-15 tuổi.

Dự kiến, Giải vô địch Cầu lông cánhân thiếu niên toàn quốc 2014 sẽ kếtthúc vào ngày 20/6.

* Tối 06/6, Giải vô địch Judo trẻtoàn quốc năm 2014 do Liên đoàn JudoViệt Nam tổ chức đã khai mạc tại Nhàthi đấu thể thao tỉnh Trà Vinh. Tham giathi tài có 180 vận động viên được tuyểnchọn từ 20 tỉnh/thành, ngành trong cảnước, gồm: thành phố Hồ Chí Minh,Cần Thơ, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, BàRịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh,

Phú Thọ, Bình Thuận, Bình Dương,Đắk Lắk, Bến Tre, Đồng Tháp, BạcLiêu, Sóc Trăng, An Giang, Đà Nẵng,Trà Vinh, Bộ Công an và Quân đội.

Với thể thức thi đấu loại trực tiếp,các vận động viên sẽ thi tài tranh 18 bộhuy chương, ở các hạng cân nam: 50kg,55kg, 60kg, 66kg, 73kg, 81kg, 90kg,100kg và các hạng cân nữ: 42kg, 45kg,48kg, 52kg, 57kg, 63kg, 70kg, 78kg.

Thông qua Giải này, Liên đoàn JudoViệt Nam sẽ tuyển chọn những vậnđộng viên xuất sắc để tiếp tục đào tạo,huấn luyện bổ sung vào nguồn vậnđộng viên quốc gia tham gia thi đấu ởcác giải khu vực và quốc tế. Giải vôđịch Judo trẻ toàn quốc năm 2014 diễnra đến hết ngày 09/6.

M.cườNg

Giải vô địch Cầu lông cá nhân thiếu niên toàn quốc 2014

Khai mạc Giải Bóng chuyền trẻ toàn quốc năm 2014

Tối 04/6, hướng tới kỷ niệm NgàyGia đình Việt Nam (28/6), Ban Chỉđạo phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hoá” UBNDtỉnh Quảng Trị tổ chức lễ tuyên dươngcác đơn vị văn hoá, gia đình văn hóatiêu biểu xuất sắc năm 2013 và phátđộng tháng hành động “Vì hạnh phúcgia đình”.

Ban Tổ chức tuyên dương 42 đơnvị văn hoá xuất sắc, 10 gia đình vănhoá tiêu biểu xuất sắc toàn quốc năm

2013 đại diện cho 4.891 gia đình và106 làng, bản, khu phố, cơ quan, đơnvị được công nhận đạt chuẩn văn hoánăm 2013.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức kêu gọicác gia đình, cơ quan, đơn vị tích cựchưởng ứng tháng hành động “Vì hạnhphúc gia đình” với những nội dungchính: đẩy mạnh truyền thông trọngđiểm về công tác gia đình đặc biệt vềphòng, chống bạo lực gia đình, thựchiện bình đẳng giới và xây dựng gia

đình hạnh phúc bền vững tại cộngđồng. Tôn vinh các các gia đình vănhoá tiêu biểu, điển hình trong khó khănvươn lên xây dựng gia đình hòa thuận,hạnh phúc. Tổ chức thăm hỏi, độngviên các gia đình chính sách, gia đìnhnghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn. Thực hiện các hình thức tiếtkiệm, giúp đỡ, hỗ trợ gia đình khókhăn vươn lên thoát nghèo bềnvững…

L.KHáNH

Quảng Trị: Tuyên dương các đơn vị, gia đình văn hóa tiêu biểu

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

16 số 1078 l 05.6.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Đối với người dân Nghệ Tĩnh nóichung và Hà Tĩnh nói riêng ngay từ thuởlọt lòng đã thấm đẫm làn điệu dân ca Ví,Giặm, sản phẩm tinh thần này luôn đitheo con người xứ Nghệ suốt cuộc đời.Nhạc sĩ Trần Quốc Nam đã viết: “KhúcDân ca có từ trong máu thịt, không thểdối lòng... làm sống dậy một hồn quê...”.Việc bảo tồn và phát huy giá trị đíchthực của dân ca Ví, Giặm đã và đangđược hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh bảo vệvà lưu truyền.

Trong những năm qua, vượt lênnhững khó khăn thách thức, việc bảo tồnvà phát huy giá trị các di sản văn hóaluôn được tỉnh Hà Tĩnh coi trọng, đặcbiệt là bảo tồn di sản dân ca Ví, GiặmNghệ Tĩnh. Hà Tĩnh triển khai các hoạtđộng điều tra, nghiên cứu, bảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hóa phi vậtthể quý báu này, đồng thời có nhiềuchính sách, biện pháp phù hợp nhằmhuy động sự tham gia của nhiều tổ chứcvà nhân dân vào công tác này.

Việc tuyên truyền, quảng bá, dân caVí, Giặm Nghệ Tĩnh tới cộng đồngtrong nước và quốc tế luôn được coi lànhiệm vụ thường xuyên, liên tục. TỉnhHà Tĩnh đã tổ chức nhiều hoạt động đểđưa di sản đến gần với đời sống cộngđồng, đã tổ chức nhiều liên hoan, hội thihát dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh từ cấpxã đến cấp tỉnh, bên cạnh đó có kếhoạch kiểm kê, nghiên cứu và hệ thốnghóa tư liệu, đặc biệt đối với dân ca Ví,Giặm Nghệ Tĩnh lời cổ, bảo tồn mộtcách khoa học, bền vững.

Hiện tại Sở VHTTDL Hà Tĩnh tiếnhành kiểm tra, đánh giá thực trạng cácđịa phương có di sản dân ca Ví, Giặmcả về số lượng và thực trạng nghệ nhânbiết ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Sở khuyếnkhích và hỗ trợ cộng đồng truyền dạythế hệ những người thực hành di sản trẻtuổi để sáng tạo, nối tiếp duy trì và pháttriển dân ca Ví, Giặm trong cuộc sốngđương đại.

Theo thống kê, hiện tại trên địa bàn

Hà Tĩnh có hàng trăm câu lạc bộ dân cađang hoạt động với hàng trăm ca nương,trong đó có nhiều nghệ nhân tuổi đờitrên 80 tuổi. Nhiều câu lạc bộ dân cahoạt động tích cực như: Câu lạc bộ dânca Cương Gián, Xuân Liên (Nghi Xuân)Thạch Châu, Thịnh Lộc (Lộc Hà), PhùViệt (Thạch Hà), Kỳ Thư (Kỳ Anh). Cáccâu lạc bộ dân ca thường xuyên thamgia hội diễn từ cơ sở đến cấp huyện,tỉnh, từ đó nhân rộng và phổ biến sâurộng hát Ví, Giặm trong đời sống nhândân. Ví, Giặm được thực hành phổ biếntrong các cuộc vui, liên hoan văn nghệ,giao lưu giữa các nhóm cộng đồng.Ngoài ra Ví, Giặm được tổ chức truyềndạy trong cộng đồng, trong trường họcvà quảng bá trên các phương tiện thôngtin đại chúng, các nhạc sỹ sử dụng làmchất liệu sáng tác, trao truyền qua nhiềuthế hệ.

Nhạc sĩ Ngọc Thịnh cho biết: Ví,Giặm Nghệ Tĩnh đã ảnh hưởng rất lớntrong các tác phẩm của các nhạc sĩ nổitiếng, kết hợp hai chất liệu giữa Ví dàntrải, mênh mang sâu lắng, nhịp tự do vàgiặm có tính chất nhịp điệu khỏe mạnh.Nhiều tác phẩm có sự kết hợp hài hòavà hoàn chỉnh như ca khúc “Trông câylại nhớ đến Người” của Đỗ Nhuận,“Người con gái Sông La” của DoãnNho, “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác”của An Thuyên hay “Mai anh về HàTĩnh” của Trần Hoàn là sự kết tinh củalàn điệu Ví, Giặm.

Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại Hà Tĩnhđã dày công truyền đạt các làn điệu dânca, các điệu ví cho thế hệ trẻ và phối hợpvới các đơn vị tổ chức giảng dạy trongcác trường học và Trường Cao đẳngVăn hóa, Thể thao và Du lịch NguyễnDu nghiên cứu, truyền dạy dân ca NghệTĩnh trong trường như một chuyên đềchính khóa cho sinh viên.

Sở VHTTDL Hà Tĩnh chỉ đạo Nhàhát nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh cónhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn văn hóanghệ thuật hiện nay, trong đó tập trung

vào nhiệm vụ sưu tầm, phục hồi và pháthuy các trò diễn xướng dân gian, dân vũ,các làn điệu dân ca cổ và các loại hìnhnghệ thuật truyền thống khác như hìnhthức sân khấu nhỏ, rối cạn, rối nước...nhằm phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó,Nhà hát nghệ thuật truyền thống HàTĩnh khảo sát, biên soạn, phân loại hệthống kho tàng dân ca xứ Nghệ, ghibăng, ghi hình các làn điệu dân ca cổcòn truyền giữ trong dân gian. Phụcdựng, xây dựng các chương trình nghệthuật sân khấu nhỏ biểu diễn phục vụnhân dân đồng thời phục hồi, phát huyvai trò diễn xướng dân gian, dân vũ cácđiệu dân ca hò, Vè, Ví, Giặm Sắc bùa,Ca Trù, Chèo, Kiều...

Trong quá trình bảo tồn dân ca Ví,Giặm Nghệ Tĩnh cũng bị tác động bởicơ chế thị trường và tác động trong quátrình công nghiệp hóa, sự giao lưu vănhóa cũng như trong quá trình hội nhậpquốc tế. Số nghệ nhân ở Hà Tĩnh đangít dần, hoặc lớn tuổi, các làn điệu dân cacó nguy cơ mai một và ngày càng xa rờiđời sống tinh thần của nhân dân. Khônggian diễn xướng của dân ca Ví, Giặmcũng bị tác động bởi thời đại côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nên bị gượngép, khuôn mẫu và hình thức khôngmang đến cho người xem, người nghethấu hiểu giá trị đích thực của dân ca.Ngoài ra, việc sưu tầm, bảo tồn các lànđiệu Ví, Giặm cổ cũng gặp rất nhiều khókhăn như bị mai một, thất truyền hoặccác nghệ nhân đã nhiều tuổi nên khôngnhớ để truyền đạt lại và không ghi chépđầy đủ chỉ mang tính truyền miệng nênbị biến thể...

Vượt qua những thử thách thức vàkhó khăn, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnhcó chỗ đứng vững chắc và được ngườidân lưu truyền trong dân gian, thực sựlà di sản tinh thần không thể thiếu trongđời sống văn hóa người dân xứ Nghệnói riêng và người dân Việt Nam nóichung.

H.YếN

Dân ca Ví, Giặm trong đời sống văn hóa người dân xứ Nghệ

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

17số 1078 l 05.6.2014

nhân tố mới

Tối 07/6, tại huyện Cầu Ngang, tỉnhTrà Vinh, Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinhtổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sảnvăn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hộicúng biển Mỹ Long.

Đây là di sản phi vật thể quốc giathứ ba của tỉnh Trà Vinh được BộVHTTDL công nhận. Trước đó, nghệthuật Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh TràVinh và nghệ thuật Chầm - riêng Chàpây của nghệ nhân Khmer ở xã TânHiệp, huyện Trà Cú đã được BộVHTTDL công nhận di sản văn hoáphi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội cúng biển Mỹ Long được côngnhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốcgia là cơ hội để huyện Cầu Ngang nóiriêng, tỉnh Trà Vinh nói chung quảng bá,giới thiệu những hình ảnh về đất nước,con người vùng biển với bạn bè gần xa.

Lễ hội cúng biển hay còn gọi lễNghinh Ông là một lễ hội rất đặc thù,mang tính truyền thống của người dânvùng biển Trà Vinh, được tổ chức hàngnăm tại thị trấn Mỹ Long, huyện CầuNgang vào các ngày 10, 11 và 12 tháng5 Âm lịch. Lễ hội tổ chức lân đầu tiênvào năm 1920 và được duy trì cho đến

nay. Trong lễ hội, các ngư dân thể hiệnlòng biết ơn của mình đối với biển cả,cầu mong cho biển không sóng to giólớn, có nhiều tôm cá để đem lại cuộcsống ấm no, hạnh phúc cho họ.

Nghi lễ được tổ chức gồm 6 phầnchính: nghinh ông Nam Hải bằng tàubiển, giỗ tiền chức, chánh tế, chánh tếBà Chúa Xứ, nghinh ngũ phương và lễtống tàu ra khơi. Quy mô tổ chức lễ hộingày càng lớn, thu hút hàng chục ngàndu khách khắp nơi về thị trấn Mỹ Longđể vui đón lễ hội cúng biển.

MiNH HạNH

Sáng 08/6, thành phố Đà Nẵng đã tổchức lễ vinh danh Cây đa Sơn Trà làCây Di sản Việt Nam trước sự chứngkiến của Giáo sư, Tiến sĩ Khoa họcĐặng Huy Huỳnh - Chủ tịch Hội đồngCây Di sản Việt Nam; Lãnh đạo thànhphố, các Sở, ban, ngành, quận, huyện vàđông đảo nhân dân. Đây là cây đượccông nhận Cây Di sản Việt Nam đầutiên của thành phố Đà Nẵng.

Cây đa Sơn Trà có tên thường gọi làĐa núi cao, thuộc họ Dâu Tằm có chiềucao 22 mét, tính đến thời điểm này chuvi thân chính và cụm thân phụ 85 mét.Cây đa Sơn Trà có 800 trăm năm tuổi,là nguồn sống của quần thể Voọc chà vá

chân nâu, một loài linh trưởng đặc hữuĐông Dương tại Sơn Trà được phát hiệnđầu tiên vào năm 1771. Về giá trị sinhhọc, Cây đa Sơn Trà nằm trong quần thểĐa cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm tạikhu bảo tồn thiên nhiên trên Bán đảoSơn Trà, nơi được ví như viên ngọc quý,là “lá phổi xanh” của thành phố ĐàNẵng với diện tích trên 4.000ha, có sựđa dạng sinh học cao.

Ngoài những giá trị về tuổi thọ, hìnhdáng, Cây đa Sơn Trà còn có vị trí chiếnlược hết sức quan trọng, trong nhữngnăm đầu của thế kỷ XIX các vị vua triềuNguyễn đã cho lập pháo đài phòng thủ,đài quan sát ở đây. Trong suốt hai cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp vàchống đế quốc Mỹ, Bán đảo Sơn Trà trởthành căn cứ địa cách mạng quan trọngcủa quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng. Vítrí Cây đa Sơn Trà được lực lượng tự vệ,dân quân tự vệ, biệt động thành chọn làmnơi ẩn nấp, tụ họp để trao đổi thông tintrong hai cuộc kháng chiến.

Việc công nhận Cây đa Sơn Trà làCây Di sản Việt Nam góp phần thiếtthực trong việc bảo tồn nguồn gen quý,phát huy giá trị di sản văn hoá củathành phố và là dịp tốt để quảng bá dulịch Đà Nẵng đến với bạn bè quốc tếvà các địa phương trong cả nước.

HuY LoNg

Cây đa Sơn Trà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội cúng biển mỹ Long

Ngày 06/6, tại Hà Nội, Đại sứ quánĐan Mạch phát động cuộc thi Giảithưởng Tài năng 2014 dành cho cácnghệ sỹ trẻ tại Việt Nam. Cuộc thi Giảithưởng Tài năng là một trong các hoạtđộng của Quỹ Trao đổi và Phát triểnVăn hóa (CDEF) thuộc Đại sứ quánĐan Mạch nhằm mục tiêu hỗ trợ chocác nghệ sỹ đương đại từ 18 đến 35tuổi của Việt Nam. Mỗi năm Giảithưởng tài năng được trao cho mộtnghệ sỹ trẻ xuất sắc của Việt Nam

trong một lĩnh vực nghệ thuật được lựachọn như nhiếp ảnh, kiến trúc… Nămnay, chủ đề của Giải thưởng là “Biếnđổi khí hậu qua ảnh”.

Đối tượng tham gia là các nhiếpảnh gia nghiệp dư và chuyên nghiệpcủa Việt Nam có độ tuổi từ 18 đến 35.Ban Giám khảo gồm một chuyên giaĐan Mạch và hai chuyên gia Việt Namsẽ lựa chọn khoảng 80 bức ảnh để triểnlãm tại Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh vào cuối tháng 10/2014. Có 03

giải thưởng chính: Giải thưởng lớn trịgiá 2.500 USD sẽ được trao dưới dạnghỗ trợ chi phí cho người thắng cuộctham gia một khóa học, hội thảo, đinhiệm trú hoặc triển lãm về nhiếp ảnhtùy chọn. Tác phẩm đẹp nhất đượcchụp từ điện thoại thông minh đượcthưởng 6 triệu đồng tiền mặt. Giải khángiả bình chọn dành cho bức ảnh cóđông số người bình chọn nhất trị giá 6triệu đồng tiền mặt.

HH

Giải thưởng Tài năng 2014 dành cho các nghệ sỹ trẻ Việt Nam

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

nhân tố mới

18 số 1078 l 05.6.2014

Theo Sở VHTTDL TP. Đà Nẵng,trong 5 tháng đầu năm 2014, tổng lượtkhách tham quan, du lịch đến Đà Nẵngđạt 1,327 triệu lượt, tăng 11,5% so vớicùng kỳ 2013, đạt 36,9% so với kếhoạch năm 2014. Trong đó, khách quốctế đạt 407.287 lượt, tăng 19,6% so vớicùng kỳ 2013; khách nội địa đạt919.718 lượt, tăng 13,8% so với cùngkỳ năm 2013. Tổng thu nhập từ hoạtđộng du lịch đạt 3.484 tỷ đồng, tăng23,9% so với cùng kỳ năm 2013, đạt39,5% so với kế hoạch 2014.

Tuy nhiên, trước tình hình căngthẳng ở Biển Đông, qua khảo sát cáckhách sạn 3 - 5 sao trên địa bàn thànhphố, trước tháng 5, công suất phòng củakhách sạn đều đạt từ 60 đến trên 90%nhưng từ giữa tháng 5 đến nay, cáckhách sạn chỉ đạt 10-20% công suất.Nhiều hợp đồng đặt phòng bị phá vỡ đãđẩy các khách sạn vào tình trạng “cungvượt quá cầu” trong lúc tình hình kinhtế khó khăn và cạnh tranh gay gắt vớidoanh nghiệp nước ngoài. Tình hìnhcăng thẳng tại khu vực Biển Đông cũngđã gây ra tác động 2 chiều đối vớingành du lịch. Không chỉ thị trườngkhách nước ngoài du lịch đến Việt Nammà ngay cả thị trường khách Việt Namdu lịch ra nước ngoài cũng chịu tácđộng không nhỏ. Vitours có 300 kháchhủy tour, Vietravel có 200 khách hủytour… trong khoảng từ giữa tháng 5.

Trước tình hình trên, các hãng lữhành lên kế hoạch chủ động chuyểnhướng sang khai thác thị trường kháchquốc tế tiềm năng khác như Nhật Bản,

Hàn Quốc, Malaysia, Đông Nam Á vớiviệc tăng cường công tác xúc tiến,quảng bá cũng như tổ chức các chươngtrình Roadshow, Famtrip… Đồng thờiphối hợp với các hãng hàng không mởcác đường bay trực tiếp trong thời giantới như Nhật Bản (tháng 7/2014),Malaysia (tháng 8/2014)... để tăng thêmthị phần khách quốc tế. Ngành du lịchtiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trườngxa, truyền thống như Châu Âu,Australia, Mỹ với sản phẩm phù hợp,chính sách giá khuyến mãi cũng nhưnâng cao nguồn nhân lực địa phương.

Với việc đặt ra mục tiêu đón hơn 2,7triệu lượt khách nội địa trong tổng số 3,6triệu lượt khách đến Đà Nẵng, thị trườngnội địa đem lại nguồn doanh thu chủ yếucho du lịch thành phố. Để khai thác tốtnguồn khách nội địa trong mùa cao điểmtừ tháng 5 đến tháng 8, giải pháp trướcmắt là triển khai chương trình kích cầuvà tổ chức chương trình Roadshownhằm kéo khách từ 2 đầu đất nước về ĐàNẵng. Các công ty lữ hành cũng đề xuấtngành du lịch thành phố nên có chínhsách giảm giá vé máy bay, vé tham quantại các khu điểm du lịch… nhằm làmgiảm giá tour để thu hút khách nội địađến với Đà Nẵng nhiều hơn.

Riêng về khách du lịch nội địa, cáccông ty lữ hành cho biết, từ cuối tháng4 đến tháng 9 hàng năm là thời giankhách nội địa đi du lịch nhiều nhất,trong đó đắt khách nhất vẫn là loại hìnhdu lịch biển. Chiếm khoảng 80% trongtổng số lượt khách đến Đà Nẵng, thịtrường nội địa được xem là nguồn

khách chính đem lại nguồn thu lớn chongành du lịch thành phố. Vào thời điểmnày cũng vừa kết thúc mùa khách ChâuÂu, các chuyến tàu biển không cònnhộn nhịp như trước nữa, nên đây làmùa vàng của thị trường nội địa. Sốlượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăngđột biến trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5vừa qua dự báo một mùa du lịch hè đầysôi động để lữ hành và dịch vụ “hái ratiền”. Trong các nguồn khách ở thịtrường hai đầu đất nước đến Đà Nẵng,lữ hành chủ yếu khai thác nguồn kháchphía Bắc. Khảo sát một vài hãng lữhành lớn, hiện các tour từ miền Bắcđăng ký vào Đà Nẵng chiếm khoảng65-70% trong tổng số lượt khách nộiđịa đến thành phố.

Để thu hút và tạo nên các dịch vụphong phú, hấp dẫn khách du lịch, hènăm nay, ngành du lịch thành phố lênkế hoạch xây dựng một số sản phẩmđặc trưng để chào đón mùa du lịch mới.Với tiềm năng sông, núi và biển, ĐàNẵng sẽ tập trung phát triển sản phẩmdu lịch theo 3 hướng, gồm du lịch biển,du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái,trong đó lấy du lịch biển làm khâu độtphá để đưa ngành du lịch thành phốthành ngành kinh tế mũi nhọn. Đối vớidu lịch biển, thành phố tập trung pháttriển các dịch vụ thuyền buồm, lướtván, lặn biển, câu cá, du thuyền... vớicác khu du lịch biển quy mô lớn. Theokhảo sát, mặc dù đang vào mùa caođiểm du lịch nội địa nhưng so với nămngoái giá tour vẫn khá ổn định.

V.SơN

Đà Nẵng chuyển hướng thị trường khách du lịch quốc tế

Chiều 06/6, tại thành phố Cần Thơ,Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông CửuLong tổ chức hội nghị giao ban đánhgiá tình hình hoạt động ngành du lịchvùng Đồng bằng sông Cửu Long 5tháng đầu năm và đề ra kế hoạch thực

hiện từ nay đến cuối năm 2014. Trong 5 tháng qua, toàn vùng đã

thu hút được gần 11 triệu lượt kháchtham quan, du lịch, tăng gần 9%; tổngdoanh thu đạt được 2.566 tỉ đồng, tăng27% so cùng kỳ năm trước. Trong đó,

tỉnh Kiên Giang là địa phương đạtdoanh thu cao nhất với 647 tỉ đồng.

Nổi bật trong 5 tháng qua là lượngkhách quốc tế đến tham quan, nghỉ mátvùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng15,5% so cùng kỳ, với gần 803.700 lượt

5 tháng, 11 triệu lượt khách du lịch đến Đồng bằng sông Cửu Long

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

thônG tin trao đổi

19số 1078 l 05.6.2014

Bộ VHTTDL khẳng định, không cóchuyện đầu tư 10.000 tỉ đồng để xâydựng nhà hát. Nếu không có Quy hoạchsớm, rất có thể, một thời điểm nào đó,sẽ không còn quỹ đất cho các công trìnhvăn hoá.

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Việt Namkhoá XI vừa kết thúc cách đây khônglâu. Trong bài phát biểu bế mạc Hộinghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đãnêu rõ: Phải tiếp tục kế thừa, bổ sung vàphát triển những quan điểm của Đảngvề xây dựng và phát triển văn hóa đãđược nêu trong Nghị quyết Trung ương5 khóa VIII; đồng thời nhấn mạnh tưtưởng: văn hóa là nền tảng tinh thần củaxã hội, là mục tiêu, động lực và nguồnlực nội sinh quan trọng cho phát triểnbền vững đất nước; văn hóa phải đượcđặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xãhội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi vớiphát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội…

Rõ ràng, ở đây đã có một nhận thứcmới về vai trò, vị trí của văn hoá - “vănhoá phải được đặt ngang hàng với kinhtế, chính trị, xã hội”. Điều này là hết sứcquan trọng! Bởi soi vào lịch sử hàngnghìn năm dựng nước và giữ nước củadân tộc, điều làm nên sức mạnh để chiếnthắng kẻ thù xâm lược, chính là văn hoá!

Cũng cần nhấn mạnh rằng, việcnhắc lại kết quả Hội nghị Trung ương 9để một lần nữa tái khẳng định vai trò củavăn hoá trong mối quan hệ với chính trị,kinh tế. Từ nhận thức đó, trở lại với câu

chuyện đang gây xôn xao dư luận trongloạt bài “10.000 tỉ đồng xây nhà hát”được đăng tải trên các báo: Đất Việt,Lao Động… mới đây. Ở đây cũng cầnnói thêm, phản biện là một trong nhữngchức năng quan trọng của báo chí. Tuynhiên, phải hết sức khách quan và thểhiện cái nhìn toàn diện về một vấn đềnào đó, nhất là đối với những vấn đềmang tính chiến lược.

Trước hết, xin khẳng định, thời điểmnày, Bộ VHTTDL không đưa ra Đề ánnào đề cập nội dung “10.000 tỉ đồng xâynhà hát” ngoại trừ Đề án “Quy hoạch vàkế hoạch nâng cấp, xây mới các côngtrình văn hoá (nhà hát, rạp chiếu phim,nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giaiđoạn 2012-2020” đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt trước đó (Quyếtđịnh số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013)với tổng số vốn dự kiến đầu tư cho cả 4lĩnh vực: Nhà hát, Rạp chiếu phim,Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuậtvà trang thiết bị cơ sở vật chất là 10.800tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nướcchỉ chiếm 60,2%, tương đương 6.500 tỉđồng, được xem xét phân bổ cho 63tỉnh/thành từ nay đến năm 2020 cho cả4 lĩnh vực trên, còn lại là nguồn vốn xãhội hóa. Như vậy không thể có chuyện“10.000 tỉ đồng xây nhà hát” như mộtsố bài báo đã nêu.

“Ngành Văn hoá muốn đóng gópthực sự cho đất nước thì làm thế nào đểcó được nhiều tác phẩm, chương trìnhnghệ thuật có chất lượng cao, các nhàhát luôn chật người đến xem” (dẫn lời

tác giả Lê Thanh Phong - Báo Laođộng). Vâng. Đó chính là mục tiêuhướng đến của những người làm vănhoá. Và việc thực hiện từng bước cụ thểhoá các Nghị quyết của Đảng, Chiếnlược, Đề án… của Chính phủ chính lànhằm thực hiện mục tiêu đó. Sẽ khôngthể có một nền văn hoá phát triển toàndiện nếu không có những chiến lược,quy hoạch được thực hiện đồng bộ.

Hiện tại, cùng với việc sáng tác cáctác phẩm có giá trị nghệ thuật (đangđược Bộ VHTTDL triển khai theoQuyết định số 844/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ, thi sáng tác các tácphẩm có giá trị nghệ thuật giai đoạn1930-1975, dự kiến công bố kết quả vàodịp 19/5/2015); Nâng cấp, xây mới cáccông trình văn hoá theo Quyết định số88/QĐ-TTg… Bộ VHTTDL cũng đangxin ý kiến đóng góp vào Dự thảo “Quyhoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểudiễn đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030”.

Quy hoạch này chính là một bước cụthể hóa Chiến lược phát triển văn hóađến năm 2020, nhấn mạnh đến nhữnghạn chế và giải pháp khắc phục trong sựnghiệp phát triển văn học nghệ thuật nóiriêng để từng bước thể chế hóa các Nghịquyết của Đảng, trong đó nghệ thuậtbiểu diễn có vị trí quan trọng, vừa làphương tiện biểu đạt, vừa là thành tố tạonên bản sắc văn hoá Việt Nam; gópphần thúc đẩy nghệ thuật biểu diễn ViệtNam phát triển.

SoNg NguYêN

Nhận thức mới về văn hoá và câu chuyện xây dựng nhà hát

khách. Các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, TiềnGiang và Long An có mức tăng trưởngvề lượt khách cao. Tỉnh An Giang thuhút khách đến tham quan du lịch nhiềunhất với hơn 4,1 triệu lượt khách, chủyếu là khách tham quan lễ hội. TiềnGiang là tỉnh thu hút khách quốc tếnhiều nhất với hơn 264.000 lượt khách.

Từ nay đến cuối năm 2014, Hiệphội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Longphối hợp các tỉnh trong vùng xây dựngsản phẩm du lịch đặc thù từng tỉnh,triển khai công tác bình chọn côngnhận điểm du lịch tiêu biểu của vùngnăm 2014; tổ chức xây dựng đề ánkhoa học “Mô hình vườn sinh thái”

phục vụ du lịch tại huyện Phong Điền,thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, thực hiệnliên kết, quảng bá du lịch và tiếp tụctham gia hội đồng thẩm định điềuchỉnh quy hoạch phát triển du lịch CầnThơ giai đoạn từ nay đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030.

HuY LoNg

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1078 l 05.6.2014

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông Ty Tnhh mộT Thành VIên

In Và Văn hóa Phẩm

Ngày 03/6, Viện Hàn lâm Khoahọc xã hội Việt Nam tổ chức công bốgiới thiệu những tư liệu Hán Nômkhẳng định chủ quyền đối với hai quầnđảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùngbiển của Việt Nam ở Biển Đông.

Đây là những tư liệu Hán Nômtrong đó có nhiều tài liệu gốc lần đầutiên công bố và được tập hợp, xuất bảnthành sách “Một số tư liệu Hán Nômvề chủ quyền của Việt Nam đối với haiquần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cácvùng biển của Việt Nam ở BiểnĐông”, do Viện Nghiên cứu Hán Nômthực hiện, Nhà xuất bản Khoa học xãhội ấn hành tháng 5 năm 2014.

Cuốn sách cung cấp cho bạn đọctrong và ngoài nước một khối tư liệuHán Nôm được sưu tầm, tuyển chọncó hệ thống và tập trung, được phiênâm, dịch nghĩa có kèm văn bản chữHán và chữ Nôm. Trong đó có nhiềuthông tin rất có giá trị, quan trọngkhẳng định về chủ quyền, việc thực thichủ quyền của Việt Nam đối với haiquần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cácvùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa họcxã hội Việt Nam - Nguyễn XuânThắng nhấn mạnh: Đây là những tưliệu rất có giá trị khoa học, trong đó cónhiều tài liệu gốc lần đầu tiên công bố,sẽ là căn cứ lịch sử và pháp lý sinhđộng khẳng định chủ quyền cũng nhưcuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền củaViệt Nam đối với hai quần đảo HoàngSa, Trường Sa và các vùng biển củaViệt Nam ở Biển Đông.

Từ trước tới nay ở trong và ngoàinước đã có nhiều đề tài, công trình củacác học giả nghiên cứu về chủ quyềncủa Việt Nam đối với hai quần đảoHoàng Sa, Trường Sa và vùng biển củaViệt Nam ở Biển Đông. Mỗi côngtrình, đề tài đã tiếp cận từ nhiều nguồn

tài liệu khác nhau và các phương phápnghiên cứu khác nhau, tất cả đều thốngnhất khẳng định hai quần đảo HoàngSa, Trường Sa thuộc vùng biển ViệtNam ở Biển Đông, do Nhà nước ViệtNam quản lý và khai thác từ nhiều thếkỷ trong lịch sử.

Những tài liệu này sẽ được xuất bảnbằng tiếng Anh để đưa ra thế giới phụcvụ việc đấu tranh về chủ quyền TrườngSa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Viện trưởng Viện nghiên cứu HánNôm Trịnh Khắc Mạnh cho biết: Tưliệu Hán Nôm ghi chép về chủ quyềncủa Việt Nam đối với hai quần đảo vàcác vùng biển ở Biển Đông nêu trênkhông phải là toàn bộ tư liệu HánNôm, mà chỉ là bước đầu giới thiệumột số tư liệu Hán Nôm nguyên bảntrong chặng đường dài sưu tập, nghiêncứu tư liệu. Điều này chứng tỏ, tronglịch sử Hoàng Sa thuộc chủ quyền củaViệt Nam, nhà nước Trung Quốc mớichiếm đoạt từ đầu năm 1974 mà thôi.Trong lịch sử, các bản đồ của TrungQuốc và phương Tây đã thể hiện rất rõđiều này.

Tập sách giới thiệu 46 tư liệu HánNôm của các nhà khoa học Việt Namvề chủ quyền của Việt Nam đối vớikhông chỉ 2 quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa mà còn các vùng biển củaViệt Nam. Tư liệu gồm bản đồ, địa chí,văn bản hành chính, tạp văn, cùngnhiều loại tài liệu khác, có những tàiliệu đã được công bố ở các dạng khácnhau, nhưng đây là lần đầu tiên chocông bố nguyên bản. Viện có thêmphát hiện về cuốn sách “Giao châu dưđịa chí”, được đề viết lại theo cuốn củaTrương Phụ Mộc Thạch đời nhà Minh(Trung Quốc) cũng khẳng định HoàngSa, Trường Sa là của Việt Nam .

Căn cứ vào các tư liệu Hán Nômnày cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa làhai quần đảo nằm ở Biển Đông thuộclãnh thổ Việt Nam, do nhà nướcphong kiến các triều quản lý. Haiquần đảo này từ rất lâu đã trở thànhđịa điểm của cư dân Việt Nam sinhsống và khai thác sản vật, thành đốitượng ghi chép và nghiên cứu của cácnhà khoa học Việt Nam.

t.t.N

Công bố những tư liệu Hán Nôm khẳng định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu tư liệu cổkhẳng định Hoàng Sa,Trường Sa là của Việt Nam