toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1102 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn Hóa, tHể tHao và Du LịcH Số 1102 ngày 20/11/2014 Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Tr.3) - Hướng dẫn công tác gia đình năm 2015 (Tr.2) - Đạt nhiều kết quả trong việc trùng tu di tích Cố đô Huế (Tr.15) - Tôn vinh di sản văn hóa biển đảo Việt Nam (Tr.20) Phố cổ Hội An - Bảo tồn và phát huy giá trị Bài Chòi gắn với phát triển du lịch (Tr.16) Sơn La: Phát hiện nhiều dụng cụ lao động của người cổ xưa (Tr.17) Thư chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2014, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ VHTTDL, tôi gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cán bộ, công nhân viên chức, học viên, sinh viên và học sinh các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trung tâm văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch. Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2014 đến với chúng ta trong không khí toàn Ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang tích cực thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, là năm học có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Năm đầu tiên Ngành văn hóa, thể thao và du lịch triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 06/9/2014 tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. (Xem tiếp trang 4) Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 Từ ngày 20/11-03/12/2014, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3. Triển lãm được tổ chức định kỳ 5 năm một lần, do Bộ VHTTDL chỉ đạo, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì tổ chức. (Xem tiếp trang 6) trong số nàY Tờ trình về việc ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Ngày 17/4/2014, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 254/TTr-BVHTTDL trình Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015). (Xem tiếp trang 9)

Upload: pham-viet-long

Post on 10-Jul-2015

115 views

Category:

News & Politics


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1102 ngày 20/11/2014

Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 nămNgày Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước

(Tr.3)- Hướng dẫn công tác gia đìnhnăm 2015

(Tr.2)- Đạt nhiều kết quả trong việctrùng tu di tích Cố đô Huế

(Tr.15)- Tôn vinh di sản văn hóa biển đảo Việt Nam

(Tr.20)Phố cổ Hội An - Bảo tồn

và phát huy giá trị Bài Chòigắn với phát triển du lịch

(Tr.16)Sơn La: Phát hiện nhiều dụng cụ

lao động của người cổ xưa(Tr.17)

Thư chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam20/11/2014, thay mặt Ban Cán sự Đảng,Lãnh đạo Bộ VHTTDL, tôi gửi lời chúcmừng tốt đẹp nhất đến các thầy giáo, côgiáo, huấn luyện viên, cán bộ, công nhânviên chức, học viên, sinh viên và học sinhcác cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trung tâmvăn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao vàdu lịch.

Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2014 đếnvới chúng ta trong không khí toàn Ngànhvăn hóa, thể thao và du lịch đang tích cựcthi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội toànquốc lần thứ XI của Đảng, là năm học có ý nghĩa rất quan trọng trong tiếntrình thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lầnthứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế; Năm đầu tiên Ngành văn hóa, thể thao và du lịch triển khai thựchiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 06/9/2014 tại Hội nghị lần thứ chín BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa,con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

(Xem tiếp trang 4)

Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3

Từ ngày 20/11-03/12/2014, tạiBảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễnra Triển lãm Mỹ thuật ứng dụngtoàn quốc lần thứ 3. Triển lãm đượctổ chức định kỳ 5 năm một lần, doBộ VHTTDL chỉ đạo, Cục Mỹthuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủtrì tổ chức. (Xem tiếp trang 6)

trong số này

Tờ trình về việc ban hành Quyết định phêduyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷniệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước

Ngày 17/4/2014, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 254/TTr-BVHTTDLtrình Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc ban hành Quyết định phê duyệtĐề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015).

(Xem tiếp trang 9)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1102 l 20.11.2014

Ngày 11/11/2014, Bộ VHTTDL banhành Công văn số 4042/BVHTTDL-GĐgửi các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể, UBNDvà Sở VHTTDL các tỉnh/thành hướngdẫn công tác gia đình năm 2015.

Theo đó, với chủ đề “Xây dựng nhâncách người Việt Nam từ giáo dục đạođức, lối sống trong gia đình” các nhiệmvụ trọng tâm công tác gia đình năm 2015gồm: Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thịsố 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của BanBí thư khóa IX về “Xây dựng gia đìnhthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước”. Đánh giá, báo cáo tình hình thựchiện Chiến lược phát triển gia đình ViệtNam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030 và các văn bản, đề án, chương trình,kế hoạch thực hiện công tác gia đình giaiđoạn 2011-2015.

Tập trung nguồn lực thực hiện cóhiệu quả các đề án, chương trình củaChiến lược phát triển gia đình Việt Namđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.Tiếp tục kiện toàn, thành lập Ban Chỉđạo công tác gia đình các cấp. Tổ chức

hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tếHạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình ViệtNam (28/6), Ngày thế giới xóa bỏ bạolực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11).Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phòng,chống bạo lực gia đình và bình đẳng giớitrong gia đình. Tổng kết, đánh giá việcthực hiện Kế hoạch hành động phòng,chống bạo lực gia đình của Bộ VHTTDLgiai đoạn 2008-2015 (Quyết định số4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16/10/2008của Bộ trưởng Bộ VHTTDL). Thực hiệnĐề án Tuyên truyền giáo dục đạo đức,lối sống trong gia đình Việt Nam giaiđoạn 2010-2020; Đề án Tuyên truyền,giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ ViệtNam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước; Đề án Hỗ trợ,chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần củangười cao tuổi; Các chương trình phốihợp thực hiện công tác gia đình giữa BộVHTTDL và Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, HộiNgười cao tuổi Việt Nam, Công đoànViên chức Việt Nam. Tổ chức các hoạt

động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụcông tác gia đình cho đội ngũ cán bộ làmcông tác gia đình các cấp. Tập trungnâng cao hiệu quả công tác thu thập dữliệu, tổng hợp báo cáo số liệu về gia đìnhvà phòng, chống bạo lực gia đình. Tăngcường hoạt động kiểm tra, giám sátchuyên ngành, liên ngành về công tácgia đình. Tích cực hợp tác quốc tế tronglĩnh vực gia đình. Tiếp tục triển khai thựchiện có hiệu quả các chương trình, dự ánhợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lựcgia đình.

Bộ VHTTDL yêu cầu Sở VHTTDLcác tỉnh/thành căn cứ vào Công vănhướng dẫn, tham mưu UBND tỉnh/thànhchỉ đạo thực hiện công tác gia đình năm2015, xây dựng, triển khai thực hiện kếhoạch có hiệu quả phù hợp với tình hìnhthực tế tại địa phương. Đồng thời, tổnghợp, đánh giá kết quả chỉ đạo, triển khaithực hiện các nhiệm vụ, báo cáo Tỉnh ủy,Thành ủy, HĐND, UBND và BộVHTTDL theo quy định.

H.Quân

Hướng dẫn công tác gia đình năm 2015

Ngày 10/11/2014, Bộ VHTTDL banhành Quyết định số 3752/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Kế hoạchkiểm tra, làm việc với một số Liên đoàn,Hiệp hội thể thao về tình hình hoạt độngvà thực hiện các quy định pháp luật vềcông tác quản lý hội.

Mục đích của việc kiểm tra nhằmnắm tình hình về công tác quản lý nhànước đối với Liên đoàn, Hiệp hội thểthao để kịp thời nhắc nhở, đề xuất xử lýnhững tồn tại, hạn chế trong công tácquản lý nhà nước về Liên đoàn, Hiệphội thể thao; qua kiểm tra đề xuất đưa racác kiến nghị về chính sách, chế độ quyđịnh của Nhà nước về công tác quản lýLiên đoàn, Hiệp hội thể thao cũng nhưcác nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đốivới cán bộ công chức phụ trách về lĩnh

vực công tác này; góp phần nâng caohơn nữa công tác quản lý nhà nước vềthể dục thể thao, đáp ứng yêu cầu trongtình hình mới; kiểm tra việc chấp hànhquy định của pháp luật và thực hiện điềulệ của Liên đoàn, Hiệp hội thể thao, làmrõ những ưu điểm, khuyết điểm, đánhgiá đúng kết quả hoạt động của Liênđoàn, hiệp hội thể thao, kịp thời độngviên hoặc đôn đốc, nhắc nhở, đề xuất xửlý theo quy định của pháp luật; tăngcường quản lý nhà nước đối với Liênđoàn, Hiệp hội thể thao, tạo điều kiện đểLiên đoàn, Hiệp hội thể thao hoạt độngđúng hướng và hiệu quả.

Nội dung kiểm tra bao gồm: Tổchức bộ máy của Liên đoàn, Hiệp hộithể thao; việc thực hiện Nghị quyết Đạihội và Điều lệ Liên đoàn, Hiệp hội thể

thao; triển khai các chương trình hoạtđộng của Liên đoàn, Hiệp hội thể thao;tổ chức đại hội của các Liên đoàn, Hiệphội thể thao; việc xây dựng các quy chếhoạt động của Liên đoàn, Hiệp hội thểthao; việc thành lập và hoạt động củacác tổ chức, đơn vị thuộc Liên đoàn,Hiệp hội thể thao; phát triển hội viênLiên đoàn, Hiệp hội thể thao; quan hệvới cơ quan quản lý nhà nước về lĩnhvực Liên đoàn, Hiệp hội thể thao hoạtđộng; về chấp hành pháp luật nhà nướccủa các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao;những kiến nghị, đề xuất.

Việc kiểm tra sẽ được thực hiện vàotháng 11-12/2014 do lãnh đạo BộVHTTDL làm Trưởng đoàn hoặc ủyquyền lãnh đạo Tổng cục Thể dục thểthao làm Trưởng đoàn. H.Quân

Kế hoạch kiểm tra, làm việc với một số Liên đoàn, Hiệp hội thể thao

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1102 l 20.11.2014

Bộ VHTTDL vừa ban hành Kếhoạch số 4082/KH-BVHTTDL ngày13/11/2014 về việc tổ chức kỷ niệm40 năm Ngày Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015) của Bộ VHTTDL.

Việc ban hành Kế hoạch của Bộnhằm thống nhất trong toàn NgànhVHTTDL chủ động triển khai cáchoạt động văn hóa, nghệ thuật, triểnlãm, cổ động tuyên truyền, thể thaothiết thực, hiệu quả, tiết kiệm nhằmtuyên truyền giáo dục các tầng lớpnhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ vềtruyền thống yêu nước, lòng tự tôn,tự hào dân tộc; bám sát đề cương,hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tổchức cấp quốc gia và cơ quan cóthẩm quyền; Đảm nhiệm tốt nhiệmvụ thường trực Ban Tổ chức cấp quốcgia, Bộ phận giúp việc Ban Tổ chứccấp quốc gia; có sự phối hợp chặt chẽ

với các Ban, Bộ, ngành và cáctỉnh/thành có liên quan trong chỉ đạo,tổ chức các hoạt động kỷ niệm, đặcbiệt trong Mít tinh, diễu binh, diễuhành ngày 30/4/2014 tại TP. Hồ ChíMinh; Chủ động thực hiện tốt cácnhiệm vụ do Trưởng Ban Tổ chứccấp quốc gia phân công tổ chức cáchoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Giảiphóng miền Nam, thống nhất đấtnước (30/4/1975-30/4/2015).

Theo đó, nội dung hoạt động míttinh, diễu binh, diễu hành ngày30/4/2015 tại TP. Hồ Chí Minh baogồm: Xây dựng Đề án Mít tinh, diễubinh, diễu hành do Bộ chủ trì, phốihợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,Văn phòng Chính phủ và TP. Hồ ChíMinh xây dựng Đề án, hoàn thànhtrước ngày 31/10/2014, đồng thờiphối hợp tham gia thực hiện cácnhiệm vụ theo phân công, theo dõi,

đôn đốc việc thực hiện Đề án, báocáo Thủ tướng Chính phủ, TrưởngBan Tổ chức cấp quốc gia.

Các hoạt động tuyên truyền khácbao gồm: Họp báo của Ban Tổ chứccấp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh doBộ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyêngiáo Trung ương, Bộ Thông tin vàTruyền thông, Bộ Quốc phòng, BộCông an, Bộ Ngoại giao, UBND TP.Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vịliên quan thực hiện; Tổ chức các hoạtđộng văn hóa, triển lãm, điện ảnhnhư Tuần lễ phim quốc gia (Cục Điệnảnh chủ trì), Liên hoan tuyên truyềnlưu động, liên hoan ca khúc cáchmạng tại TP. Hồ Chí Minh (Cục Vănhóa cơ sở chủ trì), Các triển lãmchuyên đề, triển lãm tranh cổ động(Cục Văn hóa cơ sở, Thư viện quốcgia Việt Nam chủ trì).

H.Quân

Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ông Trần Hồng Nga - Phó Chủtịch UBND tỉnh Hà Nam, TrưởngBan Tổ chức địa phương đăng caiĐại hội Thể dục thể thao toàn quốclần thứ VII tại tỉnh Hà Nam cho biết:Chỉ còn khoảng hơn chục ngày nữacác trận thi đấu môn bóng đá nữ, mộttrong những môn thi đấu quan trọngtại Đại hội sẽ diễn ra tại tỉnh HàNam. Hiện địa phương đã hoàn tấtcông tác chuẩn bị, đảm bảo các điềukiện tốt nhất để phục vụ các đoànvận động viên, khách mời đại biểuvà các phóng viên của các cơ quanbáo chí đến tác nghiệp, đưa tin.

Là một trong những địa phươngdiễn ra các môn thi đấu của Đại hội,năm nay, tỉnh Hà Nam đăng cai tổ

chức 4 môn thi đấu trong chươngtrình Đại hội, gồm: Bóng đá nữ, bóngđá nam, bóng chuyền và Taekwondo.Theo kế hoạch, môn bóng đá nam vàbóng đá nữ sẽ được tổ chức thi đấutại Sân vận động tỉnh Hà Nam. TạiNhà thi đấu đa năng tỉnh Hà Nam vớisức chứa 7.600 chỗ ngồi sẽ là nơidiễn ra các trận đấu của môn Bóngchuyền và Taekwondo.

Ông Nguyễn Đức Toàn - Giámđốc Sở VHTTDL Hà Nam, Phó BanTổ chức địa phương đăng cai chobiết, đến nay, các công tác chuẩn bịphục vụ Đại hội đã được các tiểu banlên kế hoạch chi tiết. Tỉnh bố trí 17khách sạn dành cho các khách mời,các đoàn vận động viên. Ban Tổ

chức yêu cầu các khách sạn, nơiphục vụ các vận động viên phải đảmbảo yêu cầu về cơ sở vật chất, vệsinh an toàn thực phẩm. Tại mỗikhách sạn sẽ bố trí hai hướng dẫnviên thường trực trong suốt quá trìnhdiễn ra các môn thi đấu của Đại hội.

Để phục vụ khán giả tốt nhất, tạicác địa điểm thi đấu, Ban Tổ chức sẽbố trí thêm các nhà vệ sinh di động,bãi trông giữ phương tiện, dịch vụ đồăn nhẹ. Các nhà cung cấp dịch vụviễn thông cũng được yêu cầu phảiđảm bảo thông tin liên lạc phục vụcho báo chí tác nghiệp tại Đại hội.

Hiện nay, việc cải tạo, tu bổ cáccơ sở hạ tầng của Sân vận động tỉnhHà Nam đã hoàn tất. Nhà thi đấu đanăng tỉnh cũng đã xong cơ bản cáchạng mục phục vụ cho môn Bóngchuyền và Taekwondo.

nguyễn CúC

Hà Nam tổ chức 4 môn thi đấu tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

4 số 1102 l 20.11.2014

quản lý nhà nước

Ngày 12/11, Bộ VHTTDL đã cóCông văn số 4061/BVHTTDL-DSVHđồng ý chủ trương điều chỉnh diện tíchkhu vực khoanh vùng bảo vệ di tích núiBà Đen, xã Thạnh Tân và phường NinhSơn, thành phố Tây Ninh, tỉnh TâyNinh theo đề nghị của UBND tỉnh TâyNinh. Theo đó, Bộ VHTTDL đồng ýđiều chỉnh diện tích khi vực khoanhvùng bảo vệ theo hướng thu hẹp lại sovới hồ sơ di tích đã được xếp hạng năm1989 theo tiêu chí danh lam thắng cảnh.Tuy nhiên, để đảm bảo giữ được các

yếu tố tạo nên giá trị cảnh quan thiênnhiên của di tích núi Bà Đen, đề nghịUBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo cơ quanchuyên môn lập Bản đồ khoanh vùngbảo vệ không chỉ đối với 06 địa điểm ditích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã nêutrong Công văn số 2705/UBND-VXngày 21/10/2014 đối với khu vực cảnhquan thiên nhiên núi Bà Đen có giá trịthẩm mỹ hoặc đa dạng sinh học cũngcần đưa vào khu vực bảo vệ I.

Bản đồ và Biên bản điều chỉnhkhoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích

cần thống nhất với nhau tất cả cácthông số (diện tích, tọa độ, hướng, giápgiới…) có đầy đủ dấu xác nhận của cơquan liên quan theo quy định tại Thôngtư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày14/7/2011 của Bộ VHTTDL quy địnhvề nội dung hồ sơ khoa học để xếphạng di tích lịch sử - văn hóa và danhlam thắng cảnh. Bộ VHTTDL sẽ xemxét, thỏa thuận khi nhận được Bản đồvà Biên bản điều chỉnh khoanh vùngcác khu vực bảo vệ di tích núi Bà Đen.

H.PHượng

Bộ VHTTDL vừa có Công văn số4031/BVHTTDL-DSVH ngày 10/11gửi UBND tỉnh Quảng Nam về đềnghị thỏa thuận Dự án bảo tồn vàphát huy giá trị Khu di tích Căn cứĐặc khu ủy Quảng Đà, Quảng Nam.Theo đó, Bộ VHTTDL đồng ý thỏathuận Dự án đầu tư bảo tồn và pháthuy giá trị Khu di tích lịch sử Căn cứĐặc khu ủy Quảng Đà, bao gồm cácnội dung: Phục hồi nhà đồng chí Bíthư Đặc khu ủy, nhà Phó Bí thư, hộitrường tổ chức đại hội Đặc khu ủy

(nhà Hội trường), văn phòng Đặc khuủy, khối nhà ăn; xây dựng bia di tích,đường giao thông, cấp điện, cấpnước, san nền, phòng chống cháy nổ.

Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đềsau: Điều chỉnh kích thước mặt bằngvà chiều cao đuôi mái các công trìnhphục hồi theo ý kiến của các nhânchứng lịch sử và bổ sung phương ánbảo vệ nền móng, dấu vết các côngtrình di tích. Nghiên cứu phương ánsử dụng bê tông giả đất để làm bềmặt sân đường nội bộ di tích. Dự án

cần bổ sung phương án phục dựngnội thất của các công trình phục hồi,tạo điều kiện để phát huy giá trị ditích. Do thuyết minh dự án khôngnêu rõ lý do, sự cần thiết xây dựngnhà bia tưởng niệm và hầm trú ẩn, vìvậy, Bộ VHTTDL không đủ cơ sở cóý kiến về hai công trình này. BộVHTTDL đề nghị UBND tỉnh QuảngNam chỉ đạo các cơ quan liên quanlưu ý hoàn thiện hồ sơ trước khi phêduyệt và triển khai các bước tiếp theotheo quy định hiện hành, đồng thờitiếp tục phối hợp chặt chẽ với cácnhân chứng lịch sử trong suốt quátrình triển khai thực hiện.

H.PHượng

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Căn cứĐặc khu ủy Quảng Đà, Quảng Nam

Điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích núi Bà Đen, Tây Ninh

Tôi vui mừng nhận thấy các cơ sởđào tạo trong toàn Ngành đang tiếp tụcphát huy truyền thống “dạy tốt, học tốt,tất cả vì học sinh thân yêu”, quy môđào tạo từng bước được mở rộng; chấtlượng ngày càng được nâng cao,chương trình, giáo trình, kiểm địnhchất lượng đào tạo, ứng dụng côngnghệ thông tin trong giảng dạy và họctập bước đầu đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế-xã hội; công tác đào tạonhân lực cho khu vực dân tộc thiểu số,vùng sâu, vùng xa được ưu tiên, chú

trọng. Đạt được những thành tích nàylà nhờ sự tích cực, chủ động, sáng tạocủa các thầy giáo, cô giáo, huấn luyệnviên, cán bộ, công nhân viên chức, họcviên, sinh viên và học sinh các trường.Tôi tin tưởng rằng, thầy và trò cáctrường sẽ nỗ lực hơn nữa trong côngtác đào tạo, phát hiện, bồi dưỡng nhântài, tiếp tục đổi mới toàn diện chấtlượng dạy và học, xây dựng môitrường văn hóa, thân thiện cho họcsinh, sinh viên, gắn kết đào tạo vớigiáo dục truyền thống dân tộc, văn hóa

và đạo đức nghề nghiệp tạo nguồnnhân lực có kiến thức vững vàng, kỹnăng nghề nghiệp tốt, có ý chí, bản lĩnhvà khát vọng cống hiến cho đất nướcnhư lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy“Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp vànhân dân, Tổ quốc và nhân loại”.

Chúc các thầy giáo, cô giáo, huấnluyện viên, cán bộ, công nhân viênchức, các em học sinh, sinh viên sứckhoẻ, hạnh phúc.

Hoàng Tuấn AnhUỷ viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng

Thư chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam... (Tiếp theo trang 1)

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

5số 1102 l 20.11.2014

quản lý nhà nước

Tổng cục Du lịch đã phối hợp vớiVụ Pháp chế tổ chức Hội nghị triển khaithi hành Hiến pháp năm 2013, tuyêntruyền, phổ biến sâu rộng tinh thần vànội dung Hiến pháp đến toàn thể côngchức, viên chức và người lao động cácđơn vị thuộc Tổng cục Du lịch.

Tại Hội nghị, đồng chí HoàngMinh Thái - Vụ trưởng Vụ Pháp chế,Bộ VHTTDL đã phổ biến những nộidung, ý nghĩa việc thi hành Hiến phápnăm 2013, với 11 Chương, 120 Điều,trong đó tập trung vào những điểmmới tại Chương I - Chế độ chính trị,Chương II - Quyền con người, quyềnvà nghĩa vụ cơ bản của công dân,Chương V - Quốc hội, Chương IX -

Chính quyền địa phương…Hiến pháp Nước CHXHCN Việt

Nam đã được Quốc hội khoá XIII, kỳhọp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013(có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014)là sự bảo đảm về chính trị, tạo pháplý vững chắc cho dân tộc, nhân dân vànhà nước vượt qua những thách thứckhó khăn, vững bước tiến lên trongthời kỳ mới, là Hiến pháp vừa kế thừagiá trị to lớn của các bản Hiến phápcác năm 1946, 1959, 1980 và 1992,vừa thể chế hóa các quan điểm,phương hướng, nội dung phát triển đãđược khẳng định trong Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên CNXH (được bổ sung, phát

triển năm 2011).Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao

đổi về những điểm còn chưa rõ trongHiến pháp và được báo cáo viên giảiđáp một cách cụ thể, chi tiết. Có thểkhẳng định, việc tổ chức triển khai thihành Hiến pháp năm 2013 của Tổngcục Du lịch là hết sức quan trọng nhằmphổ biến, phát huy các giá trị của Hiếnpháp, đặc biệt là những điểm mới, tiếnbộ, qua đó góp phần nâng cao nhậnthức của toàn thể cán bộ, công chức,viên chức và người lao động của Tổngcục vào công tác chuyên môn cũngnhư trong cuộc sống trên tinh thầnthượng tôn pháp luật.

ĐìnH Hiếu

Ngày 13/11, Thủ tướng Chính phủđã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thểphát triển văn hóa, gia đình, thể dụcthể thao và du lịch vùng Kinh tế trọngđiểm miền Trung đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030. Theo đó, 5tỉnh/thành: Thừa Thiên Huế, ĐàNẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi vàBình Định sẽ phát triển văn hóa theohướng toàn diện, tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc; xây dựng gia đình vănhóa, hòa thuận, hạnh phúc; phát triểnsâu rộng thể dục thể thao quần chúng,chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểusố; phát triển du lịch theo hướngchuyên nghiệp, hiện đại, hình thànhnhững sản phẩm du lịch biển đảo vàdu lịch di sản có thương hiệu, sứccạnh tranh cao. Phát triển thành phốĐà Nẵng và thành phố Huế (ThừaThiên Huế) trở thành trung tâm vănhóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa họcvà đào tạo nhân lực văn hóa nghệthuật và gia đình cho khu vực miền

Trung và Tây Nguyên đáp ứng yêucầu tổ chức các sự kiện văn hóa nghệthuật cấp quốc gia và quốc tế; thànhphố Quy Nhơn (Bình Định) trở thànhtrung tâm văn hóa phía nam củaVùng, có sự liên kết chặt chẽ với khuvực Tây Nguyên; Đề cử Tổ chức Giáodục, Khoa học và Văn hóa của Liênhợp quốc (UNESCO) công nhậnNghệ thuật Bài Chòi là di sản văn hóaphi vật thể đại diện của nhân loại vàonăm 2015; phấn đấu đến năm 2020, có90% số hộ gia đình được công nhậndanh hiệu gia đình văn hóa... Về dulịch, phát triển Vùng Kinh tế trọngđiểm miền Trung trở thành trung tâmdu lịch lớn của cả nước, có các sảnphẩm đặc thù, có sức cạnh tranh cao;phấn đấu đến năm 2030, đón khoảng10 triệu lượt khách du lịch quốc tế vàphục vụ khoảng 15 triệu lượt khách dulịch nội địa; tổng thu từ khách du lịchđạt trên 80 nghìn tỷ đồng; tạo được140 nghìn việc làm trực tiếp.

Bên cạnh đó, Vùng sẽ tập trung

phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặcthù như: du lịch di sản văn hóa và dulịch biển đảo, trong đó ưu tiên pháttriển sản phẩm du lịch đô thị gắn vớisự kiện, lễ hội, du lịch văn hóa lịch sử,du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡngbiển, du lịch sinh thái biển; Tập trungphát triển 6 khu du lịch quốc gia là:Lăng Cô - Cảnh Dương (Thừa ThiênHuế), Sơn Trà, Bà Nà (Đà Nẵng), CùLao Chàm (Quảng Nam), Mỹ Khê(Quảng Ngãi), Phương Mai (BìnhĐịnh); 05 điểm du lịch quốc gia là:Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), NgũHành Sơn (Đà Nẵng), Mỹ Sơn(Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi),Trường Lũy (Quảng Ngãi, BìnhĐịnh); 3 đô thị du lịch là: Huế, ĐàNẵng, Hội An; Phát triển các tuyến dulịch trọng điểm: “Con đường di sảnASEAN”, du lịch caravan theo hànhlang Đông-Tây, du lịch sinh thái biểnđảo, du lịch tìm hiểu văn hóa các dântộc thiểu số....

H.PHượng

Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, TDTT và du lịchvùng Kinh tế trọng điểm miền Trung

Tổng cục Du lịch triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

6 số 1102 l 20.11.2014

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa ban hành Kếhoạch số 4081/KH-BVHTTDL ngày13/11/2014 tổ chức các hoạt động kỷniệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bí thưNguyễn Văn Linh (01/7/1915-01/7/2015) của Bộ VHTTDL.

Nội dung các hoạt động gồm:Chương trình nghệ thuật đặc biệt diễnra vào tối ngày 29/6/2015 tại Quảngtrường tỉnh Hưng Yên; Lễ dâng hươngtại Khu lưu niệm Tổng Bí thư NguyễnVăn Linh tại xã Giai Phạm, huyện YênMỹ, tỉnh Hưng Yên; Hội thảo khoahọc, chủ đề “Đồng chí Nguyễn VănLinh với cách mạng Việt Nam và quêhương Hưng Yên”; tổ chức các hoạt

động văn hóa, triển lãm tranh, ảnh vềcuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thưNguyễn Văn Linh…

Theo Kế hoạch, toàn Ngành vănhóa, thể thao và du lịch chủ động triểnkhai các hoạt động văn hóa, nghệ thuật,triển lãm, cổ động tuyên truyền, thểthao thiết thực, hiệu quả, tiết kiệmnhằm tuyên truyền giáo dục các tầnglớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ vềtruyền thống yêu nước, lòng tự tôn, tựhào dân tộc.

Quá trình triển khai, các đơn vị phảibám sát đề cương, hướng dẫn tuyêntruyền của Ban Tổ chức cấp quốc giavà cơ quan có thẩm quyền; đảm nhiệm

tốt nhiệm vụ thường trực Ban Tổ chứccấp quốc gia, bộ phận giúp việc Ban Tổchức cấp quốc gia; có sự phối hợp chặtchẽ với các Ban, Bộ, ngành và cáctỉnh/thành có liên quan trong chỉ đạo,tổ chức các hoạt động kỷ niệm, đặc biệttrong Lễ kỷ niệm sáng ngày 30/6/2015;chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ doTrưởng Ban Tổ chức cấp quốc gia phâncông tại Quyết định số 1862/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ ngày21/10/2014 phê duyệt Kế hoạch tổchức các hoạt động kỷ niệm 100 nămNgày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn VănLinh (01/7/1915-01/7/2015).

H.Quân

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số3774/QĐ-BVHTTDL ngày 12/11/2014phê duyệt Kế hoạch biên soạn tài liệuHướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụsách, báo tại các Điểm Bưu điện - Vănhóa xã. Theo đó, tài liệu hướng dẫn tổchức hoạt động phục vụ sách, báo tạicác Điểm Bưu điện - Văn hóa xã đượcdùng để làm tài liệu cho cán bộ thưviện tỉnh/thành tập huấn, hướng dẫnnhân viên Điểm Bưu điện - Văn hóaxã; đồng thời là cẩm nang cho nhânviên Điểm Bưu điện - Văn hóa xãtrong việc tổ chức, hoạt động phục vụsách báo tại Điểm Bưu điện - Văn hóaxã. Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) chủtrì, phối hợp với Tổng công ty Bưu

điện Việt Nam (Bộ Thông tin vàTruyền thông) thực hiện biên soạn.Đối tượng cung cấp tài liệu: Thư việncông cộng 63 thư viện tỉnh/thành; 652thư viện huyện/thị và các Điểm Bưuđiện - Văn hóa xã nằm trong phạm vịtriển khai Chương trình phối hợpcông tác số 430/CTr-BVHTTDL-BTTTT ngày 04/02/2013 giữa BộVHTTDLvà Bộ Thông tin và Truyềnthông trong việc tăng cường tổ chứchoạt động phục vụ sách, báo tại cácĐiểm Bưu điện - Văn hóa xã giaiđoạn 2013-2020.

Nhiệm vụ chính: Biên soạn tài liệuHướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụsách, báo tại các Điểm Bưu điện - Văn

hóa xã; số lượng trang: 50 trang; khổ14,5cm x 19,5cm; Số lượng in: 5000bản; Phát hành cho các đối tượng quyđịnh tại mục 4 của Kế hoạch này.Tháng 10/2014: Phê duyệt Kế hoạch;thống nhất đề cương chi tiết tài liệu;hoàn thành dự thảo lần 1; Tháng01/2015: Hiệu đính bản thảo, thẩmđịnh, nghiệm thu tài liệu; Tháng 02-03/2015: In ấn, phát hành. BộVHTTDL có trách nhiệm biên soạn, inấn; Tổng công ty Bưu điện Việt Namphát hành đến các đối tượng theo quyđịnh; Sở VHTTDL tổ chức tập huấncho nhân viên Điểm Bưu điện - Vănhóa xã.

H.PHượng

Hướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểmBưu điểm - Văn hóa xã

Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toànquốc lần thứ 3 giới thiệu 459 tácphẩm, bộ tác phẩm của 222 tác giả từ13 tỉnh/thành gửi tham dự. Hội đồngNghệ thuật đã chọn 189 tác phẩm, bộtác phẩm để trưng bày; trong đó, có 27

tác phẩm được trao giải thưởng gồm:02 giải Nhất, 03 giải Nhì, 04 giải Bavà 18 giải Khuyến khích. Triển lãm làdịp để công chúng, các nhà sản xuất,doanh nghiệp, những người yêu thíchvà quan tâm đến lĩnh vực mỹ thuật

ứng dụng có thể chiêm ngưỡng các tácphẩm chọn lọc, có giá trị thẩm mỹ, cótính sáng tạo và khả năng ứng dụngtrong đời sống cũng như trong sảnxuất, thân thiện với môi trường.

H.L

Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng... (Tiếp theo trang 1)

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

7số 1102 l 20.11.2014

quản lý nhà nước

Để phục vụ cho Hội nghị Tổngkết công tác Văn hóa, Thế thao vàDu lịch năm 2014, triển khai Kếhoạch công tác năm 2015; BộVHTTDL đã có văn bản số4041/BVHTTDL-TV gửi SởVHTTDL các tỉnh/thành hướng dẫntổng kết công tác thư viện và thi đuakhen thưởng năm 2014.

Theo đó, văn bản hướng dẫn Báocáo Tổng kết công tác thư viện năm2014: Phạm vi, nội dung báo cáo:Báo cáo toàn diện công tác thư việncủa tỉnh/thành bao gồm: công tácquản lý nhà nước và hoạt động thưviện trên địa bàn (gồm hoạt độngcủa thư viện cấp tỉnh, các thư việncấp huyện, cấp xã và cơ sở...). Báocáo gồm: Báo cáo thành văn và báo

cáo số liệu.Về công tác thi đua, khen thưởng

trong lĩnh vực thư viện năm 2014:Hình thức, đối tượng khen thưởng:Cờ thi đua xuất sắc của Bộ: 03 cờcho thư viện cấp tỉnh của 03 khu vực(Miền Bắc: Khu vực miền núi phíaBắc và đồng bằng sông Hồng; MiềnTrung: Khu vực Bắc miền Trung vàNam Trung bộ-Tây Nguyên; MiềnNam: Khu vực miền Đông và cựcNam Trung bộ và Đồng bằng sôngCửu Long); Bằng khen của Bộtrưởng: 12 Bằng khen cho tập thể và12 Bằng khen cho cá nhân đạt thànhtích xuất sắc trong công tác năm2014; đối với cá nhân: ưu tiên Giámđốc/Phó Giám đốc các thư việntỉnh/thành nghỉ hưu theo chế độ

trong năm 2014 (có thời gian làmviệc ít nhất 2/3 của năm) hoặc 2015.

Hồ sơ đề nghị khen thưởng gồm:Tờ trình của Sở VHTTDL gửi Hộiđồng Thi đua, Khen thưởng của BộVHTTDL; Biên bản họp xét của Hộiđồng Thi đua, Khen thưởng của SởVHTTDL; Bản thành tích của tậpthể, cá nhân có xác nhận của SởVHTTDL; Hội đồng Thi đua, Khenthưởng của Bộ VHTTDL chỉ xéttặng danh hiệu thi đua khen thưởngcho tập thể, cá nhân có đầy đủ hồ sơnhư hướng dẫn và gửi hồ sơ theođúng thời gian quy định. Báo cáoTổng kết công tác thư viện và hồ sơđề nghị khen thưởng năm 2014 gửivề Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL. Báocáo tổng kết gửi truớc ngày05/12/2014; Hồ sơ thi đua khenthưởng gửi trước ngày 30/12/2014.

Đ.AnH

Hướng dẫn tổng kết công tác thư viện và thi đua khen thưởng năm 2014

Thủ tướng Chính phủ vừa phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triểnKhu du lịch quốc gia - Mộc Châu, tỉnhSơn La đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030 với tổng diện tích tự nhiênlà 206.150ha nằm trên địa bàn 2 huyệnMộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Khu Du lịch quốc gia (DLQG) MộcChâu được quy hoạch trở thành khuvực động lực phát triển du lịch của tỉnhSơn La và của vùng du lịch Trung dumiền núi Bắc Bộ với hệ thống sảnphẩm du lịch đa dạng, độc đáo, cóthương hiệu và sức cạnh tranh cao gắnvới cảnh quan tự nhiên và bản sắc vănhóa các dân tộc.

Mục tiêu đến năm 2020, Khu dulịch đón trên 1,2 triệu lượt khách, đếnnăm 2030 đón khoảng 3 triệu lượtkhách, trong đó khách quốc tế đạtkhoảng 50 nghìn lượt; phấn đấu tổngthu từ khách du lịch đạt khoảng 1.500

tỷ đồng vào năm 2020 và khoảng 6.000tỷ đồng vào năm 2030.

Về định hướng, Khu DLQG MộcChâu sẽ ưu tiên phát triển thị trườngkhách du lịch mục tiêu từ các tỉnh vùngĐồng bằng sông Hồng và vùng Trungdu miền núi Bắc bộ; tập trung pháttriển và củng cố thị phần khách từ cácthị trường mục tiêu truyền thống: TâyÂu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Đông NamÁ...

Phát triển các sản phẩm du lịch hấpdẫn, có sức cạnh tranh cao; chú trọngnâng cao chất lượng các sản phẩm dịchvụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơigiải trí; tập trung phát triển các sảnphẩm chính: Du lịch nghỉ dưỡng vàđiều dưỡng chữa bệnh; du lịch sinh tháigắn với nông nghiệp; du lịch thamquan di tích lịch sử văn hóa, danhthắng; đặc biệt chú trọng hình thức dulịch nghỉ tại nhà dân (homestay)...

Trong thời gian tới, Khu DLQGMộc Châu sẽ hình thành 3 trung tâm dulịch trọng điểm gồm: Trung tâm nghỉdưỡng Mộc Châu, trung tâm du lịchsinh thái Mộc Châu và trung tâm vuichơi giải trí Mộc Châu; thu hút đầu tưphát triển các khu, điểm du lịch quantrọng như: khu du lịch rừng thông BảnÁng; khu du lịch thác Dải Yếm; trungtâm thương mại cửa khẩu Lóng Sập;khu du lịch Ngũ động Bản Ôn; khu dulịch sinh thái rừng Pó Cốp; khu du lịchsinh thái rừng đặc dụng Xuân Nha;hình thành tuyến du lịch liên quốc giaMộc Châu - Lào qua cửa khẩu LóngSập và kết nối mở rộng sang các nướcASEAN như: Thái Lan, Myanmar…phát triển các tuyến du lịch nội vùng từThị trấn Mộc Châu tới các điểm thamquan, điểm di tích văn hóa - lịch sửtrong Khu DLQG Mộc Châu...

H.PHượng

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia -Mộc Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

8 số 1102 l 20.11.2014

quản lý nhà nước

Với chủ đề “Đồng bào KhmerNam bộ - Đoàn kết, xây dựng và bảovệ Tổ quốc Việt Nam”, Ngày hội Vănhóa, Thể thao và Du lịch đồng bàoKhmer Nam bộ lần 6 diễn ra trong 3ngày từ 27-29/11/2014 tại tỉnh HậuGiang với nhiều chương trình hoạtđộng hấp dẫn như lễ hội dân gian;liên hoan nghệ thuật quần chúng; thiđấu thể thao và trò chơi dân gian;giới thiệu văn hóa ẩm thực; tọa đàmvề tiềm năng du lịch… Đây là một sựkiện văn hóa quy mô lớn với sự thamgia của 12 tỉnh/thành khu vực phíaNam gồm Hậu Giang, An Giang, BạcLiêu, Cà Mau, Kiên Giang, SócTrăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP. Cần

Thơ, Bình Phước, Tây Ninh và TP.Hồ Chí Minh. Tham dự Ngày hội còncó sự tham gia của 10 đơn vị thuộcBộ VHTTDL.

Ngày hội nhằm tôn vinh, giữ gìnvà phát huy bản sắc văn hóa dân tộcKhmer Nam bộ, góp phần chăm lođời sống tinh thần người dân cũngnhư giới thiệu, quảng bá giá trị vănhóa truyền thống dân tộc Khmer Nambộ tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Theo Ban Tổ chức, các hoạt độngcủa Ngày hội phản ánh về sự kết hợphài hòa giữa các giá trị văn hóatruyền thống tiêu biểu với việc nângcao chất lượng phong trào toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa;

đẩy mạnh phong trào xây dựng nôngthôn mới, xây dựng và phát triển sảnphẩm du lịch Đồng bằng sông CửuLong nói chung và Hậu Giang nóiriêng, góp phần phát triển bền vữngkinh tế-xã hội trong vùng. Thông quaNgày hội, Ban Tổ chức mong muốnquảng bá, giới thiệu đến du kháchtrong và ngoài nước về truyền thốngvăn hóa lịch sử phong phú và đa dạngcủa người dân Hậu Giang hiền hòamến khách, qua đó góp phần thúc đẩyphát triển du lịch địa phương, gópphần phát triển bền vững kinh tế-xãhội của tỉnh Hậu Giang và vùngĐồng bằng sông Cửu Long.

t.LâM

Tối 14/11, tại TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bộ VHTTDL, Bộ Tư lệnh Bộđội Biên phòng và UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp tổ chức Khai mạcLiên hoan Đội tuyên truyền văn hóa tuyếnbiên giới, biển đảo khu vực Nam bộ lầnthứ IX. Đông đảo người dân trên địa bàntỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đến xem chothấy những tình cảm thực sự của ngườidân với những người lính biên phòng ViệtNam. Liên hoan Đội tuyên truyền văn hóatuyến biên giới, biển đảo khu vực NamBộ lần thứ IX diễn ra từ 14 đến 17/11.Liên hoan lần này có 16 đội thuộc Bộ độiBiên phòng các tỉnh/thành hu vực phíaNam tham gia với hơn 300 diễn viên vànhiều tiết mục được dàn dựng công phu,ý nghĩa.

Với chủ đề “Biên giới và biển đảoViệt Nam”, Liên hoan sân khấu lần nàytruyền đạt tới người xem những nội dungtuyên truyền gồm các chủ trương đườnglối của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước mà trọng tâm là các vấn đề liênquan đến những vấn đề cơ bản của cácvăn bản pháp lý về biên giới, biển, đảo.Thông qua đó, ca ngợi phẩm chất truyền

thống, bản chất tốt đẹp của “Bộ đội CụHồ”; khẳng định ý chí quyết tâm của toànĐảng, toàn quân, toàn dân trong bảo vệchủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổquốc, xây dựng biên cương giàu mạnh,biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùngphát triển. Đồng thời, đây cũng là dịpchúng ta cùng nhìn nhận, đánh giá lạiphương thức phối hợp hoạt động của cácĐội tuyên truyền văn hóa trong thực hiệnmục tiêu chương trình phối hợp “Đẩymạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động văn hóa thông tin trên cáctuyến biên giới bờ biển, hải đảo” giữa BộVHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biênphòng Việt Nam. Ngoài ra, Liên hoancũng là dịp để các Đội tuyên truyền vănhóa giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫnnhau, từ cơ sở đó sẽ đề ra chủ trương, biệnpháp nâng cao chất lượng hoạt động củacác Đội tuyên truyền văn hóa nói riêng vàcủa Chương trình phối hợp nói chung.

Sau nghi thức khai mạc, Đội tuyêntruyền văn hóa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàuđã trình diễn các tiết mục dự thi trongkhuôn khổ Liên hoan lần này như Tốpca múa Lung linh đảo ngọc, Liên khúc

Tự tình Bà Rịa-Vũng Tàu, Tốp múa nữBiển thức, Liên khúc Trường Sa, Tiểuphẩm Bình yên sóng biển, Tốp ca namNgười thầy giáo mang quân hàm xanh,Ca múa Vươn ra biển lớn.

Hơn 20 năm qua, chương trình phốihợp giữa ngành Văn hóa và Lực lượng Bộđội Biên phòng đã góp phần quan trọngthực hiện thắng lợi những nội dung củaChương trình mục tiêu quốc gia đưa vănhóa thông tin về cơ sở, đưa đường lốichính sách của Đảng, Nhà nước và các giátrị văn hóa nghệ thuật tích cực, lành mạnhđến với đồng bào các dân tộc vùng sâu,vùng xa ở khu vực biên giới, hải đảo củađất nước. Qua đó, tăng cường mối liên hệmật thiết giữa Đảng và Nhà nước với quầnchúng nhân dân, củng cố khối đại đoàn kếtdân tộc, đoàn kết quân dân, góp phần tíchcực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tăngcường sức mạnh quốc phòng an ninh, bảotồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóatruyền thống tốt đẹp, đấu tranh chống tácđộng của các tư tưởng phản động, lạc hậu,xây dựng khu vực biên giới, biển đảovững mạnh toàn diện.

MinH HạnH

Liên hoan Đội tuyên truyền văn hóa tuyến biên giới, biển đảokhu vực Nam bộ lần thứ IX

Sẵn sàng cho Ngày hội VHTTDL đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ 6

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

9số 1102 l 20.11.2014

quản lý nhà nước

Chương trình du lịch “Qua nhữngmiền di sản Việt Bắc” lần thứ VI diễnra tại thành phố Thái Nguyên từ 18đến 20/11/2014. Đây là hoạt độngquảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch,thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệptham gia liên kết đầu tư phát triển dulịch lớn nhất trong năm của 6 tỉnhvùng Việt Bắc gồm: Thái Nguyên,Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, TuyênQuang, Hà Giang.

Theo Ban Tổ chức, Chương trìnhdu lịch “Qua những miền di sản ViệtBắc” lần thứ IV gồm 8 hoạt độngchính, nổi bật là các hoạt động: Triểnlãm ảnh “Di sản văn hóa Việt Bắc -Điểm hẹn du lịch”; Hội thảo khoa họcbảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóagắn với phát triển du lịch vùng ViệtBắc; Hội chợ triển lãm du lịch, vănhóa ẩm thực và thương mại TháiNguyên 2014... Ngoài ra, tại khu vựctrung tâm thành phố Thái Nguyêntrong những ngày diễn ra Chương

trình còn có biểu diễn nghệ thuật, thiđấu các môn thể thao dân tộc: đẩy gậy,bắn nỏ, tung còn, kéo co... Điểm nhấncủa Chương trình là Lễ khai mạc vàchương trình nghệ thuật với chủ đề“Việt Bắc - Qua những miền di sản”với sự tham gia của hơn 400 diễn viêncác đoàn nghệ thuật trong vùng, Nhàhát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắcvà các nghệ sĩ nổi tiếng trong nướcđược dàn dựng công phu, hoành tráng,giới thiệu những điểm du lịch đặctrưng của các tỉnh vùng Việt Bắc bằngcác tiết mục ca múa nhạc mang đậmâm hưởng của đồng bào các dân tộcmiền núi phía Bắc.

Hiện tỉnh Thái Nguyên đã cơ bảnhoàn thành công tác chuẩn bị cho lễkhai mạc cũng như các hoạt độngtrong những ngày diễn ra chươngtrình. Ngay trước ngày khai mạcchương trình, đại diện Tổng cục Dulịch, Sở VHTTDL 6 tỉnh Việt Bắc vàcác tỉnh/thành lân cận: Hà Nội, Vĩnh

Phúc, Bắc Giang đã hoàn thiệnchương trình liên kết khảo sát thựcnghiệm tuyến du lịch lịch sử cáchmạng gắn với du lịch sinh thái vùngchiến khu Việt Bắc. Bên cạnh đó, SởVHTTDL Thái Nguyên cũng tiếnhành tập huấn nghiệp vụ du lịch chohơn 200 học viên, hỗ trợ các doanhnghiệp du lịch trên địa bàn cải tạo,nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chấtlượng dịch vụ phục vụ khách du lịch,chuẩn bị hơn 1.000 phòng nghỉ chấtlượng cao tại 35 khách sạn, cơ sở lưutrú trên địa bàn phục vụ các đoàn, cácdoanh nghiệp lữ hành tham giachương trình. Các doanh nghiệp dulịch trên địa bàn cũng chuẩn bị đầy đủphương tiện, hướng dẫn viên, cơ sởvật chất phục vụ các tour du lịch thamquan thành phố Thái Nguyên và cácđiểm du lịch nổi tiếng trên địa bànnhư: ATK Định Hóa, Hồ Núi Cốc, khudi chỉ khảo cổ học Thần Sa...

t.nguyện

Chuẩn bị cho Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ VI

Theo đó, việc tổ chức kỷ niệm 40năm Ngày Giải phóng miền Nam, thốngnhất đất nước nhằm biểu dương lựclượng, phản ánh những thành tựu to lớncủa đất nước và thành phố Hồ Chí Minh;tạo động lực khích lệ lòng tự hào trongtoàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tụcthực hiện thắng lợi công cuộc đổi mớiđất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng;chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiếntới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIIcủa Đảng; khẳng định vị trí, tầm vóc vĩđại, giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắngGiải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước trong lịch sử đấu tranh dựng nước,giữ nước của dân tộc; thể hiện lòng biếtơn sâu sắc các thế hệ đã hy sinh xươngmáu vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc;

phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết cácdân tộc Việt Nam vì sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc.

Theo Tờ trình, chương trình míttinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40năm Ngày Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015) sẽ bao gồm các hoạt động:Lễ dâng hương tổ chức buổi sáng, từ6h15, ngày 30/4/2015 tại Bảo tàng HồChí Minh, chi nhánh thành phố Hồ ChíMinh (Di tích Bến Nhà Rồng) do TP.Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Vănphòng Trung ương Đảng thực hiện; Míttinh, diễu binh, diễu hành buổi sáng, từ7 giờ, ngày 30/4/2015 tại trục đường LêDuẩn, phía trước Hội trường ThốngNhất, TP. Hồ Chí Minh.

Dự thảo Tờ trình cũng phân côngcông việc cho các đơn vị liên quan, trongđó, Bộ VHTTDL là cơ quan thường trựcnắm tình hình; tham mưu, đề xuấtTrưởng Ban Tổ chức cấp quốc gia điềuhành giải quyết các công việc trong quátrình chuẩn bị và triển khai tổ chức Míttinh, diễu binh, diễu hành theo phâncông và có các nhiệm vụ: xây dựngkịch bản và thực hiện điều hànhChương trình Mít tinh; tham gia Tiểuban Diễu binh, diễu hành, góp ý trangtrí, ma-két, kịch bản âm nhạc tại Míttinh, diễu binh, diễu hành, góp ý nộidung thuyết minh Chương trình Míttinh, diễu binh, diễu hành, góp ý kịchbản diễu hành nghệ thuật.

H.Quân

Tờ trình về việc ban hành Quyết định... (Tiếp theo trang 1)

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

10 số 1102 l 20.11.2014

Sự kiện vấn đề

Dự án “Chương trình phát triểnnăng lực du lịch có trách nhiệm vớimôi trường và xã hội (EU)” cho ngànhDu lịch Việt Nam được sự hỗ trợmạnh mẽ của Liên minh Châu Âu từnăm 2011 đến nay đã thu được nhữngkết quả đáng khích lệ, góp phần nângcao nhận thức môi trường, văn hóa,giảm thiểu các tác động tiêu cực từphát triển du lịch, tối đa hóa thu nhậpcho người lao động tại Việt Nam. Tuynhiên, vẫn còn nhiều những tháchthức, khó khăn mà ngành Du lịch ViệtNam cần phải vượt qua và cần cónhững kế hoạch cụ thể để hướng tớiViệt Nam trở thành quốc gia có ngànhdu lịch phát triển vào năm 2030. Đâylà vấn đề được đặt ra tại “Hội nghị vềSự bền vững của Phát triển Du lịch cótrách nhiệm ở Việt Nam” diễn ra ngày13/11, do Liên minh Châu Âu phốihợp với Tổng cục Du lịch tổ chức.

Giám đốc dự án EU - Vũ Quốc Trí,cho biết: Du lịch có trách nhiệm chínhlà cốt lõi để phát triển ngành Du lịchmột cách bền vững. Phát triển du lịchcó những tác động tích cực đối với đờisống, kinh tế văn hóa xã hội như tạoviệc làm, tăng thu nhập, thương mạihóa về văn hóa môi trường nhưng mặt

khác lại có những tiêu cực là gây ảnhhưởng đến môi trường, giá trị văn hóatruyền thống. Vì vậy, du lịch có tráchnhiệm sẽ mang đến một hướng đi chotất cả các thành tố liên quan đến hoạtđộng du lịch nhằm giảm thiểu các tácđộng tiêu cực và tăng cường các tácđộng tích cực mà du lịch đem lại.

Theo ông Vũ Quốc Trí, nhà nướccần sớm có khung chính sách du lịchcó trách nhiệm được ban hành cấpquốc gia để làm thước đo đánh giá chocác đơn vị hoạt động liên quan du lịch.Đồng thời, cần có những bước đột phátrong hệ thống quản lý nhà nước nhưvề mặt quản lý tài nguyên thiên nhiên;nâng cao khả năng lãnh đạo; triển khaicác hoạt động trong lĩnh vực du lịch…để duy trì bền vững sự phát triển củangành Du lịch.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dulịch - Hà Văn Siêu khẳng định, mặcdù dự án EU đã đạt được những kếtquả nhất định nhưng vẫn còn nhiềuthách thức. Phát triển du lịch có tráchnhiệm cần được tất cả các đối tác liênquan cam kết thực hiện và sự tham giarộng rãi của các thành phần xã hội,nhằm tạo ra hình ảnh mới cho du lịchViệt Nam, giúp du lịch Việt nâng cao

được năng lực cạnh tranh trong khuvực và trên thế giới. Vì vậy, cần gắnkết với các đối tác liên quan đến hoạtđộng du lịch với nhau để cùng hànhđộng có trách nhiệm vì sự phát triểnbền vững.

Tại Hội nghị, các đại biểu thốngnhất việc tích hợp du lịch có tráchnhiệm vào việc xây dựng quy hoạch,quản lý hoạt động du lịch tại Việt Namsẽ hướng dẫn cho sự phát triển củalĩnh vực năng động này và xác địnhViệt Nam là một điểm đến có chấtlượng cao, có sức cạnh tranh và bềnvững, đóng góp cho sự phát triển kinhtế-xã hội của đất nước.

Hội nghị cũng đua ra Tuyên bốchung về du lịch có trách nhiệm bềnvững tại Việt Nam, trong đó nhấnmạnh đến 6 trụ cột trong khu chínhsách du lịch có trách nhiệm gồm: côngtác quản lý nhà nước; thúc đẩy nănglực cạnh tranh kinh doanh và các thịtrường bền vững; sử dụng du lịch đểphát triển kinh tế-xã hội; xây dựngnhận thức về du lịch bền vững; pháttriển đội ngũ lao động và bảo vệ, pháthuy các di sản văn hóa tự nhiên mộtcách cẩn trọng.

H.yến

Phát triển du lịch bền vững gắn với trách nhiệm xã hội

Thông tin từ Liên đoàn Cờ ViệtNam ngày 12/11 cho biết: Đoàn Cờtướng Việt Nam tham dự Giải Cờtướng quốc tế Nam Ninh Open (TrungQuốc) đã đạt thành tích cao khi 5 trongsố 9 kỳ thủ tham dự được giải thưởng.Trong đó, kỳ thủ Vũ Tuấn Nghĩa (BìnhPhước) đã giành chức Vô địch. Ngaysau lễ khai mạc, Ban Tổ chức giải đãmời Đại sứ nổi tiếng trong làng cờTrung Quốc là Triệu Quốc Vinh đấugiao lưu hàng loạt với 6 kỳ thủ ở bảngquốc tế. Đoàn Việt Nam có 3 kỳ thủđược chọn tham gia giao lưu là TônThất Nhật Tân, Trần Quyết Thắng và

Vũ Tuấn Nghĩa. Kết quả các kỳ thủViệt Nam đều giành phần thắng.

Vũ Tuấn Nghĩa, người vừa giànhngôi Vô địch Giải Cờ tướng quốc tế lầnnày sinh năm 1973, tên tuổi anh còn ítđược biết đến trong làng cờ Việt Nam.Anh thường đạt thành tích cao ở các lễhội cờ truyền thống đầu xuân khu vựcmiền Bắc. Cách đây 3 năm, kỳ thủ VũTuấn Nghĩa đầu quân và chơi chuyênnghiệp cho đội tuyển Cờ tướng BìnhPhước, từ đó trình độ chơi cờ của anhđã có nhiều tiến bộ.

Ngoài Vũ Tuấn Nghĩa, các kỳ thủkhác của Việt Nam giành được giải

thưởng gồm: Tôn Thất Nhật Tân xếphạng 4; Nguyễn Trần Đỗ Ninh xếp tiếpsau; Lại Tuấn Anh xếp hạng 6; kỳ thủtrẻ Phí Mạnh Cường xếp hạng 7.

Giải Nam Ninh Open 2014 có quymô khá lớn, mang tầm quốc tế. Giảikhông chỉ có mỗi bộ môn cờ tướng màcòn có thêm cả cờ vây và bài Bridgecùng tranh tài. Ở môn cờ vây, ViệtNam có 2 kỳ thủ thuộc đội Hà Nội làPhạm Minh Quang (nam) và Lê KiềuKhánh Linh (nữ) đăng ký tham dự vàPhạm Minh Quang đã xuất sắc giànhngôi á quân.

nAM AnH

Việt Nam giành thành tích cao tại Giải Cờ tướng quốc tế

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

11số 1102 l 20.11.2014

Sự kiện vấn đề

Liên hoan Guitar cổ điển quốc tế(Saigon International Guitar Festival2014) đã diễn ra tại Nhạc viện TP. Hồ ChíMinh từ 13 đến 16/11, là nơi các nghệ sĩguitar đến từ nhiều quốc gia trên thế giớiHoa Kỳ, Ý, Malaysia, Iceland,Philippines gặp gỡ, giao lưu âm nhạc, đặcbiệt là nhạc guitar giữa các nền văn hóakhác nhau.

Sau đêm khai mạc diễn ra trongkhông gian ấm cúng với chủ đề “Sáuthế kỷ âm nhạc guitar” do nghệ sĩHarris Becker - Trưởng khoa guitar Đạihọc Long Island (New York) và nghệsĩ Paul Cesarczyk - Trưởng khoaGuitar Đại học âm nhạc Mahidol (Thái

Lan) biểu diễn, Liên hoan còn diễn rachuỗi các buổi hòa nhạc guitar đặc sắc.Đây được xem là điểm nhấn trongchuỗi các hoạt động của Liên hoannhạc Guitar cổ điển quốc tế năm nay.Khán giả có dịp được tìm hiểu vàthưởng thức quá trình thời kỳ âm nhạckhác nhau từ thời kỳ Phục hưng, tiềncổ điển, cổ điển cho đến thời kỳ âmnhạc lãng mạn, hiện đại và đương đại.

Cũng trong ngày hội, nhiều tài năngâm nhạc guitar trẻ của thế giới cũngđược giới thiệu với khán giản yêu âmnhạc thành phố như Salvatore Foderan(Ý), Ögmundur Þór Jóhannesson(Iceland) và Simon Cheong (Malaysia).

Các tài năng âm nhạc trẻ này cũng sẽbiểu diễn những tiết mục hòa nhạc như:Lãng mạn với đàn guitar; Âm nhạcguitar Thế kỷ XX và Đương đại.

Bên cạnh đó, các buổi thuyết trìnhchuyên đề về đàn guitar với các chủ đề đadạng, đặc trưng cũng được diễn ra như:Guitar những vấn đề cơ bản; AgustineBarrios - Cuộc đời và tác phẩm; Lịch sửđàn guitar… Đặc biệt, khán giả có thểthưởng thức trực tiếp âm thanh của nhữngcây đàn danh tiếng mà 6 nghệ sĩ guitarkhách mời đã biểu diễn tại nhiều nơi trênthế giới, thông qua buổi tọa đàm “Đànguitar thế giới - Giới thiệu nhạc cụ của cácnghệ sĩ”. L.KHánH

Liên hoan Guitar cổ điển quốc tế

Từ ngày 22/11-05/12, tại Hà Nội vàTP. Hồ Chí Minh, Phái đoàn Liên minhChâu Âu tại Việt Nam cùng 7 thành viênđại sứ quán thuộc Liên minh Châu Âu vàcác trung tâm văn hóa Châu Âu sẽ giớithiệu tới công chúng yêu nhạc Việt NamLiên hoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 13.

Liên hoan Âm nhạc Châu Âu mangtới phác họa về sự đa dạng và giàu bảnsắc của văn hóa Châu Âu tới công chúng

Việt Nam, góp phần quảng bá, trao đổivăn hóa giữa Việt Nam và Liên minhChâu Âu.

Liên hoan Âm nhạc Châu Âu 2014sẽ giới thiệu các nghệ sĩ và ca sĩ tài năng,nổi tiếng tới từ Áo, Wallonia-Brussels(Bỉ), Pháp, Đức, Luxembourg, Ba Lan,Thụy Điển và một ban nhạc khách mờitừ Việt Nam. Với chuỗi 16 buổi hòa nhạcđầy lôi cuốn diễn ra ở cả Hà Nội và TP.

Hồ Chí Minh, Liên hoan mang đến trảinghiệm thú vị cho người xem với nhữngthể loại âm nhạc khác nhau, bao gồmjazz, cổ điển, đương đại và âm nhạctruyền thống của Việt Nam.

Liên hoan sẽ được khởi động ở HàNội và TP. Hồ Chí Minh vào ngày 22,24/11 và kết thúc vào ngày 05/12, tạiNhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội) và Nhạcviện TP. Hồ Chí Minh. n.tHAnH

Tỉnh Nghệ An đang triển khainhiều mô hình xúc tiến du lịch vớimục đích giới thiệu tiềm năng, thuhút du khách đến địa phương.

Ngành du lịch tỉnh hoàn thànhviệc công bố biểu trưng của du lịchNghệ An; khởi động chương trìnhliên kết phát triển sản phẩm du lịchgắn với điểm đến 3 tỉnh Nghệ An,Hà Tĩnh, Thanh Hóa do Dự án EUtài trợ; phối hợp tổ chức hội nghịgiới thiệu đường bay Vinh - ViêngChăn (Lào) gắn với xúc tiến du lịchtại Lào…

Liên quan đến hoạt động du lịch,tại Nghệ An, đến nay đã có 5 tuyến

bay nội địa xuất phát từ thành phốVinh và một tuyến bay quốc tế Vinh- Viêng Chăn (Lào), bình quân 15chuyến/ngày. Một số dự án về dulịch như quần thể du lịch sinh thái,thể thao, vui chơi giải trí Song Ngư- Lan Châu, dự án khai thác tuyến dulịch sinh thái Phà Lài - Sông Giăngđã được tiến hành khảo sát, lập quyhoạch chi tiết, đầu tư xây dựng.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động du lịch, các doanh nghiệphoạt động dịch vụ du lịch trên địabàn tỉnh đang đề nghị UBND tỉnhNghệ An cho phép xe du lịch 16 chỗngồi trở lên được đưa đón khách du

lịch, khách lưu trú vào các kháchsạn, nhà hàng, điểm tham quan trêncác tuyến đường nội thành của thànhphố Vinh; có chính sách giảm thuếgiá trị gia tăng đối với kinh doanhdu lịch.

Từ đầu năm 2014 đến nay, NghệAn đã đón trên 5.166.000 lượt kháchdu lịch, trong đó khách lưu trú đạttrên 3.205.000 lượt, tăng 11% so vớicùng kỳ năm 2013; khách quốc tế đạt53.750 lượt, bằng 101% so với cùngkỳ; doanh thu các dịch vụ du lịch đạt2.185 tỷ đồng, tăng 15% so với cùngkỳ năm 2013.

MạnH Huân

Nghệ An triển khai nhiều mô hình xúc tiến du lịch

Liên hoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 13

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1102 l 20.11.2014

Điện ảnh - Hội nhập và phát triển bền vững

Ngày 16/11, huyện Thanh Miện(Hải Dương) đã tổ chức lễ đón Bằngcông nhận Di tích danh lam thắngcảnh quốc gia Đảo Cò thuộc xã ChiLăng Nam. Đây là sự kiện quan trọng,tạo điều kiện cho việc bảo vệ, pháthuy giá trị của di tích tốt hơn trongthời gian tới.

Khu danh thắng Đảo Cò với tổngdiện tích 67ha, nằm trên 2 thôn AnDương, Triều Dương mà tâm điểm là2 đảo nhỏ nằm trong lòng hồ AnDương với tổng diện tích trên7.300m2. Nhiều nhà khoa học nhậnđịnh, khu du lịch Đảo Cò là nơi đẹp vềsinh cảnh, lớn về thành phần loài, đôngvề số lượng cá thể. Các tài liệu nghiêncứu ghi nhận Đảo Có hội tụ số lượnglớn cò, vạc cùng một số loài chim quýhiếm về cư ngụ, đặc biệt là tháng 12,khoảng trên 12.000 cá thể cò và trên5.000 cá thể vạc. Không những thế,nơi đây còn nơi hội tụ nhiều giá trị văn

hóa lịch sử như đền, chùa, làng nghềcổ truyền…

Với những lợi thế đó, Đảo Cò đãvà đang trở thành điểm du lịch sinhthái hấp dẫn không chỉ của Hải Dươngmà của khu vực Đồng bằng sông Hồngnói chung, một trung tâm giáo dục môitrường, một địa chỉ tham quan thực địagiá trị đối với học sinh, sinh viên vàgiới nghiên cứu.

Thời gian qua, tỉnh Hải Dương đãphê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựngkhu du lịch sinh thái Đảo Cò với tổngkinh phí trên 83 tỉ đồng và đang triểnkhai Đề án xây dựng mô hình du lịchcộng đồng Đảo Cò đến năm 2020 vớitổng kinh phí đầu tư trên 15 tỷ đồng.Tỉnh Hải Dương đã đầu tư xây dựngnhiều hạng mục công trình quan trọngnhư: nâng cấp tuyến đường 396 từcống Tiêu Lâm về Đảo Cò, xây dựngnhà giáo dục môi trường, di dời một sốhộ dân để mở rộng không gian trú ngụ

cho cò, trồng thêm nhiều cây xanh… Trong quy hoạch tổng thể du lịch

Hải Dương đến năm 2020, khu danhthắng này nằm trong tuyến du lịchtrọng yếu. Để địa danh này xứng tầmmột di tích cấp quốc gia, góp phầnquan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung cho địa phương, tỉnh HảiDương đã yêu cầu huyện Thanh Miệnưu tiên tổ chức triển khai hiệu quả Quyhoạch tổng thể, Quy hoạch chi tiết vàĐề án phát triển du lịch cộng đồng;xây dựng và phát triển khu du lịch ĐảoCò theo hướng trở thành địa chỉ du lịchtổng hợp với các sản phẩm: du lịchlịch sử, tâm linh, lễ hội, ẩm thực… kếthợp khai thác với bảo vệ môi trườngkhu di tích và vùng lân cận, tăngcường quảng bá hình ảnh về Đảo Còcũng như kêu gọi người dân và dukhách cùng chung tay bảo vệ môitrường, cảnh quan nơi đây.

MạnH MinH

Hải Dương: Đảo Cò đón Bằng công nhận di tích danh thắng quốc gia

Với chủ đề “Điện ảnh - Hội nhập vàphát triển bền vững”, Liên hoan Phimquốc tế Hà Nội lần thứ III diễn ra từ 23-27/11 tại Hà Nội. Ban Tổ chức chobiết, đã có 411 phim từ 39 quốc gia vàvùng lãnh thổ trên thế giới gửi đếnđăng ký tham dự Liên hoan.

Ban Tổ chức đã tuyển chọn được130 phim từ 33 quốc gia và vùng lãnhthổ đăng ký tham dự ở tất cả các hạngmục. Riêng ở hạng mục Phim dài dựthi và Phim ngắn dự thi, Việt Namtham gia 12 phim. Đặc biệt, nhiều bộphim của Việt Nam mới được sản xuấttrong năm 2014 như: Đập cánh giữakhông trung; Những đứa con của làng;Ánh sáng của tầng không; Bao giờvề… xuất hiện trong danh sách phimdự thi.

Ngoài ra, “Chương trình tiêu điểmđiện ảnh Philippines” mang đến cho

khán giả 6 bộ phim mới của điện ảnhPhilippines. Khoảng 3 chùm phimngắn, 5 phim tài liệu chọn lọc của cácnền điện ảnh thế giới cũng được giớithiệu tại Liên hoan lần này.

Trong khuôn khổ Liên hoan còn cócác hoạt động như trại sáng tác tài năngtrẻ HANIFF 2014, chợ dự án làmphim, triển lãm “Quảng bá bối cảnhquay phim và những điểm đến nổitiếng ở Việt Nam”, hội thảo “Hợp tácsản xuất phim tại Việt Nam” và tọađàm về phim độc lập của Philippines...

Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ chức sẽtrao nhiều giải thưởng ở các hạng mụcphim dài, phim ngắn xuất sắc nhất; đạodiễn phim dài, đạo diễn phim ngắn(dưới 30 tuổi) xuất sắc nhất; diễn viênnam, nữ chính xuất sắc nhất. Ngoài ra,Liên hoan còn có Giải thưởng của BanGiám khảo cho phim dài, phim ngắn và

Giải Mạng lưới khuyến khích điện ảnhChâu Á. Các phim tham dự Liên hoansẽ được chiếu phục vụ khán giả tạiTrung tâm chiếu phim quốc gia; rạpKim Đồng; rạp Tháng Tám; 2 cụm rạpchiếu phim CGV Vincom Center vàCGV Mipec Tower…

Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lầnthứ III là dịp vinh danh các tác phẩmđiện ảnh xuất sắc, giàu tính nhân văn,có giá trị nghệ thuật cao với nhữngkhám phá, tìm tòi mới; khích lệ nhữngtài năng mới của điện ảnh, đặc biệt làkhu vực Châu Á-Thái Bình Dương.Liên hoan góp phần phát huy tinh thầnthân ái, hợp tác giữa các nhà làm phim,đại biểu, khách mời vì sự phát triển củađiện ảnh; giới thiệu các tác phẩm đặcsắc của các nền điện ảnh trên thế giớiđến với công chúng yêu điện ảnh.

yến nHi

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1102 l 20.11.2014

Tỉnh Kiên Giang tăng cường thanhtra, kiểm tra việc chấp hành pháp luậtvề di sản văn hóa, việc trưng bày nhữngbiểu tượng, linh vật ngoại lai không phùhợp với thuần phong mỹ tục, văn hóaViệt Nam.

Qua thống kê, rà soát hơn 60 cơ sởthờ tự, di tích lịch sử - văn hóa, khu dulịch, cơ quan công sở và hộ dân trên địabàn thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiênvà 2 huyện Kiên Lương, Hòn Đất, lựclượng chức năng phát hiện 30 trườnghợp tự ý đặt tượng trái phép tại gia đình,đình chùa hoặc đặt các biểu tượng, vậtphẩm, linh vật ngoại lai, nhất là sư tửđá hình thù kỳ dị ở các di tích lịch sử.

Thanh tra Sở VHTTDL Kiên Giangcho biết: Đối với những trường hợp viphạm, lực lượng chức năng lập biên bảnvà bàn giao cho địa phương phối hợpvới đơn vị chức năng làm rõ. Cụ thểnhư việc tự ý đặt tượng là vi phạm Nghịđịnh của Chính phủ quy định về lĩnhvực mỹ thuật và quy định chi tiết vềviệc đặt tượng. Lực lượng chức năng đãgiải thích rõ ràng, cụ thể đối với từngtrường hợp biểu tượng, linh vật ngoạilai vi phạm, không phù hợp với văn hóa

Việt Nam, qua đó vận động chủ nhântháo dỡ, di dời.

Trong quá trình thanh tra, lực lượngkiểm tra ghi nhận, hoan nghênh Banquản lý Khu di tích lịch sử Đình thờNguyễn Trung Trực (tại thành phố RạchGiá) và chùa Hải Sơn ở huyện KiênLương đã chủ động di dời sư tử đá rakhỏi khuôn viên đình, chùa. Ông BùiVăn Thành - Phó Trưởng Ban bảo vệ ditích lịch sử Đình thờ Nguyễn TrungTrực nói: Chấp hành quy định của phápluật, chúng tôi đã di dời 9 con sư tử lạra khỏi khuôn viên Đình thờ. Chúng tôisẽ không tiếp nhận những biểu tượng,vật phẩm, linh vật có hình dạng kỳhoặc, không phù hợp với văn hóa dântộc, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Hiện nay, trên đường Nguyễn TrungTrực, thành phố Rạch Giá có một trườnghợp xây dựng tường rào và dựng 6 tượngchiến binh La Mã ngoài trời, gây phảncảm. Về trường hợp vi phạm này, ôngNguyễn Chí Nhân - Phó Chánh Thanh traSở VHTTDL tỉnh Kiên Giang cho biết:Trường hợp này đã vi phạm quy định củaChính phủ về hoạt động mỹ thuật vìkhông được cơ quan có thẩm quyền cấp

phép và cũng không đảm bảo yếu tố thẩmmỹ. Đối với việc đặt 6 tượng lính La Mãtrên đường Nguyễn Trung Trực, Thanhtra Sở thống nhất giao cho UBND thànhphố Rạch Giá tiếp tục làm rõ, vận động,thuyết phục chủ nhân tháo dỡ, di dời trướckhi đưa ra quyết định xử phạt hành chínhvà những hình thức xử lý khác.

Ngành chức năng tỉnh Kiên Giangtiếp tục rà soát, thống kê và kiểm traviệc chấp hành pháp luật về di sản vănhóa, Nghị định của Chính phủ về hoạtđộng mỹ thuật ở các huyện còn lại trênđịa bàn và xử lý những trường hợp viphạm theo quy định. Các ngành, địaphương cũng tuyên truyền trong cộngđồng về việc giữ gìn và phát huy truyềnthống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ViệtNam. Các Ban Quản lý di tích lịch sử,khu du lịch, cơ quan công sở, đình chùavà hộ dân chấp hành nghiêm các quyđịnh của Nhà nước về trưng bày, sửdụng các biểu tượng, linh vật, vật phẩmphù hợp với bản sắc văn hóa truyềnthống của dân tộc, thuần phong mỹ tụccủa Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc vănhóa nước ngoài.

K.Hoàn

Kiên Giang kiểm tra việc trưng bày biểu tượng, linh vật ngoại lai

Sau gần 2 năm tạm ngưng phục vụđể thực hiện dự án trùng tu sửa chữa,chỉnh lý trưng bày với tổng nguồn vốnhơn 7 tỷ đồng, chỉ hơn 1 tháng mở cửatrở lại, Bảo tàng Văn hóa dân tộcKhmer tỉnh Trà Vinh đã đón hơn 10.000lượt khách tham quan, nghiên cứu;trong đó có nhiều du khách nước ngoài.

Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmertỉnh Trà Vinh nằm trong khu quần thểdi tích cấp quốc gia Ao Bà Om vàChùa Âng, thuộc phường 8, thành phốTrà Vinh, được xây dựng đưa vào sửdụng năm 1997. Đây là Bảo tàng Vănhóa dân tộc Khmer thứ hai của cảnước (một ở Sóc Trăng) đang lưu giữ

rất nhiều hình ảnh, hiện vật phản ánhđời sống vật chất và tinh thần củađồng bào Khmer Nam bộ.

Hiện Bảo tàng có 4 phòng trưngbày với hơn 800 hiện vật cổ, quý;trong đó có nhiều tượng được làmcách đây hơn 300 năm như: tượng đầurồng, các tượng ThêVađa, KeyNordùng để trang trí trên ngôi chánh điện,cổng chùa… nhiều tượng Phật bằnggỗ có niên đại trên 100 năm; nhiềunông ngư cụ cổ như: sa quạt nướcphục vụ trong sản xuất nông nghiệp,nọc cấy lúa dùng cho đất ruộng gòcao, chiếc hái cắt lúa được chạm khắchình đầu rồng; các khung dệt chiếu,

dệt vải... dàn nhạc ngũ âm phục phụctrong đám tang, đám phước; phụctrang biểu diễn nghệ thuật... Bảo tàngcòn tái hiện nhiều hình ảnh mang nétvăn hóa đặc sắc của đồng bào Khmernhư: nghi thức cột chỉ tay trong lễcưới, sân khấu Rô-băm, Dù Kê…

Ông Nguyễn Đức Tố - Giám đốcBảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh chobiết, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếptục sưu tầm các hiện vật cổ và xâydựng phim tư liệu về văn hóa phi vậtthể của đồng bào Khmer để gìn giữ vàgiới thiệu với khách tham quan,nghiên cứu.

A. tùng

Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh hấp dẫn du khách

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

14 số 1102 l 20.11.2014

Sự kiện vấn đề

Đẩy mạnh liên kết để phát triển du lịchTheo thống kê của Sở VHTTDL

tỉnh Thái Nguyên, toàn tỉnh có 780 ditích và danh lam thắng cảnh, trong đócó hơn 30 di tích đã được xếp hạngquốc gia. Đây là nguồn tài nguyên dulịch vô cùng phong phú. Bên cạnh đó,tỉnh còn có nguồn tài nguyên du lịch tựnhiên với nhiều thắng cảnh nổi tiếngnhư: hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ), hồBảo Linh (huyện Định Hóa), hangPhưọng Hoàng - suối Mỏ Gà, di chỉkhảo cổ học Thần Sa (huyện Võ Nhai)- nơi lưu giữ những dấu ấn về nền vănhóa cổ nhất vùng Đông Nam Á... có sứcthu hút rất lớn đối với khách du lịchthích mạo hiểm, nghỉ dưỡng, khám pháhệ sinh thái tự nhiên. Đối với tài nguyêndu lịch nhân văn, Thái Nguyên đã cóKhu di tích lịch sử ATK Định Hóa đượcxếp hạng Di tích lịch sử đặc biệt quốcgia với các địa danh nổi tiếng: Nhàtưởng niệm Bác Hồ, lán Tỉn Keo, đồiKhau Tý...

Một trong những lợi thế để TháiNguyên có thể phát triển mạnh về dulịch đó là sự phong phú về bản sắc vănhoá các dân tộc với các làn điệu dân ca,dân vũ của đồng bào các dân tộc vùngViệt Bắc được hội tụ đầy đủ trên quêhương Thái Nguyên như: hát Sli, HátLượn, Hát Then, Múa Tắc Xình... cùngvới các lễ hội truyền thống như: hộiLồng Tồng - lễ hội “Xuống đồng” làmột lễ hội truyền thống đặc trưng củađồng bào Tày - Nùng ở vùng ATK ĐịnhHóa; lễ hội Đền Đuổm tưởng nhớ, tônvinh người anh hùng dân tộc Dương TựMinh thủ lĩnh phủ Phú Lương, người cócông xây dựng vùng đất Phú Lươngphồn thịnh, chống giặc Tống giữ yênvùng đất phía Bắc Đại Việt ở thế kỷXII; lễ hội Đền - Đình Cầu Muối (PhúBình), lễ hội Chùa Phủ Liễn, ChùaHang… Do công tác quảng bá khá tốt,các lễ hội này ngày càng thu hút đượcđông đảo du khách cả nước đến thamquan, khám phá nét đặc trưng văn hóa

của địa phương. Đặc biệt, trong nhữngnăm gần đây, sản phẩm du lịch làngnghề truyền thống ở Thái Nguyên đangtạo được sự hấp dẫn khá lớn đối với dukhách. Nổi bật nhất là làng nghề truyềnthống chè Tân Cương, vùng đất đượcmệnh danh là “đệ nhất danh trà” vớikhoảng 1.200 hộ sống bằng nghề chèvà 400ha chuyên canh cây chè, mỗinăm sản xuất trên 1.000 tấn chè búpkhô đặc sản. Cùng với đó, các làngnghề chè truyền thống ở La Bằng (ĐạiTừ), Tức Tranh (Phú Lương), Trại Cài(Đồng Hỷ)... đã trở thành những địa chỉdu lịch mới cho du khách khi đến TháiNguyên, nhất là khi tỉnh đã xây dựngFestival Trà quốc tế trở thành một lễ hội“Văn hóa Trà” đặc trưng, định kỳ tổchức 2 năm/lần.

Cùng với những tiềm năng du lịchphong phú, đa dạng, Thái Nguyên cũnglà tỉnh có cơ sở vật chất rất thuận lợi đểphát triển du lịch với mạng đường caotốc kết nối với Thủ đô Hà Nội và cáctỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ; đườngquốc lộ 37 đi Tuyên Quang, quốc lộ 1Bđi Lạng Sơn, quốc lộ 3 nối Bắc Kạn-Cao Bằng... đã được cải tạo, nâng cấpkhá hoàn chỉnh. Hệ thống cơ sở lưu trútrên địa bàn có hơn 200 khách sạn, nhànghỉ với trên 2.000 phòng, đảm bảo đápứng đầy đủ các nhu cầu về nghỉ ngơi,ăn uống, giải trí của du khách... Tuynhiên, hiện nay du lịch Thái Nguyênnhìn chung phát triển chưa tương xứngvới tiềm năng hiện có của địa phương,hiệu quả hoạt động của ngành du lịchthấp, sản phẩm du lịch còn ít, chấtlượng chưa cao và chưa thực sự hấp dẫndu khách, nhất là du khách nước ngoài.

Từng bước khắc phục những hạnchế này, ngành VHTTDL Thái Nguyênxác định: để phát triển du lịch, ngoàinhững giải pháp về quảng bá, xúc tiếndu lịch, đào tạo nguồn nhân lực phục vụdu lịch thì việc tạo sự liên kết, cùng hợptác, khai thác, phát triển du lịch với các

tỉnh trong vùng trung du miền núi BắcBộ là yếu tố quan trọng thúc đẩy du lịchphát triển. Việc liên kết nhằm tạo ranhững sản phẩm du lịch, các tuor -tuyến đặc thù trong vùng Việt Bắc vàcác tỉnh trọng điểm về du lịch khu vựcBắc bộ. Do vậy, trong những năm qua,Thái Nguyên đã chủ động xây dựng cácchương trình phối hợp phát triển du lịchvới các tỉnh/thành: Hà Nội, Hải Phòng,Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương,Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn...Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã xâydựng các tuor liên kết như: TháiNguyên - Thiền viện Trúc Lâm - chùaTây Thiên (Vĩnh Phúc); Thái Nguyên -động Tam Thanh, Nhị Thanh, Cửa khẩuHữu Nghị Quan (Lạng Sơn); TháiNguyên - Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - PácBó, Thác Bản Giốc (Cao Bằng); ATKĐịnh Hóa (Thái Nguyên) - Khu di tíchlịch sử Tân Trào, suối khoáng Mỹ Lâm(Tuyên Quang) - Đồng Văn, Lũng Cú(Hà Giang)...

Mới đây, tại Hội thảo về liên kết dulịch giữa Thái Nguyên, Bắc Giang, HảiDương và Quảng Ninh, ngành du lịchThái Nguyên đã thống nhất với các tỉnhvề việc mở các tuor du lịch mới gắn kếtcác điểm du lịch nổi tiếng trong vùnggồm: hồ Núi Cốc, Khu di tích lịch sửquốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, Bảotàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (TháiNguyên), Khu di tích Yên Thế, chùaVĩnh Nghiêm (Bắc Giang), di tích CônSơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), danh thắngYên Tử, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

Để liên kết phát triển du lịch vùngTrung du miền núi Bắc bộ, thời gian tới,Thái Nguyên và các tỉnh trong vùng tớitiếp tục tăng cường, quảng bá mạnh mẽsản phẩm du lịch; xuất bản các ấnphẩm, kết hợp với phương tiện thôngtin đại chúng giới thiệu về du lịch củamỗi địa phương; cùng bàn bạc, nghiêncứu xây dựng chương trình du lịch mới,hấp dẫn thu hút khách; phối hợp tổ chức

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

15số 1102 l 20.11.2014

Sự kiện vấn đề

Đến giữa tháng 11/2014, Trungtâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (tỉnhThừa Thiên Huế) đã thực hiện được85,25 tỷ đồng giá trị trùng tu di tíchnày, đạt 94% kế hoạch cả năm; trongđó đã giải ngân được 69,25 tỷ đồng,đạt 77% kế hoạch năm.

Di tích Cố đô Huế có 19 công trìnhvà hạng mục công trình được trùng tutrong năm nay. Trong đó, có 12 côngtrình chuyển tiếp, bao gồm: Thái BìnhLâu, lăng Thiên Thọ Hữu, Tả - HữuTùng tự, lăng Thiệu Trị, Ngọ Môn,điện Chiêu Kính, Tả Trà, Quan TượngĐài, Dực lang 2b, miếu Long Thuyền,Đông Khuyết đài và tổng thể lăngĐồng Khánh, Xung Khiêm Tạ, DũKhiêm Tạ, Khiêm Cung Môn của lăngTự Đức; 7 công trình khởi công mớitrong năm 2014 gồm: Dực lang 3b, TảTùng tự thuộc Thế Miếu, vườn sưu tậpnhân giống phục vụ các khu vực ditích, vườn Thiệu Phương, lầu TàngThơ, Triệu Miếu, Hệ thống chống sétgiai đoạn 2. Tiêu biểu là công trình NgọMôn, cổng lớn nhất (nằm ở phía Nam)

trong bốn cổng chính của Hoàng thànhHuế đang được khẩn trương trùng tutoàn diện trong thời gian từ 2012-2015,với kinh phí trên 100 tỷ đồng. Côngtrình Ngọ Môn được xây dựng năm1833 dưới thời vua Minh Mạng. Lầntrùng tu gần đây nhất là năm 1992, vớikinh phí 100.000 USD từ nguồn tài trợcủa Nhật Bản. Tuy nhiên, lần trung tuđó chưa đạt do số vốn hạn chế và hiệnnhiều công trình đã xuống cấp nghiêmtrọng, đặc biệt là Lầu Ngũ Phụng.

Mới đây, Trung tâm Bảo tồn Ditích Cố đô Huế đã hoàn thành việctrùng tu, đưa công trình trùng tu bảotồn và phục hồi di tích Tả Trà, CungDiên Thọ - Đại Nội Huế vào hoạtđộng. Công trình có tổng mức đầu tư11,1 tỷ đồng, bao gồm việc phục hồitoàn bộ hệ khung gỗ 5 gian 2 chái vớitiết diện cấu kiện lớn; phục hồi hệ đỡmái; hệ cửa với tổng khối lượng76,5m3 gỗ kiền; phục hồi hệ thống nềnmóng, bó vỉa bằng đá thanh; tườngbao, bờ nóc, cổ diềm bằng gạch vồ;mái lợp ngói liệt đất, ngói chiếu men

vàng cùng hệ thống các con giốngtrang trí trên mái. Di tích Tả Trà, CungDiên Thọ - Đại Nội Huế thuộc vàohàng những công trình kiến trúc quantrọng và được xây dựng từ năm 1804,sớm nhất trong Đại Nội Huế. Đây lànơi nghỉ ngơi, tiếp khách của cácHoàng thái hậu hoặc Thái hoàng tháihậu triều Nguyễn. Cùng với Tả Trà,Cung Diên Thọ là một hệ thống kiếntrúc cung điện trong Hoàng thành Huếgồm hơn 10 tòa nhà được bố trí trongkhuôn tường thành hình chữ nhật vớichiều rộng khoảng 100m, dài gần150m. Cùng với Tả Trà, hiện, trongkhuôn viên di tích cung Diên Thọ còncó các công trình Diên Thọ chính điện,điện Thọ Ninh, tạ Trường Du, amPhước Thọ, lầu Tịnh Minh, cácKhương Ninh và một số di tích khác.Việc tu bổ, phục hồi di tích Tả Trà cóý nghĩa to lớn, góp phần gìn giữ, bảotồn các giá trị của Quần thể di tích Cốđô Huế đã được UNESCO công nhậnlà Di sản văn hóa thế giới.

QuốC Việt

Đạt nhiều kết quả trong việc trùng tu di tích Cố đô Huế

các cuộc giao lưu giữa các doanhnghiệp du lịch để tạo điều kiện trao đổi,tìm đối tác, hoàn thiện chương trìnhtour hoặc nối tour; cùng phối hợp traođổi kinh nghiệm, phối hợp trong việc

kêu gọi đầu tư... Với những việc làm cụthể, Thái Nguyên và các tỉnh vùngtrung du miền núi Bắc bộ cùng chungtay phát triển, nâng tầm du lịch trongvùng lên tầm cao mới, đa dạng hóa các

sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầukhách du lịch trong nước và quốc tế,góp phần tăng trưởng lượng khách củatoàn ngành.

t.nguyện

Sáng 16/11, tại thành phố QuảngNgãi, Hội Văn học nghệ thuật tỉnhQuảng Ngãi phối hợp Hội Văn họcnghệ thuật tỉnh Bình Định tổ chứcTriển lãm ảnh nghệ thuật Quảng Ngãi- Bình Định.

Triển lãm trưng bày 90 tác phẩmcủa 33 tác giả; trong đó, tỉnh QuảngNgãi có 27 tác giả với 60 tác phẩm,tỉnh Bình Định có 30 tác phẩm của 7tác giả. Hầu hết các tác phẩm đượctriển lãm lần này do hội viên Hội Nghệ

sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, hội viên chuyênngành nhiếp ảnh của Hội Văn học nghệthuật 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định,hội viên Câu lạc bộ nhiếp ảnh củaTrung tâm Văn hóa thông tin QuảngNgãi sáng tác trong vòng 2 năm qua.Nội dung các tác phẩm thể hiện tìnhyêu quê hương, đất nước gắn liền vớibiển đảo, văn hóa truyền thống, đờisống sinh hoạt, lao động; hình ảnhchân, thiện, mỹ của con người... đãmang đến cho người xem nhiều cung

bậc cảm xúc. Trong đó, có nhiều tácphẩm đạt giải thưởng quốc gia, đượctriển lãm tại các cuộc thi ảnh quốc tế,khu vực Nam Trung bộ và TâyNguyên.

Đây cũng là dịp để các nghệ sĩnhiếp ảnh 2 tỉnh Quảng Ngãi và BìnhĐịnh giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tăngcường mối đoàn kết, thân thiện vàquảng bá các tác phẩm đến với côngchúng.

Hồ tHAnH

Triển lãm ảnh nghệ thuật Quảng Ngãi - Bình Định

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

16 số 1102 l 20.11.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam)như một “bảo tàng sống” về văn hóavật thể và phi vật thể; trong đó, nghệthuật diễn xướng hô hát Bài Chòi cómột vị trí quan trọng trong đời sốngvăn hóa tinh thần của người dân nơiđây. Trải qua bao thăng trầm của thờigian và lịch sử, tình yêu Bài Chòi củangười dân phố Hội luôn tuôn chảy vàđang được những thế hệ hôm nay giữgìn và phát huy.

Phát huy giá trị Bài Chòi gắn với phát triển du lịch

Hội An vào đêm rằm hàng tháng,tại sân khấu ngoài trời ngay bên bờsông Hoài thơ mộng với những chiếcđèn lồng lung linh hòa quyện nhữngđiệu hát Bài Chòi từ lâu đã trở thànhđịa điểm thu hút rất đông du khách vàngười dân khi tới tham quan phố cổ.Cùng với tiếng trống và tiếng nhạc rộnrã, những câu hát mượt mà được anhHiệu và chị Hiệu (hai người hát chính)cất lên trong tiếng vỗ tay không ngớtcủa khán giả: “Trống kia đã đỗ. Cờ đỏđã phất xong. Hiệu giữ bài tì đó nghe.Gió xuân phảng phất nhành tre, mời bàcon cô bác lắng nghe Bài Chòi…”.

Từ năm 2010 đến nay, thành phốHội An đã tổ chức chương trình “Đêmphố cổ” với điểm nhấn là sân khấu BàiChòi ở ngoài trời tạo ra một sản phẩmdu lịch đặc sắc; đồng thời, cũng tạonên một không gian nghệ thuật để BàiChòi “tỏa sáng” với du khách gần xa.Là một sân khấu mở nên du khách cóthể tham gia trò chơi Bài Chòi cùngvới những anh Hiệu, chị Hiệu vui tính,ứng đối lanh lợi. Di sản văn hóa thếgiới Hội An hàng năm đón hơn 1,5triệu khách du lịch; trong đó, cókhoảng 900 nghìn khách quốc tế, vìvậy nơi đây còn được xem như “cửangõ” giao lưu quốc tế. Khi đến thăm

quan phố cổ du khách có nhiều cáchđể tiếp cận với loại hình diễn xướng hôhát Bài Chòi, đó là ở trong không giannhững ngôi nhà cổ, ở sân khấu ngoàitrời vào buổi tối hay ở trong Nhà hátbiểu diễn nghệ thuật cổ truyền Hội An.

Hiện nay, Trung tâm Văn hóa - Thểthao Hội An có khoảng hơn 10 nghệ sĩhát Bài Chòi thường xuyên tham giabiểu diễn để phục vụ khách du lịch,đây đa phần là những nghệ sĩ trẻ tuổi,có niềm đam mê với nghệ thuật truyềnthống. Ở Hội An việc giới thiệu nghệthuật diễn xướng hô hát Bài Chòi gắnvới các hoạt động du lịch được thựchiện một cách bài bản, không làm mấtđi tính “dân dã” vốn có của loại hìnhnghệ thuật này; đồng thời, vừa giúpnhững nghệ sĩ có thể sống được từniềm đam mê của mình. Chị HuỳnhThị Thủy, người gắn bó với hát dân caBài Chòi ở phố cổ 5 năm cho biết:Những nghệ sĩ biểu diễn Bài Chòi ởđây, rất tự hào vì mình đang trực tiếpđem những lời ca tiếng hát của quêhương để giới thiệu với du khách trongvà ngoài nước, đồng thời chúng tôicũng ý thức được trách nhiệm củamình trong việc không ngừng nghiêncứu, tìm hiểu sâu hơn về loại hình diễnxướng này này.

Khi muốn phát triển một loại hìnhnghệ thuật dân gian không thể bênguyên xi nó vào trong đời sốngđương đại mà cần phải có những sángtạo, điều chỉnh, nâng cao và Bài Chòicũng không nằm ngoài quy luật đó.Ông Võ Phùng - Giám đốc Trung tâmVăn hóa - Thể thao Hội An cho biết:Đối với lời hát Bài Chòi bên cạnhnhững lời cổ, hiện nay đội ngũ nghệ sĩcủa thành phố còn có sáng tác lời mớiđể Bài Chòi đến gần hơn với côngchúng. Về hình thức cũng vậy, ở trongphố cổ không thể dựng 8-10 cái chòi

để tổ chức trò chơi Bài Chòi như trướcđây mà làm rút lại 4-5 chòi; nhữngquân Bài Chòi cũng được cải tiến từchỗ chỉ bằng hai ngón tay, nay đượclàm lớn hơn để du khách có thể nhìnđược tên, hoa văn trên từng quân bài.

Với đối tượng chơi Bài Chòi là dukhách nước ngoài, sẽ có đội ngũhướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ giảithích nội dung trò chơi và ý nghĩanhững câu hát; thậm chí những ngườichủ trò hiện nay, còn học thêm chúttiếng Anh để có thể đánh vần tênnhững quân bài ra tiếng nước ngoàicho du khách. Chị Kathy Griffin, mộtdu khách người Mỹ cho biết: Nhữnglàn điệu Bài Chòi và trò chơi Bài Chòiđược tổ chức biểu diễn ở ngay giữaphố cổ là một điều rất thú vị. Với mộtsân khấu mở những du khách nhưchúng tôi đều có thể tham gia trò chơiBài Chòi, nó tạo cảm giác như chúngtôi “chạm” được tới văn hóa của cácbạn. Chính giá trị phi vật thể này cànglàm cho giá trị vật thể kiến trúc ở phốcổ Hội An được tôn vinh thêm.

Không chỉ giới thiệu dân ca BàiChòi đến du khách khi tới thăm phố cổmà những năm gần đây, các nghệ sĩ hátBài Chòi của Trung tâm Văn hóa - Thểthao Hội An còn tham gia các chươngtrình biểu diễn giao lưu văn hóa ở 7nước Châu Âu và Châu Á gây đượcnhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạnbè quốc tế.

Truyền tình yêu dân ca Bài Chòicho thế hệ trẻ

Bài Chòi có 2 loại hình là hát BàiChòi và trò chơi Bài Chòi, với 4 lànđiệu cơ bản là xàng xê, xuân nữ, hòQuảng và cổ bản. Ngoài ra, tại QuảngNam còn có thêm làn điệu vè Quảngvà vọng kim lang qua đó tạo nên nétriêng của Bài Chòi Quảng Nam. Hô

Phố cổ Hội An - Bảo tồn và phát huy giá trị Bài Chòi gắn với phát triển du lịch

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

17số 1102 l 20.11.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ông Đinh Văn Nhăng ở bản ĐáĐỏ, xã Đá Đỏ, huyện Phù Yên, tỉnhSơn La, mới đây đã nhặt được nhiềuđồ vật bằng đá có hình dạng giốngnhư dụng cụ lao động của người cổxưa và hai chiếc rìu bằng đồng đã gỉxanh. Ông Nhăng cho biết: Tất cảnhững đồ vật này (gồm 11 chiếc) ôngnhặt được cùng một chỗ, địa điểm tạicửa suối Đá Đỏ đổ ra hồ Sông Đà(Hồ thủy điện Hòa Bình). Khi hồ

thủy điện Hòa Bình xả nước, bờ hồbị xói lở đã phát lộ những cổ vật nhưrìu đá, dìu đồng (dài 85cm, lưỡi rìurộng 5cm) được ông Nhăng nhặt về.

Ông Bùi Văn Mạnh - Phó Trưởngphòng Di tích, Bảo tàng tỉnh Sơn Lacho biết: Khu vực xã Đá Đỏ, huyệnPhù Yên nằm ven hồ sông Đà, trướcđây các nhà khảo cổ học Việt Namđã từng khai quật, trong đó phát hiệnmột chiếc thạp đồng cổ có niên đại

khoảng 2000 năm, di vật tiêu biểucủa nền văn minh sông Hồng.

Đá Đỏ là xã nằm ven bờ hồ sôngĐà của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La,gồm: 9 bản, 495 hộ, 2.380 nhânkhẩu thuộc 2 dân tộc anh em Mườngvà Dao cùng sinh sống. Tại đây cóchợ phiên Đá Đỏ giúp người dântrao đổi hàng hóa, phát triển kinh tếvà du lịch.

Đ.LâM

Sơn La: Phát hiện nhiều dụng cụ lao động của người cổ xưa

hát và biểu diễn Bài Chòi từ lâu đã trởthành “món ăn tinh thần” không thểthiếu của người dân phố hội. Thànhphố Hội An hiện nay, có 7 đội hát BàiChòi quần chúng tại các xã phường,các đội hát này hoạt động sôi nổi nhấtlà vào những dịp lễ hội, dịp Tết đếnxuân về; họ sẽ tiến hành dựng lều,dựng rạp ngay tại các thôn xóm để hátvà chơi Bài Chòi.

Hội An hiện nay, còn khoảng 30người (ở độ tuổi trên 50) có thể làmchủ trò để làm anh Hiệu, chị Hiệu hôhát Bài Chòi. Thành phố hiện đã làmhồ sơ đề nghị Bộ VHTTDL xem xétphong tặng danh hiệu Nghệ nhân chonghệ sĩ Nguyễn Đáng, người có nhiềuđóng góp cho việc phát huy và truyềndạy lại nghệ thuật hát Bài Chòi cho thếhệ trẻ. Ông cũng là người thầy đã pháthiện và truyền lại nghề cho nhiều thếhệ nghệ sĩ hát Bài Chòi tài năng củaHội An hiện nay, như nghệ sĩ ThuHương, Lệ Nga, Dương Quý, Thu

Sang, Kim Anh… Những người nghệsĩ học trò này đang cùng với ông tiếptục truyền tình yêu hát Bài Chòi chocác em nhỏ nơi đây.

Từ năm 2003 đến nay, Trung tâmVăn hóa - Thể thao Hội An đã phốihợp với Phòng Giáo dục thành phốđưa nghệ thuật diễn xướng hô hát BàiChòi vào dạy ngoại khóa cho các emhọc sinh tiểu học và trung học cơ sởtrên địa bàn thành phố. Ngoài ra vàocác buổi tối trong tuần, Trung tâm Vănhóa - Thể thao Hội An còn tổ chức mộtlớp dạy hát Bài Chòi cho các em nhỏngay trên phố cổ, với sự chỉ dẫn trựctiếp của những nghệ sĩ hát Bài Chòi.Theo ông Võ Phùng - Giám đốc Trungtâm Văn hóa - Thể thao Hội An: Cácem nhỏ tham gia học hát Bài Chòi vớitinh thần tự nguyện và rất hào hứng,mỗi một buổi dạy thường thu hút hơn20 em tham gia. Chúng tôi không cótham vọng tất cả các em sau này đềutrở thành nghệ sĩ hát Bài Chòi mà

mong muốn với những kiến thức cơbản về Bài Chòi có được các em sẽ lànhững “hạt giống” để loại hình nghệthuật Bài Chòi ngày càng bén rễ sâu vàvững chắc hơn trong từng thôn, xóm.Khi nói về thế hệ trẻ của Hội An hômnay, trong việc gìn giữ và phát huy giátrị của loại hình nghệ thuật diễn xướnghô hát Bài Chòi, nghệ sĩ Nguyễn Đángrất lạc quan bởi theo ông tình yêu BàiChòi từ bao đời nay đã ăn sâu vào từngnếp nhà, từng con người sống ở mảnhđất này và thế hệ trẻ hôm nay vẫn đanggiữ được tình yêu đó.

Nghệ thuật diễn xướng hô hát BàiChòi đang trên hành trình để đượccông nhận là di sản văn hóa phi vật thểcủa nhân loại. Đối với người dân HộiAn, Bài Chòi từ lâu đã thực sự trởthành di sản văn hóa tinh thần chungcủa cả cộng đồng và đang được chínhcộng đồng nơi đây gìn giữ, nâng tầmđể giới thiệu với du khách gần xa.

t.t.n

Chào mừng Kỷ niệm 32 năm NgàyNhà giáo Việt Nam ( 20/11/1982-20/11/2014), ngày 17/11 tại thành phốHòa Bình (tỉnh Hòa Bình), Trường Caođẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc phốihợp với Trường Cao đẳng Văn hóaNghệ thuật Hà Nội đã khai mạc Triểnlãm mỹ thuật “Kết nối”. Các họa sĩ, giáoviên mỹ thuật của hai trường nghệ thuật

đã trưng bày 39 tác phẩm nghệ thuật tiêubiểu gồm 19 bức sơn dầu, 3 tranh sơnmài, 3 tranh lụa, 3 tượng khắc gỗ, 5 tácphẩm điêu khắc chất liệu tổng hợp…với sự đa dạng về phong cách, thủ pháp,miêu tả nét đẹp của con người, đời sốngsinh hoạt và phong cảnh của nhiều vùngmiền; là những đề tài bình dị, gần gũivới cuộc sống thường ngày.

Ngoài việc phục vụ công chúng yêunghệ thuật, triển lãm mỹ thuật “Kết nối”còn là dịp để các họa sĩ, giảng viên khoaMỹ thuật của Trường Cao đẳng Văn hóaNghệ thuật Tây Bắc và Trường Caođẳng Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội giaolưu, trao đổi kinh nghiệm sáng tác và tônvinh người thầy.

ĐứC Kiên

Triển lãm “Kết nối” tôn vinh các họa sĩ, giảng viên mỹ thuật

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

18 số 1102 l 20.11.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Từng là gương mặt trẻ đầy triểnvọng của Đoàn Nghệ thuật TuồngThanh Hóa nhưng Lê Thị Thúy Hường(sinh năm 1981) đã có một khoảngthời gian khá dài rời xa ánh đèn sânkhấu. Tuy nhiên, như “duyên nợ” vớiTuồng, cô đã quay trở lại, gắn bó vớibộ môn nghệ thuật này trong bối cảnhsân khấu chuyên nghiệp truyền thốngđang gặp không ít khó khăn...

Thúy Hường chia sẻ, chị đến vớiTuồng hết sức vô tư với niềm đammê con trẻ, để rồi mãi đến bây giờ,khi đã trải qua biết bao thăng trầmchị mới hiểu đó như một là cơ duyên.Một dịp đoàn Tuồng Thanh Hóa cóvề xã Hà Tân (huyện Hà Trung) quêchị để biểu diễn phục vụ nhân dân,đồng thời thực hiện nhiệm vụ tuyểndiễn viên cho đoàn, năm đó ThúyHường mới 15 tuổi. Hường may mắnlọt vào “mắt xanh” của những nghệsĩ đoàn Tuồng, để từ đó, cuộc đời củacô gái trẻ vùng đất chiêm trũng ấybước sang trang mới.

Sau một thời gian được các nghệsĩ trong đoàn truyền dạy, Hườngtrúng tuyển vào lớp đào tạo diễn viêncủa trường nghệ thuật Thanh Hóa,vừa học nghệ thuật, vừa học văn hóavà tốt nghiệp khóa học vào tháng11/2000. Ngay sau đó, Hường đượcvề đầu quân cho đoàn Nghệ thuậtTuồng Thanh Hóa. Chỉ sau đó hơn 1năm, trong Liên hoan sân khấuchuyên nghiệp các tỉnh phía Bắc tổchức tại Nam Định tháng 12/2001,Thúy Hường đã đoạt Huy chươngVàng “Diễn viên trẻ nhất Liên hoan”với vở “Chuyện hai làng nghề” củađoàn Nghệ thuật Tuồng Thanh Hóadàn dựng.

Sau Liên hoan, trở về trong niềmhân hoan, phấn khởi, tưởng đó sẽ là bệphóng đầy tiềm năng cho cô gái trẻvừa có tài, vừa có sắc ấy. Nhưng, cuối

năm 2002, Thúy Hường đột ngột rờikhỏi đoàn Nghệ thuật Tuồng ThanhHóa, bỏ qua sự can ngăn của nhữngnghệ sĩ gạo cội trong đoàn - nhữngngười đã nhận thấy tài năng hiếm cócủa một cô gái trẻ, nếu hết lòng vớiTuồng, sẽ còn có thể tiến xa hơn nữa.

Mãi bây giờ, sau quãng đường “dứtTuồng” mà đi, rồi lại “vì nhớ Tuồng”mà quay trở lại, Thúy Hường mới cởilòng tâm sự, ngày ấy, cô đã phải đứngtrước 2 sự lựa chọn, là chọn nghề haychọn cuộc sống gia đình. Là một cô gáitrẻ đi ra từ vùng chiêm trũng, mưu sinhgiữa thành phố lớn, cô đã gặp và yêumột chàng trai thành phố, nhưng giađình nhà chồng không muốn cô theonghiệp diễn, vậy là cô đã từ bỏ ướcmơ, từ bỏ con đường sự nghiệp đangrộng mở để về nhà chồng, yên phậnlàm vợ, làm mẹ. Sau đó, Hường đãtừng theo học lớp Thanh nhạc củatrường Cao đẳng Nghệ thuật ThanhHóa, rồi học khoa điều dưỡng trườngCao đẳng Y Thanh Hóa để hướngmình đi theo một con đường khác.Nhưng rồi số phận chẳng mỉm cườivới cô gái hồng nhan ấy, cuộc sống giađình gặp biết bao khó khăn, trắc trởkhiến cho cô và đứa con gái nhỏ lặnglẽ bước ra khỏi nhà chồng. Công việckhông có, tiền bạc cũng không, đó lànhững tháng ngày cơ cực đến vô cùngmà Hường muốn quên đi.

Được sự động viên và vòng tayrộng mở của các cô, chú, anh chị trongđoàn Nghệ thuật Tuồng Thanh Hóa,tháng 3/2011, Thúy Hường lại đượctrở lại làm diễn viên Tuồng. Từ ngàyấy, chị đã hiểu mình sinh ra là để sốngvới sân khấu Tuồng và Tuồng chính làduyên nợ của cuộc đời chị.

Sau gần 10 năm rời xa ánh đèn sânkhấu, Thúy Hường đã trở lại, nỗ lựchơn, say mê hơn trên sân khấu Tuồngvới “Đào Tam Xuân”, “Kỷ Lan Anh”,

“Hai người mẹ”... Dường như khoảngthời gian ngưng lại ấy vẫn không làmcho ngọn lửa Tuồng trong chị nhạt bớtmà giờ đây, ngọn lửa đam mê ấy nhưcàng bùng cháy hơn. Hường diễn nhưchưa bao giờ được diễn, như thể ngàymai sẽ không còn được diễn. Nướcmắt Hường đã rơi trên sân khấu, rơitheo từng vai diễn. Trở lại với nghề,điều Thúy Hường luôn tâm niệm đó làphải yêu từng vai diễn của mình, bởinếu chính diễn viên không yêu vaidiễn, diễn hời hợt, diễn không có lửathì làm sao có thể làm cho khán giảcùng yêu, cùng thích được?

Cuối năm 2012, đoàn Nghệ thuậtTuồng Thanh Hóa đã tự bỏ chi phí mờicác Nghệ sĩ Nhân dân Minh Gái, HồngKhiêm về giảng dạy, đào tạo, truyềnnghề cho các diễn viên trong đoàn,Hường cùng các diễn viên trẻ khác đãđược tham gia học lớp học này. Sauđó, đến đầu năm 2013, Thúy Hườngcùng 2 diễn viên trẻ khác trong đoànđược Cục Nghệ thuật biểu diễn cho đitập huấn một khóa về lý luận và diễnxuất trong Đà Nẵng với sự truyền dạycủa các Nghệ sĩ Tuồng nổi tiếng.

Với những nỗ lực và quyết tâmkhông ngưng nghỉ, nghề đã không phụngười nghệ sĩ ấy. Mới đây, trong Cuộcthi tài năng trẻ diễn viên sân khấuTuồng chuyên nghiệp toàn quốc diễnra hồi tháng 7/2014 tại Bình Định,Thúy Hường lại tiếp tục đoạt Huychương Vàng với vai Kỷ Lan Anh,nhân vật trong trích đoạn vở tuồng “Hộsanh đàn”. Vẫn nhớ những ngày trướckhi tham gia cuộc thi, chị đã tìm tòi,học hỏi rất nhiều từ những nghệ sĩ gạocội trong đoàn như Nghệ sĩ Ưu tú NgọcQuyền, Nghệ sĩ Ưu tú Trần Hảo… đểlàm sao thể hiện nhân vật Kỷ Lan Anhmột cách tốt nhất. Có đêm đang ngủ,Hường còn bật dậy tập cho thật thànhthục những động tác khó.

Nghệ sĩ “duyên nợ” với Tuồng

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

19số 1102 l 20.11.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Nhận xét về Thúy Hường, Nghệ sĩƯu tú Ngọc Quyền - Trưởng đoànNghệ thuật Tuồng Thanh Hóa khẳngđịnh: “Thúy Hường là một tài năng sânkhấu thực sự. Ở đoàn Nghệ thuật TuồngThanh Hóa nói riêng và nghệ thuậtTuồng nói chung, tìm và đào tạo đượcmột diễn viên như Thúy Hường hiện

nay rất khó và hiếm. Ở Hường bộc lộđầy đủ các quy chuẩn của một nghệ sĩTuồng gồm: Thanh-sắc-thục-tinh-khí-thần. Nếu tiếp tục rèn giũa, vượt quanhững khó khăn thường nhật, không đểbị chi phối bởi những yếu tố khác, ThúyHường sẽ có những bước tiến xa hơn,cao hơn. Hiện nay, Thúy Hường là một

trong những gương mặt trẻ của đoànđược tin tưởng giao đảm nhận nhiều vaidiễn quan trọng. Những diễn viên trẻnhư Thúy Hường sẽ là những ngườimang trên vai trọng trách to lớn, lànhững người giữ gìn và duy trì Tuồngxứ Thanh trong tương lai không xa”.

t.t.n

Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắcvăn hóa truyền thống của các dân tộcthiểu số phù hợp với tình hình thực tế,Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị đã xâydựng dự án bảo tồn bản truyền thốngKalu thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông.Hiện nay, dự án đã hoàn thành khôi phục16 nhà sàn truyền thống của người Bru -Vân Kiều và được đồng bào đồng tìnhhưởng ứng.

Đã từ lâu, đến bây giờ ông HồThanh Màn ở bản Kalu, xã Đakrông,huyện Đakrông mới được ở trong ngôinhà truyền thống của chính dân tộcmình. Ông Màn cho biết: Theo thờigian, những người Bru - Vân Kiều ở đâykhông làm nhà theo kiểu truyền thống

như thế này, bởi nó rất kỳ công và tốnkém, nhất là phần mái bằng lá mây. Thếnên, bà con chủ yếu lợp bằng tấm lợpproximang vì nó dễ làm. Được dự ánkhôi phục lại ngôi nhà theo kiểu truyềnthống ngày xưa, không chỉ bản thân ôngmà nhiều bà con nơi đây rất phấn khởi,giúp thế hệ trẻ và khách du lịch đến đâyhiểu thêm về truyền thống của ngườiBru - Vân Kiều.

Thực hiện dự án khôi phục và tôn tạonhà sàn truyền thông của người Bru -Vân Kiều, Sở VHTTDL Quảng Trị đãđầu tư tôn tạo 16 ngôi nhà sàn truyềnthống ngày xưa tại bản Kalu xã Đakrông,huyện Đakrông. Sau gần 2 năm triểnkhai, đến nay dự án đã hoàn thành và đưa

vào sử dụng. Dự án nhận được sự đồngtình rất cao của bà con dân bản, nhất làkhi bản Kalu được quy hoạch trở thànhđiểm du lịch trên tuyến hành lang kinh tếĐông Tây. Dự án cũng nhằm bảo tồn lâudài các giá trị văn hóa truyền thống củangười Bru - Vân Kiều, góp phần xâydựng bản Kalu trở thành một bản văn hóadu lịch sinh thái điển hình ở Quảng Trị.

Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạnhẹp nên chỉ mới đầu tư được 16 trên tổngsố 36 nhà của thôn. Chính vì vậy, bà conở đây rất mong muốn được dự án tiếptục đầu tư cho những nhà còn lại nhằmtạo ra sự đồng bộ và diện mạo mới chobản Kalu trong việc phát triển du lịch.

ĐứC MinH

Bảo tồn nhà truyền thống của đồng bào Bru - Vân Kiều

”Nghệ thuật Bài Chòi Thừa ThiênHuế” là nội dung cuộc tọa đàm khoahọc do UBND tỉnh Thừa Thiên Huếphối hợp với Viện Âm nhạc Việt Namtổ chức ngày 14/11. Tọa đàm nhằm thuthập thông tin về nghệ thuật Bài Chòitại Thừa Thiên Huế phục vụ xây dựnghồ sơ “Nghệ thuật Bài Chòi dân gianmiền Trung Việt Nam” trình UNESCOcông nhận là Di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại.

Tọa đàm đã thu hút sự quan tâmcủa các nhà quản lý, nhà nghiên cứulịch sử văn hóa Huế, các nghệ nhân,hướng tới việc đi tìm lời giải cho quátrình hình thành và phát triển Bài Chòiở Thừa Thiên Huế. Trong đó, các nhànghiên cứu tập trung làm rõ các giá trịtừ nghệ thuật khắc in, chế tác con bài,

cách thức trình diễn, giá trị ngôn ngữ,văn học của các làn điệu dân ca… nêubật giá trị của Bài Chòi Thừa ThiênHuế trong tổng thể Bài Chòi Trung bộ.

Một số tham luận của các nhànghiên cứu lịch sử văn hóa Huế đã đưara những đặc điểm riêng để so sánh BàiChòi ở Thừa Thiên Huế so với các tỉnhNam Trung bộ; nêu thực trạng và xuhướng biến đổi của nó theo thời gianvà đề xuất những giải pháp nhằm bảotồn, phát huy giá trị của loại hình này.

Tiến sĩ Phan Tiến Dũng - Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế chobiết: Tại Thừa Thiên Huế, Bài Chòiđược ví như là một trò chơi, thú tiêukhiển vừa là một hình thức trình diễnđộc đáo của nhân dân vào những dịplễ hội ngày xuân. Trò chơi dân gian

này được kết tinh qua nhiều thế hệ, vớisự sáng tạo không ngừng và trở thànhmột trò chơi dân gian mang tính nghệthuật cao, chứa đựng nhiều giá trị vănhóa trong mỗi lời ca, câu hát.

Hiện, Sở VHTTDL tỉnh ThừaThiên Huế đang khẩn trương khảo sát,kiểm kê, đánh giá thực trạng và thuthập tư liệu tại tỉnh Thừa Thiên Huế;tổ chức phục dựng nghề in bài tớitruyền thống; tổ chức phục dựng trìnhdiễn nghệ thuật Bài Chòi dân gian đểcùng Bộ VHTTDL xây dựng hoànchỉnh bộ hồ sơ quốc gia “Nghệ thuậtBài Chòi dân gian miền Trung ViệtNam” trình UNESCO công nhận là Disản văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại.

QuốC Việt

Tọa đàm khoa học “Nghệ thuật Bài Chòi Thừa Thiên Huế”

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1102 l 20.11.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông Ty Tnhh mộT Thành vIên

In và văn hóa Phẩm

Tôn vinh, giới thiệu và quảng bánhững giá trị văn hoá đặc sắc của biểnđảo Việt Nam đến với nhân dân cảnước và bạn bè quốc tế; kêu gọi, thuhút đầu tư, tạo động lực phát triển kinhtế, văn hoá, xã hội cho các tỉnh, thànhcó biển đảo là tiêu chí của “Tuần Vănhóa - Du lịch biển đảo Việt Nam” diễnra từ ngày 20 đến 24/11 tại Trung tâmTriển lãm Văn hoá nghệ thuật ViệtNam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội.

Đây là sự kiện do Bộ VHTTDLphối hợp với nhiều Bộ, ngành, đơn vịthực hiện hướng tới kỉ niệm Ngày Disản văn hóa Việt Nam 23/11; hướng vềchủ quyền biển đảo Tổ quốc, góp phầnđẩy mạnh đoàn kết, giao lưu, học hỏi,trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chứccác hoạt động văn hóa và du lịch củacư dân vùng ven biển, hải đảo. Lễ khaimạc và chương trình nghệ thuật “Tônvinh văn hóa, du lịch biển đảo ViệtNam” sẽ được truyền hình trực tiếptrên kênh VTV2 - Đài Truyền hình ViệtNam vào tối 21/11.

Ban Tổ chức cho biết: Đại diệnnhiều tỉnh/thành biển đảo ở cả 3 miềncủa Tổ quốc sẽ về dự “Tuần Văn hóa -Du lịch biển đảo Việt Nam” gồm cóQuảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa,Nghệ An, Quảng Bình, Thừa ThiênHuế, Đà Nẵng, Quảng Nam, QuảngNgãi, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, BàRịa-Vũng Tàu, Kiên Giang. Các đơn vịnày sẽ giới thiệu nét đẹp đặc sắc vănhóa, di tích, lễ hội, danh lam thắngcảnh, sinh hoạt đời sống dân cư; quảngbá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịchbền vững… Trong đó, đặc biệt có sựtham dự của 30 nghệ nhân, nghệ sĩ đếntừ đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), tham giatrình diễn nghệ thuật đặc trưng củamiền biển đảo Quảng Ngãi như hát BảTrạo, hò giật chì, hát ông đối đáp. Cácnghệ nhân cũng sẽ nói chuyện với sinhviên về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa;trưng bày 100 bức ảnh chủ đề “Quảng

Ngãi nơi dừng chân của bạn”, đề cậpđến các di tích, lễ hội, nét đẹp danh lamthắng cảnh và đời sống của cư dân venbiển, đảo Quảng Ngãi, đặc biệt là LễKhao lề thế lính Hoàng Sa. Các sản vậtcủa Quảng Ngãi như: hành, tỏi Lý Sơn,mực rim Sa Huỳnh, cá bống Sông Trà,kẹo gương, ốc xà cừ xào ớt... cũng đượcgiới thiệu đến công chúng Thủ đô.Đoàn Kiên Giang trưng bày triển lãmtheo các nội dung: triền lãm ảnh, tư liệu,hiện vật về Lễ hội Nghinh ông KiênHải, Lễ hội anh hùng Nguyễn TrungTrực; giới thiệu Khu dự trữ sinh quyểnthế giới Kiên Giang; quảng bá tiềmnăng du lịch sinh thái biển, đảo và cácsản vật đặc trưng: nước mắm, rượu sim,ngọc trai Phú Quốc, trình diễn, thao táctay nghề như đan cỏ bàng, đan lụcbình... Đoàn Đà Nẵng sẽ giới thiệu nétđẹp về văn hóa, di tích, lễ hội, danh lamthắng cảnh, sinh hoạt đời sống dân cưvùng biển Đà Nẵng và quần đảo HoàngSa; quảng bá tiềm năng du lịch sinhthái, du lịch bền vững gắn liền với biển,đảo tại Đà Nẵng; trưng bày ẩm thực đặcsản, đồ lưu niệm đặc trưng; giới thiệucác tour du lịch của các công ty lữ hànhđến vùng biển, đảo Đà Nẵng. Triển lãm

cũng trưng bày ảnh về biển, đảo HoàngSa và các dự án phát triển “Du lịch biểnđảo và vùng ven biển Việt Nam, ĐàNẵng đến năm 2020” và trình chiếuphim giới thiệu về Lễ hội Cầu Ngư.Đoàn Thừa Thiên Huế tập trung giớithiệu thành tựu đạt của tỉnh trong xâydựng và bảo vệ chủ quyền biên giới,biển đảo của Tổ quốc; hướng về HoàngSa, Trường Sa thân yêu. Đoàn QuảngNinh giới thiệu đến công chúng mộtloại hình nghệ thuật đặc sắc: hát giaoduyên trên biển hay còn gọi là hát chèođường Quảng Ninh với sự tham gia củacác diễn viên không chuyên.

Trong khuôn khổ “Tuần Văn hóa -Du lịch biển đảo Việt Nam - Hà Nội2014” sẽ diễn ra nhiều hoạt động đadạng, phong phú, tôn vinh văn hóa biểnđảo nước ta. Trong đó, đáng chú ý làtrưng bày “Di sản văn hóa, du lịch biểnđảo Việt Nam”, tập trung giới thiệu giátrị vật thể và phi vật thể những di vật,cổ vật được tìm thấy ở vùng biển ViệtNam. Đặc biệt, Bảo tàng Hải quân, Bảotàng Biên phòng và Cảnh sát biển ViệtNam sẽ trưng bày với chủ đề “Xâydựng và bảo vệ biển đảo Tổ quốc”.

yến nHi

Tôn vinh di sản văn hóa biển đảo Việt Nam

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tái hiện tại "Tuần Văn hóa - Du lịch biển đảo Việt Nam”