toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - số 1095 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1095 ngày 02/10/2014 - Quy định xét tặng “Giải thưởng hồ Chí minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật (Tr.6) - Công bố kết quả cuộc thi mẫu biểu trưng, biểu tượng vui cho Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 (Tr.7) - Ngày 03/9 hằng năm là Ngày Âm nhạc Việt Nam (Tr.5) Việt Nam tham dự “Tuần lễ các dàn nhạc Châu Á 2014” (Tr.13) Ngày hội VhTTDL các dân tộc tỉnh Bắc Giang lần thứ Vi - năm 2014 (Tr.15) trong số nàY Khách quốc tế đến Việt Nam vượt 6 triệu lượt người Tổng cục Du lịch cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2014, mặc dù tình hình còn nhiều khó khăn, nhiều diễn biến không thuận lợi cho du lịch, nhưng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn đạt hơn 6,062 triệu lượt người, tăng 10,42% so với cùng kỳ năm 2013. Khách du lịch nội địa đạt 32,4 triệu lượt, tăng 7,6%; tổng thu từ du lịch đạt 179.000 tỷ đồng, tăng 19,24% so với 9 tháng đầu năm 2013. (Xem tiếp trang 9) Thể Thao ViệT Nam Tại aSiaD 17 Những tấm huy chương quý hơn vàng Liên tiếp những tin vui dội về từ đấu trường ASIAD 17 đang diễn ra tại Incheon (Hàn Quốc). Vận động viên Quách Thị Lan đã làm nức lòng người hâm mộ nước nhà khi xuất sắc mang tấm Huy chương Bạc về cho đoàn thể thao Việt Nam ở nội dung 400m nữ với thành tích là 52 giây 06. “Kình ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên đã giành 2 Huy chương Đồng ở môn bơi lội. Bóng đá nữ Việt Nam lần đầu tiên lọt vào vòng bán kết tại sân chơi ASIAD... Tất cả đã tạo nên niềm tự hào cho thể thao Việt Nam tại đấu trường châu lục. (Xem trang 20) Tối 26/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Lễ vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2013. Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Nước - Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch Nước - Trương Mỹ Hoa, Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh; Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Hồ Anh Tuấn đã tới dự buổi lễ và trao tặng Giải thưởng cao quý của ngành du lịch Việt Nam cho các doanh nghiệp có đóng góp xứng đáng. (Xem tiếp trang 3) Vinh danh, trao giải thưởng cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam Ảnh: C.T.V Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao giải cho các doanh nghiệp xuất sắc

Upload: pham-viet-long

Post on 24-Jun-2015

144 views

Category:

News & Politics


0 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1095. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1095 ngày 02/10/2014

- Quy định xét tặng “Giải thưởng hồ Chí minh”,“Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật

(Tr.6)- Công bố kết quả cuộc thimẫu biểu trưng, biểu tượng vuicho Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5

(Tr.7)- Ngày 03/9 hằng năm là NgàyÂm nhạc Việt Nam

(Tr.5)Việt Nam tham dự “Tuần lễ

các dàn nhạc Châu Á 2014”(Tr.13)

Ngày hội VhTTDL các dân tộc tỉnh Bắc Giang lần thứ Vi - năm 2014

(Tr.15)

trong số này

Khách quốc tế đến Việt Nam vượt 6 triệu lượt người

Tổng cục Du lịch cho biết: Trong9 tháng đầu năm 2014, mặc dù tìnhhình còn nhiều khó khăn, nhiều diễnbiến không thuận lợi cho du lịch,nhưng khách quốc tế đến Việt Namvẫn đạt hơn 6,062 triệu lượt người,tăng 10,42% so với cùng kỳ năm2013. Khách du lịch nội địa đạt 32,4triệu lượt, tăng 7,6%; tổng thu từ dulịch đạt 179.000 tỷ đồng, tăng 19,24%so với 9 tháng đầu năm 2013.

(Xem tiếp trang 9)

Thể Thao ViệT Nam Tại aSiaD 17

Những tấm huy chương quý hơn vàng Liên tiếp những tin vui dội về từ đấu trường ASIAD 17 đang diễn ra tại

Incheon (Hàn Quốc). Vận động viên Quách Thị Lan đã làm nức lòng ngườihâm mộ nước nhà khi xuất sắc mang tấm Huy chương Bạc về cho đoàn thểthao Việt Nam ở nội dung 400m nữ với thành tích là 52 giây 06. “Kình ngư”Nguyễn Thị Ánh Viên đã giành 2 Huy chương Đồng ở môn bơi lội. Bóngđá nữ Việt Nam lần đầu tiên lọt vào vòng bán kết tại sân chơi ASIAD... Tấtcả đã tạo nên niềm tự hào cho thể thao Việt Nam tại đấu trường châu lục.

(Xem trang 20)

Tối 26/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Lễ vinh danh vàtrao Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2013. Phó Chủ tịch Quốc hội - NguyễnThị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Nước - Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịchNước - Trương Mỹ Hoa, Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh; Thứ trưởngBộ VHTTDL - Hồ Anh Tuấn đã tới dự buổi lễ và trao tặng Giải thưởng cao quýcủa ngành du lịch Việt Nam cho các doanh nghiệp có đóng góp xứng đáng.

(Xem tiếp trang 3)

Vinh danh, trao giải thưởng cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Ảnh:

C.T

.V

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao giải cho các doanh nghiệp xuất sắc

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1095 l 02.10.2014

Từ ngày 24-25/9 tại Hà Nội, BộVHTTDL tổ chức Chương trình tậphuấn hướng dẫn các văn bản quyphạm pháp luật về khoa học và côngnghệ năm 2014.

Phát biểu khai mạc Lớp tập huấn,Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Đặng ThịBích Liên đã quán triệt thực hiện Chiếnlược phát triển khoa học và công nghệngành VHTTDL đến năm 2020, tầmnhìn 2030. Thứ trưởng chỉ rõ, lĩnh vựcdu lịch trong những năm qua đã có cáccông trình nghiên cứu mang tính thựctiễn: Xây dựng các tiêu chí và phươngpháp thống kê du lịch và các giải pháp

triển khai thương hiệu du lịch ViệtNam, do đó đề nghị triển khai ứngdụng vào thực tiễn hoạt động củangành. Đồng thời, tập trung nghiên cứuphát triển du lịch trong mối quan hệ vớibảo vệ và phát huy giá trị di sản vănhoá; chú trọng đối với di sản văn hoávà thiên nhiên thế giới, giá trị truyềnthống làng quê Việt Nam và văn hoádân tộc ít người; phát triển du lịch trongmối quan hệ với phát triển thể thao vàvới các khu bảo tồn thiên nhiên, cácrừng quốc gia…

Để đạt được mục tiêu tổng thể,Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên yêu

cầu cần phải đổi mới trong các hoạtđộng nghiên cứu khoa học và côngnghệ theo những quy định mới củaLuật Khoa học và Công nghệ. Các đềxuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa họcphải bám sát: Chiến lược phát triểnkhoa học và công nghệ của BộVHTTDL; Kế hoạch hành động củaBộ thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ. Đẩy mạnh thựchiện nghiên cứu theo hình thức cácchương trình mang tính tổng thể và hệthống để giải quyết cơ bản những vấnđề quan trọng, cấp bách của Ngành,lĩnh vực.

Tập huấn khoa học và công nghệ năm 2014

Bộ VHTTDL đã có Công văn số3345/BVHTTDL-DSVH ngày 25/9 đềnghị Bộ Tư pháp có ý kiến về chủtrương Xây dựng “Quy chế về việcquản lý, bảo vệ Di sản Văn hóa vàThiên nhiên thế giới tại Việt Nam”.

Hiện nay, Việt Nam đã có 08 Di sảnVăn hóa và Thiên nhiên thế giới đượcUNESCO công nhận, trong đó có 05 Disản Văn hóa, 02 Di sản Thiên nhiên và01 Di sản hỗn hợp. Những năm vừa qua,các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thếgiới được UNESCO công nhận đã gópphần quan trọng vào sự nghiệp bảo tồn,phát huy giá trị di sản văn hóa và thiênnhiên của Việt Nam, nâng cao uy tín,làm thay đổi diện mạo kinh tế-xã hộicủa các địa phương sở hữu di sản nóiriêng, cũng như của đất nước nói chung.

Bên cạnh những kết quả to lớn đãđạt được, việc quản lý và bảo vệ các Disản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới ởnước ta còn bộc lộ một số hạn chế. Hệthống các văn bản quy định phân côngtrách nhiệm, phối hợp trong việc quảnlý, bảo vệ di sản, đặc biệt là các Di sảnVăn hóa và Thiên nhiên thế giới còn

thiếu, chưa đồng bộ, chưa cụ thể, dẫnđến sự chồng chéo giữa các Bộ, ngànhở Trung ương cũng như các Sở, ban,ngành địa phương trong vấn đề quảnlý, bảo vệ và phát huy di sản.

Tại Điều 55 Luật Di sản văn hóanăm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm2009 quy định: Chính phủ thống nhấtquản lý nhà nước về di sản văn hóa; BộVHTTDL chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện quản lý nhà nướcvề di sản văn hóa; Các bộ, cơ quanngang bộ thuộc Chính phủ có tráchnhiệm quản lý nhà nước về di sản vănhóa theo phân công của Chính phủ;UBND các cấp trong phạm vi nhiệmvụ và quyền hạn của mình thực hiệnviệc quản lý nhà nước về di sản vănhóa ở địa phương theo phân cấp củaChính phủ.

Để triển khai thi hành Luật Di sảnvăn hóa, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/10/2010quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật Di sản văn hóa và Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Disản văn hóa.

Căn cứ vào các quy định tại Khoản 2,Điều 3 Luật Di sản văn hóa và điểm a,Khoản 6, Điều 2 Nghị định số76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộVHTTDL và thực tiễn quản lý, bảo vệDi sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giớiở Việt Nam thời gian qua, BộVHTTDL thấy rằng việc Thủ tướngChính phủ ban hành quy định việcquản lý, bảo vệ Di sản Văn hóa vàThiên nhiên thế giới, trong đó cónhững nội dung phân công cụ thể tráchnhiệm, thẩm quyền, sự phối hợp giữacác Bộ, ngành, địa phương liên quantrong việc quản lý, bảo vệ Di sản Vănhóa và Thiên nhiên thế giới ở Việt Namlà phù hợp với các quy định của LuậtDi sản văn hóa. Do đó, đề nghị với BộTư pháp xem xét, cho ý kiến về chủtrương xây dựng “Quy chế về việcquản lý, bảo vệ Di sản Văn hóa vàThiên nhiên thế giới tại Việt Nam” đểBộ có thể sớm trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt, ban hành.

H.PHượng

Xây dựng “Quy chế về việc quản lý, bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới tại Việt Nam”

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1095 l 02.10.2014

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: Với vaitrò là lực lượng nòng cốt, là động lựccho sự phát triển của du lịch Việt Nam,hệ thống doanh nghiệp ngày càngkhẳng định vai trò trong sự phát triểncủa ngành du lịch. Chính vì vậy, việclựa chọn các doanh nghiệp tiêu biểu vềdu lịch hàng năm nói chung và năm2013 nói riêng có ý nghĩa quan trọngtrong việc ghi nhận và biểu dươngthành tích, động viên kịp thời cácdoanh nghiệp du lịch, thúc đẩy thi đua,lao động sáng tạo trong toàn ngành,khẳng định và tôn vinh các thương hiệudu lịch, nâng cao năng lực hội nhậpquốc tế của du lịch Việt Nam. Qua 15năm thực hiện, “Giải thưởng Du lịchViệt Nam” đã thực sự tạo được uy tíntrong Ngành, trở thành mục tiêu phấnđấu và là niềm tự hào của các doanhnghiệp du lịch và dịch vụ phục vụkhách du lịch.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánhgiá cao những doanh nghiệp đạt Giảithưởng, nhất là các doanh nghiệp liêntục khẳng định được vị trí của mìnhtrong nhiều năm liên tục, được Thủtướng Chính phủ tặng Bằng khen vìquá trình phấn đấu liên tục, đoàn kết,vượt qua nhiều khó khăn thử thách, xâydựng sản phẩm, phát triển thương hiệu,tạo nên những dấu ấn và thành tựu mới.Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng tintưởng rằng: Giải thưởng Du lịch Việt

Nam sẽ thực sự là động lực để cácdoanh nghiệp du lịch phát triển, nângcao khả năng cạnh tranh và thươnghiệu trong điều kiện hội nhập quốc tế,góp phần tạo dựng hình ảnh điểm đếndu lịch Việt Nam thân thiện, an toàn,chất lượng, khẳng định vị trí của dulịch Việt Nam trên bản đồ du lịch khuvực và quốc tế...

Phần dành cho lữ hành có khánhiều đơn vị đã giành được Giảithưởng Du lịch Việt Nam ở cả 3 nộidung: Doanh nghiệp kinh doanh lữhành quốc tế hàng đầu đón khách dulịch vào Việt Nam; doanh nghiệp kinhdoanh lữ hành hàng đầu đưa khách dulịch ra nước ngoài; doanh nghiệp kinhdoanh lữ hành nội địa hàng đầu. Có thểkể đến cách doanh nghiệp như: Côngty TNHH MTV dịch vụ lữ hànhSaigontourist (TP. Hồ Chí Minh); Côngty cổ phần Fiditour (TP. Hồ Chí Minh);Công ty cổ phần du lịch Việt Nam (HàNội)... Các doanh nghiệp lữ hành đượcvinh danh đều là những tên tuổi lớn củadu lịch Việt Nam, thương hiệu của đơnvị đã được du khách trong nước, quốctế tin cậy lựa chọn mỗi khi đi du lịch.

Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm2013 đã được mở rộng đối tượng hơnso với các năm trước, ngoài giải dànhcho lữ hành, khách sạn còn có giải chodoanh nghiệp vận chuyển, cơ sở ănuống, cửa hàng mua sắm phục vụkhách tốt nhất. Cụ thể, Giải thưởng Du

lịch Việt Nam năm 2013 ở lĩnh vực lưutrú được trao cho 10 khách sạn 5 saohàng đầu, 10 khách sạn 4 sao hàng đầu,10 khách sạn 3 sao hàng đầu, 10 doanhnghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế hàngđầu đón khách du lịch vào Việt Nam, 10doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốctế hàng đầu đưa khách đi du lịch nướcngoài, 10 công ty lữ hành nội địa hàngđầu Việt Nam, 2 doanh nghiệp kinhdoanh vận chuyển khách du lịch bằng ôtô hàng đầu Việt Nam. Trong danh sách4 nhà hàng ăn uống phục vụ khách dulịch hàng đầu Việt Nam được trao tặngGiải thưởng Du lịch Việt Nam năm2013 có tới 3 đơn vị ở TP. Hồ Chí Minhvà một nhà hàng ở Đà Nẵng. Cơ sở lụatơ tằm Triệu Văn Mão (Hà Nội) là mộttrong 4 cơ sở mua sắm được vinh danhở nội dung cửa hàng mua sắm phục vụkhách du lịch hàng đầu Việt Nam.

Nhân dịp này, 5 doanh nghiệp dulịch cũng đã vinh dự được nhận Bằngkhen của Thủ tướng Chính phủ vì đãcó những thành tích xuất sắc liên tục từnăm 2003 đến năm 2013, gồm: Kháchsạn Bến Thành Rex Hotel (TP. Hồ ChíMinh); Công ty TNHH MTV Dịch vụLữ hành Saigontourist (TP. Hồ ChíMinh); Công ty TNHH MTV Dịch vụDu lịch Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh);Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình -Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh) và Côngty CP Du lịch Việt Nam (Hà Nội).

Yến nHi

Vinh danh, trao giải thưởng... (Tiếp theo trang 1)

Tham dự lớp tập huấn khoa học -công nghệ các đại biểu đã được nghegiới thiệu nội dung 11 chuyên đề: Kếhoạch hành động của Bộ VHTTDLnhằm thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ về phát triển khoahọc và công nghệ; Công tác quản lý vànghiên cứu khoa học của BộVHTTDL; Giới thiệu nội dung Thôngtư số 05/2013/TT-BVHTTDL ngày

29/7/2013 Quy định hoạt động xâydựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩnkỹ thuật quốc gia của Bộ VHTTDL.

Đồng thời, các đại biểu được báocáo viên hướng dẫn cơ sở pháp lý, quytrình thủ tục thực hiện và yêu cầu hồsơ đối với các công trình nghiên cứucấp Bộ; Hướng dẫn trình bày Báo cáokết quả đề tài nghiên cứu khoa họccông nghệ (áp dụng cho trường hợp

nghiệm thu cấp Bộ); Hướng dẫn xâydựng xây dựng hồ sơ thuyết minh dựán xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia;Giới thiệu hoạt động của Trang thôngtin điện tử Quản lý nghiên cứu Khoahọc, Công nghệ và Môi trường vàCổng thông tin điện tử của BộVHTTDL - Cách thức truy cập vàkhai thác dữ liệu…

t.HợP

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

4 số 1095 l 02.10.2014

quản lý nhà nước

Sáng 26/9, tại Hà Nội, Tổng cục Dulịch (Bộ VHTTDL) phối hợp với Dựán Chương trình phát triển năng lực Dulịch có trách nhiệm với môi trường xãhội do Liên minh Châu Âu tài trợ (Dựán EU) tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Dulịch thế giới và Hội thảo bàn tròn “Dulịch có trách nhiệm đối với phát triểncộng đồng”.

Đây là hoạt động nhằm hưởng ứngngày Du lịch thế giới 2014 với chủ đề“Du lịch và phát triển cộng đồng”.Thông qua các hoạt động này, Tổngcục Du lịch và Dự án EU muốn nhấnmạnh vai trò, tác động của du lịch, đặcbiệt là du lịch có trách nhiệm đối vớisự phát triển của cộng đồng.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng cụctrưởng Tổng cục Du lịch - NguyễnVăn Tuấn cho rằng, du lịch là mộthoạt động kinh tế dựa trên con người,được xây dựng dựa trên tương tác xãhội và nó chỉ có thể phát triển thịnhvượng nếu cùng tham gia với cộng

đồng địa phương để đóng góp cho cácgiá trị xã hội, như tạo cơ hội tham gia,giáo dục và tăng cường công tác quảnlý của địa phương.

Đồng thời, du lịch sẽ không thực sựphát triển nếu quá trình hoạt động dulịch gây tổn hại đến các giá trị văn hóacủa cộng đồng sở tại hoặc nếu lợi íchkinh tế xã hội thu được từ ngành Dulịch không được chia sẻ cho cộng đồngnhư đã được nêu trong Nguyên tắc vềđạo đức trong Du lịch của Tổ chức Dulịch thế giới (UNWTO): “cư dân tại địaphương cần được tham gia vào cáchoạt động du lịch và được chia sẻ bìnhđẳng các lợi ích về kinh tế, xã hội vàvăn hóa mà du lịch mang lại”.

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấnnhấn mạnh, để phát triển du lịch cộngđồng, các nhà quản lý, các nhà khoahọc cần phối hợp nghiên cứu và hướngdẫn người dân bản địa hiểu sâu hơn vềbản sắc riêng của văn hoá tộc người, vẻđẹp tài nguyên du lịch tự nhiên… từ đó

xây dựng thành các sản phẩm du lịchhấp dẫn, đa dạng, phong phú nhằm thuhút du khách, tạo thêm nguồn thu chongười dân các địa phương, nâng cao ýthức xã hội về bảo tồn văn hóa.

Chiều 26/9, Dự án EU tổ chức mộthội thảo bàn tròn với chủ đề “Du lịch cótrách nhiệm đối với phát triển cộngđồng” nhằm tạo cơ hội gặp gỡ giữadoanh nghiệp du lịch và cộng đồng địaphương. Tại Hội thảo, doanh nghiệp vàcộng đồng đã cùng nhau chia sẻ nhữngkhó khăn, vướng mắc trong quá trình ápdụng du lịch có trách nhiệm cũng nhưđánh giá những tác động mà du lịch cótrách nhiệm đem lại cho cộng đồng. Bêncạnh đó, các bên cũng đề ra những giảipháp nhằm xây dựng, phát triển và ápdụng sản phẩm du lịch có trách nhiệmvào thực tiễn triển khai với mục đích tốiđa hóa các tác động tích cực của Du lịchđối với phát triển cộng đồng, đáp ứngđược nhu cầu của du khách.

t.HợP

Tổng cục Du lịch kỷ niệm Ngày Du lịch thế giới

Ngày 25/9/2014, Bộ VHTTDL banhành Quyết định số 3122/QĐ-BVHTTDL về kế hoạch tổ chức Hộithảo - Hội nghị tập huấn công tác phápchế và quán triệt các văn bản quy phạmpháp luật mới ban hành trong lĩnh vựcvăn hóa, gia đình, thể dục thể thao vàdu lịch.

Mục đích của việc tổ chức Hội thảo- Hội nghị nhằm bồi dưỡng, tập huấnnghiệp vụ pháp chế cho cán bộ, côngchức pháp chế, nghiệp vụ tại các địaphương từ cấp huyện trở lên; Tiếp thu,giải đáp những vướng mắc trong quátrình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vựcvăn hóa, gia đình, thể thao và du lịch ởđịa phương, giúp cán bộ công chứcnắm bắt kịp thời những văn bản mớiban hành, hiểu đúng, đủ văn bản để cócơ sở áp dụng pháp luật một cách đúngđắn và hợp lý; Thông qua hoạt động tại

Hội thảo, các địa phương có điều kiệngặp gỡ, thảo luận, trao đổi, học hỏi kinhnghiệm lẫn nhau trong kỹ năng xử lýcác tình huống thực tế, khách quan hơnkhi xây dựng văn bản pháp quy, làmsáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễncủa các vấn đề, đề xuất, kiến nghị hoặcdự báo các vấn đề sẽ phát sinh tronglĩnh vực của ngành.

Nội dung của Hội thảo - Hội nghịbao gồm việc thảo luận - tập huấnnghiệp vụ pháp chế Ngành văn hóa,thể thao và du lịch cho các cán bộ,công chức tập trung vào các nội dung:Trao đổi, thảo luận và giải đáp thắcmắc về việc triển khai các quy địnhvề công tác giám định tư pháp theo vụviệc Ngành văn hóa, thể thao và dulịch trong thực tiễn công tác giámđịnh tư pháp; Nội dung nghiệp vụpháp chế nói chung và nghiệp vụ

pháp chế của Ngành văn hóa, thể thaovà du lịch; Phương pháp thực hiệnnghiệp vụ pháp chế có hiệu quả vàđảm bảo tính hiệu lực quản lý; Tậptrung trao đổi, thảo luận một số nộidung quản lý cụ thể. Quán triệt nộidung cơ bản có liên quan đến công tácquản lý của địa phương tại các vănbản mới ban hành trong các lĩnh vựcliên quan.

Đối tượng tham dự Hội thảo - Hộinghị là lãnh đạo các Sở VHTTDL,trưởng hoặc phó phòng quản lý nghiệpvụ thuộc Sở, cán bộ làm công tác phápchế thuộc Sở, trưởng hoặc phó phòngVăn hóa-Thông tin quận, huyện, thịxã, thành phố thuộc tỉnh. Hội nghị -Hội thảo được tổ chức vào tháng 10năm 2014 dự kiến tại Thanh Hóa(miền Bắc) và Long An (miền Nam).

H.Quân

Kế hoạch tổ chức hội thảo - hội nghị tập huấn công tác pháp chế

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

5số 1095 l 02.10.2014

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 3043/QĐ-BVHTTDL ngày 19/9/2014 BộVHTTDL giao Sở VHTTDL cáctỉnh/thành phía Nam phối hợp vớilực lượng Biên phòng tại địa phươngtham gia Tổ chức Liên hoan ĐộiTuyên truyền Văn hóa lần thứ IX khuvực Nam bộ năm 2014.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 3045/QĐ-BVHTTDL19/09/2014, cho phép Trung tâm Tổchức Biểu diễn nghệ thuật, Cục Nghệthuật biểu diễn phối hợp với Đại sứquán Tây Ban Nha tại Hà Nội đón 09nghệ sĩ Tây Ban Nha và tổ chứcchương trình múa Flamenco“Caprichos del Tiempo - Những tùykhúc thời gian” của nhóm múa IsabelBayón nhân dịp kỷ niệm ngày Quốckhánh Tây Ban Nha (12/10/1492-12/10/2014); thời gian ngày16/10/2014, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.

- Ngày 22/9/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3057/QĐ-BVHTTDL, giao Thanh tra Bộ chủtrì, phối hợp với Cục Bản quyền tácgiả, Cục Nghệ thuật biểu diễn xâydựng kế hoạch tổ chức 02 lớp Tậphuấn “Thực thi quyền tác giả, quyềnliên quan trong hoạt động nghệ thuậtbiểu diễn” cho các công ty tổ chứcbiểu diễn nghệ thuật, cơ quan báo chítại TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội.

Thời gian tổ chức tháng 10/2014.- Tại Quyết định số 3075/QĐ-

BVHTTDL ngày 23/9/2014 BộVHTTDL giao Viện Văn hóa nghệthuật quốc gia Việt Nam chủ trì, phốihợp với các đơn vị liên quan xâydựng Đề án “Phát triển văn hóa, thểthao và du lịch vùng Tây Bắc đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.Thời gian hoàn thành vào tháng11/2014.

- Bộ VHTTDL ban hành cácQuyết định số 3068, 3083 đến3095/QĐ-BVHTDL về việc xếp hạngdi tích quốc gia gồm: Di tích lịch sử“Địa điểm vụ thảm sát Giồng Sắn” xãPhú Đồng, huyện Nhơn Trạch, tỉnhĐồng Nai; Di tích kến trúc nghệ thuật“Đình Đông Trước” xã Mai Đình,huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang); “ĐìnhAm” xã Xuân Hương, huyện LạngGiang (Bắc Giang); “Miếu NgọcTảo”, “Đình, Chùa Hương Tảo” xãNgọc Tảo, huyện Phúc Thọ (Hà Nội);“Đền Đại Lộ” xã Ninh Sở, huyệnThường Tín (Hà Nội); “Chùa NgọcThan” xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai(Hà Nội); “Đền Lác” xã Đông Thái,huyện Ba Vì (Hà Nội); “Đình TrầnXá” xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân(Hà Nam); “Đình Hội Động” xã ĐứcLý, huyện Lý Nhân (Hà Nam);“Chùa Đại Phùng” xã Đan Phượng,

huyện Đan Phượng (Hà Nội); Di tíchkhảo cổ và danh lam thắng cảnh“Khu vực hóa thạch Huệ Biển tạiLũng Pù” xã Lũng Pù, huyện MèoVạc (Hà Giang); Danh lam thắngcảnh “Hang Rồng” xã Tả Lủng và xãPả Vi, huyện Mèo Vạc (Hà Giang);“Hang Nà Luông” xã Mậu Long,huyện Yên Minh và xã Sủng Trái,huyện Đồng Văn (Hà Giang).

- Ngày 24/9/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 3104,3105/QĐ-BVHTTDL, thành lập BanChỉ đạo và Ban Tổ chức Ngày hội vănhóa dân tộc Thái lần thứ nhất tại tỉnhLai Châu, năm 2014. Ban Chỉ đạo doThứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm TrưởngBan, ông Vương Văn Thành - PhóChủ tịch UBND tỉnh Lai Châu làmPhó Trưởng Ban Thường trực, ôngNông Quốc Tuấn - Phó Chủ nhiệmỦy ban Dân tộc làm Phó Trưởng Banvà 16 Ủy viên. Ban Tổ chức do ôngVương Văn Thành - Phó Chủ tịchUBND tỉnh Lai Châu làm TrưởngBan, ông Sùng A Hồ - Giám đốc SởVHTTDL tỉnh Lai Châu làm PhóTrưởng Ban Thường trực, ông HoàngĐức Hậu - Vụ trưởng Vụ Văn hóa dântộc, ông Đỗ Hạ Long - Phó Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Lai Châu làm PhóTrưởng Ban và 19 Ủy viên.

tHtt

VăN BảN mới

Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủđã ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg lấy ngày 03/9 hằng năm là NgàyÂm nhạc Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việctổ chức Ngày Âm nhạc Việt Nam hằngnăm phải bảo đảm thiết thực, hiệu quảvà tiết kiệm với mục đích động viênđội ngũ văn nghệ sĩ trong lĩnh vực âmnhạc phát huy các giá trị truyền thống

và cách mạng của nền âm nhạc ViệtNam, phấn đấu sáng tạo nhiều tácphẩm hay, nhiều hoạt động âm nhạc cóý nghĩa phục vụ công chúng, góp phầngiáo dục thế hệ trẻ, cổ vũ, động viêntoàn dân đoàn kết, phấn đấu cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việc tổ chức Ngày Âm nhạc ViệtNam cần thu hút sự quan tâm của cáctổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân

dân tích cực tham gia xây dựng và pháttriển nền âm nhạc Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc.

Kinh phí tổ chức Ngày Âm nhạcViệt Nam được bố trí trong kinh phíngân sách nhà nước hỗ trợ hằng nămcho Hội Nhạc sĩ Việt Nam trên cơ sởchính sách chung đối với các Hội vănhọc nghệ thuật.

n.tHanH

Ngày 03/9 hằng năm là Ngày Âm nhạc Việt Nam

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

6 số 1095 l 02.10.2014

quản lý nhà nước

Ngày 24/9 tại Hà Nội, Thứ trưởngBộ VHTTDL - Hồ Anh Tuấn đã có buổitiếp bà Preeti Saran - Đại sứ Ấn Độ tạiViệt Nam về thúc đẩy hợp tác trong lĩnhvực văn hoá, thể thao và du lịch.

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Hồ AnhTuấn đánh giá cao mối quan hệ hợp tácgiữa Việt Nam-Ấn Độ trên nhiều lĩnhvực. Để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệhợp tác giữa hai nước, Thứ trưởng HồAnh Tuấn đề xuất phía Ấn Độ sớm cóý kiến về Kế hoạch hợp tác Du lịch giaiđoạn 2015-2016; kiến nghị phía Ấn Độcho biết tổng số vốn hỗ trợ cho dự ánvề bảo tồn, tôn tạo các nhóm thápChăm tại Di sản Thế giới - Mỹ Sơn;

phối hợp chuẩn bị nội dung tiến tới kýChương trình trao đổi văn hóa giữa hainước giai đoạn 2015-2017. Ghi nhậnnhững đề xuất hợp tác của Thứ trưởngHồ Anh Tuấn, Đại sứ Preeti Saran chorằng, những kết quả đạt được trong hợptác nhiều mặt giữa Việt Nam-Ấn Độ,đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá, thểthao và du lịch thời gian qua đã manglại lợi ích thiết thực cho sự phát triểnchung của cả 2 nước. Việt Nam-Ấn Độcó nhiều nét tương đồng về văn hoá,trong đó Phật giáo đã trở thành cầu nốiquan trọng trong mối quan hệ văn hoátruyền thống từ hàng nghìn năm lịch sửgiữa hai nước.

Đại sứ Preeti Saran khẳng định, ẤnĐộ luôn quan tâm và mong muốn tăngcường hơn nữa hoạt động xúc tiến đầutư vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vănhoá và du lịch. Đồng thời, mong muốnChính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuậnlợi cho đoàn Famtrip (gồm các cơ quantruyền thông, doanh nghiệp du lịch) củaẤn Độ sang khảo sát du lịch điểm đếntại Việt Nam; đưa nội dung hợp tác vềphim và ảnh vào bản ghi nhớ hợp tácgiữa hai nước; tăng cường quảng bá hìnhảnh đất nước, con người Việt Nam tại ẤnĐộ, qua đó thu hút du khách Ấn Độ đếntham quan và du lịch tại Việt Nam.

M.ước

Thúc đẩy hợp tác VhTTDL Việt Nam-Ấn Độ

Chính phủ vừa ban hành Nghị địnhvề Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giảithưởng Nhà nước về văn học, nghệthuật, trong đó quy định điều kiện, tiêuchuẩn xét tặng 2 giải thưởng này.

Cụ thể, tác phẩm, công trình vănhọc, nghệ thuật đáp ứng 2 điều kiện sauđược xét tặng Giải thưởng Hồ ChíMinh, Giải thưởng Nhà nước:

Thứ nhất, đã công bố dưới hình thứcxuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu,điện ảnh, phát thanh, truyền hình, giảngdạy, đĩa hát và các hình thức khác kể từNgày Thành lập nước Việt Nam dânchủ cộng hòa (02/9/1945). Thời giancông bố tối thiểu 5 năm đối với “Giảithưởng Hồ Chí Minh” và 3 năm đối với“Giải thưởng Nhà nước” tính đến thờiđiểm nộp hồ sơ tại Sở VHTTDL và HộiVăn học, nghệ thuật chuyên ngànhTrung ương.

Điều kiện thứ hai: Không có tranhchấp về quyền tác giả kể từ thời điểmđược công bố. Tác giả có tác phẩm,công trình văn học, nghệ thuật được xét“Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải

thưởng Nhà nước” phải chấp hành tốtpháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, tácgiả được xét tặng “Giải thưởng Hồ ChíMinh” phải có tác phẩm, công trình vănhọc, nghệ thuật đáp ứng 3 tiểu chuẩn:

Có giá trị đặc biệt xuất sắc về vănhọc, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng vàhình thức nghệ thuật; Có tác dụng to lớnphục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnhhưởng rộng lớn và lâu dài trong đờisống pháp luật, góp phần quan trọng vàoviệc thay đổi nhận thức của nhân dântrong sự nghiệp phát triển văn học, nghệthuật Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổquốc; Đặc biệt xuất sắc khi đạt mộttrong các tiêu chuẩn: Đã được tặng GiảiVàng, Giải A hoặc Giải Nhất tại cáccuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp vàtriển lãm về văn học, nghệ thuật cấpquốc gia do Bộ VHTTDL tổ chức; Đãđược tặng Giải thưởng cao nhất của HộiVăn học, nghệ thuật chuyên ngànhTrung ương thuộc lĩnh vực chuyênngành hoặc được tặng giải cao nhất tạicác cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp vàtriển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế.

Cũng theo Nghị định, tác giả đượcxét tặng “Giải thưởng Nhà nước” phảicó tác phẩm, công trình văn học, nghệthuật đáp ứng 3 tiêu chuẩn: Có giá trịxuất sắc về về văn học, nghệ thuật, vềnội dung tư tưởng và hình thức nghệthuật; Có tác dụng tốt trong giáo dục,xây dựng con người mới, nâng caotrình độ thẩm mỹ của nhân dân, gópphần đáng kể vào việc thay đổi nhậnthức của nhân dân trong sự nghiệp pháttriển văn học, nghệ thuật Việt Nam,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Xuất sắckhi đạt một trong các tiêu chuẩn: Đãđược tặng Giải Vàng hoặc Giải A hoặcGiải Nhất tại các cuộc thi, liên hoanchuyên nghiệp và triển lãm về văn học,nghệ thuật cấp quốc gia do BộVHTTDL tổ chức; Đã được tặng Giảithưởng cao của Hội Văn học, nghệthuật chuyên ngành Trung ương thuộclĩnh vực chuyên ngành hoặc được tặnggiải thưởng chính tại các cuộc thi, liênhoan chuyên nghiệp và triển lãm vềvăn học, nghệ thuật quốc tế.

H.Yến

Quy định xét tặng “Giải thưởng hồ Chí minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

7số 1095 l 02.10.2014

quản lý nhà nước

Chiều 26/9, Tổng cục Thể dục thểthao chính thức công bố kết quả cuộcthi sáng tác biểu trưng, biểu tượngvui Đại hội thể thao Bãi biển Châu Álần thứ 5 năm 2016.

Ban Tổ chức đã nhận được 198tác phẩm dự thi của 62 tác giả trêncả nước, trong đó có 155 mẫu biểutrưng và 43 mẫu biểu tượng vui. Quahai vòng sơ khảo và trung khảo, Hộiđồng giám khảo đã chọn và trao 2giải Nhất, 4 giải Nhì ở cả hai loạimẫu. Đây là những tác phẩm có kiểudáng, bố cục đẹp, phù hợp với mụcđích, ý nghĩa của Đại hội.

Giải Nhất mẫu biểu trưng thuộcvề tác giả Nguyễn Phước Đức (TP.Hồ Chí Minh) với hình ảnh nhữngcơn sóng biển cách điệu hình chữ“V” trùm lên trên mặt trời màu đỏ,bên dưới là dòng chữ “5th ASIANBeach Games, Khanh Hoa, VietNam2016”. Ghi nhận từ Ban Tổ chức,mẫu biểu trưng này thể hiện rõ đâylà sự kiện thể thao bãi biển tổ chứctại Việt Nam, nhấn mạnh ý chí vươn

lên chinh phục chiến thắng củangười Việt.

Giải Nhất mẫu biểu tượng vuithuộc về tác giả Nguyễn Can Trường(Hà Nội), với hình ảnh con chim yến,con vật đặc trưng của vùng đất NhaTrang, Khánh Hòa.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng BộVHTTDL - Lê Khánh Hải cho biết:Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á làsự kiện thể thao lớn của khu vựcđược tổ chức theo chu kỳ 2 năm mộtlần. Đại hội lần thứ 5 năm 2016 diễnra tại Việt Nam có sự tham dự của 45quốc gia, vùng lãnh thổ của Châu Á.Lần đầu tiên đăng cai tổ chức Đạihội này, Việt Nam chọn thành phốNha Trang, tỉnh Khánh Hòa là địađiểm diễn ra các môn thi đấu. Để đạihội diễn ra thành công, các đơn vịchức năng đã xây dựng, hoàn thiệncác bước chuẩn bị, trong đó có việctổ chức cuộc thi chọn mẫu biểutrưng, biểu tượng vui. Mẫu biểutrưng, biểu tượng sau khi được lựachọn chính thức, sẽ được sử dụng

trong suốt đại hội, phục vụ nhu cầucủa vận động viên, cổ động viên vàđông đảo người dân trong nước,quốc tế.

Bộ VHTTDL đề nghị Ban Tổchức Hội thi có văn bản, xin ý kiếnHội đồng Olympic Châu Á quyếtđịnh việc chọn mẫu biểu trương,biểu tượng vui sử dụng trong đại hội;đồng thời triển khai các thủ tục đăngký bản quyền đối với các tác phẩmđạt giải theo quy định sau khi tácphẩm được lựa chọn sử dụng.

Cuộc thi sáng tác biểu trưng(Logo), biểu tượng vui (Mascot) choĐại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lầnthứ 5 năm 2016 do Tổng cục Thể dụcthể thao và Hội Mỹ thuật Việt Namphối hợp tổ chức. Từ tháng 4/2012,thể lệ cuộc thi được đăng tải trên BáoThể thao Việt Nam, Trang thông tinđiện tử của Tổng cục Thể dục thểthao, Trang thông tin điện tử của HộiMỹ thuật Việt Nam và các trường đạihọc mỹ thuật trong cả nước.

Hải PHong

Công bố kết quả cuộc thi mẫu biểu trưng, biểu tượng vui cho Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5

Ngày 17/9/2014, UBND TP. ĐàNẵng ban hành Kế hoạch số8295/KH-UBND về việc tổ chứcCuộc thi trình diễn pháo hoa quốctế Đà Nẵng 2015.

Theo đó, Cuộc thi trình diễnpháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015(DIFC 2015) sẽ diễn ra trong 2 đêm28 và 29/4/2015 với chủ đề “ĐàNẵng - Bản giao hưởng sắc màu”.

Ngoài đội chủ nhà Đà Nẵng-Việt Nam, DIFC 2015 có sự thamdự của các đội Fireworks for Africa(Nam Phi), Pyrotecnico (Hoa Kỳ),

Howard & Son Fireworks (Australia),Surex Firma Rodzinna (Ba Lan).Như vậy, DIFC 2015 có đại diệncủa cả 5 châu lục tranh tài. Công tyGlobal 2000 (Malaysia) được chọnlàm đơn vị tư vấn cho DIFC 2015.

Địa điểm trình diễn pháo sẽvẫn là khu vực cảng sông Hàn.Khán đài chính ở khu vực vỉa hèđường Trần Hưng Đạo (đối diệnkhu vực bắn pháo hoa); đườngBạch Đằng, cầu Sông Hàn, cầuThuận Phước và một số tàu thuyềnđược cấp phép hoạt động trên

sông... là những điểm xem trìnhdiễn pháo hoa của người dân và dukhách.

Theo kế hoạch, mỗi đội tham dựDIFC 2015 sẽ trình diễn từ 20-22phút (không được dưới 20 phúthoặc quá 22 phút) theo chủ đề củacuộc thi.

Tiêu chí đánh giá, chấm điểm sẽưu tiên ý tưởng, sự đa dạng và chủđề của màn trình diễn; sự phongphú, đa dạng về màu sắc; tính độcđáo và chất lượng của màn trìnhdiễn, quy mô và số lượng hiệu ứng;sự đồng bộ giữa âm thanh và hìnhảnh, sự phù hợp của nhạc với hìnhảnh của pháo hoa.

H.Quân

Chuẩn bị cho Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

8 số 1095 l 02.10.2014

quản lý nhà nước

Tối 26/9, Hội sách Hà Nội năm2014 với chủ đề “Kỷ niệm 60 nămNgày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014)” đã được khai mạc tại Disản Hoàng Thành Thăng Long, số 19CHoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.

Hội sách Hà Nội năm 2014 là mộtsự kiện đặc biệt không chỉ với mục đíchtôn vinh văn hóa đọc, góp phần xâydựng xã hội học tập, tạo nét đẹp trongđời sống xã hội của Thủ đô mà cònnhằm ôn lại truyền thống Thăng Longnghìn năm văn hiến của Hà Nội, gópphần làm sâu sắc hơn về ý nghĩa lịch sửto lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô.Lần đầu tiên TP. Hà Nội tổ chức Hộisách với mong muốn là sự kiện văn hóalớn của Thủ đô, có sức hấp dẫn, lan tỏamạnh mẽ và sẽ là tiền đề để hội sáchđược tổ chức thường niên hàng năm,đồng thời là cơ hội để các đơn vị trongngành xuất bản có điều kiện giao lưu,gặp gỡ và quảng bá thương hiệu, tiếpcận với các nhu cầu văn hóa đọc đa

dạng và luôn phát triển của bạn đọc. Ngoài khu vực sân khấu trung tâm,

điểm nhấn của Hội sách chính là biểutượng Khuê Văn Các được xếp bằngsách tại chính giữa trục hoàng đạo củasân Hoàng thành Thăng Long. Tiếp đếnlà các không gian trưng bày sách theo7 chuyên đề: “Thăng Long xưa - HàNội nay”, “Hành trình của sách”, “Chủtịch Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội”,“Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Quânđội nhân dân Việt Nam anh hùng”, “HàNội với biển đảo quê hương”, “Khámphá thế giới”, “Sách hay - Sách đẹp”.

Bên cạnh phần trưng bày, Hội sáchlà nơi hội tụ, giới thiệu và bán sách, ấnphẩm với 112 gian hàng của 45 nhàxuất bản, công ty sách trên cả nước vớisố lượng trên 10.000 tên sách, hàng vạnbản sách gồm nhiều thể loại phong phú,đa dạng: sách thiếu nhi; sách văn học,văn hóa xã hội; sách kinh tế, khoa họckỹ thuật; sách ngoại văn; sách điện tửvà thiết bị số… Để tri ân bạn đọc đã

đồng hành cùng ngành xuất bản trongthời gian qua, trong những ngày diễn raHội sách, các đơn vị tham gia sẽ thựchiện chương trình bán sách giảm giá,khuyến mại trừ phần trăm phí phát hànhtrên các loại xuất bản phẩm.

Với mục đích tạo ra một không gianvăn hóa ấn tượng, hấp dẫn và phongphú phục vụ mọi đối tượng bạn đọc,Hội sách còn tổ chức các hoạt động bênlề như: viết thư pháp, khắc dấu gỗ, trangtrí bookmarks, bố trí khu vực cafe sách,khu vui chơi của trẻ em…

Điểm đặc biệt của chương trình làBan Tổ chức sẽ phối hợp với Thànhđoàn Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạoHà Nội phát động các đơn vị tham giaHội sách và đọc giả ủng hộ, tặng sáchcho các thư viện trường học và cácđiểm bưu điện văn hóa tại các xã miềnnúi, xã đặc biệt khó khăn trên địa bànThành phố, các chiến sĩ và nhân dânhuyện đảo Trường Sa.

Đ.ngọc

hội sách hà Nội năm 2014

Ngày 25/9, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễphát động xây dựng mô hình “Bếnkhách ngang sông văn hóa, an toàn vàphòng chống đuối nước trẻ em” tại Bếnđò Mười, xã Khánh Thành, huyện YênKhánh.

Để đảm bảo an toàn giao thôngđường thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh Ninh Bình - Đinh Văn Điến yêucầu các cơ quan chức năng đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biếnpháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giaothông đường thủy, đặc biệt là đội ngũthuyền viên, người lái phương tiện. Bêncạnh đó tăng cường công tác kiểm tra,kiểm soát, kiên quyết đình chỉ hoạt độngcủa các bến và phương tiện thủy nội địakhông đảm bảo an toàn. Đồng thờithường xuyên vận động quần chúng

nhân dân tham gia phát hiện, tố giác, đấutranh với các hành vi vi phạm pháp luậtvề giao thông đường thủy, đồng thời tíchcực tham gia phong trào xây dựng cáctuyến sông, bến cảng an toàn, văn minh,văn hóa. Căn cứ vào hoạt động của môhình, tỉnh sẽ rút kinh nghiệm, hoàn thiệnvà nhân rộng trong thời gian tới.

Tỉnh Ninh Bình hiện có mạng lướigiao thông đường thủy dài trên 300kmkhông chỉ đáp ứng việc vận chuyển hànghóa tiêu dùng cho người dân sở tại màcòn phục vụ phát triển các tour, tuyến dulịch mang nét đặc trưng của vùng sôngnước. Trong đó, bến đò Mười trên sôngĐáy nối hai xã Khánh Thành (huyệnYên Khánh) và xã Nghĩa Sơn thuộchuyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định làtuyến giao thông huyết mạch giữa các

huyện duyên hải thuộc ba tỉnh NinhBình, Nam Định và Thanh Hóa, có lưulượng người và phương tiện lưu thônglớn. Tuy nhiên, công tác đảm bảo an toàngiao thông đường thủy trên địa bàn vẫncòn hạn chế, hoạt động ở một số bến đòngang vẫn còn lộn xộn, cá biệt có bến đòchở khách du lịch chưa được cấp phéptheo quy định, việc bố trí trang thiết bịcứu sinh còn hạn chế, có lái đò chưa cóchứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ, tìnhtrạng chở quá số khách, chở ô tô tráiphép vẫn còn xảy ra. Do đó, xây dựngmô hình “Bến khách ngang sông vănhóa, an toàn và phòng chống đuối nướctrẻ em” là việc làm thiết thực, có ý nghĩaquan trọng nhằm nâng cao ý thức, tráchnhiệm của đội ngũ thủy thủ, thuyền viên,doanh nghiệp, tổ chức xã hội và ngườidân trong việc xây dựng nếp sống vănhóa, tự giác chấp hành pháp luật khitham gia giao thông đường thủy.

H.Yến

Ninh Bình xây dựng mô hình bến khách ngang sông văn hóa, an toàn

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

9số 1095 l 02.10.2014

Sự kiện vấn đề

Tại Thủ đô Hà Nội, ước tính trong9 tháng đầu năm 2014, lượng kháchquốc tế lưu trú tại đây đạt gần 1,5 triệulượt người, tăng 17,1% so cùng kỳ nămtrước. Trong tháng 9/2014, Hà Nội đãchính thức khai trương ẩm thực đườngphố tại tuyến phố đi bộ Hàng Buồm,nằm trong khu bảo tồn cấp 1 phố cổ HàNội. Điều này đã góp phần quan trọngtạo điểm nhấn cho 6 tuyến phố đi bộmở rộng tại khu bảo tồn cấp 1 phố cổHà Nội; đồng thời giới thiệu với dukhách trong nước, quốc tế văn hóa ẩmthực truyền thống của Hà Nội. Tại TP.Hồ Chí Minh, trong 9 tháng đầu năm2014, doanh thu từ lưu trú khách sạnvà dịch vụ lữ hành ước đạt 18.996 tỷđồng, chiếm 4% trong tổng mức bán lẻhàng hóa và dịch vụ, tăng 8,3% so cùngkỳ năm 2013...

Đặc biệt, trong tháng 9/2014, dulịch Việt Nam đã khai trương dịch vụ

thủy phi cơ, phục vụ du khách trảinghiệm bay ngắm cảnh giữa Hà Nội vàVịnh Hạ Long, đặc biệt ngắm cảnh Disản thiên nhiên thế giới này từ trên cao.Về sự kiện này, Tổng cục trưởng Tổngcục Du lịch - Nguyễn Văn Tuấn đánhgiá: Dịch vụ này của doanh nghiệp HảiÂu đã góp phần tạo ra bước đột phácho du lịch Việt Nam trong việc cungcấp sản phẩm du lịch mới. Vịnh HạLong - Di sản thiên nhiên thế giới làmột trong những điểm đến hấp dẫnhàng đầu Việt Nam, thu hút đông đảodu khách quốc tế từ nhiều năm qua.Việc cung cấp dịch vụ tiếp cận cảnhquan Vịnh Hạ Long từ trên cao chắcchắn sẽ mang lại trải nghiệm thú vị chodu khách yên mến di sản này, đồng thờigóp phần khai thác hiệu quả các tàinguyên du lịch để phát triển bền vững.

Thông tin từ phía doanh nghiệpHải Âu - đơn vị cung cấp dịch vụ cho

biết: Mỗi ngày sẽ có 1-3 chuyến baykhứ hồi Hà Nội-Hạ Long và 5-10chuyến bay ngắm cảnh Vịnh từ trêncao. Thủy phi cơ đã có mặt tại ViệtNam nói chung, tại Vịnh Hạ Long nóiriêng, từ những năm 20 của thế kỷtrước. Ở Hồ Tây hiện vẫn còn nhà gathủy phi cơ do Pháp xây từ thời đó.Lý do Hải Âu chọn Vịnh Hạ Longkhai trương dịch vụ thủy phi cơ là vàongày 24/3/1946, chiếc thủy phi cơ cấtcánh từ Hồ Tây (Hà Nội) đã chở Chủtịch Hồ Chí Minh ra Vịnh Hạ Longgặp Cao ủy Pháp D’Argenlieu trêntuần dương hạm Émile Bertin. Dựkiến đến tháng 12/2014, Hải Âu sẽmở thêm nhiều tuyến du lịch bằngthủy phi cơ khác như: TP. Hồ ChíMinh đến Mũi Né (Phan Thiết), NhaTrang (Khánh Hòa), Phú Quốc (KiênGiang), Côn Đảo...

Đức MinH

Khách quốc tế đến Việt Nam... (Tiếp theo trang 1)

Ngày 26/9, UBND tỉnh QuảngNinh tổ chức họp báo phát động cuộcthi sáng tác tiêu đề và biểu tượng dulịch Quảng Ninh.

Quảng Ninh là địa phương cónhiều danh lam, thắng cảnh, di tíchnhư: Vịnh Hạ Long hai lần đượcUNESCO công nhận là Di sản thiênnhiên thế giới; quần thể Khu di tíchlịch sử nhà Trần ở Đông Triều; Khudi tích lịch sử Bạch Đằng ở QuảngYên; quần thể Khu di tích danh thắngYên Tử ở Uông Bí và các khu cửakhẩu quốc tế...

Du lịch Quảng Ninh có tốc độphát triển bình quân mỗi năm 10-15%, dự kiến năm 2014 sẽ thu hút 7,5triệu khách du lịch; trong đó, có 2,8triệu khách quốc tế. Mục tiêu đếnnăm 2030, Quảng Ninh sẽ trở thành

trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế,một trọng điểm du lịch hàng đầuquốc gia, trung tâm công nghiệp giảitrí, nghỉ dưỡng có kết cấu hạ tầng, cơsở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại;sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc,chất lượng cao; có thương hiệu mạnhvà sức hấp dẫn toàn cầu; có điều kiện,năng lực liên kết, liên doanh với cáchãng hàng không, các tập đoàn dulịch hàng đầu thế giới. Dự kiến sẽ đón20 triệu khách du lịch, trong đó có 8triệu khách quốc tế.

Với những tiềm năng trên, việcphát động cuộc thi sáng tác tiêu đề(Slogan) hướng tới thể hiện rõ nétnhất chiến lược phát triển, sức hấpdẫn, lợi thế cạnh tranh của du lịchQuảng Ninh, từ đó thu hút ngày càngnhiều khách du lịch, góp phần thúc

đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt độngdu lịch, xây dựng Quảng Ninh trởthành trung tâm du lịch quốc tế.

Ông Hà Quang Long - Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh chobiết: Ngành du lịch Quảng Ninh hiệnchưa có khẩu hiệu nhưng biểu tượnglà Hòn gà chọi được sử dụng đã lâu(chừng 10 năm) với màu sắc chưa đủthẩm mỹ nên cần có sự đổi mới, phụcvụ cho phát triển du lịch Quảng Ninhmang tầm quốc tế trong tương lai.

Ban Tổ chức cuộc thi sẽ tiếp nhậncác tác phẩm đến ngày 15/4/2015.Hội đồng giám khảo đánh giá, lựachọn ra 30-50 tác phẩm có chất lượngtốt nhất để trưng bày, triển lãm lấy ýkiến tham gia của nhân dân và các cơquan chuyên môn.

MạnH Huân

Phát động cuộc thi sáng tác biểu tượng du lịch Quảng Ninh

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

10 số 1095 l 02.10.2014

Sự kiện vấn đề

Sáng 27/9, tỉnh cà Mau đãtổ chức triển lãm bản đồ vàtrưng bày tư liệu với chủ đề“Hoàng Sa, trường Sa củaViệt nam - những bằngchứng lịch sử và pháp lý”.

Triển lãm bản đồ và trưng bày tưliệu là hoạt động thông tin tuyêntruyền quan trọng, nhằm góp phầnnâng cao nhận thức, tinh thần đoànkết, ý thức trách nhiệm của nhândân trong nước, kiều bào ta ở nướcngoài, đặc biệt là tầng lớp thanhniên trong việc bảo vệ và khẳngđịnh chủ quyền của Việt Nam đốivới hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa. Đây là những bằngchứng lịch sử và pháp lý chứngminh chủ quyền của Việt Nam đốivới hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa trên Biển Đông.

Các tư liệu cho thấy nhà nướcViệt Nam từ thời phong kiến đếnthời kỳ xã hội chủ nghĩa ngày nay,đã khai phá, xác lập, thực thi và bảovệ chủ quyền quốc gia đối với haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vànhiều vùng biển đảo khác thuộc lãnhthổ Việt Nam. Đó là một quá trìnhliên tục, lâu dài, diễn ra trong hòabình và được ghi nhận trong nhiềunguồn sử liệu của Việt Nam và cácnước. Đặc biệt là những tư liệu, bảnđồ được soạn vẽ, xuất bản từ thế kỷXVI đến nay.

Triển lãm với nhiều tư liệu, vănbản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100bản đồ được trưng bày là tập hợpcủa các nguồn tư liệu đã được côngbố từ trước đến nay của các nhànghiên cứu, học giả ở trong nước vàquốc tế được phân thành các nhómtư liệu chính sau: Phiên bản của cácvăn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ

và Pháp ngữ do triều đình phongkiến Việt Nam và chính quyền Phápở Đông Dương, thay mặt nhà nướcViệt Nam đương thời ban hành từthế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX.Trong đó, đặc biệt là châu bản triềuNguyễn (từ triều vua Gia Long đếntriều Bảo Đại, 1802-1945), tất cảđều khẳng định quá trình xác lập,thực thi và bảo vệ chủ quyền củaViệt Nam đối với hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa; Phiên bảncủa các văn bản hành chính củachính quyền Việt Nam Cộng hòa ởmiền Nam Việt Nam ban hành thờikỳ 1954-1975; phiên bản của nhànước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩaViệt Nam ban hành từ năm 1975 đếnnay tiếp tục khẳng định thực thi vàbảo vệ chủ quyền của Việt Nam đốivới hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa. Bên cạnh đó, là một sốtư liệu, ấn phẩm do các nhà nướcphương Tây biên soạn và xuất bảntừ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX; mộtsố hình ảnh tư liệu về quá trình thựcthi và bảo vệ chủ quyền của ViệtNam từ những năm 1930 đến trận“Hải chiến Hoàng Sa” ngày19/01/1974. Ngoài ra, triển lãm còntrưng bày sưu tập gồm 65 bản đồchứng minh chủ quyền của ViệtNam do Việt Nam, phương Tây côngbố từ thế kỷ XVII đến nay.

Đặc biệt, trong số các bản đồđược trưng bày có bộ sưu tập 4 bảnđồ (atlas) và 30 bản đồ do các nhànước Trung Quốc xuất bản và banhành chính thức qua các thời kỳ lịchsử. Qua đó, một lần nữa cho thấyTrung Quốc không hề quản lý haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa màhọ gọi là Xisha và Nansha. 4 cuốnatlas do nhà Thanh và Chính phủTrung Hoa Dân quốc xuất bản, các

bản đồ này được lập chi tiết ở từngtỉnh, thể hiện rõ các con đường vậnchuyển thư từ, công văn trong cáctỉnh/thành của Trung Quốc đều thểhiện rõ cương giới cực Nam củaTrung Quốc luôn chỉ giới hạn đếnđảo Hải Nam. Điều này đã chứng tỏrằng cho đến khi nhà Thanh pháthành các atlas này vào năm 1908 vàsau này chính quyền Trung Hoa Dânquốc tái bản vào các năm 1917, 1919và 1933 thì hai quần đảo Hoàng Savà Trường Sa vẫn nằm ngoài cái gọilà “chủ quyền lịch sử của TrungQuốc” như họ vẫn tuyên bố.

Triển lãm còn trưng bày bộ atlasUniversel gồm 6 tập do PhillippeVandermaelen (1795-1869), ngườisáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉbiên soạn, đây được xem là tài liệuvô giá về mặt học thuật và giá trịpháp lý góp thêm vào bộ hồ sơchứng minh chủ quyền của ViệtNam đối với hai quần đảo Hoàng Savà Trường Sa; trưng bày, giới thiệunhững hiện vật và hình ảnh về côngcuộc thực thi chủ quyền và đấu tranh“Bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa,Trường Sa”...

Các tư liệu về “Hoàng Sa,Trường Sa trong trái tim Việt Namvà bạn bè quốc tế” được thể hiện rấtsinh động thông qua những hìnhảnh, tài liệu, hiện vật, thể hiện sựquan tâm, tình cảm đặc biệt củaĐảng, Nhà nước, quân đội, nhândân và kiều bào ta ở nước ngoài vớinhững hành động thiết thực, chungsức bảo vệ chủ quyền biển đảo quêhương cùng một số hình ảnh, tư liệuvề hoạt động phát triển kinh tế, vănhóa xã hội của Trường Sa trong thờikỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

M.cường

Triển lãm “hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

11số 1095 l 02.10.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 25/9, Ban Tổ chức “Giảithưởng Mỹ thuật Thiếu nhi Việt Nam”tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ tổng kết traogiải thưởng và triển lãm tranh thiếu nhilần thứ VI-2014.

“Giải thưởng Mỹ thuật Thiếu nhiViệt Nam” tỉnh Quảng Trị lần thứ VI-2014 có 9/10 huyện, thị xã, thành phốtham gia. Tổng số tranh tham gia ởcấp huyện có trên 2.500 bức, gấp đôiso với năm trước; trong đó có gần 550

tranh được chọn tham gia thi cấp tỉnh.Với chủ đề rộng và mở, các em thiếunhi có điều kiện thể hiện năng khiếuqua mỗi bức tranh một cách hồnnhiên, trong sáng, ngộ nghĩnh củatuổi thơ về các sự vật, hiện tượng, cácsự kiện văn hóa-xã hội diễn ra quanhmình. Vì vậy, nội dung tranh vẽphong phú, sinh động, nổi bật là cácchủ đề về tình yêu quê hương, đấtnước; cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch

Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ NguyênGiáp; chủ quyền biển đảo; an toàngiao thông; bảo tồn di sản văn hóa củadân tộc…

Kết quả, Ban Tổ chức đã trao 55giải thưởng cá nhân gồm 9 giải A, 12giải B, 12 giải C và 22 giải Khuyếnkhích; trao 4 giải cho tập thể. Ban Tổchức cũng chọn ra 150 bức tranh xuấtsắc để triển lãm.

H.L

Nhằm thực hiện quán triệt, học tập,tuyên truyền về những nội dung cơ bản,cốt lõi trong Di chúc của Chủ tịch HồChí Minh gắn với việc thực hiện Chỉ thịsố 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếptục đẩy mạnh việc học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩymạnh tuyên truyền về kết quả 45 nămthực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ ChíMinh, qua đó phát hiện và biểu dươngnhững điển hình về học tập và làm theotấm gương đạo đức của Người, ngay26/9, Đảng Bộ Bộ VHTTDL đa tổ chứcHội nghị chuyên đề “45 năm thực hiệnDi chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.Đến dự Hội nghị có Thứ trưởng LêKhánh Hải - Bí thư Đảng ủy Bộ

VHTTDL và gần 200 đại biểu là cấp ủyviên các cấp trực thuộc Đảng ủy Bộ.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã ngheGS.TS Hoàng Chí Bảo, Chuyên giacao cấp, Ủy viên Hội đồng Lý luậnTrung ương phân tích cụ thể về hoàncảnh, quá trình Bác Hồ viết bản Dichúc, những nội dung, lời dạy củaNgười nêu trong bản Di chúc. Đi sâulàm rõ những bước ngoặt lịch sử trongcuộc đời của Bác; Tinh thần lời văn Dichúc và Những nội dung cần học tậpBác trong bối cảnh vận nước, vậnĐảng hôm nay, GS.TS Hoàng Chí Bảođã mang đến Hội nghị những câuchuyện nhỏ trong cuộc đời hoạt độngcách mạng vì nước, vì dân của Chủ tịch

Hồ Chí Minh để chứng minh một thựctế về những bài học lớn, bài học sâu sắctoát lên từ những câu chuyện nhỏ, dungdị như chính cuộc đời của Bác. “Yêubác lòng ta trong sáng hơn” - đó là tinhthần của Hội nghị chuyên đề như lờicủa GS.TS Hoàng Chí Bảo: “Chúng tađem cả cuộc đời mình, tình yêu củamình để thấu cảm Bác”. Qua đó, mỗicán bộ, đảng viên phải tự liên hệ vớibản thân, xây dựng nội dung học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh phù hợp với điều kiện của mình;không ngừng học tập, rèn luyện chuyênmôn nghiệp vụ để hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao.

V.Hóa

hội nghị chuyên đề “45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch hồ Chí minh”

Ông Nguyễn Tâm - Phó Giám đốcBảo tàng Khánh Hòa cho biết: Trongmột tuần qua, Triển lãm “Văn hóa biển,đảo Khánh Hòa qua các thời kỳ lịchsử” đã thu hút hàng nghìn người dân vàdu khách đến thưởng lãm. Theo dựkiến, Triển lãm sẽ bế mạc vào ngày25/9 sau một tuần mở cửa, nhưng donhu cầu thưởng lãm của công chúngkhá cao, nên Bảo tàng Khánh Hòaquyết định tiếp tục kéo dài việc trưngbày nhóm hiện vật đến hết năm 2014.

Triển lãm trưng bày 300 hiện vật,hình ảnh, tư liệu về văn hóa biển, đảođược sưu tầm, khảo cổ trên địa bàn tỉnh

trong nhiều năm qua, nổi bật với các dichỉ Xóm Cồn, Hòa Diêm (thành phốCam Ranh), di chỉ Bích Đầm (đảo HònTre, thành phố Nha Trang)... Số hìnhảnh, hiện vật được chia làm các nhóm:đồ gốm, trang sức, công cụ lao động,mộ chum…; hình ảnh về các lễ hội,ngành nghề truyền thống như: khaithác yến sào, nước mắm, lễ hội cầungư; tư liệu, hình ảnh khẳng định chủquyền Việt Nam đối với hai quần đảoHoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, Triểnlãm trưng bày nhiều hiện vật khảo cổở tại các đảo: Sơn Ca, Nam Yết,Trường Sa Lớn của huyện đảo Trường

Sa được khai quật trong các năm 1993,1994, 1999, bao gồm nhiều hiện vậtbằng gốm, sành là vật dụng sản xuất,sinh hoạt của các cư dân Việt Nam cóniên đại từ thế kỷ thứ XVII- XIX.

Cũng theo ông Nguyễn Tâm, Bảotàng Khánh Hòa và Viện khảo cổ họcViệt Nam đang phối hợp nghiên cứu,thẩm định thêm nhiều hiện vật khácđược khai quật tại huyện đảo TrườngSa để bổ sung nhóm hiện vật trưngbày, nhằm góp phần khẳng định chủquyền của Việt Nam về quần đảoTrường Sa.

V.MinH

Triển lãm “Văn hóa biển, đảo Khánh hòa qua các thời kỳ lịch sử”

Trao giải thưởng tranh thiếu nhi tỉnh Quảng Trị lần thứ Vi-2014

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1095 l 02.10.2014

Từ sau khi được UNESCO côngnhận là Di sản văn hóa thế giới (năm1993) đến nay, các chính phủ và tổchức phi chính phủ nước ngoài đã tàitrợ cho Trung tâm bảo tồn Di tích cố đôHuế 7.964.859 USD để trùng tu hệthống Di tích cố đô Huế.

Gần đây, Quỹ hỗ trợ quốc tế củaUNESCO tài trợ chương trình “Nângcao năng lực quản lý khu di sản Huế”giai đoạn 2014-2015 với tổng số tiền29.930 USD; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ(Quỹ Đại sứ về Bảo tồn văn hóa HoaKỳ-AFCP), thông qua Tổng Lãnh sựquán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh tàitrợ 2 dự án “Bảo tồn phục chế các ánthờ ở Triệu Tổ Miếu - Đại Nội, Huế”giai đoạn 2013-2014; và dự án “Bảotồn, tu bổ di tích Triệu Tổ Miếu” (phầnTiền điện) tại Khu Di sản thế giớiHoàng thành Huế với tổng số tiền729.084 USD.

Ngoài việc hỗ trợ vật chất, nhiều tổchức, cá nhân nước ngoài còn cửchuyên gia đến Huế tham gia công táctrùng tu di tích như: Ba Lan cử cácchuyên gia Xí nghiệp Bảo tồn tài sảnvăn hóa Ba Lan (PKZ) giúp Trung tâm

Bảo tồn Di tích cố đô Huế xử lý chốngmối mọt và bảo tồn trùng tu công trìnhThế Tổ Miếu, với số tiền 900.000USD; nhóm chuyên gia đến từ Đức đãgiúp phục hồi các bức tranh tường ởcung An Định trong dự án do Bộ Ngoạigiao Đức thông qua Hiệp hội trao đổivăn hoá Leibniz, Hiệp hội Đông Tâyhội ngộ tài trợ trùng tu và đào tạo kỹthuật (giai đoạn 1+2) với tổng số tiền420.000 USD. Quỹ Toyota Nhật Bảntài trợ cho hơn 10 đề tài nghiên cứukhoa học của các cán bộ nghiên cứuthuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đôHuế với kinh phí khoảng 100.000USD.

Giám đốc Trung tâm bảo tồn Ditích cố đô Huế - Phan Thanh Hải chobiết: Trong nhiều năm qua, đặc biệt từsau giai đoạn được UNESCO côngnhận là Di sản văn hóa thế giới đếnnay, có rất nhiều công trình di tích đãđược các tổ chức trong và ngoài nướcđầu tư và triển khai trùng tu, tu bổ.Đến nay, Trung tâm bảo tồn Di tích cốđô Huế đã trùng tu, phục hồi được 132công trình, hạng mục di tích tiêu biểu.Trong đó có Ngọ Môn, Điện TháiHoà, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế

Miếu, Cung Diên Thọ, Duyệt ThịĐường, Cung Trường Sanh, hệ thốngtrường lang Tử Cấm Thành, MinhLâu, Điện Sùng Ân, Hữu Tùng Tự, BiĐình (lăng Minh Mạng); điện HòaKhiêm, Minh Khiêm Đường, ÔnKhiêm Điện (Lăng Tự Đức); ThiênĐịnh Cung, Bi Đình (Lăng KhảiĐịnh), chùa Thiên Mụ, Cung AnĐịnh, các cổng của kinh thành Huế...Hầu hết các di tích đều được bảo quảncấp thiết, bằng các biện pháp chốngdột, chống sập, chống mối mọt, chốngcây cỏ xâm thực, gia cố và thay thếcác bộ phận bị lão hóa...

Chính từ các dự án nói trên đã gópphần làm cho hệ thống Di tích cố đôHuế từ tình trạng cứu nguy khẩn cấpsang giai đoạn bảo tồn và phát huy giátrị. Chỉ tính từ đầu năm đến giữa tháng9/2014, Trung tâm bảo tồn Di tích cốđô Huế đã đón hơn 1.533.000 lượtkhách du lịch trong và ngoài nước đếntham quan di tích cố đô Huế, doanh thutừ vé tham đạt 107 tỉ 83 triệu đồng, đạt85,66%; tăng 10,5% so với cùng kỳnăm 2013...

Quốc Việt

Các tổ chức nước ngoài hỗ trợ trùng tu hệ thống di tích Cố đô huế

Chiều 26/9, tại di tích lịch sử ngôinhà số 48 Hàng Ngang (quận HoànKiếm), Sở VHTTDL Hà Nội đã khaimạc Triển lãm ảnh “Một số di tíchkháng chiến chống thực dân Pháp củaquân và dân Hà Nội 1946-1954”. Đâylà hoạt động chào mừng 60 năm NgàyGiải phóng Thủ đô.

Triển lãm giới thiệu 60 di tích tiêubiểu ghi dấu những thời điểm, nhữngsự kiện lịch sử quan trọng trong cuộckháng chiến chống thực dân Pháp ởHà Nội theo ba chủ đề: Di tích về tộiác của thực dân Pháp, di tích cơ sởhoạt động cách mạng trong khángchiến, di tích về các trận chiến đấu tiêu

biểu của quân và dân Hà Nội. Qua các hình ảnh trưng bày, người

xem cảm nhận được âm mưu xâmlược, tội ác của thực dân Pháp đối vớinhân dân Thủ đô; sự kiên quyết và quảcảm của quân và dân Hà Nội chiến đấuchống thực dân Pháp. Đó là nhà số 38Lý Thái Tổ (nay là nhà số 36) phườngLý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, nơi Chủtịch Hồ Chí Minh ký với thực dânPháp bản Hiệp định sơ bộ ngày06/3/1946. Di tích chùa Viên Minh,phường Đồng Nhân, quận Hai BàTrưng, nơi sư Thích Đàm Thu đã nuôigiấu, bảo vệ, giúp đỡ cách mạng khángchiến chống thực dân Pháp từ năm

1946-1954. Nhà tù Sơn Tây, phườngLê Lợi, thị xã Sơn Tây là nơi thực dânPháp giam giữ các chiến sĩ cách mạngtrước năm 1945-1954…

Ông Trương Minh Tiến - Phó Giámđốc Sở VHTTDL Hà Nội cho biết:Trong suốt chiều dài 9 năm khángchiến, quân và dân Hà Nội đã kiêncường chiến đấu góp phần vào thắng lợicủa cuộc kháng chiến chống thực dânPháp. Triển lãm như một lời tri ân đếnnhững người con ưu tú của Hà Nội đãhi sinh bảo vệ Thủ đô, sự đóng góp củaquân và dân Hà Nội trong cuộc khángchiến chống thực dân Pháp xâm lược.

H.HạnH

hà Nội: Triển lãm ảnh di tích kháng chiến chống Pháp của quân và dân hà Nội

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1095 l 02.10.2014

Thông tin từ Dàn nhạc giao hưởngNhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.Hồ Chí Minh ngày 23/9 cho biết: Cácnghệ sĩ của Dàn nhạc sẽ tham dự “Tuầnlễ các dàn nhạc Châu Á 2014” diễn ra từngày 03-09/10 tại Tokyo (Nhật Bản).Đây là liên hoan âm nhạc duy nhất tạiChâu Á dành cho các dàn nhạc giaohưởng chuyên nghiệp khu vực Châu ÁThái Bình Dương, là cơ hội để các nghệsĩ dàn nhạc thể hiện khả năng, đồng thờigiao lưu, thúc đẩy phát triển chuyên mônvà tổ chức biểu diễn.

Trong “Tuần lễ các dàn nhạc Châu Á2014”, các nghệ sĩ Việt Nam sẽ biểu diễntác phẩm âm nhạc đương đại “Tiếngvọng” của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủtịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Tác phẩmnày thuộc thể loại Nocture, một thể loạiâm nhạc êm đềm. “Tiếng vọng” đượcnhạc sĩ Đỗ Hồng Quân viết từ năm 1995nhân Kỷ niệm 20 năm Ngày Giải phónghoàn toàn miền Nam thống nhất đất

nước. Tác phẩm gồm 4 phần: “Ngượcdòng thời gian - Trăng của tình yêu”;“Tiếng vọng chiến trường xưa”, “Đợichờ trong im lặng”, “Những tượng đàibất tử”. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã viếtlên tác phẩm này trên cơ sở 4 câu thơcủa tác giả Trương Quang Được: “Mộtnếp nhà tranh bên sông vắng. Một chiếcthuyền nan chở đầy trăng. Ai đó chờ aitrong im lặng. Đã mấy xuân rồi, dứtchiến tranh”. Tác phẩm này đã gợi chongười nghe những suy tư, hồi tưởng,hướng về cõi cõi tâm linh với lòng biếtơn vô hạn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinhvì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sựtrường tồn của dân tộc. Trong phần 2,nghệ sĩ violon Nguyễn Hữu Nguyên sẽtrình diễn cùng dàn nhạc bản giaohưởng số 7 của L.V.Beethoven, mộttrong những bản giao hưởng kinh điểntrong lịch sử âm nhạc nhân loại. Đâycũng được coi là tác phẩm dành cho đànviolin khó chơi nhất. Các nghệ sĩ sẽ biểu

diễn dưới sự chỉ huy nhạc trưởng, Nghệsĩ Ưu tú Trần Vương Thạch.

Năm 2014 là lần thứ 13 “Tuần lễ cácdàn nhạc Châu Á” được tổ chức. Dànnhạc giao hưởng của Nhà hát giaohưởng Nhạc vũ kịch TP. Hồ Chí Minh làdàn nhạc đầu tiên được mời tham dự lầnthứ 2 bởi từ năm 2008 đến nay, Dàn nhạcđã đạt được bước tiến vượt bậc vềchuyên môn thông qua các chương trìnhgiao lưu văn hóa, nghệ thuật mà Nhà hátthực hiện. Đây cũng là điều mà liên hoanâm nhạc “Tuần lễ các dàn nhạc Châu Á”luôn mong muốn các dàn nhạc hướngtới. Toàn bộ các nhạc mục biểu diễn tại“Tuần lễ các dàn nhạc châu Á” của Dànnhạc thuộc Nhà hát Giao hưởng NhạcVũ Kịch sẽ được biểu diễn phục vụ khángiả trẻ trong chương trình “Giai điệu trẻtháng 9” tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày29/9, trước khi các nghệ sĩ lên đườngsang Tokyo....

Yến nHi

Việt Nam tham dự “Tuần lễ các dàn nhạc Châu Á 2014”

Với mục đích tạo điều kiện cho cácđịa phương trong tỉnh thực hiện Dự án“Thúc đẩy trách nhiệm xã hội thực hiệnphòng chống bạo lực giới”, chia sẻ mộtsố kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quảtrong công tác phòng, chống bạo lực giađình, ngày 23/9, Trung tâm Nghiên cứuvà ứng dụng khoa học về giới - gia đình- phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) phốihợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh HàNam tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệuquả phòng chống bạo lực gia đình”.

Một số tham luận của các đại biểudự hội thảo đã nêu lên những thuận lợivà khó khăn trong quá trình thực hiệndự án, từ đó đưa ra những giải pháp tiếptục thực hiện công tác phòng, chống bạolực gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Nam.Các đại biểu cũng chia sẻ kết quả, kinhnghiệm trong việc tham gia phòng,chống bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhânbạo lực gia đình; thảo luận về công tácphối hợp của đơn vị với các cấp hội

trong công tác truyền thông nhằm nângcao nhận thức của các cấp, các ngành,của cộng đồng, đặc biệt là của cán bộ,hội viên phụ nữ trên địa bàn về phòng,chống bạo lực gia đình.

Dự án “Thúc đẩy trách nhiệm xã hộithực hiện phòng, chống bạo lực giới”được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Namtiếp nhận và triển khai thực hiện tại 4 xãthuộc thành phố Phủ Lý và huyện ThanhLiêm từ năm 2010. Sau gần 4 năm thựchiện với nhiều hình thức và cách thứcsáng tạo, linh hoạt, sự tham gia ủng hộtích cực của chính quyền, các hoạt độngdự án đã thu hút sự tham gia của đôngđảo cán bộ và nhân dân ở các địaphương, có tác động lan tỏa đến nhân dântrong toàn tỉnh. Các hoạt động dự ánđược thực hiện khá thành công, thể hiệnrõ nhất là hoạt động truyền thông, thôngqua hình thức cụ thể như: sinh hoạt câulạc bộ, chiếu phim tài liệu, thiết kế nhữngcâu chuyện, hình ảnh từ thực tế qua băng,

đĩa… Các hoạt động này tập trung vào 2đối tượng chính là nạn nhân chịu bạo lựcvà người gây bạo lực. Bên cạnh đó, nhiềumô hình can thiệp cũng được xây dựngnhư: xây dựng mạng lưới hỗ trợ nạnnhân, xây dựng địa chỉ tin cậy, tổ chứccác hoạt động sinh kế, chăm sóc sứckhỏe, nâng cao đời sống tinh thần củanạn nhân bị bạo lực gia đình, tổ chức cáchội thảo tại các huyện, xã nhằm huy độngsự tham gia của các cấp chính quyền, cácngành chức năng tại địa phương tăngcường trách nhiệm cùng tham gia thựchiện công tác này. Các cấp ủy chínhquyền cần chú trọng chỉ đạo cấp dưới tạođiều kiện thuận lợi để các ngành chứcnăng có liên quan thực hiện tốt công tácphòng, chống bạo lực gia đình nhằm pháthuy sức mạnh của hệ thống chính trị, sứcmạnh toàn dân trong phòng, chống bạolực gia đình, nhất là làm tốt công tác hòagiải những mâu thuẫn gia đình ở cơ sở.

nguYễn cúc

Nâng cao hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

14 số 1095 l 02.10.2014

Ngày 27/9, tại thành phố QuyNhơn, tỉnh Bình Định, Học viện Âmnhạc quốc gia Việt Nam phối hợp vớiSở VHTTDL tỉnh Bình Định tổ chứcHội thảo khoa học “Nghệ thuật BàiChòi dân gian miền Trung Việt Nam,hiện trạng và vấn đề bảo tồn”. Tham dựvà chủ trì hội thảo có Thứ trưởng BộVHTTDL - Đặng Thị Bích Liên, PhóChủ tịch UBND tỉnh Bình Định - MaiThanh Thắng, Chủ tịch Hội Văn nghệDân gian Việt Nam - GS.TS. Tô NgọcThanh và Giám đốc Học viện Âm nhạcquốc gia Việt Nam - Lê Văn Toàn.

Những tham luận tại Hội thảo tậptrung về các vấn đề: Lịch sử, văn hóa,nghệ thuật của Bài Chòi dân gian; Âmnhạc trong nghệ thuật Bài Chòi dângian; Hiện trạng của di sản Bài Chòi ởcác địa phương; Chương trình hànhđộng bảo vệ và phát huy giá trị của disản Bài Chòi. Qua đó đã đưa ra một cáinhìn toàn diện về lý luận và thực tiễnlịch sử hình thành và phát triển củanghệ thuật Bài Chòi, góp phần xâydựng kế hoạch hỗ trợ cụ thể bảo tồn,

phát huy di sản Bài Chòi dân gian cósức lan tỏa sâu rộng hơn trong đời sốngvăn hóa tinh thần của người dân.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên giao ViệnÂm nhạc tổng hợp các ý kiến từ Hộithảo, ghi nhận thêm những nghiên cứucủa các chuyên gia để có những đề xuất,kiến nghị cụ thể đối với các Bộ, ngànhliên quan nhằm phục vụ hiệu quả choviệc xây dựng hồ sơ. Với các tỉnh/thànhphố có di sản nghệ thuật Bài Chòi dângian, cần tích cực triển khai thực hiệncông tác kiểm kê để đánh giá hiện trạngdi sản, từ đó, đề xuất kế hoạch bảo tồnvà phát huy nghệ thuật Bài Chòi dângian gắn với truyền thống văn hóa, lịchsử của địa phương. Việc xây dựng hồ sơphải hoàn thành và gửi Bộ VHTTDLvào cuối tháng 12/2014, để trình các hộiđồng thẩm định.

Tổng kết Hội thảo, GS.TS Tô NgọcThanh đề nghị cần tiếp tục lưu tâm,nghiên cứu, phân tích một cách khoahọc trên nhiều khía cạnh về nguồn gốc,tên gọi, đặc trưng, sự lan tỏa… của

nghệ thuật Bài Chòi để phục vụ xâydựng hồ sơ.

Được biết, sau Hội thảo này sẽ cómột số hoạt động quy mô được tổ chứcđể đánh giá chính xác, toàn diện vềnghệ thuật Bài Chòi dân gian miềnTrung như: Liên hoan nghệ thuật BàiChòi dân gian toàn quốc được tổ chức(dự kiến tháng 01/2015) với sự thamgia của các nghệ nhân Bài Chòi ở 10tỉnh/thành miền Trung. Hội thảo quốctế về “Nghệ thuật Bài Chòi dân gianmiền Trung Việt Nam và những hìnhthức nghệ thuật độc diễn tương đồngtrên thế giới” sẽ được tổ chức để ghinhận ý kiến đóng góp quan trọng củacác nhà nghiên cứu có uy tín (dự kiếntháng 1/2015). Sau đó, sẽ xuất bản sáchnghệ thuật Bài Chòi và kỷ yếu Hội thảoquốc tế. Theo kế hoạch, công tác biênsoạn, hoàn thiện toàn bộ các tài liệu hồsơ sau khi chỉnh sửa theo góp ý của BộVHTTDL, Hội đồng Di sản văn hóaquốc gia… sẽ được hoàn thành để gửiđến UNESCO vào tháng 3/2015.

H.PHượng

hội thảo “Nghệ thuật Bài Chòi dân gian miền Trung, hiện trạng và vấn đề bảo tồn”

Ngày 25/9, thành phố Hội An, tỉnhQuảng Nam tổ chức Khai trương điểmdừng chân du khách tại Di sản Vănhoá thế giới - Phố cổ Hội An.

Điểm dừng chân cho du khách tạiPhố cổ Hội An có 2 điểm gồm nhà cổsố 62 Bạch Đằng và nhà cổ số 31đường Nguyễn Thái Học, phườngMinh An, thành phố Hội An. Điểmdừng chân được thiết kế trong nhữngngôi nhà cổ, có lối kiến trúc hình ống,với hai mặt tiền thông giữa đườngBạch Đằng và Nguyễn Thái Học;cùng với các bồn hoa, cây xanh, tạonên cảnh quan không gian xanh,thoáng mát. Đến đây, du khách khôngchỉ được tham quan, nghỉ ngơi mà còn

cảm nhận được cuộc sống đời thườngcủa người dân phố Hội. Từ đây, dukhách có thể ngắm nhìn cảnh quansông nước để nhớ về những “dòngchảy lịch sử” từng níu chân cácthương gia nhiều nước lập nên thươngcảng cổ Hội An.

Điểm dừng chân không chỉ là nơinghỉ chân lý tưởng của du khách trongchuỗi hành trình khám phá Di sản Vănhóa thế giới - Phố cổ Hội An mà cònlà địa điểm diễn ra các hoạt động cộngđồng như: biểu diễn nghệ thuật đườngphố; sinh hoạt văn hóa - thể thaotruyền thống… Nhằm tạo cho dukhách có thêm cái nhìn thân thiện đốivới Di sản Hội An, tại đây du khách sẽ

được phục vụ, cung cấp miễn phí cácdịch vụ vệ sinh, thông tin về du lịch -dịch vụ…

Ông Trương Văn Bay - Phó Chủtịch UBND thành phố Hội An chobiết, với mục tiêu xuyên suốt là“không ngừng nâng cao chất lượngphục vụ du khách”, Điểm dừng chântại Phố cổ Hội An là một trong nhữngnơi đón tiếp và hướng dẫn khách thamquan khu di sản. Qua đó, góp phầnđưa thông tin khá toàn diện về Hội Anđến với du khách, tạo không khí, cởmở, thân thiện khi du khách trong vàngoài nước đến với Di sản Văn hóa thếgiới - Phố cổ Hội An.

V.Sơn

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Khai trương điểm dừng chân du khách tại Phố cổ hội an

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

15số 1095 l 02.10.2014

Ngày 23/9/2014, tại Bắc Giang,UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chứcbuổi họp báo giới thiệu chương trìnhNgày hội VHTTDL các dân tộc tỉnhBắc Giang lần thứ VI - năm 2014 vàĐại hội các dân tộc thiểu số tỉnh BắcGiang lần thứ II - năm 2014. Ngàyhội VHTTDL các dân tộc tỉnh BắcGiang lần thứ VI - năm 2014 sẽ diễnra trong 3 ngày từ 03/10 đến05/10/2014 tại thành phố Bắc Giangvới sự tham gia của 10 huyện, thànhphố; các cơ quan, trường học, đơn vịlực lượng vũ trang trong địa bàn tỉnh.

Ban Tổ chức cho biết, lễ khaimạc sẽ diễn ra vào 19h30 ngày03/10/2014; lễ bế mạc sẽ diễn ra vào19h30 ngày 05/10/2014. Lễ khai mạcvà bế mạc sẽ được truyền hình trựctiếp trên Đài PTTH Bắc Giang.

Trong Ngày hội VHTTDL các

dân tộc tỉnh Bắc Giang lần thứ VI -năm 2014 sẽ tổ chức thi Người mặctrang phục dân tộc đẹp tỉnh BắcGiang nhằm giới thiệu, quảng bá nétđẹp của trang phục các dân tộc tỉnhBắc Giang. Bên cạnh đó, Ngày hộinăm nay có nhiều hoạt động văn hóa,thể thao, du lịch đa dạng như: Liênhoan ca, múa, nhạc dân gian; trại vănhóa; thi và giới thiệu ẩm thực dângian; Hội thảo khoa học: “Liên kếtphát triển du lịch Thái Nguyên-BắcGiang-Hải Dương-Quảng Ninh”; cáchoạt động thể thao: giải vật dân tộc,giải đẩy gậy, giải bóng chuyền toàntỉnh; trình diễn nghề thủ công truyềnthống; tổ chức các trò chơi dân gian;trình diễn hai Di sản văn hóa là QuanHọ và Ca Trù; tổ chức triển lãm,trưng bày sinh vật cảnh...

Nét mới trong Ngày hội năm nayđó là tổ chức Liên hoan ca, múa,

nhạc có thêm phần biểu diễn Ca Trùvà Hát Văn; thi Người mặc trang phụcdân tộc đẹp; thi và giới thiệu ẩm thựcdân gian; Hội thảo khoa học: “Liênkết phát triển du lịch Thái Nguyên-Bắc Giang-Hải Dương-Quảng Ninh”mời một số tỉnh tham gia giới thiệu,quảng bá sản phẩm du lịch của các địaphương… Những điểm nhấn nàynhằm bảo tồn và phát huy có hiệu quảbản sắc văn hóa độc đáo của các dântộc trên địa bàn tỉnh.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chínhphủ sẽ tặng Bằng khen cho 2 tập thểvà 2 cá nhân. Bộ trưởng, Chủ nhiệmỦy ban Dân tộc tặng Kỷ niệmchương “Vì sự nghiệp dân tộc thiểusố” cho 34 đồng chí; tặng 19 Bằngkhen cho 7 tập thể và 12 cá nhân.Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khencho 36 tập thể và 38 cá nhân.

n.tHanH

Ngày hội VhTTDL các dân tộc tỉnh Bắc Giang lần thứ Vi - năm 2014

Chung kết Liên hoan dân ca BàiChòi lần thứ II - 2014, do Sở VHTTDLBình Định phối hợp với Trung tâmTruyền hình VTV Phú Yên tổ chức đãdiễn ra tối 25/9, thu hút hàng nghìnngười dân Quy Nhơn, trong đó có rấtnhiều bạn trẻ tới xem chương trìnhnghệ thuật dân gian đậm nét truyềnthống Xứ Nẫu này.

Trong số khán giả đến dự đêmchung kết có hơn một nửa là các họcsinh, sinh viên đến từ các trườngtrung học, cao đẳng, đại học trongthành phố Quy Nhơn. Cùng nhómbạn chăm chú theo dõi cuộc thi, emPhạm Thị Thu Tân, sinh viên trườngĐại học Quy Nhơn cho biết: Là ngườiBình Định, em đã được nghe BàiChòi từ bé và muốn biết nhiều hơn vềdân ca Bài Chòi. Các cuộc thi như thếnày là cơ hội để thế hệ trẻ được tìm

hiểu sâu hơn về truyền thống văn hóacủa cha ông ta.

Tham gia đêm chung kết có 19diễn viên của 3 tỉnh Bình Định, PhúYên và Khánh Hòa, biểu diễn 13 tiếtmục đơn ca và 3 tiết mục song ca. Thísinh trẻ nhất là Hà Diệu Linh Chi, 12tuổi đến từ Bình Định, chia sẻ: Mẹ emhát Bài Chòi rất hay, từ nhỏ em nghethấy rất thích. Bắt đầu từ năm ngoái,mẹ thường dạy cho em, dần dần emcũng đã hát được. Hôm nay em trìnhbày bài hát Lý Ngựa Ô, hy vọng sẽđoạt giải để tặng mẹ.

Ông Mai Thanh Thắng - Phó Chủtịch UBND tỉnh Bình Định cho biết:Việc chương trình thu hút nhiều thísinh cũng như khán giả trẻ là một tínhiệu vui cho nghệ thuật dân ca BàiChòi. Đây là một trong những nội dungnằm trong chương trình phục hồi, phát

triển bài Chòi miền Trung theo chủtrương của Bộ VHTTDL. Hoạt độngnày còn nhằm thể hiện sự vinh danh vàphát huy Nghệ thuật Bài Chòi vừađược Bộ VHTTDL công nhận là Di sảnvăn hóa phi vật thể quốc gia và chuẩnbị xây dựng bộ hồ sơ khoa học “Nghệthuật Bài Chòi miền Trung” đệ trìnhUNESCO công nhận là Di sản văn hóaphi vật thể đại diện của nhân loại.

Kết quả Liên hoan: giải Nhất đơnca, lứa tuổi dưới 18 là thí sinh Trần MỹTiên (Phú Yên); giải Nhất lứa tuổi 18đến 45 là Nguyễn Thị Kiều My (BìnhĐịnh); giải Nhất lứa tuổi trên 45 là TrầnThị Quý (Bình Định); giải Nhất songca là cặp đôi Đoàn Minh Tuấn -Nguyễn Thị Mận (Khánh Hòa). Ngoàira còn có 4 giải Nhì, 5 giải Ba và 4 giảiKhuyến khích.

t.LâM

Liên hoan dân ca Bài Chòi thu hút sự quan tâm của giới trẻ

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

16 số 1095 l 02.10.2014

Ngọc Tố là xã vùng sâu của huyệnMỹ Xuyên (Sóc Trăng), có trên 10.000nhân khẩu với 3 dân tộc Kinh, Khmer,Hoa (trong đó có khoảng 1.600 ngườicông giáo), đa số người dân sống bằngnghề sản xuất nông nghiệp, nuôi trồngthủy sản và dịch vụ, mua bán nhỏ.Trong những năm gần đây, nhân dân xãNgọc Tố đã đoàn kết, đồng lòng, tíchcực thực hiện có kết quả cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa ở khu dân cư” do Mặt trận Tổquốc Việt Nam phát động, gắn với xâydựng nông thôn mới. Xã là một trongnhững địa phương điển hình của huyệnMỹ Xuyên và tỉnh Sóc Trăng thực hiệncó hiệu quả cuộc vận động này.

Việc xây dựng đời sống văn hóatinh thần lành mạnh, phong phú, giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chămsóc sức khỏe, thực hiện dân số kếhoạch hóa gia đình cũng được Ủy banMTTQ xã Ngọc Tố, các tổ chức thànhviên và Ban công tác Mặt trận các ấpthường xuyên tuyên truyền, vận độngnhân dân thực hiện. Mọi người, mọinhà đều tích cực thực hiện nếp sốngvăn hóa, ứng xử văn minh. Hiện cả 9/9ấp có nhà văn hóa, có hệ thống tiếp

sóng Đài truyền thanh huyện phát sónghàng ngày, tuyên truyền chủ trươngchính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước. Nhìn chung, nhân dân trongxã đã có ý thức hơn về công tác giáodục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, thựchiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóagia đình, không tổ chức phô trương cáclễ hội, bài trừ các hủ tục, giảm dần tệnạn xã hội. Đến cuối năm 2013, có2.343/2.422 hộ của xã được công nhậngia đình văn hóa, đạt 96,74%.

Đến Ngọc Tố bây giờ, ấn tượng đẹpnhất là môi trường cảnh quan của xã từđường làng, ngõ xóm đều thông thoáng,sạch sẽ. Xã thành lập một tổ vệ sinh với7 người thường xuyên thu gom rác thải,mỗi gia đình đều có hố rác riêng. Rácthải được thu gom, đem chôn hoặc đemđốt hợp vệ sinh, không còn tình trạngvứt rác thải, xác súc vật bừa bãi. Trên70% hộ dân làm hàng rào, trên 85% hộcó cột cờ trước sân nhà, nhiều nhà trồngcây xanh tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp,100% hộ có nước sạch và điện sử dụng,trên 75% hộ thực hiện 3 công trình hợpvệ sinh. Chính quyền xã còn thườngxuyên tuyên truyền, vận động nhân dânphát huy dân chủ, tích cực tham gia xây

dựng Đảng, xây dựng chính quyền;chấp hành tốt đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhànước. Nhờ vậy, tình hình an ninh, chínhtrị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững;hệ thống chính trị luôn được củng cố,tăng cường; phong trào “Toàn dân bảovệ an ninh Tổ quốc” được thực hiện tốt,góp phần kiềm chề, đẩy lùi các loại tộiphạm, tệ nạn xã hội. Các hoạt động“Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớnguồn”, chăm lo, giúp đỡ gia đìnhchính sách, người có công luôn đượcquan tâm thực hiện tốt. Hiện nay, hầuhết các gia đình chính sách trong xã đềucó cuộc sống ổn định, kinh tế gia đìnhtừng bước phát triển và có mức sống từbằng đến cao hơn mức sống bình quântrong toàn tỉnh.

Đạt được những thành tích trongnhững năm qua là nhờ sự nỗ lực phấnđấu của Đảng bộ và nhân dân xã; trongđó có sự tham gia, vận động của Ủy banMTTQ xã và là biểu hiện sinh động chotinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trongthời kỳ đổi mới. Thông qua các hoạtđộng này đã góp phần nâng cao vị thế,vai trò của MTTQ trong hệ thống chínhtrị và đời sống xã hội.

HuY Long

Ngọc Tố - Điểm sáng xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

Bộ VHTTDL vừa có Công văn gửiSở VHTTDL TP. Cần Thơ về việc tổchức Ngày hội Bánh dân gian Nam bộ.Trước đó, Ngày 04/8/2014 SởVHTTDL TP. Cần Thơ đã có văn bảnđề nghị nâng quy mô “Ngày hội Bánhdân gian Nam bộ” thành “Festival Bánhdân gian Nam bộ”, Bộ VHTTDL nhấttrí tổ chức Ngày hội Bánh dân gianNam bộ để nâng cao giá trị ẩm thựctruyền thống Nam bộ, góp phần bảo tồnvà phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống, quảng bá phát triển du lịch TP.Cần Thơ và các tỉnh khu vực đồng bằng

sông Cửu Long. Về tên gọi, BộVHTTDL đề nghị sử dụng tên gọithuần Việt “Lễ hội Bánh dân gian Nambộ”. Về thời gian và địa điểm tổ chức:Nhất trí thời gian tổ chức vào ngày GiỗTổ Hùng Vương hàng năm (tức ngàymùng 10 tháng Ba âm lịch). Địa điểmtổ chức lễ hội, việc mời các tỉnh đồngbằng sông Cửu Long tham gia Ngàyhội do TP. Cần Thơ chủ động thực hiện.

Ngày hội Bánh dân gian Nam bộ làmột hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằmgiới thiệu, quảng bá các sản phẩm bánhdân gian đặc trưng được làm từ gạo

nếp, bột gạo, bột nếp của Cần Thơ vàĐồng bằng sông Cửu Long với dukhách trong nước và quốc tế qua đó đềcao giá trị của hạt gạo - một sản phẩmchủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long.

Đây cũng là dịp để giao lưu, manglại cho cộng đồng những trải nghiệm vềgiá trị văn hóa truyền thống và hiểu biếtvề văn hóa ẩm thực của người Nam bộ,tạo sự hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư, tiếntới xây dựng điểm nhấn cho du lịch CầnThơ nói riêng, du lịch Đồng bằng sôngCửu Long nói chung.

Đ.anH

Ngày hội Bánh dân gian Nam bộ

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

17số 1095 l 02.10.2014

Theo Đề án quy hoạch phát triển sựnghiệp thể dục thể thao, tỉnh Điện Biênphấn đấu đến năm 2030, 100% huyệnđược đầu tư xây dựng 3 công trình thểthao cơ bản gồm sân vận động, nhà thiđấu và bể bơi; 100% xã, phường, thịtrấn xây dựng sân thể thao phổ thôngvà phòng tập…

Để phát triển vững mạnh phongtrào thể dục thể thao của địa phương,tỉnh Điện Biên hướng đến việc luyệntập thể dục thể thao cho mọi đối tượng,trong đó đẩy mạnh phong trào luyệntập thể dục thể thao trong quần chúngnhân dân; phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệngười luyện tập thể dục thể thao đạt30%; tỷ lệ gia đình thể thao đạt 18%;có 400 câu lạc bộ thể thao… Trongphong trào thể thao thành tích cao, tỉnhĐiện Biên chú trọng đào tạo đội ngũvận động viên xuất sắc để từng bước

nâng cao thành tích thi đấu thể thao ởcác kỳ Đại hội trong nước, cung cấplực lượng vận động viên cho quốc gia.Cụ thể, giai đoạn 2014-2020, hàng nămđào tạo từ 60-80 vận động viên độituyển của tỉnh; phấn đấu có huychương tại các kỳ Đại hội thể dục thểthao toàn quốc…

Để đẩy mạnh phong trào thể dụcthể thao, bên cạnh phát triển kinh tế-xãhội, ngoài việc động viên, khuyếnkhích các tầng lớp nhân dân thườngxuyên tập luyện thể dục thể thao, chínhquyền, đơn vị từng địa phương cần đầutư nâng cấp, sửa chữa hoặc xây dựngnhiều sân bãi, khu vực luyện tập thểdục thể thao phục vụ nhân dân.

Theo ông Phạm Văn Hưng - Giámđốc Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên, việcphát triển sự nghiệp thể dục thể thaocủa tỉnh trong những năm tới nhằm đẩy

mạnh cuộc vận động “Toàn dân rènluyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩđại”, gắn với yêu cầu xây dựng đờisống văn hóa; chú trọng đào tạo vậnđộng viên thể thao thành tích cao, ưutiên phát triển những môn thể thao cóthế mạnh của tỉnh. Trong những nămtới, phấn đấu xây dựng Điện Biên trởthành một trong những trung tâm thểdục thể thao mạnh của vùng Tây Bắc.Cũng trong chương trình thực hiện Đềán phát triển sự nghiệp thể dục thể thaogiai đoạn 2014-2020, sắp tới, tỉnh ĐiệnBiên sẽ thành lập trường phổ thôngnăng khiếu thể dục thể thao gồm 3 cấphọc, quy mô tối đa 16 lớp với gần 500học sinh. Đây là loại trường chuyênbiệt, đào tạo tổng hợp các môn thể dụcthể thao từ bóng đá, điền kinh, bơi lội,võ thuật…

K.Hoàn

Điện Biên đầu tư phát triển sự nghiệp thể dục thể thao

“Tuần Văn hoá và Du lịch danhthắng quốc gia ruộng bậc thang MùCang Chải năm 2014” diễn ra từ 25đến 30/9 tại Trung tâm huyện MùCang Chải, tỉnh Yên Bái. Đây là hoạtđộng thiết thực nhằm tôn vinh Danhthắng quốc gia ruộng bậc thang và cácgiá trị văn hóa của đồng bào các dântộc trong huyện, nâng cao ý thức bảotồn, phát huy các giá trị di tích lịch sửgắn với phát triển du lịch; đồng thời làdịp củng cố mối liên kết bền vữngphát triển du lịch giữa các vùng trongkhu vực Tây Bắc.

Đây cũng là hoạt động thiết thựchưởng ứng Ngày Du lịch thế giới 27/9và chào mừng Kỷ niệm 57 năm ngàyThành lập huyện Mù Cang Chải(18/10/1957-18/10/2014). Ngay tại lễkhai mạc đã diễn ra một số các hoạtđộng trình diễn trang phục công sở,

trang phục tự chọn, trang phục dân tộcmang đậm bản sắc văn hóa của đồngbào các dân tộc đã thu hút đông đảo dukhách và nhân dân tới xem, cổ vũ.

Tâm điểm của Lễ hội năm nay làphiên chợ vùng cao với 14 gian hàng(mỗi xã, thị trấn tổ chức một gianhàng) trưng bày và bán các sản vật củađịa phương như: bánh dày ngườiH’Mông; thuốc Nam, thuốc Bắc củangười H’Mông; các sản vật nôngnghiệp; hàng tạp hóa; trình diễn mộtsố nghề thủ công truyền thống tiêubiểu như: rèn, dệt thổ cẩm, đan lát,nấu rượu; hội chợ thương mại; hộidiễn nghệ thuật quần chúng chiếuphim lưu động, xe thư viện lưu động,biểu diễn nhảy dù lượn ở đèo KhauPhạ… Bên cạnh đó, nhiều hoạt độngý nghĩa khác cũng diễn ra như: trìnhdiễn nấu rượu truyền thống, làm cốm

truyền thống, rèn truyền thống, giãbánh dày, làm nhạc cụ dân tộc… ngaytại phiên chợ vùng cao và tổ chức cáctour du lịch cộng đồng; Hành trình vớidanh thắng ruộng bậc thang tại cáckhu vực ruộng bậc thang và điểm dulịch trên địa bàn huyện...

Theo Ban Tổ chức, lễ hội là hoạtđộng văn hóa thường niên của huyệnMù Cang Chải được duy trì và tổchức vào mỗi dịp mùa lúa chín, quađó nhằm đẩy mạnh khai thác du lịchvề danh thắng ruộng bậc thang, thuhút khách du lịch đến với địa phương.Đồng thời là dịp để quảng bá, giớithiệu về quê hương, con người, tiềmnăng thế mạnh và phát huy bản sắcvăn hoá của nhân dân các dân tộchuyện Mù Cang Chải đến du kháchtrong và ngoài nước…

t.t.n

Tuần Văn hoá và Du lịch danh thắng quốc gia ruộng bậc thang mù Cang Chải 2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

thônG tin trao đổi

18 số 1095 l 02.10.2014

Nhắc tới sự tồn tại và phát triểnnghệ thuật Chèo ở Bắc Giang khôngít người nhớ đến mảnh đất Yên Dũng- cái nôi của chiếng Chèo xứ Bắc mộtthời. Trải qua những biến cố thăngtrầm của lịch sử, nghệ thuật Chèo nơiđây từng có thời gian bị mai một vàquên lãng, song những năm trở lạiđây, nhiều làng Chèo cổ đã được khôiphục và tiếp tục gây tiếng vang nhưlàng Đồng Quan xã Đồng Sơn, làngTân Ninh, làng Bắc Am xã Tư Mại(huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang)...Tuy không phải là cái nôi của Chèocổ nhưng ở xã Xuân Phú (Yên Dũng)phong trào hát Chèo vẫn được duy trìvà xây dựng, đơn giản bởi người dân yêu tiếng hát Chèo và tự hào vềnghệ thuật Chèo của quê hương. Cứsau những giờ lao động sản xuất vấtvả, người Xuân Phú lại cùng nhau cấtlên những làn điệu Chèo làm say đắmlòng người.

Về Xuân Phú, nhiều người sẽ phảingỡ ngàng mà dừng bước lắng nghenhững làn điệu Chèo mượt mà đượccất lên bởi những người “nghệ sĩ nôngdân” nơi đây. Là một cái tên mới đốivới những người yêu tiếng hát Chèo ởBắc Giang nhưng câu lạc bộ Chèo xãXuân Phú được thành lập khá lâu dobà Nguyễn Thị Liên làm chủ nhiệm.Hiện câu lạc bộ có hơn 20 thành viên,đều là những người nông dân chânlấm, tay bùn do yêu thích và say mêtiếng hát Chèo nên tham gia sinh hoạt.Có người quanh năm chạy chợ, cóngười suốt ngày “bán mặt cho đất, bánlưng cho trời” nhưng hễ gọi đi tậpChèo là họ lại nhanh chóng thu xếpcông việc đến rất đông đủ, đúng giờ.

Câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạtmột tháng hai buổi tại nhà ông LêĐình Sang. Do không có kinh phí đểthuê người về dạy nên từ khi thànhlập các thành viên trong câu lạc bộ tựhọc là chủ yếu, người biết hát dạy

người chưa biết, người biết nhiều dạyngười biết ít. Nếu có làn điệu mới, vởChèo mới thì cả câu lạc bộ lại tậptrung trước màn hình ti vi hoặc nghebăng đĩa nhạc để ghi chép lời và họclại điệu Chèo. Chính sự cố gắng trongluyện tập mà câu lạc bộ đã có cơ hộitham gia giao lưu nhiều chương trìnhvăn nghệ được tổ chức tại địaphương, nhiều hội diễn sân khấuChèo của huyện và gặt hái được nhiềuthành tích đáng kể. Đến nay, có nhiềutiết mục mà câu lạc bộ biểu diễnthành thạo và đã từng công diễn ởnhiều sân khấu như “Chèo mở lái ra”,“Hương sen dâng Bác”, “Tình đôilứa”, đặc biệt là vở hề “Ca ngợi xãanh hùng”... Các tiết mục này chủ yếulà những vở Chèo mới, được hát vàdàn dựng theo lối ca mới, đây cũng làđặc điểm riêng của Chèo Xuân Phú.

Tự tin, say sưa với làn điệu Chèongọt ngào, những người nghệ sĩ nôngdân nhập mình vào các nhân vật Chèovà quên đi bao nỗi nhọc nhằn mộtnắng hai sương. Đối với các thànhviên, điều quan trọng nhất khi thamgia câu lạc bộ chính là đã tìm đượcđộng lực để sống vui, sống khỏe, sốngcó ý nghĩa. Sau những giờ làm việcvất vả trên đồng ruộng, họ lại cónhững giây phút thư giãn thoải máitinh thần, đối với nhiều người đâythực sự là lúc họ nạp thêm nănglượng, thêm sinh lực để chuẩn bị bắttay vào những công việc đồng ángtiếp theo. Một ngày họ có thể đóngnhiều vai diễn khác nhau, buổi sánglà người nông dân cần cù chịu khó,đến chiều lại là những diễn viên Chèohết sức tài ba. Mặc dù chưa thực sựđiêu luyện, nhuần nhuyễn trong cácvai diễn nhưng họ đã gửi gắm đượctâm hồn, được niềm đam mê trongmỗi vai diễn và như thế cuộc sống củahọ cũng thực sự có ý nghĩa.

Bà Nguyễn Thị Liên, Chủ nhiệm

câu lạc bộ Chèo Xuân Phú cho biết:Câu lạc bộ Chèo Xuân Phú hiện hoạtđộng chủ yếu dựa vào tình yêu, sựđam mê với Chèo của các thành viên,sự ủng hộ giúp đỡ cả tinh thần, vậtchất của người dân. Khi những lànđiệu Chèo được cất lên từ chínhnhững người nông dân nơi đây đã xuatan đi sự mệt mỏi, làm cho con ngườitrở nên trẻ trung hơn, yêu cuộc sốnghơn. Tiếng cười, tiếng hát trong Chèobình dị như bông lúa, củ khoai, tế nhịsâu sắc, vì thế mà người dân XuânPhú đều đắm say tiếng hát, điệu trống,tiếng nhị của nhạc Chèo, chiếc chiếusân đình cũng trở thành sân khấu.

Trong câu lạc bộ Chèo Xuân Phú,bà Trương Thị Lầm được đánh giá làmột trong những thành viên gạo cội,tiêu biểu nhất của câu lạc bộ. Bà Lầm“có máu” hát Chèo từ khi còn nhỏ, chỉcần nghe thấy tiếng trống Chèo là tronglòng bà rộn rã, phấn chấn và muốn múaChèo ngay. Bất cứ ở đâu, khi nào bàcũng có thể “đãi” người xem những tiếtmục Chèo hấp dẫn. Đã ngoài lục tuầnnhưng từng động tác của bà vẫn nhanhnhẹn, linh hoạt biến ứng trong từng vaidiễn Chèo. Trong đó vai hề trong vởChèo “Ca ngợi xã anh hùng” là vaidiễn để lại nhiều ấn tượng gắn với bà,bởi chính bà là người viết kịch bản vàcũng là diễn viên cho nhân vật trongvở. Vở diễn này đã đem lại nhiều giảicao cho câu lạc bộ mỗi khi đi công diễnở các hội thi.

Sự tồn tại và phát triển của câu lạcbộ Chèo Xuân Phú đã góp phầnkhông nhỏ vào việc duy trì và gìn giữnét văn hóa vốn tồn tại lâu đời ở miềnquê Yên Dũng. Tuy nhiên để duy trìsự phát triển bền vững của câu lạc bộ,Chèo Xuân Phú cần phải tìm nhữnggương mặt trẻ để truyền lửa đam mê,để tiếng hát Chèo của quê hương mãingân vang.

LâM KHánH

Câu lạc bộ Chèo của những “nghệ sĩ” nông dân

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

thônG tin trao đổi

19số 1095 l 02.10.2014

Ban Quản lý Vịnh Hạ Long chobiết, sau khi được Tổ chức UNESCOcông nhận Vịnh Hạ Long là Di sảnthiên nhiên thế giới, suốt 20 năm qua,tỉnh Quảng Ninh đã làm hết mình chocông tác bảo vệ di sản này, nhất làtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đâychính là nền tảng cho việc phát huy giátrị Vịnh Hạ Long, phục vụ phát triển dulịch bền vững trong tương lai. Vì lợi íchchung, ngành than Quảng Ninh đã cónhững biện pháp quyết liệt, việc làm cụthể, mạnh mẽ bảo vệ môi trường VịnhHạ Long như, di chuyển các cơ sở sảnxuất cơ khí, sàng tuyền, luyện than, vậnchuyển và bốc rót than cũng như clinkera khỏi trung tâm thành phố Hạ Long,hạn chế ô nhiễm môi trường đối với disản Vịnh Hạ Long. Ban Quản lý VịnhHạ Long liên tục thực hiện các biệnpháp thu gom, vận chuyển rác thải vềbờ xử lý, nâng cao trách nhiệm bảo vệmôi trường trong quá trình hoạt độngkinh doanh của các tàu du lịch, tàu nghỉđêm và các loại tàu thuyền khác hoạtđộng trên Vịnh.

Quảng Ninh còn nhận được sự hỗtrợ của một số quốc gia và tổ chức quốctế trong bảo vệ môi trường di sản VịnhHạ Long như các dự án JICA của Nhật

Bản được triển khai từ năm 2009 đãmang lại hiệu quả thiết thực trong đầutư, bổ sung nguồn lực, sử dụng nhiênliệu sinh học, tuyên truyền giáo dụccộng đồng tham gia bảo vệ môi trườngVịnh; hay hoạt động của con thuyềnsinh thái Ecoboat - một hoạt độngngoại khóa về bảo vệ môi trường trênVịnh Hạ Long với phương châm chơimà học, học mà chơi.

Quảng Ninh tập trung đầu tư, tu bổcó trọng tâm, trọng điểm chủ yếu vàocác công trình phục vụ bảo tồn và pháthuy giá trị di sản. Đến nay, trên VịnhHạ Long đã triển khai 65 công trình, dựán với tổng số vốn trên 500 tỷ đồng.Các công trình, dự án đạt hiệu quả kinhtế, xã hội vừa bảo vệ được các giá trịdi sản, vừa làm tăng giá trị và tính hấpdẫn đối với khách du lịch, góp phầnquan trọng trong phục vụ phát triển dulịch Vịnh Hạ Long.

Nhờ bảo vệ, quản lý tốt di sản, đếntháng 3/2012, Vịnh Hạ Long tiếp tụcđược nhân dân thế giới bầu chọn là mộttrong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giớimới. Trước đó, Vịnh Hạ Long đã được2 lần UNESCO đã chính thức công nhậnlà Di sản thiên nhiên thế giới với giá trịngoại hạng về mặt thẩm mỹ (năm 1994)

và giá trị địa chất địa mạo (năm 2000).Hiện Quảng Ninh đang gấp rút hoànthiện các quy hoạch về chi tiết quản lýVịnh Hạ Long; đề án đánh giá sự đadạng sinh học; đáng giá môi trường nướcVịnh Hạ Long; xây dựng quy chế quảnlý riêng cho Vịnh Hạ Long...

Với những nỗ lực trong công tác bảovệ, quản lý di sản Vịnh Hạ Long mà giátrị di sản ngày được phát huy giá trị, nhờđó lượng khách đến tham quan Vịnh HạLong ngày một tăng. Từ năm 1996 đếnnay, Vịnh Hạ Long đã đón 28,8 triệulượt khách tham quan, trong đó có tới14,2 triệu khách quốc tế, doanh thu từphí tham quan đạt hơn 1.400 tỷ đồng.

Gần đây, tỉnh Quảng Ninh có chủtrương kêu gọi các nhà đầu tư lớn, uytín tham gia vào công tác quản trị VịnhHạ Long nhằm phát huy giá trị di sản -kỳ quan này một cách hiệu quả, phụcvụ phát triển kinh tế trong tương lai.Tuy nhiên, Trưởng Ban Quản lý VịnhHạ Long vẫn lo ngại rằng tình trạngmôi trường vùng phụ cận chưa thểkiểm soát ít nhiều sẽ làm ảnh hưởngđến việc bảo vệ, phát huy giá trị di sảnVịnh Hạ Long cho phát triển du lịchtrong tương lai.

t.t.n

Bảo vệ di sản Vịnh hạ Long làm nền phát triển du lịch bền vững

Ngày 24/9, tại Nhà Thái học,Trung tâm Khoa học Văn Miếu -Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã khaimạc triển lãm ảnh về 9 di tíchquốc gia đặc biệt của Thủ đô HàNội. Đây là một trong những hoạtđộng Kỷ niệm 60 năm Ngày Giảiphóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014).

Triển lãm nhằm giới thiệu đếncông chúng một nét đẹp sâu lắngvề Thăng Long-Hà Nội hồn thiêngsông núi, một Thăng Long-Hà Nội

nghìn năm văn hiến. Đồng thời,khích lệ tinh thần trân trọng, bảovệ di sản của các cấp, các ngànhvà nhân dân Thủ đô.

Triển lãm giới thiệu gần 100bức ảnh, bản đồ để công chúng cócái nhìn tổng thể về 9 di tích quốcgia đặc biệt của thành phố Hà Nội:Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ ChíMinh tại Phủ Chủ tịch, Hoàngthành Thăng Long, Thành Cổ Loa,Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đềnHát Môn, đền Hai Bà Trưng, hồ

Hoàn Kiếm - đền Ngọc Sơn, đìnhTây Đằng và đền Phù Đổng.

Những di tích này không chỉ làđịa chỉ lưu giữ những tư liệu lịchsử của Thủ đô văn hiến mà còn lànơi giáo dục truyền thống cho thếhệ trẻ, điểm du lịch thu hút kháchtham quan, tìm hiểu những nét đẹpvăn hóa của vùng đất và con ngườiThăng Long-Hà Nội.

Triển lãm diễn ra đến ngày24/10.

Đ.anH

Triển lãm ảnh về 9 di tích quốc gia đặc biệt của hà Nội

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1095 l 02.10.2014

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông Ty Tnhh mộT Thành VIên

In Và Văn hóa Phẩm

Vận động viên Quách Thị Lan đãlàm nức lòng người hâm mộ nước nhàkhi xuất sắc mang tấm Huy chươngBạc về cho đoàn Thể thao Việt Nam ởnội dung 400m nữ với thành tích là 52giây 06.

Tuổi 19 của Quách Thị Lan đầynăng lượng. Cô chỉ mới dự SEAGames 2013 tại Myanmar. Nhưng Lanbảo đó là kỳ SEA Games đáng quên dùđoạt Huy chương Bạc cự ly 400m ràovà 400m cá nhân. Đây là kỳ ASIADđầu tiên cô gái xứ Thanh tham gia vàgặt hái thành công. Quách Thị Lancũng là hiện tượng lạ kỳ của làng điềnkinh Việt Nam. Quách Thị Lan thamgia tập luyện rất muộn khi đã 15 tuổi,nhưng với năng khiếu bẩm sinh, Lantiến bộ từng ngày và trở thành niềm hyvọng của thể thao tại ASIAD 17. HLVNguyễn Trọng Hổ phân tích: “Thể thaoViệt Nam có nhiều trường hợp tậpluyện muộn. Điều đó cũng có cái haylà các em đã có phần chững chạc,không bị nhiễm kiểu đào tạo và thi đấunặng về thành tích”. Còn chuyên giaLoren, đến từ học viện thể thao JMG(Mỹ) nói: Thành tích của Lan là điểmtựa vững vàng để điền kinh Việt Namphát triển.

* “Kình ngư” Nguyễn Thị ÁnhViên cũng thi đấu xuất sắc đã mang vềcho thể thao Việt Nam 2 tấm Huychương Đồng quý giá tại ASIAD 17.Chiều 23/9, khi bước vào vòng thichung kết ở nội dung 400m hỗn hợp,mặc dù phải bơi ở đường bơi số 1 ngoàicùng gặp nhiều bất lợi, nhưng ÁnhViên đã thi đấu rất xuất sắc để về đíchnhanh thứ 3 với thành tích 4’39”65(giành Huy chương Đồng), nhanh hơnthành tích tại SEA Games cuối năm2013 tới gần 7 giây chỉ trong chưa đầy1 năm. Đây là kết quả không bất ngờbởi đối thủ của Ánh Viên rất mạnh, đóchính là kình ngư người Trung Quốc -

Ye Shiwen, người đang nắm giữ kỉ lụcthế giới, kỉ lục Olympic. Kết quả, YeShiwen đã dễ dàng về nhất với thànhtích 4’32”97 (kỉ lục Châu Á), còn vềthứ 2 là VĐV người Nhật Bản -Shimizu với thành tích 4’38”63.

Ngay sau khi đi vào lịch sử với tưcách VĐV bơi lội đầu tiên giúp đoànTTVN giành huy chương tại một kì Ávận hội, Ánh Viên tỏ ra rất mãnnguyện với những gì đã làm được vàkhông hề phàn nàn về chuyện phải bơiở đường bơi số 1. Chưa dừng lại, chiều26/9, nữ vận động viên bơi số một ViệtNam giành Huy chương Đồng nộidung 200m ngửa. Như đã đưa tin, ởnội dung 200m hỗn hợp cá nhân vốnlà nội dung sở trường của Ánh Viên,từng giúp cô đoạt Huy chương VàngOlympic trẻ diễn ra ở Nam Kinh tháng8 vừa qua, kình ngư người Việt Namchỉ về đích thứ 4 ở đợt bơi vòng loạithứ nhất với thành tích 2’20”99 vàkhông thể giành vé tham dự đợt bơichung kết. Giải thích cho thất bại này,các HLV và Ánh Viên cho biết, cômuốn dành sức cho nội dung 200mngửa nữ. Quả thật, ở đợt thi chung kết200m bơi ngửa, dù xuất phát chậmhơn các đối thủ nhưng Ánh Viên đã

xuất sắc tăng tốc ở 50m cuối cùng vàgiành chiếc Huy chương Đồng.

* Lực sĩ Thạch Kim Tuấn cũng gâyấn tượng mạnh khi giành Huy chươngBạc tại ASIAD 17. Điều đáng nói, dùchỉ giành Huy chương Bạc, nhưngTuấn đã phá kỷ lục của ASIAD khithực hiện thành công mức 134kg khicử giật hạng cân 56kg, phá kỷ lụcASIAD mà đối thủ Wu Jangbiao đã lậpcách đây bốn năm. Tuy nhiên anh chịuthua nhà vô địch thế giới Om Yun Cholở nội dung cử đẩy. Cùng với ThạchKim Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn cũngtranh tài ở nội dung 56kg. Lực sĩ sinhnăm 1989 của Việt Nam kết thúc phầnthi cử giật ở mức 127kg. Sang nội dungcử đẩy, Thạch Kim Tuấn liên tục chinhphục thành công mức 156 và 160kg.Tuy nhiên, anh sau đó đã thất bại ởmức 162kg. Trong khi đó Om YunChol thi đấu xuất sắc, liên tục vượt quamức 160kg và 166kg. Ở lần cử thứ ba,lực sĩ người Triều Tiên thậm chí phá kỷlục thế giới khi thực hiện thành côngmức 170kg. Với tổng cử kỷ lục 298kg,Om Yun Chol giành Huy chươngVàng. Thạch Kim Tuấn giành Huychương Bạc với ít hơn 4kg.

naM anH

Thể Thao ViệT Nam Tại aSiaD 17

Những tấm huy chương quý hơn vàng

Ánh Viên (phải) trên bục nhận huy chương